You are on page 1of 4

SINH HỌC

Câu 1:

*Cấu tạo và chức năng của đại não

- Cấu tạo ngoài:

+ Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa.

+ Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương)

+Các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não giúp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.

- Cấu tạo trong:

+ Chất xám (ngoài) bao bọc phía bên ngoài tạo thành vỏ não dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp

+ Chất trắng (trong) là các đường dây thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở thành
tủy và tủy sống.

*Chức năng của đại não:

Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện (vỏ não có nhiều vùng, mỗi
vùng có tên gọi và chức năng riêng)

Câu 2:

Cấu tạo của dây thần kinh tủy

- Có 31 đôi dây thần kinh tủy.

- Mỗi dây thần kinh tủy gồm:

+ Rễ trước: rễ vận động

+ Rễ sau: rễ cảm giác

→Các rễ tủy đi qua lỗ gian đốt sống chập lại → dây thần kinh tủy.

*Chức năng của dây thần kinh tủy

+ Rễ trước rễ vận động dẫn truyền xung thần kinh (li tâm) từ trung ương ra cơ quan phản ứng

+ Rễ sau rễ cảm giác dẫn truyền xung thần kinh (hướng tâm) từ cơ quan thụ cảm về trung ương

- Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động nhập lại, nối với tủy sống qua rễ
rễ trước và rễ sau→ Dây thần kinh tủy là dây pha
Câu 3:

* Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 giai đoạn:
+ Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
+ Quá trình hấp thu lại và bài tiết tiếp: xảy ra ở ống thận

*Giải thích nước tiểu chính thức mới là sản phẩm cuối cùng được thải ra ngoài: Vì trong thành
phần của nước tiểu chính thức chủ yếu là chất thải, các chất dư thừa

*Giải thích vì sao nước tiểu đầu chưa thể thải ra ngoài ngay: Vì trong thành phần của nước tiểu
đầu của nhiều chất dinh dưỡng và các chất cần thiết có rất ít các chất thải

*So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức


Nồng độ cồn các chất hòa tan Loãng Đậm đặc

Chất độc, chất cặn bã Có ít Có nhiều


Chất dinh dưỡng Có nhiều Gần như không có

Câu 4:

*Kể tên một số bệnh về hệ bài tiết: sỏi thận, tắc ống dẫn nước tiểu, viêm cầu thận, suy thận,…

*Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

- Các vi khuẩn gây bệnh

- Các chất độc trong thức ăn

- Khẩu phần ăn không hợp lí

* Biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giúp hệ bài tiết hoạt động tốt

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho toàn cơ thể và hệ bài tiết nước tiểu

- Khẩu phần ăn uống hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi

+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại

+ Uống nước đủ

- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu


Câu 5:

*Kể tên một số bệnh ngoài da: thủy đậu, sởi, tay chân miệng, viêm da dị ứng

*Các tác nhân gây hại cho da

-Da bẩn

- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng

*Biện pháp bảo vệ da và giúp gia hoạt động tốt

-Thường xuyên tắm rửa thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh các bệnh ngoài da

-Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và da

-Tránh làm da xây xát hoặc bị bỏng

-Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Câu 6: Chức năng của tuỷ sống? Chức năng này phù hợp với cấu tạo tuỷ sống ntn?

Tuỷ sống Đặc điểm


Cấu tạo Vị trí: Nắm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II.
ngoài
Hình dạng: + Hình trụ, dài khoảng 50cm.
+ Có hai phần phình là phình cổ và phình thắt lưng.
Màu sắc: Màu trắng.
Màng tuỷ: 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi -> bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.
Cấu tạo Chất xám: Nằm trong, có hình cánh bướm. Chức năng là căn cứ thần kinh của các
trong phản xạ không điều kiện.
Chức năng Chất trắng: Nằm ngoài; bao quanh chất xám. Chức năng là các đường dẫn truyền
nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

You might also like