You are on page 1of 2

Vật lý 8 (Ngày 9/4/2020)

CHỦ ĐỀ: ÁP SUẤT

A. Hệ thống kiến thức

I - Áp suất

1. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

2. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố

+ Độ lớn của áp lực

+ Diện tích bị ép

3. Công thức tính áp suất

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

p : áp suất (N/m2, paxcan)

F
p= F : Áp lực
S

S : diện atích mặt bị ép (m2)


B Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người
thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 2m và S1 = 2S2 thì khi so sánh áp suất hai người tác
dụng lên mặt đất, ta có:

A. p1 = p2

B. p1 = 2p2

C. p2 = 4p1

D. p2 = 2p1

II - Áp suất chất lỏng

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các bật trong lòng chất lỏng.

p = d.h

p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

h: là chiều cao của cột chất lỏng/ (m)

BÌNH THÔNG NHAU - MÁY NÉN THỦY LỰC

Bình thông nhau?

- Bình thông nhau là bình có từ hai ống trở lên nối thông đáy với nhau.
- Kết luận: Trong bình thông nhau chứa một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng không đứng yên,
các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở một độ cao.

Lực đẩy Ác si mét:

- Phương thẳng đứng.

- Chiều từ dưới lên trên.

Công thức: FA= d.V

Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Với V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

Sự nổi: Vật nổi khi FA > P; vật chìm khi FA < P; vật lơ lủng khi FA = P (Với FA là lực đẩy Ác si mét tác
dụng lên vật , P là trọng lượng của vật)

B Một vật được cân bằng lực kế . Trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi nhúng chìm vật trong nước
lực kế chỉ 3,6 N. Biết dn=10000 N/m3. Bỏ qua lực đấy Ác si mét của không khí . Thể tích của vật là
------

A. 480 cm3

B. 360 cm3

C. 120 cm3

D. 20 cm3

III - Áp suất khí quyển

Sự tồn tại của áp suất khí quyển:

Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp
không khí bao quanh Trái Đất.

Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.

Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác sụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

Độ lớn của áp suất khí quyển:

Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xen-li, do đó người ta thường
dùng đơn vị mmHg (hoặc cmHg) làm đơn vị đo áp suất khí quyển

You might also like