You are on page 1of 26

.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG XÂY DƯNG NHÀ

1Tại sao thợ hồ thường tưới nước vào gạch trước khi xây?

Do vữa xây là một hỗn hợp gồm Xi măng – Cát - Nước cần có một khoảng
thời gian giữ nước nhất định để kết dính và đông cứng, và để gắn gạch kết dính
với nhau.
Bản thân gạch có tính hút nước rất mạnh, sẽ hút hết lượng nước cần thiết
trong vữa, làm vữa không còn đủ lượng nước cần thiết để kết dính và đông cứng
. Do đó, trước khi xây, cần tưới nước vào gạch để hạn chế bớt khả năng hút
nước của gạch.

2. Tại sao thép trong ô – văng ( mái đón) Bê Tông Cốt Thép thường được
đặt sát mặt Bê Tông bên trên mà lại không đặt sát mặt ván khuôn bên
dưới?

1
Quan sát một tấm đan Bê Tông Cốt Thép không cốt thép hoặc cốt thép đặt
sai cấu tạo như hình h1, dưới sức nặng của bản thân, ta thấy đầu tiên tấm đan
xuất hiện các vết nứt bên trên gần tường hoặc đà neo. Khi các vết nứt này rộng
ra và ăn sâu xuống giáp mặt dưới tấm đan, tấm đan sẽ bị gẩy và rơi quị xuống.
Vì vậy việc đặt cốt thép sát bề mặt bên trên của tấm đan Bê Tông Cốt Thép
sẽ ngăn chặn các vết nứt không tiến sâu qua khỏi lớp cốt thép, do đó tấm đan
Bê Tông Cốt Thép sẽ không bị gãy, đổ

3. Tại sao trong các tấm đan sàn Bê Tông Cốt Thép xung quanh có đà, cốt
thép giáp đà thường có 2 lớp trên – dưới, trong khi cốt thép ở giữa sàn chỉ
có một lớp ở dưới?

Quan sát một tấm Bê Tông bị gãy đổ như hình vẽ h.2, ta thấy đầu tiên ở
giữa tấm sàn xuất hiện các vết nứt từ dưới lên trên. Tiếp theo đó phần sàn giáp
đà xuất hiện các vết nứt từ trên xuống dưới và cuối cùng tấm sàn bị gãy, sụp đổ
hoàn toàn.
Vì vậy việc đặt lớp cốt thép bên dưới ở giữa sàn là để ngăn các vết nứt ở
bên dưới, giữa sàn. Tương tự, việc đặt lớp cốt thép bên trên ở phần sàn giáp đà,
để ngăn chặn các vết nứt ở bên trên, ở phần sàn giáp đà. (hình vẽ)

4. Tại sao đối với các căn nhà được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường
gạch, khi đang xây dựng, các tấm đan ô-văng ( mái đón ) hay bị sụp đổ?

Đối với các căn nhà được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường gạch, mái
tôn, các tấm đan ô-văng Bê Tông Cốt Thép ( mái đón ) thường hay bị sập đổ do
một trong hai nguyên nhân sau đây:
- Do bản thân tấm đan Bê Tông Cốt Thép bị gãy, sụp như nguyên nhân
ở mục 2 đã nêu.
- Do tấm đan Bê Tông Cốt Thép không có đà ngàm vào tường để tận
dụng tải trọng phần tường bên trên đà làm đối trọng, hoặc có nhưng đối trọng
này không đủ khả năng giữ tấm đan ô-văng không bị lật, sụp.

5. Có cách gì để đảm bảo chất lượng vữa xây hay chất lượng vữa Bê Tông
là tốt nhất?
Vữa xây ( gồm hỗn hợp Xi măng – Cát – Nước ), vữa Bê Tông ( gồm hỗn
hợp Xi măng – Cát – Đá – Nước ) đạt chất lượng tốt nhất khi thỏa mãn đồng
thời các yếu tố sau:
a. Đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối Xi măng – Cát - Nước ( đối với vữa
xây ), đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối Xi măng – Cát – Đá – Nước ( đối với vữa Bê
Tông ).
b. Vữa phải được trộn đều và phải trộn đã đủ lâu để vữa có độ dẻo ( có
thể quan sát bằng mắt thường khi thấy bề mặt vữa có lớp màng mịn, bóng )
c. Vữa được trộn đều, dẻo xong phải sử dụng ngay, không đựơc để lâu.
d. Vữa được sử dụng để xây xong hoặc cán, trát xong, hoặc vữa Bê
Tông sau khi đổ Bê Tông xong, phải được tưới nước dưỡng hộ hằng ngày trong
khoảng 7 ngày.

6. Tại sao móng các nhà lầu đúc thường được đặt ở độ sâu từ 1.40m đến
1.80m hoặc sâu hơn?

Dưới tác dụng của tải trọng công trình truyền xuống móng, đất nền cần có
độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là
sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu
tải của đất nền là kg/cm2 hoặc tấn/m2.
Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền
càng ổn định.
Do ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức
chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt , trồi đất, hiện tượng nhảo hoá đất do
ngập nước… không xảy ra và nếu có cũng không còn gây nguy hiểm cho đất
nền dưới đáy móng nữa.

7. Độ sâu đặt móng ở nhà liền kề có gây ảnh hưởng gì đến móng của công
trình đang xây dựng hoặc ngược lại không?

Có. Để tránh hiện tượng trượt, trồi đất, nếu độ sâu chôn móng của hai công
trình là khác nhau, tức là có sự chênh lệch độ sâu đặt móng giữa hai công trình,
thì móng của hai công trình phải đảm bảo cách nhau một khoảng cách nhất định.
Khoảng cách đó phải lớn hơn 1.50 lần khoảng cách chênh lệch độ sâu giữa hai
móng.

8. Nguyên nhân nào làm cho nhà nhiều tầng bị nghiêng khi đang xây dựng?

Thường do một trong hai nguyên nhân chính:


a. Do móng lún không đều (móng băng, móng bản), hoặc độ lún giữa
các móng ( móng băng hoặc móng đơn) là chênh lệch nhau vượt quá giới hạn
cho phép.
b. Do kết cấu móng bị phá huỷ ( do thiết kế hoặc thi công sai) :
- Do đế móng bị gãy (h1)
- Do đà móng bị gãy (h2)
- Do cổ cột bị gãy hoặc đà kiềng ngang bị gãy (ở các móng lệch
tâm). (h3, h4)
9. Các yếu tố gì ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện?

Có 2 yếu tố sau:
- Sự ổn định của cường độ dòng điện.
- Số lần tắt - mở khi sử dụng Thiết bị điện ( Thực ra cũng do nguyên
nhân sự ổn định của cường độ dòng điện. Do mỗi khi tắt - mở, do
hiện tượng tự cảm, cường độ dòng điện có biến thiên).

10. Mối nối các dây điện với nhau có đòi hỏi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì
không?

Có. Các mối nối phải đảm bảo hai yêu cầu:
a. Diện tích tiếp xúc giữa hai dây điện phải đảm bảo đủ yêu cầu truyền
tải điện từ dây nọ qua dây kia.
b. Dây điện tại mối nối phải liên kết kín và chặc để tránh xảy ra hiện
tượng tia lửa điện gây mất ổn định cường độ dòng điện, hoặc có thể gây nóng,
cháy dây điện.

11. Sử dụng dây điện qui cách như thế nào cho hợp lý và đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật?

Tuỳ theo công suất của từng thiết bị điện, của từng cụm thiết bị điện, việc
sử dụng dây điện đúng qui cách sẽ đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải làm
nóng, cháy dây điện, và ngược lại cũng không làm lảng phí dây dẫn điện.
Ký hiệu quy cách dây điện: Có hai cách ký hiệu qui cách dây điện tuỳ theo
cấu tạo dây:
- Dây lỏi đồng đơn, đặc:
Có các loại dây: dây đơn 12/10; 16/10; 20/10; 26/10; 30/10 …( các
số 12; 16; 20; 26; 30; … chỉ đường kính dây, đơn vị tính mm ).
- Dây lỏi dạng cáp ( gồm nhiều dây nhỏ xoắn vào nhau):
Có các loại: cáp 1.25; 1.5; 2.0; 2.5; 3.0; 3.5; 4.0; 5.0; 5.5; 6.0; 7.0;
8.0; 10.0; 11.0… ( số liệu này chỉ tiết diện dây, đơn vị tính mm2).
Các loại dây nêu trên, theo yêu cầu sử dụng, để tiện đi dây, thường được
ghép dính vào nhau ở tiếp điểm giữa hai lớp nhựa bảo vệ để hình thành dây đôi,
dây dẹp. Có các loại dây đôi: 2x16; 2x24; 2x30; 2x32; … Có các loại dây dẹp:
2x1.5; 2x2.5; 2x4.0; 2x6.0; …
Hoặc được bọc tròn bởi hai dây thành một gọi là dây bọc tròn hai ruột. Có
các loại dây bọc tròn hai ruột: 2x1.0; 2x1.50; 2x2.5; 2x4.0; 2x6.0; …
Trong nhà ở dân dụng, qui cách dây điện thường sử dụng là:
- Dây nguồn cho công trình: Dây 14mm2
- Dây nối đất: Dây 10mm2
- Dây máy lạnh, tủ lạnh, máy nước nóng, bàn ủi điện, bếp điện: Dây
2
3.5mm
- Dây ổ cắm: Dây 3.5mm2
- Dây nối đất ổ cắm: Dây 3.5mm2
- Dây đèn: Dây 2.5mm2
- Dây công tắc đèn: Dây 1.5mm2
Trong các nhà nhiều tầng, nên thiết kế mỗi tầng có một dây nguồn riêng.
Tuỳ theo công suất sử dụng của từng tầng, dây nguồn này có thể chọn dây
5.5mm2 ; dây 6.0mm2; dây 7.0mm2; dây 8.0mm2;…

12. Sử dụng ống nước qui cách như thế nào cho hợp lý và đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật?
1. Ống cấp:
Trong các nhà nhiều tầng, nguồn nước do nhà máy nước cung cấp
không đủ áp lực để dẫn lên các tầng lầu. Do đó, nguồn nước này thường được
dẫn vào một bồn chứa nước đặt ngầm dưới tầng trệt. Và từ bồn chứa nước đặt
ngầm này, nước được bơm lên một bồn chứa nước khác được đặt ở sàn mái. Và
từ bồn chứa nước đặt ở sàn mái, nước được dẫn xuống các tầng bên dưới để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Qui cách ống thường được sử dụng là:
- Ống dẫn nước từ đồng hồ nước vào bồn chứa ngầm: Ống ø 34 hoặc
ø 27.
- Ống bơm nước từ bồn ngầm lên bồn đặt trên sàn mái: Ống ø 27.
- Ống dẫn nước từ bồn đặt trên sàn mái xuống các tầng:
· Nếu sử dụng chung một ống cho các tầng: Ống ø 49.
· Nếu sử dụng mỗi tầng một ống cấp riêng: Ống ø 34. ( Nên sử
dụng mỗi tầng một ống cấp riêng để tránh hiện tượng giảm áp, tức là hiện tượng
khi các vòi nước ở các tầng dưới đồng thời hoạt động, nước không còn áp lực đủ
mạnh để phục vụ các tầng bên trên.)
- Ống nhánh dẫn nước vào các phòng: Ống ø 27.
- Ống dẫn nước ra các thiết bị khác: Ống ø 21.
2. Ống thoát:
- Ống thoát nước mưa sân thựơng sàn mái: Ống ø 114 hoặc ø 90.
- Ống thoát nước mưa sân thựơng ban công: Ống ø 90 hoặc ø 60.
- Ống thoát nước thải sinh hoạt: Dùng chung ống thoát nước mưa sân
thựơng, sàn mái.
- Ống dẫn phân từng các tầng xuống hầm vệ sinh tự hoại: Ống ø 114
hoặc ø 90.
- Ống dẫn nước từ ngăn lắng - lọc của hầm vệ sinh tự hoại ra cống
chung: Ống ø 90.
- Ống rút hầm cầu đặt từ ngăn chứa hầm vệ sinh tự hoại ra ngoài nhà:
Ống ø 114. ( Ống này được bịt kín, chỉ mở ra khi có nhu cầu rút hầm cầu.)

13. Tại sao một số chủ nhà hay chủ thầu thỉnh thoảng lại bồi dưỡng thợ
ăn uống giữa buổi, nhất là buổi sáng?

Trong việc xây dựng nhà cửa, nhất là nhà nhiều tầng, việc đề phòng tai
nạn lao động là việc ai cũng quan tâm. Tai nạn lao động nếu có xảy ra là do
nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân do sức khỏe của ngừơi lao động
là điều đáng để chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Nhiều ngừơi lao động, do thói
quen, hoặc do điều kiện kinh tế thường bỏ bữa ăn sáng và uống một tách cà
phê đen.
Ngừơi lao động có biểu hiện mệt mỏi do làm việc quá sức, mất ngủ, do
bỏ bữa ăn trước đó, thường khả năng làm việc giảm sút, đặc biệt là phản xạ
tự vệ không còn nhạy bén.
Trong trường hợp này mà người lao động phải làm việc trên cao, đòi
hỏi phải leo trèo, hoặc vận hành các máy móc đòi hỏi kỹ thuật an toàn lao
động cao, là điều rất nguy hiểm.
Việc thỉnh thoảng bồi dưỡng thợ ăn uống gọn nhẹ giữa buổi cũng là cốt
để cho thợ lấy lại sức mà tăng khả năng làm việc, và đặc biệt là đầu óc tỉnh
táo, phản xạ tự vệ nhanh, nhạy, tránh được những sơ sẩy đáng tiếc có thể
xảy ra tai nạn lao động.

NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG MÓNG NHÀ

1. Tránh đất nhão, đất xốp dễ bị nấm mốc


Thổ chất của móng nhà thích hợp dùng đất cát, có hai nguyên nhân như sau:
- Thứ nhất là vì đất cát rất chặt và kiên cố, nhà ở không có nguy cơ bị
nghiêng lún.
- Thứ hai, là đất cát khô ráo, khả năng thấm cao có lợi cho sự phát triển
sinh sôi của vi sinh vật cần ô xy, bảo đảm tác dụng tự làm sạch đất.
Không nên sử dụng đất sét, kết cấu quá chặt, khả năng hút nước lại kém, sẽ
không tốt cho sự phát triển mạnh của vi sinh vật cần ô xy, từ đó dẫn đến hạn chế
tác dụng tự làm sạch của đất. Vì thế, nhà ở dễ bị ẩm thấp, sàn nhà dễ đọng nước,
làm nơi sinh sôi cho ruồi muỗi, nấm mốc.

Đất xốp cũng không thích hợp làm móng nhà, thứ nhất là khó chịu nổi sức
nặng của ngôi nhà, dẫn đến việc nhà lún hay nghiêng đổ; thứ hai là nước thải
sinh hoạt dễ làm ô nhiễm nguồn nước phía dưới, gây ra các bệnh lây nhiễm qua
đường nước.

Hình ảnh mình họa

2 .Tránh mức nước quá cao gây ẩm thấp


Vị trí mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn móng của
nhà 0,5 mét nhằm tránh cho trong nhà không bị ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún,
cũng là nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước.

Nếu đường nước ngầm quá gần nền nhà, không chỉ làm nhà ẩm thấp lạnh lẽo,
thậm chí có nguy cơ nghiêng lún, mà còn thường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
dưới đất. Ở lâu những trong những căn nhà kiểu vậy, dễ gây ra các bệnh do gió
và ẩm gây ra, rất tránh dùng làm nơi sinh sống.

Những người do khó khăn về đất đai, bất đắc dĩ phải làm nhà nơi có nguồn nước
ngầm quá cao, cần đặc biệt chú ý lúc lấp đất lại vào móng hay làm móng để
tránh ẩm mốc sau này.
Những lưu ý khi thiết kế garage trong nhà ở

Hiện nay ở các thành phố lớn, việc một gia đình sở hữu vài chiếc xe máy hoặc
ôtô là khá phổ biến. Chính vì vậy, khi xây nhà, gia chủ rất để ý đến chuyện thiết
kế garage. Nhiều ngôi nhà cũ chưa có nơi để xe phù hợp cũng tính chuyện cải
tạo nhà.
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có một garage hợp lý
Vị trí GARA OTO
Đương nhiên là vị trí (cửa) của garage phải ở lối ra vào chính của ngôi nhà. Lưu
ý đường đi của xe khi vào garage hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của
ngôi nhà. Đối với nhà phố, nếu điều kiện chiều ngang và chiều sâu nhà không
lớn, nên bố trí cửa garage mở trực tiếp với mặt phố, cố gắng bố trí được lối vào
nhà riêng mà không phải đi qua garage là tốt nhất.
Diện tích
Diện tích của garage phụ thuộc vào kích thước và số lượng xe. Đối với garage
ôtô, kích thước tối thiểu phải là 3 m x 5 m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x
5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài. Tuy nhiên, vì một garage không chỉ để một
ôtô, mà còn để thêm xe máy, xe đạp, hoặc có thể chứa 2-3 ôtô, nên diện tích
thường to hơn quy định tối thiểu kể trên thì sử dụng mới thuận tiện. Kích thước
phổ biến và hợp lý khi nhà có 1 ô tô và 2-3 xe máy là 3,5 m x 5,5 m.
Thiết kế tường, trần và sàn
Chỉ nên thiết kế đơn giản để giảm chi phí. Tường và trần trát phẳng, dùng loại
sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và
chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa. Sàn có thể dùng vật liệu đá tự nhiên đục
nhám, đá granite phun nhám, đá xẻ tự nhiên, gạch terazzo... có sẵn trên thị
trường.
Ánh sáng và thông gió
Tốt nhất nên sử dụng ánh sáng tự nhiên qua các cửa sổ và khe thoáng trên
tường, hoặc cửa sổ mái. Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh
sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong garage là rất quan trọng. Ngoài cửa
thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả
mùi xăng dầu ra ngoài.
Cấp thoát nước cho garage
Nên thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong garage để phục vụ cho việc rửa xe.
Điều này rất tiện lợi mặc dù bạn không có thói quen rửa xe ở nhà. Ngoài vòi
nước, có thể bố trí thêm chậu rửa tay. Một hệ thoát nước sàn tốt sẽ làm cho
garage của bạn luôn sạch và khô ráo.
An toàn cho garage
Tủ chuyên dụng chứa
dụng cụ sửa xe bên trong
garage.
Không để chất dễ cháy nổ trong garage. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa
hoá chất, dụng cụ sửa xe, tránh xa tầm với của trẻ em. Hệ thống báo khói và báo
cháy là rất quan trọng vì garage thường là nơi dễ cháy nổ nhất. Một điều quan
trọng nữa mọi người cần lưu ý là không bao giờ nổ máy xe khi cửa garage đóng.

Những điều cần biết trước khi xây nhà tư nhân


Sau nhiều năm sửa chữa và chứng kiến các sự cố trong nhiều công trình
xây dựng (sập nhà, thầu bỏ chạy, chất lượng xây dựng kém, tuổi thọ công trình
thấp ). Nhiều chủ nhà phải trả giá rất đắt chỉ vì không biết nghề xây dựng nhưng
lại làm chủ đầu tư công trình và không có người chuyên môn hỗ trợ. Tôi viết bài
này nhằm mục đích giúp nhiều gia đình tư nhân xây dựng hạn chế được những
sự cố nêu trên.
Hiên nay bằng kinh nghiệm từ các nhà đã xây dựng từ trước, chủ nhà thường
có một số kinh nghiệm về phần kiến trúc (kiểu dáng, màu sắc, dụng cụ trong
nhà, xây và tô tường phẳng) hoặc chủ nhà thuê kiến trúc sư thiết kế kiến trúc,
kết cấu. Nhưng kiết thức về giám sát chất lượng trong hki thi công phần kết
cấu công trình, thiết bị trong công trình (kết cấu móng, kết cấu phần thân,
điện, nước, chống thấm, …)và việc chọn nhà thầu thì hầu như chủ nhà tư
nhân thường ít có kinh nghiệm đây là nguyên nhân dẫn đến các sự cố quan
trọng như sau:
1. Sập nhà khi đang thi công
2. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang
3. Tuổi thọ công trình thấp
4. Thấm sàn
5. Sàn bêtông bị nứt
Để hạn chế tình trạng trên các chủ nhà cần biết một số vấn đề như sau trước khi
xây nhà.
1. Sập nhà khi đang thi công
a) Nguyên nhân
 Kích thước móng, cột, dầm thiết kế cho nhà 2 tầng nhưng chủ
nhà xây thành nhà 4 tầng mà không tính toán thay đổi kích thước
móng, cột, dầm cho lớn hơn.
 Do cây chống sàn quá nhỏ (thường dùng loại cây cừ tràm nhỏ
và chống thưa)
 Do cây chống nhỏ và chủ nhà nâng chiều dày sàn lớn hơn chiều
dày thiết kế.
 Do đặt thép sai vị trí tại kết cấu có dạng cong son.
b) Giải pháp
Để tránh xảy ra sự cố không ai mong muốn này nhà thầu tư nhân nên thực
hiện tốt các việc như sau:
 Thuê kỹ sư xây dựng thiết kế phần kết cấu bê tông cốt thép
(móng, cột, đà sàn …)
 Có thể chọn nhà thầu thi công phần kết cấu riêng, phần hoàn
thiện riêng (tùy theo điểm mạnh của nhà thầu)
 Không được tự ý thay đổi phần kết cấu, hoặc qui mô công trình
(nâng tầng, thay đổi kết cấu bêtông cốt thép) khi chưa được sự
đồng ý của kỹ sư xây dựng.
 Nên dùng những người biết chuyên môn để lựa chọn nhà thầu
(người có chuyên môn phải biết đánh giá chất lượng thi công phần
kết cấu và kiến trúc của từng nhà thầu ở các công trình trước) – lựa
chọn đầu vào tốt.
 Không nên dùng cây chống bằng gỗ như các nhà thầu đang
dùng hiện nay vì kích thước cây chống nhỏ, hay cong vênh khi chịu
ảnh hưởng của thời tiết (sàn hay bị sập, võng), nên dùng cây chống
sắt để tránh hiện tượng trên.
2. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang
a) Nguyên nhân
 Do lúc làm hợp đồng không qui định rõ quyền hạn và trách
nhiệm của chủ nhà và chủ thầu, lúc xây dựng chủ nhà yêu cầu làm
thêm, chủ thầu đòi tiền thêm xảy ra tranh chấp.
 Trong hợp dồng không nêu rõ chủng loại vật tư để thi công
phần kết cấu, ví dụ chủ thầu dùng vật liệu cây chống bằng cây cừ
tràm, nhưng chủ nhà yêu cầu phải dùng cây chống thép.
 Chủ nhà không có người giám sát từng bước khi thi công phần
kế cấu để tuỳ cho nhà thầu làm, khi thi công được nhiều hạng mục
rồi chủ nhà mới thấy chất lượng không tốt nhờ kiểm định can thiệp
- chủ thầu bỏ chạy.
b) Giải pháp
Biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng này chủ nhà cần làm tốt những
điều sau:
 Lựa chọn nhà thầu trước khi lý hợp đồng là việc quan trọng
nhất (nhà thầu phải có tâm và tầm), muốn đạt được điều này chủ
nhà cần làm những việc sau:
- Nhờ người có chuyên môn về kết cấu xây dựng (tốt nhất là kỹ sư xây
dựng) để xem xét và đánh giá chất lượng, tiến độ (nguồn nhân công,
phỏng vấn cách thức thi công của nhà thầu, đến các chủ nhà do nhà thầu
này xây dựng để phỏng vấn, …), chất lượng của các công trình trước của
nhà thầu có qui mô gần tương đương với công trình chuẩn bị xây, đặc biệt
là chất lượng thi công phần kết cấu.
- Không nên giao cho nhà thầu đã thi công công trình nhỏ hơn công
trình chuẩn ị xây (chuyên xây nhà cấp 4 thì thi công nhà 3 tầng khó có
chất lượng tốt)
- Không nên tạm ứng cho nhà thầu sau khi ký hợp đồng mà nên trả tiền
sau khi xong từng hạng mục (để tránh trường hợp nhà thầu bỏ chạy, chủ
nhà mất tiền)
- Nhà thầu có tài sản đền bù khi sửa chữa lại (phải có địa chỉ và nhà
cửa).
 Sau khi đã chọn được nhà thầu thì việc lập hợp đồng rõ ràng là
cần thiết (cần có phụ lục hợp đồng) là làm hợp đồng chặt chẽ, chi
tiết. Cụ thể trong hợp đồng cần ghi rõ những gì chủ thầu phãi làm
(như phần bêtông cốt thép, xây tô, điện nước, sơn nước, ốp lát gạch
men …), những gì chủ thầu không làm (như lát nền gỗ, lắp cửa sổ,
cửa ra vào, gắn máy nước nóng …). Tiến độ tạm ứng tiền theo công
việc. Cần có phụ lục hợp đồng ghi rõ thiết bị để thi công (như máy
trộn bêtông, cây chống thép, ván khuôn là ván ép dày 1,5cm …),
Trách nhiệm của nhà thầu khi chất lượng không đạt yêu cầu.
3. Tuổi thọ công trình
Một công trình muốn có tuổi thọ cao đòi hỏi 4 nhà thầu (thiết kế, thi công,
giám sát, bảo trì khi sử dụng) phải thực hiện công việc của mình với chất
lượng cao.
Đây là 1 yêu cầu rất khó đạt được trong các công trình xây dựng nhà tư nhân.
Phần đông chủ nhà không quan tâm nhiều đến chất lượng thi công phần kết
cấu, do vậy các công trình thường có tuổi thọ thấp, chỉ sử dụng từ 10 đến 30
năm đã phải đập bỏ hoặc sửa chữa lớn. Trong khi đó những công trình làm
phần kết cấu tốt có thể sử dụng từ 70 đến 100 năm.
a) Nguyên nhân
 Chủ nhà không biết do vậy không quan tâm đến tuổi thọ công
trình.
 Chủ nhà tự giám sát chất lượng thi công trong khi chưa biết
nhiều về kiến thức công trình .
 Chủ nhà chọn nhà thầu chủ yếu dựa vào cái đẹp bên ngoài mà
không biết và không căn cứ vào chất lượng thi công phần kết cấu.
 Rất ít các công ty tư vấn xây dựng chuyên về giám sát công
trình hiện nay thực hiện việc giám sát nhà tư nhân (khối lượng nhỏ,
khó làm), đồng thời một số chủ nhà thấy không cần thiết nên không
thuê.
 Thép gỉ mức độ nặng nhưng vẫn tiến hành đổ bêtông.
 Lớp bảo vệ bêtông mỏng hoặc không có lớp bêtông bảo vệ cốt
thép.
 Thiết kế kết cấu không đạt yêu cầu.

Chất lượng thi công kém, không có lớp bêtông bảo vệ bao bọc cây
thép tại chân cột (phần chôn ngầm dưới đất), cây thép sẹ bị ăn mòn
và đức trong thời gian ngắn gây mất an toàn cho công trình.

b) Giải pháp
Cần có người tư vấn giám sát giỏi và đơn vị thi công tốt.

4. Thấm sàn
a) Nguyên nhân
 Chủ nhà chưa thấy tầm quan trọng của việc chống thấm
 Thiết kế hệ thống thoát nước chưa tốt
 Thời gian bảo hành thấp (chỉ có 01 năm)
 Không có nhà thầu chuyên nghiệp về chống thấm
 Dùng loại vật liệu không phù hợp với thời tiết nóng ẩm tại Việt
Nam
b) Giải pháp
 Tăng thời gian bảo hành việc chống thấm lên 05 năm (bảo hành
các việc khác 01 năm)
 Thiết kế sao cho nước thoát nhanh sau khi mưa và dễ sửa chữa
khi xảy ra tình trạng thấm
 Thử thấm trước khi lót gạch
 Chọn nhà thầu chống thấm chuyên nghiệp.
 Tại sân thượng hoặc các sàn tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời
nên dùng loại vật liệu chống thấm gốc nhữa đường có độ co giãn
tốt với thời tiết (dạng co giãn giống cao su)
 Các phòng vệ sinh có thể dùng loại vật liệu gốc xi măng, vì nơi
này không có độ co giãn vì nhiệt.

5. Nứt bêtông trong các cấu kiện sàn, tường


a) Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt bêtông, nhưng trong giai
đoạn xây dựng hiện nay chúng tôi đã thống kê được một số nguyên nhân gây
nứt bêtông chủ yếu như sau:
 Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy
ra hiện tượng nứt.
 Nứt bêtông tập trung nhiều vào kết cấu sàn, tường bêtông có
diện tích lớn.
 Dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho
phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng
cao)
 Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
 Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.
b) Giải pháp
 Không nên dùng loại bê tông có cường độ chịu nén cao trong
các công trình nhà tư nhân, nên dùng loại co cường độ 200kg/cm2.
 Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
 Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới
đông cứng.
 Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không
nên vược quá 40m)

Theo tôi kiếm đồng tiền là một việc khó khăn, do vậy khi tiêu tiền vào
việc xây nhà cần suy nghĩ tính toán kỹ lưỡng trứơc khi xây dựng, không nên
dựa hết hoàn toàn vào nhà thầu mà chúng ta phải chủ động trong mọi việc từ
thiết kế đến thi công, có vậy chúng ta mới có một căn hộ như ý. Các công
trình có chất lượng tốt là các công trình có nhà thiết kế, giám sát, thi công tốt,
một trong 3 nhà thầu trên không tốt dẫn đến công trình không tốt.
Nếu chủ nhà xét thấy không tuyển chọn được các nhà thầu như trên thì không
nên tự mình xây nhà, mà nên chọn phương án mua nhà của các đơn vị kinh
doanh địa ốc có thương hiệu vì họ có hệ thống quản lý chất lượng tốt

Chống tiếng ồn
Tiếng ồn trong phố thị ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các nhà kiến
trúc, xây dựng tìm giải pháp làm giảm thiểu tác động của nó. SGTT ghi
lại ý kiến của kỹ su Bảo Trọng, kiến trúc su Huỳnh Minh Cảnh về các
giải pháp này. Xử lý mái, sàn

Tiếng ồn đi vào nhà chủ yếu từ mái và các cửa. Có phần thâm nhập qua
vách nhà, tiếng động từ nhà bên cạnh. Còn ngay trong căn hộ, cần hạn chế
tiếng động vang từ trên sàn (trần nhà, phòng) do đi lại hay việc sinh hoạt ở
tầng trên.
Khi xây dựng, có thể dùng vật liệu mái có độ
kháng âm khác nhau. Ví dụ mái ngói giảm ồn
hiệu quả hơn mái tôn và thuờng đóng trần để
làm giảm tiếng động từ trên nóc nhà phát xuống. Kết hợp trong dàn trần, có
thể sử dụng tấm móp để cách âm/nhiệt. Tấm móp đuợc trải kín trên trần hay
duới mái nhà, các mối nối phải đuợc xử lý bằng keo dán và chèn bít tất cả
các khoảng hở nếu có để ngăn âm thanh lan ra. Bằng cách đó, thay vì móp,
có thể sử dụng tấm polynum - tấm có chứa túi khí và trên bề mặt đuợc tráng
lớp nhôm.
Một loại tôn đặc dụng PU đuợc chế tạo 3 trong 1 tấm tôn màu hay tôn mạ
kẽm. Sát mặt duới tấm tôn đuợc dán lớp PU gần nhu mốp, dày 18mm và
duới cùng là lớp nhựa PVC. Nó có tác dụng cách âm/nhiệt và nhờ có những
lớp nhu trên mà có thể thiết kế không phải đóng trần. Đó cũng là một giải
pháp

Với sàn, trên sân thuợng thì thiết kế sàn kép - trên sàn
đúc chính, kê cao bằng các đuờng gạch một khoảng hở
chừng 30 - 40cm, rồi lắp ghép trên đó thêm một lớp đan
có lỗ rỗng để thoát và tiêu âm. Luu ý, khi làm sàn kép
thì mặt sàn duới phải tạo độ dốc cao để thoát nuớc
nhanh và xử lý chống thấm tốt. Lớp
đan lỗ trên cùng có thể gỡ lên từng
tấm đuợc, để làm vệ sinh và gia cố sàn
chínhtheo định kỳ 2 - 3 năm một lần.
Cũng có thể dùng gạch hourdis (gạch
bọng) trải trên mặt sàn đúc rồi đổ vữa
lên trên cũng có tác dụng cách
âm/nhiệt. Một giải pháp khác là làm đà
lật (xem minh họa).

Để ngăn tiếng động từ các tầng lầu


trên dội xuống tầng duới, có thể đóng trần để giảm thiểu tiếng ồn. Tựu
trung, tạo khoảng rỗng trên các tầng, sàn để tiêu âm, làm giảm tiếng ồn tác
động trực tiếp hay gián tiếp vào nhà ở hay phòng. Cách khác, đóng ván sàn
gỗ thay vì lát gạch ceramic, đá... sẽ giảm thiểu tốt tiếng động lan xuống tầng
bên duới. Vì khi đóng ván sàn gỗ tự nhiên, thuờng có khoảng hở từ khung
xuơng nền; hoặc ván sàn gỗ nhân tạo, sẽ có lớp mút mỏng lót duới nền, tạo
đuợc sự êm nhẹ trong các chấn động bên trên.
Xử lý phần cửa
Với cửa nẻo, kính và gỗ thiết kế bít kín là chất liệu cản âm khá hiệu quả.
Tuy nhiên, kính cần lắp đặt thật khít khao bằng ron (joint) cao su và không
còn độ lung lay; hạn chế tối đa các khoảng hở. Cửa gỗ bằng ván nhân tạo
(HDF) đang đuợc sử dụng nhiều cũng tạo đuợc sự cách âm khá tốt và
thuờng sử dụng cho cửa phía trong nhu cửa buồng ngủ.
Ngoài ra, thị truờng còn có loại cửa kính đặc biệt cách âm và cách nhiệt cao
cấp của Mỹ; có đủ loại cửa và nhiều kích cỡ đóng ráp sẵn; khuôn đa dạng từ
vuông, chữ nhật, lục giác, tam giác, rẻ quạt... Kết cấu chủ yếu loại cửa này
gồm khung nhôm, kính một lớp hay hai lớp; có song chia ô hay không có.
Đặc tính chủ yếu cách âm, cách nhiệt-hàn và an toàn, nếu lỡ bị vỡ, kính sẽ
bể ra dạng hạt lựu nhu kính xe hơi. Mùa hè, kính cuờng suất cao này sẽ làm
cho buớc sóng dài của năng luợng mặt trời tán xạ tạo cho căn nhà mát mẻ.
Độ cách âm với loại cửa kính này trên 95% do có một lớp kim loại trong đặc
biệt nằm giữa tấm kính. Giữa hai lớp kính (kính hai lớp) đã đuợc hút chân
không nên không bị bụi và hơi nuớc ngấm vào gây ố.

Chống thấm chống ẩm tường gạch, Phương án xử lý


hiệu quả
Chính vì lẽ đó mà ngày nay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng
với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chân tường gây ra. Vậy nguyên nhân do
đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của chúng ta thế nào?
phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù
của Việt Nam ta.Hiện tuong nước leo chân tường gây ô nhiễm môi trường sống

Những vị trí thường gặp hiện tượng này:

• Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát...
• Chân tường bên trong tầng hầm.
• Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách.
• Chân tường nơi có nền đất ẩm.

Nguyên Nhân

Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi
vào những nguyên nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân,
chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý hiệu quả.
- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên
cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch
lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm
chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ
thì độ thấm càng mạnh.

- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu
viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp
hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ
thậm chí thông sang bên kia tường.

- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên
không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công
chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.

II. Ảnh hưởng của việc ẩm mốc đối với chất lượng môi trường sống của con
người

Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối
khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn
tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào hiểu được, tại sao ở Việt
Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho
đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong
những vết ẩm mốc đó. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh
viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy khi chúng ta ở trong môi
trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng
nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen..., rất cao, biểu hiện rõ
nhất là trẻ em ở trong môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho.Nếu ai trong các bạn
đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết
những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống
thấm, chống ẩm này.Phương án xử lý của chúng tôi được gọi là: biện pháp cắt
nước mạch hồ vữa chân tường. Các bạn cùng chúng tôi đi qua từng công đoạn
thi công của phương án này:
(1) Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại vữa có tính năng
độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ
sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát,
xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa
có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.

(2) Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại
bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược
phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm.

(3) Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh
thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.

(4) Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.

Hình ảnh thực tế hiệu quả của phương án này.


Trên đây là bức ảnh chụp ở một công trình tầng hầm để xe tại Hà Nội, sau khi
đã xử lý nhiều lần mà không được, các bạn thấy cả việc lót màng bitum chống
thấm ngược, một biện pháp thể hiện một trình độ yếu kém đến ngạc nhiên cũng
được áp dụng,và sau khi chúng tôi xử lý bằng phương án nêu trên đã hết hẳn
việc thấm chân tường tầng hầm.

GS 200

GS 200: Là vật liệu chống thấm theo công nghệ xử lý


bền vững, gốc xi măng, có khả năng thẩm thấu kết tinh trong bê tông, chuyên
dùng cho các hạng mục ngầm, có khả năng ngăn chặn nước từ hai chiều thuận,
nghịch. Được dùng trong tất cả các cấu trúc chứa nước, mà không chịu tác động
trực tiếp của mặt trời (không dùng cho các cấu trúc bê tông lộ thiên nói chung).
Không ăn mòn thép gia cố. Sản phẩm đạt vệ sinh an toàn quốc tế.

CHI TIẾT ỨNG DỤNG GREEN SEAL 200

GS 200: V ật liệu chống thấm có khả năng xuyên thấm tạo màng ninh kết tinh
thể chìm trong bê tông. GS 200 có thành phần chính cấu thành từ gốc xi măng
pooclăng, thạch anh đã qua khâu chọn lọc kỹ kưỡng kết hợp cùng hóa chất hiệu
lực ( bí quyết công nghệ ). Khi được pha trộn với nước sạch theo một tỷ lệ tiêu
chuẩn sẽ cho ra một loại vữa dẻo chống thấm gốc xi măng hoàn hảo.
Nguyên lý hoạt động của vật liệu:

Hình chụp cắt lớp sự phát triển mạng tinh thể trong bê tông của vật liệu

Mao dẫn trong bê tông chưa


7 ngày sau khi xử lý 24 ngày sau khi xử lý
xử lý GS 200

Có thể thi công rải trước, rắc và xoa mặt khi hoàn thiệt bề mặt bê tông trong khi
đổ, quét hoặc phun GS 200 (đã pha trộn với nước sạch) thì lớp vật liệu này
không đơn giản chỉ là lớp che phủ ngoài bề mặt mà hóa chất có hiệu lực đặc biệt
củ GS 200 kết hợp với hơi ẩm tạo thành một mạng tinh thể linh hoạt bịt kín các
mao dẫn - kẽ hở (cho dù là siêu nhỏ) của bê tông. Như vậy vật liệu luôn tồn tại
và trở thành một bộ phận không thể tách rời của bê tông. Cũng do khả năng
xuyên thấm cao dưới vai trò của hóa chất hiệu lực mà GS 200 đã được áp dụng
để xử lý chống thấm theo cả hai chiều thuận và ngược.

Lĩnh vực sử dụng GS 200 để chống thấm và bảo vệ:

• Các loại bể chứa nổi hoặc ngầm, hồ chứa nước sinh hoạt.
Bể xử lý nước thải, nhà máy nước, hồ bơi, tầng hầm, chân buồng thang máy.

• Đường hầm giao thông, hầm thủy điện, thủy lợi...

(Không ứng dụng tại các hạng mục tiếp xúc trực tiếp với nắng)

Vật liệu thân thiện với nôi trường, không độc hại. Đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
quốc

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CẦU THANG

Phong thủy cầu thang


Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Theo
phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng
sinh hoạt của cả ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải
sáng sủa, thông thoáng và được đặt vào cung "lành", hướng tốt.
Không nên đặt cầu thang giữa nhà. Cầu thang chạy thẳng ra cửa chính sẽ làm tiền
của ''chảy'' mất. Bạn có thể khắc phục bằng cách uốn cong mấy bậc đầu, vừa
cách điệu vừa hợp phong thuỷ.
Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn
ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm. Bậc thang chỉ có
tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như vậy là vượng khí thoát
ra ngoài giống lỗ hổng trong nhà, đều không tốt. Nên lỡ chạm phải điều cấm kỵ
thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu cây hoặc đèn sáng, tuỳ trường
hợp cụ thể.

Tổng số các bậc thang phải tuân theo thuyết trường sinh, nghĩa là tuân theo chuỗi
sinh - lão - bệnh - tử. Theo đó, tổng số bậc mỗi tầng khi đem cho 4, số dư còn lại
sẽ ứng với: 1 - Sinh, 2 - Lão, 3 - Bệnh, 4 - Tử. Nếu chia hết thì bậc cuối cùng rơi
vào chữ "tử" là tuyệt đối không tốt, cần phải xây số bậc cầu thang là số lẻ sao cho
bậc dư là con số 1 - chữ "sinh". Chính vì thế mà người ta còn gọi đây là nguyên
tắc 4 + 1.
Điều này không những đảm bảo thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại
cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc
thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu
có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
Kiểu cầu thang
Có thể thiết kế cầu thang theo nhiều kiểu:
- Kiểu tấm đan sàn bê tông cốt thép: Kiểu này người ta vỉa bậc bằng gạch, dùng
cốn 2 bên hoặc 1 bên (bên kia chèn vào tường), cốn gở giữa kiểu cánh chim.
- Kiểu gấp khúc (hình răng cưa): bằng bê tông cốt thép, không có tấm đan ở
dưới. Kiểu này trông đẹp nhưng khó thi công, phải đổ bê tông toàn khối theo
từng bậc.
- Cầu thang tròn: có thể dùng 1 trụ bê tông cột thép ở giữa và hoàn tất các mặt
bậc vào cột hoặc là tấm đan hình xoáy ốc cao dần lên.
- Cầu thang liền 1 dải: rất ít làm vì quá dài. Thông thường, nên cách điệu thành 2
đợt hoặc theo hình chữ U, 3 đợt. Bậc thang được chia đều cho các đợt thang,
hoặc bố trí theo kiểu đợt nhiều đợt ít, tuỳ mặt bằng. Giữa hai đợt thang, chân
nghỉ không có bậc nhưng nền nhà hẹp vẫn có thể đặt thêm vài bậc, không nên chỉ
đặt một bậc, dễ gây hụt hẫng.
Các điểm cần lưu ý

- Lan can cần thoáng, nên dùng hoa sắt uốn đẹp hơn xây gạch đặc.
-Vật liệu ốp mặt ngoài chủ yếu phủ granito ốp đá, nhưng đẹp và sang nhất là
dùng gỗ ốp toàn bộ với tay vịn bằng gỗ nhuộm màu thẫm.
-Phần mép bậc không trang trí quá nhiều gờ phức tạp vì đó là nơi chân người đi
dễ đụng phải, có thể vấp ngã.
-Mỗi thang bậc cũng nên làm phẳng, không dốc vào phía trong hay bên ngoài.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang


nhà dân dụng
- Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang
thường rộng từ 0,9 - 1,2m.
- Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang được quyết định bởi tỉ lệ chiều cao
và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi,
được tính bằng công thức 2h + b = 600mm (trong đó: h là chiều cao bậc thang; b
là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang
trong nhà thường từ 150mm - 180mm, chiều rộng tương ứng từ 240 - 300mm.
- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn
chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
- Chiều cao của lan can: Thông thường, chiều cao của lan can có liên quan mật
thiết với độ dốc của cầu thang. Với cầu thang không dốc, lan

You might also like