You are on page 1of 23

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

J Ổ N G CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CỔNG TY NHIỆT ĐIỆN UỐNG BÍ
UôngBỈ, ngàyâỉftháng /¡Onãm 2018
SỐiẴ M ^/Q Đ -N Đ U B

QUYẼT ĐỊNH
v ề việc ban hành Quy định về quản lý chi tiêu nội bộ
áp dụng trong Công ty Nhiệt điện Uông Bí

GIÁM ĐỐC CÔNG TY NHIÊT ĐIÊN UÔNG BÍ


• •

Căn cứ Quyết định số 91/QĐ-EVNGENCOl ngày 14 tháng 4 năm 2016 của


Chủ tịch Tổng công ty Phát điện 1 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Công ty Nhiệt điện Uông Bí;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Tài chính và Kế toán Công ty,
QUYÊT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về Quản lý chi tiêu nội
bộ áp dụng trong Công ty Nhiệt điện Ưông Bí”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018.

Điều 3. Các Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, các Trưởng đơn vị thuộc Công
ty, các tố chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Đảng uỷ, Công đoàn Công ty
- Lưu: VT, TCKT

S ê 1/ầMs Síơ/yìẮ
4____a________ _______ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TONG CONG TY PHẠT ĐIẸN 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CỐNG TY NHIỆT ĐIÊN UÔNG BÍ — ■— ------- ------ ■ ------

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHI TIÊU NỘI BỘ


ÁP DỤNG TRONG CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ

(Ban hành kèm theo Quyết định S ổ^ ^ /Q Đ -N Đ U B


NgàyẬ^Ỷ thảngẢ^nãm 2018 của Công ty N hiệt điện Uông Bỉ)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.


1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về quản lý chi tiêu nội bộ tại Công ty Nhiệt điện Uông

2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với Lãnh đạo Công ty, các đơn vị và Cán bộ công
nhân viên thuộc Công ty Nhiệt điện Ưông Bí
Điều 2. Định nghĩa và các chữ viết tắt
Các từ ngữ trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Cồng ty Nhiệt điện Uông Bỉ là Đơn vị hạch toản phụ thuộc Tổng công ty
Phát điện 1, được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-EVNGENCOl ngày
07 tháng 03 năm 2016 của Tổng công ty Phát điệnl.
2. EVNGENCOl: Tổng công ty Phát điện 1
3. Văn phòng: Văn phòng Công ty Nhiệt điện Uông Bí
4. CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
5. Đơn vị: gồm Văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phân xưởng sản
xuất trong Công ty Nhiệt điện Uông Bí
6. Công ty: Công ty Nhiệt điện Uông Bí
7. Phòng TCKT: Phòng Tài chính và Ke toán
8. Phòng KHVT: phòng Kế hoạch và Vật tư
9. Phòng TC&NS: Phòng Tổ chức và Nhân sự
10. BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ lần lượt là: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Bảo hiếm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn.
11. TSCĐ: Tài sản cố định.
12. SXKD: Sản xuất kinh doanh

1
Điều 3: Nguyên tắc và nội dung các khoản chi.
1. Nguyên tắc chung của các khoản chi:
- Các khoản chi của Công ty Nhiệt điện Uông Bí phải quán triệt nguyên tắc tối
ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh, tuân thủ đúng các quy định và phân cấp quản lý
hiện hành.
- Các khoản chi trong năm đều phải căn cứ kế hoạch chi phí được Tổng công ty
phê duyệt hàng năm, trường họp phát sinh đột xuất phải báo cáo, giải trình được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Các khoản chi được thực hiện phải đảm bảo về hồ sơ chứng từ, hóa đơn họp
lý, họp lệ; Hạch toán đầy đủ kịp thời theo quy định.
2. Nội dung các khoản chi.
- Chi mua sắm mới tài sản cố định, đầu tư nâng cấp tài sản; Mua sắm công cụ,
dụng cụ.
- Chi lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trả thay lương, chi ăn giữa ca, chi
quỹ khen thưởng, phúc lợi cho CBCNV Công ty.
- Chi sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, mua phụ tùng thay thế xe ô tô, thiết
bị văn phòng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí tiền điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn
thông (cước sử dụng điện thoại, cước phí gửi bưu phẩm, công văn, phí chuyển phát
nhanh, dịch vụ đường truyền internet..); Chi phí mua xăng dầu, phí chuyển tiền, phí
quản lý tài khoản, phí bảo hiểm xe ô tô, phí bảo dưỡng đăng kiểm xe ô tô, phí đường
bộ...
- Chi phí các Họp đồng dịch vụ khác: Duy trì hoạt động của các phần mềm ERP,
KPI, E-OFFICE..., phần mềm diệt virut, chi phí tư vấn luật, chi phí vận hành trang
web điện tử của Công ty, chi phí thuê xe ...
- Các chi phí khác: Chi mua văn phòng phẩm, chi phí y tế (chi khám sức khoẻ
định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chi mua trang thiết bị, dụng cụ y tế...), chi phí
quảng cáo tuyên truyền, chi đặt báo, chi công tác phí, tàu xe đi công tác, chi phí hội
nghị, chi phí các lớp tập huấn, chi phí đào tạo, chi tiếp khách, chi phòng chống cháy
nổ, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tập huấn dân quân tự vệ, quốc phòng
an ninh; chỉ cho cống tác An toàn vệ sinh lao động, chi thuê chuyên gia tư vẩn, và các
khoản chi phí bằng tiền khác theo quy định của pháp luật.
- Chi tạm ứng cho CBCNV.
- Chi phí trang bị quần áo đồng phục văn phòng; Trang phục bảo hộ lao động
cho CBCNV theo quy định.
- Chi phí trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí thuế, phí và lệ phí, tiền thuế nhà đất
- Chi phí liên quan đến các hoạt động lưu trữ; công tác kiểm kê tài sản và nguồn

2
v ố n th e o đ ịn h k ỳ.
- Chi phí nghỉ điều dưỡng, phục hồi chức năng hàng năm của CBCNV theo quy
định của EVN va EVNGENCO1

CHƯƠNG II
LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Điều 4. Lập kế hoạch tài chính của Công ty Nhiệt điện Uông Bí:
1. Nội dung kế hoạch tài chính:
Nội dung của kế hoạch tài chính gồm 2 phần:
a. Kế hoạch mua sắm TSCĐ, đầu tư nâng cấp tài sản; mua sắm công cụ, dụng
cụ.
b. Ke hoạch chi phí:
Ke hoạch chi phí phải thể hiện đầy đủ các yếu tố chi phí như tiền lương,
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn, sửa chữa thường
xuyên và các khoản chi phí khác đã nêu tại Khoản 2 Điều 3.
2. Thòi gian lập kế hoạch:
Phòng KETVT chủ trì, Phòng TCKT và các đơn vị liên quan phối hợp hoàn thiện
công tác lập kế hoạch tài chính cho Công ty trình EVNGENCOl phê duyệt theo quy
định về công tác xây dựng kế hoạch trong EVNGENCOl.
3. Phân công công tác lập kế hoạch tài chính:
a. Chủ trì lập kế hoạch tài chính: Phòng KHVT.
b. Khi nhận được yêu cầu của Phòng KHVT, các đơn vị có nhu cầu mua sắm tài
sản, công cụ, văn phòng phẩm...phục vụ cho công việc phải đăng ký với Phòng
KHVT để làm cơ sở lập kế hoạch.
c. Phân công công việc cho một số đơn vị như sau:
- Phòng KHVT lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa TSCĐ và chủ trì tổng họp kế
hoạch.
- Văn phòng lập kế hoạch văn phòng phẩm, tiếp khách, tổ chức hội nghị, xăng
dầu, chi phí quảng cáo, tuyên truyền, chi phí biên soạn, in ấn phát hành các ấn phẩm;
chi phí liên quan đên các hoạt động lưu trữ, Lập kê hoạch chi phí tập huấn dân quân
tự vệ, quốc phòng an ninh, chi phí y tế, quan trắc môi trường lao động, bồi dưỡng
hiện vật và các chi phí khác theo sự phân công trực tiếp của Lãnh đạo Công ty.
- Phòng TC&NS lập kế hoạch tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền
ăn giữa ca, tiền thưởng an toàn điện (nếu có), kế hoạch chi phí đào tạo của Công ty;
Chi phí bảo hộ lao động, trang phục văn phòng; Chi phí nghỉ điều dưỡng cho
CBCNV; Lập kế hoạch chi phí thuê tư vấn luật; Chi mua bảo hiểm trách nhiệm dân
sự, bảo hiểm thiệt hại vật chất cho các xe ô tô của Công ty.
- Phòng TCKT lập kế hoạch khấu hao TSCĐ; Chi phí lãi vay, Chênh lệch tỷ
giá; Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính và cùng Phòng KHVT thực hiện tổng họp kế
hoạch;

3
- Các đơn vị có liên quan: Lập kế hoạch các khoản chi phí được Công ty giao
nhiệm vụ theo dõi thực hiện Hợp đồng liên quan đến chi phí hạch toán tại Công ty.
- Trước khi trình Lãnh đạo EVNGENCOl, nếu thấy cần thiết thi Phòng KHVT
chủ trì tổ chức họp với các đơn vị liên quan để rà soát cân đối các khoản chi phí.

CHƯƠNG III
QUY ĐỊNH VÊ CÁC KHOẢN CHI c ụ THẺ

Điều 5. Quy định chung về việc chi mua sắm


1. Cơ sở để tiến hành mua sắm:
a. Nhu cầu mua sắm của các đơn vị Công ty.
b. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được Lãnh đạo EVNGENCOl/ Lãnh đạo Công
ty phê duyệt.
2. Bộ phận chủ trì mua sắm.
Phòng KHVT/ Văn phòng chủ trì việc mua sắm cho Công ty theo chức năng
nhiệm vụ hoặc theo chỉ đạo của Giám đốc bằng văn bản; Danh mục theo chức năng
và nhiệm vụ của Văn phòng gồm: Văn phòng phẩm, Bồi dưỡng hiện vật, Trang bị
dụng cụ y tế, CCDC văn phòng (bàn ghế, máy vi tính....), phần mềm dùng chung.
Phòng KHVT phối hợp với Phòng TCKT để xác định nguồn vốn mua sắm trình
EVNGENCOl phê duyệt kế hoạch vốn.
3. Nguyên tắc mua sắm.
Việc mua sắm phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật,
của EVN và của EVNGENCOl. Phòng KHVT/Văn phòng chủ trì, kết họp các
Phòng chức năng liên quan cùng tham gia quá trình lựa chọn Nhà thầu theo quy
định.
Điều 6. Quy định thủ tục mua sắm
1. Mua sắm trang thiết bị tin học, điện thoại, công cụ dụng cụ:
Việc mua sắm các thiết bị tin học, điện thoại được thực hiện theo quy trình như
sau: các Đơn vị có nhu cầu làm văn bản đề nghị có phê duyệt của Lãnh đạo Công ty
gửi Văn phòng. Văn phòng sẽ tiến hành tập họp nhu cầu trang bị theo đúng đối tượng,
thực hiện các thủ tục mua sắm theo đúng các quy định về công tác đấu thầu và trực
tiếp bàn giao tài sản cho Đơn vị (hoặc cá nhân) được trang bị, đồng thời gửi toàn bộ
hồ sơ về phòng TCKT để làm thủ tục thanh toán. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm
về tính pháp lý của hoạt động mua sắm đó.
2. Mua sắm văn phòng phẩm:
- Văn phòng phối họp với các phòng chức năng tổ chức mua sắm theo Quy chế
về công tác đấu thầu sử dụng chi phí SXKD trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam. Hàng tháng, trên cơ sở kế hoạch đã đăng ký và nhu cầu thực tế, các Đơn vị đề
nghị Văn phòng cấp số lượng cụ thể, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Riêng bộ phận phô
tô tài liệu cho Công ty, Văn phòng trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, khai thác vận

4
hành, cập nhật, đối chiếu sổ sách, làm thủ tục thanh quyết toán toàn bộ số lượng giấy,
các vật tư thiết bị thay thế (mực, văn phòng phẩm...) và có biện pháp quản lý sử dụng
hiệu quả, tiết kiệm.
Điều 7. Chi tiền lương, lương làm thêm giờ, BHXH, tiền ăn giữa ca
1. Chi tiền lương
a. Thanh toán lương hàng tháng: Tiền lương của CBCNV Công ty được thực
hiện theo Quy ché phân phối tiền lương đối với CBCNV trong Công ty; hàng tháng
lương được trả cho CBCNV thành 2 kỳ theo quy định.
b. Mức dự phòng lương chưa chi của năm trước liền kề đến thời hạn nộp hồ sơ
quyết toán thuế không được vượt quá 17% quỹ lương thực hiện.
- Quỹ tiền lương thực hiện: Là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm
quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao
gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán
thuế).
c. Hình thức thanh toán và xác nhận thanh toán tiền lương: Công ty thanh toán
lương cho CBCNV qua hệ thống Ngân hàng (thanh toán qua thẻ tín dụng ATM) hoặc
hình thức khác theo thoả thuận giữa các bên.
d. Thanh toán lương cho CBCNV chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc nghỉ theo chế độ: thực hiện theo quy định của Pháp Luật lao động hiện
hành và Quy chế phân phối tiền lương đối với CBCNV trong Công ty. Cá nhân
chuyển công tác, chấm dứt họp đồng lao động, hoặc nghỉ theo chế độ BHXH phải
được Lãnh đạo đơn vị xác nhận đã bàn giao xong công việc và tài sản đang quản lý,
thanh toán xong các khoản công nợ có liên quan, sau đó gửi về Phòng TCKT 01 bản
để làm giấy thôi trả lương (đối với trường họp chuyển công tác hoặc chấm dứt họp
đồng lao động), gửi Văn phòng 01 bản để theo dõi tài sản.
e. Lương làm thêm giờ được chi trả theo Quy chế phân phối tiền lương đối với
CBCNV trong Công ty Nhiệt điện Uông Bí;
f. Quyết toán tiền lương: Trên cơ sở quỹ tiền lương năm thực hiện của Công ty
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Phòng TC&NS chủ trì cùng với Phòng TCKT
kiểm tra số tiền lương đã chi, trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt thanh toán số lương
còn lại. Tiền lương quyết toán của CBCNV năm trước liền kề được Công ty thực hiện
chi trả cho CBCNV trong thời gian chậm nhất là ngày 30/6 năm hiện tại.
g. Chi BHXH trả thay lương: Đối với các trường họp CBCNV bị ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, được chi từ lương
BHXH. Hàng tháng, CBCNV Công ty được nghỉ chế độ BHXH phải nộp các giấy tờ
liên quan về Phòng TC&NS để làm thủ tục thanh toán; Định kỳ tháng, quý, Phòng
TCKT chịu trách nhiệm quyết toán sổ tiền đã chi với Cơ quan BHXH.
2. Chi tiền ăn giữa ca:
Phòng TC&NS có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào chứng từ chi trả tiền ăn
giữa ca của các đơn vị trình ký Lãnh đạo Công ty phê duyệt Quyết định chi tiền ăn
giữa ca và chuyển toàn bộ chứng từ về Phòng TCKT để thực hiện thủ tục thanh toán

5
th e o c h ế đ ộ h iệ n h à n h .

Điều 8. Chi sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
1. Chi sửa chữa lớn:
Thực hiện theo Quy chế sửa chữa lớn tài sản cố định của EVNGENCOl, Quy
chế về quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam,
Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí SXKD trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam.
2. Chi sửa chữa thường xuyên:
Thực hiện theo Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí SXKD trong Tập
đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Điều 9. Các khoản công tác phí
1. Chi tiền công tác phí trong nước:
Việc chi thanh toán công tác phí phải tuân thủ theo chế độ công tác phí do Bộ
Tài chính quy định. Cụ thể những nội dung cơ bản như sau:
a. Phụ cấp lưu trú:
- Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người được cử đi công tác được tính từ ngày
bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về Công ty là 200.000
đồng/ngày/người.
- Đối với trường hợp người được cử đi công tác các tỉnh, ngoài thành phố Uông
Bí (đi và về trong ngày): Người đi công tác được thanh toán tiền phụ cấp lưu trú
100.000 đồng/ngày/người.
- Đối với trường họp người được cử đi công tác trong địa bàn Thành phố Uông
Bí: Người đi công tác không được thanh toán tiền phụ cấp lưu trú.
b. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
- Cán bộ thuộc đối tượng là Lãnh đạo Công ty, đi công tác tại địa phương không
bố trí được nơi nghỉ phải tự túc, thì được thanh toán theo hoá đơn thực tế:
+ Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội,
thành phố Hải Phòng, thành phố cầ n Thơ, thành phố Đà Nang; thành phố là đô thị
loại I thuộc tỉnh được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000
đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 1 người/phòng;
+ Đi công tác tại các địa phương khác còn lại được thanh toán mức giá thuê
phòng ngủ tối đa là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 1 người/phòng.
- CBCNV của Công ty (thuộc các đối tượng còn lại) được Lãnh đạo Công ty cử
đi công tác tại địa phương không bố trí được nơi nghỉ phải tự túc, thì được thanh toán
theo hoá đơn thực tế:
+ Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội,
thành phố Hải Phòng, thành phố cầ n Thơ, thành phố Đà Nằng; thành phố là đô thị
loại I thuộc tỉnh được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000
đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;

6
+ Đi công tác tại các địa phương khác còn lại được thanh toán mức giá thuê
phòng ngủ tối đa là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
+ Trường họp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ
người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng
tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo
tiêu chuẩn 2 người/phòng);
c. Thanh toán tiền phương tiện đi công tác:
- Tiền thuê phương tiện đến sân bay và từ sân bay đến nơi nghỉ hoặc nơi học
tập, công tác.
Người được cử đi công tác bằng phương tiện máy bay, nếu Văn phòng không
bố trí được xe đưa đón, thì Người được cử đi công tác sẽ được thanh toán số tiền đi
đến sân bay và số tiền đi từ sân bay về theo giá trị ghi trên vé, hóa đơn hoặc biên lai
thu tiền thanh toán (Biên lai thanh toán chỉ áp dụng cho trường họp tổng số tiền từ
200.000 đồng trở xuống) kèm với giấy đi đường.
- Vé mảy bay:
+ Văn phòng chịu trách nhiệm mua vé máy bay (trong nước và ngoài nước) cho
CBCNV của Công ty đi công tác trên cơ sở Quyết định cử đi công tác, thông báo của
Công ty hoặc đề nghị của các đơn vị được Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
+ Tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác cho CBCNV của Công ty được thực
hiện như sau:
*/ Hạng ghế thường (hạng ghế phổ thông và tương đương).
*/ Trong trường họp CBCNV có lịch công tác đột xuất, tại ngày đặt vé mà hết vé
máy bay hạng ghế thường thì được chuyển sang vé phổ thông linh hoạt và tương
đương.
2. Chi tiền công tác phí ngoài nước:
a. Tiền phòng nghỉ:
- Đối với Lãnh đạo Công ty và các chức danh tương đương hoặc khách mời cao
cấp được thuê một người một phòng điều kiện ở lịch sự an toàn.
- Đối với CBCNV còn lại được thuê 2 người/phòng loại trung bình. Trường họp
đi công tác một mình, đoàn công tác có lẻ người, khác giới phải thuê phòng riêng thì
được thuê 1 ngườỉ/phòng đơn loại trung bình.
b. Các khoản tiền khác như: chi phí vận chuyển, ăn, tiền tiêu vặt, lệ phí visa, lệ
phí sân bay...thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Chửng từ thanh toán:
Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền công tác gồm: giấy đi đường có đóng dấu
của cơ quan cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ
quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú); hoá đơn
họp pháp; Vé ô tô hoặc hóa đơn, biên lai thu tiền Taxi (nếu phải đi xe ngoài), vé máy
bay điện tử (hoặc cuống vé), thẻ lên máy bay; Đối với đi công tác nước ngoài cần có
quyết định cử đi công tác hoặc thư mời của đối tác, hộ chiếu phôtô (có đóng dấu xuất

7
nhập cảnh).
Trường họp mất thẻ lên máy bay, cuống vé điện tử thì phải có xác nhận của
lãnh đạo Công ty hoặc giấy đi đường (bản photo) của người đi công tác có dấu xác
nhận của nơi đến công tác (áp dụng khi thanh toán chi phí đi lại theo thực tế trong
nước).
4. Tạm ứng tiền công tác phí:
Tất cả CBCNV được Công ty cử đi công tác đều được tạm ứng chi phí công
tác, thủ tục tạm ứng phải được Lãnh đạo Công ty duyệt và thực hiện thanh toán tiền
tạm ứng theo quy định tại mục 8 Điều 10.
5. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn đã được hưởng chế độ
đối với cán bộ đi học;
- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại cơ quan khác
theo quyết định của Lãnh đạo Công ty.
Điều 10. Các khoản chi khác
1. Chi phí tiền điện, nước và điện thoại:
a. Hàng tháng, khi nhận được hoá đơn tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại
phát sinh tại Công ty, Văn phòng tiến hành kiểm tra, đối chiếu, vào sổ theo dõi, làm
giấy đề nghị thanh toán trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt. Sau đó chuyển toàn bộ hồ
sơ chứng từ đến Phòng TCKT để làm thủ tục thanh toán.
b. Cước phí điện thoại di động, điện thoại cố định, internet tại nhà riêng của
Giám đốc, phó Giám đốc và chức danh tương đương; Thuê bao chữ ký số của Lãnh
Công ty, Chánh, phó Chảnh Văn phòng, Trưởng, Phỏ các đơn vị và các đối tượng
được trang bị điện thoại nghiệp vụ được thanh toán theo hoá đơn thanh toán thực tế
và định mức đã được phê duyệt.
Trường họp vượt định mức, cá nhân phải nộp tiền bổ sung phần chênh lệch
tăng, nếu dưới định mức thì không được thanh toán bổ sung. Hàng quý, Văn phòng
tiến hành kiếm tra đối chiếu với định mức tiền cước phí điện thoại của các đối tượng
được trang bị điện thoại nghiệp vụ, lập bảng kê danh sách tiền cước phí điện thoại
vượt định mức, chuyển về Phòng TCKT làm thủ tục thu tiền (hoặc trừ vào lương
trước khi chuyển lương vào thẻ ATM nhưng không vượt quá 30% tiền lương tháng);
c. Đối với các đối tượng được hưởng phụ cấp điện thoại, Văn phòng căn cứ quy
định trình Lãnh đạo Công ty duyệt và chuyển chứng từ liên quan để Phòng TCKT
thực hiện thanh toán.
2. Chi phí cho quảng cáo tuyên truyền, đặt báo:
a. Chi phí cho quảng cáo tuyên truyền:
- Tất cả các loại quảng cáo trên báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh phải
thiết thực, gắn với lợi ích của Công ty. Việc quảng cáo, tuyên truyền do Văn phòng

8
làm đầu mối trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt chủ trương, ký họp đồng và theo dõi
việc thực hiện họp đồng, thanh lý họp đồng.
- Hồ sơ thanh toán gồm: Tờ trình Lãnh đạo Công ty, Họp đồng, thanh lý họp
đồng, hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, văn bản đề nghị thanh toán.
b. Chi phí đặt báo:
Công ty thực hiện chủ trương hạn chế việc mua nhiều loại báo, ấn phẩm và chỉ
thanh toán tiền mua những loại báo, ấn phẩm sau:
- Các loại báo, ấn phẩm bắt buộc phải mua;
- Các loại báo, ấn phẩm phục vụ theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty;
- Các loại báo, ấn phẩm chuyên ngành có giá trị thiết thực phục vụ cho hoạt
động SXKD của Công ty;
3. Chi phí phục vụ công tác y tế:
a. Chi mua thuốc chữa bệnh:
- Căn cứ vào kế hoạch chi phí điều trị các bệnh thông thường và bệnh mãn tính
được duyệt, Văn phòng Công ty tham mưu công tác tổ chức lựa chọn nhà cung cấp
thuốc làm cơ sở cho việc mua thuốc các lần tiếp theo trong thời hạn tối đa 12 tháng.
- Hàng tháng, Văn phòng Công ty lập báo cáo quyết toán sử dụng thuốc trong
tháng, bao gồm: số thuốc tồn đầu tháng, nhập, xuất sử dụng, tồn cuối tháng, Lãnh
đạo Văn phòng kiểm tra ký duyệt, gửi về Phòng TCKT để kiểm ừa theo dõi, thanh
toán và làm cơ sở cho việc dự trù mua thuốc tháng sau.
b. Chi điều dưỡng, phục hồi chức năng.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được EVNGENCOl giao, Phòng TC&NS chủ trì
trong việc bố trí cho CBCNV đi nghỉ điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quyết
định.
- Thủ tục thanh toán: Quyết định giao chỉ tiêu điều dưỡng, danh sách CBCNV đi
nghỉ điều dưỡng, họp đồng, thanh lý họp đồng, hóa đơn theo quy định Bộ Tài chính.
4. Chi phí hội nghị, các lớp tập huấn
a. Nội dung chi:
- Tiền thuê hội trường (nếu phải thuê);
- Tiền in, đóng tài liệu phục vụ hội nghị (nểu phải thuê ngoài)
- Tiền ăn cho các đại biểu, báo cáo viên;
- Tiền thuê chỗ nghỉ (nếu có);
- Tiền thuê xe đưa đón đại biểu (nếu có);
- Tiền chi bồi dưỡng báo cáo viên;
- Tiền chi khác: nước uống, hoa quả...;
b. Trình tự, thủ tục thanh toán tiền hội nghị và các lóp tập huấn:
- Trình tự: Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được
Lãnh đạo Công ty giao nhiệm vụ tổ chức hội nghị, mở lớp tập huấn, Văn phòng chịu

9
trách nhiệm làm đầu mối phối họp cùng Phòng chức năng trình Lãnh đạo Công ty
chủ trương, thành phân tham dự và lập dự toán chi phí; thực hiện và thanh quyết
toán.
Trường họp Lãnh đạo Công ty giao trực tiếp cho Phòng chức năng làm đầu mối,
Phòng chức năng chịu trách nhiệm làm đầu mối phối họp cùng Văn phòng trình
Lãnh đạo Công ty chủ trương, thành phần tham dự và lập dự toán chi phí; thực hiện
và thanh quyết toán.
- Căn cứ dự toán được duyệt, Văn phòng (hoặc Phòng chủ trì) làm thủ tục đề
nghị tạm ứng tiền.
- Thủ tục thanh toán: Văn bản trình Lãnh đạo Công ty về chủ trương, thành
phần tham dự, dự toán chi phí được duyệt, bản quyết toán chi phí (theo thực tế nhưng
không vượt dự toán) các chứng từ kèm theo, tất cả các khoản chi đều phải có chứng
từ họp lý, họp lệ, việc mua sắm phải có hóa đơn theo quy định Bộ Tài chính, chi tiền
bồi dưỡng hoặc tiền ăn trưa tự túc phải có danh sách và chữ ký người nhận. Trong
trường họp khoản cần thiết phải chi mà không có trong dự toán hoặc vượt dự toán,
Văn phòng (hoặc Phòng chủ trì) làm tờ trình trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt trước
khi thực hiện.
5. Chi tiếp khách
a. Tại cơ quan:
- Văn phòng có nhiệm vụ phục vụ nước uống cho tất cả các cuộc họp tại Công
ty. Trong trường họp cần tiếp khách có hoa quả bánh k ẹo .. .Đơn vị chủ trì phải có tờ
trình trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt chuyển Văn phòng thực hiện.
b. Tiếp khách ngoài cơ quan (ăn trưa hoặc tối):
Việc tiếp khách ngoài Công ty phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Công ty trước
khi thực hiện. Văn phòng hoặc các Đơn vị được giao chủ trì tổ chức tiếp và thanh
toán tiền tiếp khách.
6. Chỉ phí xăng dầu:
a. Văn phòng chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định quản lý điều hành xe ô
tô của Công ty, quản lý chi phí xăng dầu, chi theo đúng định mức và số km thực tế
được điều đi công tác;
b. Hàng tháng, Văn phòng thực hiện chốt số công tơ mét cho từng xe theo quy
định tại Phụ lục 3. Văn phòng phải thực hiện thanh quyết toán chi phí xăng dầu bằng
hóa đơn, chứng từ họp lệ và chuyển Phòng TCKT làm thủ tục thanh toán.
7. Các khoản chi tạm ứng;
Chi tạm ứng: Chỉ giải quyết chi tạm ứng khi đã có nội dung công việc được giao
trên cơ sở dự toán hoặc tổng chi phí đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt (bao gồm
cả tạm ứng chi phí đi công tác).
Chỉ tạm ứng tiền khi đã quyết toán các khoản đã tạm ứng đợt trước trừ trường
hợp chưa đến hạn thanh toán.
Riêng các khoản tạm ứng phục vụ cho việc tổ chức hội nghị, sự kiện, lễ kỷ

10
niệm....có tính chất đặc thù, khi trình nội dung tạm ứng Văn phòng Công ty đề xuất
cụ thể thời gian thanh toán tạm ứng báo cáo Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
Tháng 12 dương lịch hàng năm, các khoản tạm ứng trong năm phải được rà soát,
hoàn thiện thủ tục thanh toán chậm nhất là ngày 31/12.
8. Chi phí bằng tiền khác:
Ngoài các chi phí trên, còn các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh. Phòng
TCKT kiểm tra thủ tục, chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành.
Điều 11. Chi quỹ khen thưởng, phúc lợi của Công ty.
Thực hiện chi theo quy định tại Quy chế quản lý, phân phối và sử dụng các quỹ
của Công ty.

CHƯƠNG IV
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSCĐ, CCDC VĂN PHÒNG

Điều 12. Công tác quản lý tài sản là TSCĐ, CCDC văn phòng.
1. Các Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản: máy tính để bàn, máy
tính xách tay, máy in, tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, điện thoại ... đã được trang bị
chung cho Đơn vị và từng cá nhân trong Đơn vị.
2. Văn phòng và Phòng TCKT phải mở sổ theo dõi từng tài sản, công cụ, dụng
cụ ... của từng Phòng, các phân xưởng và toàn bộ tài sản của Công ty theo chế độ kế
toán hiện hành;
3. Đối với trường họp tài sản, công cụ, dụng cụ, bị mất mát, hư hỏng... đơn vị
sử dụng tài sản phải báo Văn phòng để phối họp các Phòng chức năng kiểm tra xác
định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý;
4. Trường họp tài sản Công ty trang bị cho các đơn vị, nhưng không cỏ nhu cầu
sử dụng, các đơn vị thông báo cho Văn phòng để làm thủ tục điều chuyển cho đơn vị
khác nếu có nhu cầu; các đơn vị không được tự ý di chuyển .
5. Công tác kiểm kê định kỳ: Phòng TCKT chủ trì phối họp cùng Văn Phòng,
các đơn vị có liên quan để kiểm kê định kỳ theo quy định.
Điều 13. Công tác thanh xử lý tài sản.
Thực hiện theo Quy chế quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam.

CHƯƠNG V
TRÌNH T ự THANH QUYẾT TOÁN VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Điều 14. Trình tự phê duyệt và thanh quyết toán
1. Tất cả các khoản chi (bao gồm cả khoản chi tạm ứng) đều phải có giấy đề
nghị được Giám đốc duyệt.
2. Hồ sơ chứng từ tạm ứng, thanh quyết toán phải được chuyển đến Phòng
TCKT để kiểm tra thanh toán. Phòng TCKT có quyền từ chối thanh toán nếu các

11
khoản chi không đúng theo quy định;
3. Các khoản tạm ứng người nhận tạm ứng phải có trách nhiệm thanh toán đầy
đủ, đúng hạn. Đến kỳ hạn thanh toán, người nhận tạm ứng không thanh toán, Phòng
TCKT được quyền thông báo trước 30 ngày sẽ khấu trừ vào lương tháng liền kề
nhưng không quá 30% tiền lương hàng tháng;
4. Sau khi kiểm tra hồ sơ, chứng từ, xác định số phải thu, phải chi, kế toán
thanh toán lập phiếu thu, phiếu chi trĩnh Tưởng phòng TCKT, Giám đốc ký, chuyển
thủ quỹ thu, chi tiền. Người nhận tiền là người ghi trên phiếu chi, trường hợp người
nhận tiền không đến lĩnh tiền trực tiếp được, thì phải có giấy ủy quyền;
5. Thời hạn quy định cho các khoản thanh toán là không quá 07 ngày làm việc
kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. Trường họp cấp
bách sẽ được xem xét giải quyết cụ thể.
Điều 15. Công tác hạch toán kế toán
1. Phòng TCKT chịu trách nhiệm mở sổ sách kế toán và hạch toán các nghiệp
vụ phát sinh tại Công ty tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, EVN
ban hành và quy định, hướng dẫn của EVNGENCOl và của Công ty.
2. Cuối năm, vào thời điểm lập báo cáo tài chính, Phòng TCKT thực hiện phân
tích tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính và chi phí quản lý so sánh giữa
thực hiện với kế hoạch tài chính, đánh giá phân tích nguyên nhân tăng (giảm) chi
phí, để tham mưu trình Lãnh đạo Công ty tăng cường biện pháp quản lý hiệu quả
hơn.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC TH ựC HIỆN
Điều 16. Tổ chức thưc hiên:
• •

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định.
2. Các Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, các Trưởng đơn vị trong Công ty,
CBCNV trong Công ty Nhiệt điện Uông Bí và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có những vướng mắc, Văn
phòng, các Phòng, các phân xưởng, các tổ chức, cả nhân có ỉỉên quan kịp thời báo
cáo bằng văn bản về Công ty (qua Phòng TCKT) và đề xuất nội dung để sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.

Hanh

12
PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU MẪU (GÔM 6 BIỂU MẪU)
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Mầu số: 01
Đơn y ị: .............................. (Ban hành theo QĐ Số^ắfệ../QĐ-
NĐUB ngàylfthảngionăm 2018)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG


N gày.... thảng...... n ă m ......

Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty

Tên tôi là:.....................................................................................................................


Đơn v ị: ............................................................................... ....................................
Đe nghị cho tạm ứng số tiền:......................................................................................
(Viết bằng chữ)............................................................................................................
Lý do tạm ứng:.............................................................................................................
Thời hạn thanh toán:....................................................................................................

Giám đốc TP Tài chính Phụ trách đơn vị Người đề nghị


(Kỷ, họ tên) và kế toán (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên)
(Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục
lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị. Giấy đề nghị tạm
ứng do người đề nghị tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi Ông Giám đốc Công ty
- Người đề nghị tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị và số tiền đề nghị được tạm
ứng (Viết bằng số và bằng chữ).
- Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí,
mua văn phòng phẩm, tiếp khách...
- Thời hạn thanh toán: Ghi rõ thời gian hoàn lại số tiền đã tạm ứng.
3. Quy trình
Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho Trưởng phòng TCKT xem xét và ghi ý
kiến đề nghị Giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của Giám đốc, Ke toán lập phiếu
chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho Thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

13
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Mẩu số: 02
Đơn v ị: .............................. (Ban hành theo QĐ Sổã%../QĐ-
NĐUB ngàylỳthảnglonăm 2018)

GIẤY ĐÈ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG


Ngày tháng năm.......

Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty


Tên tôi l à : ......................................................................................................................
Đơn v ị:...........................................................................................................................
Kính đề nghị Ông Giám đốc Công ty duyệt thanh toán số tiền tôi đã tạm ứng phục vụ
công tác............................................................................. như sau:
1. Số tiền đã tạm ứng: đồng
2. Số tiền đã chi: đồng
(Có bảng kê hóa đơn, chứng từ chi tiết kèm theo)
3. Số tiền còn thiếu đề nghị chi tiếp: .......................................đồng
4. Số tiền chưa chi hết nộp lại Công t y : .............................đồng
(Bang chữ: .................................................................................................................. .)

Giám đốc TP. Tài chính và kế toán Phụ trách đơn vị Người đề nghị
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã
nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số
tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Mục (1): Số tiền đã tạm ứng: Là số tiền đã được tạm ửng cho nội dung công tảc;
Mục (2): số tiền đã chi: là tổng số tiền đã chi cho nội dung công tác;
Bảng kê hóa đơn, chứng từ chi tiết kèm theo: là bảng liệt kê các hóa đơn,
chứng từ theo nội dung công tác đã được duyệt chi;
Mục (3)+(4): số tiền còn thiếu đề nghị chi tiếp; số tiền chưa chi hết nộp lại
công ty: Là số tiền chênh lệch (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) giữa số đã chi thực tế theo hóa
đơn, chứng từ được duyệt và số tiền đã tạm ứng, người thanh toán tạm ứng được chi
tiêp hoặc phải nộp lại Công ty.
3. Quy trình.
Sau khi lập xong giấy "Đề nghị thanh toán tạm ứng" và Bảng kê chi tiết hóa đơn
chứng từ thanh toán được Lãnh đạo Công ty phê duyệt, người thanh toán tạm ứng chuyển
toàn bộ chứng từ gốc cho Phòng TCKT làm thủ tục hoàn ứng.

14
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Mẩu số: 03
Đơn v ị: .............................. (Ban hành theo QĐ số.ặ.WQĐ-
NĐUB ngàyặthảngì ũnăm 2018)

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN


( TIỀN MẶT)
Ngày..... thảng.... năm ....

Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty


- Họ và tên người đề nghị thanh toán:..............................
- Đơn vị (hoặc địa chỉ):.................... .................................
- Nội dung thanh toán:........................................................
- Số tiền:.................................................... .........................
(Viết bằng chữ):..................................................................
(Kèm th e o ............... chứng từ gốc).

Giám đốc TP. Tài chínhvà Phụ trách đơn vị Người đề nghị
kế toán
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt dùng trong trường họyp đã chi
nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng họp các khoản đã chi
kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi
sổ kế toán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
- Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên (đơn vị) và số tiền đề nghị thanh
toán (Viết bằng số và bằng chữ).
- Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.
- Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm hoặc bảng
kê chứng từ gốc đính kèm.
3. Quy trình
Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người
mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của đơn vị. Giấy đề
nghị thanh toán được chuyển cho Phòng TCKT soát xét và ghi ý kiến đề nghị Ông
Giám đốc Công ty duyệt chi. Căn cứ quyết định của Ông Giám đốc, Kế toán lập
phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho Thủ quỹ làm thủ tục xuất
quỹ.

15
CỒNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Mẩu số: 04 - TT
Đơn v ị: .............................. (Ban hành theo QĐ Sốẵ>%../QĐ-
NĐUB ngàylỷthángừiăm 2018)

GIẤY ĐÈ NGHỊ THANH TOÁN


( CHUYỂN KHOẢN)
Ngày.... tháng.... năm ....
Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty
- Họ và tên người đề nghị thanh toán:.................................
- Đon vị (hoặc địa chỉ):........................................................
- Đề nghị chuyển số tiền:.....................................................
(Viết bằng chữ):....................................................................
- Nội dung thanh toán........................................................
- Trả cho đơn v ị ................................................................
- Tài khoản số.....................................................................
- Tại ngân hàng...................................................................
(Kèm th e o ............... chứng từ gốc).

Giám đốc TP.Tài chính và Phụ trách đơn vị Người đề nghị


kế toán
(Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán chuyển khoản dùng trong trường họp
thanh toán cho khách hàng là các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán VTHH, dịch
vụ với Công ty kèm theo chứng từ (nếu có) đế làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ
thanh toán và ghi sổ kế toán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
- Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên (đơn vị) và số tiền đề nghị thanh
toán (Viết bằng số và bằng chữ).
- Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.
- Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, số tài khoản, ngân
hàng chuyển đến.
3. Quy trình
Sau khi mua VTHH, dịch vụ người mua hàng lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy
đề nghị thanh toán được chuyển cho Trưởng phòng TCKT soát xét và ghi ý kiến đề
nghị Giám đốc Công ty duyệt chi. Căn cứ quyết định của Ông Giám đốc, Kế toán lập
ủy nhiệm chi, phiếu chi ngân hàng kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển ủy
nhiệm chi ra Ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản.

16
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Mầu số: 05
Đơn v ị: .............................. (Ban hành theo QĐ Sổlị>%../QĐ-
NĐUB ngàyằịthảngẠồnầm 2018)

BIỂN LAI THU TIỀN


Ngày..... tháng.... n ă m .....

Quyển số:
Số:...........
- Họ và tên người nộp:
- Đơn vị:
- Nội dung thu:
- Số tiền thu:............................. (Viết bằng chữ)

Người nộp tiền Người thu tiền TP. Tài chính và Kế toán
(Ký, họ tên) (Kỷ, họ tên) (Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của Công ty đã thu tiền của
người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp
thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, ghi rõ tên đơn vị thu tiền và đóng dấu
đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ
biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.
Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền.
- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.
- Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là
“đồng” hoặc USD...
Biên lai thu tiền được lập thành 02 liên (Đặt giấy than viết một lần).
Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để
xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho
người nộp tiền giữ.
Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thực hiện họp đồng...

17
Công ty Nhiệt điện Uông Bí Mẩu số: 06
Đơn y ị: .............................. (Ban hành theo QĐ Số$ỉ£../QĐ-
NĐUB ngàylỉị-thángiũnăm 2018)

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ


(Dùng cho VNĐ)
Hôm nay, vào.... .giờ....ngày.... tháng.... n ă m ........
Chúng tôi gồm:
- Ông/Bà:............................................................ đại diện kế toán
- Ông/Bà:............................................................ đại diện thủ quỹ
- Ồng/Bà:............................................................ đại diện.............
/ 9 y r

Cùng tiên hành kiêm kê quỹ tiên mặt kêt quả như sau:

STT Diễn giải Số lượng (tờ) số tiền


A B 1 2
I Số dư theo sổ quỹ: X •• ••

II Số kiểm kê thực tế: X . . . .

1 Trong đó: - Loại


2 - Loại
3 - Loại
4 - Loại
5
III Chênh lệch (III = I -11): X

- Lý do: + Thừa:
+ Thiếu:
Kết luận sau khi kiểm kê quỹ:

TP.Tài chính Thủ quỹ Người chịu trách nhiệm


và kế toán (Ký, họ tên) kiểm kê quỹ
(Ký, họ tên) (Kỷ, họ tên)

1. Mục đích: Bảng kiểm kê quỹ nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế
và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui
trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm
hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm
kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh
toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời
điểm kiểm kê (....g iờ .... n g à y .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ

18
phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm
kiểm kê.
- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.
- Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ
cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.
- Dòng “Số kiểm kê thực tế” : Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng
loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.
- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với
số kiểm kê thực tế.
Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa
hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ
phải có chữ ký của Thủ quỹ, Người có trách nhiệm kiểm kê quỹ và Trưởng phòng
TCKT. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo Giám đốc Công ty xem xét giải
quyết.
Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 02 bản:
- 01 bản lưu ở Thủ quỹ.
- 01 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

19
PHỤ LỤC 2: ĐỊNH MỨC TRANG BỊ VÀ s ử DỤNG ĐIỆN THOẠI CÓ ĐỊNH TẠI
CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA CỒNG TY VÀ TIÈN PHỤ CẤP ĐIỆN THOẠI. « • »

1. Đối tượng được hưởng tiền phụ cấp điện thoại


Các đối tượng được hưởng tiền phụ cấp điện thoại: Giám đốc, phó Giám đốc;
Chủ tịch/ phó Chủ tịch Công đoàn Công ty; Chánh Văn phòng Đảng ủy; Trưởng/Phó
Phòng; Chánh/Phó Văn phòng Công ty; Quản đốc/phó Quản đốc phân xưởng;
Trưởng ca vận hành.
Các chuyên viên do yêu cầu công việc cần được hưởng tiền phụ cấp điện thoại
phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Định mức trang bị và cước phí sử dụng điện thoại cổ định tại các vị trí
làm việc của Công ty thanh toán theo Hóa đơn thực tế .

2.1 Giám đốc; Phó Giám đốc Công ty: Mức tối đa không quá 1.000.000
đồng/tháng.
2.2 Chánh/ Phó Văn phòng Công ty; Trưởng phòng, phó Trưởng phòng các
phòng chức năng; Văn phòng công đoàn, Văn phòng Đảng ủy Công ty;
Phòng Thị trường điện; Phòng Văn thư; TN Than PX Vận hành; Phòng ĐK
trung tâm VH: mức tối đa không quá 500.000 đồng/tháng.
2.3 Các vị trí còn lại khi có nhu cầu trang bị điện thoại cố định tại vị trí làm việc
phải có văn bản đề nghị trang bị và được lãnh đạo Công ty phê duyệt sẽ được
lắp đặt và thanh toán cước phí hàng tháng: mức tối đa không quá 200.000
đồng/tháng.

3. Định mức cước phí sử dụng.

Cước phí điện thoại di động, dịch vụ thuê bao chữ ký số của Lãnh đạo Công ty,
Chánh/Phó Văn phòng, Trưởng/Phó các phòng Công ty và các đối tượng khác được
trang bị, thanh toán theo hóa đơn thực tế và định mức cụ thể như sau:
Định mức cước
STT Nội dung điện thoại di động Ghi chú
(đồng/tháng)
TT Theo hóa
1 Giám đốc 2.000.000
đơn
TT Theo hóa
2 Các Phó Giám đốc 1.200.000
đơn
TT Theo hóa
3 Chủ tịch Công đoàn CTy 1.000.000
đơn
Chánh VP Công ty, CVP Đảng ủy, TT Tiền mặt
4 500.000
p. chủ tịch CĐ CTy, Trưởng phòng
Phó CVP, Phó trưởng phòng, Quản TT Tiền mặt
5 400.000
đốc PX

20
Định mức cước
STT Nội dung điện thoại di động Ghi chú
(đồng/tháng)
6 Phó quản đốc PX 300.000 TT Tiền mặt
Trưởng ca VH, CB Thanh tra, TT
Quân sự, CB TT điện, CB Phương
7 200.000 TT Tiền mặt
thức p. Kỹ Thuật, KTV Phân
xưởng, LX Giám đốc

Trường hợp đối tượng được hưởng tiền phụ cấp điện thoại đang kiêm nhiệm
nhiều chức vụ trong Công ty thì sẽ được hưởng tiền phụ cấp điện thoại theo tiêu
chuẩn ở vị trí chức vụ cao nhất./.

PHỤ LỤC 3: QUY ĐỊNH VÈ ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU CHO XE Ô TÔ;
QUY ĐỊNH VÈ VIỆC CHÓT SỐ CONG Tơ MÉT VÀ THỦ TỤC THANH QUYÉT TOÁN
NHIÊN LIỆU CHO XE Ô TÔ CỦA CÔNG TY

I. QUY ĐỊNH VÊ ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU CHO XE Ô TÔ:
Định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe ô tô phục vụ công tác của Công ty được
thực hiện theo Quyết định số 2986/QĐ-EVNGENCOl ngày 30 tháng 5 năm 2014 và
Quyết định số 1068A/QĐ-EVNGENCO1 ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Tổng công
ty Phát điện 1.
II. QUY ĐỊNH VÈ VIỆC CHỐT SỐ CÔNG T ơ MÉT VÀ THỦ TỤC THANH
QUYÉT TOÁN NHIÊN LIỆU CHO XE Ô TÔ CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG

1. Đối với lái xe:
- Khi lái xe nhận được lệnh điều động xe đi phục vụ công tác của cán bộ nhân
viên Công ty thì lái xe phải chốt số công tơ mét và ghi số Km thực tế xe chạy phù
hợp với lệnh điều động xe từ điểm xuất phát đến điểm đến và ngược lại (có xác nhận
của người sử dụng xe) để lấy đó làm cơ sở cấp nhiên liệu cho xe ô tô.
- Có nhật ký công tác theo dõi lịch trình và tình trạng sử dụng xe. Hàng tháng
phối họp với Văn phòng, Phòng Kỹ Thuật và Phòng TCKT trình Lãnh đạo Công ty
duyệt thanh toán.
-L ái xe được tạm ứng 10.000.OOOđ (mười triệu đồng) để trực tiếp mua nhiên
liệu phục vụ công tác và làm thủ tục thanh toán tối thiểu 1 tháng/lần có xác nhận của
Văn phòng, Phòng Kỹ thuật và Phòng TCKT trình Lãnh đạo Công ty duyệt thanh
toán.

___ r

2. Đôi với người sử dụng xe

21
- Trong thời gian đi công tác, đon vị hoặc cá nhân sử dụng xe ô tô của Công ty
có trách nhiệm sử dụng xe đúng mục đích, lộ trình, thời gian, đã đăng ký và được phê
duyệt.
- Đại diện đon vị hoặc cá nhân sử dụng xe sau hành trình phải ký vào sổ nhật ký
công tác của xe (hoặc lệnh điều xe), xác nhận số km thực tế đi và tình trạng xe trong
quá trình sử dụng.
3. Đối với việc thanh quyết toán nhiên liệu
- Văn phòng, Phòng Kỹ Thuật và Phòng TCKT cùng lái xe chốt số công tơ mét
hàng tháng cho tất cả các xe ô tô do Văn phòng quản lý;
- Căn cứ vào số Km vận hành được lái xe kê khai và người sử dụng phương tiện
xác nhận, Văn phòng, Phòng Kỹ thuật và Phòng TCKT kiểm tra đối chiếu tính hợp lý
giữa số Km dự kiến và số Km thực hiện, rồi ký xác nhận số Km xe vận hành thực tế.
Trên cơ sở đó đối chiếu với định mức tiêu hao nhiên liệu tại Mục I và kiểm soát đơn
giá nhiên liệu phù hợp với quy định của Nhà nước tính theo giá thị trường tại thời
điểm thanh toán để làm các thủ tục thanh quyết toán.

22

You might also like