You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN

NGHIÊN CỨU VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ


TẶNG
DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH DU LỊCH
Cần Thơ, tháng 12/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN


MSSV: B1708113

NGHIÊN CỨU VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ


TẶNG
DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH DU LỊCH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


ThS. TRƯƠNG THỊ KIM THỦY
Cần Thơ, tháng 12/2020
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là một cột mốc quan trọng của thời sinh viên, đánh dấu quãng đường
học tập dài và là thử thách cuối cùng của chặng đường đại học. Dù gặp phải không
ít khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài luận văn nhưng bằng tất cả sự nỗ l ực,
cố gắng không ngừng thì cuối cũng tôi cũng có thể hoàn thành lu ận văn v ới s ự giúp
đỡ từ rất nhiều phía.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Trương Thị Kim Thủy, người
đã dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn, góp ý về các vấn đề liên quan đ ến n ội
dung nghiên cứu, động viên tinh thần của tôi khi gặp những sai sót, khó khăn trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô thuộc bộ môn Lịch s ử - Địa lý – Du
lịch đã truyền thụ những kiến thức, kỹ năng quý báu trong suốt 4 năm tôi học ở trên
giảng đường Đại học. Đó là hành trang vô cùng quý báu giúp tôi có bước vững vàng
hơn trên con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn quý cô, chú, anh, chị lãnh đ ạo Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Phòng quản lý du lịch TP. Bến Tre, đã cũng c ấp
cho tôi nguồn số liệu và những thông tin vô cùng quý giá giúp tôi có th ể s ử d ụng
trong quá trình nghiên cứu. Và cũng xin cảm ơn cô, chú, anh, chị đang sinh s ống t ại
Bến Tre,cung cấp thông tin về thực trạng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du l ịch đ ể
tôi có thể thực hiện hoàn thành đề tài.
Cuối cùng là cảm ơn gia đình, bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt th ời
gian qua, họ là nguồn động viên và chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình
học đại học cũng như là thời gian thực hiện đề tài luận văn. Tuy đã c ố g ắng h ết
mình trong thời gian qua bằng tất cả sự nỗ lực, nhiệt huyết của bản thân nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi mắc phải những thiết sót. Vì vậy, rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn để đề tài luận văn c ủa tôi có
thể hoàn thiện hơn. Cuối lời xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành
công và công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..


Sinh viên thực hiện

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Dương Thị Ngọc Hân

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre...............................................................22
Hình 2. Biểu đồ so sánh doanh thu từ các hoạt động du lịch năm 2015 và năm
2019............................................................................................................................. 43

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

DANH MỤC BẢNG


Trang
- Một số điểm du lịch nổi bật tại Bến Tre:..........................................................31
Bảng 1. Thống kệ lượt khách đến với tỉnh Bến Tre năm 2015-2019.................35
Bảng 2. Thống kê tổng doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2015-2019...........43
Bảng 3. Thống kê doanh thu của hàng hóa lưu niệm năm 2015-2019................47

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................2
4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU..........................................................................2
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU.............................................................................3
5.1 Quan điểm lãnh thổ.............................................................................. 3
5.2 Quan điểm lịch sử................................................................................. 3
5.3 Quan điểm kinh tế - xã hội...................................................................3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................3
6.1 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................3
6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...........................................3
6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.........................................4
6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu................................................4
6.2.1 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp...........................4
6.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp..........................4
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM TRONG DU
LỊCH.................................................................................................................. 6
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch................................................................6
1.1.1 Định nghĩa về du lịch...................................................................6
1.1.2 Phân loại du lịch..........................................................................7
1.1.3 Sản phẩm du lịch.........................................................................7
1.1.4 Tài nguyên du lịch.......................................................................8
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch..............................................8
1.1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch...............................................8
1.1.5 Điều kiện phát triển du lịch.......................................................11
1.1.5.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội...................11
1.1.5.2 Cơ sở hạ tầng...................................................................12
1.1.5.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch.........................12
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
1.1.5.4 Chính sách phát triển du lịch............................................13
1.1.5.5 Nguồn nhân lực................................................................13
1.1.5.6 Trình độ dân trí................................................................13
1.2 Các khái niệm cơ bản về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch................13
1.2.1 Khái niệm sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch........................14
1.2.2 Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch....14
1.2.3 Ý nghĩa của sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch.....................15

Chương 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ TẶNG DU
LỊCH TẠI TỈNH BẾN TRE.....................................................................................22
2.1 Giới thiệu về Bến Tre................................................................................ 22
2.1.1 Vị trí địa lý................................................................................. 22
2.1.2 Lịch sử hình thành.....................................................................23
2.1.3 Điều kiện tự nhiên.....................................................................25
2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................27
2.1.5 Du lịch Bến Tre..........................................................................31
2.1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên..............................................31
Bến Tre có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng
của các vùng sinh thái tự nhiên gồm ba vùng: nước ngọt, nước
mặn và nước lợ. Vùng sinh thái nước ngọt có vườn trái cây nhiệt
đới, làng hoa kiểng, ươm cây giống; vùng sinh thái nước lợ có
những làng dừa trồng xen cây ăn trái; vùng nước mặn với đặc
điểm môi trường đất phù sa mặn có rừng đước, chà là… bạt ngàn,
hệ động vật phong phú, nguồn lợi thủy sản dồi dào và là nơi quần
tụ của hàng chục vạn cá thể chim, là địa điểm du lịch sinh thái
hấp dẫn........................................................................................ 31
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn............................................33
Xứ dừa Bến Tre có chung đặc điểm văn hóa nhân văn của miệt
vườn Nam bộ, nhưng cũng có sắc thái riêng của ba đảo dừa xanh.
Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các sinh hoạt của cư dân xứ dừa là
một nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa - du lịch. Lễ hội, trò
chơi dân gian, ca nhạc tài tử, những điệu hò của vùng sông nước,
hát sắc bùa Phú Lễ và ẩm thực đặc thù của địa phương... giúp du
khách hiểu thêm về miệt vườn, về văn hóa Nam bộ, thêm yêu
thiên nhiên đất nước, con người Bến Tre......................................33
Đến xứ dừa, khách du lịch được tận mắt nhìn thấy ngôi nhà truyền
thống làm bằng gỗ dừa, từ phòng khách đến gian bếp đều có
những đặc điểm riêng biệt với ngôi nhà của nhiều vùng khác hoặc
đi ghe chèo hay ghe máy trên sông rạch ngắm màu xanh của dừa
nước bạt ngàn, xuồng ghe chở dừa khô, dừa uống nước, củi dừa,

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
vỏ dừa, chỉ xơ dừa, trái cây nhiệt đới... Phong cảnh sôi động đặc
trưng của một vùng sông nước rừng dừa......................................33
- Một số điểm du lịch nhân văn nổi bật tại Bến Tre:.....................33
2.1.5.3 Nguồn khách du lịch ở Bến Tre.........................................35
2.1.5.4 Giới thiệu về một số sản phẩm lưu niệm quà tặng du lịch
của Bến Tre.................................................................................. 37
2.1.5.5 Đánh giá về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của Bến
Tre................................................................................................ 40
2.2 Phân tích SWOT về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát triển
du lịch tại Bến Tre.......................................................................................... 41
2.2.1 Điểm mạnh................................................................................41
2.2.2 Điểm yếu...................................................................................45
2.2.3 Thách thức.................................................................................49
2.2.4 Cơ hội........................................................................................ 50

Chương 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ
TẶNG DU LỊCH TẠI BẾN TRE.............................................................................52
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát
triển du lịch tại Bến Tre.................................................................................. 52
3.2 Cơ sở đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
trong phát triển du lịch tại Bến Tre................................................................54
3.3 Chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát
triển du lịch tại Bến Tre.................................................................................. 54
3.3.1 Chiến lược về xây dựng hình ảnh sản phẩm lưu niệm, quà tặng
du lịch................................................................................................. 54
3.3.2 Chiến lược về thị trường............................................................56
3.3.3 Chiến lược về quảng bá.............................................................57
3.3.4 Chiến lược cạnh tranh................................................................58
3.3.5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực........................................58

KẾT LUẬN................................................................................................................60
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................... 60
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.......................................................................................... 61
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...............................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................62


PHỤ LỤC.................................................................................................................. 64

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
....................................................................................................................... 64
Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG....66
Phụ lục 3: DANH SÁCH PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI ĐIA PHƯƠNG..................................................................67
Phụ lục 4: CÂU TRẢ LỜI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG................................68
Phụ lục 5: CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG.............76
Phụ lục 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG..............................79

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát tri ển, l ượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du l ịch Vi ệt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình
chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nh ận đ ược
sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh c ủa du l ịch là nh ững
vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách ti ếp cận đa
chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn
nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Đứng trước cơ hội và thách thức đó, bên cạnh làm thế nào để phát triển ngành
kinh tế chủ đạo thì việc nghiên cứu thị, thị hiếu của khách du lịch cũng nh ư tìm ra
những yếu điểm của ngành để khắc phục là một điều vô cùng quan trọng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Bến Tre, nơi đây là
vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có diện tích trồng d ừa l ớn nh ất c ả n ước v ới g ần
60 nghìn ha, cung ứng trên thị trường hàng năm trên 500 triệu trái dừa, đang dần
khẳng định vị thế của mình trong phát triển ngành dừa, với tổng kim ngạch xu ất
khẩu các sản phẩm dừa hàng năm trên 40% kim ngạch xuất khẩu của t ỉnh 1. Bến
Tre còn có nhiều tài nguyên du lịch không ch ỉ v ề du lịch sinh thái sông n ước mi ệt
vườn mà còn là nơi bảo tồn và phát triển đa dạng loại hình du lịch khác như: du lịch
văn hóa - lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch vui ch ơi gi ải trí. V ới nh ững l ợi th ế s ẵn
có, cùng với những định hướng chiến lược phát triển du lịch cụ thể, du lịch cũng là
một trong những ngành được tỉnh Bến Tre xác định là ngành quan tr ọng đóng góp
vào sự tăng trưởng của kinh tế địa phương. Rất nhiều các điểm du lịch và k ết c ấu
hạ tầng được tỉnh Bến Tre đầu tư, nâng cấp ngày một khang trang, hấp d ẫn du
khách.
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch là một phương tiện quảng cáo cho m ột
điểm, một địa phương, một vùng hay một quốc gia. Thông qua m ột s ản ph ẩm mà
người ta có thể nhớ về một dân tộc hay một đất nước nào đó. Bến Tre có nhiều sản
phẩm lưu niệm để phục vụ cho du khách nhưng vẫn chưa được khai thác triệt đ ể
để phát triển việc quảng bá hình ảnh trong du lịch. Vi ệc phát tri ển s ản ph ẩm l ưu
niệm, quà tặng du lịch không chỉ nên phát triển riêng ở địa bàn tỉnh B ến Tre mà ở
các huyện các tỉnh khác cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ tạo nên
một lợi thế trong việc giới thiệu hình ảnh Việt Nam sâu sắc trong lòng du khách
trong nước và quốc tế.

1
Nguồn: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/18868
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Với lòng mong ước những sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của Việt Nam
nói chung và sản phẩm lưu niệm ở Bến Tre nói riêng sẽ được yêu quí và phát tri ển
mạnh mẽ hơn trong du lịch. Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm,
quà tặng du lịch trong phát triển du lịch tại địa bàn t ỉnh B ến Tre” là đ ề tài t ốt
nghiệp luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu một số sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tại Bến Tre
Đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du l ịch c ủa
địa phương tại địa bàn tỉnh Bến Tre.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch được bán trên
địa bàn tỉnh Bến Tre:
+ Sản phẩm lưu niệm: đồ thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, giỏ cọng dừa.
+ Quà tặng du lịch: bánh Tráng Mỹ Lồng, bánh Phồng Sơn Đốc.
- Phạm vi: các sản phẩm lưu niệm tại huyện Giồng Trôm, Châu Thành và
thành phố Bến Tre.
4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch là một đề tài khá mới mẻ đã có nh ững
nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đã th ực hi ện ở các t ỉnh, Thành
phố của Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Mai An (2013) với nghiên cứu: “ Sản phẩm lưu niệm và quà
tặng du lịch tại thành phố Đà Nẵng: Những thực tiễn và khả quan” đã đưa ra những
góc nhìn khách quan về các loại quà tặng lưu niệm có ti ềm năng đ ể đ ưa vào phát
triển du lịch ở Đà Nẵng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trinh (2018) về “ Thực trạng phát triển quà
lưu niệm du lịch ở Thành phố Cần Thơ” nghiên cứu về thực trạng của sản phẩm
lưu niệm trong phát triển du lịch tại Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã đưa ra
những quan điểm và đề xuất tiêu biểu cho sự phát triển quà tặng lưu ni ệm cho du
lịch Thành phố Cần Thơ.
Ngoài những nghiên cứu trên, còn rất nhiều bài viết từ tạp chí, báo, tạp chí
khoa hoc, những bài viết trên internet đã giới thiệu được tiềm năng phát huy được
những giá trị mà sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đang có. Những bài viết đó
mang đến một xu hướng rất tích cực cho việc phát triển s ản ph ẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch trong tương lai.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một địa điểm du lịch trên con đường phát triển, có nhi ều lo ại hình
du lịch, sản phẩm du lịch chưa được khai thác. Nhưng ở khía cạnh khác, B ến Tre
lại có thế mạnh và tiềm năng về sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch. Sau
những nghiên cứu trên đã giúp tôi có cái nhìn khác h quan hơn về việc phát triển quà
tặng lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du lịch tại Bến Tre. Từ đó, tôi s ẽ có
thêm hiểu biết để thực hiện luận văn của mình trong việc tìm hi ểu v ề s ản ph ẩm
lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát triển du lịch ở Bến Tre.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm lãnh thổ
Dựa trên quan điểm lãnh thổ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể và khái
quát về toàn bộ hệ thống du lịch. Khi nghiên cứu về s ản ph ẩm l ưu ni ệm, quà t ặng
du lịch trong phát triển du lịch tại Bến Tre cần xem xét các y ếu t ố tác đ ộng t ừ các
ngành liên quan. Cùng với đó, cần có cái nhìn tổng thể về tỉnh Bến Tre từ tất cả các
khía cạnh và tìm ra sự nổi bật so với các vùng lân cận.
5.2 Quan điểm lịch sử
Tất cả các sự vật hiện tượng đều có quá trình hình thành và phát triển. Vì thế,
khi nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch ở tỉnh Bến Tre, người
nghiên cứu cần phải tìm hiểu về nguồn gốc, cơ sở hình thành và quá trình phát triển
của từng làng nghề để tạo ra những sản phẩm như ngày nay.
5.3 Quan điểm kinh tế - xã hội
Việc phát triển du lịch phải đặt lợi ích kinh t ế - xã h ội và l ợi nhu ận cho đ ịa
phương lên hàng đầu. Phát triển du lịch bền vững là vấn đề cần phải đ ược chú
trọng khi nghiên cứu về Bến Tre. Điều cần thiết nhất là phải khai thác có hiệu qu ả
nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, đồng thời duy trì và b ảo tồn phát tri ển theo h ướng
du lịch bền vững mới là quan trọng nhất. Việc phát tri ển du l ịch s ẽ mang l ại nhi ều
mặt tích cực cho kinh tế - xã hội như tạo ra cơ hội việc làm cao hơn, cải thi ện chất
lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn các nguyên
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy những giá tr ị truy ền
thống của địa phương. Tìm hiểu về các đặc điểm về kinh tế - xã hội sẽ giúp người
nghiên cứu có những cái nhìn bao quát hơn, có hiệu quả khi tiến hành nghiên cứu về
sản phẩm lưu niệm ở tỉnh Bến Tre.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Thông tin có được là do thực hiện các phương pháp điều tra bảng hỏi – phỏng
vấn sâu và khảo sát thực tế tại các làng nghề, các điểm du lịch tại Bến Tre.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương tại các làng ngh ề,
người dân tham gia làm du lịch tại các điểm du lịch và chính quyền địa ph ương m ột
số câu hỏi để nhận biết được những vấn đề khó khăn của sản phẩm lưu niệm. Từ
đó phát hiện những hạn chế trong phát triển du lịch tại B ến Tre mà đ ặc bi ệt là s ản
phẩm lưu niệm đang gặp phải. Số lượng bảng phỏng vấn doanh nghiệp tại đ ịa
phương là 2 mẫu với thời gian phỏng vấn khoảng 30 - 45 phút. Phỏng vấn người
dân địa phương về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khi phát triển sản phẩm
lưu niệm tại địa phương, số lượng mẫu phỏng vấn đối với người dân địa phương
là 4 mẫu với thời gian phỏng vấn khoảng 30 – 40 phút. Thời gian phỏng vấn từ
tháng 8 đến hết tháng 11/2010.
Khảo sát thực tế: Đến một số làng nghề, cơ sở sản xuất, một số điểm du lịch
trên địa bàn tỉnh như huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Thành phố Bến Tre để xem
xét thị trường tiêu thu sản phẩm của du khách, tìm hiểu các sản phẩm được bán tại
các địa bàn tỉnh Bến Trre, những khó khăn thực tế mà người dân gặp phải trong
quá trình làm ra sản phẩm lưu niệm.
6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí du lịch,
các bài viết nghiên cứu, nguồn internet....Ngoài ra bài nghiên cứu còn s ử d ụng s ố
liệu thống kê, văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre,...
6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.
6.2.1 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp
Sau khi thu thập thông tin từ việc khảo sát thực t ế và ph ỏng v ấn sâu s ẽ d ựa
trên những thông tin được cung cấp bởi chính quyền và người dân đ ịa ph ương đ ể
từ đó tiến hành phương pháp phân tích từ các kết quả qua các bài ph ỏng v ấn, đ ể
giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
6.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp
Trên cơ sở tài liệu thu thập được từ các công trình nghiên, sách, báo, tài liệu về
thực trạng và phát triển sản phẩm lưu niệm của Việt Nam nói chung và ở t ỉnh B ến
Tre nói riêng. Sau khi đã có nhưng tài liệu, tư liệu tham khảo người nghiên c ứu sẽ
chọn lọc, phân tích và tổng hợp các thông tin một cách hợp lý, có tính khoa h ọc và
sáng tạo.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và ph ụ l ục, ph ần n ội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và các sản phẩm lưu niệm
Chương 2: Tìm hiểu về sản phẩm lưu niệm ở Bến Tre
Chương 3: Đề xuất chiến lược cho việc phát triển sản phẩm lưu ni ệm, quà
tặng du lịch trong phát triển du lịch ở Bến Tre.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM
TRONG DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1 Định nghĩa về du lịch
Từ xa xưa du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt đ ộng ngh ỉ
ngơi mang lại những hiệu quả tích cực cho con người. Ngày nay, du lịch trở thành
một như cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện đại. Mặc dù thuật ng ữ
du lịch không có gì xa lạ với xã hội ngày nay nhưng cách hi ểu v ề ý nghĩa c ủa thu ật
ngữ du lịch vẫn chưa được thống nhất. Ở một khoảng thời gian, m ột khu vực và ở
một góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những cách hiểu du lịch khác nhau.
Trong tiếng Việt, “du lịch” là một từ gốc Hán, Theo sách Hán tự tổ nguyên
của Lý Lạc Nghị thì du lịch có nghĩa là đi chơi và trỉa nghi ệm đ ời s ống; trong đó
“du” là đi chơi, “lịch” là trải nghiệm (Dẫn theo Trần Di ễm Thúy, 2006). Theo Phan
Văn Các (1994) thì du lịch có nghĩa là đi chơi xa để xem phong cảnh.
Trên thế giới, thuật ngữ “tourism” (du lịch) hiện nay trở nên rất thông d ụng.
Theo một số nhà nghiên cứu thì thuật ngữ “tourism” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp:
“tornos” có nghãi là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hóa thành “tornus”, sau
đó trở thành “tourisme” (tiếng Pháp), “tourism” (tiếng Anh), …(Trần Đ ức Thanh,
2005; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004).
Có thể thấy rằng, chữ du lịch trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều bắt
nguồn từ một ý nghĩa cơ bản là di chuyển, là đi đến nh ững n ơi khác ngoài khu v ực
đang sống để chinh phục không gian, khám phá những điều mới mẻ. Bên cạnh đó,
sự di chuyển còn phải đồng hành cùng việc thư giãn, vui ch ơi, gi ải trí và tr ải
nghiệm cuộc sống.
Vào năm 1994, tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) đã đ ưa ra đ ịnh nghĩa nh ư
sau: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch v ụ đa d ạng, liên quan đ ến vi ệc
di chuyển tạp thời của con người ra khỏi nới cư trú thường xuyên cuả họ nhằm
mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức... và nhìn chung là những lý do
không phải vì kiếm sống”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (Chương I, điều 3, khoản 1, 2017): “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài n ơi c ư trú th ường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu c ầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với m ục đích h ợp
pháp khác.”
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
1.1.2 Phân loại du lịch
Dựa vào nhiều đặc điểm, tính chất mà có nhiều cách để phân loại du lịch khác
nhau:
- Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế
- Theo phương tiện di chuyển: Du lịch bằng xe đạp, mô tô, ô tô, máy bay, tàu
hỏa, tàu thủy
- Theo phân loại tổng hợp du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
- Theo địa bàn du lịch: Du lịch biển, núi, đồng bằng, đô thị
- Theo mục đích du lịch: du lịch tham quan, du lịch nghỉ ngơi, giải trí, du lịch
chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi.
- Theo hình thức tổ chức: Du lịch ngắn ngày và du lịch dài hạn
- Theo tính chất hoạt động: Du lịch khám phá, du l ịch mạo hi ểm, du l ịch
chuyên đề và du lịch kết hợp.
1.1.3 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị s ử dụng đ ể thõa mãn các nhu
cầu của khách du lịch.
Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành
phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có th ể là m ột món
hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng ph ục
vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” (Dẫn theo Trần Ngọc Nam và Trần Huy Quang,
2005).
Theo qua niệm của Đức ( từ diển Du lịch, NXB Kinh tế, Berlin 1984): S ản
phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật ch ất trên c ơ s ở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị,
một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. (Dẫn theo Tr ần Ng ọc Nam và
Trần Huy Quang, 2005).
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch đ ược t ạo ra do
sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài
nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
Như vậy, sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du l ịch và các
dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn theo công thức sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các d ịch v ụ
trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu c ầu c ủa khách du
lịch” .
Nhìn chung, sản phẩm du lịch dược hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa r ộng.
Theo nghĩa hẹp, sản phẩm du lịch là những đối tượng mà khách du lịch bỏ tiền ra
mua (mua lẻ hoặc mua trọn gói). Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch là tổng hợp tất
cả những gì khách du lịch được hưởng thụ.
1.1.4 Tài nguyên du lịch
1.1.4.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái ni ệm
niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du l ịch luôn
được coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. B ản
thân tài nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu h ướng ngày càng m ở r ộng do
nhu cầu phát triển du lịch.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du l ịch là c ảnh quan t ự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao đ ộng sáng
tạo của con người có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là c ảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản ph ẩm du
lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du l ịch. Tài nguyên du l ịch
bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.
Như vậy có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố có t ừ t ự nhiên
hoặc do con người tạo ra có khả năng khai thác và sử dụng đáp ứng và th ỏa mãn
nhu cầu du lịch.
1.1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình
Địa hình là những đặc điểm bên ngòa của bề măt đất. Địa hình biểu hiện bằng
các yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái…Người ta thường chia tổng quát đại hình
thành 3 dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du
lịch. Có nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hi ểm, su l ịch sinh thái, săn

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
bắn, leo núi và thể thao, du lịch mạo hiểm,…Địa hình núi thường có r ừng, thác
nước và hang động.
Kiểu địa hình karstơ là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông và phân
hủy của nước trong các loại đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao,…)
Vùng biển và bở biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du
lịch biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch
thể thao.
Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du
lịch. Tuy nhiên, đồng bằng thường là nơi dân cư tập trung sinh sống, nhiều di tích
lịch sử văn hóa và các giá trị nhân văn khác nên cũng có khả năng phát triển du lịch.
Ngoài các dạng và các kiểu địa hình, còn có các thắng cảnh tự nhiên đ ộc đáo
(còn gọi là các di tích thiên nhiên) có sức hấp dẫn du lịch cao. Nước ta có nhi ều
thắng cảnh nổi tiếng như núi Tô Thị (Lạng Sơn), hòn Trống Mái (S ầm S ơn), hòn
Chồng (Nha Trang), hòn Phụ Tử (Kiên Giang),…
- Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trước hết, trạng
thái của cơ thể con người gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhi ệt đ ộ và
độ ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát tri ển du l ịch ngh ỉ
dưỡng. Ví dụ ở Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt là hai điểm du lịch nghĩ dưỡng nổi tiếng
do có khí hậu mát mẻ, trong lành…
- Nguồn nước
Du lịch đòi hỏi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước s ạch cho du
khách. Đặc biệt, giá trị của nguồn nước đối với du lịch đ ược th ể hi ện ở ch ỗ n ước
là môi trường cho nhiều loại hình hoạt động du lịch như tắm, bơi lặn, du thuy ền,
lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển. Vì v ậy, các h ồ nước, thác n ước, sông su ối,…
cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với du lịch và được coi là tài nguyên
du lịch.
Đặc biệt, nguồn nước khoáng là tiềm năng để hình thành các khu du l ịch ngh ỉ
dưỡng. Trên thế giới có nhiều điểm du lịch nước khoáng nổi tiếng như: Vicky
(Pháp), Boczomi (Grudia), Visbaden (Đức),…
Ở Việt Nam, các khu du lịch nước khoáng cũng có sức h ấp d ẫn r ất cao nh ư
Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Bình Châu
(Bà Rịa – Vũng Tàu),…
- Sinh vật

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất to lớn. Các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên là những nơi còn tồn tại nhiều loài động – thực vật nguyên sinh
rất thuận lợi để phát triển các loại hình sinh thái, tham quan nghiên cứu.
Các tài nguyên sinh vật còn có thể được tổ chức thành các đi ểm tham quan
sinh vật hoang dã, bán hoang dã hoặc nhân tạo. Tài nguyên sinh vật còn phục vụ cho
các loại hình du lịch săn bắn, câu cá,…
- Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt
Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc s ắc t ạo nên s ự thu hút du
khách. Ví dụ: hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng Bắc c ực…đã tr ở thành
những sự kiện du lịch thu hút nhiều du khách. Năm 1995, hi ện t ượng nh ật th ực ở
Phan Thiết đã trở thành một cú hích cho ngành du lịch Bình Thu ận phát tri ển.
Những ngày có tuyết rơi ở Sa Pa (Lào Cai) hoặc M ẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng là
những sự kiện thu hút nhiều du khách.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích lịch sử - văn hóa là những tài nguyên du l ịch r ất có giá tr ị. Di tích l ịch
sử - văn hóa được phân chia thành 4 nhóm chủ yếu như sau:
+ Di tích khảo cổ ( còn gọi là di chỉ khảo cổ): là những di tích liên quan đ ến
các nền văn hoá cổ của loài người.
+ Di tích lịch sử: liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau.
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị ngh ệ thu ật
cao tiêu biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định.
+ Danh lam thắng cảnh (còn gọi tắt là danh thắng): đây là lo ại di tích đ ặc s ắc
trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo và tự nhiên.
- Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân c ư. Lễ h ội có nhi ều
dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai phần liên quan v ới nhau r ất ch ặt ch ẽ:
phần “Lễ” mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm hoặc cầu chúc…phần
“Hội” mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng.
- Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt
động kinh tế - xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính
độc đáo nên có nhiều giá trị thu hút khách du lịch. Làng nghề cổ truyền có thể trở
thành điểm tham quan du lịch. Tại đây, các nghệ nhân trình diễn kĩ thuật chế tác sản
phẩm thủ công truyền thống, du khách có thể được hướng dẫn để tự trải nghiệm kĩ
thuật mà họ ưa thích. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá trị
nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Các đặc điểm văn hóa dân tộc
Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở nhiều mặt như trang ph ục, phong t ục,
tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hóa ngh ệ thuật, ẩm
thực,..Khả năng khai thác du lịch văn hóa dân t ộc r ất đa d ạng và phong phú, tào
thành những sản phẩm du lịch đặc sắc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em có rất nhi ều bản s ắc
văn hóa khác nhau và là cơ sở để phát triển du lịch v ới nh ững khu du l ịch tiêu bi ểu
như Buôn Đôn (Đắc Lắc), Mai Châu (Hòa Bình), Châu Giang (An Giang),…
- Sự kiện văn hóa - thể thao
Có rất nhiều hoạt động văn hóa thể thoa có tính chất s ự ki ện và t ạo s ức thu
hút mạnh mẽ đối với khách du lịch như: các hội chợ triển lãm, các cuộc thi đấu th ể
thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu, thi âm nhạc .
c) Vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đ ến s ự phát tri ển
du lịch. Nếu không có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào hay khai thác ngu ồn tài
nguyên du lịch một cách không hợp lý thì hoạt đ ộng du lịch s ẽ không phát tri ển
được. Vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch được thể hiện rõ khi tài
nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là t ập h ợp các d ịch v ụ
trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu c ầu c ủa khách du
lịch”. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị c ủa sản phẩm du l ịch càng
cao. Tài nguyên du lịch là một cơ sở đặc biệt quan trọng cho vi ệc phát tri ển lo ại
hình du lịch. Chúng ta luôn dễ nhận thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa các loại
tài nguyên du lịch với các loại hình du lịch. Các loại hình du lịch văn hóa luôn g ắn
liền với các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội và nghề cổ truyền,…(trích dẫn theo Đào
Ngọc Cảnh, 2011). Tài nguyên du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh
thổ du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là c ảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản ph ẩm du
lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du l ịch. Tài nguyên du l ịch
bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Đi ều này kh ẳng
định tài nguyên du lịch chính là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch.
1.1.5 Điều kiện phát triển du lịch
1.1.5.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc m ở rộng các m ối
quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không khí
hoà bình trên Thế giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuy ển t ừ xu th ế
đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du l ịch tăng tr ưởng m ột cách m ạnh m ẽ
trong những năm gần đây. Ngoài ra, thiên tai cũng có nh ững tác đ ộng không t ốt đ ến
sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch c ủa dân c ư và cũng làm
cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế.
1.1.5.2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã h ội c ủa m ột
quốc gia. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng vì nó là y ếu t ố
tiền đề để đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp c ận đ ến các đi ểm du l ịch và
được thoả mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt
chuyến đi của họ. Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh của các đ ịa ph ương ti ện
vận chuyển, mạng lưới giao thông đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch
quốc tế cũng như nội địa. Trong các yếu tố hạ tầng, giao thông là m ột trong nh ững
yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những
năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông du l ịch phát tri ển v ề c ả s ố
lượng lẫn chất lượng tạo thuận lợi để phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế giới.
Sự phát triển về mặt chất lượng của vận chuyển khách du lịch được thể hiện ở các
khía cạnh: Việc tăng tốc độ vận chuyển tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo
dài thời gian ở lại nơi du lịch và cho phép khách du lịch đến những nơi xa xôi; Đảm
bảo an toàn cho khách du lịch; Đảm bảo tiện nghi cho khách du l ịch; Cung c ấp d ịch
vụ vận chuyển với giá ngày càng rẻ. Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn đ ược
thể hiện ở sự liên kết các loại phương tiện vận chuyển cho phép rút ngắn thời gian
chờ đợi để chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác.
1.1.5.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và các
phương tiện kỹ thuật giúp cho việc thỏa mãn các nhu cầu của khách du l ịch nh ư
khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải, khu vui chơi giải trí,…
Cơ sở vật chất – kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.
Trong đó, quan trọng nhất là cơ sở lưu trú và ăn uống như: nhà hàng, khách sạn,…
Mối quan hệ giữa các loại cơ sở này với hoạt động du lịch vừa chặt ch ẽ, v ừa ph ức
tạp và linh hoạt. Trên thực tế, có nhiều nơi đầu tư xây dung c ơ s ở l ưu trú không
phù hợp dẫn đến hiệu quả khai thác thấp và không thúc đẩy du l ịch phát tri ển. Các
cơ sở dịch vụ khác về thương mại, thể thao, y tế, ngân hàng, bảo hi ểm,…đ ều có
ảnh hưởng nhiều mặt đến các hoạt động du lịch. Ảnh hưởng trực tiếp nhất là các
cơ sở vui chơi giải trí bởi vì bản thân du lịch là lo ại hình hoạt đ ộng mang tính gi ải
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
trí. Vì vậy, đầu tư phát triển các loại hình vui ch ơi gi ải trí s ẽ tăng thêm kh ả năng
lứu giữ khách và tăng thêm nguồn thu du lịch (trích dẫn theo Đào Ngọc Cảnh, 2011).
1.1.5.4 Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển của chính quyền sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động
du lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khu vực có TNDL phong phú, đa dạng,
mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trợ
cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được
Các đường lối chính sách của một quốc gia luôn là nhân tố tác đ ộng tr ực ti ếp
và mạnh mẽ đến hoạt động du lịch. Đường lối chung là định hướng lớn về các mặt
kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách là các quy định cụ thể của nhà nước và
các địa phương về du lịch nói riêng và các quy định khác. Ví dụ: quy đ ịnh không s ử
dụng xe tay lái nghịch nên có thể gây trở ngại đến các đoàn khách du l ịch t ừ các
nước có sử dụng xe tay lái nghịch,… (trích dẫn theo Đào Ngọc Cảnh, 2011).
1.1.5.5 Nguồn nhân lực
Quốc gia muốn phát triển thì cần phải có nguồn nhân lực của sự phát triển
kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công ngh ệ, con người,…Trong
các nguồn lực đó thì con người đóng vai trò quan trọng nhất, có tính chất quy ết đ ịnh
trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước tới nay. Nguồn
lao động du lịch là toàn bộ quá trình phục vụ khách du lịch nhằm th ỏa mãn nhu c ầu
của khách du lịch. Quá trình này rất đa dạng và có tính đ ặc thù nh ất đ ịnh. Nhìn
chung, lao động du lịch có tính chuyên biệt rất cao. Có nghĩa là, mỗi lĩnh v ực chuyên
môn đều có kĩ năng nghề nghiệp khác nhau. Ví du: trong khách sạn có nh ững b ộ
phận lễ tân, phục vụ bàn, phục vụ buồng,…là những công việc có tính chuyên môn
khác nhau. Khi gặp những vấn đề đột xuất như ốm đau, nghỉ phép,…thì các c ơ s ở
kinh doanh du lịch rất khó xử lý (trích dẫn theo Đào Ngọc Cảnh, 2011).
1.1.5.6 Trình độ dân trí
Nhìn chung, trình độ văn hóa càng cao thì nhu c ầu du lịch càng phát tri ển. M ột
quốc gia có trình độ văn hóa cao thì số người đi du lịch tăng lên, lòng ham hi ểu bi ết
và mong muốn làm quen với các nước khác cũng tăng. Vì vậy, thói quen đi du l ịch
của người dân sẽ hình thành rõ rệt. Mặt khác, nên văn hóa càng cao thì ng ười ta
càng có khả năng phục vụ khách du lịch một cách văn minh đ ể làm hài lòng du
khách. Theo Robert W.McIntosh thì tỷ lệ đi du lịch có m ối quan h ệ v ới trình đ ộ văn
hóa của người chủ gia đình. Nếu chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì t ỷ l ệ
đi du lịch càng cao (trích dẫn theo Đào Ngọc Cảnh, 2011)
1.2 Các khái niệm cơ bản về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
1.2.1 Khái niệm sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
Sản phẩm lưu niệm là một trong những nhân tố góp phần tăng sức hấp d ẫn
cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và qu ảng bá hình ảnh du
lịch của địa phương. Về mặt lý luận, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du l ịch được
hiểu là một dạng hàng hóa được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng c ủa
khách du lịch. Sản phẩm này thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm v ật ch ất
mang đặc tính văn hóa của địa phương, khu vực hoặc quốc gia. 
Theo Swanson et al. (2004), quà lưu niệm đã tồn tại hàng nghìn năm và khi nào
mọi người còn tiếp tục đi du lịch thì quà lưu niệm sẽ tiếp tục là m ột ph ần quan
trọng của sự trải nghiệm.
Quà lưu niệm là một vật thể hữu hình có hình dáng cụ thể giúp th ể hi ện rõ
ràng một kinh nghiệm du lịch mà chính du khách muốn lưu giữ (Anderson, 1993).
Quà lưu niệm khác với vật kỷ niệm. Quà lưu niệm thường gắn liền với du
lịch và được công nhận một cách rộng rãi. Trong khi đó, vật kỷ niệm chỉ được thừa
nhận bởi người lưu giữ chúng (Gordon, 1986).
Như vậy, quà lưu niệm có thể được hiểu là một thứ có giá trị tình cảm, là vật
phản ánh được phần nào đặc trưng văn hóa của điểm đến, có giá trị v ề mặt văn
hóa, tinh thần, giáo dục được mua - nhận như quà tặng và giữ để nhắc nhớ tới một
người, một địa điểm, hoặc một sự kiện nào đó. Sản phẩm quà lưu niệm thường
nhỏ gọn, dễ mang theo bên người, có mẫu mã đa dạng và được sản xuất trên nhiều
chất liệu khác nhau.
1.2.2 Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch.
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch có vai trò thiết yếu trong vi ệc phát tri ển
du lịch, đặc biệt là đối với các đối tượng như khách du lịch, điểm du lịch, các c ơ s ở
sản xuất...
Đối với khách du lịch sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch là một phần không
thể thiếu trong chuyến đi, khách du lịch có thể mua quà l ưu ni ệm làm quà t ặng cho
người thân, bạn bè,… hoặc lưu lại làm kỷ niệm cho chuy ến đi c ủa mình, quà l ưu
niệm góp phần mang lại giá trị tinh thần cho du khách.
Đối với các điểm du lịch sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch làm đa dạng các
sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của điểm đến, quảng bá hình ảnh, tạo d ấu ấn
riêng của điểm đến góp phần giữ chân du khách, tăng nguồn thu cho ngành du l ịch,

Đối với các cơ sở sản xuất, việc sản xuất quà lưu niệm góp ph ần t ạo công
việc cho người dân bản địa, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng mi ền, đ ặc bi ệt là
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
các vùng nông thôn; đáp ứng nhu cầu thị trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, các làng
nghề thủ công; tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên s ẵn có góp ph ần b ảo v ệ môi
trường; đóng góp phát triển du lịch bền vững của điểm đến…
Đặc biệt là quà lưu niệm được làm tại địa phương đóng vai trò rất lớn trong
việc tăng thu nhập cho người dân bản địa (Healy, 1994).
Chính vì vậy, quà lưu niệm giữ một vị trí khá quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Sản phẩm quà lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong nh ững y ếu tố góp
phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du l ịch đ ịa
phương hiệu quả. Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần đem lại lợi ích kinh tế mà còn
góp phần truyền bá văn hóa dân tộc ra khắp thế giới.
Trên thực tế, sản phẩm du lịch tại Việt Nam ở dạng lưu niệm và làm quà du
lịch không có ranh giới rõ ràng. Sự phân loại giữa hai khái niệm này chỉ mang tính
chất tương đối. Theo nghiên cứu của Trần Thị Mai An (2013): “ Sản phẩm lưu
niệm và quà tặng du lịch tại thành phố Đà Nẵng: Những thực tiễn và kh ả quan” có
cách hiểu chung, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du l ịch đ ều là nh ững s ản ph ẩm
hàng hóa mang đậm dấu ấn cuộc sống, đặc trưng cho điểm đến trong chuyến đi
của du khách. Chỉ cần nhìn qua món quà ấy, người ta sẽ dễ dàng nhận ra nó đến từ
vùng đất nào. Quà du lịch cũng có thể được gọi sản phẩm lưu niệm nếu quà đó
được mua ở dạng sản phẩm hàng hóa vật chất trưng bày, có chức năng đáp ứng th ị
hiếu cảm nhận hay thưởng thức có mục đích lâu dài của người mua hoặc người
được biếu tặng.
Chúng ta có thể thấy trên thị trường đa số hiện nay các m ặt hàng s ản ph ẩm
lưu niệm, quà tặng du lịch có thể chia ra các nhóm như sau:
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm thủy tinh, pha lê.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm may mặc, giày da.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm tranh ảnh.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn.
- Quà tặng du lịch thực phẩm gồm quà tặng nhóm bánh mứt, nhóm trái cây,
nhóm thức uống,…
Đây dường như là một đặc điểm chung của hầu hết các sản phẩm lưu niệm
và quà tặng du lịch ở Việt Nam nói chung.
1.2.3 Ý nghĩa của sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch là một trong những nhân tố góp phần
tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và qu ảng
bá hình ảnh du lịch của địa phương. Về mặt lý luận, sản phẩm lưu niệm và quà
tặng du lịch được hiểu là một dạng hàng hóa được tạo ra nhằm thu hút s ự chú ý và
tiêu dùng của khách du lịch. Sản phẩm này thường được cụ thể hóa bằng các sản
phẩm vật chất mang đặc tính văn hóa của địa phương, khu vực hoặc quốc gia.
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch là sản phẩm chứa đựng sự k ết tinh s ức
lao động của người dân địa phương, nghệ nhân truyền thống; mang tính đặc tr ưng
của khu vực đó, có tính truyền thống, phản ánh được phần nào về văn hóa, hình
ảnh của khu vực và con người sinh sống nơi đó; nguồn nguyên liệu làm ra quà l ưu
niệm cũng phải xuất phát từ địa phương; quà lưu niệm là một sản phẩm du l ịch có
thể dịch chuyển và lưu giữ được.
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hàm chứa một ý nghĩa h ết s ức đ ặc bi ệt,
không chỉ làm người nhận nhớ người tặng mà còn là sự ghi lại một kỷ ni ệm và
mang thông điệp đặc trưng văn hóa của nơi sản xuất ra nó. Giá trị của quà lưu niệm
có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và văn hóa tinh thần, vừa tạo ra công ăn vi ệc làm
cho người dân địa phương; ổn định cuộc sống và kinh tế của địa phương, làm tăng
doanh thu cho ngành du lịch và nền kinh tế, vừa thông qua các mặt hàng l ưu ni ệm,
quà tặng du lịch sẽ góp phần quảng bá cho du khách thấy được hình ảnh con người
vùng đất và bản sắc văn hóa của vùng đất đó.
1.3 Một số sản phẩm lưu niệm, qùa tặng du lịch đặc trưng của Việt Nam
Việt Nam được biết đến là một vùng đất có nền văn hóa đa d ạng, mỗi vùng
miền mỗi địa danh đều chứa đựng những nét riêng. Cũng vì vậy, ở mỗi nơi trên đất
nước luôn có những sản phẩm mang văn hóa độc đáo của địa phương đó để phục
vụ du khách khi đặt chân đến nơi đây.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm thủy tinh, pha lê.
Quà lưu niệm thủy tinh, pha lê là sản phầm đẹp có thể dùng để làm quà t ặng
nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, đối tác, bạn bè hoặc người thân trong
gia đình. Chất liệu pha lê trong suốt nhìn rất đẹp và sang trong, s ở dĩ pha lê là quà
tặng độc đáo ở chỗ là dựa trên chất liệu pha lê các nghệ nhân đã ch ế tác ra   rất
nhiều sản phẩm khác nhau, với tính sáng tạo như:  đồng hồ pha lê để bàn, cắm viết
bằng pha lê, pha lê 3D, bình hoa pha lê, bình rượu pha lê...với nhiều màu sắc và kiểu
dáng khác nhau.

Ngoài ra, lưu niệm pha lê còn có thể truyền thông điệp yêu thương và ý nghĩa
đến với người nhận thông qua các hình ảnh và câu chữ được in khắc tỷ mỹ thể
hiện trên sản phẩm bằng công nghệ phun cát, công nghệ bắn lazer hiện đại.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Quà tặng lưu niệm pha lê đã trở nên khá là quen thuộc đối với mọi người trong
thời đại hiện nay. Cho nên lưu niệm pha lê thường được chọn làm quà để biếu tặng
khách hàng, đối tác, bạn bè người thanh của mình ...sản phầm vừa có tính qu ảng bá
hình ảnh vừa có thể làm quà lưu niệm vô cùng ý nghĩa.

 - Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm may mặc, giày da.

+ Áo dài

Kể từ thế kỉ thứ 18, chiếc áo dài đã được tôn vinh để trở thành quốc phục của
Việt Nam. Chiếc áo dài Việt Nam nổi tiếng thế giới với thiết kế độc đáo, giúp tôn
lên nét đẹp sẵn có của người phụ nữ, khiến họ càng trở nên thu hút h ơn. Tà áo dài
trở thành quốc phục và là một trong những món quà lưu niệm mang đậm đặc trưng
của Việt Nam. Áo dài Việt Nam kín đáo mà g ợi cảm, tà áo mong manh ôm tr ọn l ấy
từng đường nét mềm mại, quyến rũ của người phụ nữ. Nhiều du khách nước ngoài
đến Việt Nam rất thích áo dài và có người đã đặt may vài bộ để mang về.

Không giống với các loại trang phục truyền thống của các n ước khác trên th ế
giới, chiếc Áo dài Việt Nam vừa mang nét đẹp c ổ điển lại vừa mang nét hi ện đ ại.
Người mặc có thể mặc Áo Dài mọi lúc mọi nơi, dùng làm trang phục công s ở, đồng
phục đi học, mặc để tiếp khách, mặc đi chơi, mặc trong đám cưới,..  Sự phổ biến và
vẻ đẹp trường tồn với thời gian của chiếc Áo Dài đã in sâu trong tâm h ồn ng ười
Việt cũng như trong mắt bạn bè quốc tế. Bởi thế, khi nhắc đến Việt Nam, ai ai
cũng nhớ ngay đến hình ảnh chiếc Áo Dài. Đó là niềm t ự hào, là nét đ ẹp riêng c ủa
người dân Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt nói riêng. M ỗi ph ụ n ữ Vi ệt
Nam dường như ai cũng phải có ít nhất hai bộ áo dài cho mình trong c ả cu ộc đ ời.
Điều đó để nói lên rằng đây là trang phục thân thiện, hoàn h ảo nhất c ủa ng ười
Việt. Áo Dài mãi là hình ảnh đẹp, đặc trưng cho người ph ụ n ữ Vi ệt Nam nói riêng
và đất nước Việt Nam nói chung trong quá khứ, hiện tại và mãi mãi về sau.

+ Lụa

Lụa là một trong những mặt hàng được yêu thích nhất trong các loại vải vì s ự
mềm mại và bề mặt ánh mịn. Đồ may mặc, thời trang t ừ l ụa cũng là m ột trong
những quà lưu niệm ở Việt Nam đã ghi dấu trong lòng du khách qu ốc t ế. M ặt hàng
tơ tằm có nhiều thế kế độc đáo, họa tiết truyền thống, dân gian đ ể phục v ụ du
khách, đa dạng, từ quần áo, đến các sản phẩm khác nh ư khăn, túi xách... Du
khách có thể đặt mua quần áo lụa tại các cửa hàng may  và nhận hàng chỉ trong vòng
1 ngày.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
+ Thổ cẩm

Thổ cẩm Việt Nam là hình ảnh ấn tượng quen thuộc của nhiều du khách quốc
tế khi đến Việt Nam. Ở đâu, trong bất kỳ cửa hàng ở khu du lịch nào, người ta cũng
thấy những gian hàng bày bán đủ các mặt hàng thổ cẩm từ túi, khăn, quần áo, mũ,
váy cho đến móc chìa khóa.

Họa tiết trên đồ thổ cẩm rất bắt mắt và sặc sỡ với nhiều khối hình học tạo
nên sự đối xứng và vòng lặp trên tác phẩm. Được thêu bằng tay, chất ch ứa c ả tâm
hồn và tình yêu quê hướng đất nước, hình ảnh cỏ cây hoa lá, c ảnh sinh hoạt c ủa
người dân Việt Nam khiến nhiều du khách yêu thích, mua v ề làm quà. Nh ờ đó, s ản
phẩm dệt thổ cẩm không chỉ phổ biến với bà con các dân tộc trên vùng núi cao mà
còn trở thành một mặt hàng “đắt khách” ở hầu hết các khu du lịch Việt Nam.

- Sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lâu đã trở thành vật phẩm lưu niệm đặc
trưng của Việt Nam. Vẻ đẹp và cuộc sống bình dị của con người Vi ệt được mô t ả
tinh tế qua từng bức tranh và những hình ảnh trên chén s ứ. Ngoài ra còn có nh ững
sản phẩm thiết kế, món quà độc đáo, tinh tế tại một số làng nghề, địa điểm n ổi
tiếng Việt Nam. Đó chính là điểm thu hút du khách nước ngoài – nh ững ng ười luôn
muốn tìm hiểu thêm về sinh hoạt của người Việt Nam. Các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ có đa dạng về thể loại và có nhiều điểm độc đáo
+ G ốm
Gốm sứ là một sản phẩm thủ công truyền thống của nhiều nước trên thế giới
và ở mỗi nơi thì những quà tặng lưu niệm bằng gốm sứ sẽ có đặc trưng riêng, th ể
hiện nét đẹp văn hóa, sự độc đáo riêng của vùng đất đó.  Gốm sứ Việt Nam cũng là
một món quà lưu niệm vô cùng độc đáo đối với du khách. Vi ệt Nam có r ất nhi ều
thương hiệu gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Biên Hòa, Bầu Chúc,
… Mỗi làng nghề lại có những nét đẹp đặc trưng riêng trong sản phẩm của mình.
+ Đồ lưu niệm làm từ gỗ
Du khách có thể ghé ra các cửa hàng bán đồ lưu niệm s ơn mài, s ản ph ẩm
truyền thống được thiết kế nghệ thuật và cầu kỳ tại các cửa hàng dọc phố Lý Quốc
Sư, Hàng Gai, Hàng Bông, Nhà Thờ, Văn Miếu… Đặc bi ệt t ại c ửa hàng Nguyên
Mộc Décor 31 Văn Miếu, các sản phẩm đồng hồ gỗ và giá để rượu được làm bằng
tay với hình thức rất đẹp mắt và độc đáo – một món quà tặng tuy ệt v ời cho ng ười
thân và bạn bè quốc tế.
+ Đồ lưu niệm từ mây tre đan
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Ngoài cây lúa thì tre cũng là cây tượng trưng cho tinh th ần, ý chí con ng ười và
đất nước Việt. Có nhiều đồ lưu niệm từ tre ở Việt Nam thu hút được sự chú ý c ủa
du khách quốc tế: chiếc bookmark (đánh dấu trang sách), đèn trang trí, hộp đựng m ỹ
phẩm, khay đựng…
Không những thế, những vật dụng từ tre được trang trí, khắc tạo hình đ ẹp v ề
làng quê, cảnh sắc Việt, hình ảnh các danh thắng, di tích nổi tiếng ở Việt Nam.
+ Đồ lưu niệm từ vỏ sò
Hầu hết ở các khu du lịch của Việt Nam, đặc biệt là vùng bi ển n ổi ti ếng, du
khách không thể không bắt gặp hình ảnh những món quà lưu ni ệm đ ược làm t ừ v ỏ
sò độc đáo do chính tay người dân bản địa làm ra. Không cầu kỳ, không m ắc ti ền,
các sản phẩm làm từ vỏ sò cứ như thế đi vào lòng du khách như m ột món quà c ủa
biển cả.
Với nhiều hình thù kì lạ, sản phẩm decor làm từ vỏ sò thu hút sự chú ý c ủa du
khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Chỉ với một chút khéo tay, m ột chút t ỉ m ẩn, các
sản phẩm mĩ nghệ được bày bán khắp nơi trên những bãi biển hay trong quầy hàng
lưu niệm.
Món quà lưu niệm từ vỏ sò nhiều nhất có lẽ là các loại vòng, móc chìa khóa
hoặc được xếp cạnh nhau thành nhiều hình: con thuyền, chuông gió…
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm tranh ảnh
+ Tranh Đông Hồ
Những ai yêu thích nghệ thuật hẳn không thể làm ngơ trước s ức h ấp d ẫn c ủa
tranh Đông Hồ – một loại tranh truyền thống in trên giấy dó, đặc trưng của nền hội
họa Việt Nam. Ngoài ra, còn một số quà lưu ni ệm mang đ ặc tr ưng c ủa Vi ệt Nam
như: tranh thêu, tranh sơn dầu, tranh sơn mài cũng là nh ững ý t ưởng thú v ị dành
tặng cho bạn bè và người thân ở nước ngoài.
+ Tranh cát, họa cát hay họa cát kim sa là tên g ọi chung c ủa cùng m ột môn
nghệ thuật làm từ cát, ra đời ở Việt Nam sau năm 1997. Tranh cát đ ược xem là m ột
trong những vật phẩm quốc gia và là niềm tự hào của dân t ộc Vi ệt Nam. Đây cũng
là một trong những món quà lưu niệm mà nhiều du khách quốc tế rất thích mua khi
đến Việt Nam.
+ Tranh thêu tay là loại hình nghệ thuật đã xuất hiện từ rất lâu và còn l ưu
truyền cho đến nay. Những bức tranh thêu tay thường được lấy ý tưởng từ cuộc
sống hàng ngày, thiên nhiên,…Khách du lịch rất thích mua nh ững món quà truy ền
thống, đặc trưng tại những nơi mà họ đặt chân đến. Nếu bạn muốn có m ột món
quà ý nghĩa dành tặng cho người bạn nước ngoài của mình, nhưng bạn muốn món
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
quà đó độc đáo và được lấy ý tưởng từ chính bạn thì có th ể truy ền đạt l ại ý t ưởng
cho những nghệ nhân. Sau khoảng 1 tuần bạn đã nhận được sản phẩm của mình để
mang đi làm quà tặng cho người bạn nước ngoài, tuy nhiên vì đặt theo yêu c ầu và
quá trình làm nên một bức tranh thêu tay mà giá trị không hề thấp.
- Sản phẩm lưu niệm thuộc nhóm đá quý, ngọc trai,…
Ngọc trai ở Việt Nam nổi tiếng nhất phải nói đến Ng ọc trai ở Phú Qu ốc.  Phú
Quốc được biết đến là nơi nuôi cấy ngọc trai quý hiếm và chất lượng, được nhi ều
du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm quà tặng cho người thân. Với khí hậu và
điều kiện tự nhiên, nghề nuôi trai lấy ngọc vô cùng phát triển ở đảo Ngọc. Đa phần
các cơ sở sản xuất ngọc trai đều được đặt tại những vùng biển lặng sóng, để phục
vụ cho việc nuôi trai. Ngọc trai Phú Quốc không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà
mẫu mã cũng rất đa dạng, nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho nhu c ầu c ủa t ừng
đối tượng khách hàng. 

- Quà tặng du lịch thực phẩm:


Thực phẩm khô là một trong những món quà không chỉ được khách du l ịch
trong nước ưa chuộng, mà khách du lịch nước ngoài rất ưa thích. Th ực ph ẩm khô
như hoa quả sấy, ô mai, mứt cổ truyền,… là những món quà khiến ai đã từng thử
qua đều gợi nhớ về hương vị Việt Nam. Đa số thực phẩm khô đ ều đ ược ch ế bi ến
thủ công nên khi chọn mua bạn nên lựa chọn những c ửa hàng uy tín, ch ất l ượng.
Đây là món quà được người du lịch và khách nước ngoài chọn mua nhiều vì nh ỏ
gọn và dễ mang theo.
+ Trái cây sấy khô (Ô mai): Ô mai là một đặc sản của Hà Nội, là trái cây sấy
khô có đường hoặc muối, trộn với các loại gia vị khác để đạt được h ương v ị hài
hòa. Các loại trái cây phổ biến nhất được sử dụng để làm ô mai là quả m ơ, m ận,
đào, quất và xoài.Đây là món quà tốt nhất cho những người thưởng thức trái cây khô
và muốn có những buổi uống trà thú vị. Có rất nhiều thương hi ệu ô mai t ại Vi ệt
Nam, nhưng chúng tôi đánh giá cao Hồng Lâm và Tiên Th ịnh, nh ững th ương hi ệu
nổi tiếng và phổ biến nhất. Các cửa hàng này có sẵn ở mọi khu vực của Hà N ội và
giá cả có thể khác nhau, dựa trên các loại trái cây khác nhau, cũng nh ư các th ương
hiệu.
+Trà là một trong những đồ uống yêu thích của người Việt ở mọi lứa tuổi và
nó đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Nhấm nháp vào bất kỳ th ời
điểm nào trong ngày, thức uống này luôn mang lại c ảm giác bình yên cho m ọi
người, ngay cả khi họ đang trong thời gian bận rộn nhất.Thông thường, có 3 loại trà
chính: trà xanh (tra xanh), trà đen và trà thơm. Trong khi giới trẻ thích trà thơm, trà
xanh và trà đen được đánh giá cao bởi vì mọi ng ười tin r ằng chúng mang l ại h ương
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
vị độc đáo và tinh khiết, kết hợp cả vị ngọt và vị đắng.Có một cu ộc nói chuy ện v ề
trà với bạn bè trong một ngày ảm đạm, hoặc chỉ phục vụ cho mình m ột bình trà,
cùng với một số bánh quy và âm nhạc yêu thích chắc chắn có th ể làm cho ngày c ủa
bạn thú vị hơn. Tại Việt Nam, bạn có thể mua trà tại nhiều cửa hàng và chợ, có th ể
dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên cả nước.

+ Cà phê: Nếu bạn là người hâm mộ cà phê, sẽ là một sai lầm n ếu không th ử
và mua hạt cà phê của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam từ lâu đã nổi ti ếng là m ột
trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và cà phê c ủa nước này
đặc biệt với bất kỳ loại cà phê nào khác trên thế giới. Và nh ư bạn có th ể bi ết, cà
phê của Buôn Mê Thuột, được sản xuất ở vùng Cao nguyên, là một thương hiệu nổi
tiếng như vậy trên thị trường cà phê thế giới.

+ Kẹo dừa : Đến từ tỉnh Bến Tre, vùng đất của dừa, kẹo dừa là một đặc sản
ngọt ngào. Có rất nhiều hương vị như nguyên bản, sầu riêng hoặc sô cô la. Đi ều
làm cho loại kẹo này trở nên đặc biệt và trong danh sách những thứ cần mua ở Việt
Nam không chỉ là hương vị tuyệt vời của nó, mà còn là lớp vỏ gạo mỏng ăn đ ược
xung quanh nó.Đây là một món quà tuyệt vời cho bạn bè và các thành viên gia đình
hoặc những người thích ăn ngọt.

+ Cốm: Cốm là một đặc sản mộc mạc của Việt Nam, đặc biệt là Hà N ội. Nó
là một loại gạo nếp, được thu hoạch mới và sau đó nướng để có được h ương v ị
tinh tế của nó. Thông thường, chúng được bọc trong lá chuối, làm cho màu xanh lá
cây đặc biệt này.Có rất nhiều cách để thưởng thức cốm. B ạn có th ể ăn ngay ho ặc
dùng để nấu các món ăn liên quan khác như kem, súp,… Làng Vọng, nằm ở ngoại ô
Hà Nội, là nơi sản xuất cốm nổi tiếng nhất .

+ Hạt tiêu từ Phú Quốc : Trong một thời gian dài, hạt tiêu đã được coi là Vua
gia vị của gia đình. Tại Việt Nam, đặc biệt là Phú Quốc, n ơi s ản xu ất lo ại gia v ị
này với quy mô lớn, hạt tiêu là một lựa chọn, một sản phẩm quen thu ộc đ ể du
khách mang về nước.Tiêu đen Phú Quốc là một thương hiệu nổi tiếng về ch ất
lượng. Có 3 loại hạt tiêu ở đó, bao gồm hạt tiêu đen, trắng và đỏ. Ngoài ra, lo ại gia
vị này khá rẻ và dễ tìm.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Chương 2:
TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ TẶNG DU
LỊCH TẠI TỈNH BẾN TRE
2.1 Giới thiệu về Bến Tre
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các h ệ
thống kênh rạch chằng chịt. Điểm cực Nam nằm trên vĩ đ ộ 9 048’ Bắc, cực Bắc
nằm trên vĩ độ 10020’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106 048’ Đông và điểm cực
Tây nằm trên kinh độ 105057’ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền
Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh gi ới chung là
sông Cổ Chiên
Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km
Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao
bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao B ảo và cù lao
Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,..

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre


Nguồn: http://bentre.ban-do.net/2018/01/huyen-gionh-trom-tinh-ben-tre.html

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
2.1.2 Lịch sử hình thành
- Nguồn gốc dân cư Bến Tre
Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần
lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú nh ư cọp, heo rừng, trâu
rừng, cá sấu, trăn rắn sinh sống.

Trong sách Phủ biên tạp lục viết về xứ Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII, Lê Quý
Đôn ghi: "Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn
là rừng rậm hàng ngàn dặm"

Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các "lõm" dân c ư vào
khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và mi ền Trung
vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đ ất
sống, nhất là và thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng tr ước
phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn,đánh chiếm Thuận Hóa,  Quảng Nam(1774). Ngoài
ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị l ưu đày, ng ười có
tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,...

Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường  biển và đường bộ, đa số là
bằng đường biển.

- Sự khai phá và định cư của người Việt trên đất Bến Tre

Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt ch ọn nh ững gi ồng
đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất  Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa
điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân c ư ngày càng đông
đúc, lập nên thôn, trại, làng.

Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh
mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, nh ững v ườn d ừa b ạt
ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt.

Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao n ằm ở
cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi
sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng.

- Quá trình hình thành về mặt hành chính

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh
Long Hồ.

Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường,An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ
Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc t ỉnh  Vĩnh
Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm  1803, năm
sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh.

Năm 1832, cù Lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Minh n ằm trong
huyện Kiến Hòa

Năm 1844,vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là hai phủ Hoằng An
và Hoằng Trị, thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Thời Pháp thuộc, Ngày 15 tháng 7 năm 1867thành lập hạt (Sở tham biện) Bến
Tre. Ngày 04 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt
Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày  5 tháng 6năm 1871,
hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày.

Ngày 2 tháng 11 năm 1871, dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi
tên thành hạt Bến Tre. Ngày 16 tháng 3 năm 1872, hạt Bến Tre nhận thêm 2 tổng
Minh Chánh và Minh Lý từ hạt Vĩnh Long.

Ngày 25 tháng 7 năm 1877, tổng Minh Chánh bị giải thể, nhập phần đất phía
Tây kinh Giằng Xây của tổng này vào tổng Minh Thuận cùng hạt. H ạt (s ở tham
biện) Bến Tre vào thời gian này có 21 tổng.

Theo Nghị định ngày 22 tháng 12 năm 1899của Toàn quyền Đông Dương Paul


Doumer đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày  1 tháng
1 năm 1900 hạt (Sở tham biện) Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre (chỉ gồm có cù lao
Bảo và cù lao Minh, có bốn quận:  Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú; đến
năm 1948 cù lao An Hóa thuộc Mĩ Tho mới được chính quyền cách mạng nhập vào
phần đất Bến Tre.)

Năm 1912, tỉnh thành lập 4 quận là Ba Tri, Sóc Sải, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Từ
ngày 1 tháng 1năm 1927, quận Sóc Sải được đổi tên thành  quận Châu Thành. Từ
ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh  Kiến Hòavà gồm 9 quận
là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, H ương M ỹ,
Thạnh Phú, Trúc Giang. Tỉnh lị tỉnh Kiến Hòa đổi tên là Trúc Giang.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Vi ệt Nam và
sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời C ộng hòa Mi ền Nam Vi ệt Nam cùng v ới
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên g ọi t ỉnh Ki ến Hòa mà v ẫn g ọi
theo tên cũ là tỉnh Bến Tre.

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Hòa đổi thành tỉnh Bến Tre. Cuối năm 2004, tỉnh
Bến Tre bao gồm thị xã Bến Tre và 7 huyện:  Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ
Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.

Ngày 9 tháng 2 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ -
CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành l ập xã, ph ường
thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre. Theo đó, Thành lập xã Tân
Hội thuộc huyện Mỏ Cày. Thành lập xã Hưng Khánh Trung A thuộc huyện Chợ
Lách. Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách. Thành lập phường Phú Tân
thuộc thị xã Bến Tre. Chia huyện Mỏ Cày thành 2 huyện:  Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày
Nam.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số


34/NQ-CP, thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre được thành lập, trên cơ sở toàn
bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của  thị xã Bến
Tre. Sau khi thành lập thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính tr ực
thuộc

2.1.3 Điều kiện tự nhiên


- Địa hình địa mạo:
Là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long tiếp giáp biển Đông, B ến
Tre có 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Ti ền Giang, Ba Lai, Hàm
Luông, Cổ Chiên như các nan quạt xoè ra phía biển chia lãnh th ổ tỉnh ra thành 3 cù
lao lớn là:
+ Cù lao An Hoá (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại).
+ Cù lao Bảo (gồm Thị xã Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri).
+ Cù lao Minh (gồm 3 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú).
Ngoài các con sông lớn còn có nhiều kênh rạch chằng ch ịt thu ận ti ện cho vi ệc
phát triển giao thông đường thuỷ giữa các vùng, các khu vực trong ngoài tỉnh. Di ện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.357 km2 với địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng
cát xen kẽ với ruộng, vườn cây trái, không có các rừng cây l ớn mà ch ỉ có m ột s ố
rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và vùng cửa sông.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Khí hậu:
Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đ ới gió mùa. Nhi ệt
độ ổn định trung bình hàng năm là 27,3 oC và chia ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam;
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió ch ủ đạo là B ắc đ ến Đông
Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1.250 đến 1.500 mm. Nhìn chung toàn
tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm. Vì vậy, Bến Tre có điều
kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển du lịch, thời ti ết ổn định cho cây tr ồng
đặc biệt là dừa để tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất s ản phẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch.
- Tài nguyên sinh vật:
Theo đặc điểm địa hình tự nhiên, tại Bến Tre thấy rõ lãnh thổ đ ược phân chia
thành ba vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn; do vậy các loài đ ộng, th ực
vật có mặt tại đây khá phong phú. Tài nguyên thực vật rừng có 25 loài thu ộc 19 h ọ,
trong đó chủ yếu là cây nấm trắng, bần đắng, đước đưng, dừa n ước có giá tr ị kinh
tế và cải thiện môi trường. Tài nguyên về cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, các
cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây trái. Các loại cây tr ồng nông nghi ệp này
hiện đang được chú trọng, quy hoạch và đầu tư theo c ơ cấu dần h ợp lý và phát
triển mạnh mẽ. Ngoài lúa đủ đảm bảo cung cấp lương thực cho tỉnh và t ương lai
cho cả xuất khẩu còn phát triển ngành công nghiệp địa phương như dừa trái (diện
tích và sản lượng lớn nhất cả nước), mía cây, đồng thời phát triển vườn cây đ ặc
sản ăn trái ở những vùng đất thích hợp như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài,
nhãn, boòng boong, dừa xiêm, me là môi trường phát triển vườn du l ịch và ph ục v ụ
công nghệ chế biến xuất khẩu hoặc cây làm hoa kiểng được tiêu thụ mạnh ở trong
nước và đã có mặt trên thị trường thế giới.
Tài nguyên động vật khá phong phú gồm 11 loài lưỡng thê, 32 loại bò sát, 19
loại thú, 25 loài chim. Bến Tre có vườn chim Vàm Hồ với nhiều chủng, loài và đã
được khảo sát, xếp vào danh sách các vườn chim lớn c ủa Vi ệt Nam. Nh ững v ật
nuôi trong các hộ gia đình cũng khá phát triển cho sản lượng lớn như heo, gà, vịt, dê,
ong lấy mật...
Tài nguyên thuỷ hải sản là một thế mạnh của tỉnh, về cá có 88 loại, tôm có 18
loài. Hiện nay tỉnh đã và đang được đầu tư khai thác tích c ực nguồn l ợi này, bao
gồm cả việc nuôi trồng và đánh bắt. Ngoài ra còn có các loài cua, nghêu, sò... hàng
năm cho sản lượng lớn. Đây là nguồn xuất khẩu quan tr ọng đ ể thu ngo ại t ệ và là
nguồn thực phẩm đặc sản của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Nhìn chung Bến Tre có yếu tố tự nhiên tương đối ổn định tạo ra s ự phát tri ển
trong nhiều lĩnh vực. Khí hậu thuận lợi cho các hoạt động s ản xuất, cây c ối phát
triển tươi tốt, tài nguyên sinh vật có môi trường sinh sống lâu dài. Có thể thấy rằng
nhờ vào các yếu tố tự nhiên mà Bến Tre đã phát triển thêm nhi ều lĩnh v ực tróng đó
có du lịch. Trong những năm gần đây du lịch là m ột ngành mũi nh ọn trong nên kinh
tế của hầu hết cả nước đang hướng đến. Bến Tre có lợi thế về khí hậu điều hòa,
thời tiết ổn định ít chịu ảnh hưởng của thiên tai là một ưu đi ểm đ ể du l ịch đ ược
đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên của đất đai, khí hậu đã giúp cho B ến
Tre có một nguồn nguyên liệu dồi dào đó chính là dừa. Với sản lượng d ừa đ ứng
đầu cả nước kèm theo đó là hình ảnh đặc biệt từ trái dừa đã giúp cho Bến Tre tạo
ra được sản phẩm du lịch đặc trưng đó chính là sản phẩm lưu ni ệm và quà tặng du
lịch từ Dừa
2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 2
Nằm ở phía Đông của Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre có diện tích tự
nhiên 2.357 km2 và lãnh hải rộng 20.000km2. Dân số Bến Tre là 1.351.472 người,
mật độ bình quân khoảng 573 người/km2.
So với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Bến Tre là một tỉnh còn nhi ều
khó khăn. Giá trị GDP của Bến Tre đạt 6.296,8 tỷ đồng vào năm 2005 (tính theo giá
so sánh). Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 9,22%/năm trong giai đo ạn
2001-2005, cao so với trung bình cả nước.
Trong cơ cấu kinh tế, Khu vực I vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (57,58%), Khu
vực II chiếm tỷ trọng 16,76% và khối dịch vụ chiếm tỷ trọng 25,66%. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2005 là 7.380.000 đồng (tính theo giá hiện hành).
Cây trồng chủ lực của Bến Tre là cây ăn trái, lúa, d ừa ph ục v ụ công nghi ệp
chế biến. Đặc biệt dừa Bến Tre đã trở thành biểu tượng của địa phương. Các sản
phẩm từ dừa có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần t ạo nên b ản s ắc c ủa hình
ảnh du lịch địa phương.
Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa ngày càng giảm,
diện tích trồng cây ăn trái ngày càng được mở rộng.
Thời gian tới, khi cầu Rạch Miễu (và sau đó là cầu Hàm Luông) hoàn thành,
kinh tế Bến Tre kỳ vọng sẽ có bước phát triển đột phá, kết hợp v ới Trà Vinh thành
trục phát triển kinh tế quan trọng dọc quốc lộ 60 tại khu vực duyên h ải phía Đông
của đồng bằng sông Cửu Long.
a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch:
2
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
• Cấp điện:
Tỉnh Bến Tre được cấp điện từ hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia qua
đường dây chính 110/22 Kv từ Mỹ Tho 2 – Bến Tre, vận hành qua 3 trạm biến áp
110 kv đặt tại ngã ba Tân Thành 65 MVA, tại Mỏ Cày 50 MVA và t ại Ba Tri 25
MVA.
Nguồn điện tại chỗ có một máy điện Diesel đặt t ại xã M ỹ Th ạnh (Gi ồng
Trôm) có công suất 10.500 Kw, nhưng công suất thực dụng khoảng 8.500 Kw.
Nguồn điện Diesel được hòa với mạng điện trung áp 15/22 Kv.
Nói chung, các tuyến đường dây 110 Kv hiện hữu và dự kiến trên đ ịa bàn t ỉnh
Bến Tre chỉ được cấp điện từ một đường dây 110 Kv độc đạo nên vi ệc cấp đi ện
trên địa bàn tỉnh không được an toàn và ổn định. Các trạm biến áp hiện cung cấp đủ
cho cả tỉnh Bến Tre, nhưng trong những năm sắp tới các trạm này sẽ bị quá tải do
nhu cầu phụ tải của các khu, cụm công nghiệp và mức tiêu thụ của cơ quan quản lý
và tiêu dung của dân cư ngày càng tăng.
Tổng chiều dài đường dây trung thế trên địa bàn năm 2005 là 1.512 km, l ưới
hạ thế chủ yếu phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt. Tổng chiều dài đường dây h ạ th ế
năm 2005 là 3.556 km.
Điện thương phẩm tăng từ 147.464 MWh năm 2000 lên 301.309 MWh năm
2005 với tốc độ bình quân 15,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh t ế. Trong
giai đoạn 2001-2005, điện thương phẩm tăng từ 113 lên 223 Kwh/người/năm, mức
điện tiêu dùng cho sinh hoạt dân cư tăng từ 83 lên 154 Kwh/người/năm.
• Giao thông:
Đường bộ:
Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm 4.102,5 km đường; nếu không tính
đường xã và thôn ấp thì đạt mật độ 0,34 km/km2 và 0,58km/1000 dân.
- Quốc lộ có 2 tuyến là QL 60 và QL 57 do Trung ương quản lý dài 128,65 km
(QL 60: 33,33 km và QL 57: 95,32 km), trong đó trãi nhựa 116,39 km, còn l ại là s ỏi
đỏ.
- Đường tỉnh lộ có 6 tuyến (ĐT.882, ĐT.883, ĐT.884, ĐT.885, ĐT.886,
ĐT.887) dài 171,67 km, trong đó có 106,27 km được trãi nhựa, còn lại là s ỏi đ ỏ, đá
dăm.
- Đường Huyện có 33 tuyến dài tổng cộng 426,41 km, trong đó trãi nh ựa
162,24 km, còn lại là đường đá dăm và sỏi đỏ 20,2 km.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Hệ thống đường đô thị dài tổng cộng 63,97 km, trong đó có 56,8 km trãi nhựa
và bê tông, còn lại là đá dăm.
- Đường xã, ấp có 3.311,8 km, trong đó 1.885,3 km trãi nh ựa; 179,2 km là đá
dăm, còn lại là sỏi đỏ và đường đất.
Trong 4.102,5 km đường, đường nhựa và bê tông chiếm 56,72%, đá dăm,
đường sỏi đó và đường đất chiếm 43,38%. Mạng lưới đường bộ nhìn chung bố trí
tương đối hợp lý. Các tuyến đường QL 57, ĐT 883, 884, 885, 887 chạy dọc theo các
dãy cù lao, song song với các tuyến vận tải thủy của 4 con sông l ớn là M ỹ Tho, Ba
Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên kết hợp với trục ngang, chạy dài cắt ngang 3 dãy cù
lao của tỉnh là QL 60 tạo thành thế liên hoàn nối trung tâm c ủa tỉnh v ới các huy ện.
Mạng lưới đường huyện, đường xã bám theo trục lộ lớn để phát triển n ối li ền các
xã, các tiểu vùng với trung tâm huyện và trung tâm tỉnh.
Trên hệ thống giao thông có 2.873 cây cầu với tổng chiều dài 60.268 m, trong
đó cầu bê tông tiền áp và bê tông cốt thép 1.657 cây cầu chiếm 57,67%; cầu sắt, gỗ
có 1.216 cây cầu chiếm 42,33%; trong tổng số cầu nêu trên có 35 cầu có tải trọng
trên 12 tấn.
Đường sông:
Bến Tre có chiều dài bờ biển 65 km, nằm giữa 4 nhánh sông l ớn có chi ều dài
hơn 290 km và rất nhiều sông nhỏ khác rất thuận lợi cho vận chuyển nội vùng, liên
vùng. Tổng chiều dài sông của tỉnh có khoảng 4.600 km; sông cho tàu 100 - 600 t ấn
có khoảng 62,06 km; trên 4.000 km kênh rạch lớn nhỏ cho ghe thuyền từ 10 - 20
tấn. trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến kênh, sông do trung ương qu ản lý v ới t ổng chi ều
dài 197,61 km.
Tuy có thế mạnh về vận tải đường sông nhưng cho đến nay tỉnh ch ỉ khai thác
dưới dạng tự nhiên.
• Cấp thóat nước, vệ sinh môi trường:
Cấp nước:
Bến Tre là tỉnh có lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất vùng Đ ồng b ằng sông
Cửu Long, nguồn nước chính là sông rạch, nước giồng cát, nước ngầm tầng nông
và nước ngầm tầng sâu.
Về nước sông rạch: Bến Tre có nguồn nước mặt dồi dào, nhưng do ở cuối
nguồn, giáp biển nên luôn bị nhiễm bẩn và thường nhiễm mặn vào các tháng mùa
khô, hiện nay chỉ có vàm sông huyện Chợ Lách có nước ngọt ổn định quanh năm.
Về nước giồng cát: Toàn tỉnh có trên 12.000 ha đất gi ồng cát có ch ứa ngu ồn
nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, trữ lượng khoảng 12 triệu m 3, khả năng khai
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
thác khoảng 844m3/ngày/km2, chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và tùy độ
sâu của giếng, nhiều nơi nguồn nước bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn.
Về nước ngầm tầng nông: phân bố ở phía bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ
Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri có chất lượng tốt, sắt th ấp và
đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đang được khai thác phục v ụ nhu cầu đ ời s ống nhân dân
trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của tỉnh.
Về nước ngầm tầng sâu thuộc 2 tầng, có dung lượng khá dồi dào, chất l ượng
tốt, từ thành phố Bến Tre đến phía bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là
74.368 m3/ngày đêm. Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có các nhà máy nước như
sau: 3 nhà máy khai thác nguồn nước mặt: nhà máy nước Sơn Đông, nhà máy n ước
Chợ Lách, nhà máy nước Lương Quới, tổng công suất cung cấp 29.800
m3/ngày/đêm. 1 nhà máy khai thác nguồn nước tầng sâu là nhà máy nước Hữu Định,
công suất cung cấp 3.000 m3/ngày đêm.
Hiện nay tất cả các thị trấn và một số thị tứ, trung tâm trên địa bàn tỉnh đã xây
dựng được 47 nhà máy có hệ thống xử lý nước, chủ yếu sử dụng nước mặt và một
số ít nước ngầm tầng nông. Bên cạnh đó là 57 trạm cấp nước và h ệ thống n ối
mạng có công suất vừa và nhỏ, từ 2 đến 15m3/giờ, đáp ứng yêu cầu cho các trung
tâm xã và tụ điểm dân cư lớn;
Tính đến cuối năm 2005, có 857.145 người được cấp nước, chiếm 63,4% dân
số. Số dân còn lại sử dụng nước mưa khoảng 20%, nước giếng s ạch 6,6%, n ước
sông rạch có xử lý 10%.
• Rác thải:
Ước tính tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2005 th ải ra hàng
ngày 156 tấn rác gồm: 103 tấn rác thải sinh hoạt; 45 tấn rác ch ợ, công viên, đ ường
phố và dưới 8 tấn rác công nghiệp (không kể phần tái chế hoặc xử lý nội bộ); trong
đó ước chỉ có khoảng 95 tấn rác thải là được tổ chức thu gom và chở đi tập trung
tại bãi, tỉ lệ thu gom khoảng 61%
• Bưu chính viễn thông:
Đến cuối năm 2005, tỉnh có 53 bưu cục các loại, trong đó 1 b ưu đi ện c ấp I, 7
bưu điện cấp II , 45 bưu cục cấp III. Bưu điện văn hóa xã hi ện có 102 đi ểm, còn 5
xã chưa có điểm bưu điện văn hóa.
Về viễn thông, tổng dung lượng tăng rất nhanh, đến cuối năm 2005 t ổng s ố
máy lắp đặt đặt 164.232 số, mật độ 12,1 máy /100 dân. Hi ện nay, t ỉnh có 4 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động với 56 trạm BTS, phương th ức truy ền
dẫn bằng cáp quang và vi ba ở tất cả các huyện trong t ỉnh, nh ưng ch ỉ có 1 doanh

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet với 90 đại lý, 1.617 thuê bao Dial up và 133 thuê
bao ADSL.
 Đánh giá chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bến Tre còn nhiều khó khăn, do
đặc thù địa lý cũng như khả năng đầu tư còn hạn chế. Mặc dù có nhi ều nổ l ực
trong thời gian qua nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bến Tre vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính là
lĩnh vực cần được đặc biệt chú trọng đầu tư nhằm tăng cường khả năng tiếp cận
du lịch cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã h ội của đ ịa ph ương.
Cầu Rạch Miễu hoàn thành sẽ là bước đột phá về phát tri ển h ạ t ầng, t ạo nên c ơ
hội tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Khi c ơ s ở hạ t ầng
được nâng cao sẽ tạo ra sự thuận lợi trong việc xây dựng hình ảnh du lịch của B ến
Tre đến gần hơn với các nguồn khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.5 Du lịch Bến Tre
2.1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bến Tre có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của các vùng sinh
thái tự nhiên gồm ba vùng: nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Vùng sinh thái n ước
ngọt có vườn trái cây nhiệt đới, làng hoa kiểng, ươm cây giống; vùng sinh thái nước
lợ có những làng dừa trồng xen cây ăn trái; vùng nước m ặn v ới đặc đi ểm môi
trường đất phù sa mặn có rừng đước, chà là… bạt ngàn, hệ động vật phong phú,
nguồn lợi thủy sản dồi dào và là nơi quần tụ của hàng chục vạn cá thể chim, là đ ịa
điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
- Một số điểm du lịch nổi bật tại Bến Tre:
* Cồn Phụng: cồn Phụng nằm giữa sông Tiền, án ngữ ngay cửa ngõ đi vào
Bến Tre, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách trung tâm th ị xã 12 km. C ồn
Phụng được hình thành bởi phù sa, có diện tích 52 ha được tạo nên t ừ nh ững v ườn
cây trái trĩu cành, khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái trong lành. Ngoài ra vi ệc t ận
hưởng khí trời, tham quan quần thể kiến trúc Đạo Dừa vẫn còn giữ nguyên hiện
trạng, du khách còn có dịp biết thêm về làng nghề thủ công m ỹ ngh ệ t ừ cây d ừa.
Đây cũng chính là điểm đột phá của du lịch B ến Tre, hi ện 50% khách du l ịch c ủa
Bến Tre có ghé thăm cồn Phụng.
* Cồn Qui: cồn Qui nằm giữ sông Tiền thuộc xã Tân Th ạch và xã Qu ới S ơn
huyện Châu Thành, thuộc nhóm cồn tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng), cùng cồn
Phụng án ngữ cửa vào Bến Tre. Cồn Qui có diện tích 40 ha, v ới nh ững v ườn cây
trĩu cành, còn mang nét hoang sơ của miệt vườn sông nước, môi trường sinh thái
trong lành. Hiện nay, có nhiều điểm du lịch sinh thái đ ược xây d ựng trên c ồn đón
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
tiếp phục vụ du khách. Du khách rất quan tâm đến tham quan, nghỉ dưỡng tại cồn
Qui, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
* Cồn Ốc: Thuộc xã Hưng Phong thuộc huyện Giồng Trôm, có chiều dài 8,3
km, rộng 1,2-1,5 km. Diện tích 1.284 ha nằm trên sông Hàm Luông, cách th ị xã B ến
Tre khoảng 10 km về hướng Đông. Cồn Ốc đặc biệt với những vườn dừa với
nhiều chủng loại dừa như dừa xiêm, dừa dứa... đan xen với vườn cây ăn trái. Ng ười
dân sống hiền hòa, thân thiện, đến đây du khách dường như tách khỏi thế giới ồn ào
náo nhiệt, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của vùng sông nước. Cồn Ốc
hiện vẫn chưa có nhiều khách tham quan do điều ki ện ti ếp c ận ch ưa t ốt, tuy nhiên
với sự đầu tư vào bến phà, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng
dịch vụ thì đây sẽ là điểm du lịch xanh quan trọng c ủa đ ịa phương. Đặc biệt, ở tại
nơi đây tồn tại Làng nghề đan giỏ cọng dừa đã có truy ền th ống lâu đ ời. Làng ngh ề
là một điểm độc đáo có tiềm năng thu hút khách du lịch trong t ương lai. S ản ph ẩm
giỏ cọng dừa tại đây được du khách quan tâm rất nhiều từ trong nước đến quốc tế.
Đối với xu hướng của người tiêu dùng ngày nay thường quan tâm đến các s ản
phẩm từ thiên nhiên và gia công bằng tay thì sản phẩm giỏ cọng dừa là đối t ượng
cần được phát triển.
* Cồn Tiên: Thuộc xã Tiên Long huyện Châu Thành với diện tích 7 ha. C ồn
Tiên có bãi cát dài và đẹp, hàng năm vào mồng 5 tháng 5 âm l ịch có hàng v ạn ng ười
đến tắm, vui chơi, thưởng thức trái cây.
* Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ: Thuộc xã Tân M ỹ, huy ện Ba Tri, cách Th ị xã
Bến Tre khoảng 25 km, nằm trong khu bảo tồn vườn chim Vàm Hồ có di ện tích 67
ha, là hệ sinh thái đặc sắc của vùng cửa sông ven bi ển tiêu bi ểu cho r ừng ng ập
mặn. Với điều kiện tự nhiên môi trường thích hợp, có hàng vạn cá th ể chim, cò t ụ
tập sinh sống tự nhiên, nhiều loại thú hoang dã, thủy sinh vật có giá trị. Khu du lịch
sinh thái Vàm Hồ đã đầu tư xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, bãi cắm trại, sân sinh hoạt
dã ngoại... phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và nghỉ ngơi cho du khách.
* Vùng du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành: Mặc dù không phải là nơi hội
tụ những danh thắng, nhưng Bến Tre hấp dẫn du khách bởi sự đậm đà, m ộc m ạc
của một làng quê Việt Nam với bạt ngàn vườn cây trái. Ngoài nh ững di tích l ịch s ử
văn hóa, khi đến với Bến Tre du khách có thể tham quan những điểm du lịch mi ệt
vườn, ăn trái cây, nghe ca nhạc tài tử, ngắm đom đóm v ề đêm, đi xe ng ựa, xu ồng
chèo, tham quan mô hình ruộng lúa nước, sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong,
sản xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu
của cây dừa... đặc biệt được hòa mình vào cuộc sống của những người dân ở đây
và luôn được đón tiếp bằng lòng nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách. Các đi ểm du
lịch tập trung chủ yếu ở các xã ven sông huyện Châu Thành.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
* Khu du lịch Cồn Hố: Là tiềm năng du lịch biển quan trọng của Ba Tri và
Bến Tre. Khi được cải thiện điều kiện hạ tầng, đặc biệt là về giao thông nhằm thu
hút đầu tư, đây sẽ là sự bổ sung vô cùng quan trọng cho sản phẩm du l ịch Ba Tri,
hướng tới mục tiêu đưa Ba Tri thành trọng điểm du lịch của địa phương.
Có thể thấy rằng tài nguyên du lịch tự nhiên du lịch ở Bến Tre có nhi ều ti ềm
năng để phát triển du lịch của vùng. Bến Tre có những l ợi th ế đ ể phát tri ển du l ịch
sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sông nước miệt vườn,..Với cảnh quan chủ yếu
là vườn cây ăn trái, sông nước cũng là một điểm riêng trong du lịch B ến Tre h ướng
đến. Đồng thời, đi đôi với những cảnh quan tự nhiên thì Bến Tre cũng kèm theo
phát triển sản phẩm du lịch mang tính chất đặc thù tại nơi đây. T ừ x ưa đ ến nay,
Dừa luôn là hình ảnh mà người ta nhìn thấy thì nhớ ngay đến B ến Tre. Do đó, t ừ
nguồn gốc là Dừa Bến Tre đã xây dựng lên sản phẩm l ưu ni ệm, quà t ặng du l ịch
làm quà cho khách thập phương từ xưa đến nay mà chưa có sản ph ẩm nào thay th ế
được.
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Xứ dừa Bến Tre có chung đặc điểm văn hóa nhân văn của miệt vườn Nam bộ,
nhưng cũng có sắc thái riêng của ba đảo dừa xanh. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các
sinh hoạt của cư dân xứ dừa là một nhiệm vụ quan trọng c ủa ngành văn hóa - du
lịch. Lễ hội, trò chơi dân gian, ca nhạc tài tử, những điệu hò của vùng sông nước,
hát sắc bùa Phú Lễ và ẩm thực đặc thù của địa phương... giúp du khách hi ểu thêm
về miệt vườn, về văn hóa Nam bộ, thêm yêu thiên nhiên đất nước, con ng ười B ến
Tre.
Đến xứ dừa, khách du lịch được tận mắt nhìn thấy ngôi nhà truy ền th ống làm
bằng gỗ dừa, từ phòng khách đến gian bếp đều có những đặc điểm riêng biệt v ới
ngôi nhà của nhiều vùng khác hoặc đi ghe chèo hay ghe máy trên sông r ạch ng ắm
màu xanh của dừa nước bạt ngàn, xuồng ghe chở dừa khô, dừa uống nước, củi dừa,
vỏ dừa, chỉ xơ dừa, trái cây nhiệt đới... Phong cảnh sôi động đặc trưng c ủa m ột
vùng sông nước rừng dừa.
- Một số điểm du lịch nhân văn nổi bật tại Bến Tre:
* Làng hoa kiểng Chợ Lách: Ngoài những loài cây trái ngon nổi tiếng, Bến Tre
còn được biết đến qua nghề sản xuất cây giống, trồng hoa kiểng, tập trung chủ yếu
ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới (Chợ Lách). T ại đây cung c ấp
phần lớn các loài cây giống, hoa kiểng cho toàn quốc. Là một trong những đi ểm
tham quan quan trọng của Bến Tre.
* Làng nghề bánh tráng, bánh phồng: Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn
Đốc ở huyện Giồng Trôm, không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn có thể nói cả vùng
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Nam Bộ. Hai loại bánh này có bề dày truyền th ống trên 50 năm, ng ười dân n ơi đây
đã giữ gìn và phát huy những bí quyết của mình để cho ra đời loại bánh phổ biến,
mang đậm sắc thái Nam Bộ mà không đâu có được.
* Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Vốn là tỉnh có l ợi
thế về cây dừa, người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần c ủa cây d ừa
như: thân, cọng, vỏ, gáo dừa... làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo,
rất được du khách ưa chuộng, đồng thời trở thành một nghề thủ công đặc trưng của
Bến Tre, tập trung nhiều ở cồn Phụng (huyện Châu Thành), Hưng Phong (huyện
Giồng Trôm).
*Các tài nguyên nhân văn khác
Các loại hình nghệ thuật dân tộc của Bến Tre như ca múa nhạc dân t ộc, nh ạc
tài tử cải lương, hát bội, các điệu hò, hát lý, hát ru... rất phong phú có kh ả năng hấp
dẫn khách du lịch trong ngoài nước. Ngoài ra trong nhóm các tài nguyên du lịch nhân
văn còn phải kể đến có các làng nghề truyền thống làm ra các sản ph ẩm m ỹ ngh ệ
từ cây dừa rất được khách hàng quốc tế và trong nước ưa chuộng, trên thị trường
thương mại du lịch và các sản phẩm đặc sắc khác như hủ tiếu, bánh ph ồng M ỹ
Lồng, kẹo dừa Mỏ Cày...
* Các lễ hội dân gian:
- Lễ hội dân gian đặc trưng và lâu đời nhất ở Bến Tre là cúng đình hàng năm.
Ở Bến Tre hiện có 207 đình, trong đó có 3 đình được B ộ Văn hóa Thông tin công
nhận di tích lịch sử cấp quốc gia (Bình Hòa, Phú Lễ, Tân Thạch). Thông thường
mỗi đình đều có một kỳ cúng lớn, còn gọi là cúng Kỳ Yên, mục đích cúng Kỳ Yên là
cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Cúng đình là đặc trưng của ng ười
dân sản xuất nông nghiệp, cũng là ngày hội văn hóa của nhân dân địa phương.
- Lễ hội cúng Ông là đặc trưng của ngư dân vùng biển ở Bến Tre. Bến Tre có
tất cả 12 Lăng thờ cá ông, lễ cúng ông lớn nhất là ở xã Bình Thắng (Bình Đại) hàng
năm được tổ chức vào ngày 15, 16 tháng 6 âm lịch. Trong nh ững ngày này bà con
ngư dân quy tụ về làm lễ (có cả những người đi lập nghiệp ở vùng khác) và thu hút
hàng ngàn người đến xem lễ hội. Nội dung của lễ hội có nhiều phần, nhưng sôi nổi
và hào hứng nhất là lễ nghinh Ông.
- Lễ hội truyền thống văn hóa tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh c ủa nhà th ơ
yêu nước Nguyễn Đình Chiểu vào mồng 1 tháng 7 hàng năm, tại xã An Đ ức và th ị
trấn Ba Tri với nhiều loại hình văn hóa phong phú, đa dạng.
- Lễ hội truyền thống cách mạng tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Bến Tre đồng
Khởi 17 tháng 01 hàng năm tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Ngày hội cây trái ngon an toàn hàng năm được tổ chức vào dịp Tết Đoan Ng ọ
(mồng 5 tháng 5 âm lịch) tại huyện Chợ Lách. Đây là dịp du khách đ ược th ưởng
thức và chiêm ngưỡng những loại trái cây ngon và độc đáo của miệt vườn Bến Tre.
Trong tương lai, khi Ngày hội trái cây được tổ chức quy mô h ơn thành L ễ h ội thì
khả năng thu hút du lịch sẽ cao hơn.
Tuy nhiên so với các thế mạnh về du lịch sinh thái miệt vườn và ti ềm năng du
lịch lịch sử - cách mạng, khả năng thu hút khách của lễ hội Bến Tre là không cao.
Đối với tài nguyên du lịch nhân văn ở Bến Tre cũng không thua kém bất kì tỉnh
nào tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre là vùng đất địa linh nhân kiệt
“Quê hương Đồng Khởi” - nơi đây từng là mãnh đất mà trải qua bao cuộc chi ến
tranh biết bao lớp người nằm xuống. Đây sẽ là một dấu ấn cho những người muốn
hồi tưởng về quá khứ anh hùng, nhìn lại chiến trường năm xưa. Bến Tre còn là
vùng đất của những con thân thiện, mến khách và chân thành v ới quê hương c ủa
mình. Đồng thời, Bến Tre có khoảng 8 làng nghề truyền thống và người dân nơi
đây đã giữ gìn nghề “cha truyền con nối” cũng đã từ lâu đời. Những sản phẩm mà
họ làm ra thật sự rất khéo léo và tỉ mỉ vì họ đã làm bằng tâm huyết c ủa mình. Chính
vì như vậy, trong mắt du khách những sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch nơi đây
là có ý nghĩa nên họ sẽ không bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Bến Tre này.

2.1.5.3 Nguồn khách du lịch ở Bến Tre


Tiềm năng du lịch của Bến Tre khá phong phú, từ du lịch sinh thái (v ườn cây,
du lịch sông nước, cồn bãi, biển và ven biển), đến du lịch tham quan các khu di tích
văn hóa lịch sử, du lịch văn hóa – lễ hội…Đến đây, du khách có c ơ h ội tham quan,
thưởng ngoạn những địa điểm du lịch độc đáo, đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng
của những vườn trái cây…Tất cả những lợi thế trên đã góp phần quan trọng thu hút
khách du lịch đến Bến Tre ngày một nhiều.
Bảng 1. Thống kệ lượt khách đến với tỉnh Bến Tre năm 2015-2019.
Đơn vị: lượt khách
Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019

Khách quốc tế 440.000 503.013 550.000 681.271 796.186


Khách nội địa 560.000 650.062 741.444 892.857 1.085.839
Tổng lượt khách 1.000.000 1.153. 075 1.291.444 1.574.128 1.882.025
(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và Du lịch Bến Tre)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Qua bảng thống kê lượt khách du lịch đến với Bến Tre đã cho th ấy xu h ướng
tăng lên theo các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân c ủa t ổng l ượt khách trong giai
đoạn từ năm 2015-2019 là 16%. Từ năm 2015 tổng lượt khách đến với Bến Tre là
1.000.000 nghìn lượt đến năm 2019 tổng lượt khách đến đã tăng lên 1.882.025 nghìn
lượt. Năm 2019 tăng lên 1,88 lần so với năm 2015. V ới nh ững s ố li ệu th ống kê cho
thấy du lịch ở Bến Tre đang được phát triển. Qua các năm lượt khách du l ịch đ ều
tăng lên, điều đó chứng tỏ người ta đã biết đến B ến Tre nhi ều h ơn, du khách ch ọn
Bến Tre là nơi đến cho chuyến đi nghĩ dưỡng của họ nhiều h ơn. T ừ đó cho th ấy
Bến Tre đang là một điểm du lịch tiềm năng của Đồng bằng sông Cửu Long mà thị
trường khách du lịch đang hướng đến. Nếu được đầu tư và quan tâm nhi ều h ơn
Bến Tre hứa hẹn sẽ là một tỉnh có thể phát triển du lịch v ượt b ậc c ủa vùng Nam
Bộ.
a) Thị trường khách du lịch quốc tế:
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bến Tre trong thời gian qua kể từ năm
2015 đã thay đổi với tốc độ vượt bậc. Lượng khách du lịch qu ốc t ế năm 2019 đã
tăng 1,81 lần so với năm 2015. Năm 2019, Bến Tre đón được 796.186 nghìn l ượt
khách du lịch quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân tron giai đo ạn 2015- 2019 là
15%. Kế hoạch trong năm 2020, Bến Tre sẽ đón được 957.000 nghìn lượt khách.
Thị trường khách du lịch quốc tế đên Bến Tre rất đa dạng, đ ến t ừ nhi ều
nguồn khác nhau kể từ các thị trường gần đến các thị trường xa. Các thị trường
quốc tế truyền thống của Bến Tre bao gồm Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Cơ cấu
thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng có nhi ều
biến động trong thập kỷ vừa qua, trong đó đáng chú ý là sự tăng tr ưởng tr ở l ại c ủa
thị trường Đông Âu (trong đó đáng kể là khách du lịch đến t ừ Nga và các n ước
thuộc Liên bang Xô Viết cũ)
Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế: Phần đông khách qu ốc t ế đ ến
tham quan Bến Tre đều theo các tour du lịch do các công ty ở TP.HCM t ổ ch ức,
thường có nhu cầu tham quan phong cảnh sông nước và các khu v ườn cây ăn trái ở
Tân Thạnh, Cái Mơn, Châu Thành, Chợ Lách,…Tuy nhiên, thời gian l ưu trú của
khách du lịch quốc tế tại Bến Tre tương đôi ngắn, thường chỉ hơn 1 ngày.
b) Thị trường khách du lịch nội địa:
Cùng với nhịp độ phát triển của khách quốc tế, thị trường khách n ội đ ịa cũng
đạt được những kết quả khả quan. Giai đoạn năm 2015-2019 lượng khách có xu
hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Lượt khách n ội đ ịa năm 2019 đã tăng 1,94
lần so với năm 2015. Năm 2019, Bến Tre đã đón được 1.085.839 nghìn lượt khách
du lịch nội địa.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Thị trường khách nội địa thời gian qua và trong những giai đoạn tới vẫn sẽ
tăng trưởng ổn định do quỹ thời gian rỗi và thu nhập đã được đảm bảo. Các nhu
cầu của khách nội địa sẽ đa dạng hơn, tuy nhiên chủ yếu vẫn là đi với mục đích du
lịch thuần túy trong đó các hoạt động được ưa thích là tham quan các khu di tích l ịch
sử, các làng nghề truyền thống, tham quan các nhà v ườn sinh thái,…Ngoài ra th ị
trường khách du lịch với mục đích thăm thân và hội nghị - thương mại cũng đang có
xu hướng tăng lên. Hoạt động mua sắm sản phẩm cũng là một xu h ướng t ất y ếu
đối với khách du lịch nội địa. Do nhu cầu và thói quen của người Việt cho dù đi đến
bất cứ nơi nào cũng sẽ mua quà về cho người thân làm của biếu. Vì vậy, đánh vào
tâm lý đó mà sản phẩm lưu niệm, quà tặng du l ịch c ủa B ến Tre cũng đang đ ẩy
mạnh không ngừng.
c) Đánh giá về nguồn khách của Bến Tre:
Từ số liệu lượt khách du lịch từ giai đoạn năm 2015– 2019 của tỉnh Bến Tre
cho chúng ta thấy rằng du lịch tại đây đã có bước phát tri ển. L ượt khách theo t ừng
năm có xu hướng tăng lên. Điều đó có thể xem là một dấu hiệu đáng m ừng v ề ti ềm
năng của thị trường khách du lịch. Trong thời đại phát triển hiện nay, du l ịch đã tr ở
thành một nhu cầu không thể thiếu. Đồng thời, chất lượng cuộc sống đã được nâng
cao rất nhiều nên chi phí cho du lịch cũng sẽ tăng theo. Chi phí cho vi ệc chi tr ả du
lịch cũng càng ngày càng nhiều hơn. Chi phí cho một chuy ến đi bao g ồm l ưu trú, ăn
uống, vui chơi và đặc biệt là quà tặng cho mỗi chuyến đi cũng được chú trọng. Bến
Tre đang có nhiều lợi thế về phát triển du lịch như: du l ịch mi ệt v ườn, du l ịch sinh
thái, cở sở vật chất đang được nâng cao, đa dạng v ề sản ph ẩm du l ịch. B ến Tre có
nguồn khách ổn định từ trong nước đến quốc tế đảm bảo cho việc có thị trường để
tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Đây thực sự là một thị trường ti ềm năng mà trong
tương lai sẽ còn thu hút khách du lịch hơn nữa nếu được đầu tư hợp lý và đúng đắn.
2.1.5.4 Giới thiệu về một số sản phẩm lưu niệm quà tặng du lịch của Bến
Tre
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đã góp phần nâng cao giá trị toàn
diện của cây dừa Bến Tre, làm phong phú và tô đẹp thêm nét đặc trưng văn hóa dừa
trên đất Bến Tre. Hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa đã góp phần giới thiệu hình ảnh
xứ dừa Bến Tre đến với bè bạn gần xa trong và ngoài nước, không chỉ làm đẹp cho
quê hương xứ dừa, mà cho cả đất nước Việt Nam và có mặt nhiều nơi trên thế
giới. Mong ngành nghề thủ công mỹ nghệ dừa sẽ ngày càng phát triển hơn nữa
cũng như tạo ra thêm nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo để ngày càng
vươn xa khắp năm châu.
a) Đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ dừa
Theo thống kê của Tổng cục du lịch Bến Tre hiện có đến hàng chục cơ sở làm
thủ công mỹ nghệ dừa có quy mô lớn như: Cơ sở mỹ nghệ Kim Tứ, cơ sở mỹ nghệ
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Hưng Tiến, cơ sở mỹ nghệ dừa Ngọc Tuấn, cơ sở Phúc Sang (Châu Thành), cơ sở
thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, cơ sở Yên Thạnh (thành phố Bến Tre), cơ sở mỹ
nghệ Thanh Liêm (Mỏ Cày Nam), cơ sở Thanh Nhàn (Giồng Trôm)… Mỗi cơ sở trên
lại có đến hơn chục vệ tinh khác đang hoạt động rải rác đều khắp các huy ện. S ản
phẩm của các cơ sở này tạo ra sẽ được cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước
theo đơn đặt hàng, hàng năm xuất khẩu đi một số nước như: Malaysia, Philippines,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Thụy Sĩ,… Ngoài ra, trong các cuộc h ội ch ợ xúc ti ến
thương mại - du lịch trong tỉnh, khu vực và nước ngoài thì các sản phẩm mỹ nghệ
cũng được giới thiệu đến du khách, với mục đích đưa sản phẩm mỹ ngh ệ vươn xa
hơn nữa trên thị trường quốc tế, khẳng định thương hiệu, mở rộng mạng lưới phân
phối.
Trước đây, ở Bến Tre nghề sản xuất các mặt hàng thủ công m ỹ ngh ệ t ừ
nguyên liệu dừa chưa thành một nghề chính thức, còn phát triển tự phát, chỉ có m ột
số hộ dân tự làm mỹ nghệ dừa để trang trí trong nhà hoặc để biếu tặng người thân,
bạn bè. Sau này, khi kinh tế - xã hội B ến Tre ngày càng phát tri ển, đ ặc bi ệt là du
lịch Bến Tre ngày càng có nhiều du khách quốc t ế bi ết đ ến thì ngh ề s ản xu ất
truyền thống liên quan đến mỹ nghệ dừa cũng phát triển ngày càng mạnh, r ộng
khắp và trở thành một ngành kinh tế chính, góp phần chuyển d ịch c ơ c ấu kinh t ế
cho người dân. Những người dân xứ dừa với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa c ộng v ới
óc thẩm mỹ đã tạo dựng nên một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp
của cây dừa thành những sản phẩm mỹ nghệ dừa có “hồn”, có giá trị mỹ thuật cao,
đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, độc đáo. Ngoài ra, các c ơ s ở s ản xu ất
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ dừa cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch tham
quan, tìm hiểu, góp phần tạo nên một điểm nhấn trong các chương trình tour du lịch
sông nước miệt vườn đang được khai thác tại Bến Tre.
Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ dừa đã được các nghệ nhân sáng tạo nên
gần 500 sản phẩm đa dạng, như túi xách, ví, đũa, muỗng, mặt nạ, đèn ngủ,   búp bê,
vỏ đồng hồ, và các con vật trong đời sống hàng ngày,… Cọng dừa ngoài được dùng
để bó chổi, qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công còn được đan thành nh ững
sản phẩm mỹ nghệ lẵng hoa, giỏ đựng quà,… Chà dừa có thể biến thành những
chiếc lồng đèn với kiểu dáng đa dạng. 
Người dân Bến Tre ngày càng thêm yêu quý cây dừa qua những khám phá m ới
lạ về lợi ích và công dụng cũng như các sản phẩm mỹ nghệ tạo ra từ cây dừa trong
đời sống. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, để phát triển bền v ững, lâu
dài, các nghệ nhân xứ dừa hiện đang miệt mài tìm tòi, c ải ti ến, sáng t ạo các m ẫu
mã, kiểu dáng, tìm cách kết hợp nguyên liệu từ dừa với các nguyên li ệu khác nh ư
mây, tre, lá để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm mỹ nghệ dừa, cũng như đầu tư

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
nghiên cứu thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm với chi ến l ược phát tri ển lâu
dài. Trong các chương trình tour du lịch tham quan sông nước B ến Tre, du khách
đến tham quan các cơ sở chế tác sản phẩm   thủ công mỹ nghệ dừa, tận mắt chứng
kiến các công đoạn để tạo nên một sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và có giá tr ị m ỹ
thuật cao. Ở các điểm du lịch đều có các quầy bán hàng l ưu ni ệm tr ưng bày và gi ới
thiệu đến du khách hàng trăm loại sản phẩm mỹ nghệ khác nhau.
b) Giỏ cọng dừa Hưng Phong
Hơn 20 năm qua, Hưng Phong là một trong những xã của huyện Giồng Trôm
chuyên sản xuất giỏ cọng dừa để tiêu thụ khắp nơi trong nước. Theo Tạp chí đi ện
tử Làng nghề Việt Nam đưa ra được Xã Hưng Phong có 617,3ha dừa đang cho trái
trên tổng số 1.222ha diện tích đất tự nhiên. Được biết, hiện xã có 500 h ộ đan gi ỏ
cọng dừa, 1 tổ hợp tác đan giỏ cọng dừa và 11 hộ thu mua giỏ cọng dừa, trong đó có
vài chục hộ quy mô lớn, số còn lại tận dụng thời gian nhàn rỗi đ ể đan gi ỏ. Nhi ều
hộ có điều kiện tự làm khung, mua dây và c ọng d ừa v ề đan gi ỏ. M ột s ố h ộ nh ận
khung, dây và cọng dừa từ các hộ sản xuất quy mô lớn về hoàn thi ện s ản ph ẩm.
Công việc này đã và đang giải quyết việc làm cho kho ảng 1.500 lao đ ộng. Đây là
công việc nhẹ, không cần vốn, nhưng mang đến nguồn thu nhập ổn định cho các hộ
gia đình, chủ yếu dành cho chị em phụ nữ.
Để làm ra một sản phẩm, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu
chuẩn bị nhiên liệu, đến việc khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ. Trung bình để làm ra m ột
chiếc giỏ cọng dừa, người làm sản phẩm phải tốn nửa giờ đồng hồ bao gồm tất cả
các công đoạn như ra nan, cột khung, đan, bính, quấn quay, nứt và cuối cùng là hoàn
thành phần đáy giỏ. Các sản phẩm giỏ cọng dừa cũng đòi hỏi sự cần mẫn và đầu
tư công. Điều đặc biệt của loại sản phẩm mỹ nghệ này là thân thi ện v ới môi
trường, mang đậm phong vị của quê hương xứ dừa.
Tuy ghề đan giỏ cọng dừa ở đây được hình thành vài chục năm, nhưng có
bước phát triển khá mạnh. Nhờ mẫu mã đa dạng nên ngày càng được thị trường ưa
chuộng, đặc biệt vào dịp cuối năm do nhu cầu làm gi ỏ quà t ặng, nên s ản ph ẩm
được tiêu thụ rất nhiều.
c) Bánh Tráng Mỹ Lồng
Về tên gọi bánh tráng Mỹ Lồng, được xuất phát từ tên g ọi c ủa m ột khu ch ợ
nhỏ trước đây của vùng đất này. Khu chợ nhỏ này nổi tiếng mua bán các mín bánh
tráng đặc sản hấp dẫn. Địa danh Mỹ Lồng ngày nay thuộc xã M ỹ Th ạnh, huy ện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Nổi tiếng từ hàng trăm năm nay, nhưng thời gian ra đ ời của bánh tráng M ỹ
Lồng chưa được xác định cụ thể. Hỏi thăm những người làm nghề trong làng thì
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
nhận được chia sẻ mộc mạc chân thành rằng:“Là nghề truyền thống mấy ai biết nó
có từ khi nào, chỉ biết vừa mới chập chững biết đi đã… v ấp ph ải nh ững ch ồng
bánh tráng trong nhà, lớn lên thì nối nghiệp, nghề sinh nghề là vậy…”
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng hiện nay có khoảng hơn 150 lò bánh. Vì là
làng nghề lưu truyền hàng trăm năm nay, nên có những hộ gia đình đang là th ế hệ
thứ 2, thứ 3 làm nghề bánh tráng này. Mỗi thế hệ sau, đều được truyền lại bí quyết
làm bánh ngon, đặc trưng riêng. Mỗi người dân làm bánh tráng M ỹ Lồng đều khéo
léo, điệu nghệ như nghệ nhân thực sự. Từ đó những chiếc bánh tráng M ỹ Lồng
được lưu truyền gìn giữ đến tận hôm nay.
Những cái bánh tráng xứ Mỹ Lồng đặc trưng riêng với hương vị v ừa béo v ừa
xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm lừng. Ai thưởng thức qua cũng nh ớ hoài, ai v ề
Bến Tre nhất định phải tìm ăn thử.
d) Bánh phồng Sơn Đốc
Cùng với bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc hiện cũng chưa xác đ ịnh
được thời điểm ra đời cụ thể. Chỉ biết nó cũng tồn tại hàng trăm năm nay như bánh
tráng Mỹ Lồng.
Đốc phải là nếp sáp, dẻo, thơm đặc biệt. Nếp này mang đi xôi cho chín rồi
trộn với đường, bột vani rồi mới đem quết. Khi quết thì ph ải l ựa ng ười có kinh
nghiệm để họ quết thật kỹ và trở đều tay, nếu không bột sẽ bị lợn cợn óc trâu, bánh
cán ra sẽ không đạt chất lượng và rất xấu.
Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hiện có khoảng hơn 30 cơ sở sản xuất bánh
phồng. Ngoài bánh phồng, người dân ở đây còn sản xuất thêm một số loại bánh như
bánh phồng chuối, bánh phồng mì, bánh phồng mít, bánh phồng hành để đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Bánh tráng Mỹ Lồng bánh phồng Sơn Đốc là món ăn kết tinh sự khéo léo, sáng
tạo của cha ông, gói trọn cả vào đó tấm lòng của người làm bánh, cùng bao sản vật
mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ dừa.
Những chiếc bánh tráng Mỹ Lồng bánh phồng Sơn Đốc đang ngày càng nổi
tiếng, được đón nhận, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Đó là niềm tự hào xứng đáng với người dân Mỹ Lồng Sơn Đốc.
2.1.5.5 Đánh giá về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của Bến Tre
Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch ở Bến Tre có tính độc đáo và đ ặc trưng
của vùng miền. Những sản phẩm ở Bến Tre có nguyên liệu chính từ dừa là một
đặc điểm đặc biệt tạo ra dấu ấn cho khách du lịch. Du khách đ ến v ới B ến Tre ít
nhất một lần cũng phải nhìn thấy các sản phẩm làm ra từ trái dừa. Sản phẩm lưu
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
niệm, quà tặng du lịch thu hút du khách bởi sự mộc mạc, giản dị từ nguyên liệu đến
công đoạn là ra sản phẩm. Đối với các sản phẩm lưu niệm như: các s ản ph ẩm m ỹ
nghệ có hình dáng con người, con vật hay những vật dùng hằng ngày đ ược làm ra
từ dừa qua bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của nghệ nhân. Những s ản ph ẩm này đ ược du
khách yêu thích và đánh giá cao bởi chất lượng của nó. Còn quà tặng du l ịch l ại
mang những hương vị đặc trưng của trái dừa. Các loại thực phẩm từ dừa như: bánh
Tráng Mỹ Lồng, bánh Phồng Sơn Đốc, rượu Dừa, kẹo Dừa,…được xem là quà tặng
du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Bến Tre. Có th ể nói, đây là đ ặc
sản của vùng đất này. Các sản phẩm này được yêu thích b ởi tính truy ền th ống và
quá trình làm bằng tay công phu bởi người làm ra. Giá trị của nh ững chi ếc bánh đã
được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia điều đó đã cho chứng minh ch ất
lượng của quà tặng du lịch mà Bến Tre có được. Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du
lịch của Bến Tre là những sản phẩm nổi bật không chỉ của địa phương mà còn ảnh
hưởng đến các tỉnh lân cận. Hầu như ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long đâu đó ta vẫn bắt gặp những sản phẩm của Bến Tre hi ện h ữu, ch ứng minh
được sản phẩm này có sức ảnh hưởng đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch ở Bến Tre vẫn còn nhiều
vấn đề bất cập khiến sản phẩm tại đây chưa phát triển. M ặc dù chất lượng c ủa
sản phẩm tại Bến Tre được đánh giá cao nhưng về hình thức lại không thu hút. Hầu
như đi đến các làng nghề, tại cơ sở sản xuất các loại quà tặng được đóng gói với
mẫu mã bên ngoài rất đơn giản, không có điểm nổi bật. Dường như tại các cơ sở
chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà quên đi cần làm cho th ực khách b ị
thu hút đến cái nhìn sản phẩm nhiều hơn. So với quà t ặng du l ịch thì v ề m ẫu mã
sản phẩm lưu niệm lại có ưu thế hơn. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có sự đa dạng,
bắt mắt hơn mang nhiều hình ảnh độc và lạ thu hút được sự chú ý của du khách
nhiều hơn. Do đó, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch nên cần được quan tâm
hơn về mẫu mã bên ngoài hơn nữa để có thể thu hút sự quan tâm c ủa du khách đ ặc
biệt là khách quốc tế khi đến với Bến Tre.
2.2 Phân tích SWOT về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát triển
du lịch tại Bến Tre
2.2.1 Điểm mạnh
- Vị trí địa lý:
Bến Tre có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chúng và du
lịch nói riêng của khu vực ĐBSCL. Bến Tre có vị trí t ương đ ối gần các trung tâm
sân cư và hành chính, kinh tế xã hôị của vùng Nam B ộ như TP. HCM, C ần Th ơ và
các tài nguyên du lịch tự nhiên của Bến Tre mang nhi ều đ ặc đi ểm c ủa vùng sông

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
nước với các vườn trái cây, cây cảnh…thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du
lịch sinh thái, điền dã..
- Yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch phát triển
Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi nên nơi đây có đất đai màu mỡ, khí h ậu ổn
định tạo điều kiện thuận lợi cho cây trái phát triển tốt lành đặc biệt là Dừa. T ừ xưa
đến nay, khi nghe nhắc đến Bến Tre người ta nghĩ ngay đến m ột vùng đ ất có b ạt
ngàn những dãy dừa xanh ngát. Với sản lượng dừa nhiều nhất cả nước chính là một
lợi thế trong nguồn cung cấp chính là ra sản phẩm tại Bến Tre. Hình ảnh trái dừa,
thành phần của cây dừa hay là hương vị của trái dừa đã trở thành một d ấu ấn trong
lòng mỗi du khách đến đây. Đó là lý do vì sao s ản phẩm l ưu ni ệm, quà t ặng du l ịch
ở Bến Tre lại có vị trí quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đến v ới th ị tr ường
khách du lịch. Có thể nói, sản phẩm lưu niệm và quà t ặng du l ịch là m ột l ời gi ới
thiệu vô hình đối với du khách gần xa để họ nhớ đến Bến Tre. Sản phẩm lưu niệm
và quà tặng du lịch ở Bến Tre không những đã dạng về sản phẩm mà còn đảm b ảo
về chất lượng. Đối với sản phẩm lưu niệm là các mặc hàng mỹ nghệ các sản phẩm
làm ra có nội dung phong phú, không đơn thuần chỉ là gọt dũa mà nó lại cần đôi bàn
tay khéo léo của người nghệ nhân. Còn những thức quà tặng du lịch lại mang hương
vị đặc trưng riêng của địa phương. Tất cả đều được làm bằng cách làm truy ền
thống lâu đời chính là giá trị mà khách du lịch trân trọng nó.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Du khách đến Bến Tre chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng
lân cận nhờ vào vị trí địa lý gần nên được du khách lựa chọn làm n ơi đ ến trong kì
nghỉ. Khách du lịch đến nơi đây có cả khách nội địa và khách qu ốc t ế ( Đông B ắc
Á, Tây Âu, Bắc Mĩ,..) nhưng khách nội địa chiếm phần đông hơn. Du khách đ ến
Bến Tre có xu hướng quan tâm rất nhiều đến s ản ph ẩm l ưu ni ệm và quà t ặng du
lịch. Theo Anh T.T.T – Trưởng ban quản trò ở Khu du lịch Lan Vương cho biết:
“Các sản phẩm lưu niệm ở Bến Tre được thu hút khách nhiều, dù cho họ không mua
nhưng họ vẫn tham quan, tìm hiểu rất nhiều bởi vì các sản ph ẩm này đ ẹp, v ật li ệu
rẻ tiền nhưng lại bắt mắt. Người mua cũng thường hay mua về làm quà. Tất cả các
sản phẩm hầu hết điều được làm từ dừa từ rễ dừa, gốc dừa,thân dừa, lá d ừa, trái
dừa, gáo dừa đến cọng dừa….nên được ưa chuộng nhiều” ( Trích Bài phỏng vấn
doạnh nghiệp địa phương, 23/11/2020). Đối với xu hướng của thế giới hiện nay là
bảo vệ môi trường nên các mặt hàng được làm từ vật liệu tự nhiên là lựa chọn hàng
đầu đặc biệt là khách quốc tế. Khách đến với Bến Tre đều có khả năng chi trả và
sức mua tương đối cao. Theo lời người dân địa phương ở Làng ngh ề Bánh Tráng
Mỹ Lồng cho biết: “ Khách du lịch đến đây họ bánh mua nhều lắm, đặc biệt là
khách ở Cần Thơ, mỗi lần đến du lịch họ mua cả trăm bánh mang về”. ( Trích Bài
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
phỏng vấn người dân địa phương,23/11/2020). Từ đó có thể cho rằng, sảm phẩm
lưu niệm và tặng du lịch ở Bến luôn được đảm bảo về thị trường tiêu thụ.
- Doanh thu từ sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch gi ữ v ị trí quan tr ọng
đối với nền kinh tế của Bến Tre.
Bảng 2. Thống kê tổng doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2015-2019
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng doanh thu 700 860 1.057 1.329 1.791


(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre)
Đối với kinh tế của Bến Tre, doanh thu đến từ sản phẩm du lịch cũng có vị trí
đáng kể. Trong 5 lĩnh vực về kinh doanh du lịch c ủa B ến Tre qua các năm thì h ạng
mục hàng hóa lưu niệm luôn giữ vị trí đứng thứ 2. Điều này chứng minh đ ược, s ản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch đã có đóng góp rất l ớn đ ối v ới n ền kinh t ế c ủa
Bến Tre.

2015 2019

8,57% Lữ hành
Lưu trú 9,99% Lữ hành
18%
Ăn uống Lưu trú
Hàng hóa lưu 19,99% Ăn uống
22% 23%
niệm Hàng hóa
20% Doanh thu lưu niệm
22,01%
khác Doanh thu
25,01% khác
31,43%

Hình 2. Biểu đồ so sánh doanh thu từ các hoạt động du lịch năm 2015
và năm 2019.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Tác giả)
Theo số liệu thống kê thực trạng vào tổng doanh thu du lịch ở tỉnh B ến Tre
trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Tổng doanh thu từ các hoạt động
du lịch tăng theo từng năm, năm sau cao hơn năm tr ước. Tốc đ ộ tăng tr ưởng bình
quân trong giai đoạn 2015-2019 tăng lên 26%. Đây là một con s ố tương đ ối cao
trong doanh thu mà du lịch mang lại cho kinh tế Bến Tre. Trong năm 2015 v ới t ổng
doanh thu từ các hoạt động du lịch là 700 tỷ đồng thì doanh thu t ừ hàng hóa l ưu
niệm thu về được 154 tỷ đồng chiếm đến 22% trong tổng doanh thu. Nh ững năm
sau đó thì doanh thu vẫn tăng đáng kể theo từng năm và không dừng l ại. Đ ến năm
2019, tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch tăng lên với con s ố 1.179 t ỷ đ ồng.
Trong đó, hàng hóa lưu niệm đạt doanh thu là 412 tỷ đồng chiếm 23% t ổng doanh
thu. Những con số trên đã cho chúng ta thấy được doanh thu từ hàng hóa l ưu ni ệm
đã ảnh hưởng rất nhiều đến du lịch. Nó đã được thể hiện rõ ràng bằng nh ững con
số cụ thể. Mặc dù, trong giai đoạn từ năm 2015-2019 tỷ lệ phần trăm từ hàng hóa
lưu niệm tăng lên chưa đáng kể nhưng nó vẫn ở mức ổn định. Bằng chứng là doanh
thu từ hàng hóa lưu niệm vẫn nằm ở mức hàng trăm tỷ đồng.
Hai biểu đồ thể hiện tỷ lệ về hàng hóa lưu niệm chiếm một phần khá l ớn
trong các loại doanh thu từ du lịch. Hàng hóa lưu niệm đóng m ột vai trò quan tr ọng
trong tăng doanh thu từ du lịch. Sản phẩm lưu niệm và quà t ặng du l ịch đã làm ảnh
hưởng rất nhiều đến du lịch Bến Tre nói riêng và góp phần vào phát triển kinh tế
Bến Tre nói chung.
- Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của Bến Tre giúp giữ gìn giá trị truyền
thống quý báu của làng nghề và góp phần ổn định cuộc sống người dân.
Theo thông tin Bến Tre có 55 làng nghề (26 làng nghề nông nghi ệp và 29 làng
nghề tiểu thủ công nghiệp). Xét theo tiêu chí để công nhận làng nghề, Bến Tre công
nhận 14 làng nghề nông nghiệp, trong đó có 9 làng nghề truyền thống và 17 làng
nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, có 6 làng nghề được công nhận làng nghề tiêu
biểu Việt Nam như: Làng nghề dệt chiếu An Hiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Phú Lễ, làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề sản xuất bánh tráng
Mỹ Lồng, làng nghề sản xuất kẹo dừa Phường 7, làng nghề cây giống và hoa kiểng
Cái Mơn. Bến Tre là một trong những tỉnh ở Nam Bộ còn tồn tại nhiều làng nghề
truyền thống nhất trong vùng. 3 Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch đang th ực
hiện nghĩa vụ của mình trong việc phát huy giá trị của làng nghề. Người dân ở tại
đây họ có lòng tâm huyết với nghề. Trong bài phỏng vấn khi được hỏi: “Ông/ bà có
muốn con cháu của mình tiếp nối nghề truyền thống này hay không?” Đa số tôi

3
Nguồn: http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/bao-ton-va-phat-trien-lang-nghe-truyen-
thong-o-ben-tre-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-truong-d
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
nhận được câu trả lời là: “Có”. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho vi ệc s ản phẩm
lưu niệm, quà tặng du lịch sẽ được tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị của nó. Đồng
thời, nó cũng đã giúp người dân cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn rất
nhiều. Nhờ vào sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch mà v ấn đ ề gi ải quy ết vi ệc
làm cho người đặc biệt là lao động nữ giới. Từ đó mà kinh tế người đ ịa ph ương
được ổn định và cân bằng.
- Chính quyền địa phương quan tâm đến sự phát triển đến sản phẩm lưu
niệm, quà tặng du lịch.
Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch được xem là văn hóa của từng của địa
phương nên chính quyền cũng đã có sự quan tâm đúng mức. Khi được hỏi: “Ông/ bà
có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm như thế nào trong vi ệc
phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?” Bà T.T.E- làm nghề đan giỏ
cọng dừa ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm cho biết: “Địa phương có hỗ trợ
vốn để mở rộng nghề này. Nhưng do gia đình bà chỉ làm tại nhà và cũng làm ra s ố
lượng không nhiều nên không vay” .(Trích Bài phỏng vấn người dân địa phương,
11/11/2020). Đây là một việc làm thiết thực từ địa phương trong việc ủng hộ người
dân trong việc mở rộng sản xuất. Chứng minh được địa phương vẫn luôn quan tâm
tới việc phát triển hình ảnh sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch để vừa đảm b ảo
cuộc sống người dân được ổn định, vừa xây dựng nên giá trị văn hóa trong từng sản
phẩm hướng tới phát triển du lịch cho tỉnh nhà.
2.2.2 Điểm yếu
- Ảnh hưởng của thời tiết đối với việc phát triển sản phẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch.
Bến Tre có thể nói là tỉnh chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nhiều nhất tại vùng
ĐBSCL, do vậy nên cây trồng vào những thời điểm này bị ảnh hưởng năng suất rất
nhiều đặt biệt là Dừa. Vào những thời điểm này, mọi hoạt động đều bị trì trệ bởi
sự xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt. Đồng nghĩa với nguồn nguyên
liệu đầu vào là Dừa cũng sẽ bị giảm năng suất, làm cho việc s ản xu ất ra s ản ph ẩm
bị hạn chế. Mặc dù Bến Tre có khí hậu tương đối ổn định nhưng vẫn gặp phải tình
trạng mưa, bão kéo dài. Những tình trạng trên cũng gây khó khăn trong phát tri ển
sản phẩm.
- Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch chưa phát triển được th ị tr ường tiêu
thụ.
Nhìn chung các mặt hàng đang được bán tại Bến Tre ta có thể phân loại nh ư
sau: các loại quà tặng du lịch và các mặt hàng quà lưu niệm.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
+ Các loại qùa tặng du lịch bao gồm: Trái cây, bánh tráng M ỹ L ồng, bánh
phồng Sơn Đốc, rượu dừa, kẹo dừa, xà phòng dừa,…các sản phẩm này du khách
thường chọn mua để làm quà tặng cho bạn bè và người thân. Do tính chất gọn, nhẹ
và đa dạng của sản phẩm nên du khách chọn mua mặt hàng này r ất nhi ều. Đ ồng
thời, đây cũng được xem là những đặc sản tại Bến Tre nên khi đến đây khách ch ọn
mua là đều chắc chắn. Về mặt giá trị, các sản phẩm này mang tính tinh th ần không
cao nhưng lại mang tính chất đặc thù của nơi đến cao hơn. Chỉ cần nhìn nh ững
món hàng mà du khách cầm trên tay, chúng ta có thể dễ dàng nh ận ra du khách đó
từng đi đến đâu.
+ Các mặt hàng lưu niệm: Sản phẩm nhóm này bao gồm sản phẩm thủ công
mỹ nghệ được làm từ dừa (ấm trà, gáo dừa, ly, tách, chén, muỗng, giỏ làm bằng
cọng dừa, thảm và những sản phẩm có hình thù động vật được làm t ừ dừa,…). V ề
mặt giá trị, những sản phẩm này mang lại giá trị tinh th ần cho du khách cao h ơn.
Họ thường mua để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè và người thân bởi vì nó mang
tính kỷ niệm có thể bảo quản lâu hơn. Đồng thời, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
này có nguồn gốc tại Bến Tre không qua khâu vận chuyển từ nơi khác nên tính đặc
trưng của vùng miền cũng cao hơn. Đây chính là một lợi thế cho Bến Tre ti ếp t ục
đưa sản phẩm lưu niệm phát triển hình ảnh mạnh mẽ hơn trong du lịch. So với các
nơi khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các thành ph ố l ớn khác phải
nhập các mặt hàng từ Bến Tre để phục vụ cho du lịch nên d ường nh ư s ản ph ẩm
không mang được tính đặc trưng và nổi bật.
+ Các địa điểm bán các sản phẩm lưu niệm ở tỉnh Bến Tre
Ở tại Thành phổ Bến Tre phát triển hơn so với các huyện trên địa bàn tỉnh, các
trung tâm mua sắm như Trung tâm thương mại Bến Tre, Chợ B ến Tre, Trung tâm
thương mại Sense Bến Tre,…với các mặt hàng khá phong phú.
Dọc theo các tuyến đường nội ô của Thành phố Bến Tre có nhi ều cửa hàng
bán các mặt hàng lưu niệm như: Shop Souvenirs, Quà lưu niệm 1.0.2, Shop quà tặng
Sunsu,…nhưng du khách lại phải lắc đầu khi những cửa hàng đó lại không có bán
những sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Các sản phẩm mà ở cửa hàng thường là
những tặng phẩm được mua vào dịp sinh nhật, kỉ niệm,…các mặt hàng ở đây
thường chỉ phục vụ cho người dân địa phương là chủ yếu.
Ở trung tâm thương mại Bến Tre, chợ Bến Tre các mặt hàng được bán chủ
yếu là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, phục vụ cho người dân địa ph ương. M ột
vài quầy bán hàng lưu niệm như tranh, đồ thủ công mỹ nghệ thì lại rất ít và hi ếm
các sản phẩm được trưng bày không được nổi bật.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Dọc theo tuyến đường từ Thành phố Bến Tre đến huyện Châu Thành hướng
về TP.HCM, các trạm dừng chân có bán rất nhiều sản phẩm lưu niệm như các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và quà tặng du lịch thực phẩm kẹo dừa, bánh phồng,
bánh tráng đặc trưng của tỉnh Bến Tre. Các mặt hàng ở nơi đây r ất đa d ạng nh ưng
lại không được bày trí nổi bật, nên chưa thu hút được du khách.
Tại các điểm du lịch tại Bến Tre như Cồn Phụng, Cồn Quy, Khu du l ịch Lan
Vương các mặt hàng sản phẩm lưu niệm được bày bán tại qu ầy đ ể ph ục v ụ cho
khách du lịch. Nhưng các mặt hàng lại được trưng bày không được nổi bật, đối v ới
các mặt hàng về thủ công mỹ nghệ được trưng bày ít hơn các mặt hàng c ủa quà
tặng du lịch. Theo lời của chị Huế Mi - một ch ủ c ơ sở cung c ấp các m ặt hàng th ủ
công mỹ nghệ cho biết về vấn đề: “Tại sao các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại
không được trưng bày nhiều tại các điểm du lịch?” Chị trả lời : “Do tùy thuộc vào
mặt hàng ở cửa hàng đó có bán chạy hay không. Vì trong suy nghĩ c ủa du khách ở
các địa điểm như vậy sẽ bị thách gía. Họ thường sẽ ghé những trạm dừng chân đ ể
mua theo lời giới thiệu của tài xế hay là hướng dẫn viên. Càng ngày thì du khách
càng có suy nghĩ bảo thủ hơn về việc bán hàng tại các điểm du lịch hơn. Vì vậy các
mặt hàng sản phẩm lưu niệm bị hạn chế trưng bày hơn”.(Trích Bài phỏng vấn
doanh nghiệp địa phương, 11/11/2020).
Mặc dù sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch ở Bến Tre có sự đa dạng và chất
lượng và thêm vào đó là có thị trường tiêu thụ tiềm năng nh ưng vẫn ch ưa khai thác
hết được giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, các khu du lịch hay đi ểm phân ph ối
vẫn chưa phát huy được hình ảnh đặc trưng và độc đáo c ủa sản ph ẩm. Nhìn trên
thực tế, những sản phẩm đều mang hình ảnh đại trà và không nổi bật. Đây chính là
một nhược điểm rất lớn cần được nhanh chóng khắc phục.
- Doanh thu từ sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tăng nhưng không cao.
Bảng 3. Thống kê doanh thu của hàng hóa lưu niệm năm 2015-2019
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 KH 2020
Hàng hóa lưu niệm 154 221 224 306 412 484
Tổng doanh thu 700 860 1.057 1.329 1.791. 2.220
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch)
Trong những năm qua sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đã có v ị trí trong
kinh tế của Bến Tre, mặc dù doanh số thu về đều tăng nhưng nó v ẫn ở m ức trung
bình không có bước tiến vượt bậc. Trong giai đoạn 2015-2016 tăng 1,44%; giai
đoạn năm 2016-2017 tăng 1,01%; giai đoạn năm 2017-2018 tăng 1,37%; giai đoạn
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
năm 2018-2019 tăng 1,35% và dự kiến kế hoạch trong năm 2020 thì doanh số so v ới
năm 2019 sẽ tăng 1,17%. Từ những số liệu thống kê được cho thấy doanh thu t ừ
sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vẫn còn thấp. M ột s ố lý do ảnh h ưởng đ ến
doanh thu có thể là về hình ảnh chưa được nâng cao, khách mua bị giảm,...do đó
cần có biện pháp khắc phục để cải thiện doanh thu có một bước tiến mới.
- Người dân vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất sản phẩm lưu
niệm quà tặng du lịch.
Trái ngược với vấn đề sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch phát triển mang
lại doanh thu cao cho du lịch, góp phần vào kinh t ế Bến Tre thì ng ười dân đ ịa
phương, người dân làm nghề lại gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là về các m ặt hàng
đồ mỹ nghệ từ dừa. Có thể nói rằng đồ mỹ nghệ được xem một sản phẩm đặc
trưng mang dấu ấn địa phương rất cao của tỉnh Bến Tre. Đồ mỹ nghệ có lẽ đã ra
đời từ rất lâu, sản phẩm được làm thủ công từ đời này sang đời khác từ các bàn tay
của nghệ nhân làm nên. Mỗi sản phẩm mỹ nghệ mang hình dáng của đồ v ật hay
một nhân vật nào đều trải qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người làm ra nó. Nhưng
đến thời gian sau này, khi máy móc xuất hiện thì những tác phẩm kì công không còn
xuất hiện và trở nên hiếm thấy. Thay vào đó, những sản phẩm nhỏ gọn hay mang
tính ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày có mặt nhiều hơn. Vì l ẽ ấy, m ột ph ần tính
kế thừa về đồ mỹ nghệ cũng vơi dần đi. Xu hướng của du khách ngày thường chọn
mua sản phẩm lưu niệm có tính ứng dụng hơn là sản phẩm có tính trang trí. Còn
đối với sản phẩm thủ công như giỏ cọng dừa thì lại gặp vấn đề về sự ra đời c ủa
giỏ nhựa. Giỏ cọng dừa ra đời cũng đã trên 10 năm. Đ ối v ới ng ười dân làm ngh ề
này thì nó mang lại thu nhập ổn định cho cuộc sống. Đối tượng lao động chủ yếu là
phụ nữ, so với trước đây thì công việc này đã giải quyết đ ược vấn đ ề vi ệc làm r ất
nhiều cho người dân ở đây. Thu nhập ổn định từ công việc đan giỏ cọng dừa này đã
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là lao đ ộng chân tay.
Nhưng từ khi giỏ nhựa ra đời đã làm hạn chế đi thu nhập c ủa h ọ. V ới nh ững lý do
như: nguyên liệu mua vào giá cao vì có gia đình không có s ẵn, gi ỏ nh ựa có m ức giá
bán ra thấp hơn so với giỏ cọng dừa nên sản phẩm làm ra ít hơn trước, làng ngh ề
chưa có hợp tác xã để làm trung tâm mua bán mà l ại qua nhi ều giai đo ạn trung gian
nên giá “bị ép”.
- Chính quyền địa phương còn gặp khó khăn trong việc quản lý sản phẩm l ưu
niệm, quà tặng du lịch.
Hầu hết các cơ sở sản xuất các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tại B ến
Tre đều thuộc tư nhân, không thuộc nhà nước nên vấn đề quản lý g ặp nhi ều khó
khăn. Giá cả và nguồn cung – cầu chính quyền địa ph ương chưa ki ểm soát đ ược.
Do đó, chính quyền địa phương chưa thống kê được những mặt hàng cũng nh ư
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
doanh thu cụ thể của từng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong nguồn thu t ừ
lĩnh vực du lịch của Bến Tre.
2.2.3 Thách thức
- Sự cạnh tranh trong du lịch làm ảnh hưởng đến sản phẩm lưu ni ệm, quà
tặng du lịch.
Du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng cạnh trạnh gay g ắt, đặc bi ệt
sẽ đẩy lên ở mức cao đặc biệt sẽ đẩy lên trong đi ều ki ện toàn c ầu hóa , khu v ực
hóa và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính; năng l ượng, thiên tai…
Trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du l ịch B ến
Tre nói riêng còn rất hạn chế. Ngay cả trong vùng Đồng b ằng sông C ửu Long cũng
sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh gây gắt giữa các sản phẩm du lịch c ủa các đ ịa ph ương.
Ở Bến Tre, các sản phẩm địa phương như sản phẩm lưu niệm và quà t ặng du l ịch
cũng gặp khó khăn trong phát huy giá trị sản phẩm riêng bi ệt. Đa s ố, các s ản ph ẩm
lưu niệm ở Bến Tre đều được phân bố khắp các thị trường của tỉnh khác như
Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…nhưng không thể hiện rõ nơi xuất xứ. Điều đó
ảnh hưởng đến vấn đề du khách không biết nguồn gốc thật sự của s ản phẩm. Bên
cạnh đó, việc “ nhái hàng” hay làm giả sản phẩm cũng xảy ra thường xuyên gây tác
động xấu đến người tiêu dùng về góc nhìn chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, vi ệc
xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng c ạnh trạnh nh ư s ản ph ẩm
lưu niệm, quà tặng du lịch sẽ là một thách thức lớn đối v ới ngành Du l ịch c ủa B ến
Tre.
- Bến Tre có điểm xuất phát thấp chưa tạo được nguồn lực vững chắc cho sản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch phát triển.
Du lịch Bến Tre đang ở giai đoạn đầu phát triển, xuất đi ểm thấp. Kinh
nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao đ ộng
ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thi ếu tính đ ồng b ộ. Do đó
việc xây dựng về hình ảnh du lịch Bến Tre, sản phẩm mang tính chất du lịch đ ặc
trưng như sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của lãnh
đạo tỉnh, phải có sự hợp tác toàn diện của các ngành liên quan và c ần c ả s ự n ổ l ực
của ngành du lịch Bến Tre. Để thực hiện tốt được vấn đề này thực s ự là thách th ứ
của Bến Tre.
- Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng thị trường cung – c ầu c ủa sản
phẩm lưu niêm, quà tặng du lịch.
Khó khăn Bến Tre phải đối mặt đó là trình độ kinh tế - xã hội còn th ấp; m ức
sống của người dân chưa cao, ảnh hưởng đến quan hệ cung – cầu đặc biệt là s ản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch. Trong khi nền kinh tế thế giới đang có xu
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
hướng trì trệ trong đó có những thị trường có nguồn khách quan trọng. Kinh t ế th ế
giới chưa ổn định thì trong khoảng cuối năm 2019 đầu năm 2020 đại dịch COVID –
19 đã tàn phá khủng khiếp về mọi mặt kinh tế - xã hội của toàn thế giới cũng như ở
Việt Nam. Ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì các hoạt động du lịch
có nguồn thu từ quốc tế đều bị kìm hãm. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm lưu
niệm và quà du lịch cũng giảm súc vì không có nguồn khách như th ời gian tr ước.
Đây là những thách thức khó khăn mà Bến Tre phải đối mặt.
2.2.4 Cơ hội
Đảng và Nhà nước khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nh ọn của
Đất nước” và thực sự quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển. Thêm vào đó, Vi ệt
Nam là đất nước có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn trật tự luôn
được đảm bảo là nhân tố quan trọng cho du lịch phát triển. Theo đánh giá, Việt Nam
là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực. Do đó, trong th ời gian đ ầu phát tri ển
du lịch lãnh đạo tỉnh Bến Tre cũng đã rất chú trọng phát triển ngành kinh tế đối
ngoại, thương mại – dịch vụ và đặc biệt là du lịch. Nh ững chính sách v ề m ở c ửa
cho du lịch chính là cơ hội để Bến Tre thự hiện xây dựng hình ảnh du l ịch đ ặc thù
mà đại diện đó chính là sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch. Việt Nam quan tâm
đến xu hướng hội nhập là cơ hội để bạn bè trên thế giới bi ết v ề du l ịch c ủa đ ất
nước ta nhiều hơn. Bắt kịp xu thế đó, đây là cơ hội để Bến Tre đem sản ph ẩm l ưu
niêm, quà tặng lịch của địa phương giới thiệu đến năm châu, tạo ra một chỗ đ ứng
vững chắn hơn cho sản phẩm.
Kinh tế của Bến Tre phát triển tương đối nhanh và ổn định, hệ thống cơ sở hạ
tầng đã và đang được nâng cấp để phục vụ cho du lịch. Đ ời s ống c ủa ngu ời dân
ngày càng cải thiển và từng bước đi lên là nhờ vào sản phẩm l ưu ni ệm và quà t ặng
du lịch đã giải quyết vấn đề lớn việc làm cho người dân tại địa phương. So với lúc
trước, người dân địa phương ngày càng có động lực để tham gia vào phát tri ển du
lịch. Do đó, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần n ắm vào ưu đi ểm
này để có chính mở rộng sản xuất hợp lý, vừa ổn định chất lượng cuộc sống của
địa phương, vừa góp phần vào phát triển du lịch cho tỉnh Bến Tre.
Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động, và là điểm du lịch còn mới
trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tiềm năng đa dang và phong phú, s ản
phẩm du lịch độc đáo là những điều kiện thu hút khách quốc t ế. Ngoài nh ững ti ềm
năng về tự nhiên và nhân văn thì du khách cũng rất có h ứng thú đ ối v ới nh ững mòn
quà tặng đến từ Việt Nam. Khách quốc tế có xu hướng thích những sản phẩm m ộc
mạc, có tính truyền thống gia đình và được làm bằng thủ công. Bến Tre có ưu điểm
về sản phẩm lưu niệm,quà tặng du lịch đây chính là một c ơ h ội đ ể B ến Tre ti ến
đến gần hơn thị trường tiêu thụ quốc tế.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Chương 3:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ
TẶNG DU LỊCH TẠI BẾN TRE
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát
triển du lịch tại Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng t ương đ ối đa
dạng và phong phú để phát triển du lịch. Ngành du lịch Bến Tre có điều kiện phát
triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh t ế, thu
ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong đó sản ph ẩm l ưu ni ệm,
quà tặng du lịch cũng góp phần tạo nên những bước chuyển cho kinh t ế B ến Tre.
Do đó , cần có những định hướng cần thiết để s ản phẩm l ưu ni ệm, quà t ặng du
lịch kết hợp với du lịch Bến Tre có hướng đi đúng đắn và lâu dài cho s ự phát tri ển
trong tương lai.
- Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, c ảnh
quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, môi tr ường b ền v ững, đ ạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo c ảnh quan, môi
trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống đ ặc bi ệt là v ề hình
ảnh cây dừa, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có ch ọn l ọc
những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập văn hóa đồi trụy, giới thiệu s ản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch cho bạn bè quốc tế về những giá trị đẹp đẻ của
sản phẩm.
- Xác định vị trí trung tâm du lịch của Cồn Phụng, Cồn Quy, các xã thu ộc
huyện Châu Thành gắn với thị xã Bến Tre là đầu mối đón và phân phối khách du
lịch tới các khu vực trong tỉnh. Tăng cường phục vụ cho các đi ểm du l ịch đ ảm b ảo
được chất lượng phục vụ. Các điểm du lịch, khu du lịch cần có tầm nhìn mới m ẻ
hơn trong xây dựng hình ảnh sản phẩm đặc thù cho điểm đến. Tại các điểm du lịch,
khu du lịch nên quan tâm hơn về trưng bày số lượng và chất lượng c ủa sản ph ẩm
lưu niệm, quà tặng du lịch để tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách.
- Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, huy động mọi ngu ồn lực, đặc bi ệt
chú trọng nguồn vốn trong dân, quan tâm tới chất lượng của cuộc sống người dân,
vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch c ủa đ ịa ph ương, đ ẩy m ạnh
được sự hợp tác của người dân trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là người dân có tay
nghề tại các làng nghề.
- Phát huy các lợi thế so sánh của địa phương để xây dựng sản phẩm du l ịch
từ “xứ dừa” “quê hương Đồng Khởi”, đem sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
vào phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; nâng cao vị thế của Bến Tre, góp phần đưa
Bến Tre thành trung tâm du lịch quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Để phát triển du lịch Bến Tre và quan trong hơn là xây dựng hình ảnh cho sản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch cần được đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân
cận, cụ thể là Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh, do những nguyên nhân sau:
+ Hướng tiếp cận: Thị trường chính và hướng tiếp cận chủ yếu đối với B ến
Tre hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh, qua tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra trong t ương
lai, khi giao thông đường thủy, đường bộ và đặc biệt với sự hoàn thành của sân bay
Trà Nóc (Cần Thơ), hướng tiếp cận của khách từ Cần Thơ qua Vĩnh Long (hoặc
Trà Vinh) cũng sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Do các tỉnh lận cận có những đ ặc
điểm tương đồng so với Bến Tre nên Bến Tre có thể nhờ vào nó mà m ở rộng h ơn
thị trường tiêu thụ sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hơn.
+ Về sản phẩm: các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh có s ản
phẩm du lịch tương đối tương đồng, vì vậy cần có sự kết hợp chặt ch ẽ nhằm khai
thác thế mạnh nổi trội của từng địa phương, đồng thời là mở rộng thị trường tiêu
thụ cho sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đóng góp vào sự phát triển du lịch của
khu vực nói chung và Bến Tre nói riêng
+Về marketing: Với đặc điểm địa lý tự nhiên và các tài nguyên du lịch t ương
đồng, chiến lược marketing sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch k ết h ợp gi ữa các
địa phương sẽ được liên kết lại với nhau, đồng thời giữa các tỉnh sẽ có sự phối hợp
đồng bộ; nâng cao hiệu quả, giảm chi phí nhiều chi phí hợn cho chi ếc l ược
marketing chọ sản phẩm.
Để thực hiện có hiệu quả việc phối kết hợp giữa các tỉnh trong khu vực trong
phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù đặc biệt là xây dựng hình ảnh sản phẩm
lưu niệm một số biện pháp sau có thể được nghiên cứu thực hiện:
+ Xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch hướng đến xây dựng sản
phẩm đặc thù đó là sản phẩm lưu niêm, quà tặng du lịch cho các tỉnh thuộc khu vực
Đông Bắc của Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ bao g ồm các t ỉnh Ti ền Giang, B ến
Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.
+ Nghiên cứu kết nối các tuyến du lịch nội vùng với các điểm gửi khách chính
là TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trung tâm của khu vực là trục thị xã Bến Tre – TP.
Mỹ Tho, bố trí kinh doanh các mặt hàng của sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch
tại các tuyến, các điểm để du khách có thể chú ý hơn đến sản phẩm.
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing chung cho cả khu v ực v ới m ột
hình ảnh du lịch thống nhất đó là “ Du lịch xứ Dừa”.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
+ Có kế hoạch phối kết hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tham quan,
trao đổi kinh nghiệm đối với những người dân lành nghề trong sản xuất ra s ản
phẩm lưu niêm, quà tặng du lịch. Tuyên truyền, khuyến khích người dân bám tr ụ
với nghề để tạo nên giá trị quý báu cho sản phẩm khi đến du lịch tại Bến Tre.
+ Phối kết hợp trong việc xây dựng dự án và đầu tư giữa các địa phương trong
khu vực nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp, tập trung nguồn
lực đầu tư của cả khu vực theo các định hướng đã được thống nhất xác định gi ữa
các tỉnh.
3.2 Cơ sở đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
trong phát triển du lịch tại Bến Tre
Cơ sở đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đ ạt
được hiệu quả dựa trên:
- Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 t ầm
nhìn
đến năm 2020.
- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Kế hoạch về việc thực hiện chương trình hành động số 22/CTr/TU ngày
20/07/2017 của Tỉnh ủy Bến Tre thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng
01 năm 2017 của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
3.3 Chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát
triển du lịch tại Bến Tre
3.3.1 Chiến lược về xây dựng hình ảnh sản phẩm lưu niệm, quà tặng du
lịch
Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng tương đối đa
dạng và phong phú để phát triển du lịch. Ngành kinh tế du lịch B ến Tre có đi ều
kiện để phát triển và đóng vai tròn quan trọng trong quá trình chuy ển d ịch c ơ c ấu
kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao đông.
Du lịch Bến Tre cần phải xây dựng hình ảnh sản phẩm đặc thù cho riêng
mình. Mặc dù Bến Tre vẫ có các loại hình du lịch tương đối phát tri ển như du l ịch
sinh thái, du lịch miệt vườn,…nhưng lại bị trùng lập với các tỉnh lân cận trong vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Bến Tre cần tập trung phát tri ển vào m ột lo ại

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
sản phẩm độc đáo mang hình ảnh đặc trưng cho du lịch Bến Tre đó chính là s ản
phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch.
Chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch sẽ tập trung phát
triển đồ thủ công mỹ nghệ và những loại đặc sản được làm từ Dừa. Từ những sản
phẩm này sẽ cho khách du lịch thấy được những nét văn hóa riêng c ủa quê h ương
xứ Dừa.
- Tổ chức, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức v ề phát tri ển du l ịch:
các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần đẩy mạnh công tác tuyên truy ền
nâng cao chất lượng nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, h ội viên và nhân
dân về vị trí, vai trò, những đặc thù và định hướng phát triển du lịch của tỉnh; giữ
gìn, xây dựng văn hóa, bảo tồn thiên nhiên; tập trung vào phát tri ển s ản phẩm du
lịch đặc thù, nâng cao hiểu biết về giá trị của sản phẩm lưu niệm, quà t ặng du l ịch
cho mọi cá nhân, tổ chức và tập thể. Nâng tầm của giá trị của sản phẩm đ ể h ướng
đến xây dựng hình ảnh cho du lịch Bến Tre
- Cơ cấu lại ngành du lịch, tạo nguồn lực hướng phát triển sản phẩm lưu
niệm, quà tặng du lịch có hiệu quả và bền vững. Tập trung xây dựng đa dạng s ản
phẩm du lịch: sinh thái, sông nước miệt vườn, tham quan nghiên cứu lịch s ử, tâm
linh, du lịch cộng đồng mô hình khách ở trong nhà dân (homestay) g ắn v ới du l ịch
làng nghề. Tập trung hướng khai thác vào các làng ngh ề s ẽ giúp du khách bi ết
nhiều hơn về từng sản phẩm; du khách sẽ được trải nghiệm cách làm ra sản phẩm
cũng như sẽ trân trọng hơn những giá trị văn hóa của sản phẩm; tăng cường kiểm
soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Mỗi huyện, thành ph ố xây d ựng
một đến hai sản phẩm “độc đáo, đặc trưng” trong đó cần có ít nh ất m ột s ản ph ẩm
lưu niệm và quà tặng du lịch.
- Xây dựng và phát triển đa dạng sản phẩm từ du lịch sinh thái sông n ước,
miệt vườn lồng ghép thêm sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đến gần hơn với
du khách. Tập trung xây dựng các mô hình du lich sinh thái ở các xã ven sông Ti ền,
Cồn Phụng, Cồn Quy, Châu Thành, tạo thành cụm du lịch liên hoàn, v ừa có nh ững
đặc trưng chung của du lịch sinh thái và có điểm nhấn đ ặc tr ưng, t ạo s ự khác bi ệt.
Xây dựng mô hình làng nghề nhỏ trong các điểm du lịch vừa đ ộc đáo, v ừa thu hút.
Đồng thời, mang sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch đến đây mở rộng thêm cho
du khách có khả năng tiếp cận sản phẩm nhiều hơn. Từ đó kích thích sự quan tâm
của du khách về các sản phẩm này.
- Hoàn thiện, phát triển mô hình homestay cao cấp các xã phía Nam thành ph ố
Bến Tre, kết hợp với tham qua vườn trái cây, làng ngh ề th ủ công m ỹ ngh ệ, v ườn
dừa, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, khai thác dòng
sông Bến Tre, trục ảnh quan Rạch Cái Ca, Chợ đêm thành phố Bến Tre, khu ẩm
thực về đêm nhằm tạo thêm nhiều hoạt động cho du khách tr ải nghi ệm khi đ ến du
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
lịch ở Bến Tre. Kết nối xây dụng làng du lịch cộng đồng Hưng Phong (Cồn Ốc,
Giồng Trôm), tạo thành không gian văn hóa dừa đưa sản phẩm giỏ cọng dừa tại đây
đến gần hơn với du khách, nhằm kéo dài thêm thời gian ở của du khách và thúc đ ẩy
thị trường tiêu thụ của du khách đốii với sản phẩm lưu niệm tại địa phương.
- Xây dựng giá trị văn hóa ẩm thực người dân xứ dừa: Khuyến khích các đi ểm
khu, điểm du lịch, nhà hàng, tiệm ăn uống phục vụ khách du lịch ẩm thực được ch ế
biến từ dừa, sản vật nuuoi trồng, khai thác tại địa phương (sử dụng các vật dụng:
chén, dĩa muỗng, đũa…từ dừa) vừa xây dựng được hình ảnh xứ Dừa, vừa quảng
cáo về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch từ dừa. Bằng hình thức này, du khách
sẽ cảm nhận được chất lượng và tính thân thiện của sản phẩm du lịch của Bến Tre

3.3.2 Chiến lược về thị trường


Bến Tre không có tiềm năng lớn về du lịch thương mại - công v ụ như m ột s ố
thành phố lớn, do vậy đối với thị trường khách này chỉ cần đầu tư ở mức th ấp.
Ngược lại, Bến Tre có nhiều điều kiện để khai thác thị trường khách nội đ ịa, do
vậy đầu tư vào thị trường khách nội địa sẽ được chú trọng hơn, đặc biệt là v ới các
sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch miệt vườn làng quê; du lịch tham quan, nghiên
cứu; du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề (có sản xuất sản phẩm lưu niệm và quà tặng
du lịch); du lịch nghỉ cuối tuần... Đối với thị trường khách quốc tế thì cần đầu t ư
vào các sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm lưu niêm, quà tặng du l ịch; du l ịch
miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch tham quan,...; nối tour với các tỉnh vùng đ ồng
bằng sông Cửu Long.
Chiến lược về phân đoạn thị trường theo các yếu tố xã hội học và hình thức đi
du lịch cần thực hiện như sau:
+ Định hướng thị trường khách quốc tế: Căn cứ vào cơ cấu khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và hi ện tr ạng khách
ở Bến Tre nói riêng, những đối tượng thị trường khách (theo các yếu tố xã hội) cần
được ưu tiên đầu tư để khai thác và thu hút bao gồm:
- Lứa tuổi cần ưu tiên đầu tư thu hút là trung niên từ 30 - 50.
- Trình độ văn hóa của khách: ưu tiên loại khách có trình độ văn hóa cao và
trung bình.
- Thu nhập của khách: ưu tiên loại khách có thu nhập cao và trung bình.
- Hình thức đi du lịch: ưu tiên khách đi theo tour trọn gói.
- Ưu tiên khách thuộc loại độc thân hoặc các cặp vợ chồng không con.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Thị trường: ưu tiên thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Mỹ, Tây Âu, Úc, Singapore, Thái Lan…bởi vì khách ở các n ước này có xu
hướng thích sản phẩm làm bằng thủ công.
+ Định hướng thị trường khách nội địa: Trên cơ sở sản phẩm du l ịch hi ện
trạng và tiềm năng của Bến Tre, hiện trạng thị trường khách nội địa... đ ịnh hướng
ưu tiên đầu tư cho các đối tượng khách nội địa theo từng loại sản phẩm du lịch như
sau:
- Khách đi tour tham quan, nghiên cứu: ưu tiên những khách đi theo tour c ủa
các công ty lữ hành hoặc theo nhóm tự tổ chức; tầng lớp sinh viên, h ọc sinh và công
nhân viên chức lứa tuổi từ 30 - 55 tuổi. Khách đi tour tham quan có th ể k ết h ợp v ới
các mục đích khác như nghiên cứu, công vụ hoặc đi lễ hội...
- Khách du lịch văn hóa lễ hội: ưu tiên những khách cũng đi theo nhóm t ự t ổ
chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu,
tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán...
- Khách đi nghỉ cuối tuần: ưu tiên những khách từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lớn ở trong vùng; khách có thu nhập trung bình trở lên; trình độ văn hóa trung bình và
cao; nhiều loại lứa tuổi; các gia đình, cặp vợ chồng trẻ không con ho ặc đ ộc thân đi
nghỉ mát; đi theo tour lữ hành, nhóm tự tổ chức hoặc đi lẻ...
- Khách thương mại, công vụ: ưu tiên những khách có thu nhập trung bình tr ở
lên, đi lẻ không qua các tour trọn gói của các công ty l ữ hành, l ứa tu ổi t ừ 30 - 55
tuổi.
3.3.3 Chiến lược về quảng bá
Nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch. Đ ổi m ới cách th ức, n ội dung,
phương pháp, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin (Emarketing, facebook,
fanpage…) để xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng và định vị thương hiệu “ Du lịch
Xứ Dừa”, xây dựng thêm hình ảnh cho sản phẩm lưu niệm và quà tặng du l ịch.
Ngành du lịch phối hợp với các cơ quan truyền thông tạo ra bước đột phá trong hoạt
động xúc tiến, quảng bá du khách, nằm tạo ra sự lan tỏa sâu rộng những hình ảnh
đẹp, giới thiệu nét đặc sắc về địa lý, điều kiện tự nhiên, các s ản phẩm du lịch mà
nổi bật là sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tạo ra ấn tượng về giá trị và s ự
độc đáo hơn của du lịch Bến Tre.
Thực hiện tốt công tác truyền thông các sự kiện văn hóa, thể thao, du l ịch
nhằm tạo hiệu ứng và thu hút du khách. Đặc biệt là Lễ hội Festival Dừa đây là cơ
hội đưa các sản phẩm du lịch của Bến Tre ra một tầm c ỡ m ới. Đồng th ời, s ản
phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch sẽ tạo ra một chỗ đứng của mình đối với du khách
trong nước và quốc tế.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Tăng cường vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình thông tin, xúc ti ến
quảng bá du lịch; biên soạn và phát hành ấn phẩm để thông tin chính th ức v ề l ịch
sử, văn hóa, di tích, làng nghề mà trong đó cần phải làm n ổi b ật lên đ ược hình ảnh
của sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch, thông tin về đi ể du l ịch, khu du l ịch
làm tư liệu cho khách khi đến du lịch Bến Tre.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong t ỉnh liên k ết
với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh khai thác tốt tiềm năng du lịch c ủa tỉnh. Đ ặc
biệt, quan tâm hợp tác với TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội, các tỉnh vùng ĐBSCL, Đông
Nam Bộ và các doanh nghiệp du lịch lớn để quảng bá, phát tri ển s ản ph ẩm du l ịch
cũng như nhấn mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm; kết nối tour với các đơn vị lưc
hành; xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, liên kết đào t ạo ngu ồn nhân l ực, t ổ ch ức
các sự kiện và bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ du lịch. Hợp tác với các quốc
gia trong Tiểu vùng sông MeKong để nối tour, tuyến đưa đón khách các bên vừa
phát triển sản phẩm đặc trưng vừa tìm cơ hội phát triển sản phẩm lưu ni ệm, quà
tặng du lịch.
3.3.4 Chiến lược cạnh tranh
Để cạnh tranh được với các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch cùng loại
của các tỉnh khác ở trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 3 kh ả năng có th ể áp
dụng được ở Bến Tre là "chiến lược chất lượng cao, giá cả hợp lý"; "chi ến l ược
sản phẩm độc đáo" và "chiến lược thị trường thích hợp". Bến Tre c ần áp d ụng
chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho một thị trường"; "kết hợp nhiều sản
phẩm du lịch cho một đối tượng khách’’ với giá cả thích hợp đ ể thu hút khách du
lịch. Do Bến Tre không có sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt với các n ơi khác ở
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên để cạnh tranh được với các n ơi khác
nhằm thu hút khách du lịch thì biện pháp tiềm năng nhất có tính chi ến l ược s ẽ là "
chất lượng cao, giá cả hợp lý"...
3.3.5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân l ực, đảm b ảo
yêu cầu về năng lực, sức khỏe, trình độ, tính chuyên nghiệp. Ưu tiên v ốn ngân sách
nhà nước kết hợp với xã hội hóa để đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch v ề qu ản lý
nhà nước, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao
tiếp, đạo đức nghề nghiệp tương thích với tiêu chuẩn nghề lịch trong ASEAN.
Phấn đấu năm 2020, có 70% số lao động trong ngành du lich qua đào t ạo đ ủ ki ến
thức, kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển du l ịch. Đ ồng b ộ đ ối v ới
nguồn nhân lực tại các làng nghề, cơ sở sản xuất sản ph ẩm l ưu ni ệm, quà t ặng du
lịch. Tăng thêm nguồn vốn cho mở các lớp dạy nghề để mở rộng s ản ph ẩm. Địa
phương cần phải kết hợp với những người đã có tay nghề để hướng dẫn cho người
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
dân vừa giải quyết vấn đề việc làm vừa đảm bảo tính văn hóa truy ền thống của
sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch không bị mai một và mất đi.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trải qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tìm hiểu về sản phẩm lưu niệm, quà
tặng du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre cho thấy rằng Bến Tre có ti ềm năng đ ể phát
triển trong du lịch. Một số lợi thế mà Bến Tre đang có như:
Bến Tre có lợi thế về điều kiện tự nhiên phát triển được loại hình sinh thái, du
lịch miệt vườn phát triển. Bên cạnh đó, Bến Tre lại có thêm nhiều tài nguyên du
lịch nhân văn độc đáo cùng với nền kinh tế tỉnh nhà đang trên đà phát tri ển kéo theo
du lịch cũng trên con đường phát triển.
Bến Tre có nguồn khách ổn định từ các vùng lân cận và m ột phần t ừ khách
quốc tế. Đồng thời, khách du lịch đến đây rất yêu mến du lịch Bến Tre cũng nhưng
yêu quý sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch từ Bến Tre. Đó là một l ợi th ế r ất l ớn
để chính quyền tập trung phát triển hơn về nâng cao chất lượng hình ảnh cho quà
tặng lưu niệm của tỉnh.
Người dân nơi đây có niềm đam mê, nhiệt huyết với làng ngh ề của mình. H ọ
yêu quý và giữ gìn nghề truyền thống từ xưa đến nay. Điều đó là một đi ều ki ện
thiết yếu cho để tiếp tục giữ vững chỗ đứng cho làng nghề của tỉnh Bến Tre.
Sản phẩm ở Bến Tre đa dạng về mẫu mã, chất lượng từng sản phẩm. Đối
với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm ra tỉ mỉ, khéo léo đ ược nhi ều du
khách cảm thấy thích thú và ngưỡng mộ. Sản phẩm của Bến Tre có thể nói đủ khả
năng cạnh tranh với sản phẩm ở các nước bạn. Quà tặng du lịch ở Bến Tre đa dạng
về loại, phong phú hương vị đặc biệt chất lượng ở hàng đầu. Do các sản phẩm đều
được làm bằng thủ công nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
Bên cạnh đó thì sản phẩm lưu niệm, quà tặng du l ịch v ẫn còn g ặp khó khăn
trong phát triển:
- Mặc dù sản phẩm ở Bến Tre rất đa dạng và chất lượng nhưng v ẫn còn b ị
hạn chế nhiều trong việc quảng bá hình ảnh xa và rộng trong thị trường trong nước
và quốc tế. Sản phẩm chưa được đầu tư chỉnh chu trong việc phát triển hình ảnh
du lịch riêng, sản phẩm bị trùng lập và lu mờ trên thị trường chung.
- Thị trường tiêu thụ vẫn có nhưng chưa có hướng tập trung, đa phần người
dân tự làm tự kinh doanh nên cũng khó khăn trong việc hướng du khách đến một thị
trường nhất định.
- Chất lượng cuộc sống người dân làm nghề còn gặp khó khăn khi có nhi ều
sản phẩm được làm ra từ máy móc ảnh hưởng đến thu nhập. Ng ười dân g ặp khó
khăn trong nguồn cung nguyên liệu đến nguồn ra cũng sản ph ẩm. S ản ph ẩm ph ải
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
qua nhiều phía trung gian làm cho thu nhập người bị hạn chế do giá thành bị chèn
ép.
- Chính quyền địa phương có quan tâm, nhưng hầu hết các làng nghề đều là tự
sản xuất nên việc hỗ trợ cũng hạn chế.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Để sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch có thể phát triển h ơn trong du lịch
của Bến Tre, cần có những biện pháp thiết thực của từng cá nhân, tổ chức có thể
nâng cao được chất lượng:
- Cần khai thác được tiềm năng của sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đã
và đang có, cần có một chính sách đầu tư và hợp lý h ơn trong vi ệc phát tri ển gi ới
thiệu hình ảnh cho bạn bè quốc tế được biết.
- Xây dựng hình ảnh gắn liền với cây dừa, sản phẩm từ dừa từ trước đến nay
là một đặc trưng của Bến Tre. Tập trung nhấn mạnh hình ảnh hơn nữa để du khách
có thể nhìn thấy sản phẩm thì có thể nhớ đến Bến Tre
- Có chính sách mở rộng thị trường cho sản phẩm, ổn định giá và có mức thu
hợp lý để tránh vấn đề thách giá làm ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm
- Các khu du lịch, điểm du lịch nên kết hợp với các làng ngh ề đ ể có th ể quảng
bá hình ảnh sản phẩm đến với du khách, vì các điểm du lịch và khu du l ịch chính là
nơi tiếp thị gần gũi nhất đối với du khách.
- Nên có kế hoạch kết hợp giữ du lịch sinh thái và du lịch làng ngh ề đ ể khách
du lịch có thể biết và hiểu được thêm giá trị của sản phẩm. Đồng thời cho du khách
trải nghiệm tự tay mình làm ra sản phẩm sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực hơn.
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Đề tài “Nghiên cứu về sản phẩm lưu niêm, quà tặng du lịch trong phát triển du
lịch tại địa bàn tỉnh Bến Tre”, đã đưa ra được tiềm năng, thực trạng, để từ đó có
thể đưa ra những chiến lược để phát triển sản phẩm lưu niệm và quà tặng du l ịch
của tỉnh Bến Tre, nhưng vì thời gian nghiên cứu còn khá hạn chế cùng v ới s ự hi ểu
biết về vấn đề còn giới hạn nên khả năng nghiên cứu còn gặp khó khăn, n ếu đ ược
thì đề tài này cần nghiên cứu sâu hơn nữa. N ếu có đi ều ki ện đ ẻ nghiên c ứu thì
hướng nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào tiềm năng phát tri ển du l ịch c ủa Bến
Tre, việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn tại Bến Tre . Tìm hiều về
văn hóa của Bến Tre để góp phần phát triển du lịch của vùng đất “ Đồng Khởi”.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Ngọc Cảnh (2011), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb. Trường Đại học
Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.
2. Thạch Phương (2001), Địa chí Bến Tre, Nxb. Khoa học xã hội.
3. Tạ Thị Lan (2010), Cây dừa trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre , Khóa luận
văn tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Cần Thơ.
4. Trần Thị Mai An (2014),Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại thành
phố Đà Nẵng: Những thực tiễn và khả quan , Tạp chí Khoa học xã hội miền
Trung, Số: 3 (29)-2014, Trang: 17-21.
5. Nguyễn Thị Tú Trinh (2018),Thực trạng phát triển quà lưu niệm du lịch ở
Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Thành
phố Cần Thơ.
 Website
1. Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại thành phố Đà Nẵng: Nh ững th ực
tiễn và khả quan. (Ngày truy cập: 20/10/2020)
https://dised.danang.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=HadIphr0HNs
%3D&tabid=61
2. Khu du lịch Cồn Quy viên ngọc xanh của xứ dừa Bến Tre . (Ngày truy cập
21/10/2010)
https://dulichvietnam.com.vn/khu-du-lich-con-quy-vien-ngoc-xanh-cua-xu-dua-
ben-tre.html
3. Cồn Phụng - Vùng Đất Thanh Bình của Xứ Dừa Bến Tre. (Ngày truy cập:
25/10/2020)
http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/30127
4. Giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre. (Ngày truy cập: 29/10/2020)
https://vansudia.net/tinh-ben-tre/
5. Nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm từ làng nghề Bến Tre. (Ngày truy
cập: 01/11/2020)
https://dantocmiennui.vn/nang-cao-chat-luong-san-pham-luu-niem-tu-lang-
nghe-ben-tre/152652.html
6. Bến Tre nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm từ làng ngh ề. (Ngày truy
cập: 05/11/2020)
http://portal.vietrade.gov.vn/Pages/hoat-dong--su-kien-2017/157-ben-tre-nang-
cao-chat-luong-san-pham-luu-niem-tu-lang-nghe.aspx
7. Để hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm văn hóa du lịch và xuất khẩu. (Ngày
truy cập: 7/11/2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
http://agro.gov.vn/vn/tID16491/De-hang-thu-cong-my-nghe-la-san-pham-van-
hoa-du-lich-va-xuat-khau.html
8. Top 15 điểm du lịch nổi tiếng ở Bến Tre. (Ngày truy cập: 15/11/2020)
https://www.vntrip.vn/cam-nang/cac-khu-du-lich-o-ben-tre-18434
9. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Bến Tre. (Ngày truy cập 20/11/2020)
http://vtr.org.vn/phat-trien-san-pham-du-lich-dac-thu-o-ben-tre.html
10. Du lịch Bến Tre: Tiềm năng đang lãng phí. (Ngày truy câp 13/12/2020)
https://nhandan.com.vn/du-lich/Du-l%E1%BB%8Bch-B%E1%BA%BFn-Tre:-
Ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng-%C4%91ang-l%C3%A3ng-ph%C3%AD-
529175/

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG
-Ngày phỏng vấn………………………………………………………………………
- Nơi phỏng vấn……………………………………………………………………….
-Thời gian bắt đầu…………………………..Thời gian kết thúc……………………
A/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên………………………………………………………………………………
Năm sinh………………………………………………………………………………
Quê quán………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp……………………………………………………………………………
B/ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
2. Ông/bà đã sống với làng nghề…..bao lâu rồi?
3. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
4. Ông/ bà có thể cho biết nguyên liệu để làm ra một sản phẩm là gì? Nguyên
liệu đó có từ đâu? Từ nguồn nguyên liệu có tại chỗ hay là ph ải thu mua t ừ n ơi
khác?
5. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu lại từ viêc bán ra s ản ph ẩm l ưu ni ệm có
mang lại thu nhập ổn định cho gia đình?
6. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
7. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm ở đây về hay không?
8. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm mà du khách thường chọn mua là
gì?
9. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm hiện nay và ngày x ưa có gì thay
đổi hay không?
10. Ông/bà có cảm nhận như thế nào khi đưa các sản phẩm lưu ni ệm vào vi ệc
phát triển du lịch tại địa phương?
11. Ông/bà có cảm thấy việc phát triển sản phẩm lưu niệm trong du lịch làm
mất đi tính kế thừa của làng nghề hay không?

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
12. Ông/ bà có muốn con cháu của mình tiếp nối nghề truyền thống này hay
không?
13. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nh ư th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm?
14. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm vào phát triển du l ịch t ại đ ịa ph ương
trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 2:
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
-Ngày phỏng vấn………………………………………………………………………
- Nơi phỏng vấn……………………………………………………………………….
-Thời gian bắt đầu…………………………..Thời gian kết thúc……………………
A/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên………………………………………………………………………………
Năm sinh………………………………………………………………………………
Quê quán………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp……………………………………………………………………………
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
2. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
3. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu từ việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm, quà
tặng du lịch ổn định?
4. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
5. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm, quà t ặng du lịch ở đây v ề
hay không?
6. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
7. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hi ện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
8. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nh ư th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
9. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du l ịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 3:
DANH SÁCH PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI ĐIA PHƯƠNG
 DANH SÁCH PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
Giới Năm Thời gian phỏng
STT Họ và Tên Nơi làm việc
tính sinh vấn
1 Trần Thị Én Nữ 1948 11 giờ 30 phút- 12 Làng nghề đan
giờ phút giỏ cọng dừa
(Ngày 11/11/2020) Hưng Phong

2 Nguyễn Thị Nữ 1978 12 giờ 15 phút - 12 Làng nghề đan


Ngọc Thúy giờ 35 phút giỏ cọng dừa
(Ngày 11/11/2020) Hưng Phong

3 Lò bánh Hai Nữ 1975 15 giờ - 15 giờ 25 Làng nghề bánh


Xậm phút Phồng Sơn Đốc
(Ngày 23/11/2020)
4 Nguyễn Hồng Nữ 1972 15 giờ 50 phút- 16 Làng nghề Bánh
Thúy giờ 10 phút Tráng Mỹ Lồng
(Ngày 23/11/2020)
 DANH SÁCH PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP ĐIA PHƯƠNG
Giới Năm Thời gian phỏng
STT Họ và Tên Nơi làm việc
tính sinh vấn
1 Lê Thị Huế Nữ 1985 15 giờ 30 phút - 16 Xưởng thủ
Chi giờ công mỹ nghệ
(Ngày 11/11/2020) YesCoCo
2 Trần Thanh Tú Nam 1968 13 giờ 35 phút - 14 Khu du lịch Lan
giờ 20 phút Vương 2
( Ngày 23/11/2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 4:
CÂU TRẢ LỜI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
 Bảng câu hỏi – trả lời phỏng vấn người dân tại Làng nghề Bánh Tráng
Mỹ Lồng – Giồng Trôm.
 Câu trả lời của chị N.H.T.
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Tôi là người địa phương ở đây.
2. Ông/bà đã sống với làng nghề Bánh Tráng Mỹ Lồng bao lâu rồi?
- Tôi làm nghề này đã được ba mưới mấy năm rồi.
3. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Bánh này bán nhiều vào dịp Tết. Bán đi ở An Giang, Đ ồng Tháp, C ần Th ơ
nhiều lắm. Ở Cần Thơ là mua nhiều nhất.
4. Ông/ bà có thể cho biết nguyên liệu để làm ra một sản phẩm là gì? Nguyên
liệu đó có từ đâu? Từ nguồn nguyên liệu có tại chỗ hay là ph ải thu mua t ừ n ơi
khác?
- Bánh này làm từ nếp, nước cốt dừa. Các nguyên liệu này thì mua ở ngoài v ề
để làm.
5. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu lại từ viêc bán ra s ản ph ẩm l ưu ni ệm quà,
tặng du lịch có mang lại thu nhập ổn định cho gia đình?
- Thu nhập cũng từ mười mấy triệu một tháng nhưng mà vốn ban đ ầu b ỏ ra
cũng nhiều nên lời cũng không được bao nhiêu.
6. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
- Ở đây thì mỗi nhà mỗi làm.
7. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm ở đây về hay không?
- Đi theo đoàn mua nhiều hơn. Họ đi dọc đường rồi ghé mua thì nhiều, còn
khách nước ngoài thì không thấy.
8. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Họ mua các loại bánh tráng này về làm quà là nhiều.
9. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- So về loại bánh thì không có gì thay đổi, nhưng mà v ề ch ất l ượng thì t ừ khi
có máy móc nên chất lượng bị giảm. Bánh được làm thủ công thì ngon hơn, béo hơn
bánh được làm ra từ máy móc.
10. Ông/bà có cảm nhận như thế nào khi đưa các sản phẩm lưu niệm, quà tặng
du lịch vào việc phát triển du lịch tại địa phương?
- Sản phẩm phát triển được thì tốt lắm. Tôi sẽ bán bánh được nhiều hơn.
11. Ông/bà có cảm thấy việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du l ịch
trong du lịch làm mất đi tính kế thừa của làng nghề hay không?
- Không có, nếu như không làm bằng máy móc thì sẽ không mất tính kế thừa
12. Ông/ bà có muốn con cháu của mình tiếp nối nghề truyền thống này hay
không?
- Không muốn, tại vì làm nghề này cực lắm
13. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nh ư th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
- Chính quyền địa phương có hỗ trợ vay vốn để mở rộng sản xuất hơn .
14. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm,quà tặng du lịch vào phát triển du lịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?
- Sản phẩm này sẽ được biết đến nhiều hơn đặc biệt là khách nước ngoài.
 Bảng câu hỏi – trả lời phỏng vấn người dân tại Làng nghề Bánh Phồng
Sơn Đốc.
 Câu trả lời của chị chủ Lò Bánh H. X.
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Tôi là người ở tại đây.
2. Ông/bà đã sống với làng nghề Bánh Phồng Sơn Đốc bao lâu rồi?
- Tôi làm nghề này đã được hai mươi năm rồi.
3. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Vào dịp Tết là sản phẩm bán được ra nhiều nhất.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
4. Ông/ bà có thể cho biết nguyên liệu để làm ra một sản phẩm là gì? Nguyên
liệu đó có từ đâu? Từ nguồn nguyên liệu có tại ch ỗ hay là ph ải thu mua t ừ n ơi
khác?
- Bánh này được làm từ nếp và nước cốt dừa, dừa thì có sẵn tại nhà còn n ếp
phải đặt mua.
5. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu lại từ viêc bán ra s ản phẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch có mang lại thu nhập ổn định cho gia đình?
- Có, mỗi tháng thu nhập cũng đủ sống.
6. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
- Mọi đối tượng đều có thể làm, ở đây mỗi nhà mỗi làm.
7. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch ở đây về
hay không?
- Khách đi đoàn theo xe lớn ghé mua nhiều. Khách vãng lai là nhiều.
8. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
- Bánh Phồng ở đây họ mua nhiều lắm.
9. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hi ện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- Không có gì thay đổi, công thức và cách làm truy ền th ống gi ữ nguyên t ừ
trước đến nay.
10. Ông/bà có cảm nhận như thế nào khi đưa các sản phẩm lưu ni ệm, quà tặng
du lịch vào việc phát triển du lịch tại địa phương?
- Tôi rất mừng nếu như sản phẩm được biết đến nhiều hơn.
11.Ông/bà có cảm thấy việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
trong du lịch làm mất đi tính kế thừa của làng nghề hay không?
- Không mất đi tính kế thừa, vì cả nhà tôi đều làm cái ngh ề này từ tr ước đ ến
nay.
12.Ông/ bà có muốn con cháu của mình tiếp nối nghề truyền thống này hay
không?
- Nếu con cháu tôi thích làm tôi vẫn muốn nó làm.
13.Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm như th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
- Địa phương có hỗ trợ vốn để phát triển nghề này.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
14.Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du lịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?
- Sản phẩm được bán đi nhiều nơi hơn, nhiều người biết tới nó hơn.
 Bảng câu hỏi –trả lời phỏng vấn người dân tại Làng nghề đan giỏ cọng
dừa Hưng Phong – Giồng Trôm.
 Câu trả lời của Bà T.T.E
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Tôi là người ở đây, sống ở đây từ đó đến giờ.
2. Ông/bà đã sống với nghề đan giỏ cọng Dừa bao lâu rồi?
- Làm lâu lắm rồi chắc khoảng trên 10 năm.
3. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Bán ra nhiều vào khoảng thời gian này, lúc này ng ười ta chu ẩn b ị Noel nên
người ta mua nhiều lắm.
4. Ông/ bà có thể cho biết nguyên liệu để làm ra một sản phẩm là gì? Nguyên
liệu đó có từ đâu? Từ nguồn nguyên liệu có tại chỗ hay là ph ải thu mua t ừ n ơi
khác?
- Có sẵn ở tại nhà mua từ bên ngoài với mức giá tầm mười mấy nghìn trên 1
kí, nguyên liệu tự đem đi phơi sau đó khô lại và đem đ ương l ại chi thành ph ẩm.
Nhưng đôi lúc vẫn không đủ nguyên liệu sẵn để là phải chờ người ta cung cấp mới
làm được, nên sản phẩm làm ra cũng bị hạn chế khá nhiều.
5. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu lại từ viêc bán ra s ản phẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch có mang lại thu nhập ổn định cho gia đình?
- Ổn, sản phẩm được đem đi xuất khẩu nước ngoài nên giá bán cũng làm thu
nhập được ổn.
6. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ yếu là đối t ượng nào hay
không?
- Ở đây mọi người ai cũng làm hết, thời gian rãnh là làm được.
7. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm, quà t ặng du lịch ở đây v ề
hay không?

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- Vẫn có nhưng rất ít chủ yếu là tự đi tham quan và rất ít khi ghé lại vì ở đ ịa
phương hiện tại vẫn vẫn chưa đủ điều kiện để du lịch phát triển. Khách đến đây ít
mua lắm.
8. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
- Họ đến xem cách làm giỏ và mua về nhưng mà họ mua không có nhiều.
9. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hi ện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- Ngày xưa làm ra sản phẩm nhiều hơn bây giờ. Từ khi có v ỏ nh ựa ra đ ời gi ỏ
làm bằng cọng dừa bị sụt giá hơn trước nhiều.
10. Ông/bà có cảm nhận như thế nào khi đưa các s ản ph ẩm l ưu ni ệm, quà tặng
du lịch vào việc phát triển du lịch tại địa phương?
- Sản phẩm lưu niệm đưa vào phát triển du lịch thì người dân ở đây m ừng
lắm, sản phẩm làm ra được nhiều hơn, bán có giá hơn, thu nhập tốt hơn.
11. Ông/bà có cảm thấy việc phát triển sản phẩm lưu ni ệm, quà tặng du lịch
trong du lịch làm mất đi tính kế thừa của làng nghề hay không?
- Không mất, tại vì ở đây mỗi nhà đều làm từ già đến trẻ cứ tiếp nối như vậy,
rãnh rỗi thì làm bận thì không làm với lại giỏ này tôi làm bằng tay thôi đâu c ần máy
móc.
12. Ông/ bà có muốn con cháu của mình tiếp nối ngh ề truy ền th ống này hay
không?
- Tôi cũng có dạy lại cháu nhỏ trong nhà, nếu nó thích thì cứ cho nó làm.
13. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm như thế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm?
- Chính quyền ở đây có cho hỗ trợ vay vốn để phát triển làng ngh ề này nh ưng
vì gia đình tôi làm nhỏ nên không cần vay.
14. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du
lịch tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?
- Mong rằng khách du lịch sẽ đến đây nhiều hơn, các sản phẩm ở đây s ẽ được
biết đến nhiều hơn, bán được nhiều hơn để thu nhập được cao hơn để ổn định
cuộc sống hơn.
 Câu trả lời của chị N.T.N.T

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Tôi lấy chồng về đây sống cũng được 10 năm rồi. Chị cũng ở huyện Gi ồng
Trôm, ở đây cũng là Giồng Trôm nhưng người ta thường gọi là Cồn Ốc hơn.
2. Ông/bà đã sống với nghề đan giỏ cọng Dừa Hưng Phong bao lâu rồi?
- Tôi làm cái nghề này từ hồi chị về làm dâu ở đây. Nhưng mà ngh ề này đã có
từ rất lâu rồi
3. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Vào tầm tháng 11 cho đến tết, giá của sản phẩm đang lên trong kho ảng th ời
gian ngày mỗi sản phẩm sẽ bán được 4000-5000 đồng 1 sản phẩm vào khoảng d ịp
gần Tết giá còn tăng lên nữa.
4. Ông/ bà có thể cho biết nguyên liệu để làm ra một sản phẩm là gì? Nguyên
liệu đó có từ đâu? Từ nguồn nguyên liệu có tại chỗ hay là phải thu mua từ nơi khác
- Đại lý nhập về và bỏ lại cho mình, đôi khi phải mua nguyên li ệu v ề đ ể làm,
giá của nguyên liệu cũng còn cao nên thu nhập từ một sản phẩm làm ra cũng không
được bao nhiêu, những có nguyên liệu có sẵn thì giá bán ra sẽ được cao h ơn thu
nhập cũng nhiều hơn
5. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu lại từ viêc bán ra s ản ph ẩm l ưu ni ệm, quà
tặng du lịch có mang lại thu nhập ổn định cho gia đình?
- Thu nhập không ổn, phần lớn ở các vựa thu nhập sẽ ổn hơn chứ gia đình ch ị
chỉ làm nhỏ lẻ nên thu nhập không mấy ổn định
6. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
- Phụ nữ là chủ yếu.
7. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm ở đây về hay không?
- Khách đi đến đây số lượng rất hầu hết là khách l ẻ t ự đi có đ ến tham quan
tìm hiểu nhưng không lưu trú lại và ít được biết về sản phẩm
8. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
- Khách thường mua giỏ này về vì nó làm bằng thủ công. Họ rất thích

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
9. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- Ngày xưa người ta chuộng giỏ cọng dừa này lắm, bán được giá cao mang lại
thu nhập ổn định ho người dân. Nhưng mà dào thời gian gần đây gi ỏ nhựa ra đ ời.
người ta thấy nó tiện lợi dễ sử dụng chi phí thấp nên sản phẩm bị tụt giá làm thu
nhập cũng không ổn định. Đối với giỏ cộng dừa đã xuất hiện hơn 10 năm nay
nhưng cách làm không thay đổi chỉ có mỗi chiếc giỏ được đan c ẩn thận và t ỉ mỉ
hơn để mang lại sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
10. Ông/bà có cảm nhận như thế nào khi đưa các sản phẩm lưu niệm, quà tặng
du lịch vào việc phát triển du lịch tại địa phương?
- Phát triển được thì tốt quá rồi. Sản phẩm tôi làm ra s ẽ được bán nhi ều h ơn,
khách du lịch sẽ mua nhiều hơn
11. Ông/bà có cảm thấy việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
trong du lịch làm mất đi tính kế thừa của làng nghề hay không?
- Ở đây mỗi nhà đều làm cái nghề này như một cái ngh ề t ừ ngày xưa đ ến nay
nó như là một truyền thống của nơi đây.
12. Ông/ bà có muốn con cháu của mình tiếp nối nghề truyền thống này hay
không?
- Tôi có cháu nhỏ còn đi học cũng chưa cho nó làm công việc này, tôi th ấy vi ệc
này cũng hơi cực. Muốn cháu làm nghề khác cho ổn định hơn.
13. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có s ự quan tâm như th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
- Địa phương có hỗ trợ người dân vay vốn để tiếp tục duy trì làng nghề truyền
thống tại nơi đây.
14. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du lịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?
- Tôi mong muốn là sản phẩm này sẽ được đón nhận hơn, có thu nhập tốt hơn,
sản phẩm được biết đến nhiều hơn. Điều lo lắng của người dân n ơi đây là s ự ra
đời của giỏ nhựa đã làm hạn chế đi rất nhiều sự phát triển của làng nghề này lúc
trước.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 5:
CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG
 Chị L.T.H.M – chủ cửa hàng YesCoco ( Châu Thành - Bến Tre)
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Chị sống ở đây từ nhỏ, quê gốc bến tre
2. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Cơ sở của chị bán hàng ra mỗi ngày, đông nhất là dịp tết.
3. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu từ việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm, quà
tặng du lịch ổn định?
- Chị kinh doanh mặt hàng này cũng ổn định
4. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
- Đa số là làm theo hộ gia đình, gia đình chị cũng như vậy.
5. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
- Các sản phẩm từ dừa như ấm giữ nhiệt cho bình trà, các sản phẩm gia d ụng
từ dừa, đồ trang trí
6. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hi ện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- Ngày xưa người ta tập trung vào những sản phẩm lưu niệm để trang trí. Do
ngày xưa du khách thường về để bày trí trong nhà nhưng do ngày nay h ọ ít quan
tâm đến việc trang trí nên các sản phẩm trang trí bị giảm đi rất nhiều. Hầu như bây
giờ họ thường trang trí bằng tranh, giấy decanl hay là đơn giản là bình hoa. Do họ
đã thay đổi thói quen mua các sản phẩm để trang trí nên đó cũng là m ột nguyên do
khiến sản phẩm lưu niệm bị hạn chế rất nhiều. Nên bây giờ họ có xu h ướng mua
các sản phẩm để sử dụng như bộ tách trà, ấm trà hay vật dụng trong gia đình có
nguồn gốc từ dừa để sử dụng hoặc để tặng người thân. Nói một cách tổng quát thì
khách hàng hiện nay họ đã chuyển từ lưu niệm trang trí sang l ưu ni ệm gia d ụng. t ừ
đó chi tiêu cho việc mua sản phẩm lưu niệm cũng giảm đi r ất nhi ều. Ngày x ưa khi
đi du lịch ở bất cứ đâu thì họ cũng chi tiêu rất nhiều cho việc mua các sản phẩm lưu
niệm để làm quà tặng cho người thân , bạn bè còn bây giờ thì họ chỉ mua đ ể s ử
dụng nên số lượng mua bị ít đi rất nhiều.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
7. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nh ư th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
- Chính quyền có hỗ trợ về mặt vốn để mở rộng sản xuất.
8 .Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du l ịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có thấy vấn đề này khả quan hay không?
- Sản phẩm lưu niệm sẽ không phát triển mà nó còn sẽ bị giảm nhiều h ơn
trong tương lai. Sản phẩm lưu niệm trang trí sẽ bị thấy thế bằng sản phẩ lưu niệm
gia dụng. Sản phẩm lưu niệm không mất hẳn đi nhưng nó sẽ được thay thế bằng
những sản phẩm lưu niệm gia dụng gần gũi với đời sống.
- Có 3 lý do để sản phẩm lưu niệm bị hạn chế. Thứ nhất là do cách thức mua,
trong thời đại hiện đại như ngày nay thì người ta không cần phải đi đến tận n ơi đ ể
mà mùa chỉ cần đặng hàng thông qua internet, vì thế việc sản xuất số l ượng nhi ều
sản phẩm lưu niệm cũng bị thu hẹp lại. Người thường chỉ đặt chứ không sản xu ất
hàng loạt như ngày xưa. Thứ hai đó là tính ứng dụng của lưu ni ệm, t ừ nh ững m ặt
hàng lưu niệm để trưng bày trang trí thường bày giờ du khách thường chọn mua
những sản phẩm lưu niệm để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngày xưa, trong
những dịp lễ, tết hoặc đám tiệc người ta thường tặng nhau bằng quà còn ngày nay
do cuộc sỗng đã trợ nên hiện đại rất nhiều nên việc tặng quà đã bị lãng quên. Th ứ 3
đó là sản phẩm lưu niệm không vận chuyển được đặc biệt là các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ. Những sản phẩm ít bể vỡ, vận chuyển được người ta sẽ mua nhiều
còn vận chuyển khó và dễ bị vỡ họ không mua và không được sản xuất tiếp nên số
lượng sản phẩm bị hạn chế và chỗ đứng trên thị trường cũng không còn nữa.
 Anh T.T.T - Trưởng ban quan trò khu du lịch Lan Vương.
1. Ông/ bà đã sống ở đây bao lâu rồi? Ông/bà là người dân đ ịa ph ương hay là
người từ nơi khác đến đây sống?
- Anh là người địa phương tại đây, làm việc tại đây cũng lâu rồi.
2. Ông/bà có thể cho biết vào thời gian nào thì sản phẩm ở đây đ ược bán ra
nhiều?
- Khách đi theo đoàn thì thường đi vào các dịp lễ tết như quốc t ế ph ụ n ữ
20/10, 8/3 thường đặt số lượng trước để khi đoàn họ đến sẽ lấy các sản phẩm làm
quà trọng dịp đó. Khách lẻ thì mới mua mang về.
3. Ông/ bà có cảm thấy nguồn thu từ việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm, quà
tặng du lịch ổn định?
- Nguồn thu từ các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch cũng ổn định do
khách cũng ưa chuộng và quan tâm đến sản phẩm.
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
4. Ông/ bà có thể cho biết nguồn nhân lực ở đây chủ y ếu là đối t ượng nào hay
không?
- Đối tượng lao động ở đây không phân biệt.
5. Theo ông/bà thấy thì du khách đến đây họ thường đi tự do hay đi theo đoàn?
Du khách đến đây có thường mua sản phẩm lưu niệm, quà t ặng du lịch ở đây v ề
hay không?
- Khách đến đây đi theo đoàn là nhiều, để họ có th ể tham gia team bulding
cùng nhau. Sản phẩm họ đến đây mua thường sẽ đươc đặt trước để làm quà tặng.
6. Ông/bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch mà du khách
thường chọn mua là gì?
- Các sản phẩm thủ công từ dừa và các đặc sản từ dừa là lựa chọn c ủa du
khách khi đến Bến Tre.
7. Ông/ bà có thể cho biết sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hi ện nay và
ngày xưa có gì thay đổi hay không?
- Các sản phẩm hiện tại sẽ phải làm bắt mắt và thu hút khách h ơn tr ước vì
hiện giờ mẫu mãm đa dạng và cạnh tranh lắm.
8. Ông/ bà có thể cho biết chính quyền địa phương đã có sự quan tâm nh ư th ế
nào trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch?
- Ở đây tất cả các sản phẩm đều được ban quản lý xem xét, đặt vấn đề có đạt
hiệu quả hay không mới đưa vào phục vụ cho du lịch.
9. Đối với việc đưa sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch vào phát triển du l ịch
tại địa phương trong tương lai, ông/ bà có mong muốn gì?
- Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch sẽ tạo được nét nổi bật hơn trong du
lịch Bến Tre, vì hiện tại sản phẩm có mặt ở rất nhiều nơi nh ưng du khách v ẫn
chưa thấy được giá trị của sản phẩm.

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Phụ lục 6:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Hình 3. Đến với làng nghề đan giỏ cọng dừa xã Hưng Phong - Giồng Trôm
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 4. Phỏng vấn người dân địa phương tại làng nghề đan giỏ cọng dừa
xã Hưng Phong - Giồng Trôm
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)
DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Hình 5. Giỏ cọng dừa sau khi được hoàn thành


(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 6. Các mặt hàng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch được bán dọc tuyến
đường
huyện Châu Thành - Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Hình 7. Đến điểm dừng chân trên tuyến đường huyện Châu Thành - Bến Tre để tìm
hiểu về các sản phẩm được bán tại đây
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 8. Các sản phẩm mỹ nghệ được bày bán ở điểm dừng chân Thanh Long 3
Châu Thành - Bến Tre

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 9. Các sản phẩm mỹ nghệ được bày Hình 10. Rượu dừa - Đặc sản Bến
Tre
bán ở điểm dừng chân Thanh Long 3 (Nguồn: Ngọc Hân,
2020)
Châu Thành - Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Hình 11. Các sản phẩm mỹ nghệ được bày bán ở điểm dừng chân Thanh Long 3
Châu Thành - Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 12. Các sản phẩm mỹ nghệ được bày bán ở điểm dừng chân Thanh Long 3
Châu Thành - Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Hình 13. Đến làng nghề Bánh Phồng Sơn Đốc huyện Giồng Trôm - Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 14. Bánh Phồng sau khi được cán ra sẽ được đem phơi nắng
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch trong phát tri ển du l ịch
tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Hình 15. Bánh Tráng Mỹ Lồng được phơi nắng sau khi tráng xong
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

Hình 16. Một góc cửa hàng tại Chợ Bến Tre – Thành phố Bến Tre
(Nguồn: Ngọc Hân, 2020)

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN (B1708113)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

You might also like