You are on page 1of 36

CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ

TÂN PHÁT
Địa chỉ: Số 168 – Phan Trọng Tuệ – Thanh Liệt - Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 04.3685.7776/ Fax: 04. 3685.7775
Website: www.tpa.com.vn - Email: tpa@tpa.com.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


MODULE PLC S7 1200
Mã: D0.00.A1004

TP-TT31-BM05/Lsđ:00
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1. Tổng quan về module/thiết bị*

Hình 1: Hình ảnh tổng thể


- Đặc tính module:
+ Sản phẩm có chỉ tiêu công suất, dòng rò, cao áp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn
Việt Nam
+ Module được lắp ráp hoàn chỉnh thành bộ có thể gá lắp trên các khung thực hành kiểu tiêu
chuẩn hoặc đặt trực tiếp trên mặt bàn thí nghiệm.
+ Trên mặt của bộ thí nghiệm đã tích hợp các jack cắm an toàn 4mm chống giật theo tiêu
chuẩn EC
+ Mặt module được làm bằng phíp trắng dày 2.5mm
+ Các chỉ dẫn được in phim trên bề mặt module đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mĩ
+ Chất liệu hộp gá: Nhựa ABS

2. Thông số kỹ thuật
+ 01 CPU 1214C DC/DC/DC
+ Số đầu vào ra số: 14DI/10DO
+ Số đầu vào ra tương tự: 2AI/1AO
+ Nguồn cung cấp: 20.4 - 28.8 VDC
+ Cổng truyền thông: Ethernet
+ 01 module mở rộng truyền thông Profibus DP
+ 01 module mở rộng truyền thông AS-I
+ Công tắc nguồn liền đèn, cầu chì bảo vê ̣
+ Kiểu kết nối: Giắc DB25 cho dữ liệu vào ra

2
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3. Giao diện sử dụng trên module/thiết bị *

PLC S7 1200 + CM1242-5 + CM1243-2 MODULE

6
4
AS-I1 AS-I2
7
2 ON
4C 4C

F/2A

DIGITAL I/O PORT


DI
ANALOG I/O PORT
AI
5
1 POWER SUPPLY
(24VDC)
V+ GND DO AO

Hình 2: Các khối chức năng của module

1- Nguồn cấp vào cho module


2- Công tắc nguồn cấp cho PLC
3- CPU 1214C DC/DC/DC, CM1243-2, CM1242-5
4- Khối vào / ra số
5- Khối vào/ ra tương tự
6- Cổng kết nối AS-I 1
7- Cổng kết nối AS-I 2

4. Các chức năng của module/thiết bị *


- Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương
trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào
chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công
nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC

3
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

5. Cách sử dụng module/thiết bị *


5.1 Sử dụng phần mềm
1. Tổng quan về phần mềm

Hình 3: Khởi động phần mềm


- Để khởi động phần mềm lập trình cho PLC S7 1200 ( phần mềm Totally Intergrated
Automation Protal V10) ta có thể làm theo hai cách:
o Cách 1: Start Program Siemens Automation Totally Intergrated Automation
Protal V10 (hình 6)
o Cách 2: Kích trực tiếp vào biểu tượng của phần mềm có trên màn hình Desktop, biểu
tượng này sẽ tự có sau khi ta cài đặt phần mềm trên máy tính.

4
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 4
- Sau khi khở động phần mềm cửa sổ trên hình số 7 sẽ xuất hiện
o (1): Nếu kích vào lựa chọn số 1 ta có thể mở các dự án đã thực hiện trước đó, tên và
đường dẫn của các dự án đã thực hiện trước đó được hiện thị tại (4).
o (2): Lựa chọn này cho phép ta tạo một dự án mới, khi kích vào lựa chọn này hình 4 sẽ
xuất hiện
o (3):
o (4): Đây là vùng hiển thị tên và đường dẫn của các dự án đã thực hiện trước đó
o (5): Sau khi lựa chọn một trong các dự án hiển thị trong vùng số 4 ta có thể chọn
Open để mở dự án đó (hình 8), hoặc chọn Browse để tìm đến dự án mà ta muốn mở.

Hình 5: Mở một dự án đã thực hiện


- Sau khi lựa mở một dự án đã thực hiện trước đó ta có thể
5
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
o (1) và (1-1) cho phép ta xem cấu hình phần cứng của dự án đang thực hiện
o (2) và (2-1) cho phép ta mở chương trình đang lập trình
o (3) và (3-1) cho phép ta mở chương trình để thiết kế và lập trình cho màn hình cảm
ứng.
o (4): Tên và đường dẫn của dự án đang được mở
o (5): cho phép ta mở toàn bộ dự án bao gồm cả cấu hình phần cứng, chương trình lập
trình và chương trình thiết kế giao diện. Các mục của dự án sẽ được hiện thị theo
dạng cấu trúc cây.

Hình 6: Tạo mới một dự án


- Để thực hiện tạo mới một dự án ta tiến hành
o (1): Sau khi mở phần mềm ta lựa chọn Create new Project
o (2): Đặt tên cho dự án, chọn địa chỉ để lưu dự án, điền thông tin của người lập trình,
giải thích.
o (3): Chọn Create để tạo mới một dự án
- Sau khi ấn nút Create màn hình lại xuất hiện như hình 8, tiếp theo ta chọn Config a device
để thiết lập cho thiết bị lập trình

6
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 7: Lựa chọn thiết bị điều khiển


- Khi tạo một dự án mới ta phải khai báo thiết bị để lập trình, việc khai báo phải đúng theo
thiết bị mà ta đang có nếu không khi download chương trình xuống PLC hệ thống sẽ báo lỗi.
o (1): Chọn Add new device để xuất hiện danh sách CPU
o (2): Đặt tên cho CPU
o (3): Lựa chọn CPU đúng với CPU mà ta đang có, sau đó kích đúp chuột để chọn
CPU này ( xuất hiện hình 11)
o (4): Khi kích chuột vào mã CPU nào thì các thông số sẽ đựơc hiển thị tại khu vực
này.
o (5): Lựa chọn này cho phép ta cấu hình mạng các thiết bị mà ta đang có.

7
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 8: Cấu hình cho thiết bị


- Việc cấu hình cho thiết bị lập trình ngoài việc khai báo CPU ta còn phải khai báo các module
mở rộng được gắn kèm với CPU, việc khai báo này cũng phải được khai báo theo đúng mã
của thiết bị mà ta đang có.
o (1): Kích chuột chọn CPU hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết về CPU tại khu vực
(2) và (3).
o (2): Thông tin về CPU như địa chỉ vào/ra, mã của CPU….
o (3): Hiển thị và cài đặt cho CPU, tại đây cho phép ta khai báo và cài đặt một số chức
năng cho CPU như: HSC, PTO, PWM, thời gian …
o (4): Khu vực lựa chọn module để ghép nối với CPU, tại đây có tất cả các mã của các
Module mà S7 1200 cung cấp.
o (5): Khu vực để thêm các module mở rộng vào ra.

8
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 9: Trang soạn thảo chương trình


- Để mở chương trình soạn thảo ta có nhiều cách
o Khi mở một dự án mới (hình 8) ta có thể chọn PLC Program hoặc chọn Create a
PLC Program.
o Hoặc tại phần cấu trúc của dự án (4) ta chọn biểu tượng PLC  chọn Program Block
 Chọn khối chương trình cần lập trình.
- Các khu vực chính của trang soạn thảo
o (1): Khu vực lập trình, chương trình sẽ được soạn thảo tại đây.
o (2): Công cụ soạn thảo chương trình, đây là các công cụ hay sử dụng để lập trình.
o (3): Thư viện các công cụ lập trình. Tại đây ta có thể chọn các đối tượng cần thiết để
lập trình: các tiếp điểm, bộ định thời, bộ đếm, các lệnh toán học …
o (4): Cấu trúc của dự án, toàn bộ cấu trúc của dự án sẽ đựơc hiển thị tại đây, bao gôm:
cấu hình thiết bị, cấu hình mạng, cấu hình cho màn hình, soạn thảo chương trình ….
o (5): Phần thuộc tính của đối tượng được lựa chọn. Khi kích chuột vào đối tượng nào
trong trình soạn thảo thì các thông tin về đối tượng đó sẽ được hiển thị tại đây.
o (6): Khối chương trình đang được mở. Khi ta soạn thảo nhiều khối chương trình cùng
một lúc thì tên của các khối chương trình đó sẽ được hiện thị tại mục này.

Hình 10: Một số công cụ hay sử dụng


- Trong quá trình lập trình ta phải thực hiện một số thao tác như: download chương trình, kết
nối để theo dõi chương trinh, chạy và dừng chương trình từ máy tính …Phần mềm cung câp

9
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
cho người lập trình một số phím tắt trên thanh công cụ để thực hiện các công việc này. Cụ
thể chức năng của từng phím trên hình 13 theo chiều từ trai sang:
o Nút số 1: (Compile) phím này cho phép người lập trình kiểm tra lỗi trong chương
trình vừa soạn thảo. Nếu chương trình có lỗi thì số lỗi và vị trí lỗi sẽ được hiển thị tại
phần thuộc tính của đối tượng ( khu vực (5) hình 12).
o Nút số 2: (Download) phím tắt để đownload chương trình.
o Nút số 3: (Run time) nút này cho phép ta chạy mô phỏng chương trình lập trình và
thiết kế cho màn hình công nghiệp (nếu có)
o Nút số 4: (Go Online) sử dụng chức năng này cho phép ta kết nối giữa PLC và máy
tính một cách liên tục để có thể theo dõi trạng thái của PLC từ máy tính.
o Nút số 5 : (Go Offline) ngắt kết nối liên tục giữa PLC và máy tính.
o Nút số 6: (Accessible Devices) chọn tính năng này sẽ cho phép hệ thống tìm tất cả
các thiết bị đang kết nối với máy tính thông qua mạng Ethernet.
o Nút số 7: (Start CPU) cho phép CPU chuyển sang chế độ hoạt động từ máy tính.
o Nút số 8: (Stop CPU) cho phép dừng CPU trên máy tính
o Nút số 9: (Cross - references) cho phép ta kiểm soát được tất cả các biến mà ta đã sử
dụng.
2. Soạn thảo chương trình
- Mở trình soạn thảo chương trình

Hình 11
- Kích chuột vào network cần soạn thảo
- Chọn tiếp điểm thường hở trên thanh công cụ

10
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 12
- Đặt địa chỉ biến vào vùng địa chỉ của tiếp điểm vừa tạo

Hình 13
- Sau khi đặt địa chỉ xong cho tiếp điểm đầu tiên kích chuột vào vị trí tiếp theo trên
thanh công cụ
- Chọn tiếp điểm thường đóng
- Gõ địa chỉ của tiếp điểm vừa tạo

Hình 14

11
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
- Để rẽ nhánh cho đoạn chương trình lập trình kích chuột vào vị trí cần rẽ nhánh rồi
chọn biểu tượng rẽ nhánh theo chiều rẽ mà ta mong muốn

Hình 15
- Tại vị trí sau khi rẽ nhánh, đặt con trỏ tại vị trí cần thêm tiếp điểm chọn tiếp điểm
thường hở để duy trì

Hình 16
- Để nối phần mạch vừa tạo với phần mạch điện trước đó ta có thể:
o Dịch con trỏ vào vị trí cân nối rồi chọn hướng nối
o Kích chuột trực tiếp vào vị trí cần nối rồi nhấn chuột trái và dữ rồi di chuyển
chuột đến vị tri nối.

12
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 17
- Đặt con trỏ tại vị trí tiếp theo và chọn quận hút trên thanh công cụ rồi chọn quận
hút

Hình 18
- Sau khi lập trình xong ta phải tiến hành kiểm tra lỗi của chương trình bằng cách ấn
vào nút Compile trên thanh công cụ. Khi đó các lỗi (nếu có) của hệ thống sẽ được
hiển thị.

Hình 19

13
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 20
3. Download và theo dõi chương trình
- Sau khi thực hiện soạn thảo xong chương trình ta tiến hành download chương trình
xuống PLC. Các bước thực hiện:
o Chọn phần chương trình PLC cần download

Hình 21
o Chọn biểu tượng Download trên thanh công cụ

14
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 22
o Khi đó hệ thống sẽ tự động tìm tất cả các thiết bị đang kết nối với hệ thống mạng
( chú ý chọn “Show all accessible devices”)
o Sau khi hệ thống đã tìm thấy các thiết bị kết nối ta chọn PLC cần đổ chương trình
rồi ấn Load

Hình 23
o Nếu máy tính chưa được cấu hình địa chỉ IP cho phù hợp với IP của mạng thì hệ
thống sẽ tự động thiết lập IP cho máy tính để phù hợp

Hình 24
o Ấn Yes để đồng ý với địa chỉ IP mới

15
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 25
o Hệ thống sẽ dừng hoạt động của CPU trước khi download

Hình 26
o Thông báo những phần sẽ được download xuống PLC

Hình 27
o Hoàn tất quá trình download

16
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 28
o Nếu muốn hệ thống hoạt động ngay sau khi download xong ta chọn Start all 
Finish
- Sau khi tiến hành download chương trình xong ta có thể theo dõi trạng thái hoạt động
của chương trình trực tiếp trên máy tính. Các bước tiến hành bao gồm:
o Chuyển hệ thống về chế độ Online bằng các ấn vào biểu tượng Go Online trên
thanh công cụ

Hình 29
o Sau khi đã chuyển hệ thống sang chế độ Online ( thanh công cụ chuyển sang màu
vàng) ta ấn nút Monitering on/off để cho phép theo dõi hoạt động của chương
trình trên máy tính

Hình 30
o Khi hệ thống ở chế độ theo dõi ( monitering) thì các tác động của PLC sẽ được
thể thiện trên màn hình

17
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 31

5.2 Tập lệnh của PLC S7 1200


1. Hệ lệnh Logic với bit
1.1. Tiếp điểm

o Thường mở
Nếu giá trị của biến “IN” bằng 1 thì công tắc sẽ đóng lại

o Thường đóng
Nếu giá trị của biến “IN” bằng 1 thì công tắc sẽ mở ra
1.2. Lệnh

Lệnh này sẽ đảo ngược mức logic của biểu thức đứng trước nó
Ví dụ:

Khi đó Q4.0 = 0 khi một trong những điều kiện sau xảy ra
I0.0 = 1
Hoặc I0.1 =1 và I0.2 = 1

1.3. Đầu ra ( quận hút)

o Quận hút
Nếu biểu thức trước đó có kết quả là 1 thì đầu ra cũng có kết quả 1

18
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

o Quận hút đảo


Nếu biểu thức trước đó có kết quả 0 thì đầu ra có kết quả 1
1.4. Lệnh Set và Reset

o Lệnh Set
Khi biểu thức đứng trước lệnh SET bằng 1 thì đầu ra cũng được Set bằng 1, tuy
nhiên khi đầu ra đã được Set lên 1 thì đầu ra sẽ không phụ thuộc vào mức logic của
biểu thức trước nó nữa

o Lệnh Reset
Đầu ra OUT sẽ bị xoá về 0 khi biểu thức đứng trước lệnh lệnh Reset có giá trị bằng
1. Lệnh này thường đi kèm với lệnh Set, vì khi một biến được Set lên 1 thì chỉ có
lệnh Reset mới đưa biến đó về 0 được.
1.5. Lệnh Set và Reset một chuỗi bit liền nhau

o Lệnh SET_BF
Lệnh sẽ Set n bit tính từ bit có địa chỉ được khai báo tại OUT.

o Lệnh RESET_BF
Lệnh sẽ Reset n bit tính từ bit có địa chỉ được khai báo tại OUT
1.6. Lệnh Set và Reset ưu tiên

o Lệnh SR
Giá trị của đầu ra Q sẽ phụ thuộc vào giá trị của hai đầu vào S và R1:
SR
S R1 Q
0 0 Q giữ nguyên trạng thái trước đó
0 1 0
1 0 1
1 1 0

19
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

o Lệnh RS
Giá trị của đầu ra Q sẽ phụ thuộc vào giá trị của hai đầu vào S1 và R:
SR
S R1 Q
0 0 Q giữ nguyên trạng thái trước đó
0 1 0
1 0 1
1 1 1

1.7. Lệnh phát hiện sườn tín hiệu

o Phát hiện sườn lên


Lệnh phát hiện sườn lên của tín hiệu IN
Giá trị M_BIT lưu trạng thái trước đó của biến IN
Lệnh được thực hiện và chỉ tồn tại trong chu kỳ của một vòng quét.

o Phát hiện sườn xuống


Lệnh phát hiện sườn xuống của tín hiệu IN
Giá trị M_BIT lưu trạng thái trước đó của biến IN
Lệnh được thực hiện và chỉ tồn tại trong chu kỳ của một vòng quét.

o Phát hiện sườn lên tại đầu ra


Đầu OUT sẽ được Set lên 1 khi phát hiện sự chuyển trạng thái từ 0  1. Trong các
trừơng hợp khác đầu ra OUT không thay đổi trạng thái.

o Phát hiện sườn xuống tại đầu ra


Đầu OUT sẽ được Set lên 1 khi phát hiện sự chuyển trạng thái từ 1  0. Trong các
trừơng hợp khác đầu ra OUT không thay đổi trạng thái
2. Bộ định thời (Timer)
- Bảng ký hiệu dành cho Timer
Ký hiệu Kiểu dữ liệu Ghi chú

20
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

IN BOOL Tín hiệu kích cho Timer


R BOOL Tín hiệu Reset Timer
PT TIME Giá trị đặt của Timer
Q BOOL Tín hiệu đầu ra của Timer
ET TIME Giá trị tức thời của Timer
Khối dữ liệu DB
Timer
2.1.Timer tạo xung

Đồ thị tác động của bộ định thời TP:

Hình 32
o Tín hiệu đầu vào IN chỉ có tác dụng kích cho Timer hoạt động và sẽ không có tác
dụng khi Timer đã hoạt động
o Đầu ra Q = 1 khi Timer hoạt động và được duy trì trong khoảng thời gian PT.
o ET là giá trị đếm tức thời của bộ Timer ET ≤ PT.
2.2.Bộ Timer đóng chậm (TON)
Đồ thì tác động của bộ định thời TON

21
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 33
o Tín hiệu đầu vào IN là tín hiệu cho phép Timer hoạt động, khi tín hiệu IN mất
Timer sẽ được Reset lại từ đầu
o Tín hiệu đầu ra Q = 1 sau khi đầu vào IN được duy trì trong khoảng thời gian PT.
Sau khoảng thời gian PT thì đầu ra Q phục thuộc vào đầu vào IN.

2.3.Bộ Timer mở chậm (TOF)


Đồ thị tác động của bộ TOF

Hình 34
o Tín hiệu đầu vào IN là tín hiệu cho phép Timer hoạt động, khi tín hiệu IN mất
Timer sẽ được Reset lại từ đầu
o Tín hiệu Q=1 khi có tín hiệu IN =1 và Q = 0 sau khi IN = 0 sau khoảng thời gian
PT.
o Giá trị ET sễ bắt đầu được tính tại thời điểm phát hiện sườn xuống của tín hiệu IN.
2.4.Bộ Timer mở chậm có nhớ (TONR)
Đồ thì tác động của bộ TONR

22
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 35
o Tín hiệu đầu vào IN sẽ kích cho Timer hoạt động, bộ Timer bắt đầu tính thời gian,
tuy nhiên khi đầu IN chuyển 0 1 thì Timer không bị Reset mà vẫn lưu khoảng
thời gian đã thực hiện được trước đó.
o Đầu ra Q = 1 khi Timer tích đủ thời gian PT, và chỉ về 0 khi có tín hiệu Reset
o Giá trị ET là giá trị đếm tức thời của Timer, giá trị này sẽ được tích luỹ mỗi khi đầu
vào IN = 1 cho đến khi đạt bằng giá trị PT. Khi ET = PT thì Q =1. ET = 0 khi có tín
hiệu Reset.

3. Bộ đếm (Counter)
- Các ký hiệu đối với bộ đếm
Thông số Kiểu dữ liệu Ghi chú
CU, CD BOOL Tín hiệu đếm (tác động theo sườn lên
của tín hiệu)
R (CTU, CTUD) BOOL Tín hiệu Reset ( bộ đếm về 0)
LOAD (CTD, CTUD) BOOL Kích hoạt giá trị đặt trước
PV INT Giá trị đặt trước
Q, QU BOOL 1 khi CV ≥ PV
QD BOOL 1 khi CV ≤ 0
CV INT Giá trị đếm tức thời
3.1. Bộ đếm tiến (CTU)

23
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Đồ thị tác động của bộ đếm tiến

Hình 36

o Sau mỗi lần phát hiện sườn lên của CU thì giá trị CV tăng lên 1 đơn vị
o Khi CV = PV thì Q = 1
o Counter sẽ bị Reset về 0 (Q = 0, CV = 0) khi tín hiệu R = 1
3.2. Bộ đếm lùi (CTD)

o Mỗi khi phát hiện sườn lên của tín hiệu CTU bộ đếm lùi đi 1 đơn vị.
o Khi CV ≤ 0 thì QD = 1.
o Counter sẽ bị Reset về 0 (QD = 0, CV = 0) khi tín hiệu R = 1
3.3. Bộ đếm tăng - giảm (CTUD)

Đây là bộ đếm bao gồm cả bộ đếm tăng và bộ đếm lùi. Đồ thị tác động của CTUD

24
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 37
3.4. Bộ đếm tốc độ cao HSC
Bộ đếm tốc độ cao được sử dụng cho những đối tượng có tần số xung cao hơn
tốc độ vòng quét của CPU. Trong trường hợp này các bộ đếm thông thường như
trình bày ở phần trên không thể đáp ứng được
Bộ đếm tốc độ cao cho phép ta đọc được những tần số xung có tốc độ lên đến
100 kHz.
3.4.1. Khai báo sử dụng HSC
Để thực hiện lập trình cho HSC trước tiên ta phải cấu hình cho bộ đếm
tốc độ cao. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Mở phần cấu hình cho thiết bị “Device Configuration” 
kích đúp vào biểu tượng CPU sau đó trong phần thông số của CPU ta
chọn “High Speed Counter (HSC)” để bắt đầu cấu hình cho bộ HSC
(Chú ý: khi ta sử dụng HSC nào ta phải khai báo cho HSC ấy)

Hình 38
- Bước 2: Cấu hình

25
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 39
- Trong mục “General” ta chọn “Enable this high speed counter for
use” để cho phép HSC hoạt động.

Hình 40
- Trong mục “Function”
o Chọn kiểu đếm cho bộ đếm (Type of conuting). Có ba kiểu để lựa
chọn: Bộ đếm (Counting), bộ đo tần số (Frequency) và bộ đo tọa
độ cho khối lập trình chuyển động (Axis of motion)
o Chọn kiểu nhận xung đếm, có bốn chế độ xung vào cho bộ HSC:
Single phase, Two phase, AB quadrature 1X, và AB quadrature 4X.
o Chọn chiều đếm mặc định khi khở động (Initial counting direction)

Hình 41
- Trong mục “Reset to initial values” ta khai báo các giá trị khi hệ
thống bắt đầu hoạt động và khai báo cho phép xóa bộ đếm về các giá
trị cài đặt bằng tín hiệu từ đầu vào PLC.
- Trong mục “Event configuration” cho phép ta khai báo một số ngắt
khi sử dụng bộ đếm tốc độ cao.
26
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
- “Hardware inputs”: Các đầu vào phục vụ cho bộ đếm đang được khai
báo sẽ được liệt kê tại đây. Các đầu vào này khi đã khai báo HSC thì
chỉ được sử dụng để phục vụ cho HSC này.
- “IO address/HW indentifier”: Địa chỉ đầu vào cảu HSC (giá trị này
lưu giá trị hiện thời của bộ đếm).
3.4.2. Các chế độ hoạt động của HSC
Mô tả Tín hiệu đầu vào Chức năng
HSC HSC1 I0.0 I0.1 I0.3
HSC2 I0.2 I0.3 I0.1
HSC3 I0.4 I0.5 I0.7
HSC4 I0.6 I0.7 I0.5
HSC5 I1.0 I1.1 I1.2
HSC6 I1.3 I1.4 I1.5
Chế độ Một pha với tín hiệu Xung - - Đếm hoặc đo tần số
chiều đếm bên trong
Reset Đếm
Một pha với tín hiệu Xung Chiều - Đếm hoặc đo tần số
chiều đếm bên ngoài
Reset Đếm
Hai pha với hai tín Xung lên Xung xuống - Đếm hoặc đo tần số
hiệu xung
Reset Đếm
Hai pha A/B Pha A Pha B - Đếm hoặc đo tần số
Reset Đếm

Các bộ HSC được thiết kế để hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau,
trong một số trường hợp các tín hiệu vào của bộ HSC này trùng với tín
hiệu vào của bộ HSC khác, vì vậy khi lập trình và khai báo ta cần chú ý
để tránh mắc lỗi.
3.4.3. Lập trình HSC
Sau khi khai báo phần cứng cho bộ HSC ta tiến hành khai báo

27
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Ý nghĩa các tham số trong lệnh:


Tham số Kiểu Kiểu Ý nghĩa
Tham số dữ liệu
HSC IN HW_HSC Tên HSC
DIR IN BOOL 1: yêu cầu chiều đếm mới
CV IN BOOL 1: Yêu cầu giá trị đếm mới
RV IN BOOL 1: Yêu cầu giá trị đặt mới
PERIOD IN BOOL 1: Yêu cầu chu kỳ mới (chế độ tần số)
NEW_DIR IN INT Chiều đếm mới
1: đếm thuận
-1: đếm ngược
NEW_CV IN DINT Giá trị đếm mới
NEW_RV IN DINT Giá trị đặt mới
NEW_PERIOD IN INT Giá trị chu kỳ mới (s): 0.01, 0.1 hoặc 1
BUSY OUT BOOL Hàm đang chưa hoạt động đư
STATUS OUT WORD Trạng thái hoạt động của lệnh

4. Hệ lệnh so sánh
4.1.Hệ lệnh so sánh
S7 1200 cung cấp tất cả các lệnh so sanh dành cho các kiểu dữ liệu: INT, DINT,
DWORD, REAL …
Kiểu so sánh Ý nghĩa
== Nếu IN1 = IN2 thì kết quả là 1
<> Nếu IN1 <> IN2 thì kết quả là 1
>= Nếu IN1 ≥ IN2 thì kết quả là 1
<= Nếu IN1 ≤IN2 thì kết quả là 1
> Nếu IN1 > IN2 thì kết quả là 1
< Nếu IN1 < IN2 thì kết quả là 1
Khi thực hiện lệnh so sánh thì IN1 và IN2 phải cùng kiểu dữ liệu
4.2.Hệ lệnh so sánh trong dải

28
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
Để thuận tiện trong việc lập trình các lệnh so sánh, PLC S7 1200 cung cấp cho ta các
lệnh so sánh trong khoảng và ngoài khoảng

Giá trị đầu ra của bộ so sánh thể hiện trong bảng sau:
Kiểu so sánh Ý nghĩa
Trong dải MIN ≤ VAL ≤ MAX thì kết quả là 1
Ngoài dải MIN > VAL hoặc VAL > MAX thì kết quả là 1
5. Hệ lệnh toán học
5.1. Các phép toán học cơ bản
PLC S7 1200 cung cấp hệ lệnh cơ bản cho tất cả các kiểu dữ liệu số trong PLC.
Ký hiệu Ý nghĩa Ghi chú
ADD Phép cộng IN1 + IN2 = OUT
SUB Phép trừ IN1 - IN2 = OUT
MUL Phép nhân IN1 x IN2 = OUT
DIV Phép chia IN1 : IN2 = OUT
Khi thực hiện phép toán thì vùng nhớ của IN1, IN2 và OUT phải cùng kiểu dữ
liệu

5.2. Phép chia lấy phần dư (Mod)

Giá trị OUT sẽ là phần dư của phép chia IN1/IN2.


5.3. Phép đảo dấu

Sau phép toán ta sẽ có OUT = - IN


5.4. Phép toán tăng/giảm giá trị

29
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
Nếu đầu vào EN = 1 thì sau mỗi chu kỳ vòng quét của CPU OUT = IN + 1 ( hoặc
OUT = IN – 1). Vì vậy khi lập trình muốn mỗi khi giá trị đầu OUT tăng hay giảm
khi đầu EN thay đổi từ 0 1 thì ta cần phải cho thêm một lệnh phát hiện sườn
dương đứng trước lệnh tăng/giảm.
5.5. Lệnh lấy giá trị tuyệt đối

Lệnh sẽ thực hiện lấy giá trị tuyệt đối của biến đầu vào IN và đưa kết quả ra đầu
OUT.
5.6. Lệnh tìm giá trị lớn nhất/ nhỏ nhất của hai số

MIN: So sánh hai số IN1 và IN2, số nhỏ hơn sẽ được gán cho OUT
MAX:So sánh hai số IN1 và IN2, số lớn hơn sẽ được gán cho OUT

5.7. Lệnh giới hạn giá trị

Hệ lệnh sẽ giới hạn giá trị tại đầu vào IN nằm trong khoảng (MIN, MAX)
Nếu MIN ≤ IN ≤ MAX thì OUT = IN
Nếu MIN > IN thì OUT = MIN
Nếu MAX < IN thì OUT = MAX
5.8. Các phép toán số thực
S7 1200 cung cấp hầu hết các lệnh làm việc với số thực như:
Ký hiệu Lệnh Ý nghĩa
SQR Bình phương OUT = IN2
SQRT Căn bậc hai OUT = √ ¿
LN Logarit tự nhiên OUT = Ln(IN)
EXP Hàm mũ cơ số e OUT = eIN
SIN Hàm sin OUT = sin(IN)
COS Hàm Cos OUT = Cos(IN)
TAN Hàm Tang OUT = Tang(IN)
ASIN Hàm Arcsin OUT = Asin(IN)
30
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

ACOS Hàm Arccos OUT = Acos(IN)


ATAN Hàm Arctang OUT = Atan(IN)
6. Hệ lệnh di chuyển dữ liệu
6.1. Lệnh di chuyển dữ liệu (Move)

Lệnh có nhiệm vụ gán giá trị từ vùng biến này sang vùng biến khác
Lệnh MOVE: sau lệnh này ta sẽ có OUT1 = IN.
Lệnh MOVE_BLK: lệnh thực hiện gán một chuỗi bao gồm COUNT giá trị bắt
đầu từ phần tử đầu tiên là IN đến chuỗi với phần tử đầu tiên là OUT.
Ví dụ

Nếu #a_array[2] = MD0


#b_array[1] = MD100
IW2 = 3

7. Hệ lệnh chuyển đổi dữ liệu


7.1. Lệnh biến đổi kiểu dữ liệu (CONV)

Lệnh sẽ biến đổi kiểu biến từ kiểu dữ liệu này sang kiểu dữ liệu khác. Vùng nhớ
của các biến phải tương ứng với kiểu dữ liệu chuyển đổi.
7.2. Lệnh làm tròn (ROUND) và lệnh lấy phần nguyên (TRUNC)

- Lệnh làm tròn ROUND


Lệnh sẽ làm tròn số thực IN thành số nguyên OUT theo nguyên tắc làm tròn đến
số nguyên gần nhất với số thực IN.
Ví dụ:
IN = 12.3  OUT = 12
31
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
IN = 12.6  OUT =13

- Lệnh lấy phần nguyên TRUNC

Lệnh sẽ thực hiện lấy phần nguyên của biến IN và đưa ra đầu OUT. Phần thập
phân của biến IN sẽ bị cắt bỏ
Ví dụ:
IN = 12.7  OUT = 12
7.3. Lệnh làm tròn lên (Ceiling) và lệnh làm tròn xuống (Floor)

- Lệnh làm tròn lên


Lệnh sẽ biến đổi số thực tại đầu IN thành số nguyên lớn hơn và gần nhất với số
thực IN và đưa ra số nguyên OUT.
Ví dụ:
IN = 15.1  OUT = 16

- Lệnh làm tròn xuống ống


Lệnh sẽ biến đổi số thực tại đầu IN thành số nguyên nhỏ hơn và gần nhất với số
thực IN và đưa ra số nguyên OUT.
Ví dụ
IN = 15.8  OUT = 15

7.4. Lệnh biến đổi tỷ lệ dữ liệu SCALE và NORM


- Lệnh SCALE

Lệnh sẽ biến đổi giá trị trong Value (với 0.0 ≤ Value ≤ 1.0) thành dữ liệu nằm
trong OUT ( với MIN ≤ Value ≤ MAX) theo công thức
OUT = VALUE (MAX – MIN) + MIN
Nói cách khác giá trị vào và ra của lệnh sẽ tạo thành đường thẳng đi qua hai điểm
(0.0, MIN) và (1.0, MAX)

32
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Lệnh NORM

Lệnh sẽ biến đổi giá trị VALUE nằm trong khoảng ( MIN ≤ Value ≤ MAX) thành
số thực OUT (0.0 ≤ Value ≤ 1.0) theo công thức
OUT = (VALUE – MIN)/(MAX – MIN)
Giá trị đầu vào IN và đầu ra OUT thể hiện theo đồ thị

8. Hệ lệnh điều khiển chương trình


8.1. Lệnh nhảy

- Lệnh nhảy JMP:


Nếu các biểu thức trước lệnh JMP là TRUE thì chương trình sẽ nhảy đến
đoạn chương trình được định nghĩa trong nhãn (Label Name)

- Lệnh nhảy JMPN:


Nếu các điều kiện đứng trước lệnh JMPN là FALSE thì chương trình sẽ nhảy
đến đoạn chương trình được định nghĩa trong nhãn (Label Name).

- Nhãn:
Nhãn là địa chỉ mà các lệnh nhảy sẽ nhảy đến khi điều kiện cho lệnh nhảy xảy ra.
9. Hệ lệnh Logic
Các lệnh Logic được trình bày trong mục này là các lệnh logic làm việc với các kiểu
dữ liệu dạng: BYTE, WORD, DWORD
9.1. Lệnh AND, OR và XOR

33
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
Lệnh sẽ thực hiện phép logic được khai báo giữa từng bit của hai biến IN1 và IN2
và kết quả được đưa ra OUT.
Các biến được khai báo phải cùng kiểu dữ liệu.
Ví dụ

9.2. Lệnh đảo giá trị từng bit (INV)


Lệnh sẽ thực hiện đảo giá trị từng bit trong biến IN và kết quả được lưu vào biến
OUT
Ví dụ

9.3. Lệnh ENCO


Lệnh ENCO sẽ tìm số thứ tự của bit nhỏ nhất có giá trị 1 trong biến IN (dạng
Byte, Word, Dword)
Ví dụ

9.4. Lệnh DECO


34
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát
Lệnh DECO sẽ SET bit của biến OUT có thứ tự được khai báo trong IN, các bit
còn lại của biến OUT được xoá về 0.
Ví dụ:

9.5. Lệnh lựa chọn SELECT

Lệnh sẽ lựa chọn giá trị trong IN0 hay IN1 để gán ra OUT.
Nếu G = 1 thì OUT = IN1
Nếu G =0 thì OUT = IN0
9.6. Lệnh MUX
10. Lệnh dịch bit (SHIFT) và lệnh quay (Rotate)
10.1. Lệnh dịch bit

Lệnh dịch bit sẽ thực hiện dịch các bit trong biến IN (theo chiều chọn) và ghi ra
đầu OUT. Số lượng bit được dịch chuyển sau mỗi lần thực hiện được khai báo
trong N. Nếu đầu vào EN=1 thì sau mỗi chu kỳ vòng quét của PLC biến IN sễ
được dịch đi N bit, vì vậy khi lập trình nếu ta chỉ muốn biến IN dịch đi N bit mỗi
khi có tín hiệu EN chuyển từ 01 thì ta cần phải thêm lệnh phát hiện sườn lên
trước lệnh SHIFT.
Một số chú ý khi sử dụng lệnh dịch bít
- Không thực hiện lệnh dịch nếu số dịch chuyển N = 0.
- Số dịch chuyển N phải nhỏ hơn hoặc băng số bit có trong biến
- Khi thực hiện dịch phải các giá trị 0 sẽ được đưa vào bit cao nhất của thanh ghi.
- Khi thực hiện dịch trái các giá trị 0 sẽ được đưa vào bit thấp nhất của thanh ghi.
Để sau mỗi lần có tín hiệu vào EN một biến nào đó dịch trái/phải N bít thì ta nên
sử dụng cùng một vùng nhớ cho biến vào IN và biến ra OUT
Ví dụ

35
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

MW12 = 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1
Khi đó sau mỗi lần phát hiện sườn lên của tín hiệu I0.0 thì biến MW12 sẽ dịch
sang bên phải một bit, kết quả lại đc ghi vào MW12
Lần 1: MW12 = 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0
Lần 2: MW12 = 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0
Lần 3: MW12 = 0 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0
Lần 4: MW12 = 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1 1
Lệnh dịch bit phải: SHR
Lệnh dich bit trái: SHL
10.2. Lệnh quay bit

Lệnh sẽ thực hiện quay các bit của biến IN theo chiều trái/phải N bit và kết quả
được ghi vào biến OUT.
Nguyên lý thực hiện và lập trình của lệnh quay cũng tương tự như đổi với lệnh
dịch bit.
Một số chú ý khi thực hiện lệnh quay bit:
- Lệnh sẽ thực hiện quay trái hay quay phải các bit của biến IN, sau mỗi lần quay
giá trị bit bị đẩy ra ở đầu vào cũng chính là giá trị được đưa vào đầu kia của biến.
- Lệnh sẽ không thực hiện nếu số bit quay N = 0 hoặc bằng bội số của số lượng
bit trong biến IN.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý khách hàng về sản phẩm của chúng tôi, rất mong nhận
được góp ý của quý khách hàng về tài liệu, sản phẩm để chúng tôi nâng cao hiệu quả khai thác, sử
dụng thiết bị.
Người biên soạn tài liệu: ………………..
Địa chỉ email: doc.info@tpa.com.vn
Số điện thoại: : 04.3685.7776.

36
D0.00.A1004 MODULE PLC S7 1200

You might also like