You are on page 1of 5

CHIẾU CẦU HIỀN

I)Tìm hiểu chung:


Tác giả: Ngô Thì Nhậm (1746-1803), hiệu là Hi Doãn, danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn,
người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân
gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc
huyện Thanh Trì Hà Nội.

Sự nghiệp:

- Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử.

- đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775

-Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên

- được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến.

II)Đọc hiểu văn bản


a. Hoàn cảnh sáng tác

"Chiếu cầu hiền" được viết vào khoảng năm 1788- 1789 khi tập đoàn Lê – Trịnh hoàn toàn tan
rã.

https://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/200853 ( LÀM GIỐNG LINK NÀY CHO T )

b. Mục đích

"Chiếu cầu hiền" nhằm thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xây dựng đất nước mà
Tây Sơn đang tiến hành để công tác phục vụ triều đại mới.

c. Thể loại

-       Chiếu là một thể văn nghị luận chính trị xã hội thời trung đại thường do nhà vua ban hành.

-       Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị của triều đại phong kiến
phương đông.

-       Văn thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.

d) Bố Cục: Ba phần:
-       Phần I: “Từng nghe.....người hiền vậy”.

-       Quy luật xử thế của người hiền

-       Phần II: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?”

-       Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của Quang Trung:

-       Phần III: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết."

 Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.

Phần 1: Quy luật xử thế của người hiền


* Tác giả nêu cao vai trò của hiền tài trong sự nghiệp phát triển đất nước:

- Hiền tài: người có tài, có đức trong xã hội.

-“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao.”

=> Tầm vóc của những hiền tài giống như những gì vĩnh hằng của thiên nhiên

sự tinh anh, khiến nhà vua rất lấy làm trân trọng.

- “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che
mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời
sinh ra người hiền vậy.”
 Quy luật của thiên nhiên
 Hiền tài là tinh hoa của trời đất nên lẽ đương nhiên là tài đức của họ phải được cống hiến
cho dân, cho nước

Tổng kết: Tác giả muốn cho sĩ phu hiền tài thấy được vua Quang Trung biết trọng người tài
và rất mực cầu hiền để cùng vua giúp nước. Từ đó góp phần xóa đi những nghi ngờ sợ hãi
của những bậc hiền tài. Nó rất hợp lý khi đã tạo ra chính tính chính danh cho chiếu cầu hiền.
Hơn nữa qua những lời khen ngợi hay cũng chính là lời mời gọi của tác gỉa đã góp phần làm
cho bài chiếu thêm phần thuyết phục người nghe.

Phần 2: Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của Quang Trung:
a)Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:
“ Trước đây thời thế suy vi “ -> thời Lê Trịnh bệ rạc, thối nát.

“ Ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời “->Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng

“Gõ mõ canh cửa” -> Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng", hoặc làm
việc cầm chừng “

“ Ra biển vào sông” -> Các ẩn sĩ mỗi người đi một phương

 Thời Lê Trịnh,Hiền tài như ngôi sao bị che khuất, không được trọng dụng, tôn kính -> họ
phải giữ gìn lấy khí tiết trong sạch của một nhà nho chân chính bằng cách trốn tránh, ẩn
dật hoặc là dè dặt, giữ mình ở chốn quan trường
 Thái độ quay lưng lại với thời cuộc

=> Châm biếm nhẹ nhàng

=> Khiến người nghe không thể tự ái.

b)Tấm lòng của vua Quang Trung :

“ Ghé chiếu lắng nghe”

“ Ngày đêm mong mỏi”

 Hai câu hỏi: Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”. “
 Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự Vương hầu chăng?”
 Thành tâm, chân thật, mong đợi hiền tài

Trình bày hoàn cảnh buổi đầu đất nước:

– Buổi đầu nền đại đinh

. – Kỉ cương nhiều khiếm khuyết.

– Công việc ở biên cương còn phải lo toan.

– Dân mệt mỏi.

– Đức hóa vua chưa kịp nhuần thấm.

– Một mình vua không thể xây dựng đất nước vững bền.

– Người hiền trong nhân gian thì nhiều


 Thể hiện sự đòi hỏi, kết hợp lời kêu gọi đòi hỏi sĩ phu Bắc Hà ra tiếp sức. Buộc sĩ phu
Bắc Hà phải suy nghĩ, thay đổi hành động.
 Lời lẽ chân thành, da diết thể hiện ý thức, trách nhiệm trước quyền lợi của nhân dân

Nghệ thuật đoạn 2:

- Điển tích điển cố


- Câu hỏi tu từ đem lại hiệu quả cao, hỏi mà ràng buộc
- Lập luận chặt chẽ
- Giọng điệu tha thiết
- Cách nói giàu hình ảnh
- Lời lẽ mềm mỏng nhưng kiên quyết trong việc cầu hiền khiến sĩ phu Bắc Hà không thể
không thay đổi thái độ

Phần 3: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung


- Ban chiếu để “Quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ … đều được dâng sớ tâu bày
sự việc
 Lời cầu hiền mang tính dân chủ
- Người nói được việc hay, bàn nhiều việc tốt thì nên “bể dụng”.
- Không trách cứ những người có lời lẽ “không dùng được”.
- Các quan được quyền tiến cử người có tài nghệ.
- Bản thân người tài tự cử….
 Biểu hiện thái độ và tấm lòng của người đứng đầu đất nước
 Mở rộng con đường để các hiền tài thi thố tài năng lo giúp đời, giúp nước
 Tâm huyết, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhất trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam.
(cả trước và sau Nguyễn Huệ ).

Nhận xét về vua Quang Trung:


- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng: Biết trân trọng những kẻ sĩ,
người hiền; biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
- Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân, vì nước:
+ Lo củng cố cho xã tắc, chú ý tới muôn dân.
+Lo giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm.
- Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ :
+Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+Chân thành bày tỏ tấm lòng mình với mọi người.
 III) Tổng kết :
. Nội dung:
Qua bài chiếu, ta hiểu hơn về tầm vóc của vua Quang Trung: phải là một người có tầm nhìn xa
trông rộng, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc mới ban bố Chiếu cầu hiền có giá trị lớn về lịch
sử cũng như về mặt văn phong như vậy. 
Ngoài ra, bài chiếu còn làm nổi bật tài năng văn chương của Ngô Thì Nhậm. 

Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công các điển tích, điển cố.
Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ.
Từ ngữ trau chuốc, thành tâm, khiêm nhường,lập luận chặt chẽ, nghệ thuật thuyết phục đặc sắc.

CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI:

1) Đối tượng mà bài chiếu hướng tới


A) Các sĩ phu Bắc Hà
B) Triều đình Mãn Thanh
C) Điạ chủ phong kiến
D) Mọi người
2) Đặc điểm của thể loại chiếu
A)  Một kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng,
lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định.
B) Một thể văn nghị luận chính trị xã hội thời trung đại thường do nhà vua ban
hành, lời lẽ trang trọng, rõ ràng
C) Một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng
để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết 

3) Qua bài chiếu, ta thấy vua Quang Trung là người thế nào
A) Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ
B) Lo củng cố đê điều, quan tâm tới nhân dân
C) Là người quan tâm đến vấn đề ruộng đất của nhân dân

You might also like