You are on page 1of 18

CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN

(Phụ lục ban hành kèm theo CV số /TĐĐN-KT ngày /02/2021)


1. Đây là hình ảnh người bị điện hạ thế giật. Anh (Chị) gặp tình huống này
thì xử lý thế nào ?

A. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.


B. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
C. Gọi điện cho nhân viên y tế.
D. Thực hiện lần lượt A, B, C.
ANSWER: D
2. Đây là hình ảnh về thiếu trang bị an toàn khi sử dụng máy hàn điện dẫn
đến bị điện giật. Anh (Chị) hãy chọn ra những sai phạm?

1
A. Không đi giầy bảo hộ lao động.
B. Không đeo găng tay hàn.
C. Cầm vào dây hàn.
ANSWER: A, B, C
3. Đây là hình ảnh về người dân bắt tổ chim trên đường dây điện đang mang
điện. Anh (Chị) hãy chọn phương án trả lời đúng nhất ?

A. Không được trèo lên cột điện khi đường dây đang mang điện.
B. Không đeo dây đai an toàn.
C. Không đeo găng tay cách điện.
D. Không đi giày bảo hộ lao động.
ANSWER: A
4. Đây là hình ảnh người công nhân rút phích cắm của thiết bị điện không
đúng cách, Anh (Chị) hãy chọn đáp án đúng nhất:

2
A. Không đeo găng tay cách điện.
B. Cầm không đúng vị trí.
ANSWER: B
5. Đây là hình ảnh về sử dụng thiết bị điện mất an toàn. Anh (Chị) cho biết
nguyên nhân vì sao:

A. Sử dụng thiết bị điện quá tải so với ổ cắm điện.


B. Tiếp xúc giữa phích cắm và ổ cắm tốt.
ANSWER: A

3
6. Đây là hình ảnh em bé đang cầm vào sợi dây điện đang mang điện. Anh
(Chị) hãy nêu các biện pháp để bảo đảm an toàn điện cho trẻ trong
trường hợp này?

A. Cứ để em bé cầm sợi dây điện do dây điện có vỏ bọc cách điện an toàn.
B. Off nguồn điện của ổ cắm.
C. Không cho em bé cầm dây điện và đưa em bé ra xa vị trí dây điện, ổ cắm điện.
ANSWER: C
7. Đây là hình ảnh về việc làm có nguy cơ xảy ra tai nạn điện giật. Anh (Chị)
chọn phương án phòng tránh đúng nhất ?

4
A. Đeo găng tay cách điện.
B. Rút phích điện ra khỏi ổ cắm điện trước khi xả nước vào xoong.
C. Đi ủng cách điện.
ANSWER: B

8. Đây là hình ảnh làm việc, kiểm tra tại tủ điện hạ thế mà thiếu trang bị bảo
hộ lao động. Anh (Chị) hãy chọn đáp án đúng về hậu quả có thể xảy ra với
người lao động này:

A. Bị điện giật.
B. Bị phóng điên.
C. Bị vật rơi vào người.
D. Bị kẹp tay.
ANSWER: A

5
9. Sau khi kiểm tra không còn điện, nhân viên thực hiện nối đất di động
chuẩn bị nơi làm việc như hình dưới đây. Theo anh (Chị), nhóm thao tác
đã vi phạm điều gì?

A. Không vi phạm
B. Người giám sát lơ là, không làm đúng nhiệm vụ giám sát.
C. Người thao tác không thả tay áo và cài nút áo, không đeo găng tay cách điện
khi thao tác.
ANSWER: B, C

6
10. Đây là hình ảnh có thể gây tai nạn điện giật cho cô gái. Anh (Chị) hãy cho
biết các biện pháp phòng tránh tai nạn điện giật trong trường hợp này?

A. Chỉ sấy tóc, không cầm vào vòi nước để xả nước.


B. Đeo găng tay cách điện để thực hiện 2 việc đồng thời.
C. Vẫn thực hiện 2 việc đồng thời bằng tay không (như trong hình) do máy sấy tóc
cách điện tốt.
D. Dừng sấy tóc, xả nước xong mới sấy tóc (không cầm vào vòi nước).
ANSWER: A, D

11. Đây là hình ảnh một người thực hiện công việc hàn điện. Anh (Chị) thấy
người này vi phạm gì về an toàn trong công tác hàn điện ?

7
A. Không đeo găng tay hàn.
B. Không sử dụng mặt nạ hàn.
C. Không đi ủng, giầy bảo hộ lao động.
ANSWER: A, B, C
12. Đây là hình ảnh các thanh thiếu niên “nhảy cầu” khi tắm sông. Anh (Chị)
cho biết những người này đã vi phạm an toàn điện có thể nhận hậu quả
như thế nào ?

8
A. Bị điện giật.
B. Bị tai nạn ngã cao.
C. Không bị sao cả.
ANSWER: A, B

13. Đây là hình ảnh chặt hạ cây gây ra tai nạn. Anh (Chị) cho biết người đội
mũ vàng:

A. Bị máy cưa đè vào người.


B. Bị ngã cao gãy tay.
C. Bị điện giật.
D. Bị cành cây đè vào chân.

9
ANSWER: C

14. Đây là hình ảnh em bé sử dụng điện thoại khi đang sạc pin. Anh (Chị) hãy
chọn đáp án đúng nhất:

A. Em bé được sử dụng điện thoại bình thường vì điện thoại được sản xuất đạt tiêu
chuẩn an toàn.
B. Em bé không nên sử dụng điện thoại vì có hại cho mắt.
C. Em bé không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc pin vì có thể phát nổ gây
nguy hiểm.
D. Không cho em bé dùng điện thoại.
ANSWER: C

15. Đây là hình ảnh em bé bị điện giật. Anh (Chị) lựa chọn đáp án đúng nhất
để phòng tránh trẻ em bị điện giật:

10
A. Không cho em bé chơi gần ổ cắm điện.
B. Lắp đặt ổ cắm điện cao hơn tầm với của trẻ em.
C. Lắp đặt loại ổ cắm có nắp che.
D. Dùng băng keo cách điện bịt ổ cắm lại.
ANSWER: C

16. Đây là hình ảnh người lao động vi phạm về trang bị bảo hộ lao động khi
làm việc. Anh (Chị) chọn đáp án đúng nhất ?

A. Không đội mũ bào hộ lao động.


B. Ngồi làm việc không đúng tư thế.
C. Xắn tay áo khi làm việc.
D. Làm việc một mình.
ANSWER: A

17. Hình ảnh hai công nhân đang thay bóng đèn chiếu sáng. Qua hình ảnh
dưới đây Anh (Chị) thấy người lao động vi phạm những gì về trang bị bảo
hộ lao động ?

11
A. Người thay bóng đèn đứng trên thang sai vị trí.
B. Người thay bóng đèn đội mũ bảo hộ.
C. Người giữ chân thang không mang đầy đủ BHLĐ (giầy, mũ).
D. Người thay bóng đèn tay áo không cài cúc.
ANSWER: C, D

18. Đây là hình ảnh người bị điện hạ thế giật. Anh (Chị) hãy chọn phương án
cần thực hiện đầu tiên?

A. Dùng tay nắm áo (quần) nạn nhân và kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện.
B. Thực hiện cắt ngay nguồn điện tại tủ nguồn.
C. Mang găng tay cách điện lấy thang ra khỏi người nạn nhân.
D. Dùng cây khô tách mạch điện ra khỏi người nạn nhân.

12
ANSWER: B

19. Theo Anh (Chị) hình ảnh dưới đây đâu là nguy cơ gây nguy hiểm nhất có
thể xảy ra với người công nhân ?

A. Vật rơi trúng đầu người lao động.


B. Các đầu thanh dẫn pha A, pha B, pha C chưa được bọc cách điện có nguy cơ
dẫn tới điện giật.
C. Người lao động không đeo găng tay cách điện.
D. Người lao động không đeo kính bảo hộ lao động.
ANSWER: B

20. Theo Anh (Chị) hình ảnh dưới đây có những điều gì vi phạm an toàn
điện?

A. Người lao động không trang bị đầy đủ BHLĐ (không đi giày; không đội mũ
bảo hộ; mặc áo ngắn tay, …) , đấu nối sai kỹ thuật (đấu trực tiếp vào dây
lưới hạ thế không dùng kẹp quai).

13
B. Người lao động không trang bị đầy đủ BHLĐ, làm việc không có PCT.
C. Người lao động không trang bị đầy đủ BHLĐ, tự ý làm việc.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
ANSWER: A

21. Theo Anh (Chị) hình ảnh dưới đây có những điều gì vi phạm an toàn

điện?
A. Không đấu tiếp địa di động.
B. Không cài quai nón khi làm việc.
C. Làm việc không cắt điện.
D. Làm việc trên cao không đeo dây an toàn.
ANSWER: D
22. Đây là hình ảnh người lao động làm việc không an toàn. Anh (Chị) cho
biết cần phải khắc phục như thế nào ?

A. Đeo dây an toàn, móc vào vị trí cố định, chắc chắn.


B. Đeo găng tay hàn.

14
C. Bắc giàn giáo chắc chắn để đứng hàn.
D. Đi ủng chuyên dùng cho hàn.
ANSWER: A
23. Đây là hình ảnh về người công nhân sử dụng máy cắt cầm tay để cắt thùng
phuy cũ. Anh (Chị) hãy chỉ ra các sai phạm?

A. Không đeo kính bảo hộ lao động.


B. Mối nối dây điện không đảm bảo kỹ thuật.
C. Cầm máy cắt ngược.
D. Đi giày bảo hộ và mặc quần áo bảo hộ lao động.
ANSWER: A, B, C
24. Đây là hình ảnh người lao động làm việc trên thang. Anh (Chị) thấy nguy
cơ tai nạn gồm những gì ?

A. Không đeo dây an toàn.

15
B. Ngã cao
C. Điện giật.
ANSWER: B, C

25. Theo Anh (Chị) hình ảnh dưới đây có những nguy hiểm nào ?

A. Đấu nối dây dẫn không an toàn dễ chạm chập giữa các pha.
B. Các dây dẫn được đấu nối phía trên CB không có tác dụng ngắt mạch để đảm bảo
an toàn.
C. Các dây không còn sử dụng được cắt ra nhưng không bọc cách điện.
D. Tất cả các phương án.
ANSWER: D

26. Theo Anh (Chị) hình ảnh tủ cầu chì dưới đây, đâu là điểm không đảm bảo điều
kiện an toàn điện?

16
A. Không bấm đầu cosse (đầu cốt) các đầu dây dẫn, sử dụng cầu chì không đúng quy
định.
B. Không vi phạm.
C. Sử dụng cầu chì không đúng quy định.
D. Không bấm đầu cosse (đầu cốt) các đầu dây dẫn.
ANSWER: A

27. Theo Anh (Chị) hình ảnh dưới đây có những nguy hiểm nào?

17
A. Bị điện giật.
B. Bị điện giật, sử dụng thang không đúng cách, nguy hiểm ngã cao.
C. Sử dụng thang không đúng cách, nguy hiểm ngã cao.
D. Không có nguy hiểm.
ANSWER: B

18

You might also like