You are on page 1of 66

Chương 1

NGHỀ KINH DOANH VÀ DOANH NHÂN

Nội dung chương 1 gồm 3 nội dung chính:


1. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay
2. Đặc trưng của nghề kinh doanh
3. Tư chất một nhà kinh doanh sẽ thành đạt
4. Chuẩn bị trở thành chủ doanh nghiệp
Mục tiêu chung của chương:
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về nền kinh tế thị trường -
những đặc trưng tác động đến nghề kinh doanh và hoạt động kinh doanh
của các doanh nhân nước ta. Vì vậy, mỗi người muốn khởi sự kình doanh
cũng như các doanh nhân không thể không am hiểu vấn đề này một cách
thấu đáo.
Mục tiêu cụ thể:
- Nắm được các nội dung cơ bản của đặc trưng kinh tế thị trường,
liên hệ Việt Nam hiện nay.
- Phân tích các đặc trưng cơ bản của nghề kinh doanh.
- Phân tích các tư chất của một nhà kinh doanh sẽ thành đạt
- Làm rõ các yêu cầu chuẩn bị trở thành chủ doanh nghiệp.
1. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh cụ thề và môi
trường tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
thế, muốn trở thành doanh nhân bạn phải nhận thức được vấn đề đầu tiên:
mình sẽ kinh doanh trong môi trường kinh doanh như thế nào?
Loài người đã từng trải qua nhiều cơ chế kinh tế: cơ chế kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, thị trường và hỗn hợp. Thế giới ngày nay đang là thế
giới của mô hình kinh tế hỗn hợp. Nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN chính là xây dựng nền kinh tế theo mô hình hỗn hợp
kiểu Việt Nam. Năm 2006, khi trờ thành thành viên thứ 150 của WTO, Việt
Nam đã khẳng định mình là một phần của các quan hệ thương mại quốc
tế: kinh doanh, buôn bán tự do với các nước khác trên thế giới. Điều này
càng khẳng định quyết tâm xây dựng mô hình kinh tế hỗn hợp ở nước ta.
Mô hình kinh tế hỗn hợp có đặc trưng cơ bản là dựa trên nền tảng
nền kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp cùa nhà nước. Nền kinh tế thị
trường nước ta ngày nay là nền kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế
giới. Các doanh nhân sẽ phải kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
không chỉ giới hạn trong nước mà còn ở phạm vi thế giới: tự do bán hàng
ra các nước, mua nguyên liệu ở các nước và cũng phải cạnh tranh với mọi
doanh nghiệp mạnh ở các nước khác tại chính thị trường nước ta. Muốn
trở thành doanh nhân, bạn không thể không chú ý đến những đặc trưng
chủ yếu sau đây:
1.1. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường

Từ đầu những năm 90, nước ta chính thức xây dựng nền kinh tế thị
trường: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” (1).
Ví dụ 1: “Bị quá tải vì công việc, nhà tư vấn quản lý Elaine Biech ở New
York quyết định tăng tiền phí tư vấn lên 25%. Bà cho rằng với tiền phí cao như vậy
thì sẽ vắng khách hơn trước để có thêm thời gian phục vụ cho những khách hàng
quen. Điều bất ngờ là người ta vẫn chấp nhận giá tăng lên và lượng khách hàng
vẫn không giảm xuống”.
Nền kinh tế thị trường mang bản chất cạnh tranh: người mua và

1()
Điều 15, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
người bán cạnh tranh với nhau trong mua và bán hàng hoá. Bản chất của
thị trường cạnh tranh là giá cả tuân theo qui luật cung cầu.
Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với
mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo
theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu
dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Qui luật cầu cho
thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng
cầu của người tiêu dùng giảm đi.
Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của
mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung
được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán
trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá
và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.
Mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung được gọi là giá cân bằng thị
trường hay là giá cả thị trường của hàng hoá. Giá này chính là giá cả tại thị
trường cạnh tranh. Tại mức giá này, người bán đã bán được bằng với mức
giá mà họ mong muốn và bán được hết hàng, người mua cũng mua được
hàng với giá mà họ muốn mua. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng,
lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất dẫn
đến một số người có cầu nhưng không được đáp ứng; nếu giá thị trường
cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng
cung của nhà sản xuất, dẫn đến có một lượng cung không được người tiêu
dùng chấp nhận. Cũng vì vậy, người mua và người bán đều nhận thức
điểm cân bằng cung - cầu là điểm đem lại lợi ích lâu dài cho cả hai phía.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là giá cả thị trường chứ không
phải giá do người bán mong muốn. Tuy nhiên, để điều này có lợi cho xã
hội thì Nhà nước phải cho phép các thành viên kinh tế tự do tham gia thị
trường; chống các hiện tượng độc quyền hay độc quyền tập đoàn, bưng
bít hoặc thông tin sai,... Khi đem bán hàng người bán không thể không chú
ý nghiên cứu thị trường: cung - cầu, tinh chất cạnh tranh,... Một lời khuyên
đơn giản: nếu muốn kinh doanh thành đạt trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, bạn hãy biết “quên” cách định giá bằng giá thành hay ít ra là “quên”
trong phổ biến các trường hợp định giá.
1.2. Các yếu tố ở thị trường nước ta đang được hình thành

Đầu thập niên 90, nước ta chinh thức bước vào xây dựng nền kinh tế
thị trường. Hơn ba chục năm tồn tại, tư tưởng, nếp nghĩ, cách làm,... của
cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã ăn quá sâu trong tiềm thức mỗi con
người. Đây chính là nguyên nhân của thực trạng dù xây dựng cơ chế thị
trường hơn 15 năm nay nhưng sự “giã từ quá khứ” lại không đơn giản -
nền kinh tế nước ta vẫn mang nặng dẩu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập
trung (hộp 2 và hộp 3).
Theo kết quả nghiên cứu môi trường kinh doanh năm 2006, Việt
Nam được xếp thứ 99 trong tổng số 155 nước đưa vào xếp hạng về mức
(2)
độ tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh .
Điều này cho thấy, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tính
chất “xin, cho” còn tồn tại ờ các cơ quan công quyền khá nặng nề; thực tế
tuy có nói nhiều nhưng vẫn chưa sửa được bao nhiêu. Một mặt, chúng ta
mới đang dần hình thành hệ thống luật pháp “tiếp cận dần” với nền kinh tế
thị trường; mặt khác, việc thực thi các chính sách nhiều khi còn bị ách tắc
bởi cán bộ công chức. Theo lộ trình, năm 2018 chúng ta tạo ra nền kinh tế
thị trường phù hợp thông lệ quốc tế.
Ví dụ: Một DN có thể bị từ chối kinh doanh một nghề nào đó do không phù
hợp với qui hoạch kinh tế địa phương. Tại Tp Hồ Chí Minh, nếu muốn kinh doanh
()
2
Kinh doanh (4. Môi trường đầu tư): Báo cáo phát triển Việt Nam 2006 - Báo cáo chung của các nhà tài trợ
cho hội nghị nhóm tư vân các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội ngày 6-7 tháng 12 năm 2005, trang 109
nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, dứt khoát phải có “dấu đỏ” của UBND quận, huyện
nơi đặt địa điểm kinh doanh. Không nói đâu xa, tại Hà Nội, dù là thủ đô một quốc
gia đang hội nhập nhưng cứ sau 12 giờ đêm, chẳng bao giờ thấy một hàng quán
nào dám mờ cửa bởi lo xe cảnh sát chở mọi thứ hàng về đồn.
... Hệ thống giấy phép hiện đang gây nên những bất cập lớn, cản trở hoạt
động của DN Thứ nhất, cho đến tận bây giờ, chưa tồn tại một thống kê và cập nhật
chính xác các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh đang có hiệu lực. Thứ hai,
mục tiêu của các loại giấy phép đôi khi không rõ ràng, không rõ giấy phép và điều
kiện kinh doanh được ban hành để bảo vệ và phục vụ những lợi ích gì. Thứ ba, tiêu
chí để cơ quan hành chính cấp hoặc từ chối cấp phép đôi khi chưa minh bạch. Thứ
tư, qui trình cấp phép và giám sát điều kiện kinh doanh chưa có sự tham gia của
người có liên quan, chưa tham vấn và giải thích rõ các quyền của người làm đơn
xin cấp phép. Thứ năm, thời hạn có hiệu lực của giấy phép thường ngắn, không
quá 1 năm, trong khi qui trình cấp bổ sung và gia hạn còn phức tạp, thậm chí còn
lặp lại các thủ tục cấp phép như lần đầu.
Điều này đòi hỏi bạn phải chú ý nghiên cứu các điều kiện môi trường
kinh doanh rất cụ thể tại nơi mình muốn kinh doanh để thật am hiểu khi
tiến hành các hoạt động kinh doanh, giải quyết các công việc có liên quan
tại các cơ quan công quyền. Nếu không nhận thức đúng hoặc bỏ qua các
vấn đề này đôi khi hoạt động kinh doanh “coi như" chấm dứt ngay từ khi
mới khởi sự.
Bảng 1. Những hạn chế ràng buộc ở Việt Nam và các nước khác
TT Hạn chế Đông Á Việt Nam Thế giới
1 Tiếp cận tài chính 17,4 37,4 30,1
2 Tiếp cận đất đai 9,9 26,4 14,5
3 Trình độ lao động và giáo dục 23,8 22,3 20,4
4 Giao thông 15,2 21 6 12,4
5 Chi phí tài chính 20,2 21,3 36,1
6 Không ổn định về kinh tế vĩ mô 34,1 16 8 40,2
7 Điện 24,4 15,7 14,4
8 Bất trắc về chính sách 32,5 14,7 40,2
9 Thuế suất 28,2 13,8 40,5
10 Tham nhũng 28,6 12,8 368
11 Qui định hải quan và thương mại 20,1 12,5 21,6
12 Hành vi chống cạnh tranh 21,6 12,3 297
13 Quan hệ lao động 17,4 10,9 17 3
14 Cơ quan thuế 22,4 8,7 32,4
15 Viễn thông 12 9 6,5 10,3
16 Hệ thống pháp lý 27,3 5,5 21 6
17 Tội phạm và trộm cắp 19,3 4,0 257
18 Giấy phép 14,4 1,4 15 9

Chú thích: sử dụng số liệu bình quân chưa tính trọng số. Các số liệu thể hiện
tỉ lệ phần trăm của các DN coi hạn chế hoặc là chủ yếu, hoặc là rất lớn. Các số liệu
Đông Á quan sát ở Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và
Thái Lan. Các số liệu về thế giới gồm 57 nước đang phát triển, không có Việt
Nam.
Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2007, Ngân hàng thế giới đã
xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn năm 2006 là 14 bậc.
1.3. Tư duy còn mang tính manh mún, truyền thống, cũ kỹ

Có thể nhận thấy tư duy kinh doanh nhỏ bé, manh mún vẫn là điểm
đặc trưng của nền kinh tế nước ta ngày nay. Tư duy manh mún, truyền
thống, cũ kỹ thể hiện ở nhiều góc độ, chẳng hạn như:
Thứ nhất, kinh doanh với qui mô quá nhỏ bé: buôn bán vài chục mớ
rau, một gánh bún riêu, một gánh hàng xén, một điểm sửa xe với vài thứ
dụng cụ đơn giản, một điểm sản xuất hàng hoá kiểu gia đình với qui mô rất
nhỏ,...
Một mặt, rõ ràng là trong điều kiện thiếu vốn, thiếu các điều kiện cần
thiết thì người ta hay nghĩ đến kinh doanh nhỏ bé. Song mặt khác, nhiều
doanh nhân hoặc những người khởi nghiệp cũng chưa bao giờ nghĩ đến
chỉ được phép “nhỏ” tới một mức độ nhất định, nếu nhỏ quá chắc chắn
hoạt động kinh doanh của họ không có hiệu quả. Nếu nghĩ đến điều này,
chắc chắn người khởi sự doanh nghiệp sẽ không kinh doanh với qui mô
quá nhỏ bé và phải nung nấu ý chí nhanh chóng tăng qui mô kinh doanh
của mình.
Thứ hai, kinh doanh theo kiểu phong trào. Ngày nay, kinh doanh theo
phong trào đang diễn ra phổ biến: ở bất kì đâu, nếu thấy xuất hiện một
“nghề” mới có vẻ trụ được thì “nghề” đó sẽ lan toả mà những người mở
“nghề” đó ra cũng không cần am hiểu, không tính đến khả năng, trình độ kĩ
thuật,... Ví dụ: nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi tôm, cửa hàng ăn uống,...
Sở dĩ như vậy là vì nếu “học” trực tiếp của hàng xóm, ở xung quanh
bao giờ cũng dễ hơn là phải nghiên cứu sâu. Có lẽ điều này gắn liền với
trình độ tư duy kinh doanh chưa cao. Song do theo phong trào nên trong
phổ biến các trường hợp bản thân người “làm theo” không nắm vững các
nhân tố, các điều kiện cần thiết của “nghề” mình đang kinh doanh. Điều
này dẫn đến thất bại thì nắm chắc trong tay, còn thành công thì... chĩ có
thể "nhờ trời".
Một doanh nhân khởi nghiệp cần biết khắc phục hạn chế này. Chí ít,
bản thân người khởi nghiệp phải tâm niệm sẽ không thành công nếu chỉ
làm theo “cái” của người khác.
Thứ ba, khả năng đổi mới các sản phẩm thủ công truyền thống theo
kịp các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp. Nhiều sản phẩm thủ công
truyền thống như làm nón lá, đan rổ rá, đồ kim khí,... mai một dần mà
không đổi mới được (hoặc chỉ thay đổi được ở mức rất thấp) chất liệu
nguyên vật liệu, cải tiến mẫu mã cho phù hợp,... cho nên nhiều ngành
nghề thủ công truyền thống bị mai một.
Nghề thủ công truyền thống như một điều kiện thuận lợi cho người
khởi nghiệp hoặc doanh nhân ờ vùng có nghề. Hình ảnh các tỉnh Bắc Ninh,
Hà Tây,... có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây cho
thấy nghề thủ công truyền thống là một trong nhiều thế mạnh để phát triển
kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, nếu người lao động không được đào tạo một cách bài
bản, không phát triển nghề trên cơ sở khoa học thì sẽ thiếu tính sáng tạo.
Đây lại là nguyên nhân gây ra sự trì trệ sau khi khởi nghiệp. Người khởi
sự kinh doanh cần hiểu rõ đặc điểm này và có tư duy tốt trong phát triển
nghề truyền thống - tư duy liên tục đổi mới sản phẩm theo đòi hỏi của thị
trường để từ đó thiết kế công tác đào tạo, tổ chức nghiên cứu sản phẩm,
sản xuất kinh doanh,... Có được tư duy này, có thể biến nguy cơ thất truyền
nhiều ngành nghề thủ công truyền thống hiện nay thành khả năng phát triển
chúng trong nền kinh tế hội nhập.
Thứ tư, kinh doanh thiếu vắng tính phường hội hoặc hiểu và làm
không đúng tính chất phường hội,...
Tính phường hội đã xuất hiện từ rất lâu đời. Tính phường hội theo
đúng nghĩa giúp cho những người kinh doanh nhỏ liên kết, giúp đỡ nhau
trong kinh doanh. Kinh doanh thời nay mà vẫn chưa am hiểu tính phường
hội thì chắc chắn tự chuốc lấy thiệt hại và nếu gặp bất trắc sẽ khó bề xoay
sở.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểu phường hội
phải có giới hạn - không được làm tổn hại đến lợi ích của người thứ ba.
Đây chính là điều kiện không thể thiếu mà những người muốn khởi nghiệp
cần hiểu thấu đáo.
Thứ năm, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích. Có lẽ đây
là “căn bệnh” của những người thiếu tư duy kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường. Căn bệnh này đang có ở không ít người, kể cả những người đã
được đào tạo song độ “hấp thụ” kiến thức thị trường còn hạn chế do kiến
thức “truyền thống” diễn ra quá phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Chỉ những ai thoát khỏi “căn bệnh” cũ này mới có thể đưa doanh
nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.4. Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế

Thế kỉ XXI là thế kỉ mà môi trường kinh doanh vận động mang các
đặc trưng cơ bản khác hẳn so với mọi thời kì trước đó. Có thể khái quát
những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
sau:
Thứ nhất, phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu
Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tiến
được những bước dài. Ngày nay, thế giới đã hình thành nhiều khu vực
kinh tế như khối thị trường chung châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam
Á, Khu vực kinh tế Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Châu Phi,...
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng lớn mạnh, đến nay
đã thu hút 150 nước trên thế giới, nhiều nước còn lại đang xúc tiến các
công việc cần thiết để gia nhập tổ chức này.
Đặc trưng này mở rộng môi trường kinh doanh của mọi doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong thế kỉ XXI không chỉ hoạt động
ở phạm vi đất nước mình, mà ở thị trường khu vực và thế giới. Như thế,
mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở thế kỉ XXI không chỉ cạnh tranh với các
doanh nghiệp ở chính nước mình mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với cả
các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới: số lượng đối thủ cạnh
tranh, tính chất và cường độ cạnh tranh sẽ cao hơn hẳn so với mọi thời kì
trước đó.
Thứ hai, tính chất bẩt ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng rõ
nét.
Môi trường kinh doanh càng mở rộng sẽ càng có sự tham gia của
nhiều thành viên kinh tế. Toàn cầu hoá nền kinh tế đã rút ngắn khoảng
cách về không gian, làm cho các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau
vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không phải chỉ ở sản phẩm đầu ra
mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều đối thủ ở nhiều
nước và khu vực khác nhau với trình độ nhận thức và phản ứng trước thị
trường hết sức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức
tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc. Chính bức tranh cạnh tranh đa màu
này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càng cao của môi trường kinh doanh:
“Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn mang và bất
định. Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh. Một thế giới mà ở đó
nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc hoặc dựa vào nguyên
vật liệu mà dựa vào vốn trí tuệ. Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt
và thị trường trở nên tàn nhẫn... Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận vô hạn
với sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Một nơi mà mạng lưới thông tin sẽ còn
quan trọng hơn cả quốc gia. Và là một nơi mà bạn hoặc sẽ hoạt động kinh
doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết”.
Tính chất bất ổn cao dẫn đến phá vỡ các tính phổ biến trước đây về
hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi những
người khởi nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tích luỹ các kiến thức
quản trị kinh doanh hiện đại cần thiết, tìm kiếm con đường đi tương đối đảm
bảo cho doanh nghiệp mình.
2. Đặc trưng của nghề kinh doanh
Trước thập niên 90 của thế kỉ trước nhiều người không coi trọng kinh
doanh. Thậm chí có rất nhiều người đặt câu hỏi liệu kinh doanh có phải
một nghề? Người ta nghĩ rằng “nghề” phải là nghề kĩ thuật cụ thể như cơ
khí, luyện kim,... chứ quản lí không thể là “nghề”. Cũng như vậy, người ta nghĩ
rằng ai cũng có thể kinh doanh được. Đúng, có thể là ai cũng kinh doanh
được nếu hiểu theo nghĩa chỉ cần có chút “vốn”, vài mét vuông cửa hàng là
có thể mở được một cửa hiệu, kinh doanh những mặt hàng nào đó mà
người chủ có ý muốn. Song vấn đề là ở chỗ, với tất cả những thứ đó liệu
đem lại kết quả như thế nào? Đó là sự thành đạt hay chỉ có thể là sự thoát
nghèo?
Có lẽ chỉ trên cơ sở tư duy về tính chuyên môn hoá nghề nghiệp
thấp, tư duy đơn thuần theo kiểu kinh doanh đồng nghĩa với kế sinh nhai
mới phát sinh quan niệm ai cũng có thể kinh doanh được. Thực ra, quan
niệm này hoàn toàn sai lầm cần phải đặt câu hỏi: liệu có phải nước ta chưa
có được doanh nhân nổi tiếng tầm cỡ thế giới, liệu có phải nhiều doanh
nghiệp kinh doanh không hiệu quả là xuất phát từ sự sai lầm này?
Thực ra, điều đầu tiên cần khẳng định chính là khẳng định kinh doanh
là một nghề. Nghề này có điểm đặc biệt là cần cả trí tuệ, nghệ thuật và may
mắn.
2.1. Nghề kinh doanh - một nghề cần trí tuệ
Trước hết, cũng giống như các nghề khác, nghề kinh doanh cũng
cần có kĩ năng nghề nghiệp. Làm nghề gì cũng cần có kĩ năng nghề nghiệp
của nghề đó. Kĩ năng nghề nghiệp đưa người hành nghề đến đĩnh cao của
nghề - sự thành đạt. Kỹ năng kinh doanh càng cao, khả năng thành công
càng lớn; ngược lại, sẽ dễ đưa doanh nghiệp đến phá sản. Điều đáng sợ
nhất nếu người không biết nghề lại tưởng mình đã biết, biết nghề chưa
nhiều lại tưởng mình đã biết nhiều, chưa tinh thông nghề lại tưởng mình đã
tinh thông.
Hãy lấy ví dụ ở “nghề” đá bóng: bạn có nhận thấy một điều là hầu
như mọi nam giới ai cũng biết đá bóng không nhiều thì ít không? Nhưng
bạn có nhận thấy đá bóng đến đỉnh cao của nghề là không dễ không? Hãy
quan sát các đội bóng đá nước ta: cũng hình thành các đội với đầy đủ ban
lãnh đạo và đội ngũ các cầu thủ giống như các đội bóng khác trên thế giới,
cũng tập, cũng đá,... chẳng khác gì họ. Song đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao
các đội bóng nước ta lại ở trình độ thấp vậy không? Thiết nghĩ, với bóng
đá thì vậy song với nghề kinh doanh mà bạn muốn lao vào thì nên nghiêm
túc: phải biết “nghề kinh doanh” trước khi khởi sự kinh doanh bởi nó là
điều kiện đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của bạn.
Hơn nữa, nghề kinh doanh không chỉ cần kĩ năng bình thường mà
còn là nghề cần trí tuệ. Bạn hãy tưởng tượng con đường kinh doanh bạn
sẽ bước vào. Đầu tiên là đặt và trả lời câu hỏi kinh doanh gì và ở đâu? Đây
là câu hỏi không mấy ai trả lời một cách dễ dàng. Vì sao không dễ dàng?
Vì để trả lời đúng câu hỏi đó thì cần có kiến thức, phải biết nghiên cứu xem
mình sẽ “bán hàng” cho ai, người mua cần gì và liệu có bao nhiêu người
cũng muốn “bán” thứ hàng mà mình đang muốn bán? Rồi từ đó bạn mới
nghĩ đến việc phải trả lời câu hỏi thứ hai: kinh doanh với qui mô nào? Và
câu hỏi thứ ba: kinh doanh theo phương thức nào?...
Khi doanh nghiệp hoạt động, vô vàn vấn đề đặt ra cần giải quyết, gặp
vô vàn gian truân, người không có trí tuệ làm sao có thể quyết định sáng suốt
được?
Phải là người có trí tuệ cao, nhà quản trị mới thoát khỏi vòng tư duy
kiểu truyền thống, cũ kĩ và manh mún. Phải là người có trí tuệ rất cao mới
nhận thức và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, vật liệu
mới; mới dám và biết quyết định cần phát triển ở thị trường nào, rút lui khỏi
thị trường nào và kiên quyết cạnh tranh ở thị trường nào? mới dám quyết
định sử dụng và biết sử dụng người tài giỏi hơn mình; mới dám quyết định
áp dụng một mô hình quản trị tiên tiến hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Cũng chỉ trên cơ sở có trí tuệ cao, chủ doanh nghiệp mới biết đề phòng và
tìm cách giảm thiểu rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh.
2.2. Nghề kinh doanh - một nghề cần nghệ thuật

Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các
nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc
phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài
tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.
Hộp 5. Câu chuyện về Rockefeller với những người thợ mỏ (3)
Năm 1915 Rockefeller là người bị nhiều người oán nhất ở miền mỏ
Colorado. Từ 2 năm rồi, xứ đó bị tàn phá vì một vụ đình công làm đổ máu nhiều
nhất trong nền kỹ nghệ Mỹ. Những người thợ mỏ trong công ty Nhiên liệu và Kim
thuộc ở xứ Colorado do ông Rockefeller làm giám đốc quyết liệt đòi tăng lương.
Dụng cụ và nhà máy bị phá phách, người ta kêu lính tới, sinh ra một cuộc đổ máu
và nhiều thợ đình công bị ngã gục dưới làn đạn. Trong tình hình khẩn trương như
vậy, trong không khí bừng bừng thù oán đó, Rockefeller quyết lấy lòng và hoà giải
với họ.
Sau hàng tuần cổ động ráo riết trong đám thợ để mở sẵn con đường hoà giải,
ông diễn thuyết trước đám thợ đình công, bài diễn văn đó là một trứ tác có kết quả
lạ lùng. Nó dẹp được những làn sóng thù nghịch bao vây ông, đang muốn nhấn ông
xuống và làm cho một số đông thợ theo ông. Ông giảng giải với họ một cách thân
mật, khéo léo đến nỗi thợ đình công trở lại làm việc mà không hề nhắc tới sự tăng
lương nữa, mặc dù trước kia họ chiến đấu dữ tợn đến thế. Bài diễn văn được bắt
đầu:
“Ngày hôm nay là một ngày vinh dự trong đời tôi. Lần này là lần thứ nhất
()
3
Dale Camegie (Nguyên Hiến Lê - P.Hiếu dịch): Đắc nhân tâm - bí quyết của thành công, Nxb Tổng hợp Đồng
Tháp 1994, trang 119-121.
tôi được cái vui và cái may mắn gặp hết thảy những người thay mặt nhân viên
trong công ty lớn của chúng ta, các vị quản lý, các vị chỉ huy, và xin anh em tin
chắc rằng tôi lấy làm hân hạnh được có mặt ở đây và sẽ nhớ cuộc hội họp này suốt
đời tôi. Nếu cuộc hội họp này xảy ra hai tuần lễ trước thì tôi đối với phần nhiều
anh em cũng như một người dưng thôi. Nhưng vì mới vài ngày nay, tôi đã đi thăm
hết các mỏ ở phương Nam, trò chuyện với các người thay mặt anh em, thăm viếng
gia đình anh em, hỏi han vợ con anh em,... cho nên, hôm nay chúng ta gặp nhau ở
đây, không phải như thù nghịch nhau, mà như chỗ bạn thân và chính nhờ cái tinh
thần mến nhau đó mà tôi thấy sung sướng được bàn với anh em về quyền lợi chung
của chúng ta.
Thiệt chỉ nhờ thịnh tình của anh em mà tôi được có mặt trong cuộc hội họp
giữa các vị giám đốc của công ty và các vị thay mặt cho nhân viên, vì tôi không có
cái may được ở trong nhóm dưới. Vậy mà tôi thấy tôi liên kết mật thiết với anh em
vì, tuy đại diện cho chủ nhân, nhưng tôi còn thay mặt tất cả những người làm công
nữa...”
Nghệ thuật làm cho kẻ thù trở thành bạn thân, đến vậy là tuyệt khéo.
Ví thử Rockefeller đã lựa một chiến thuật khác, công kích các thợ
mỏ, quát vào tai họ tất cả những lời làm cho họ mất lòng, dùng một giọng
khó chịu như bảo họ khờ, thử hỏi họ có chịu nhận lỗi của họ không, dù lý
luận của ông cực kỳ xác đáng? Và lúc đó sẽ ra sao? Lòng giận, thù và
phản đối tất sẽ tăng lên!
Hiểu như vậy, nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử
của các nhà quản trị trong các tình huống khác nhau. Các thái độ, cách ứng
xử này của các nhà quản trị phải nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Khi đã thành lập, doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường
kinh doanh rất cụ thể. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có
thể thành công thông qua việc giải quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp của
chủ doanh nghiệp với cán bộ công quyền, đồng nghiệp cũng như các nhà
quản trị và những người dưới quyền.
Bên cạnh trí lực ra quyết định đúng, người chủ điều hành doanh
nghiệp còn phải biết nên truyền tải quyết định đó cho ai, vào thời điểm nào
và với thái độ cụ thể nào? Chẳng hạn, bạn sẽ không thành công nếu
truyền tải quyết định đã ban hành cho người có trình độ, có tính chủ động
cao và cũng có lòng tự ái cao với thái độ không mềm dẻo; ngược lại, cũng
sẽ không thành công nếu truyền tải quyết định cho người nhu nhược mà
không tỏ thái độ kiên quyết, rõ ràng,... Câu chuyện về Rockefeller với
những người thợ mỏ của ông mô tả ở hộp cho một ví dụ về nghệ thuật khi
cư xử với cấp dưới trong tình thế rất khó khăn.
Để đưa doanh nghiệp đi lên, người chủ doanh nghiệp cần thể hiện
cách ứng xử nghệ thuật ở rất nhiều góc độ. Chẳng hạn, Dale Carnegie cho
rằng cần nghệ thuật dùng người, nghệ thuật gây thiện cảm, nghệ thuật dẫn
dụ người khác, nghệ thuật sửa tính cách người khác mà không làm họ
phật ý; hoặc Napoleon Hill cho rằng cần nghệ thuật hình thành mong
(4)
muốn; trong giáo trình Quản trị kinh doanh thì nghệ thuật tự quản trị lại
được nhấn mạnh và đưa lên hàng đầu. Hộp 6 chỉ đưa ra một ví dụ về sự
thành công của người chủ doanh nghiệp nếu biết nghe người khác nói.
2.3. Nghề kinh doanh - một nghề cần có một chút “may mắn”(phần tự học)

Nghề kinh doanh gắn với các quyết định đầu tư; mọi quyết định đầu
tư đều phải bỏ tiền ra trước, thu lại vốn và có thể có lãi sau. Chính hành vi
này dẫn đến nghề kinh doanh có đặc thù gắn với rủi ro. Khác với nhiều
nghề khác, kinh doanh gắn với rủi ro cao.
Ngày nay, khoa học quản trị kinh doanh phát triển, các công cụ đều
()
4
GS. Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên): Quản trị kinh doanh (nguyên lí chung cho các
loại hình doanh nghiệp), Nxb Lao động - Xã hội năm 2004, trang 72-82
cố gắng tập trung giải quyết vấn đề dự báo - làm sao để dự báo được
những “cái” sẽ diễn ra trong tương lai. Dự báo càng tốt, càng hạn chế
được tính rủi ro. Tuy nhiên, với tính chất biến động ngày càng tăng của
môi trường và thị trường, các công cụ dự báo không phải bao giờ cũng tỏ
ra hữu ích. Cũng chính vì vậy, bên cạnh các công cụ dự báo, người chủ
doanh nghiệp còn cần có tính nhạy cảm cao trong nhận thức chiến lược.
Điều này, cũng giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị định hướng đi
“giảm” tính rủi ro. Song nó cũng không phải tất cả, cái cuối cùng có thể nói
đến - đó là trông chờ ở một chút may mắn.
Hộp 6. Luôn lắng nghe mọi người (5)
Luôn biết lắng nghe mọi người, mỗi người có kinh nghiệm riêng của họ, có
thể kinh nghiệm của họ liên quan tới việc của bạn. Mỗi người đều có tư tưởng
riêng. Khôn ngoan không chỉ dành riêng cho người có học vấn. Nhà quản lí giỏi
chẳng mất gì, chỉ mất một chút thời gian để nghe người khác nói.
Các luật sư đang phải làm việc cả vào kì nghỉ cuối tuần. Họ phải làm việc -
vì vụ mà họ nhận bào chữa xem ra võ vọng. Thân chủ của họ bị bắt về tội giết
người, bằng chứng thật vững và không thể tranh cãi. Họ cần một lý lẽ biện hộ thật
hấp dẫn và thuyết phục và cần thật gấp. Nhóm luật sư biện hộ gồm luật sư chính,
đứng đầu công ty - một luật sư hình sự xuất sắc - và hai luật sư trẻ.
Như mọi ngày gần 20 năm nay, bà quét dọn đến công ty vào sáng thứ bảy,
đúng 8 giờ ông luật sư chính lên tiếng: “Chào bà Molodeski”. “Chào ông F” - bà ta
đáp lời dấm dẳng. Bà Molodeski chỉ cao có 1,50 m, một người luôn tươi cười. Bà
hỏi tiếp: “Chắc mấy cậu ở nhà không ngoan nên trông ông không được tươi tắn
lắm?” “Thôi được, bà đã hỏi thì tôi phải nói” - luật sư F trả lời: “Chúng tôi có một
vụ không chắc ăn vì lập trường của chúng tôi không vững, chúng tôi không lách
vào đâu được. Để tôi nói cho bà nghe rồi bà cho ý kiến nhé”.
()
5
Jeffrey J. Fox: Nghệ thuật quản lí, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, trang 59-61.
“Ờ, ờ,... thưa thủ trưởng, chúng ta còn nhiều việc phải làm, đâu còn thì giờ.
Một luật sư trẻ phản đối.
“Được mà Scott. Tôi luôn có thì giờ để nghe ý kiến bà Molodeski”!
Rồi luật sư F nói qua vụ án cho bà ta nghe. Nghe xong, bà hỏi: “ông đã coi
qua mấy thứ ma tuý đó chưa? Mấy thứ thuốc điên ấy làm bọn trẻ điên lên”.
Từ “điên" làm nảy trong đầu ông một cơ sở bênh vực mới.
Luật sư F bèn coi lại những thứ ma tuý. ông đi xem lại các xét nghiệm
máu. Ông nhờ những chuyên viên dược học thượng thặng trong nước. Ông
thuyết phục bồi thẩm đoàn là kết quả phối hợp của ma tuý và thuốc gây ảo giác
đã ảnh hưởng đến đầu óc thân chủ ông và trong tình trạng do thuốc gây nên, mất
tỉnh táo, thân chủ ông không có trách nhiệm về hành động của mình.
Sau bản án tha bổng, luật sư Scott xin lỗi luật sư F vì đã ngăn cản ông nói
chuyện với bà Molodeski. Luật sư F nói với luật sư Scott là ông thích nói về những
vụ án với những bà như bà Molodeski trên đời này hơn là nói với các luật sư khác.
Những luật sư khác chỉ đọc trong sách luật, còn những bà như bà Molodeski ngồi
trên ghế bồi thẩm đoàn. Những bồi thẩm là thính giả của chúng ta, không phải
những luật sư khác. Đừng coi thường những ông thợ xây, người coi quầy rượu,
phục vụ bàn và tài xế tắc xi. Người khác có thể được học hành tốt hơn, nhưng môn
học xa lạ hơn, nhưng bà Modeski là người khôn ngoan.
Luật sư F tốt nghiệp hạng ưu ở một trường luật nổi tiếng nhất xứ. Trên
tường trong văn phòng của ông treo đầy những ảnh của các tổng thống, các thống
đốc, những cầu thủ quán quân, những minh tinh, nhưng ông F không bao giờ cho
mình là quan trọng đến độ không nghe và học hỏi những người khác, ông F trở
thành người có tầm cỡ vì ông kính trọng cả những người mà người ta gọi là hạng
“tép riu”.
Ông F là một ông chủ lớn, đỡ đầu cho 14 luật sư khác mở 14 công ty luật
thành công - và tất cả họ đều lắng nghe bà Molodeski nói.
Điều này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa lớn nhất của nó là cần nhận thức
phải có tri thức khoa học khi ra các quyết định kinh doanh song nếu quyết
định cụ thể nào đó chưa đạt kết quả như mong muốn, thậm chí thất bại thì
cũng không được nản. Hãy biết nghiêm túc đánh giá lại và rút kinh nghiệm;
nếu bản thân đã làm hết mức rồi, kết quả không mong đợi là do khách
quan không thể lường trước thì hãy biết dũng cảm tiếp tục tiến lên.
3. Tư chất của một nhà kinh doanh sẽ “thành dạt”

Người chủ doanh nghiệp là một con người hành động, có động cơ
mạnh mẽ, chịu mạo hiểm để đạt tới những mục tiêu của mình. Những đức
tính và những nét đặc trưng kể ra sau đây phác thảo nên diện mạo người
chủ doanh nghiệp.
Thứ nhất, lòng tự tin
Đây là tố chất đầu tiên của người chủ doanh nghiệp - người lãnh
đạo. Là người lãnh đạo, là nhà kinh doanh phải có lòng tự tin. Sở dĩ như
vậy vì con đường kinh doanh là con đường gập ghềnh; người lãnh đạo lái
con thuyền kinh doanh cũng chẳng khác gì người lái thuyền điều khiển con
thuyền của mình trên một dòng sông chưa hề quen biết; phải đưa con
thuyền vượt qua muôn vàn ghềnh thác mà không thể lường trước được để
đi đến đích. Vậy, liệu con thuyền có tới đích nếu người điều khiển nó
không có lòng tự tin?
Lòng tin được thể hiện ở sự bình thản, tính độc lập và tinh thần lạc
quan của người lãnh đạo. Sự bình thản trước mọi biến cố có thể xảy ra là
biểu hiện rõ nét của lòng tự tin, chỉ ai có lòng tự tin cao độ mới có thẻ bình
thản giải quyết mọi vấn đề khi biến cố xảy ra. Tính độc lập trong suy nghĩ
và quyết định chính là biểu hiện khác của lòng tự tin. Chỉ ai có lòng tự tin
mới độc lập suy nghĩ và quyết định mà không sợ dư luận. Và chỉ ai có lòng
tự tin mới có tinh thần luôn lạc quan trong cuộc sống. Tất cả các tố chất
này đều cần có ở bất kỳ người chủ doanh nghiệp hay người lãnh đạo nào.
Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành
Đây là đức tính không thể thiếu của mọi người lãnh đạo. Để đưa con
thuyền kinh doanh qua mọi thác ghềnh, người chủ doanh nghiệp phải ý
thức được nhiệm vụ chèo lái của mình. Bạn phải ý thức được các nhiệm
vụ khi đưa thuyền đi qua vùng nước mênh mông, hiền hoà; song cũng phải
ý thức được mình sẽ phải làm gì nếu con thuyền đi đến vùng ghềnh thác,
đặc biệt cần làm gì trong trường hợp thác nghềnh rất nguy hiểm. Chỉ có
như thế con thuyền kinh doanh mới có thể đến đích cần đến.
Ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành biểu hiện rõ nét ở ý chí
muốn thành công, ý thức suy tính tới lợi nhuận cũng như ở tính bền bỉ,
kiên trì và kiên quyết. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng phải có nghị lực,
có sức làm việc lớn, hoạt bát và đặc biệt phải là người có sáng kiến.
Bảng 2. Những đức tính cần thiết của người khởi nghiệp
Đức tính Nét đặc trưng
1. Lòng tự tin 1.Sự bình thản
2.Tính độc lập
3.Tinh thần lạc quan
2. Ý thức rõ ràng về nhiệm 4.Ý chí đạt tới thành công
vụ phải hoàn thành để đạt 5. Ý thức lo tới lợi nhuận
6.Tính bền bỉ, kiên trì, kiên quyết
tới kết quả đã được dự tính 7. Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát
8.Sáng kiến
3. Năng khiếu chịu mạo 9.Thích mạo hiểm
hiểm 10.Không sợ rủi ro
11.Ham thích cái mới
12.Ham thích sự thách thức
4. Năng khiếu chỉ huy 13.Có cách ứng xử của người thủ lĩnh
14.Thoải mái trong các quan hệ với người khác
5. Năng khiếu đặc biệt 15.Biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của
người khác
16 . Nhạy cảm với cái mới
17. Có năng lực đổi mới, tính sáng tạo
18. Tính linh hoạt
19. Thảo vát
6. Biết lo về tương lai 20. Khả năng thích ứng
21. Năng khiếu thu thập thông tin
22 Lo xa
23 Sáng suốt
Thứ ba, năng khiếu chịu mạo hiểm đây cũng là một đức tính quan
trọng của người lãnh đạo. Chỉ dám chịu mạo hiểm, người lãnh đạo mới
dám “lái” con thuyền kinh doanh vào nơi mình chưa biết sẽ hiểm nguy ở
mức độ nào. Và chỉ trên cơ sở đó, mới có thể thu hái lợi nhuận và đi đến
thành công. Không có năng khiếu chịu mạo hiểm, người lãnh đạo không
dám đưa ra các quyết định táo bạo khi cần. Do dự, chần chừ trong nhiều
trường hợp đồng nghĩa với bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và do đó khó đem lại
thành công cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn giống người lái thuyền:
khi con thuyền sắp đến ngã ba thác ghềnh, không còn thời gian để người
điều khiển suy tính mà trong tích tắc người lái thuyền phải quyết định hoặc
rẽ hướng này, hoặc rẽ sang ngả khác. Nếu Không quyết định kịp thời, có
thể chính người lái thuyền đã làm cho con thuyền đâm thẳng vào vực xoáy
hoặc bờ đá nào đó ngay phía trước con thuyền.
Đức tính này biểu hiện ở tính thích mạo hiểm, thích sự thách thức
của người chủ doanh nghiệp.
Thứ tư, năng khiếu chỉ huy
Chủ doanh nghiệp là người lái thuyền - thuyền trường. Đề hoàn thành
sứ mệnh này, người chủ doanh nghiệp phải có năng lực chỉ huy người
khác. Năng lực chỉ huy là điều kiện đưa con thuyền doanh nghiệp vượt qua
thác ghềnh.
Vì thế, người chủ doanh nghiệp cận có cách ứng xử của người thủ
lĩnh, thoải mái trong các quan hệ với người khác và phải có năng khiếu biết
lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác. Đây là đức tính quan
trọng giúp anh ta thu lượm được các ý kiến tốt hơn cái mà bản thân anh ta
có và vì vậy là điều kiện giúp người chủ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
mà bản thân anh ta tưởng chừng không qua nổi.
Thứ năm, năng khiếu đặc biệt
Người đứng đầu doanh nghiệp cần có các năng khiếu đặc biệt gắn
với kinh doanh. Năng khiếu đặc biệt này thể hiện trước hết ở tính nhạy
cảm với cái mới. Đây là đặc tính rất cần thiết. Chỉ trên cơ sở nhạy cảm với
cái mới, người đứng đầu doanh nghiệp mới không để sản phẩm, dịch vụ
hoặc bản thân doanh nghiệp rơi vào trạng thái lạc hậu, trì trệ.
Tiếp đến phải là khả năng đổi mới, tinh sáng tạo của người đứng đầu
doanh nghiệp. Phải có khả năng này, người đứng đầu doanh nghiệp, mới
có thể chỉ đạo cấp dưới liên tục đổi mới hoạt động.
Người chủ doanh nghiệp còn phải lả người có tính linh hoạt cao, sẵn
sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Có thế doanh
nghiệp mới tránh được các thất bại mà nếu không linh hoạt đã vấp phải.
Hộp 7. Niềm khát khao thành công (6). Những tư duy thành công của tôi
Tôi không đầu hàng cho tới khi thật hài lòng với kết quả đạt được. Thất bại
chỉ là một trạng thái tinh thần. Tôi không triển khai dự án quan trọng nào cho tới
khi hoàn toàn tin tưởng vào giá trị lớn lao của nó. Khi đó, tôi không có lí do để từ
bỏ nếu gặp trở ngại. Nếu phương án này không thành công, tôi tìm kiếm phương
án khác cho tới khi tôi tìm được cách đạt được các mục tiêu đích thực của dự án.
Đôi khi tôi phải hết sức kiên nhẫn.
Sự chân thành là phẩm chất lãnh đạo
Sự chân thành mang lại sự tin tưởng, sự tin tưởng mang lại sự tôn trọng và
sự tôn trọng giúp bạn dẫn dắt tập đoàn của mình. Chúng ta thường nghĩ sự tôn
()
6
Trí tuệ kinh doanh châu Á - 32 giám đốc thành công nhất khu vực, Nxb Lao động 2005, trang 17-23 (Kazuo Inamori Người sáng lập,
Chủ tịch danh dự Công ty Kyocera, Người sáng lập Công ty DDI, Nhật Bản)
trọng là một tính cách của các nhà giáo hay giáo sư nên việc đề cao sự tôn trọng
đối với các nhân viên điều hành kinh doanh là một suy nghĩ khá lạ lùng. Tuy
nhiên, để khiến các nhân viên của bạn xích lại gần nhau, hãy sử dụng những khả
năng tốt nhất của họ và phát triển năng lực của họ, bạn phải chia sẻ quan hệ làm
việc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Sự tin tưởng này không thể có được trừ khi
người lãnh đạo là một người chu đáo, chân thành và quan tâm tới người khác.
Lòng dũng cảm từ niềm tin vững chắc
Tôi tìm thấy sửc mạnh từ niềm tin vững chắc sâu thẳm trong tôi và tin rằng
mọi người cũng vậy. Sức mạnh phi thường đòi hỏi con người phải làm những việc
chính nghĩa. Thậm chí, nếu chỉ có dấu hiệu của hoài nghi hoặc hay lưỡng lự, niềm
tin sẽ bị lung lay và lòng dũng cảm sẽ tan biến.
Có lần tôi nghe nói rằng 99% các bác sỹ đã từ chối chẩn đoán và chữa trị
cho những người thân yêu của họ trong hoàn cảnh hiểm nghèo, đặc biệt khi cần tới
phẫu thuật. Nhiều lí do được đưa ra để lí giải điều này. Có lẽ các nhà phẫu thuật lo
lắng rằng đôi bàn tay của họ sẽ run lên và tình cảm làm cho họ quá hồi hộp không
thể tiến hành một ca phẫu thuật chính xác cho người thân yêu. Những cảm xúc sẽ
tác động đến họ, nên họ muốn tin tưởng vào kỹ năng của đồng nghiệp hơn bản
thân mình.
Nhưng thực sự không nên như vậy. Nếu bạn có lòng dũng cảm và niềm tin
thực sự ở kĩ năng phẫu thuật của mình, bạn có lẽ không nên để đồng nghiệp tiến
hành phẫu thuật người thân, mà chính bạn sẽ tiến hành được ca phẫu thuật tốt nhất.
Một chìa khoá cho sức mạnh là phải có lòng dũng cảm để hoàn thành mục
tiêu. Một chìa khoá khác là tin tưởng ở khả năng của mình với niềm tin vững chắc
chứ không chịu những chi phối của tình cảm.
Tinh thần lạc quan khi sóng gió
Một nhà lãnh đạo phải luôn vui vẻ và lạc quan - đặc biệt trong lúc suy thoái.
Cách thức thực hiện điều này là luôn tin vào khả năng hiện thực hoá viễn cảnh đã
đặt ra và chia sẻ niềm tin này với nhân viên. Trong lúc khó khăn, điều đặc biệt
quan trọng là nhìn hiện thực như nó vốn có và thiết kế các chiến lược phù hợp nhất
với hoàn cảnh hiện tại. Nên nhớ rằng nền kình tế vận động theo chu kỳ, và do vậy,
một nhà lãnh đạo lạc quan - người nghĩ rằng suy thoái sẽ qua đi - sẽ dẫn dắt tập
đoàn theo một hướng tích cực hơn so với người bi quan - những người nghĩ rằng
mọi thứ sẽ xấu đi.
Tháo vát trong cuộc sống cũng là biểu hiện không thể thiếu của
người có năng khiếu kinh doanh đặc biệt.
Bên cạnh đó, người chủ doanh nghiệp còn cần có khả năng thích
ứng với sự biến đổi của xung quanh và có năng khiếu thu thập thông tin.
Thứ sáu, biết lo về tương lai
Đây cũng là đức tính không thể thiếu của người chủ doanh nghiệp.
Bạn phải biết lo xa và phải sáng suốt. Lo xa và sáng suốt dự phòng giúp
bạn tính toán cẩn thận và phòng tránh những bất trắc có thể.
Những nét tính cách trên có mối quan hệ phụ thuộc nhau: người có
lòng tin dễ sẵn sàng chịu trách nhiệm về những quyết định của mình và
chấp nhận nguy hiểm.
Mọi người đứng đầu doanh nghiệp đều không giống nhau ở các nét
đặc trưng trên song họ có những điểm chung, chẳng hạn phần lớn số họ
đều có lòng tự tin, khả năng chấp nhận mạo hiểm, tính mềm dẻo, khéo léo,
lòng ham thích rõ rệt đối với sự thành công và có nhu cầu lớn về tỉnh độc
lập.
Hãy phân tích ở hộp 7 những tư chất của ông Kazuo Inamori - Người
sáng lập, Chủ tịch danh dự Công ty Kyocera và Công ty DDI, Nhật Bản.
Công ty Kyocera ra đời năm 1959 với 28 nhân viên và số vốn 10.000 USD
mà Kazuo Inamori vay của người bạn. Ngày nay, Kyocera là công ty hàng
đầu sản xuất linh kiện bán dẫn và sản phẩm truyền thông, có 37.000 nhân
viên hoạt động ở Nhật và nước ngoài.
4. Chuẩn bị trở thành người chủ doanh nghiệp
4.1. Chuẩn bị các tố chất cần thiết

Nếu bạn đã có sẵn các đức tính mô tả ở mục 3 hoặc như các chuyên
gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân cần có bởi "mẫu
người 4 D" (4 tố chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh) bao gồm khát
vọng, động lực, kỷ luật và quyết tâm - tức là bạn đã có tương đối đầy đủ
“tố chất” của một chủ doanh nghiệp, một nhà kinh doanh (xem hộp 8). Nếu
còn thiếu, không có cách nào khác là bạn phải tự rèn luyện mình để có.
Hộp 8. Nguồn lực cần thiết đề khởi nghiệp kinh doanh
Hầu như bất cứ ai cũng có thề mở doanh nghiệp, song đề kinh
doanh thành đạt thì không dễ. Theo số liệu trong cuốn "Tỷ lệ đổ vỡ của các
công ty mới", ít nhất có một nửa số công ty mới tại Canada không tồn tại
đến năm thứ 3. Ấn phẩm này cho biết, nếu muốn mờ một doanh nghiệp
bạn phải có 4 nguồn lực dưới đây.
Bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân? Những doanh nhân
thành công là những người luôn tận tuỵ với hoạt động kinh doanh của mình. Các
chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân cần có bởi "mẫu
người 4 D", bao gồm Khát vọng (Desire), Động lực (Drive), Kỷ luật (Discipline)
và Quyết tâm (Determination).
Bạn cần có không chỉ ý tưởng kinh doanh, mà cả khả năng thực hiện những
ý tưởng đó. Những doanh nhân thành công là những người có quyết tâm cao để
vượt qua những trở ngại, thậm chí thất bại trong thời gian ngắn.
Khát vọng và động lực là điều kiện cần song chưa đủ đề khởi nghiệp. Kỷ
luật và quyết tâm là những yếu tố đảm bảo đề các doanh nhân đi theo và phát triển
ý tưởng kinh doanh, bất luận quá trình này suôn sẻ hay phải đối mặt với nhiều trở
ngại.
Bạn có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh? Nhiều người cố mở
doanh nghiệp trong khi còn thiếu những kiến thức cơ bản. Đây là nguyên nhân
chính làm nhiều công ty "chết yểu".
Để mở doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về nhiều khía
cạnh kinh doanh khác nhau và phải có những kỹ năng nhất định hoặc có nghiên
cứu để tìm thuê những người đảm nhận các công việc mà bạn thấy thiếu kỹ năng.
Kỹ năng không thể thiếu đối với DN là việc quản lý con người. Ngoài ra,
bạn cũng cần trang bị kiến thức về bán hàng và marketing cần nhận dạng đâu là
những đối thủ cạnh tranh của mình? Đâu là những cạm bẫy trên thương trường?
Chính sách khách hàng như thế nào?
Bạn có huy động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh doanh? Chỉ
một số ít người có vốn để lập nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài
khi khởi sự kinh doanh. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ
huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của
bạn.
Việc huy động đủ lượng vốn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, bởi không có gì đảm bảo rằng kinh doanh của bạn sẽ đem lại
ngay nguồn thu cho bạn như dự kiến và không có gì đảm bảo rằng, doanVi nghiệp
của bạn sẽ đem lại đủ tiền để duy tri cuộc sống cho cả gia đình bạn. Như vậy, vốn
cần thiết không chỉ gồm vốn để mờ doanh nghiệp mà còn để duy trì hoạt động của
doanh nghiệp cho đến khi đem lại lợi nhụận.
Bạn có được những nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết? Gia đỉnh là mắt
xích quan trọng nhất trong hệ thống hỗ trợ kinh doanh. Không phải ngẫu nhiên mà
hầu hết các nhà kinh doanh thành đạt đều là những người đã xây dựng giạ đình.
Gia đình không chỉ là nguồn hỗ trợ về tài chính, mà còn là nguồn động viên về tinh
thần cùng những nguồn ý tưởng và lời khuyên đáng quý đối với hoạt động kinh
doanh của bạn.
Nguồn hỗ trợ kinh doanh quý giá khác là các doanh nhân. Trước khi mờ
doanh nghiệp, bạn cần tiếp xúc và trao đổi với các doanh nhân đã từng thành công
trong hoạt động này để có được những thông tin cần thiết và có thề là những lời
khuyên hữu ích.
Tự biết mình phải chịu trách nhiệm về năng khiếu chĩ huy của mình,
bạn sẽ tha thiết hơn với việc phát triển năng khiếu đó.
Nhân cách ảnh hưởng tới cách ứng xử của bạn. Những tình huống
phát sinh từ những hoạt động hàng ngày của bạn và từ những quan hệ
của bạn với nhân viên dưới quyền là những dịp bạn có thể nâng cao trình
độ của mình trong vai trò người lãnh đạo. Biết lợi dụng các cơ hội để biểu
hiện năng lực chỉ huy của bạn trong công việc hàng ngày là cách tốt nhất
để rèn luyện nghệ thuật nắm quyền hành. Bạn càng có nhiều các đức tính
đã kể ở trên bao nhiêu, sẽ càng có cơ hội trở thành doanh nhân thành đạt
bấy nhiêu.
Bảng 3. Những mục tiêu bạn muốn đạt đến
Dự kiến
Mục tiêu Hiện
TT Nhân tố xem xét để đạt mục tiêu
cụ thê trạng
Hành động Thời gian
1 Sức khoẻ
2 Học vấn
3 Gia đình
4 Bạn bè
5 Phát triển cá nhân
6 Tiến triển nghề nghiệp
7 Chức vụ có thể đạt tới
8 Kinh doanh
9

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải tự xác định cho mình các
mục tiêu thể hiện khát vọng của bạn và nuôi dưỡng các hy vọng thực hiện
mục tiêu đã xác định. Mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu, bạn càng có cơ hội
để đạt được chúng bấy nhiêu. Để làm được, bạn phải hiểu rõ hiện trạng
của mình, xác định thật cụ thể mục tiêu muốn đạt và phải dự kiến các hành
động cũng như thời gian sẽ tiến hành để biến mục tiêu thành hiện thực.
Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải có cái nhìn cuộc sống
một cách lành mạnh. Đây chính là điều kiện giúp bạn vượt qua các thăng
trầm trong bước đường kinh doanh mà không bị mất thăng bằng.
Là người đứng đầu bạn phải là người có kỉ luật. Bất luận trong
trường hợp nào, bạn đều phải chấp hành nghiêm túc pháp luật, qui chế
cũng như mọi qui định về thời gian, về hoàn thành công việc đúng yêu cầu
về số lượng, chất lượng và thời gian,... Đây không chỉ là điều kiện để bạn
hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn làm gương cho những người khác
noi theo.
Phần lớn mọi người đẻ cho hoàn cảnh chi phối thải độ của họ, nhưng
là người đứng đầu doanh nghiệp phải ngược lại, có thái độ tác
động hoàn cảnh và sự việc xảy ra.
Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải biết tạo ra động cơ hành
động cho nhân viên và phải chịu trách nhiệm nâng cao trình độ của nhân
viên dưới quyền.
4.2. Chuẩn bị các kiến thức cần thiết

Thứ nhất, bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức kinh doanh cần
thiết
Các kiến thức kính doanh của bạn liên quan đến sản phẩm - thị
trường, khách hàng, bạn hàng cung ứng nguồn lực,... Không ai sinh ra đã
có ngay các kiến thức kinh doanh cần thiết. Tất cả các kiến thức kinh
doanh đều có thể học một cách căn bản ở các trường đào tạo hoặc tự học
trong cuộc đời. Con đường học tập ở các trường đào tạo thường ngắn hơn
và căn bản hơn. Con đường tự học thường dài hơn song có thể tạo cho
người đứng đầu doanh nghiệp độ nhanh nhạy cao hơn.
Là người sẽ lập nghiệp, bạn phải có tư chất tự đánh giá mình còn
thiếu kiến thức gì, cần học ở đâu, học khi nào?...
Từ đó, bạn chuẩn bị sẵn các kiến thức cần thiết cho quá trình lập
nghiệp của mình.
Thứ hai, chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết
Kiến thức quản trị rất đa dạng, vấn đề là ở chỗ bạn phải biết mình đã
có gì, ở mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình còn đang có ở
trình độ khiêm tốn, cần bổ sung. Điều này cực kì cần thiết.
Chuẩn bị các kiến thức cần thiết không có nghĩa là bạn phải có ngay
các kiến thức đó mà phải chuẩn bị dần dần. Điều quan trọng là phải xác
định được tối thiểu mình cần biết gì và phải đáp ứng trước khi khởi sự kinh
doanh. Những thứ khác có thể bổ sung, có thể biết rõ để tìm kiếm sự “hỗ
trợ” bằng con đường sử dụng nhân lực.
Tóm tắt chương

Thị trường mang bản chất là thị trường cạnh tranh, giá cả tuân theo
qui luật cung cầu. Muốn kinh doanh thành đạt, bạn hãy nhớ rằng mình
đang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và do đó, hãy biết “quên”
cách định giá bằng giá thành trong phổ biến các trường hợp định giá.
Đến nay, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường, nhưng tính chất “kế
hoạch hoá tập trung” còn cao. Doanh nhân một mặt, phải rất am hiểu các
thể chế thị trường và mặt khác, cũng lại phải nhận thức được và biết chấp
nhận các nhân tố còn “chưa thị trường” tác động đến hoạt động kinh doanh
của mình và phải “thích nghi” và phát triển được trong bối cảnh đó.
Tư duy kinh doanh nhỏ bé, manh mún vẫn là điểm đặc trưng của nền
kinh tế nước ta. Biểu hiện ở nhiều góc độ: kinh doanh với qui mô quá nhỏ
bé, kinh doanh theo kiểu phong trào, khả năng đổi mới các sản phẩm thủ
công truyền thống theo kịp các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp, kinh
doanh thiếu vắng tính phường hội hoặc hiểu và làm không đúng tính chất
phường hội, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích. Những đặc
trưng này tác động rất lớn tới lối tư duy của doanh nhân nước ta.
Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh thế kĩ XXI khác hẳn so
với mọi thời kì trước đó: phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu, tính chất
bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ.
Kinh doanh là một nghề. Nghề kinh doanh - một nghề cần trí tuệ, nghệ
thuật và cần có một chút “may mắn”. Vì vậy, một nhà kinh doanh sẽ “thành
đạt” cần có các tư chất là lòng tự tin, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải
hoàn thành để đạt tới kết quả đã được dự tính là đức tính không thể thiếu
của mọi người lãnh đạo, năng khiếu chịu mạo hiểm cũng là một đức tính
quan trọng của người lãnh đạo, năng khiếu chỉ huy, năng khiếu đặc biệt và
biết lo về tương lai.
Để trở thành chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị các tố chất cần thiết,
các kiến thức cần thiết. Đó là các kiến thức kinh doanh và các kiến thức
quản trị cần thiết.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi tham
gia môi trường kinh doanh quốc tế.
2. Thảo luận về một số tư chất, tố chất cần thiết trong thực tế của chủ doanh
nghiệp. Cho ví dụ minh họa và phân tích.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Tình huống 1:
Adie Horowitz kể, 17 năm trước, những đứa con của cô về nhà với mái đầu
đầy chấy rận. Bác sĩ đã giới thiệu một loại dầu gội trị chấy nhưng cô từ chối vì
không muốn bôi “thuốc trừ sâu” lên tóc con mình.
Chấy có thể sinh ra 10 trứng/ngày, vì vậy cô cần phải làm gì đó để tránh căn
bệnh phiền hà đang ngày một gia tăng theo cấp số nhân.
Horowitz đã đến thư viện lớn nhất tại Manhattan để nghiên cứu và thế là cô
tìm được công thức trị chấy rận từ thảo dược của châu Âu. Sau khi tìm được thảo
dược, cô đặt mua một chiếc lược chải chấy từ Đức và tự bào chế thuốc trị chấy cho
riêng mình.
Loại thuốc này đã giúp những đứa trẻ nhà Horowitz khỏi bệnh hoàn toàn.
Vui mừng vì thành công, Horowitz đã kể cho mọi người nghe và ngay sau
đó, cô nhận được rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn và giúp đỡ từ khắp nơi ở Brooklyn.
Sau đó, Licenders ra đời. Qua nhiều năm giúp các trẻ em trị chấy tại trường
học và trước khi đi cắm trại, đến nay, doanh thu của công ty đã vượt mức 1 triệu
USD và sở hữu 5 văn phòng. Horowitz nói, những người nổi tiếng như Kelly Ripa
hay các bà mẹ trong chương trình “The Real Housewives of New York” có thể
minh chứng cho dịch vụ và sản phẩm không độc hại của Licenders.
Horowitz đã biến vấn đề của mình thành một hoạt động kinh doanh vững
chắc.
Tình huống 2:
Không ai hiểu vấn đề của bạn hơn chính bản thân bạn, và thật tuyệt vời khi
bạn giải quyết được nó theo cách sáng tạo. Nhưng liệu bạn có thể kiếm tiền từ
những sáng tạo này hay không?
“Nếu chúng ta không ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành
hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng nên trông chờ đến một kết quả
tốt".
Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức
được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống:
một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn
cách thứ hai”.
Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay
mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi - Đặng Lê Nguyên Vũ đã
thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình
này!”.
Những năm 1990, thầy cô và các sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên
không ai không biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên khoa Y với nhiều
ước mơ và hoài bão vượt ra phạm vi đất nước. Nhận ra ngành Y không thể đáp ứng
được ước mơ và tham vọng của mình, năm thứ ba đại học, anh quyết định nghỉ học
và đón xe vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội. Ra đi với hành trang
duy nhất là tên và địa chỉ của một người chú chưa từng biết mặt, anh tự hứa sẽ
không trở về nhà cho đến khi sự nghiệp vững vàng.
Nhận được nhiều lời khuyên chân thành và bổ ích từ người chú, Đặng Lê
Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó. Tuy vậy, trong anh vẫn luôn nung
nấu ý tưởng kinh doanh. Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà
phê của Việt Nam không hề được biết đến. Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong
những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận? Nhận thức như
vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh muốn chế
biến ra loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tham vọng lớn lao
ấy thôi thúc chàng sinh viên Y đến cháy bỏng. Trình bày suy nghĩ với bạn bè để tìm
sự chia sẻ, nhưng anh chỉ nhận được sự giễu cợt và cho là “thằng điên hạng nặng”
với những ý tưởng vượt xa tầm với. Cả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói
chuyện với anh.
Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng
lớp có chung bầu nhiệt huyết, nhưng họ hứa chỉ giúp anh trong chặng khởi đầu chứ
không theo con đường kinh doanh đó. Không ngần ngại, Đặng Lê Nguyên Vũ bắt
tay thực hiện ý tưởng của mình. Anh cùng các bạn tranh thủ ngày chủ nhật, lặn lội
tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục
họ truyền nghề. Cứ vậy, anh tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê.
Hãy đọc 2 tình huống và phân tích các yếu tố cần thiết để tiến hành khởi
sự kinh doanh
Chương 2
HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Nội dung chương 1 gồm 3 nội dung chính:


1. Phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ bản của bản thân,
2. Các phương pháp xác định cầu thị trường
3. Phương pháp lựa chọn và đánh giá ý tưởng kinh doanh
4. Bước đầu mô tả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu chung của chương:
Chương 2 trình bày kỹ năng hình thành ý tưởng kinh doanh của người khởi
sự kinh doanh. Các kỹ năng này giúp người khởi sự kinh doanh xác định đúng và
chọn được ý tưởng kinh doanh phù hợp, có thể đem lại thành công trong quá trình
kinh doanh tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể:
- Sinh viên có thể phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ bản của bản thân
thông qua bảng câu hỏi
- Các phương pháp xác định cầu thị trường
- Sinh viên có thể hiểu và thực hiện các phương pháp lựa chọn và đánh giá ý
tưởng kinh doanh
- Bước đầu mô tả hoạt động kinh doanh của ý tưởng kinh doanh
1. Đánh giá mạnh, yếu của bản thân
Trước khi khởi sự kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, bạn phải
đánh giá xem bản thân bạn có khả năng ở lĩnh vực đó như thế nào? Đây là điều
kiện đầu tiên để bạn có thể khởi sự thành công.
Sẽ rất có ích nếu bạn tự đánh giá xem bản thân bạn thích và không thích gì,
có năng lực và không có năng lực gì liên quan đến công việc kinh doanh? Điều này
không chỉ giúp bạn định hướng tìm kiếm cơ hội kinh doanh mà còn giúp bạn đi
đến một ý tưởng kinh doanh phù hợp với các kỹ năng và sở thích của mình.
1.1. Nội dung cần đánh giá
1.1.1. Đánh giá những điểm mạnh
Mỗi người đều có những điểm mạnh, những kỹ năng có thể nào đó trong
một lĩnh vực cụ thể. Những điểm mạnh sẽ là nền tảng cho một công việc kinh
doanh cụ thể của người khởi sự kinh doanh.
Bản thân người khởi sự có thể đã quen thuộc với những kỹ năng của mình
đến mức chúng không thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu mình. Vì vậy, cách tốt
nhất là hãy tự đánh giá bản thân trong một vài tuần lễ xem mình có những năng
khiếu gì? Sau đó, cũng có thể kết hợp với việc hỏi những người hiểu rõ mình để
biết ấn tượng của họ về những gì họ thấy bản thân mình vượt trội.
1.1.2. Đánh giá những điểm yếu
Điểm yếu gây khó khăn và thậm chí có thể cản trở công việc kinh doanh của
bạn. Vì vậy, nhìn nhận được điểm yếu là rất cần thiết.
Bạn hãy nhớ lại và liệt kê các điểm yếu của mình. Điều này có thể không dễ
dàng. Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những nhược điểm đã rõ ràng. Nếu cảm thấy
lúng túng, nên hỏi ý kiến của những người quen biết - đặc biệt là những người biết
từ khi bản thân còn nhỏ - để xem họ có đồng tình vói nhận xét của bản thân bạn
không.
1.1.3. Đánh giá những kỹ năng, kinh nghiệm đã tích luỹ
Dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào, mỗi người đều có thể tích luỹ
được những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Kỹ năng, kinh nghiệm giúp ích cho
công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và là điều kiện đảm bảo công việc kinh
doanh thành công.
Để biết được các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bãn hãy tự viết ra tất cả
các công việc mà bạn đã từng đảm nhiệm, hãy nghĩ đến các nhiệm vụ khác nhau
mà bản thân biết cách hoàn thành. Để có danh sách kỹ năng, kinh nghiệm hoàn
chỉnh nên liệt kê ít nhất 10 mục khác nhau.
1.1.4. Đánh giá những việc bản thân thích làm
Những việc thích làm có thể giúp bạn tiến hành công việc với kết quả như
mong muốn. Nhà quản trị khởi sự kinh doanh hãy lập danh mục những việc bản
thân thích làm. Điều này có thể không dễ dàng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10
việc khác nhau.
Hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những sở thích và những mối quan hệ nảy
sinh tức thì trong đầu mình. Nếu cảm thấy lúng túng, bạn nên hỏi ý kiến của những
người đã biết mình từ lâu - đặc biệt là những người đã hiểu bạn từ thời thơ ấu - để
xem họ cảm thấy bản thân bạn vui sướng nhất khi bạn làm việc gì.
1.1.5. Đánh giá những việc bản thân không thích làm
Bạn cũng cần lập danh mục những việc bản thân không thích làm. Điều này
có thể cũng không dễ dàng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10 mục khác nhau. Bạn
hãy suy nghĩ mở rộng ra ngoài những vịcc không muốn hoặc không thích làm nảy
sinh tức thì trong đầu mình. Nếu cảm thấy lúng túng, bạn nên hỏi ý kiến của những
người đã biết mình từ lâu - đặc biệt là những người đã quen biết bạn từ thời thơ ấu
- để xem họ cảm thấy bạn khó chịu khi làm việc gì.
1.2. Phương thức tiến hành
Để tiến hành đánh giá đúng mạnh, yếu của bản thân nhà quản trj kkởi sự cần
tiến hành thận trọng, không nóng vội, mà:
- Để năm danh sách này dễ thấy trong vài tuần. Mỗi khi có một ý tưởng mới,
hãy lập tức ghi nó vào một mục phù hợp.
- Hỏi những người hiểu roc bản thân mình để khơi dậy trí nhớ cũng như
khẳng định các vấn đề mà bản thân mình chưa thấy rõ ràng.
- Hãy đánh giá cả mạnh, yếu của bản thân bằng phương pháp cho điểm. Tốt
hơn cả nên đánh giá cụ thể cấc mạnh, yếu đó gần trực tiếp với các hướng mà bạn
có ý định kinh doanh.
Có nhiều cách cho điểm, bảng 4 đưa ra một cách giúp bạn xác định điểm
mạnh, yếu của mình và xác định xem liệu bạn đã sẵn sàng trở thành nghiệp chủ
hay chưa?
Bạn hãy tự đánh giá bản thân theo các kỹ năng được liệt kê trong bảng. Tự
cho điểm từng kỹ năng cụ thể bằng cách điền số điểm thích hợp theo thang điểm
110 với điểm 12 chỉ khả năng ở mức rất thấp, 24 chỉ mứ thấp, 46 chỉ mức
trung bình, 68 chỉ mức cao và 810 chỉ mức rất cao. Sau đó, tính điểm trung bình
ở từng lĩnh vực và tổng số điểm trung bình bản thân đạt được rồi ghi vào cột và
dòng tương ứng.
Có thể kết luận về mạnh, yếu của bản thân theo số điểm tự đánh giá được
như sau:
- Nếu tổng số điểm trung bình bản thân đạt được ít hơn 40 điểm, phải cân
nhắc lại xem quyết định khởi sự kinh doanh của mình có đúng đắn không.
- Nếu tổng số điểm trung bình của bản thân đạt được trong khoảng 4050,
người muốn khởi sự gần như có thể tiến hành công việc kinh doanh. Tuy nhiên,
vẫn nên dành thêm thời gian để khắc phục một số điểm yếu của bản thân.
- Nếu tổng số điểm trung bình của bản thân lớn hơn 50, người khởi sự đã có
thể sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
2. Xác định cầu thị trường
2.1. Cách làm
Ở mục 1, người khởi sự mới chỉ xem xét các yếu tố của bản thân để đi đến
tìm kiếm ý tưởng kinh doanh của mình. Đến đây, bạn nên hướng vào thị trường để
phát hiện xem trên thị trường có nhu cầu nào chưa được lấp đầy mà bản thân có thể
đáp ứng.
Có rất nhiều cách tìm kiếm nhu cầu chưa được lấp đầy. Tuy nhiên, ý tưởng
kinh doanh sẽ tốt nếu xuất phát từ chính bạn: hãy xem bạn là ai (đã xét ở mục 1) và
thị trường đang cần gì mà bạn có thể đáp ứng (xác định ở mục này). Nhu cầu chưa
được đáp ứng có thể là các như cầu đã có nhưng thị trường chưa đáp ứng được đầy
đủ, có chỗ cho bản thân len và lấp đầy phần còn lại. Nhu cầu chưa được đáp ứng
cũng có thể là nhu cầu hoàn toàn mới lạ mà đến khi khởi sự chưa hề xuất hiện trên
thị trường.
Bảng 4. Đánh giá mạnh, yếu của bản thân
Điểm
Các kỹ năng Rất Trung Rất
Thấp Cao
thấp bình cao
1. Điểm trung bình kỹ năng bán hàng
 Lập kế hoạch bán hàng
 Đàm phán
 Nắm vững kỹ thuật sản phẩm
 Bán hàng trực tiếp
 Tổ chức dịch vụ sau bán hàng
 Theo dõi đỗi thủ cạnh tranh
2. Điểm trung bình kỹ năng marketing
 Chiến lược/kế hoạch marketing
 Quản trị kênh phân phối
 Quảng cáo/xúc tiến bán hàng/ quan
hệ công chúng
 Định giá
 Bao gói
3. Điểm trung bình kỹ năng tài chính
 Lập kế hoạch tiền mặt
 Quản trị các dòng tiền
 Lập các bảng cân đối tài chính
 Đọc báo cáo tài chính
 Phân tích tình hình tài chính
 Quan hệ với thị trường tài chính
4. Điểm trung bình kỹ năng kế toán
 Ghi hoá đơn, thanh toán, nhận tiền
 Ghi chép ban đầu
 Báo cáo tình hình kinh doanh hàng
tháng
 Chuẩn bị báo cáo thuế quý/năm
5. Điểm trung bình kỹ năng QT tài chính
 Lập chương trình
 Điều hành các công việc hành
chính
6. Điểm trung bình kỹ năng quản trị nhân
sự
 Tuyển dung/sa thải nhân viên
 Khuyến khích và chịu trách nhiệm
vật chất
 Xây dựng môi trường văn hoá
7. Điểm trung bình kỹ năng cá nhân
 Kỹ năng thuyết trình
 Kỹ năng viết
 Kỹ năng sử dụng máy tính
 Kỹ năng xử lý văn bản
 Kỹ năng tổ chức
8. Điểm trung bình các khả năng khác
 Làm việc trong thời gian dài
 Quản trị các rủi ro và sự căng thẳng
 Đối mặt với thất bại
 Làm việc độc lập
 Làm việc cùng người khác
 Chịu các áp lực trong công việc
Tổng số điểm trung bình đạt được

Với nhu cầu đã có, nếu muốn biết thị trường đang có nhu cầu gì chưa được
đáp ứng có thể thực hiện bởi nhiều cách khác nhau. Cách làm cụ thể tuỳ thuộc vào
quy mô và phạm vi kinh doanh. Nếu chỉ kinh doanh nhỏ và ở những nơi sinh sống,
bạn hãy tìm cách tiếp cận và tìm hiểu tại địa bàn bạn có ý định kinh doanh bằng
phương pháp trực tiếp quan sát, nghiên cứu thị trường và có thể nhờ người quen
trợ giúp. Nếu bạn định kinh doanh ở quy mô khá lớn, sẽ phải thận trọng nghiên
cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và sử dụng các phương pháp nghiên cứu và
dự báo thích hợp.
Với nhu cầu hoàn toàn mới lạ hãy xuất phát từ ý tưởng về nhu cầu của con
người rồi tìm cách kiểm chứng bằng phương pháp thăm dò ý kiến chuyên gia. Cần
thận trọng vì không phải bao giờ ý tưởng mới cũng thành công. Vấn đề là không
dừng lại ở nhu cầu chung chung, mà bạn hãy cố gắng xác định càng cụ thể, càng
tốt. Chẳng hạn không phải là xác định nhu cầu vở viết học sinh mà phải cụ thể hơn:
vở loại gì? phục vụ cho các đối tượng nào? với chất lượng nào? với thời điểm
nào?... Vì thế, những nội dung cần mô tả dưới đây là rất cần thiết.
2.2. Nội dung chủ yếu
2.2.1. Xác định khách hàng
Phần này cần mô tả cụ thể và đầy đủ các khách hàng tiềm năng cho sản
phẩm và dịch vụ mà bạn định cung cấp cho thị trường. Nên xác định đặc điểm cụ
thể của khách hàng, chỉ rõ khách hàng nhạy cảm với giá cả hay chất lượng hơn, họ
mua hàng trong những trường hợp nào và quan tâm đến những điều gì. phần này
càng cố gắng mô tả kỹ, càng tốt.
Bạn hãy cố gắng mô tả các khách hàng tiềm năng mà bản thân dự kiến đáp
ứng nhu cầu của họ theo các tiêu thức phân đoạn thị trường thích hợp. Ví dụ như
một công ty chuyên cung cấp hoa quả phải xác định các khách hàng của mình là
ai? Bản thân định đáp ứng cầu về hoa quả cho loại khách tiêu dùng có thu nhập ở
mức nào? Có cung cấp hoa quả cho các cơ quan, doanh nghiệp khác không? Đó có
thể là những cơ quan, doanh nghiệp nào?
Cần nêu tóm tắt tính toán của bạn, trình bày súc tích về những điểm tạo nên
sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các công ty khác trên thị
trường. Cần đưa vào những đánh giá cam kết của khách hàng. Đồng thời, cần giải
thích rõ vì sao bạn tiên đoán số lượng khách hàng của bạn sẽ gia tăng và làm cách
nào để đạt được điều này. Khi mô tả bạn nên:
- Tránh mô tả bằng thuật ngữ chung chung, sử dụng tờ khai hồ sơ khách
hàng để liệt kê những đặc điểm của các cá nhân và công ty sẽ mua sản phẩm hoặc
dịch vụ của bạn.
- Xác định đầy đủ chi tiết khu vực địa lý mà bạn có ý định bán hàng ở đó.
- Không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, tiếng lóng địa phương vì rất
có thể làm cho người đọc khó hiểu.
- Trong trường hợp đơn giản, có thể mô tả một cách ngắn gọn những khách
hàng mà bạn không muốn nhắm tới.
2.2.2. Quy mô và xu hướng thị trường
Phần này sẽ xác định quy mô của toàn bộ thị trường cũng như phân đoạn thị
trường mà người khởi sự muốn nhằm vào. Bạn hãy sử dụng các số liệu cũng như
thông tin về xu hướng của thị trường để vạch ra một thị trường hiện thực và xu
hướng phát triển của nó.
Sau khi đã xác định được toàn bộ thị trường, bạn hãy mô tả thị trường tiềm
năng bằng việc phân đoạn thị trường theo các tiêu thức thích hợp như sử dụng
những thông tin về địa lý, quy mô công ty, tổ chức kinh doanh, lối sống, giới tính,
tuổi, nghề nghiệp và các đặc điểm khác,... Để mô tả, nên chú ý:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu thế phát triển của thị trường như xu hướng
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, môi trường, chuyển dịch dân số, cạn kiệt
nguồn lực,... Cần chỉ rõ các xu hướng này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến
ý định kinh doanh cụ thể của bạn.
- Nhớ xác định nguồn số liệu. Điều này sẽ chứng tỏ bạn đã làm việc cẩn thận
và bảo đảm những thông tin do bạn cung cấp là đáng tin cậy. Hãy khẳng định mức
độ tin cậy của những người đã cung cấp những số liệu này.
2.2.3. Dự kiến doanh thu
Lượng hàng bán ước tính được đưa ra trên cơ sở đánh giá của bản thân về
lợi thế của hàng hoá hoặc dịch vụ; dự kiến giá cả, khách hàng, quy mô thị trường
và khả năng cạnh tranh của bạn. Cần tính toán sơ bộ số lượng hàng bán và tiền
hàng có thể thu được trong vòng ba năm tới; trong đó nếu có thể được, năm thứ
nhất nên tính cụ thể theo từng quý. Những con số này sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với các tính toán tài chính khác. Để làm tốt vấn đề này, cần chú ý:
- Giả định những kịch bản "tối ưu" và "chắc chắn xảy ra" để xây dựng tính
toán tổng thể về lượng hàng bán.
- Trích dẫn các nguồn số liệu để làm tăng độ tin cậy của các con số làm cơ
sở cho tính toán của bạn.
- Không đưa ra những dự tính qua to tát. Chúng dễ làm tổn hại uy tín kinh
doanh của bạn.
- Tránh lỗi hay mắc phải là ước tính kết quả kinh doanh khá khiêm tốn trong
vài năm đầu, rồi tăng mạnh về lượng bán hàng khi "thị trường bắt đầu cất cánh".
3. Xác định và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
3.1. Viễn cảnh tương lai cuộc sống bản thân
Bạn hãy nhắm mắt lại trong vòng một vài phút và tưởng tượng một hình ảnh
chi tiết về những gì mà mình muốn thấy trong cuộc sống 5 năm tới. Hình ảnh càng
chi tiết, càng tốt:
 Bản thân sẽ sống ở đâu?
 Sẽ làm gì hàng ngày?
 Sẽ làm công việc nào?
 Sẽ làm việc một mình hay cùng với những người khác?
 Xung quanh mình sẽ là những ai?
 Sẽ làm gì khi bạn không làm việc?
Khi hình dung viễn cảnh tương lai hãy đừng tự giới hạn mình trong những
câu hỏi trên mà nên sáng tạo một hình ảnh sống động, nghĩ đến những gì quan
trọng đối với cuộc sống của bản thân. Những vấn đề cá nhân này sẽ có ảnh hưởng
tới kiểu kinh doanh mà bản thân bạn sẽ theo đuổi: bạn muốn là người thành thị hay
nông thôn; muốn đi đây đó hay chỉ ngồi trước máy tính; muốn gặp mọi người hay
chỉ muốn làm việc qua điện thoại,... Làm như vậy sẽ giúp bạn tạo được nền tảng
cho việc lựa chọn công việc kinh doanh, ra các quyết định kinh doanh và đặt ra
những mục tiêu rõ ràng.
Tốt nhất, bạn cùng với một ai đó chia sẻ các hình dung về viễn cảnh của
mình. Nếu không thể được, bạn nên viết ra để hình dung viễn cảnh cụ thể hơn.
3.2. Mô tả ý tưởng kinh doanh
3.2.1. Ý tưởng kinh doanh
Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh
doanh. Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về sản
phẩm/dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một doanh
nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở
những thị trường hiện tại thì đó chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Nếu
doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình thì sẽ
tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.
Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh bạn thì việc tìm kiếm
các ý tưởng kinh doanh tốt là việc không dễ dàng. Một vài ý tưởng kinh doanh xuất
phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu cầu tiêu
dùng; một vài ý tưởng khác lại xuất phát từ sự may mắn; có những ý tưởng lại xuất
hiện một cách rất ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của bạn. Dù nguồn gốc xuất
hiện nào thì bạn cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh liên quan đến tội ác, đến
các hoạt động kinh doanh trong n gành lao động tay nghề thấp kém, các ngành
kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc nghiệt,...
Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó
lấp đầy được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho
khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ
mới; hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường
mới; từ một tổ chức mới:
Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh
mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến.
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ
dàng khi bắt đầu một công việc kinh doanh. Vì việc phát minh ra những sản
phẩm/dịch vụ mới thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo nên nhiều khi họ ít
quan tâm đến nhu cầu thị trường. Điều này gây ra những khó khăn khi khởi sự kinh
doanh. Khi bắt đầu kinh doanh từ những phát minh mới, bạn cần phải có bằng sáng
chế cũng như việc thử nghiệm nó. Nhưng để đạt được điều đóthì cần rất nhiều
công sức, tiền bạc cũng như thời gian.
Còn ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sự cải tiến hay đổi mới sản phẩm/dịch
vụ có phần dễ dàng hơn cho khởi đầu kinh doanh. Cải tiến hay đổi mới sản phẩm
là việc cải thiện những sản phẩm hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình
dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu mới hoặc thêm các chức năng mới,...
Đôi khi việc cải tiến cũng cần phải có bằng sáng chế hay một sự thử nghiệm; tuy
nhiên, nó không phức tạp như đối với một phát minh mới vì nó đã có nền tảng trên
sản phẩm hiện tại đã được tiêu dùng. Ví dụ đơn giản trong trường hợp này là ý
tưởng kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh của nhiều doanh nghiệp xuất hiện
trong thời gian gần đây.
Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản
phẩm trong quá trình sản xuất.
Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh đối với sản
phẩm hiện tại.
Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó
nhu cầu vượt cung. Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự.
Thứ tư, có thể toạ ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như
trong phân phối.
Chẳng hạn, Ford Việt Nam không chế tạo được xe ô tô nhưng họ tạo ra được
một dây chuyền lắp ráp như là một tổ chức mới. Về nguyên lý, điều này tạo ra cho
công ty có lợi thế đưa ra giá rẻ, chất lượng, dịch vụ tốt hơn.
Như vậy, một ý tưởng kinh doanh là một ý tưởng phải tạo ra được lợi thế
cạnh tranh. Để khởi sự kinh doanh, cần phải có ý tưởng kinh doanh tốt.
Có rất nhiều cách khái niệm cơ hội kinh doanh và không có một khái niệm
nào giống khái niệm nào. Có thể quan niệm cơ hội kinh doanh là hoạt động kinh
doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào mà cung chưa đáp ứng cầu thị trường. Người
khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh, cung cấp cho những người mua các
sản phẩm/dịch vụ để kiếm lời. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ sản phẩm/dịch vụ mở ra
kinh doanh phải đem lại khả năng khá chắc chắn cho việc kiếm lời của bạn. Điều
này liên quan đến kỹ năng tính toán cơ hội của người khởi sự. Nguyên tắc là càng
có nhiều thông tin và xử lý thông tin chính xác, dự báo càng tốt và tính toán càng
cụ thể thì cơ hội càng chắc chắn và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, việc tự tìm kiếm các công việc kinh
doanh hiện tại hay nhượng quyền kinh doanh đều có thể tạo ra các cơ hội kinh
doanh. Tự tìm kiếm một cơ hội kinh doanh và thực hiện nó là cách làm phổ thông.
Theo cách này, nếu thành công bạn sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy nhiên,
theo cách này bạn lại rất dễ gặp rủi ro vì ít am hiểu và chưa có cả kỹ năng cụ thể
lẫn kinh nghiệm. Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, cách nhượng quyền kinh
doanh sẽ đem lại khả năng chắc ăn hơn song kinh doanh theo kiểu này, bạn phải
chia sẻ lợi nhuận.
Khái niệm nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là một doanh nghiệp (người
bán quyền kinh doanh, licensor-seller) bán cho một doanh nghiệp khác (người mua
quyền kinh doanh, purchaser - liscensee) quyền kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của
mình. Ví dụ như Mc Donal ở các nước hay Kentucky ở thành phố Hồ Chí Minh là
các doanh nghiệp bán quyền kinh doanh. Khi đó, người bán quyền kinh doanh sẽ
đảm bảo và giúp đỡ người mua trong việc tìm kiếm vị trí phù hợp hay cung cấp các
sản phẩm/dịch vụ cũng như có thể có hỗ trợ kỹ thuật khác cho người mua quyền
kinh doanh của họ.
Có rất nhiều các cơ hội kinh doanh khác nhau, nhưng để lựa chọn được cơ
hội dẫn đến ý tưởng kinh doanh tốt, cần chú ý những vấn đề sau:
- Phải tâm huyết với việc thực hiện công việc kinh doanh
- Đánh giá một cách trung thực và chính xác về khả năng của cá nhân
- Phải hiểu và biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan
- Phải đánh giá thị trường của loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn quan tâm
- Phải xác định được số lượng người mua trong một khoảng thời gian đáng
kể
- Kiểm tra lại những yêu cầu về kinh nghiệm và đào tạo khi bắt đầu hoạt
động kinh doanh
- Những yêu cầu về tỉ suất lợi nhuận, đòi hỏi về thời gian, dịch vụ cũng như
mức tài chính trung bình.
- Kiểm tra công việc kinh doanh hiện tại và việc tiếp cận với cơ hội mới
- Nghiên cứu lịch sử
- Đánh giác các chính sách và cơ hội của công ty với các hiệp hội hay các
nhóm doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm liên quan,...
3.2.2. Các bước cần tiến hành đi đến liệt kê các ý tưởng kinh doanh
Bảng mô tả các thông tin cần thiết có thể giúp bạn bước đầu lý giải việc bạn
đi đến ý tưởng kinh doanh thông qua việc xác định các nhu cầu của thị trường. Bạn
đừng sợ sẽ trở nên kỳ quặc; có khi những ý tưởng tuyệt vời nhất lúc đầu lại nghe
có vẻ điên rồ. Nếu những ý tưởng của bạn có một số chỗ hổng thì hãy gác chúng
sang một bên và tiếp tục tìm kiếm.
Khi suy nghĩ về các khả năng kinh doanh, hãy luôn nhớ rằng không phải bạn
sẽ gắn cả đời mình với công việc đó. Bạn có thể điều hành một doanh nghiệp trong
một vài năm cho đến khi bạn có một ý tưởng kinh doanh mới nào đó hay bạn tìm
kiếm được một vị trí kinh doanh với quy mô, nhiệm vụ lớn hơn. Để lý giải bước
đầu vì sao đưa ra các ý tưởng kinh doanh của mình, bạn hãy tiến hành các công
việc hoặc trả lời thật cụ thể các câu hỏi sau:
1. Hãy đánh thức giác quan kinh doanh của bạn, chú ý tìm xem có những cơ
hội nào chưa được lấy đầy. Nghiên cứu thị trường bằng cách:
- Đọc các báo và tạp chí
- Xe tivi
- Trò chuyện với mọi người
- Đến các trung tâm buôn bán lớn
-...
2. Bạn muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn chưa thể tìm
được trên thị trường?
-
-...
3. Có việc gì mà mọi người đều không thích làm mà bạn có thể làm?
-
-...
4. Có sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm cho cuộc sống của những người
bạn quen biết trở nên dễ dàng hơn không?
-
-...
5. Những xu hướng kinh doanh nào đang diễn ra mà bạn có thể tham gia vào
và sẽ thực sự nhóm lên sự nghiệp kinh doanh của bạn?
-
-...
6. Có những khoảng trống trên thị trường mà bạn có thể lấp đầy với tài năng
của mình không? Chúng là gì? (Ví dụ: xu hướng thu hẹp quy mô công ty đã mở ra
thị trường cho các dịch vụ như tư vấn kỹ thuật chế bản điện tử, thiết kế đồ hoạ,
dịch vụ nhân sự và bảo trì máy tính).
-
-...
7. Cuối cùng, hãy viết ra một số ý tưởng kinh doanh tiềm năng (viết thật cụ
thể: đừng viết “nhập khẩu/ xuất khẩu” mà “Nhập khẩu loại bánh bột ngô mỏng và
nước sốt sala kiểu Mexicô dành cho những người sành ăn”)
-
-...
3.2.3. Đánh giá ý tưởng kinh doanh
3.2.3.1. Đánh giá bước đầu
Khi đã tìm kiếm được các ý tưởng kinh doanh, bạn có thể đánh giá bước đầu
các ý tưởng kinh doanh đó ở ba góc độ sau đây:
Thứ nhất, đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng
Bạn hãy sử dụng ma trận đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng để đánh giá.
Ma trận gồm ba cột:
- Cột thứ nhất mô tả các ý tưởng của bạn
- Cột thứ hai đánh giá từng tiêu thức cho mỗi loại ý tưởng
- Cột thứ ba giúp xác định vị trí từng ý tưởng của bạn
Cho điểm từng tiêu thức phải phù hợp với mục tiêu. Chẳng hạn, nếu mục
tiêu là vị trí thị trường mới thì có thể cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện tại”.
Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì có thể cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ
chức mới”, có thể cộng 3 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; có thể
cộng 2 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; có thể cộng
1 điểm vào “Sản phẩm mới”.
Toàn bộ tiêu chí đưa ra được cho điểm từ 0 đến 10. Chẳng hạn, nếu như ý
tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm phân loại là 2
điểm. Nếu như nhờ vào tổ chức mới này có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4
điểm vào và toàn bộ điểm xếp hạng la 6.
Với kết quả cụ thể, có thể đánh giá theo toàn bộ số điểm đạt được như sau:
- Từ 9  10 điểm: ý tưởng tuyệt vời
- Từ 7  8 điểm: ý tưởng hay
- Từ 5  6 điểm: ý tưởng trung bình
- Dưới 5 điểm: ý tưởng tồi.
Bảng 5. Ma trận đánh giá bước đầu ý tưởng kinh doanh
T
Ý tưởng Phân loại Ý tưởng của công ty
T
1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10
2 Sản phẩm mới 8
Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm,
3 6
tổ chức mới
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4
5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2
6 Sản phẩm hiện tại 0
Tuy nhiên, với bất cứ công cụ nào cũng phải có sự đánh giá và bàn luận. Có
thể có ý tưởng rất hay về ngành vật liệu thép hoặc thăm dò vũ trụ, nhưng nó đòi
hỏi vốn rất lớn mà bạn không thể có tiền để đầu tư.
Thứ hai, đánh giá tính chất rủi ro của ý tưởng.
Trong nhiều trường hợp, chỉ vì rủi ro mà ý tưởng từ tuyệt vời trở thành ý
tưởng tồi. Vì vậy, bạn hãy biết sử dụng ma trận đánh giá rủi ro. Ma trận đánh giá
rủi ro có thể có kết cấu như sau:
Cao

Xác suất
xảy ra
rủi ro

Thấp Mức độ tác động của rủi ro Cao


Hình 1. Ma trận đánh giá rủi ro
- Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao
- Dự đoán tác động của mỗi rủi ro
- Xác định vị trí trên ma trận
Với mỗi góc vuông, liệt kê các rủi ro có thể gặp phải theo xác suất xảy ra và
mức độ tác động. Nếu các rủi ro nằm ở góc vuông có mức độ tác động cao và xác
suất xảy ra cao thì cần tiến hành lựa chọn ý tưởng kinh doanh khác.
Thứ ba, đánh giá tính phù hợp với các quy định pháp luật
Bạn hãy sử dụng ma trận đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến ý
tưởng kinh doanh. Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng có thể những ý
tưởng đó rơi vào khu vực những quy định không cho phép hoặc hạn chế của các cơ
quan chức năng. Do vậy, điều quan trọng ở đây là cần xem xét ý tưởng có nằm
trong quy định cấm hay hạn chế này hay không?
Cách làm như sau:
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán
các quy định sẽ ban hành ở nơi bạn kinh doanh. Đây là bước cực kỳ khó khăn vì
các quý định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng. Do vậy, tốt nhất nếu có tư
vấn chuyên môn.
- Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản đến ngăn cản hoạt
động kinh doanh. Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà bạn có
thể đối mặt với chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như quy định phải có
bằng lái xe khi lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy
bằng. Ngược lại, quy định ngăn cản là quy định tạo ra một rào cản mà bản thân khó
hoặc không thể vượt qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác
định đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không có coi như người khởi sự phải từ bỏ ý
định kinh doanh ngành này. Vì dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng
dược sỹ, muốn mở phòng khám hay bệnh viện cần có bằng bác sỹ...
- Vẽ ma trận và định vị ý tưởng kinh doanh. Từ nghiên cứu các quy định sẽ
vẽ và xác định vị trí trên ma trận.
Nếu ý tưởng nằm trong ô các quy định cấm thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm ý
tưởng kinh doanh khác.
Cấm Hạn chế
Được phép

3.2.3.2. Đánh giá cụ thể và lựa chọn ý tưởng kinh doanh


Bảng dưới đây giúp bạn đánh giá cụ thể hơn và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
thích hợp. Các bước cần tiến hành như sau:
Bước 1, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã chấp nhận ở bước trên
Ở cột ngoài cùng bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh theo mức độ bạn
quan tâm. Điền vào dòng trên cùng bên trái ý tưởng mà bạn quan tâm nhất, tiếp
theo là các ý tưởng bạn ít quan tâm hơn.
Bước 2, đánh giá ý tưởng kinh doanh
Về nguyên tắc, bạn có thể đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Để đánh
giá các ý tưởng đưa đưa ra, bạn có thể cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được
nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở dưới
mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở trên mức trung
bình. Các tiêu thức cụ thể như sau:
- Hiểu biết về ngành kinh doanh. Bạn biến những gì về ngành này? Bạn có
cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có
phải thu nhập thêm một đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không?
Thang điểm đánh giá: cho điểm 0 nếu bạn không hiểu gì về ngành kinh doanh này;
cho điểm 2 nếu bạn có hiểu biết lơ mơ; cho điểm 4 nếu bạn hiểu một cách hạn chế
và cho điểm 6 nếu bạn hiểu ở mức có thể tự tiến hành công việc.
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Trong một số trường hợp bạn có
thể hiểu biết rất sâu về lĩnh vực này nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Bạn đã
bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này chưa?
Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này? Thang
điểm đánh giá cụ thể: cho điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì; cho điểm
2 nếu bạn chỉ có chú kinh nghiệm nhưng chưa đủ; cho điểm 6 nếu bạn không thông
thạo lĩnh vực này.
- Kỹ năng của bạn. Hiện tại hãy bỏ qua những kỹ năng thông thường đối với
mỗi ý tưởng kinh doanh và tập trung vào những kỹ năng đặc thù trong nhàng kinh
doanh đó. Những kỹ năng mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ
năng đó, để có được chúng, bạn phải cố gắng ở mức độ này? Thang điểm cụ thể:
cho điểm 0 nếu không có kỹ năng này; cho điểm 2 nếu chỉ có ít kỹ năng; cho điểm
4 nếu có một số kỹ năng; cho điểm 6 nếu bạn có đủ kỹ năng cần thiết.
- Khả năng thâm nhập thị trường. Hãy tính đến cả những chi phí để tham gia
kinh doanh và những rào cản cạnh tranh bạn có thể gặp phải. Ví dụ, nếu bạn muốn
kinh doanh dịch vụ tại nhà thì chi phí thành lập có thể không đáng kể, nhưng nếu
đã có một vài doanh nghiệp khác đã đang kinh doanh ngành dịch vụ này thì việc
tiếp cận thị trường có thể gặp khó khăn. Thang điểm cụ thể: cho điểm 0 nếu lĩnh
vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh; cho điểm 2 nếu bạn đã có sự thâm nhập hạn
chế; cho điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ; cho điểm 6 nếu hầu như
không có hạn chế nào dodói với sự thâm nhập.
- Tính độc đáo của ý tưởng. Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý
nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà nó có ý nghĩa rằng
không có ai cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách mà bạn định cung cấp sản
phẩm và dịch vụ theo cách mà bạn định cung cấp, hoặc nó hàm ý rằng không có ai
sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khu vực kinh doanh của bạn. Bạn đang tìm
cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ của bạn với những đối thủ kinh doanh mặt
hàng và dịch vụ đó. Thang điểm đánh giá cụ thể: cho điểm 0 nếu sản phẩm hoặc
dịch vụ của bạn do rất nhiều người cung cấp; cho điểm 2 nếu có một số người khác
cùng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống bạn; cho điểm 4 nếu chỉ có một hoặc
hai người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại; cho điểm 6 nếu không có ai
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại; cho điểm 6 không có ai cung cấp sản
phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có ý định cung cấp.
Bước 3, lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Bạn hãy tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa
vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tổng số điểm cho từng ý
tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp.
Với thang điểm nêu trên, tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp đơn giản
như sau:
- Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20
- Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí
- Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo
Sau quá trình loại bỏ này sẽ chỉ còn danh mục các ý tưởng có thể triển khai
trong thực tế. Bạn có thể cân nhắc thêm để chọn một (vài) trong các ý tưởng đó
hoặc chọn ý tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không ý
tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không có ý tưởng nào
được chọn thì bạn lại phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.
3.2.4. Mô tả ý tưởng kinh doanh
Khi đã đánh giá và chấp nhận một ý tưởng kinh doanh, cần mô tả ý tưởng
kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô tả ở dạng rất đơn
giản. ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ, không quá dài. Ý
tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý
tưởng chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi.
Bảng 6. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Số thứ ý tưởng Kiến Kinh Kỹ Khả Tính Tổng
tự kinh thức nghiệm năng năng độc đáo cộng
doanh thâm
nhập thị
trường
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1
2
3
4
...

4. Mô tả bước đầu hoạt động kinh doanh


Dù bạn đang tìm vốn hay chỉ đơn thuần phát triển một tài liệu dù nội bộ, bạn
vẫn cần có khả năng diễn đạt rõ ràng hình ảnh công ty của bạn. Phần mô tả hoạt
động kinh doanh của bạn chính là cái nhìn chiến lược về công ty bạn. Nó bao gồm:
bạn là ai, bạn sẽ cung cấp sản phẩm gì, thị trường nào bạn sẽ hướng tới, tại sao
việc kinh doanh của bạn có thể có lợi nhận.
Có quá nhiều chủ doanh nghiệp mắc lỗi hoạt động do không có một cái nhìn
chiến lược, lý do cản trở khả năng tăng trưởng và phát đạt của doanh nghiệp. Một
chủ doanh nghiệp không có cái nhìn chiến lược sẽ khó có thể mô tả rõ ràng hoạt
động kinh doanh của mình và sẽ rời vào tình trạng mô tả dài dòng, lan man, có
những cụm từ hay cách biệt ngữ không thể hiểu được. Một mô tả dễ hiểu và súc
tích về công ty sẽ không chỉ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn hỗ trợ cho
bạn trong các tình huống thông thường khác – từ việc bắt đầu một quan hệ, đến
việc thực hiện những cuộc gọi tiếp cận một tờ báo cho một cuộc phỏng vấn. Một
phần mô tả hoạt động kinh doanh tiêu biểu bao gồm:
4.1. Ngành kinh doanh
Hãy bắt đầu phần mô tả bằng một tóm tắt ngắn gọn về ngành mà bạn đang
định bước vào cạnh tranh. Mục tiêu là phần trình bày của bạn cần phải toát lên
được rằng bạn đang hoạt động trong một ngành kinh doanh “nóng” với một triển
vọng phát triển dài hạn. Bạn cũng đang chuẩn bị cho việc mô tả của công ty của
bạn bằng cách chỉ ra bạn đáp ứng thị trường cụ thể nào.
Hãy bàn về tình trạng hiện tại cũng như xu hưởng tương lai ngành kinh
doanh của bạn. Bạn cũng nên cung cấp các thông tin về các phân đoạn thị trường
khác nhau của ngành, trong đó tập trung cào ảnh hưởng tiềm năng của những phân
đoạn này đối với công việc kinh doanh của bạn. Nhớ đề cập đến các sản phẩm mới
hay các phát triển mới sẽ đem lại lợi hay có thể gây tổn hại cho công ty của bạn.
Có thị trường mới và/hoặc khsách hàng mới cho công ty/các công ty của bạn. Ví
dụ như thị trường và/hoặc khách hàng của bạn không? Các nhân tố và các xu
hướng của cả nước, xu hưởng kinh tế nào sẽ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh
bạn đang xúc tiến? Để mô tả ngành kinh doanh bạn nên chú ý:
- Hãy tự do tạo ấn tượng. Bạn có thể mô tả ngành kinh doanh của bạn như kể
một câu chuyện. Thu hút sự chú ý của người đọc bằng ngôn ngữ mạnh mẽ, đầy
hứng thú làm cho người đọc quan tâm đến ngành cũng như doanh nghiệp của bạn.
- Trả lời “câu hỏi taị sao” làm các mô tả trở nên thuyết phục hơn. Viết “thị
trường sẽ tăng trưởng 25% hàng năm” nghe có vẻ ấn tượng. Nhưng sẽ trở nên nỗi
bật hơn với câu hỏi: điều gì đã dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng này? Và câu trả lời “vì tỷ
lệ những người trong độ tuổi sinh đẻ gia tăng làm cho nhu cầu giải trí ở nhà tăng
lên”... càng làm cho nhận định của bạn trở nên thuyết phục.
- Đây không phải là một bàn luận về cuộc cạnh tranh của bạn. Thông tin đó
nên được đưa sau này trong phần phân tích cạnh tranh. Thay vào đó, bạn hãy đưa
ra một cái nhìn tổng quát về ngành kinh doanh mà trong đó bạn và các công ty
khác sẽ cạnh tranh.
- Nhiều dự án kinh doanh đã phạm sai lần khi nghiên cứu thị trường dựa trên
những ước đoán. Vì thế, bạn nên nghiên cứu ngành kinh doanh của bạn và hỗ trợ
cho nghiên cứu của bạn bằng những dữ liệu thực tế. Nhớ chú thích tất cảcác nguồn
thông tin.
- Các hiệp hội thương mại có các nguồn thông tin quý giá về xu hướng của
ngành.
- Các tờ báo, tạp chí kinh doanh tổng hợp (Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn,...) và các tờ báo, tạp chí thương mại của các chuyên ngành
cũng thường đưa ra thông báo về các xu hướng phát triển trong phạm vi ngành.
Nhiều kết quả nghiên cứu và các thư viện của các trường đại học cũng xuất bản các
ấn p hẩm thương mại khác nhau và các bản tin thường kỳ. Hãy tìm trong những
trang vàng danh sách các xuất bản phẩm hoặc sử dụng một dữ liệu cơ sở như thông
tin sẵn có để tìm những tham khảo về các chủ đề cụ thể.
- Đừng sợ khi đưa vào những thông tin tiêu cực về ngành của bạn. Những
bàn luận về các cản trở mà công ty của bạn có thể phải đối mặt thể hiện một cái
nhìn thực hiện của bạn đối với thị trường.
- Nếu bạn trích dẫn những thông tin này từ một số báo cụ thể hay một báo
cáo nghiên cứu, bạn có thể kèm theo một bản vào phần phụ lục của kế hoạch kinh
doanh của bạn.
4.2. Công ty
Phần bàn về công ty của bạn nên bắt đầu bằng bản mô tả nghiệm vụ – một
hoặc hai câu mô tả mục đích kinh doanh và đối tượng khách hàng mà sản phẩm
hay dịch vụ của bạn hướng tới. Bản mô tả nhiệm vụ không rõ ràng thể hiện bạn
không hiểu rõ mục đích của công ty mình.
4.2.1. Mô tả doanh nghiệp
Một khi đã có bản mô tả nhiệm vụ của mình, bạn có thể bàn thêm về các
khía cạnh “kỹ thuật” của doanh nghiệp bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang kể một câu
chuyện về doanh nghiệp mình, nên dù phải tường thuật những lĩnh vực mang tính
kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý giữ tính sinh động và sự thú vị của doanh nghiệp bạn.
Một số lĩnh vực bạn nên đưa vào bao gồm:
- Doanh nghiệp bạn thuộc loại hình kinh doanh nào? Sản xuất, dịch vụ, bán
buôn hay bán lẻ?
- Doanh nghiệp bạn được thành lập khi nào? là doanh nghiệm mới hay đã
được thành lập từ trước. Câu chuyện liên quan đến sự sáng lập doanh nghiệp như
thế nào?
- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp bạn: kinh doanh theo Nghị định
66/HĐBT, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
hay công ty cổ phần?...
- Những người đứng đầu doanh nghiệp là ai và họ có những kinh nghiệm
phù hợp nào?
- Bạn sẽ hướng đến thị trường nào? Bạn sẽ bán cho ai? Hàng hoá hay dịch
vụ của bạn sẽ được bán như thế nào?
- Hệ thống hỗ trợ nào sẽ được bạn tận dụng? Dịch vụ khách hàng, quảng cáo
hay xúc tiến kinh doanh?...
Khi mô tả bạn cần nhớ rằng:
- Mục tiêu của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào thị trường. Một cửa hàng
bách hoá ở một tỉnh nhỏ có thể bán tạp hoá, phần cứng máy tính, báo và xăng vì
đây là cửa hàng duy nhất bán các mặt hàng này trong vùng. Một thị trường lớn sẽ
đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao hơn để bạn có thể giành được vị trí trong cạnh
tranh.
- Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường không phát triển được với việc sử dụng
các nhãn hiệu đã có sẵn không phải của riêng doanh nghiệp. Hãy tự hỏi mình rằng
bạn đang thực sự kinh doanh gì? Bạn đem lại lợi ích thực sự gì? ví dụ: nếu bạn
soạn bản tin thường kỳ cho các doanh nghiệp, bạn chỉ là một “nhà xuất bản bản
tin” hay bạn “giúp các doanh nghiệp lớn đưa thông tin quan trọng tới đối tác và
khách hàng tiềm năng”?
- Nếu doanh nghiệp đã được thành lập từ trước, hãy kể ra lịch sử ngắn gọn
của doanh nghiệp và trích dẫn những con số doanh thu và lợi nhuận trước đây. Nếu
bạn đã từng có những thất bại hay thụt lùi, hãy giải thích tại sao và chỉ ra những nỗ
lực để sữa chữa điều này. Doanh nghiệp bạn có thay đổi quyền sở hữu không? Hãy
nhớ nói lý do tại sao doanh nghiệp được bán.
- Khi nói về những người đứng đầu doanh nghiệp, bạn không cần phải cung
cấp sơ yếu lý lịch đầy đủ – hãy giành thông tin chi tiết đó cho phần sau này của kế
hoạch. Nhưng cũng đừng quá vắn tắt.
4.2.2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ
Hãy mô tả mỗi sản phẩm/dịch vụ của bạn và tập trung làm rõ những sản
phẩm/dịch vụ này sẽ được sử dụng như thế nào? Mô tả càng chi tiết càng tốt để
người đọc có hứng thú thực sự đối với những thứ bạn đang bán. ứng dụng và mục
đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm là gì? Hãy nhấm mạnh của những đặc trưng
hoặc sự khác biệt của sản phẩm của bạn.
Hãy nhấn mạnh lợi thế bán hàng duy nhất của bạn. Lợi thế bán hàng duy
nhất của bạn sẽ là vấn đề độc quyền, phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với các
đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang thu hút nguồn đầu tư thì đây chính là những gì
người độc của bạn muốn thấy. Nếu đó là một tài liệu nội bộ, lời thế bán hàng duy
nhất của bạn sẽ là yếu tố quyết định đến chiến lược bán hàng và tiếp thị của bạn.
Nếu không có lợi thể bán hàng duy nhất, sản phẩm/dịch vụ của bản sẽ không có gì
nổi bật và sẽ không có lý do gì để người tiêu dùng mua nó.
Lợi thể bán hàng duy nhất có thể là gì? Đối với một sản phẩm, lợi thế bán
hàng duy nhất có thể là một công thức chế biến độc quyền (công thức bí mật của
cô-ca cô-la) hoặc là một cách thức phục vụ đặc biệt. Chẳng hạn, dịch vụ chở khách
với phương thức đón và trả khách tận nhà. Cần chú ý một số điểm sau:
- Hãy tập trung vào những nhân tố thành công của bạn. Nói cách khác, hãy
nghĩ về việc làm thế nào dễ kiếm được tiền. Tại sao các sản phẩm/dịch vụ của bạn
lại thành công trên thị trường. Có rất nhiều lý do để bạn có thể liệt kê công việc
kinh doanh được tổ chức tốt, trang thiết bị hiện đại, vị trí địa lý đặc biệt, thị trường
đã sẵn sàng cho sản phẩm này, một sản phẩm tuyệt vời với giá cả vừa phải,...
- Nếu bạn bán sản phẩm, bạn có thể cần cung cấp cả những thông số kỹ
thuật cụ thể. Nếu có thể, cung cấp cả những bức ảnh đẹp về sản phẩm đó.
- Một trong những thách thức của bạn là giữ được tính “độc nhất” trong lợi
thế bán hàng duy nhất của bạn. Nếu như dodói thủ của bản có cơ hội đưa ra những
sản phẩm/ dịch vụ có những đặc điểm độc nhất đó, bạn sẽ cần bàn lại cách
thức/phương án bạn luôn dẫn đầu trên thị trường.
- Hãy mô tả lợi thế cạnh tranh của bạn một cách cụ thể. Đừng chỉ có nói
rằng “chúng tôi dự định cung cấp những dịch vụ tốt hơn”. Hãy giải thích bạn sẽ
làm điều đó nhưng thế nào và taị sao điều đó lại làm cho bạn khác những đối thủ
canh tranh khác.
4.2.3. Định vị trên thị trường
Vị trí là sự khác biệt của bạn trên thị trường: đó là cách bạn muốn thị trường
và các đối thủ cạnh tranh của bạn công nhận sảnphẩm hay dịch vụ của bạn. Nếu lợi
thế bán hàng duy nhất của bạn dựa trên những đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ
thì vị trí của bạn lại dựa vào các khách hàng và sự cạnh tranh của bạn. Nếu bạn
đang mở dịch vụ giặt khô, bạn có thể thành doanh nghiệp có dịch vụ nhanh nhất,
đáng tin cậy nhất và rẻ nhất, hoặc đơn giản là có dịch vụ tốt nhất. Loại hình chuyển
quà theo email có thể nhấn mạnh đến khía cạnh giá cả, sự tiện lợi, chính sách hoàn
trả linh hoạt, sản phẩm độc đáo hoặc là một sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó.
Một tiệm uốn tóc có thể nghĩ rằng vị trí là dựa trên hình ảnh.
Bạn hãy khẳng định vị trí của mình bằng cách trả lời ngắn gọn và trực tiếp
những câu hỏi sau:
- Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có gì đặc sắc?
- Sản phẩm của bạn có thể thoả mãn những yêu cầu nào của khách hàng?
- Bạn muốn mọi người nhìn nhận về sản phẩm/ dịch vụ của bạn như thế nào?
- Những đối thủ cạnh tranh của bạn định vị trên thị trường ra sao?
Khi định vị trên thị trường bạn cần chú ý:
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bằng cách đi mua hàng ở cửa hàng của họ
hoặc gọi điện cho họ để biết xem họ chào mặt hàng gì và giá bao nhiêu.
- Lập một danh sách về tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ,
chú ý đến những vấn đề như cách phân phối, giá cả, giá trị, dịch vụ và sự đúng hẹn.
Ví dụ, nếu bạn tiến hành nghiên cứu thị trường, bạn sẽ tập trung đi sâu vào kết quả
nghiên cứu về giá, tần suất khảo sát, các dịch vụ đi kèm và danh tiếng trên thị
trường.
- Nếu cần, nên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh qua các tạp chí thương mại để
hiểu được thế mạnh và điểm yếu của họ.
- Để tạo lập vị trí của mình trên thị trưởng, bạn sẽ cần phải hiểu những quy
chuẩn như giá cả, hoá đơn và phân phối. Những thông tin này có thể lấy từ các tổ
chức xúc tiến thương mại. hãy đến gặp thủ thư bộ phận thông tin của thư viện để
tìm một hiệp hội/tổ chức thích hợp lĩnh vực kinh doanh của bạn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy lấy một số ví dụ thục tế, Phân tích một số ví dụ thực tế về xác định và
lựa chọn ý tưởng kinh doanh.
2. Hãy suy nghĩ xây dựng một ý tưởng kinh doanh và phân tích ý tưởng
đó. Bài tập có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm với nội
dung sau:
- Tên ý tưởng
- Lý do lựa chọn ý tưởng
- Mô tả sơ lược ý tưởng kinh doanh
- Thông tin về Khách hàng tiềm năng
- Đặc điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ
- Thông tin về Thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Kế hoạch Thực hiện ý tưởng

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Tình huống 1: Mary Ellen Sheets, Dịch vụ vận chuyển Two Men and a
Truck
Có lẽ bà Mary Ellen Sheets chẳng thể ngờ những chuyến chở rác giúp lối
xóm lại thay đổi cuộc đời của bà như vậy. Đầu thập niên 1980, hai người con trai
của bà là Jon và Brig Sorber đã dùng chiếc xe tải cũ giúp các gia đình trong khu
phố dọn dẹp rác rưởi, di chuyển đồ đạc... Sau khi hai cậu con vào trường đại học
và khách hàng vẫn liên tục gọi tới, Mary Ellen đã thuê hai người đàn ông và mua
một chiếc xe tải mới với giá 350 USD.
Ban đầu bà chỉ làm kinh doanh vì thú vui, nhưng sau đó Mary Ellen bỏ việc
và tập trung hết thời gian cho việc này. Bà cũng đưa ra một quyết định táo bạo là
nhượng quyền. Ngày nay, công ty Two Men and a Truck của Mary Ellen đã có 224
đại lý ở 34 bang trên nước Mỹ. Brig Sorber hiện làm giám đốc điều hành, nhưng
Mary Ellen vẫn có tên trong ban giám đốc. Cậu con trai còn lại là Jon Sorber cũng
là một quản lý trong công ty. Doanh thu năm 2011 của công ty là 220 triệu USD.
Tình huống 2: Đồng hồ báo thức…biết chạy - ý tưởng tử sở thích "ngủ
nướng
Gauri Nanda, sinh viên của học viện công nghệ Massachusetts rất ham ngủ
và cứ mỗi lần đồng hồ báo thức kêu, cô lại tắt chuông ngủ thêm vài lần. Vậy nên
khi phải thiết kế một sản phẩm theo yêu cầu của thầy giáo, ý tưởng về một chiếc
đồng hồ báo thức “biết chạy” xuất hiện. Với 2 bánh xe được gắn vào, mỗi khi đến
giờ báo thức mà chủ nhân nhấn nút tắt chuông, chiếc đồng hồ báo thức sẽ lăn từ
trên tủ đầu giường xuống và chạy khắp phòng, buộc kẻ ham ngủ phải choàng dậy
đuổi theo để tắt chuông.
Khi tốt nghiệp Nanda lấy chiếc đồng hồ mẫu ngày nào ra và kêu gọi tài trợ
từ gia đình để bắt đầu sản xuất. Từ đó thương hiệu Clocky ra đời. Đến nay nó đã
có mặt ở trên 45 quốc gia với hàng nghìn nhà phân phối, đem về doanh thu gần 10
triệu USD mỗi năm. Hiện công ty còn cho ra đời loại đồng hồ không cần bánh xe
mà tự lăn đi bằng động năng.
Tình huống 3: Món cơm ép “Việt Nam”
Giữa năm 2010, trên chuyến bay sang New York cùng gia đình, chúng tôi
được phục vụ bữa ăn nhẹ, gồm một bánh cơm ép kiểu Nhật, cùng một vài đồ ăn
khác. Bữa ăn quả thật rất ngon, và dễ nuốt cho dù mọi người đều khá mệt mỏi với
chuyến bay dài nhất thế giới.
Lúc ấy, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, tại sao không thương mại hóa
món “cơm ép” này tại Việt Nam?
Tôi vẫn biết rằng, dung lượng thị trường ăn trưa văn phòng tại Hà Nội,
Tp.HCM quả thực rất lớn, do cuộc sống và công việc ngày một khẩn trương và
căng thẳng, thời gian nghỉ trưa ngày một hạn chế. Tình trạng kẹt xe, tắc đường
cũng như khoảng cách lớn giữa nơi làm việc và nhà ở đã không cho phép công
chức văn phòng về nhà dùng bữa cơm trưa. 
Hàng trăm ngàn, hàng triệu công chức, nhân viên văn phòng quả thực đã tạo
ra một thị trường cơm trưa khổng lồ, với tốc độ phát triển nhanh chóng. Tuy vậy,
không ít nhân viên công sở chúng ta hằng ngày đều đau đầu với câu hỏi, tưởng như
rất đơn giản: “Ăn gì trưa nay?”, cho dù họ có khá nhiều lựa chọn, từ cơm hộp, cơm
bụi, đến cơm "máy lạnh". 
Trong khi đó, fastfood - sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống hiện đại, mang
nét đặc trưng của văn hóa Mỹ - khi vào Việt Nam lại được Việt hóa một cách bất
ngờ. Thay vì một bữa ăn cho cuộc sống luôn di chuyển và luôn bận rộn như tại
quê hương của nó, thì khi vào Việt Nam, nó lại trở thành một bữa ăn vui cho lứa
tuổi teen và các gia đình có con nhỏ và kết quả là, mỗi quán ăn nhanh lại thành
một tụ điểm gặp gỡ cho các vị khách nhí. Trong khi đó, giới văn phòng và doanh
nhân lại luôn coi nó như một loại đồ ăn không phù hợp, có thể do khẩu vị, và do
thiếu tính "lành" đặc trưng của bữa ăn của người Việt. 
Và rõ ràng, thực trạng này đã tạo một thị trường rất lớn cho những sản phẩm
"Việt hóa" sản phẩm của Mỹ, và "Mỹ hóa" phong cách của Việt.
Ngay sau khi trở về nước, một sản phẩm fastfood hoàn toàn Việt Nam đã ra
đời, với thương hiệu VietMac, nhờ nỗ lực của các cộng sự và cá nhân tôi. Hai bánh
cơm kẹp thức ăn, cùng với salad và đồ uống, hình thức rất "hamburger", nhưng
khẩu vị hoàn toàn Việt. Đó là một bữa trưa nhanh thuần Việt, rất tiện dụng, sạch
sẽ, và là lựa chọn không tồi cho doanh nhân, công chức thời bận rộn. 
Chúng tôi thực sự bất ngờ với sự đón chào của thị trường. Chỉ trong vòng 4
tháng đầu tiên, kể từ ngày sản phẩm chào đời, 6 cửa hàng VietMac đã được xây
dựng. Điều đặc biệt, trong số đó có 4 cửa hàng do đối tác nhượng quyền thương
hiệu đầu tư và vận hành. 
Dĩ nhiên, rõ ràng còn quá sớm để khẳng định thành công, và con đường
trước mắt còn rất dài để VietMac khẳng định được vị thế của người đi đầu. Song,
một ý tưởng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và khác biệt một cách
sáng tạo, tin rằng sẽ luôn có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường. 
Qua một câu chuyện thực tế, tôi chỉ muốn chia sẻ với độc giả rằng, trong
mỗi chúng ta đều có một nguồn vốn không giới hạn, đó là sự sáng tạo. Và cơ hội
kinh doanh luôn mở ra với bất kỳ ai có ý tưởng, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, để
biến ý tưởng thành hiện thực.
Thật hạnh phúc nếu biết đầu tư đúng lúc, đúng nơi như Google để có cơ hội
trở thành tỷ phú. Nhưng, có lẽ cũng vui không kém, khi mỗi chúng ta có cơ hội
được nhìn thấy trái ngọt, dù còn khiêm tốn, từ ý tưởng kinh doanh của chính bản
thân mình.
Hãy đọc các tình huống trên và cho nhận xét về cách lựa chọn ý
tưởng kinh doanh.

You might also like