You are on page 1of 60

Kiến thức cơ bản về

dụng cụ điện cầm tay


MỤC LỤC
NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY
KIẾN THỨC VỀ ĐIỆN
1. Điện là gì ? ............................................................................................................................................................................................................ 2
2. Tần số là gì?....................................................................................................................................................................................................... 3.4
3. Nguồn điện 200V và 100V ............................................................................................................................................................................... 5

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY


1. Dụng cụ cầm tay Makita sử dụng những nguồn năng lượng nào? ................................................................................................ 6
2. Cấu tạo của dụng cụ cầm tay như thế nào? ............................................................................................................................................. 7
3. Có mấy loại động cơ? ........................................................................................................................................................................................ 7
4. Tại sao động cơ lại quay? .............................................................................................................................................................................. 8.9
5. Cấu tạo và ưu điểm của động cơ một chiều? ........................................................................................................................................ 10
6. Đặc điểm của động cơ một chiều là gì ................................................................................................................................................... 11
7. Động cơ điện xoay chiều là gì ?............................................................................................................................................................. 12.13
8. Động cơ DC là gì .............................................................................................................................................................................................. 14
9. Ưu điểm của động cơ DC không chổi than .............................................................................................................................................. 15
10. Cách đọc bảng tên sản phẩm .............................................................................................................................................................. 16.17
11. Quy cách là gì ? ............................................................................................................................................................................................ 18
12. Công suất đầu vào và công suất đầu ra của dụng cụ điện cầm tay ....................................................................................... 19.20
13. Tiếng ồn của dụng cụ điện cầm tay phát sinh từ đâu ? ................................................................................................................... 21
14. Tụ điện chống nhiễu điện từ ...................................................................................................................................................................... 22
15. Phương pháp làm mát của dụng cụ điện cầm tay ............................................................................................................................. 22
16. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ dụng cụ điện cầm tay .......................................................................................................................... 23
17. Chổi than là gì ? .............................................................................................................................................................................................. 24
18. Tia lửa điện của chổi than là gì ?............................................................................................................................................................... 25
19. Cơ cấu đảo chiều là gì ? .......................................................................................................................................................................... 26.27
20. Hãm bằng điện là gì ?.............................................................................................................................................................................. 28.29
21. Sự khác nhau của cách điện đơn và cách điện kép ...................................................................................................................... 30.31
22. Tiếp đất là gì ? ................................................................................................................................................................................... 32.33.34
23. Sụt điện áp (giảm điện áp) là gì ? ........................................................................................................................................................ 35.36

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN


1. Luật an toàn là gì? ............................................................................................................................................................................................ 37
2. Quy cách cấu tạo là gì? ................................................................................................................................................................. 38.39.40.41

CÁCH KIỂM TRA HƯ HỎNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY


1. Trình tự kiểm tra các dụng cụ điện cầm tay có sử dụng động cơ điện một chiều ............................................................. 42.43
2. Những điểm lưu ý của dụng cụ điện cầm tay có sử dụng động cơ điện một chiều .................................................... 44.45.46
3. Những điểm lưu ý khi xử lý sự cố cho bộ sạc và pin ............................................................................................................................ 47
4. Những điểm lưu ý khi xử lý sự cố cho máy khoan động lực và máy đục ................................................................................ 48.69
5. Kiểm tra sau khi sửa chữa .............................................................................................................................................................................. 50

CÔNG NGHỆ CHỐNG RUNG, CHỐNG BỤI, CHỐNG ẨM CHỈ CÓ Ở MAKITA


1. Máy khoan, máy đục sử dụng “công nghệ AVT” ......................................................................................................................................51
2. Máy bắt vít sử dụng “công nghệ APT” ................................................................................................................................................. 52.53
3. Máy cắt tỉa hàng rào sử dụng “cơ cấu chống rung” .............................................................................................................................. 54
2
NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY

Khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay không đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm.
Chỉ trong tích tắc, nó có thể làm đứt chân tay, thậm chí gây chết người.
Những sự cố do dụng cụ điện cầm tay gây ra thường là do người dùng “lơ đễnh” dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc.
Vì vậy trước khi sử dụng các loại dụng cụ này, bắt buộc người dùng phải đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.

KIẾN THỨC VỀ ĐIỆN


1. ĐIỆN LÀ GÌ?
Điện mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày là điện xoay chiều (AC) hoặc điện một chiều (DC).

Ký hiệu: dòng điện xoay chiều ->AC , dòng điện một chiều ->DC.

◉Dòng điện xoay Điện áp


chiều (AC) ‫كٔق‬

Điện xoay chiều

0 Thời gian

Chu kỳ
‫كٕق‬

Điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian như hình sóng Sin, điện áp dao động
từ giá trị dương sang giá trị âm rồi tiếp tục đổi ngược lại. Tần số 50Hz là số lần dao động 50 lần trong 1 giây
còn tần số 60Hz là số lần dao động 60 lần trong 1 giây.
Dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi là vì :
① Với máy biến áp, điện xoay chiều có thể thay đổi điện áp và truyền điện đi xa.
② Rẻ, dễ sử dụng cho động cơ điện xoay chiều.
Bởi vì những lý do chính này, dòng điện truyền đến các hộ gia đình bằng đường dây phân phối là dòng điện
xoay chiều, nên phần lớn các thiết bị điện đều hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.

3
Dòng điện
một chiều (DC)
Điện áp (+) Dòng điện một chiều

V(điện áp/hiệu điện thế) hầu như cố định

0 Thời gian

(–)

Như biểu đồ ở trên, dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích, các điện tích
chuyển động hầu như cố định theo cùng một chiều là từ cực âm của nguồn điện sang cực dương. Cực âm là
đầu cung cấp điện tích, cực dương là đầu tiếp nhận điện tích.

2. TẦN SỐ LÀ GÌ?
Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian, đơn vị là Hz (Hez).
(Tại Nhật có 2 tần số được sử dụng là 50Hz và 60Hz‫ك‬

◉ 50Hz………1 giây thay đổi 50 lần.

‫كٔق‬

‫كٕق‬

Chu kỳ
1/50 giây
50 lần
1 giây

◉ 60Hz………1 giây thay đổi 60 lần

‫كٔق‬

‫كٕق‬

Chu kỳ

1/60 giây 60 giây


1 giây
4
SỰ PHÂN BỐ TẦN SỐ Ở NHẬT
Nếu lấy núi Phú Sĩ (thuộc tỉnh Shizuoka) đến con sông Itoi (thuộc tỉnh Niigata) làm đường ranh phân chia thì
tần số của nhà máy điện ở Nhật được chia thành 2 loại: loại 50Hz ở phía Đông và loại 60Hz ở phía Tây. Có sự
phân chia này là do vào năm 1895 công ty điện lực Tokyo đã mua máy phát điện loại 50Hz của Đức và năm
1897 công ty điện lực Osaka mua máy phát điện 60Hz của Mỹ để lắp đặt sử dụng.
Vì vậy , cả nước không thể thống nhất các thông số của dụng cụ dùng điện và điều tiết điện lực. Người ta đã
dự trù trước việc thống nhất tần số của cả nước thành một, nhưng để làm được điều này thì phải tốn rất nhiều
chi phí, cho nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

◎ Nhiều loại dụng cụ điện cầm tay không bị ảnh hưởng do sự khác nhau của tần số.

Máy nén khí…là loại máy dùng được cả tần số 50Hz và 60Hz được chế tạo ra do nhu cầu của
người sử dụng, ngoài ra cũng có những mẫu máy chuyên biệt các tần số.
Máy bơm, máy xịt rửa áp lực cao…có nhiều mẫu máy chuyên biệt dùng riêng tần số 50Hz, 60Hz.
Máy mài 2 đá…số vòng quay sẽ thay đổi nhưng khi sử dụng thì không xảy ra vấn đề gì.

Loại dụng cụ
Ảnh hưởng do tần số
điện cầm tay
Điện cơ điện 1 chiều Không có
Có※máy mài 2 đá sẽ bị thay đổi số vòng
Điện cơ điện
quay nhưng khi sử dụng thì không xảy Điện lực
xoay chiều ra vấn đề gì. Hokkaido
Động cơ điện 1 chiều
Không có
không chổi than

Sông Itoi
Điện lực
Touhoku
60Hz
Điện lực
Hokuriku 50Hz
Điện lực
Điện lực
Chugoku
Tokyo
Điện lực
Kansai Điện lực
Điện lực Chubu
Điện lực
Kyushu Shikoku

Núi Phú Sĩ

※Trong khu vực sử dụng tần số 50Hz cũng có một số vùng sử dụng tần số 60Hz như trong tỉnh
Điện lực Niigata có thành phố Sado, một phần thành phố Myoko, một phần nhà máy Itoigawa; trong tỉnh
Okinawa Gunma có một phần quận Kanragun và một phần quận Agatsumagu.
※Trong khu vực sử dụng tần số 60Hz cũng có một số vùng sử dụng tần số 50 Hz như trong tỉnh
Nagano có một phần của khu Azumi và toàn khu Nagawa của thành phố Matsumoto, một phần
thành phố Ono, một phần thành phố Liyama, một phần thành phố Komoro, một phần thành phố
Azumino, một phần làng Sakae ở quận Simominochi, một phần làng Nozawaonsen của quận
Shimotakai , một phần làng Otari quận Kitazumi.
5
3. NGUỒN ĐIỆN 200V VÀ 100V
Sơ đồ 1 là sơ đồ mẫu biểu thị cơ chế cung cấp điện năng. Từ dây điện áp cao 6,600V qua máy biến áp được
hạ áp còn 200V.
Do lắp đặt tiếp đất dây trung tính N 200V, khoảng giữa dây A-dây N và dây B-dây N là 100V, nếu kết nối giữa
A-B sẽ có điện áp 200V. Cách này được gọi là hệ thống một pha có tiếp đất 100/200V.
Vì lý do an toàn dây trung tính N được lắp đặt tiếp đất. Có nghĩa là, khi đó do không có sự chênh lệch điện áp
giữa mặt đất và dây N, nên dù chạm phải dây N thì cũng không bị điện giật.
Vì khoảng giữa dây A-dây N và dây N-dây N là 100V do đó chênh lệch điện áp giữa dây A với mặt đất hoặc
dây B với mặt đất cũng là 100V (Nó gọi là điện áp tiếp đất).
Khi con người vô tình chạm vào dây A hoặc dây B, do sự chênh lệch điện áp với mặt đất là 100V nên dòng điện
sẽ chạy qua cơ thể. Đây là hiện tượng bị điện giật. (xem sơ đồ 2)

◉ Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ BIỂU THỊ ĐIỆN

Thiết bị 100V Thiết bị


SB EB Thiết bị 100V 200V
100V

100V

◉Sơ đồ 1: CƠ CHẾ CUNG CẤP ĐIỆN

Dây áp cao 6,600V

6,600V
Máy biến áp

Dây thấp áp
Dây A
100V
200V Dây N
100V
Dây B
100V
Dây dẫn Bảng phân phối điện Công tắc thường

B
WHM
Tiếp đất
SB EB Dây B
Dây N
Dây A
WHM… Công tơ điện
SB……Cầu dao an toàn
EB…….Thiết bị chống điện giật B B
B………Công tắc điện

6 100V 200V
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY
1. DỤNG CỤ CẦM TAY MAKITA SỬ DỤNG NHỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG NÀO?

Nguồn năng lượng mà Makita sử dụng gồm có: điện (điện xoay chiều), pin (điện một chiều), hơi (khí nén),
động cơ (xăng).
Máy móc được phân loại như sau: dụng cụ dùng điện, dụng cụ dùng pin, dụng cụ dùng hơi, động cơ.

DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN DỤNG CỤ DÙNG PIN


(Điện xoay chiều) (Điện một chiều)

DỤNG CỤ DÙNG HƠI DỤNG CỤ ĐỘNG CƠ


(Khí nén) (Xăng)

7
2. CẤU TẠO CỦA DỤNG CỤ CẦM TAY NHƯ THẾ NÀO?

Dụng cụ cầm tay được cấu tạo bởi 5 phần: phần động cơ, phần điều chỉnh vòng xoay, phần cầm nắm, phần
công tắc, phần khung bên ngoài.

Bộ phận nhông
Đầu giữ mũi Phần động cơ

Khung

Công tắc

3. CÓ MẤY LOẠI ĐỘNG CƠ?

Động cơ mà Makita sử dụng gồm có:

- Động cơ một chiều - Động cơ xoay chiều một pha và ba pha

- Động cơ DC không chổi than - Động cơ DC

8
4. TẠI SAO ĐỘNG CƠ LẠI QUAY?

Động cơ quay được là nhờ ứng dụng cảm ứng điện từ, tùy theo nhu cầu sử dụng, kết hợp luân phiên lực hút
và lực đẩy của nam châm làm cho động cơ quay.

KẾT CẤU CỦA ĐỘNG CƠ NAM CHÂM

Nam châm vĩnh cửu


Rô to

Cổ góp

Chổi than

Pin cục

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI CỦA DÒNG ĐIỆN

Cổ góp Chổi than

Cuộn dây
Rô to Pin cục

Cổ góp Chổi than

9
◉ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Hướng chuyển động
Trục
Theo sơ đồ bên trái, đặt từ trường cố định lên
cuộn dây rô to, ở đầu còn lại có gắn cổ góp sẽ cho
chạy một dòng điện một chiều thông qua
chổi than. Khi đó, tại cuộn dây rô to sẽ phát sinh
ra dòng điện từ trường F xoay theo chiều như
Từ trường
trong hình.

Rô to Lúc này, nếu có thêm điện áp một chiều sẽ làm


cho dòng điện từ trường và điện tích dòng điện
Cách điện thay đổi chiều cùng lúc như hình 1&2, do đó giúp
Cổ góp Chổi than cho lực xoay xoay liên tục theo một chiều.

〈Hình 1〉 〈Hình 2〉
Chổi than
Chổi than
Cuộn dây Rô to
Cuộn dây rô to

Hướng từ Hướng từ

Hiển thị hướng đi của cường độ dòng điện từ mặt trước ra mặt sau.
Hiển thị hướng đi của cường độ dòng điện từ mặt sau ra mặt trước

◉ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI CỦA FLEMING Lực từ (F)

Véc tơ cảm ứng từ trường (B)

Cường độ dòng điện (I)

◎ Hoạt động của cổ góp

Sự thay đổi của nguồn điện thông qua chổi than giúp rô to xoay theo cùng chiều.
● Nói một cách đơn giản, động cơ là thiết bị chuyển đổi từ điện năng sang cơ năng.

10
5. CẤU TẠO VÀ ƯU ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU?
Động cơ một chiều còn được gọi là động cơ vạn năng vì có thể sử dụng cả điện xoay chiều và điện một chiều.
Động cơ một chiều có những ưu điểm sau:
① Dễ ngắt nguồn
② Nhỏ, nhẹ, công suất mạnh.
③ Lực quay mạnh khi khởi động.
④ Dễ dàng đạt được tốc độ cao, có thể thay đổi số vòng quay nhiều cấp độ tương ứng với yêu cầu công việc.
⑤ Hầu như không bị ảnh hưởng bởi tần số.

◉ CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU

Dây dẫn

Cổ góp

Chổi than Lò xo than

Quạt mát

Stator

Dây quấn Stator

Dây quấn Rô to

Lõi Rô to

◉ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU

F1
Công tắc Cực từ
Rô to

Nguồn Chổi than A

F2
Cực từ

11
6. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU

Như hình bên dưới, đối với động cơ một chiều, khi cường độ dòng điện tăng lên thì số vòng quay giảm xuống,
nhưng lực momen sẽ tăng theo đường thẳng.

Công thức công suất đầu ra được tính như sau:

Công suất đầu ra= K (Hằng số) x Lực Momen x số vòng quay

So sánh với động cơ điện xoay chiều thì động cơ điện một chiều có số vòng quay cao hơn (thông thường xoay
từ 15,000~30,000 vòng mỗi phút). Động cơ điện xoay chiều có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Ngoài ra,
nhìn đồ thị ta có thể biết được khi khởi động lực momen xoắn lớn.

◉ ĐỒ THỊ BIỂU THỊ ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

O.P (Công suất đầu ra)

N (Số vòng quay)


N - T - O.P

T (Lực Momen)

A (Cường độ dòng điện)

N…Số vòng quay T…Lực Momen O.P… Công suất đầu ra

12
7. ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU LÀ GÌ?

Ngoại trừ một số loại đặc biệt thì động cơ điện xoay chiều được phân loại như sau:

Kiểu tụ điện thường trực


Động cơ điện xoay chiều 1 pha Kiểu tụ điện kích hoạt
Động cơ tụ điện

Động cơ điện
xoay chiều

Kiểu hình trụ


Động cơ điện xoay chiều 3 pha Kiểu dây quấn….
Sử dụng chổi than để
khởi động

(1) Ưu điểm của động cơ điện xoay chiều


1 Dễ bảo trì
2 Ít hư hỏng
3 Ít rung, ồn

(2) Động cơ điện xoay chiều được sử dụng trong dụng cụ cầm tay: máy mài, máy khoan, máy cắt,…

◉ CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ


ĐIỆN XOAY CHIỀU

Stator

Rotor

Dây Stator

Lõi Stator

Dây dẫn
Lõi Rotor

Bạc đạn
13
Ngay cả trong trường hợp thay đổi tải, số vòng quay Bảng 1: số vòng quay động cơ điện
tùy thuộc vào tần số và số cực nên hầu như ổn định như bảng 1. xoay chiều (không có trượt số)

Thực tế khi chịu tải, do có phát sinh “trượt số” nên số vòng quay Số vòng quay (vòng/phút)
Cực
thực tế bị giảm đi một chút. (Tỷ lệ trượt: đối với động cơ 3 pha số Tần số 50Hz Tần số 60Hz
khoảng 4~6%, động cơ nhỏ có công suất đầu ra dưới 1kW
2 3,000 3,600
khoảng 7~10%).
4 1,500 1,800

6 1,000 1,200

8 750 900

Công thức số vòng quay được tính như sau: N : Số vòng quay thực tế

120f No : Tốc độ đồng bộ (số vòng quay)


N=No (1-S)= (1-S) S : Tỷ lệ trượt (khi không tải S O)
P f : Tần số
P : Cực số

◉ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU

O.P (Công suất đầu ra)

N (Số vòng quay)

N・T・O.P

T (lực Momen)

A (Cường độ dòng điện)

14 N…Số vòng quay T….Lực mô men O.P….Công suất đầu ra


8. ĐỘNG CƠ DC LÀ GÌ?

Vì động cơ DC được sử dụng chủ yếu đối với dụng cụ cầm tay dùng pin sạc , phần stator có thêm nam châm
vĩnh cửu để chuyên dùng cho động cơ điện một chiều. Stator dùng nam châm vĩnh cửu là do nguồn điện
sử dụng cho động cơ điện một chiều là pin nên năng lượng có giới hạn do đó dùng từ trường của nam châm
vĩnh cửu ở phần stator quay thế cho dòng điện, tăng hiệu suất làm việc hơn so với động cơ điện 1 chiều.

Makita sử dụng các loại pin sau: Lithium Ion, Ni-MH và Ni-Cd.

◉ ĐỘNG CƠ DC 2 CỰC
Ghim

Cuộn Rô to

Cổ góp

Đệm
Vỏ mô tơ
Nam châm vĩnh cửu
Lõi Rô to
Chổi than Quạt
Nắp chổi than

◉ ĐỘNG CƠ DC 4 CỰC
Cuộn Rô to

Cổ góp

Nam châm vĩnh cửu

Lõi Rô to

Quạt
Dây nguồn điện Chổi than

15
9. ƯU ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ DC KHÔNG CHỔI THAN?
Bởi vì động cơ DC không chổi than thay thế nhiệm vụ của chổi than và cổ góp trong động cơ cổ góp thành
mạch điện tử nên có thể chuyển động không tiếp xúc.

● Không phát sinh tiếng ồn.

● Tăng tuổi thọ động cơ do không sử dụng chổi than và cổ góp nên không bị mài mòn.

● Do không có tia lửa điện nên có thể đáp ứng yêu cầu công trường, đối với những nơi không cho phép có

tia lửa điện.


Động cơ DC không chổi than là động cơ sử dụng nam châm vĩnh cửu dán lên rô to, kết hợp luân phiên giữa lực
hút và lực đẩy để làm động cơ quay. Tăng lực từ trường của nam châm vĩnh cửu giúp tăng hiệu suất làm việc.

● Động cơ nhỏ và nhẹ hơn.

● Tiết kiệm năng lượng hơn.

◎ Cấu tạo xoay của động cơ DC không chổi than

Vì động cơ DC không chổi than không có cổ góp nên cần mạch chỉnh lưu điện tử. Mạch này sử dụng
cảm biến cực từ chẳng hạn cảm biến Hall (cảm biến vị trí rotor) để kiểm tra xem vị trí rotor nam châm
ở đâu, dựa vào các tín hiệu đó để kiểm soát mạch điện tử làm sinh ra từ trường xoay.

◎ Đặc trưng của máy nén sử dụng động cơ DC không chổi than

Vì động cơ DC không chổi than khác với động cơ cảm ứng ở chỗ, động cơ cảm ứng sử dụng biến tần
điều khiển (khi áp lực tăng lên số vòng quay sẽ giảm xuống), còn động cơ DC không chổi than có thể
nắm bắt trạng thái của áp suất , số vòng quay và thay đổi số vòng có độ chính xác cao. Do đó, khi điện áp
thấp còn 50V thì động cơ vẫn không
chuyển động theo hướng vòng
~ Bộ biến tần DC
(1 chiều) thay đổi
Mạch chỉnh lưu
điện tử
Motor

AC 100V
xuống hay hướng vòng lên mà nén
(xoay chiều) Mạch chỉnh lưu
với điện áp 50V.

◉ CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ DC KHÔNG CHỔI THAN

“Động cơ dùng cho máy bắt vít” “Động cơ dùng cho máy nén” *Kiểu Rotor ngoài
Rô to ngoài
(Nam châm vĩnh cửu)
Stator

Rô to Bo mạch Stator Rô to ngoài Bo mạch


Stator
(Nam châm vĩnh cửu) (Mạch điều khiển) (Nam châm vĩnh cửu) (Mạch điều khiển)

16
10. CÁCH ĐỌC BẢNG TÊN SẢN PHẨM

Trên các sản phẩm dụng cụ điện cầm tay có dán bảng tên sản phẩm thể hiện các thông số kỹ thuật,
tên nhà sản xuất. Dựa trên bảng tên này có thể biết được sản phẩm này như thế nào qua các thông tin:
quy cách cấu tạo, cách sử dụng đồ điện an toàn . (Tham khảo trang 37~trang 41).

Dưới đây là ví dụ bảng tên của máy cắt cưa gỗ.

1 Tên sản phẩm 5 Tần số 6 Công suất 2 Mã sản phẩm


tiêu thụ

Quy cách cường độ


4
dòng điện
7 Số vòng quay
3 Quy cách điện áp

9 Ký hiệu PSE

10 Ký hiệu chổi than


8 Cách điện kép

17
1 Máy cưa gỗ 125mm
Là tên sản phẩm và đường kính lưỡi cưa.

2 Model 5230
Là tên một trong số các kiểu máy cưa gỗ điện của công ty chúng tôi.

3 Quy cách điện áp


Đây là điện áp được phép sử dụng, cần chú ý khi giảm điện áp.

4 Quy cách cường độ dòng điện


7.5A (Ampe) có nghĩa là điện áp được phép sử dụng cho model 5230. Nếu sử dụng trong phạm vi
cường độ dòng điện này thì nhiệt độ động cơ tăng lên trong mức cho phép. Nếu cố tình sử dụng vượt
quá mức cho phép thì nhiệt độ động cơ sẽ tăng cao, đây là nguyên nhân gây ra hư hỏng.

5 Tần số
Có thể sử dụng trong khoảng 50Hz hoặc 60Hz (Hez)

6 Điện năng tiêu thụ


Là mức tiêu thụ điện năng khi sử dụng đúng theo quy cách điện áp (100V) và quy cách cường độ
dòng điện (7.5A). Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo trang 19,20.

7 Số vòng quay
5.600 vòng là số vòng quay của lưỡi cưa trong 1 phút khi chạy không tải với quy định điên áp là 100V.

8 Cách điện kép


Là kí hiệu được sử dụng trong các sản phẩm có cách điện kép phù hợp với luật an toàn lao động và
tiêu chuẩn JIS. (Tham khảo trang 30)

9 Ký hiệu PSE
Là kí hiệu của những thiết bị điện không phải là thiết bị điện đặc biệt.
Ký hiệu PS
E là ký hiệu của thiết bị điện đặc biệt.

10 Ký hiệu chổi than


Là CB-408

18
11. QUY CÁCH LÀ GÌ?
Để sử dụng điện an toàn người ta đưa ra một quy chuẩn đối với máy điện và dụng cụ dùng điện. Quy cách
này là giới hạn để sử dụng an toàn dụng cụ điện.

Hình phích cắm điện bên phải có ý nghĩa: tiêu chuẩn cường độ dòng điện là 12V, điện áp là 125V.

Ngoài ra cũng có ý nghĩa là không được sử dụng vượt quá mức quy định trên.

◎ Thiết bị điện đặc biệt


<P
Trong trường hợp không đủ khoảng trống sẽ sử dụng 12 S>E
A
<PS>E thay cho biểu tượng 12 JE
5V T
PS
E

Đối với dụng cụ điện cầm tay, ngoài những quy định về điện áp, tần số , cường độ dòng điện còn có quy định về
giới hạn thời gian sử dụng liên tục, ví dụ như quy cách thời gian “30 phút”. Tuy nhiên, thực tế khi máy hoạt động
(giống như hình vẽ bên dưới ), có những khoảng thời gian gián đoạn, lúc đó thì động cơ cũng được nghỉ ngơi.
Vì vậy, nếu như sử dụng thông thường thì cũng không cần quan tâm nhiều.

TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA DỤNG CỤ CẦM TAY

Làm
việc
Lượng công việc

Làm
Làm
việc
Làm việc
việc
Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ

Thời gian làm việc


19
12. CÔNG SUẤT ĐẦU VÀO VÀ CÔNG SUẤT ĐẦU RA CỦA THIẾT BỊ ĐIỆN
■ Công suất đầu vào là điện năng tiêu thụ của thiết bị điện.

Công thức tính công suất đầu vào của dụng cụ điện cầm tay như sau:

◎ Điện xoay chiều 1 pha. . . . . . . Công suất đầu vào (W)=Điện áp (V) x Cường độ dòng điện (A) x Hệ số công suất

◎ Điện xoay chiều 3 pha. . . . . . Công suất đầu vào (W)= ȼ3 x Điện áp (V) x Cường độ dòng điện (A) x Hệ số công suất.

◎ Điện một chiều. . . . . . Công suất đầu vào (W)= Điện áp (V) x Cường độ dòng điện (A)

■ Hệ số công suất: là tỷ lệ hao phí điện năng giữa điện áp và cường độ dòng điện. Ví dụ: hệ số công suất của
động cơ 95% có nghĩa là so với nguồn điện đầu vào thì thực tế 95% được sử dụng hiệu quả.
(Tham khảo trang 20)

① Công suất đầu vào (W)=Công suất đầu vào(W) x Hệ số công suất

■Công suất đầu ra… là năng lượng được sinh ra từ máy móc.

Do chuyển hóa điện năng thành công việc hữu ích nên đơn vị công suất đầu ra cũng là W.

Cho biết khả năng làm việc như thế nào.

Công thức năng suất tiêu thụ được tính như sau:

② Công suất đầu ra (W) = Công suất đầu vào (W) x Hiệu suất

Hình biểu thị mối quan hệ giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra:

② Công suất đầu ra


Công suất đầu vào ① Công suất đầu vào

Hao hụt

20
■HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ HỆ SỐ HIỆU SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN CẦM TAY
(TẢI TRỌNG ĐỊNH MỨC)

LOẠI ĐỘNG CƠ HS CÔNG SUẤT HS HIỆU SUẤT

ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU 0.9∼0.95 0.45∼0.6

ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 P 0.7∼0.9 0.7∼0.9

ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA 0.5∼0.8 0.45∼0.8

ĐỘNG CƠ DC 1.0 Khoảng 0.7

〈Ví dụ cách tính〉 (Máy cưa gỗ/ 5230 Bảng tên sản phẩm/ 100V ~7.5A, dựa trên bảng số liệu phía trên)

TẢI TRỌNG ĐỊNH MỨC…HỆ SỐ CÔNG SUẤT 0.95 HỆ SỐ HIỆU SUẤT 0.6

◎ Công suất đầu vào …… 100V × 7.5A × 0.95 ≒710W

◎ Công suất đầu ra…… 710W × 0.6 = 426W

Thông thường động cơ điện một chiều biểu thị công suất đầu vào còn động cơ điện xoay chiều biểu
thị công suất đầu ra.

21
13. TIẾNG ỒN CỦA DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY PHÁT SINH TỪ ĐÂU?
Nguyên nhân phát sinh tiếng ồn được phân loại như sau:
① Tiếng ồn của quạt làm mát ② Tiếng ồn từ cổ góp ③ Tiếng ồn của nhông ④ Tiếng ồn của lưỡi cắt
Trong đó, nguyên nhân số ① và ② số tùy thuộc vào tốc độ quay của động cơ, khi chạy không tải với tốc độ
tối đa thì số vòng quay của động cơ lớn nhất , khi chịu tải thì số vòng quay giảm xuống tiếng ồn cũng giảm
theo.
Tiếp theo là nguyên nhân số ③, tùy theo sản phẩm độ ồn sẽ ở mức cao nhất khi chạy không tải hoặc chịu tải.
Tuy nhiên, tiếng ồn này khi so sánh với tiếng ồn của quạt làm mát là không đáng kể nên có thể bỏ qua.
Mặc khác, đối với nguyên nhân số ④ thì dụng cụ sẽ không phát sinh tiếng ồn khi chạy không tải. Khi chịu tải
tiếng ồn sẽ tăng lên. Tùy theo sản phẩm có thể ồn hơn tiếng của quạt làm mát.
Tiếp theo là phần giải thích về phương pháp đo tiếng ồn.
Phương pháp đo tiếng ồn giống như hình bên dưới, máy đặt ở giữa và cách các điểm đo cách máy 1m theo
hướng 45 độ, cao cách mặt sàn 1m và lấy giá trị trung bình của 5 điểm từ 1~5.
Makita đo đạc dựa trên tiêu chuẩn của EN. Đo bằng tiêu chuẩn EN có giá trị lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn JIS.
Trên
R1

5
m

1~5 Micro

Phía trước bên phải

4 3
45°
45°
1 2
d=1m

Phía trước bên trái Phía trước bên trái

Sàn Cài đặt máy đo chế độ Slow .A (giống JIS)

Ngoài ra, còn có những vấn đề khác liên quan đến tiếng ồn.
① Khoảng cách suy giảm âm thanh
Nếu khoảng cách từ nơi phát ra tiếng ồn gấp 2 lần thì mức độ tiếng ồn giảm 6dB, gấp 4 lần thì mức độ tiếng ồn
giảm 12dB.
Ví dụ: như hình bên trên, trường hợp âm thanh ở vị trí 1m sẽ là 85dB, còn ở vị trí 2m sẽ giảm còn 79dB.
② Trường hợp sử dụng đồng thời 2 máy trở lên
Sử dụng đồng thời 2 máy cùng mức độ tiếng ồn thì mức độ tiếng ồn tăng 3dB.
Tương tự như vậy, nếu sử dụng 3 máy thì mức độ tiếng ồn sẽ tăng 5 dB, nếu sử dụng 4 máy sẽ tăng 6dB.
Mặc khác, trường hợp 2 máy có độ ồn chênh lệch 10dB trở lên thì máy có tiếng ồn nhỏ hơn có thể không nghe
thấy.
③ Âm thanh tần số cao hơn nghe to hơn âm thanh tần số thấp.
④ Nếu mức độ tiếng ồn nhỏ còn 10dB thì tiếng ồn giảm khoảng 1 nửa.

22
14. TỤ ĐIỆN CHỐNG NHIỄU ĐIỆN TỪ

Dụng cụ điện cầm tay sử dụng động cơ điện một chiều, do tia lửa điện phát sinh giữa cổ góp và chổi than
làm nhiễu điện từ một số thiết bị như tivi hay radio. Vì vậy, trong quy cách sử dụng dụng cụ điện an toàn có
quy định rằng những loại dụng cụ điện cầm tay, những loại có quy cách điện năng tiêu thụ dưới 1,000W phải
điều tiết điện áp, cường độ cho phù hợp tiêu chuẩn kĩ thuật để hạn chế ảnh hưởng đến tivi hay radio.
Cách nối của tụ điện - thiết bị chống nhiễu điện từ, cần phải lấy công tắc làm mốc và nối dây về phía Stato.
Tùy vào dung lượng của tụ điện, khi nối dây về phía dây điện và chạm vào ghim của phích cắm, do điện áp
còn dư nên sẽ bị sốc điện

◉ Sơ đồ mạch điện có gắn tụ điện chống nhiễu điện từ ◉Tụ điện chống nhiễu điện từ

F1
Công tắc
Phích
Tụ điện

Ghim
Dây điện
F1

15. PHƯƠNG PHÁP LÀM MÁT DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY


Động cơ của dụng cụ điện cầm tay được làm mát bằng cánh quạt và được gắn với Rô to,
chuyển động quay của cánh quạt làm cửa sổ hút gió hút gió vào, đi qua động cơ và làm mát máy.

Không khí bên ngoài


Khí thải

Vào mùa hè khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay, vì nhiệt độ bên ngoài thay đổi nên làm cho động cơ của
dụng cụ điện cầm tay dễ bị nóng lên. Trường hợp nhiệt độ vượt quá mức thì không cần tắt công tắc mà chỉ
cần làm không khí di chuyển vào các phần của động cơ thì nhiệt độ sẽ giảm xuống. Thỉnh thoảng nên lấy đi
các mùn cưa hay bụi bẩn bám trên cửa vào không khí thì sẽ dễ thông gió cho thiết bị hơn.

23
16. NGUYÊN LÝ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY
 Để thay đổi tốc độ của dụng cụ điện cầm tay có các phương pháp như sau:
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ
Phương
thức Phương thức Triac
Phương thức SCR
Thay đổi nút xoay
Thay đổi nút xoay (kiểm soát số vòng quay quy định)

Thao tác
điều
chỉnh
Công tắc điều chỉnh
tốc độ tốc độ chạy trượt

Cần công tắc đoản mạch Cũng có những loại máy Điều chỉnh tốc độ
không có công tắc đoản mạch

Sơ đồ F1
F1 F1 Mạch kiểm
mạch A
soát
~
A ~ A ~
F2 Cảm biến xoay
F2 F2
Linh kiện đóng ngắt bán dẫn

V
+
V
+
0 t
ON ON t
0
ON
-

Nguyên lý Khi điều chỉnh tốc độ chỉ sử dụng 1 -

nửa sóng. Do sự thay đổi của công


Sử dụng hình dạng sóng toàn kì khác với phương thức SCR. Do vị
tắc thời gian ON sẽ thay đổi, số
trí của nút xoay làm vị trí của ON thay đổi và số vòng quay thay đổi.
vòng quay sẽ thay đổi. Vòng quay
Thời gian ON càng dài thì vòng quay càng cao. Số vòng quay được
cao nhất làm công tắc đoản mạch
tìm ra bằng cảm biến từ , cho dù có thay đổi tải, thì luôn kiểm soát
sẽ bật ON, hình dạng sóng toàn kỳ
thời gian ON để ổn định số vòng quay.
sẽ chuyển sang nút ON.
Khi công tắc thay đổi tốc độ từ 0 Trong lúc điều chỉnh số vòng quay Có thể ép số vòng quay
đến vòng quay cao nhất, có thể có thể tự do thay đổi tốc độ. không tải xuống thấp.
chọn lựa tự do số vòng quay. Có Trong khi điều chỉnh số vòng
Tính năng
thể chọn lựa tùy ý trong lúc điều quay có thể điều chỉnh tốc độ
chỉnh số vòng quay thay đổi tốc độ tùy ý.
vòng quay.

24
11. CHỔI THAN LÀ GÌ?

Chổi than có vai trò quan trọng trong việc kết nối dòng điện giữa cuộn dây Stato và cuộn dây Rô to.

※ Vì chổi than là bộ phận mài mòn nên thỉnh thoảng hãy tháo ra và kiểm tra tình trạng của chổi than.

Nếu chổi than mài mòn đến đường giới hạn mài mòn thì nên thay thế cái mới. Lúc đó, hãy xác nhận chiều
chổi than trong giá đỡ chổi than.

※ Khi thay chổi than mới, nhất định hãy sử dụng chổi than (1 bộ 2 cái) mà công ty chúng tôi đã quy định.

Nhông Rô to Chổi than Công tắc

Cánh quạt Stator

Mã chổi than được in ở đây Phíp Chổi than

Cổ góp

Chổi than kiểu cách điệu


(có model sử dụng cho
Đường giới hạn mài mòn máy khoan động lực,
máy đục)

〈Tham khảo〉
Có những model khi chổi than chỉ còn sử dụng được dưới 8 tiếng thì sẽ có đèn báo tín hiệu.
Ví dụ: HR4011C

25
18. TIA LỬA ĐIỆN CỦA CHỔI THAN LÀ GÌ?
Trong động cơ cổ góp, tia lửa điện phát sinh khi chổi than cọ xát với cổ góp. Tia lửa điện nhiều sẽ là nguyên nhân
làm cho chổi than nhanh mòn, làm giảm năng suất tiêu thụ và làm nhiễu điện từ.

Nguyên nhân làm hư cổ góp:


① Tiếp xúc với chổi than không tốt, bị mài mòn.
② Bề mặt cổ góp gồ ghề hoặc trầy xước.
③ Cuộn dây Rô to bị đứt và đoản mạch.
④ Ở cổ góp có bụi.

26
19. CHỨC NĂNG ĐẢO CHIỀU QUAY

Chức năng đảo chiều được sử dụng trong một số dụng cụ điện cầm tay, hầu hết các trường hợp là thay thế
dây nối điện và làm đảo chiều dòng điện.

① ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU


Công tắc chuyển chế độ thực hiện chức năng thay đổi dây nối điện.

〈CHUYỂN ĐỘNG ĐÚNG CHIỀU〉

Stator Công tắc chuyển


F1
Công tắc chính

Nguồn điện A

F2

Stator

〈CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU〉

Stator Công tắc chuyển

F1
Công tắc chính

Nguồn điện A

F2

Stator

27
2 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

Do thay đổi cách nối 2 dây trong số 3 dây nguồn như hình bên dưới, nên sẽ làm đảo chiều từ trường xoay.
Khi lắp đặt, hãy xác nhận hướng xoay và nối đúng dây.

◉ CÁCH ĐẢO CHIỀU CỦA ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU 3 PHA

〈CHUYỂN ĐỘNG ĐÚNG CHIỀU〉 〈CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU〉

M M

Nguồn Nguồn

28
20. HÃM BẰNG ĐIỆN LÀ GÌ?
Hãm bằng điện của dụng cụ điện cầm tay, dùng hình thức hãm phát điện – có sử dụng xoay chuyển quán tính
của Rô to. Sau khi ngắt công tắc, sử dụng từ trường dư của Stato, làm cho động cơ chuyển động như một máy
phát điện nhờ vào quán tính xoay của Rô to, do làm phát sinh xoay chuyển và lực mô-men hướng ngược nên
phanh hãm lại.

Biểu đồ bên dưới là một ví dụ của mạch hãm bằng điện, lắp đặt dây quấn phanh riêng biệt với dây quấn Stato
sẵn có.
3
Sơ đồ thể hiện trạng thái trung lập
Công tắc
2

Rô to 1
A
Dây quấn phanh

Dây quấn Stator

Ở trạng thái công tắc đang bậc ON, có dòng điện chạy qua Stato và Rô to làm Rô to chuyển động xoay.
Khi đó, trong dây quấn phanh không có dòng điện chạy qua.

Dây quấn Stator Lực điện từ


Công tắc
Hướng dòng điện 3 Dây quấn phanh

Rô to 1
A Hướng
Đường sức từ
Dây quấn phanh xoay

Dây quấn Stator Chổi than

Dòng điện

….Thể hiện dòng điện chạy từ trước ra sau.


….Thể hiện dòng điện chạy từ sau ra trước.

29
Trường hợp những động cơ không có phanh , khi công tắt ở chế độ OFF, mặc dù có từ tính dư trong Stator,
nhưng do không có dòng điện đi qua và do quán tính nên Rô to vẫn chuyển động 1 lúc lâu.

Dòng điện không chạy qua 3

Rô to Xoay do
A Đường sức từ
quán tính

Dây quấn Stato

Trường hợp những động cơ có gắn phanh, khi công tắt ở chế độ OFF, nhiều mạch điện được lắp đặt như
sơ đồ bên dưới, do Rô to xoay bằng quán tính trong từ tính dư của Stato , nên xảy ra tác dụng phát điện làm
dòng điện chạy trong mạch này .

Dòng điện phát điện này có chức năng làm Rô to dừng xoay nên Rô to sẽ bị dừng lại.

Dây quấn phanh


Công tắc OFF
3
Hướng dòng điện

2
Đường sức từ
Xoay do
Rô to 1
A quán tính Đường sức từ do
dòng điện phát ra
Dây quấn phanh

Dây quấn Stator Lực làm dừng xoay


Dòng điện phát ra

….thể hiện dòng điện từ trước ra sau.


….thể hiện dòng điện từ sau ra trước.

Do có gắn phanh vào dụng cụ điện cầm tay, sau khi kết thúc công việc có thể chuyển qua làm công việc
tiếp theo ngay lập tức nên có hiệu quả cao.

Trường hợp phanh không còn dùng tốt hãy kiểm tra chổi than với mặt tiếp xúc.

30
21. SỰ KHÁC NHAU CỦA CÁCH ĐIỆN ĐƠN VÀ CÁCH ĐIỆN KÉP
Cấu tạo cách điện đơn là cấu tạo có lắp đặt vật cách điện giữa phần sạc điện (có dòng điện chạy qua) và phần
không sạc điện (không có dòng điện chạy qua), và được sử dụng chủ yếu trong các loại dụng cụ điện cầm tay
có phần vỏ ngoài làm bằng kim loại chẳng hạn hợp kim Aluminium. Những dụng cụ điện cầm tay có cấu tạo
cách điện đơn, nếu có sự cố xảy ra làm lớp cách điện đơn hư hỏng thì cần phải gắn tiếp đất và kết nối với
nguồn điện có gắn thiết bị chống điện giật. (Tham khảo hình vẽ máy khoan trang 31).
Cấu tạo cách điện kép là cấu tạo lắp đặt lớp cách điện vào trục Rô to, đồng thời, phần vỏ ngoài cũng sử dụng
vật cách điện để phòng tránh điện giật trong trường hợp chức năng cách điện máy bị hư. Hay nói ngắn gọn
hơn, cấu tạo cách điện kép là cấu tạo khiến sự cố bị điện giật vô cùng nhỏ với 2 cấu tạo:
chức năng cách điện + bảo vệ cách điện. (Tham khảo hình vẽ máy khoan trang 31)

Dưới đây là bảng so sánh giữa sản phẩm có cấu tạo cách điện đơn và sản phẩm có cấu tạo cách điện kép:

CẤU TẠO CÁCH ĐIỆN ĐƠN CẤU TẠO CÁCH ĐIỆN KÉP

Đối với việc bị Kết hợp với tiếp đất mới an toàn. An toàn hơn
điện giật

Quy định về việc gắn Do luật quy định nên phải gắn tiếp đất Do luật quy định nên không cần gắn tiếp đất
tiếp đất (điều 333 Quy định an toàn vệ sinh lao động) (điều 334 Quy định an toàn vệ sinh lao động)

Dây Sử dụng dây điện 3 lõi Sử dụng dây điện 2 lõi


(Trường hợp 1 pha) Kiểu cố định hầu hết là 2 lõi

Trọng lượng Do sử dụng hợp kim Aluminium nên Do sử dụng dây điện tổng hợp nên rất nhẹ
hơi nặng.

Nhiệt độ tăng lên


Tỷ lệ truyền nhiệt lớn Tỷ lệ truyền nhiệt nhỏ
của vỏ ngoài

Độ bền Không có sự khác biệt về độ bền

Những sản phẩm có kí hiệu như thế này


Ký hiệu
là sản phẩm có cấu tạo cách điện kép nên
không cần phải tiếp đất.
Không có
Những sản phẩm không có kí hiệu như
thế này hãy sử dụng khi được lắp đặt thiết bị
chống điện giật và hãy sử dụng khi được
tiếp đất.

31
Chúng tôi sẽ giải thích sự khác nhau giữa cấu tạo cách điện đơn và cấu tạo cách điện kép bằng máy khoan.

◉ CẤU TẠO CÁCH ĐIỆN ĐƠN

Rô to
Cách điện cơ năng
Chổi than
Công tắc

Nhông
Quạt Stato

Lớp bảo vệ

Dây điện

Kẹp tiếp đất


◉ CẤU TẠO CÁCH ĐIỆN KÉP

Cách điện bảo vệ Rô to


Chổi than
Công tắc

Nhông
Quạt Stator
Lớp bảo vệ

Dây điện
32
22. TIẾP ĐẤT LÀ GÌ?

Tiếp đất là từ được sinh ra từ chữ “earth” (trái đất), khi bị rò rỉ điện thì nó sẽ thực hiện chức năng phóng
điện xuống đất. Ý nghĩa của việc nối dây mang điện của dụng cụ tiếp đất xuống đất gọi là “tiếp đất”. Dây
tiếp đất là dây dẫn điện nên thông thường nó được gắn kèm vào dụng cụ điện.

Cuộc sống ngày nay có điện để sử dụng thì tiện lợi nhưng mặt khác nếu bị điện giật cũng rất nguy hiểm.

Trong nhiều trường hợp, xảy ra điện giật do dòng điện truyền
từ dụng cụ điện chạy qua cơ thể và truyền xuống đất. Có thể
nói, mặt đất là chất dẫn điện tốt.
Nhờ vào việc tiếp đất với các dụng cụ điện, cho dù có chạm
phải những thiết bị có cùng điện thế với mặt đất cũng không
bị điện giật.
Những dụng cụ điện có cấu tạo cách điện đơn phải sử dụng
dụng cụ chống giật điện theo như điều 333 Quy định An toàn
Vệ sinh Lao động. Theo như Luật quy định, trường hợp thiết
bị không có thiết bị chống điện giật, phải sử dụng dây tiếp
đất. Dụng cụ điện cầm tay có cấu tạo cách điện kép, là những
loại ngoại lệ không cần phải áp dụng (theo như điều 334 Quy
định An toàn Vệ sinh Lao động), nên không cần phải tiếp đất. Nếu chạm vào
= Rò rỉ điện
(Luật An Toàn Dụng cụ điện). dòng điện bị rò
= Giật điện rỉ sẽ bị giật điện
● Cách tiếp đất
Tùy theo hình dạng của ổ cắm sẽ có những cách tiếp đất như sau:
① Ổ cắm thông thường
Lấy kẹp tiếp đất kẹp vào dây tiếp đất, lấp thanh đồng có đường kính 15mm và chiều dài khoảng 1m vào trong
lòng đất để cách điện. (Luật liên quan đến tiếp đất: điều 333, điều 334 Quy định An toàn Vệ sinh Lao động)
Về vấn đề lắp đặt tiếp đất xin hãy thảo luận với công ty Điện lực.

Phích cắm vào

Dây tiếp đất Trong lòng đất


Ổ cắm điện Thanh đồng

Kẹp tiếp đất


33
② Ổ cắm điện có gắn đầu tiếp đất

Gắn kẹp tiếp đất vào đầu tiếp đất làm thiết bị tiếp đất.

Phích cắm vào

Đầu tiếp đất

Ổ cắm điện

Kẹp tiếp đất

③ Ổ cắm điện 3 chấu có gắn tiếp đất


Gắn kẹp tiếp đất vào đầu tiếp đất làm thiết bị tiếp đất.
Phích 3 chấu

Tiếp đất

Ổ cắm điện

Những cách thức ngăn chặn bị điện giật khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay

Thiết bị chống điện giật + Tiếp đất


Phòng
Thiết bị chống giật điện tránh sự cố
Tiếp đất điện giật
Thiết bị chống giật điện + cấu tạo cách điện kép
Cấu tạo cách điện kép Thiết bị chống điện giật
Phải sử dụng dụng cụ điện cầm tay có kết hợp một trong số các
cách thức cách điện ở trên.

34
■ BA NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN TAI NẠN ĐIỆN GIẬT

1 Rò điện
Đây là hiện tượng do điện rò rỉ nên điện truyền đến các môi trường vốn dĩ không thể dẫn điện được.

2 Giật điện
Gọi là hiện tượng giật điện khi dòng điện rò rỉ chạy qua cơ thể người.

3 Quá nóng
Gọi là hiện tượng nhiệt độ tăng quá mức khi sử dụng dụng cụ điện trong một lần quá lâu, mà công tắc và
ổ cắm tiếp xúc không tốt thì dụng cụ điện hay dây điện sẽ bị nóng lên. Khi nhiệt độ nóng lên quá mức như
vậy sẽ làm vỏ nhựa của dây điện chảy, dẫn đến rò rỉ điện và bắt đầu bốc cháy.

※ Không được sử dụng thiết bị ở nơi ẩm ướt

35
23. GIẢM ĐIỆN ÁP LÀ GÌ?

Khi nguồn điện và thiết bị cần dùng có khoảng cách quá xa thì người ta thường hay sử dụng dây nối dài
(hay còn gọi là dây kéo dài).

Kéo dây ra để sử dụng

Trường hợp như sơ đồ trên đây cần chú ý đến độ lớn của dây nối. Kéo dây từ cuộn dây ra và sử dụng.
(Nếu sử dụng mà vẫn để dây còn quấn thì sẽ dẫn đến tình trạng tụt điện áp hay phát nhiệt)

Trong trường hợp dây dẫn điện nhỏ so sánh với quy cách dòng điện của thiết bị sử dụng thì sẽ bị giảm điện áp
rất lớn, nên không thể sử dụng hết được tính năng của thiết bị. Nếu sử dụng thiết bị trong tình trạng bị giảm
điện áp thì năng suất công việc và hiệu suất làm việc của thiết bị giảm xuống. Hơn nữa, trong trường hợp cho
thiết bị hoạt động quá mức sẽ làm cháy và hư động cơ.

Giảm điện áp (V) = Điện trở vốn có của dây nối (Ω) x Chiều dài của dây nối (m) x Dòng điện sử dụng (A)

(Loại nhỏ thì điện trở lớn, loại lớn thì điện trở nhỏ)

(Ví dụ) Trường hợp diện tích mặt cắt của dây nối là: 2 mm2

Tụt điện áp = 0.0086(Ω/m)×30(m)×2×10(A)=5.16(V)

● Đối với những dây nối, nên cố gắng sử dụng những dây lớn.

36
Ví dụ〉

Bảng dưới thể hiện tiết diện và chiều dài tối đa của dây nối trong trường hợp điện áp của dây giảm còn
khoảng 5V (ở nhiệt độ 20 độ C)

◉ Tiêu chuẩn độ dày (diện tích mặt cắt cho phép) và chiều dài tối đa của dây nối có thể sử dụng

Chiều dài tối đa của dây nối Giá trị quy cách dòng điện được viết ở
Tiết diện bảng tên sản phẩm
dây dẫn
(diện tích mặt cắt cho phép
∼5A 5∼10A 10∼15A
của vật dẫn điện)

2.0mm2 50m 30m 20m

● Đối với dây dẫn điện hãy sử dụng dây có chất liệu vỏ bọc gần giống với dây điện của thiết bị.
● Trường hợp máy 200V thì giới hạn chiều dài giống 2 lần so với bảng trên.

Biểu đồ dưới đây được vẽ từ bảng tiêu chuẩn ở trên.


◉ Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa dòng điện và chiều dài dây nối

(m)

100

80
Chiều dài dây nối

60

40
20mm2
20

0
2 4 6 8 10 12 14 16 (A)

Dòng điện

37
MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
1. LUẬT AN TOÀN ĐỒ DÙNG ĐIỆN LÀ GÌ?
Luật An toàn Đồ dùng điện (điều chỉnh vào năm 2001) là luật được lập ra với mục đích ngăn ngừa phát sinh
sự cố hay nguy hiểm do đồ dùng điện hư hỏng, trong số các thiết bị điện được sử dụng ở gia đình hay các
thiết bị điện được sử dụng ở nhà máy nhỏ, nông trường, cửa hàng, văn phòng, chủ yếu là nhắm đến:
1. Những máy mà hầu như mọi người sử dụng, và bảo quản không cẩn thận.
2. Những máy mà người có ít hiểu biết về điện sử dụng và những máy liên quan đến vấn đề an toàn.
Trong số các thiết bị điện có 2 loại:
1. Thiết bị điện đặc biệt.
2. Thiết bị điện ngoài thiết bị điện đặc biệt.

● Thiết bị điện đặc biệt là các thiết bị mà cấu tạo, cách sử dụng, điều kiện sử dụng khác so với các thiết bị còn
lại và đặc biệt nguy hiểm, dễ xảy ra sự cố. Đây là những sản phẩm được các cơ quan JET, JQA, A-PEX, COSMOS
chứng nhận.
■ Bảng kí hiệu của thiết bị điện đặc biệt (Máy nước nóng điện)

① Kí hiệu bắt buộc phải có trong thiết bị điện đặc biệt.


PS ①
E ② Tên của cơ quan kiểm tra chứng nhận

② ③ Tên cơ quan sản xuất


④ Quy cách (quy cách tiêu chuẩn kĩ thuật)
○○ Công ty cổ phần chế tạo ③
Chú ý: số ①②③ theo quy định phải ghi ở cạnh nhau.
1 pha, 200V, 2kW, dùng trong phòng ④

● Thiết bị điện nằm ngoài những thiết bị điện đặc biệt, là những sản phẩm được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn
của nhà sản xuất. Hầu hết các loại dụng cụ điện cầm tay là những thiết bị điện nằm ngoài thiết bị điện đặc biệt.

■ Bảng kí hiệu của thiết bị điện nằm ngoài thiết bị điện đặc biệt (máy quạt)

① Kí hiệu bắt buộc phải có trong thiết bị điện nằm ngoài thiết bị điện
PS ①
E đặc biệt.
② Tên của cơ quan sản xuất
○○Công ty cổ phần chế tạo ②
③ Quy cách (quy cách tiêu chuẩn kĩ thuật)
100V、42/48W、50/60Hz ③
Chú ý: số ①②③ theo quy định phải ghi ở cạnh nhau
Ở nước Mỹ cũng có rất nhiều quy định về an toàn. Ví dụ:
● Mỹ: tiêu chuẩn UL ● Canada: tiêu chuẩn CSA ● Anh: tiêu chuẩn BS ● Châu Âu: tiêu chuẩn EN

(Gắn kí hiệu CE lên những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn EN)
(Các tiêu chuẩn này không chỉ liên quan đến vấn đề an toàn sử dụng mà còn bao gồm một số phần giống
như nội dung của tiêu chuẩn JIS ở Nhật.
Dụng cụ điện cầm tay mà Makita được thiết kế và sản xuất không chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ở Nhật mà còn
phù hợp với tiêu chuẩn của các nước trên thế giới.

38
2. QUY CÁCH CẤU TẠO LÀ GÌ?
Quy cách cấu tạo là những quy định về tiêu chuẩn an toàn cấu tạo máy móc (dựa trên điều 42 Luật An toàn
Vệ sinh Lao động) để ngăn chặn các tai nạn lao động cho người sử dụng. Liên quan đến dụng cụ điện cầm tay
có một số quy cách như:
Quy cách cấu tạo của máy mài gỗ.
Quy cách cấu tạo của máy cưa bàn dùng để gia công gỗ, quy cách cấu tạo của nắp bảo vệ máy, nắp bảo vệ lưỡi.
Quy cách cấu tạo của máy bào gỗ, quy cách cấu tạo của thiết bị phòng chống với lưỡi của máy bào gỗ.
Nếu có những thiết bị không phù hợp với những quy cách cấu tạo này thì không được phép bán hay sử dụng.
Những dụng cụ điện cầm tay của Makita phù hợp với các tiêu chuẩn ở trên nên có thể yên tâm bán hàng và
sử dụng dụng cụ điện cầm tay.
1. Quy cách cấu tạo máy mài
Quy cách này áp dụng cho tất cả các dòng máy sử dụng đá mài chẳng hạn như máy mài bình thường có
chổi than, máy mài hai đá không chổi than, máy cắt. Và quy định về tốc độ vòng quay sử dụng cao nhất, số
vòng quay, độ chịu sốc của đá mài, vật liệu, kích thước hình dạng, độ bền của nắp bảo vệ đá mài, hay
kích thước hình dạng của mặt bích.

◉ Máy mài bình thường có chổi than Tem máy


Mục hiển thị: tên nhà sản xuất, năm tháng chế tạo, quy cách điện áp, số
vòng quay không chịu tải, đường kính-độ dày-đường kính lỗ của đá mài
có thể sử dụng.
Hướng xoay của đá mài

( Mặt bích trong


(cố định)
(
Cố định vào trục đá mài
Nắp bảo vệ (xoay được trong vòng 180 độ)
Mục hiển thị: số vòng quay không tải cao nhất, độ dày,

( (
đường kính của đá mài có thể sử dụng.
Mặt bích ngoài Đá mài
(di chuyển)
Mục hiển thị: quy định số vòng quay không tải cao nhất,
Ốc dễ vặn
tên nhà sản xuất, loại chất kết dính.

◉ Máy mài 2 đá không chổi than


Nắp bảo vệ (xoay được trong vòng 180 độ)
Nắp bảo vệ đá
Mục hiển thị: số vòng quay không tải cao nhất,
Khoảng cách giữa các đá mài có thể có thể
đường kính của đá mài có thể sử dụng.
điều chỉnh 3~10mm. Có thể gắn tấm chắn
bảo vệ mắt
Long đền
Phía di chuyển và phía cố định cùng đường kính.
Phía cố định được cố định vào trục đá mài
Giá đỡ
Khoảng cách giữa 2 đá mài có thể điều chỉnh
Tem máy
dưới 3mm, đặt vào trung tâm đá mài
Mục hiển thị: tên nhà sản xuất, quy cách điện áp, số vòng
quay không tải, đường kính, chiều dày, đường kính lỗ của
đá mài có thể sử dụng.
39
2. Quy cách cấu tạo nắp bảo vệ máy, chống mạt cưa bay về phía người dùng và nắp bảo vệ lưỡi cưa
Quy cách cấu tạo của máy gia công gỗ thường áp dụng cho gia công đồ gỗ có sử dụng máy cưa, chẳng hạn
máy cưa điện cầm tay hay máy đa năng. Trong tiêu chuẩn này, ngoài các quy định về vật liệu chế tạo hay cách
lắp đặt , long đền của lưỡi cưa, mà còn quy định phải gắn nắp bảo vệ máy, thiết bị bảo vệ lưỡi, vật liệu chế tạo/
kích thước hình dáng/ cấu tạo/ cách lắp đặt của nắp bảo vệ máy và nắp bảo vệ lưỡi cưa .

Tem máy
◉ Máy cưa di động Mục hiển thị: tên nhà sản xuất, tháng năm
chế tạo, quy cách điện áp, quy cách cường
Mặt bích độ dòng điện, số vòng quay không chịu tải,
Phía cố định gắn cố định vào trục đường kính, loại dao cắt cỏ có thể sử dụng.
máy cưa

Nắp bảo vệ máy


Phủ phần lưỡi trở xuống

Ốc lục giác
Dễ vặn và ngăn lỏng lẻo

Nắp bảo vệ lưỡi cưa


Nắp an toàn/ xoay được trong vòng 45 độ

Góc độ mở của nắp bảo vệ lưỡi cưa (nắp an toàn) của máy cưa điện cầm tay được quy định như hình dưới
đây.
Tuy nhiên, tùy theo quốc gia thì góc độ mở lưỡi sẽ khác nhau. (VD: ở Bắc Mỹ là trong vòng 25 độ, châu Âu
là trong vòng 10 độ)

Nắp bảo vệ máy Đá mài Mặt bích

Trên 12mm

Trong vòng
45 độ
Dưới 38mm
0
90

Đế cố định Nắp bảo vệ lưỡi cưa

40
Trong số các thiết bị phòng chống tiếp xúc lưỡi phải được kiểm định kiểu mẫu bởi cơ quan kiểm định đăng kí
cấp kiểu mẫu. Máy gia công đồ gỗ đa năng như hình vẽ dưới đây, thể hiện thiết bị bảo vệ lưỡi và nắp bảo
máy, thiết bị của công ty chúng tôi phù hợp với tất cả quy định kiểm định kiểu mẫu này.

Lưỡi cưa
Có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các đầu răng trong vòng 12mm.
Gấp độ dày của lưỡi cưa 1,1 lần trở lên. (So với độ rộng của lưỡi cưa
ghép bên hông lưỡi cưa chính thì nhỏ hơn)
Thiết bị bảo vệ lưỡi

Sau khi tắt công tắc


Lưỡi cưa dừng quay trong 10 phút,
con ốc vặn vào lưỡi cưa dễ vặn,
tránh lỏng lẻo, long đền phía cố định
cố định vào trục lưỡi cưa.

3. Quy cách cấu tạo của thiết bị bảo vệ lưỡi của máy cưa đa góc (tài liệu chuyên viên Kĩ thuật Đồ dùng điện
số 735)

① Khi thân máy cưa ở điểm chết trên (trước khi hoạt động), góc răng lộ ra là trong vòng 45 độ.
② Lúc cắt vật liệu theo góc vuông với cách cắt lớn nhất, khi phần đầu răng đã chạm vào điểm cao nhất
của mặt cắt thì góc răng lộ ra là dưới 15 độ.
③ Lúc cắt vật liệu theo góc vuông với cách cắt lớn nhất, khi đầu răng đã chạm vào điểm B thì góc răng
lộ ra là dưới 45 độ.

④ Để thực hiện các công việc này, có thể gắn nắp bảo vệ ngoài.
Độ bền cơ học của nắp bảo vệ ngoài khi cắt sẽ thay đổi hình dạng và ở khoảng cách không tiếp xúc với
lưỡi cưa.

⑤ Khi sử dụng, người sử dụng thấy được đầu răng.

Vd: chế tạo nắp bảo vệ ngoài bằng chất liệu trong suốt hay lắp cửa sổ nhìn vào nắp cố định.

① ② ③

45°
15°
45°
41
Điểm B
4. Kiểm định kiểu mẫu của thiết bị bảo vệ lưỡi
Makita luôn đăng kí kiểm định ở Hiêp hội Kĩ thuật An toàn ngành công nghiệp Nhật Bản. Trong sản phẩm có
ghi mã hợp pháp đã được kiểm tra kiểu mẫu, ngày tháng được kiểm định, tên mẫu mã,…

(Dán “nhãn kiểm định” vào nắp bảo vệ máy của máy cưa bàn và máy cưa đa góc trượt.

Kiểm định kĩ thuật an toàn lao động (năm 2011)


Mã hợp pháp kiểm định kiểu mẫu TD294

Nơi sản xuất: Công ty Makita


Tháng năm sản xuất:
Phạm vi đường kính lưỡi cưa có thể sử dụng 180~190mm
Độ dày lớn nhất của vật bị cắt
0 độ-50mm (khi sử dụng cây đệm 60mm)
Trái 45 độ-35mm (khi sử dụng cây đệm 45mm)
Phải 5 độ-40mm (khi sử dụng cây đệm 50mm)
Ứng dụng: Cưa/cắt vật liệu 803373B8

5. Quy cách cấu tạo của máy bào bàn và quy cách cấu tạo của thiết bị phòng chống tiếp xúc với lưỡi của máy
này.

Quy cách này dành cho các loại máy bào bàn và máy bào điện cầm tay. Quy cách này quy định về chất liệu
của lưỡi bào, cách gắn lưỡi, hình dạng của thân máy bào, cách gắn thiết bị bảo vệ lưỡi, cấu tạo của nó và
độ bền.

Thiết bị bảo vệ lưỡi


Mục hiển thị: độ rộng cắt được

Thiết bị cố định thân máy bào


Tem máy
Mục hiển thị: thời gian chế tạo,
tên nhà sản xuất, quy cách
điện áp, quy cách cường độ
dòng điện, số vòng quay
Lưỡi bào
không tải, độ rộng cắt
Nếu lưỡi bào có trên 1 lỗ, sau khi ngắt
công tắc sẽ dừng trong vòng 10 giây

42
CÁCH KIỂM TRA LỖI HƯ HỎNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY
1. TRÌNH TỰ KIỂM TRA DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY CÓ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Ở đây chỉ sử dụng chủ yếu đồng hồ VOM để đoán xem hư hỏng ở đâu.
※ Đồng hồ VOM là thiết bị đo đạc dùng để đo điện áp, điện trở và không phải là thiết bị dùng để sửa chữa

dụng cụ điện cầm tay.

Màn hình hiển thị


Giá trị đo được thể hiện
bằng thông số kĩ thuật

POCKET TESTER Thanh đo


4300 COUNT
Màu đen là phía cực âm (-)
600V MAX 250V MAX
JAPAN Màu đỏ là cực dương (+)
Gắn với thiết bị cần đo và
kiểm tra

OFF Công tắc quay có thể chọn đơn vị đo


= Đo điện áp một chiều
= Đo điện áp xoay chiều
= Đo điện trở
= Kiểm tra dẫn điện
= Kiểm tra đi ốt
Có thể chọn chức năng đo lường
được viết ở trên
◉ Khi động cơ không khởi động chế độ không tải
〈 Nguyên nhân 〉
〈 Giải pháp 〉
■Khi công tắc ON thì
trong phích cắm dẫn điện
Có • Nặng máy • Tháo rời
Dẫn điện giữa 2 đầu
phích cắm • Có vật lạ rơi vào • Dọn dẹp vật lạ

Không có
■Dẫn điện trong dây

Không có
Dẫn điện trong dây • Đứt dây • Thay dây

■Dẫn điện công tắc


Không có • Tiếp điểm tiếp xúc • Thay công tắc
Dẫn điện công tắc không tốt

Trang tiếp theo

43
Có Không 〈 Nguyên nhân 〉 〈 Giải pháp 〉
thực
•Bào mòn chổi than
hiện
Tiếp xúc chổi than •Lò xo của chổi than •Thay thế
bị hư chổi than
•Rác tích tụ trong •Dọn dẹp rác
giá đỡ chổi than
Thực hiện
■ Dây dẫn điện quấn Stator

Không có
Dẫn điện dây
quấn Stator •Đứt dây quấn Stator •Thay stator

Không tốt

Dây quấn Rô to •Đứt dây quấn Rô to •Thay Rô to

Nếu thực hiện kiểm tra các bước như trên sẽ biết được thiết bị hư hỏng ở đâu.

44
2. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý CỦA DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY CÓ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU
◉ Khi không khởi động với chế độ không tải

Hiện tượng Nguyên nhân Cách kiểm tra Giải pháp

Mạt giũa, bụi bám vào


Giật điện bộ phận công tắc, Tháo rời, rửa Thổi bằng máy nén khí
bộ phận động cơ

Kiểm tra bằng mắt


Sai cách nối phích cắm
hoặc kiểm tra bằng
hoặc dây điện
đồng hồ VOM

Cách điện giữa rô to và


Kiểm tra bằng mắt
dây quấn stato không
hoặc kiểm tra bằng
tốt, cách điện dây dẫn
đồng hồ VOM
điện không tốt

Không hoạt động Cúp điện Kiểm tra nguồn điện

Ngắt cầu chì hoặc Kiểm tra nguồn điện


cầu dao

Đứt bên trong Kiểm tra dẫn điện


Thay thế
dây điện bằng máy VOM

Tiếp xúc với Kiểm tra dẫn điện


Thay thế
công tắc không tốt bằng máy VOM

Tiếp xúc chổi than Kiểm tra dẫn điện Thay thế tùy vào
không tốt bằng máy VOM mức độ bào mòn

Đứt dây bên trong Kiểm tra dẫn điện bộ phận


động cơ dây quấn của rô to và stato Thay thế
bằng máy VOM

Cường độ dòng điện lớn,


phát ra âm thanh và đứt Nặng máy Tháo ra Mài, thay lưỡi
cầu chì

Mạt giũa, bụi bám vào Tháo ra

Đoản mạch dây quấn


Rô to Thay thế rô to

45
◉ Khi khởi động với chế độ không tải

Hiện tượng Nguyên nhân Cách kiểm tra Giải pháp

Dây phân phối Kiểm tra bằng mắt hay Bảo trì hoặc
Giật điện kiểm tra bằng đồng hồ
không tốt VOM thay thế

Cách điện động cơ


Thay thế động cơ
không tốt
Cách điện Kiểm tra bằng
Kiểm tra
công tắc không tốt đồng hồ VOM

Phát sinh Tháo ra, kiểm tra bằng mắt,


Tiếng ồn
bất thường cách vặn ốc không tốt

Phát sinh Lắp khít với nhau


tiếng ồn do nhông hoặc thay thế
Phát sinh Bánh răng cạp không khít
Thay thế
tiếng ồn do nhông với nhau hoặc bị mài mòn

Phát sinh do Tháo kiểm tra bạc đạn


kim loại
Thay thế
bạc đạn
!
Rô to cân bằng
Độ rung quá lớn Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng
kém
Thay thế nhông hoặc
Bào mòn đệm Tháo ra kiểm tra
bạn đạn
Phần đầu cắt bị dao !Cách vặn đầu kẹp Vặn chặt phần
động lớn không tốt đầu cắt

Đầu kẹp không tốt Kiểm tra bằng mắt Thay thế đầu kẹp

Trục quay không tốt Tháo ra kiểm tra Thay thế trục quay

Dây quấn rô to và
Quá nóng Điện Thay thế
stato bị đoản mạch
Dây quấn rô to Kiểm tra bằng máy
Thay thế
bị đứt VOM
!
Do dây nối tụt điện áp,
Quá tải kiểm tra bằng máy VOM Thay dây điện lớn

Máy Mài mòn do máy Lưỡi cắt bị mòn Mài hay thay lưỡi
!
Ốc Terminal loại Kiểm tra bằng mắt
Khởi động không được Chỉnh sửa bằng tay
nhỏ bị lỏng
Kiểm tra dẫn điện
Công tắc không tốt bằng máy VOM Thay thế
!
Kiểm tra bằng
Đứt dây quấn Rô to Thay thế
máy VOM
46
◉ Khi khởi động với chế độ không tải -2

Hiện tượng Nguyên nhân Cách kiểm tra Giải pháp

! Kiểm tra bằng mắt biến


Tiếp xúc chổi than dạng lò xo của chổi than,
Tia lửa điện do tình trạng dao động với Bảo trì hay thay thế
không tốt
chổi than giá đỡ chổi than

Bề mặt cổ góp
Kiểm tra bằng mắt Thay thế
không tốt

Khi dùng chổi than


mới Lắp khít với nhau

Mài mòn chổi than Kiểm tra bằng mắt Thay thế

Đứt dây, đoản mạch


dây quấn rôto Kiểm tra bằng mắt
hay kiểm tra bằng Thay thế
Đứt dây, đoản mạch máy VOM
dây quấn Stato

Kích thước
Vòng quay không tải lưỡi không
Lực yếu phù hợp Kiểm tra cân bằng lưỡi Sửa chữa hay thay thế
theo như quy định
nhưng thao tác khoan lỗ
hay cắt không được tốt
Kiểm tra dây điện bằng
Điện áp sử dụng thấp Thay dây điện lớn
máy VOM

Lưỡi mòn Kiểm tra bằng mắt Mài hay thay lưỡi

Lắp ráp nhông, bạc đạn Thay thế khi bảo trì
Số vòng quay nhỏ không khớp Tháo ra kiểm tra mài mòn

Sử dụng dây điện


Tụt điện áp Dây điện quá nhỏ và dài quy định

Đoản mạch, đứt dây


quấn rô to Thay thế Rô to

Đoản mạch, đứt dây


quấn Stato Thay thế stato

Số vòng quay quá lớn Điện áp cao Kiểm tra quy cách điện áp
bằng máy VOM

47
3. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI XỬ LÝ SỰ CỐ CHO BỘ SẠC VÀ PIN
Có cách kiểm tra pin bằng cách dùng máy kiểm tra

Hiện tượng Nguyên nhân Cách kiểm tra Giải pháp

Tháo ra và kiểm tra


Đứt dây điện Bảo trì thay thế
bằng máy VOM

Tháo ra, kiểm tra bằng Thay thế


Đứt dây máy biến áp
máy VOM

Hư cầu chì, tụ Tháo ra, kiểm tra bằng


Bộ sạc

Thay thế
chống sét mắt

Hư mạch sạc Tháo ra kiểm tra bằng Thay thế


mắt
Đầu lò xo tiếp xúc
Đèn hiển thị không sáng

Kiểm tra bằng mắt Dọn dẹp vật lạ, thay thế
không tốt
(chưa bắt đầu sạc)

Phần đầu tiếp xúc Dọn dẹp vật lạ, thay thế
Kiểm tra bằng mắt
không tốt
Hoạt động của bộ ổn nhiệt
! Khi pin nóng phải kiểm tra dẫn
Thay thế
Pin

!không tốt (khi nhiệt độ điện giữa đầu cực âm và đầu bộ


thấp không đóng) ổn nhiệt.

Gài vào bộ sạc


Kiểm tra bằng mắt Gài đúng vào vị trí
không đúng cách

Kiểm tra điện áp nguồn Không sử dụng máy


phát điện, máy tăng áp.
bằng máy test Chú ý: máy phát điện
Nguồn điện
Nguồn

không đúng kiểu biến tần có thể sử


dụng được.

Dùng dây nối ngắn và to

Hư mạch sạc Tháo ra kiểm tra


Thay thế
bằng mắt
Bộ sạc
dù sạc điện lâu nhưng hiển thị chưa sạc xong)

Đầu lò xo tiếp xúc


Dọn dẹp vật lạ, thay thế
(pin sạc đầy nhưng hiển thị chưa sạc xong,

Kiểm tra bằng mắt


Đèn hiển thị không đúng/ không hiển thị

không tốt

Phần đầu tiếp xúc Kiểm tra bằng mắt Dọn dẹp vật lạ, thay thế
không tốt
Hoạt động của bộ ổn Sau khi làm lạnh pin, kiểm tra
Pin

nhiệt không tốt (khi Thay thế


nhiệt độ cao không mở) dẫn điện đầu cực âm, đầu bộ ổn
nhiệt bằng máy VOM
Tuổi thọ Thay thế

Kiểm tra điện áp, Không sử dụng máy phát


Điện áp nguồn
nguồn điện bằng máy VOM ! máy tăng áp. Chú ý:
điện,
máy phát điện kiểu
Nguồn

không đúng biến tần có thể sử dụng

Dùng dây nối ngắn và to


48
4. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI XỬ LÝ SỰ CỐ CHO MÁY KHOAN ĐỘNG LỰC, MÁY ĐỤC

Hiện tượng Nguyên nhân Cách kiểm tra Giải pháp

Không xoay hay đang Do chổi than ① Lấy chổi than ra và Thay thế
xoay bị dừng lại tự ngắt tác động kiểm tra bằng mắt

Mài mòn nhông ② Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng

Búa đập ③ bị mòn


hay bị hư Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng

Mài mòn giới hạn


lực siết ④ Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng
(chỉ khoan đục)

Mài mòn vòng O ⑦


Không đập của pít tông ⑤ hay Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng
quả tạ ⑥

Hư quả tạ ⑥ Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng

Hư tay dên ⑧ hay Kiểm tra âm thanh


trục khuỷu⑨ chuyển động hay Thay thế phụ tùng
tháo ra kiểm tra

Có vật lạ bám trong Lấy vật lạ ra và rửa


Tháo ra kiểm tra
xi-lanh ⑩ xi-lanh

Lực đập yếu Điện áp thấp Kiểm tra điện áp Sử dụng dây điện
bằng đồng hồ VOM ngắn và to

Dây nối quá dài và Kiểm tra điện áp hay Thay thế dây điện
nhỏ độ lớn của dây nối đúng quy định

Mài mòn pít tông


⑤ hay quả tạ ⑥ Tháo ra kiểm tra Thay thế phụ tùng
hay vòng O ⑦

Tra quá nhiều dầu Làm cho phản lực Tra dầu vừa đủ
lớn

49
■ MỐI QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ CÁC PHỤ TÙNG VÀ NƠI KIỂM TRA CỦA MÁY KHOAN ĐỘNG LỰC, MÁY ĐỤC
◉ Máy khoan động lực (dùng để khoan búa/ đục)
Bạc đạn
Vòng đệm Bạc đạn đũa ⑤ Pít ⑧Tay
kiểu chữ X đũa ② Nhông tông dên Bạc đạn
⑩ Xi lanh đũa
⑦ Vòng cao su
Lỗ khí
hình chữ O

Công tắc

⑨ Trục khuỷu

⑥ Quả tạ ② Nhông
Trục gài ③ Búa đập Giới hạn
lực siết ④
“Máy khoan động lực” thực hiện Phốt chặn dầu

đồng thời cả khoan búa và đục, bắt Quạt


đầu khoan lỗ vào bê tông, nếu như Lò xo
thay đổi thành mũi khoan khác thì có Cuộn dây than
Dây điện
Stato
thể đục bê tông, hay đào đất. Rô to
Ở Makita có nhiều máy khoan động lực
có thể gắn các mũi có chuôi lục giác,
chuôi SDS-Plus, chuôi SDS-Max. Cổ góp Than tự ngắt ①
hay chổi than
(Hình mặt cắt là đuôi lục giác)

◉ Máy đục (dùng để đục)


Vòng cao su
hình chữ O Pít tông Bạc đạn
Vòng đệm kiểu chữ X Lỗ khí ⑦ Lỗ khí ⑤ đũa
Vòng cao su ⑧Tay
⑩Xy
lanh
hình chữ O dên ② Nhông

Phốt Công tắc


chặn
dầu

Trục gài ③ Búa đập ⑥ Quả tạ ⑨ Trục


khuỷu
Lỗ khí
Bạc đạn
đũa
“Máy đục” chỉ có chức năng đập, nên
thích hợp để đào đất, tạo rãnh, đục Quạt

bê tông, hay khối gạch. Dây điện


Cuộn dây
(Hình mặt cắt là chuôi lục giác) Stato
Rô to

50 Cổ góp Than tự ngắt ①


hay chổi than
5. KIỂM TRA SAU KHI SỬA CHỮA (NGOẠI TRỪ SẢN PHẨM CHẠY PIN)
(1) Kiểm tra điện trở cách điện
① Thiết bị đo lường …Máy đo điện trở cách điện (sử dụng máy đo trên 500 mega vôn)
② Cách kiểm tra…Khi công tắc của dụng cụ điện ở trạng thái ON, kẹp kẹp tiếp đất của máy đo điện trở
cách điện vào phía chấu cắm điện, nối dây của máy đo điện trở cách điện vào bộ phận kim loại, sau đó đo, gắn kẹp
tiếp đất vào phía chấu còn lại và thực hiện thao tác tương tự. Kẹp tiếp đất
③ Đánh giá…. …. Máy cách điện đơn đạt trên 10MΩ Dây

Máy cách điện kép đạt trên 10MΩ

(2) Kiểm tra dẫn điện tiếp đất Máy đo


điện trở
① Thiết bị đo lường…Đồng hồ đo VOM (kiểu cơ, kiểu kĩ thuật số) cách điện
② Cách kiểm tra…….Điều chỉnh thang đo của đồng hồ đo VOM thành đo điện trở, kết nối vào
chấu cắm tiếp đất của dây điện và bộ phận kim loại ở vỏ ngoài rồi đo.
③ Đánh giá………….Có dẫn điện
(3) Kiểm tra số vòng quay không tải
① Cách kiểm tra…Đo giá trị cường độ dòng điện không tải khi xoay bằng quy cách
POCKET TESTER
4300 COUNT

600V MAX 250V MAX


JAPAN

điện áp. OFF

Đồng hồ
② Đánh giá………Xoay không tải có giá trị dưới ½ giá trị quy cách cường độ dòng điện. đo VOM
(khi làm việc bỏ qua những máy đang trong trạng thái chịu tải.)

(4) Kiểm tra chức năng


① Mục kiểm tra
❶ Kiểm tra trạng thái làm việc của phanh , độ rung của máy, tiếng ồn của nhông.
❷ Kiểm tra trạng thái làm việc và trạng thái của thiết bị an toàn gắn kèm. (như nắp chụp an toàn,
nắp bảo vệ lưỡi, thiết bị phòng chống tiếp xúc máy cưa cầm tay).
② Cách kiểm tra
Kiểm tra bằng cảm tính mục ❶ khi xoay bằng quy cách điện áp.
Đối với mục ❷ kiểm tra bằng máy hay thao tác bằng tay.
③ Đánh giá
Đối với mục ❶, kiểm tra thấy không có bất thường đáng kể nào.
Về trạng thái làm việc của phanh sẽ dừng lại trong 10 giây.

(Tuy nhiên, về máy cưa cầm tay sẽ dừng trong khoảng 5 giây (cuốn hướng dẫn))
Đối với mục ❷, được gắn đúng vào vị trí quy định và tải êm.

(5) Các mục cần kiểm tra triệt để khi sửa chữa
① Không liên quan đến những phần cần sửa chữa nhưng nhất định phải kiểm tra bộ phận đầu dây
của công tắc và độ lỏng lẻo của vít tiếp đất. Ngoài ra, đối với máy cách điện đơn phải gắn chặt vít tiếp đất.
② Đối với máy cách điện đơn bị đứt dây kẹp tiếp đất của dây điện thì phải đổi thành phích cắm điện
kiểu tròn và gắn tiếp đất.
③ Trường hợp các máy được yêu cầu sửa đã được chỉnh sửa lại, phải xác nhận với nơi yêu cầu sửa chữa
để biết chỗ đã được chỉnh sửa và xác nhận có thể phục hồi được hay không. Tuy nhiên, về cơ bản, đối với các loại
máy có quy cách cấu tạo như máy mài, máy cắt, máy cưa, máy bào thì sẽ phục hồi.
51
SỬ DỤNG CHO MÁY VẶN VÍT DÙNG PIN
XPT LÀ ....
Tiến hành nghiên cứu kĩ thuật tốt hơn so với mạ, niêm phong,
tạo ra khả năng chống bụi, chống nước tốt nhất

Chống thấm nước ngay cả khi trời mưa bất ngờ


※ 1:Đây là hình ảnh minh họa ặc trưng sản phẩm. Không ược tiến hành thao tác trong hoàn cảnh như thế này.

Chống nước
▼Sơ ồ mặt cắt

Thành Thành

Thành Thành

Nước

A
Tấm đệm kín

B
A Bộ phận công tắc B Bo mạch iều khiển

Tấm đệm kín

52
CÔNG NGHỆ GIÚP BẢO VỆ PHỤ TÙNG, THÂN MÁY
KHỎI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHẮC NGHIỆT
Chú ý: Đây là hình ảnh minh họa.
Sản phẩm này được thiết kế nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước và bụi, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo
được việc máy không bị hỏng do bụi và nước.

Chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt


※ 2: Không khuyến khích sử dụng máy trong môi trường thế này

1 Chống bụi
Bụi, nước khó
xâm nhập
Tại cửa thoát gió có thiết kế
tường chắn, không dễ dàng để
nước và bụi xâm nhập vào

2
Thêm vào đó,
nước đã xâm
nhập vào sẽ được
bài xuất ra ngoài

3
Cho dù có xâm
nhập vào thì
cũng có lớp mạ
và tấm đệm kín
chắn lại
Chú ý: sản phẩm này được thiết kế để giảm ảnh hưởng của nước và bụi, tuy nhiên không đảm bảo rằng sẽ không bị hỏng do
nước và bụi.Chú ý: sản phẩm này được thiết kế để giảm ảnh hưởng của nước và bụi, tuy nhiên không đảm bảo rằng sẽ không bị
hỏng do nước và bụi.

53
“CÔNG NGHỆ AVT” LÀ....
Bộ phận hấp thụ rung động giúp độ rung
thấp, làm giảm thiểu sự mệt mỏi khi thao tác.
Vì vậy có thể làm việc trong thời gian dài.

※1 Đối với máy khoan động lực 40mm

ĐỘ RUNG CỰC KỲ THẤP


Hiện tại, tháng 7 năm 2017 công ty
chúng tôi đang nghiên cứu.

※1
Cấu tạo với 3 bộ phận giảm chấn tiên tiến đây là máy khoan búa với độ rung thấp nhất trên thế giới (HR4013C)

A
PASSIVE
CẤU TẠO HẠN CHẾ ĐỘ RUNG 2 TẦNG
Tay cầm chính và tay cầm bên hông được đặt tại vị trí

A
tách xa phần rung động với 4 lò xo giảm chấn hấp thụ rung động
Với 4 vòng đệm giảm chấn hấp thụ rung động “cấu tạo giảm chấn 2 tầng”
Độ rung truyền đến tay được giảm thiểu nhờ cấu tạo.
PROTECTION
TAY CẦM GIẢM CHẤN TỐI THIỂU
Vòng đệm
giảm chấn

Phần rung động

Vòng đệm giảm chấn

C B
A C T I V E
B BỘ PHẬN HẤP THỤ RUNG ĐỘNG CHỦ ĐỘNG
Nhờ vào lực đẩy của khí di chuyển ngược hướng với
piston, loại trừ hiệu quả rung động trước sau
PROTECTION
Piston Quả cân Piston Quả cân

Không khí

PASSIVE
C LÒ XO GIẢM CHẤN
Lò xo giảm chấn hấp thụ “phản lực của lực đập”.
Giảm thiểu độ rung truyền từ mũi khoan.
PROTECTION
Hấp thụ bằng lo xò giảm chấn

Phản lực của lực đập

54
ĐỘ ỒN THẤP SOFT IMPACT thế hệ tương lai!
Bộ xung dầu+ bộ cơ chế tạo lực đập bằng kim loại

75dB
(TS131D)
ĐỘ ỒN THẤP
(TS141D khoảng 77dB) Khoảng
※1
Hạn chế tiếng ồn do lực đập kim loại và tăng lực
siết nhờ vào bộ xung dầu
※1 Tùy vào vật liệu và iều kiện làm việc

Bộ xung dầu Bánh răng Động cơ không chổi than

“Liên tục”Có thể vặn liên tục!


Giảm ảnh hưởng từ nhiệt Phản lực nhỏ, ít rung
Siết thoải mái, trơn tru!
“Giảm kích thước để giảm bớt Vỏ xung dầu mỗi lần
ảnh hưởng từ nhiệt” Hút Hút Thải
2 tác động trên 1 nhịp đập
xoay 2 lần đập
Bộ xung dầu
Thải khí
① Thời gian mỗi lần đập ngắn
▶▶▶ Hạn chế phản lực
② Góc độ xoay mỗi 1 lần đập trong phạm vi rộng!
“Lượng phát nhiệt nhỏ”
Động cơ không chổi than Phần trong trụ chính Gờ của vỏ máy Vỏ và miếng đệm cao su
cùng xoay 1 lúc thì lưỡi sẽ
di chuyển ra phía ngoài
Dầu

Vỏ và trục chính phía trong
Làm lạnh hiệu quả làm dầu di chuyển và
Hút khí Hút khí
bộ xung dầu điều khiển bộ xung dầu

Cổng hút vào của máy hút không khí bên ngoài Phần nhô ra trong vỏ và
từ cửa hút không khí của máy, làm mát hiệu quả
bộ xung dầu và motor sau đó thải khí từ phần Chịu nhiệt Vỏ
lưỡi va chạm. Do dầu bị
nén nên phát sinh ra lực

tốt
sau của máy. siết cao
※Trường hợp nhiệt độ của máy tăng cao nếu cho xoay Miếng cao su
không tải thì có thể làm lạnh lại.
※Hình ảnh Lưỡi

55
Sử dụng cho máy cắt cỏ

Cấu tạo phòng chống


Cấu tạo phòng chống rung động là....
rung động "Bộ phận Mô tơ, Lốc máy" và "Tay cầm" được chia làm 2
phần, kết nối lại bằng vật liệu đệm, nhờ vậy rung động của
Rung động cực kì thấp phần lưỡi cắt và lốc máy không truyền trực tiếp tới tay, giúp
giảm chấn lớn, từ đó cắt cỏ êm.
Mang đến sự nhẹ nhàng cho khách hàng

Thiết kế chống rung động với


đệm cao su được bố trí tại 5 chỗ Rung động cực thấp
Máy cắt cỏ từ trước tới nay thì:
Cấu tạo phòng chống rung động

Rung động cực kì


Nguyên 1 Phản lực khi cắt cành
nhân chủ Xung đột giữa phần đầu của
2
yếu tạo sự lưỡi cắt và lốc máy
rung động 3 Chuyển động 2 chiều của lưỡi cắt

thấp Cấu tạo phòng chống


rung động
Rung động cực kì thấp
Rung động truyền tới
tay cầm GIẢM MẠNH

Toàn bộ thân máy rung động mạnh

o
dẻ
ề m
M
Phần tay cầm

Phần Mô tơ và phần đầu lưỡi cắt được tách biệt


với phần tay cầm, tại tiếp điểm đó thì sử dụng
đệm cao su (chất silicon) từ đó giúp giảm thiểu
※Hình ảnh minh họa
phần lớn rung động truyền tới tay cầm
Phần Mô tơ, phần đầu lưỡi cắt

56
ー MEMO ー

57
ー MEMO ー

58
ー MEMO ー

59
Thương hiệu Makita/Maktec đã được đăng ký bản quyền tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới
theo luật định quốc tế. Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép dưới mọi hình thức.

CÔNG TY TNHH MAKITA VIỆT NAM


Kho 06, Block 16, 18L1-2 Đường số 3, KCN VSIP II, Phường Hòa Phú,
Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại : 0274 3628 338 Fax : 0274 3628 339
Website : www.makita.com.vn / www.makitavn.com

CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MAKITA VN TẠI MIỀN BẮC


Kho 5, số 1, Đường số 6, KCN - ĐT - DV VSIP Bắc Ninh,
Xã Phù Chẩn, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại : 0222 3765 942 Fax : 0222 3765 941

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG


102 Triệu Nữ Vương, Phường Hải Châu 2, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0236 3525 079 – 0236 3525 179 Fax : 0236 3525 479

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CHI NHÁNH CẦN THƠ


226 Võ Văn Kiệt, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ
Điện thoại : 0292 3894 358 Fax : 0292 3894 359

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CHI NHÁNH BUÔN MA THUỘT


60 Y Jút, Phường Thống Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại : 0262 3554 556 Fax : 0262 3554 557

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CHI NHÁNH HẢI PHÒNG


Số 15, Phố Phạm Hồng Thái, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng
Điện thoại : 0225 8831 529

You might also like