You are on page 1of 9

DẠNG 1.

KHÁI NIỆM ANKEN


Câu 1. Anken là hiđrocacbon có
A. công thức chung là CnH2n. B. một liên kết pi.
C. một liên kết đôi, mạch hở. D. một liên kết ba, mạch hở.
Câu 2. Anken là
A. hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết C=C.
B. hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết C=C.
C. hiđrocacbon không no, mạch hở, có nhiều liên kết C=C.
D. hiđrocacbon không no, trong phân tử có 2 liên kết C=C.
Câu 3. Cho các nhận xét: (1) Anken là hiđrocacbon mà phân tử có chứa 1 liên kết đôi C=C. (2) Những
hiđrocacbon có công thức phân tử là C nH2n là anken. (3) Anken là hiđrocacbon không no mạch hở có
công thức phân tử là C nH2n. (4) Anken là hiđrocacbon mạch hở có chứa 1 liên kết đôi C=C. Các nhận
xét đúng là A. (2), (3), (4). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 4. Công thức tổng quát của anken là
A. CnH2n (n ≥ 3). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 3).
Câu 5. Kết luận nào đúng?
A. Anken và xicloankan (hiđrocacbon no, mạch vòng) là đồng phân hình học của nhau.
B. Anken và xicloankan (hiđrocacbon no, mạch vòng) là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Anken và xicloankan (hiđrocacbon no, mạch vòng) đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Anken luôn có đồng phân hình học.
Câu 6. (THPT quốc gia – 2016). Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa
trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế
biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của
etilen là A. CH4. B. C2H6. C. C2H4. D. C2H2.
Câu 7. (ĐHKB - 2008). Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z gấp 2 lần
khối lượng phân tử của X. X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankin. B. ankađien. C. anken. D. ankan.
Câu 8. Anken X trong phân tử có 8 liên kết xích ma. Công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.

DẠNG 2. ĐỒNG PHÂN CỦA ANKEN


Câu 1. Anken X có số liên kết xichma trong các phân tử là 14. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2. Số đồng phân anken của C4H8 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 3. X có công thức phân tử là C5H10. X có bao nhiêu đồng phân là anken?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 4. Anken C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 5. Số đồng phân cấu tạo của anken có mạch cacbon không phân nhánh ứng với công thức phân tử
C6H12 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Số đồng phân cấu tạo của anken có mạch cacbon phân nhánh ứng với công thức phân tử C6H12 là
A. 6. B. 8. C. 7. D. 9.
Câu 7. Có bao nhiêu anken có mạch cacbon phân nhánh và có công thức phân tử là C5H10?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 8. X là anken trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon no. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 9. Anken X mạch nhánh và có đồng phân hình học. Số nguyên tử cacbon tối thiểu trong anken đó là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 10. Trong các hợp chất: propen (I); 2-metylbut-2-en (II); 3,4-đimetylhex-3-en (III); allyl clorua (IV);
1,2-đicloeten (V). Chất có đồng phân hình học là
A. III, V. B. II, IV. C. I, II, III, IV. D. I, V.
Câu 11. Cho các chất sau: pent-2-en (I); 2-metylbut-1-en (II); 2-metylpent-2-en (III); isobutilen (IV); 3-
metylhex-2-en (V) và 2,3-đimetylbut-2-en (VI). Số chất có đồng phân hình học là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12. Cho các hợp chất sau: CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III);
CHCl2CH=CHCH3 (IV); CH3CH=CCl2 (V). Những hợp chất có đồng phân hình học là
A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (II), (IV). D. (II), III, (IV), (V).
Câu 13. Anken có đồng phân hình học là
A. 2-metylbut-2-en. B. 2,3-đimetylbut-2-en. C. 3-metylpent-2-en. D. isobutilen.
Câu 14. Chất có đồng phân hình học là
A. 3-metylpent-2-en. B. 2-metylbut-2-en. C. 2-metylpent-2-en. D. 2-metylbut-1-en.
Câu 15. Cho các chất: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2;
CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3CH=CHCH3;
CH3C(CH3)=CHCH2CH3. Số chất có đồng phân hình học là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16. Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-
CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2, CH3-CH=C=CH-CH3, CH3-CH=C(CH3)-C2H5. Số chất có đồng phân hình
học là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 17. (CĐ - 2010). Chất có đồng phân hình học là
A. 1,2-đicloetan. B. 2-clopropen. C. but-1-en. D. but-2-en.
Câu 18. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3. B. CH3 – CH – C(CH3)2.
C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3. D. (CH3)2 – CH – CH = CH2.

DẠNG 3. TÊN GỌI CỦA ANKEN


Câu 1. CH2=CH-CH2-CH3 có tên gọi thông thường là
A. butilen. B. α-butilen. C. β-butilen. D. but-1-en.
Câu 2. Anken E có công thức cấu tạo như sau: (CH3)3C-CH2-CH=CH2. Tên thay thế của E là
A. 2,2-đimetylpent-4-en. B. 4,4-đimetylpent-1-en. C. 2,2-đimetylbut-3-en. D. 4,4-đimetylbut-1-
en.
Câu 3. Một đồng phân của C6H12 có công thức cấu tạo như sau: (CH 3)3C-CH=CH2. Tên gọi của đồng
phân trên theo danh pháp IUPAC là
A. 2,2-đimetylbut-3-en. B. 4,4-đimetylbut-1-en. C. 2,2-đimetylbut-4-en. D. 3,3-đimetylbut-1-
en.
Câu 4. Anken X có công thức cấu tạo như sau: CH 3-CH2-C(=CH2)-CH2-CH3. Tên gọi của X theo danh
pháp thay thế là A. 3-etylbut-3-en. B. 2-etylbut-2-en. C. 2-etylbut-1-en. D. 3-etylbut-4-en.
Câu 5. Anken Y có công thức cấu tạo như sau: CH 3-CH2-C(CH3)2-CH=CH2. Tên gọi của Y theo danh
pháp thay thế là A. 3,3-đimetylpent-1-en. B. 3,3-đimetylpent-2-en.
C. 3-etyl-3-metylbut-1-en. D. 2-etyl-2-metylbut-3-en.
Câu 6. Cho anken E có công thức cấu tạo như sau: (CH3)2CH-CH2-CH(CH=CH2)-CH2-CH2-CH3. Tên gọi
của T theo danh pháp thay thế là A. 3-isobutylhex-1-en. B. 5-metyl-3-propylhex-1-en.
C. 3-metyl-4-propylhex-5-en. D. 4-isobutylhex-5-en.
Câu 7. Cho anken G có công thức cấu tạo như sau: (CH 3)2CH-CH2-CH(CH2CH3)CH=CH-CH3. Tên gọi
của G theo danh pháp thay thế là A. 3-isobutylpent-2-en. B. 4-etyl-2-metylhex-4-en.
C. 3-isopropylhex-3-en. D. 4-etyl-6-metylhex-2-en.
Câu 8. Tên của anken CH3CH(C2H5)C(CH3)=CHCH2CH3 là
A. 4,5-đimetylhept-3-en. B. 3,4-đimetylhept-4-en.
C. 5-etyl-4-metylhex-3-en. D. 2-etyl-3-metylhex-3-en.
Câu 9. (ĐHKA - 2014). Chất X có công thức CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-in. B. 2-metylbut-3-en. C. 3-metylbut-1-in. D. 3-metylbut-1-en.
Câu 10. Hợp chất 2,4-đimetylhex-1-en ứng với cấu tạo nào sau đây?
A. (CH3)2CHCH2CH(CH3)CH=CH2. B. (CH3)2CHCH2CH2C(CH3)=CH2.
C. CH3CH2CH(CH3)CH2C(=CH2)CH3. D. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2C(CH3)=CH2.
Câu 11. Anken X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 12. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. 2-metylbut-2-en và xiclohexan. B. 2,3-đimetylbut-2-en và 3,3-đimetylpet-2-en.
C. 3-metylbut-2-en và pent-2-en. D. 2-metylbut-2-en và isobutilen.
Câu 13. Trong các tên gọi sau đây, tên nào đúng?
A. 4,4-đimetylpent-1-en. B. 2-etylpent-2-en.
C. 3-metylpent-3-en. D. 2,2-đimetylpent-3-en.
Câu 14. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-
metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (3) và (4).. B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4).
Câu 15. (ĐHKB - 2014). Trong phân tử propen, số liên kết xich ma là A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 16. Anken có đồng phân hình học là
A. 2-metylbut-2-en. B. 2,3-đimetylbut-2-en. C. 3-metylpent-2-en. D. isobutilen.
Câu 17. Chất có đồng phân hình học là
A. 3-metylpent-2-en. B. 2-metylbut-2-en. C. 2-metylpent-2-en. D. 2-metylbut-1-en.
Câu 18. Trong các hợp chất: propen (I); 2-metylbut-2-en (II); 3,4-đimetylhex-3-en (III); allyl clorua (IV);
1,2-đicloeten (V). Chất nào có đồng phân hình học?
A. III, V. B. II, IV. C. I, II, III, IV. D. I, V.
Câu 19. Cho các chất sau: pent-2-en (I); 2-metylbut-1-en (II); 2-metylpent-2-en (III); isobutilen (IV); 3-
metylhex-2-en (V) và 2,3-đimetylbut-2-en (VI). Có bao nhiêu chất có đồng phân hình học?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 20. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. but-2-en. B. but-1-en. C. 1,2-đicloetan. D. 2-clopropen.
Câu 21. Số liên kết σ có trong một phân tử but -1-en là A. 11. B. 10. C. 12. D. 13.
DẠNG 4. PHẢN ỨNG CỘNG DUNG DỊCH BROM
Câu 1. Cho các chất sau: (1) but-2-en; (2) but-1-en; (3) butan; (4) etilen. Có bao nhiêu chất làm mất
(nhạt) màu dung dịch Br2? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 2. (ĐHKB - 2011). Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là (cho biết
những hiđrocacbon no có vòng 3 cạnh cũng có phản ứng với dung dịch brom)
A. 8. B. 7. C. 9. D. 5.
Câu 3. (ĐHKB - 2013). Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-
đibrombutan? A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-1-in. D. Butan.
Câu 4. (THPT quốc gia - 2018). Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Benzen. B. Etilen. C. Metan. D. Butan.
Câu 5. (TNTHPT - 2020). Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan. B. Metan. C. Etilen. D. Propan.
Câu 6. (TNTHPT - 2020). Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Metan. B. Butan. C. Propen. D. Etan.
Câu 8. Crăcking a mol ankan thu được b mol hỗn hợp gồm các hiđrocacbon. Hỗn hợp sau phản ứng làm
mất màu vừa hết dung dịch chứa c mol Br2. Mối liên hệ giữa a, b và c là
A. c = b - 2a. B. c = 2b - a. C. c = b - a. D. 2c = 2b - a.
Câu 14. Cho anken X tác dụng với brom thu được sản phẩm trong đó brom chiếm 74,074%. X là
A. C3H6. B. C2H4. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 15. Cho 1,12 gam một anken tác dụng vừa đủ với dung dịch Br 2 ta thu được 4,32 gam sản phẩm
cộng. Anken là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 16. Cho 2,24 lít (đktc) anken lội qua bình đựng dung dịch brom dư thì thấy khối luợng bình tăng 5,6
gam. Anken có công thức phân tử là A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C4H10.
Câu 17. 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có
hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10.
D. C5H8.
Câu 18. (ĐHKB - 2009). Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom theo tỉ lệ 1:1 thu được chất hữu cơ Y
chứa 74,08% brom về khối lượng. Khi X phản ứng với HBr thu được 2 sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên
của X là A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen.
Câu 19. Cho 8,96 lít (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom
tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. (CH3)2C=CH2. D. CH2=CHCH2CH2CH3.
Câu 16. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X gồm etan và etilen qua bình đựng nước brom dư thì thấy 1,12 lít khí thoát
ra. Phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp X là A. 80%. B. 37,5%. C. 75%. D. 60%.
Câu 17. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng
khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.
Câu 19. Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2,
khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X
đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là
A. 50%. B. 40%. C. 70%. D. 80%.
Câu 32. Hỗn hợp X gồm CH4 và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 2,24 lít hỗn hợp X qua
dung dịch Br2 dư thấy thoát ra 1,68 lít khí và khối lượng hỗn hợp giảm đi 1 nửa. Công thức của 2 anken là
A. C3H6 và C4H8. B. C5H10 và C6H12. C. C2H4 và C3H6. D. C4H8 và C5H10.
Câu 37. Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 2,016 lít (đktc) hỗn hợp X lội chậm qua dung dịch
Br2 dư còn lại 1,568 lít khí bay ra (đktc) và khối lượng hỗn hợp giảm đi một nửa. Công thức của ankan và
anken là A. CH4 và C4H8. B. CH4 và C3H6. C. C2H6 và C3H6. D. C3H8 và C2H4.

DẠNG 5. PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO


Câu 1. Khi cho anken X tác dụng với H2 thu được neo-hexan. Số anken thoả mãn điều kiện là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Hiđro hoá anken X thu được neo-heptan. Có bao nhiêu anken thoả mãn điều này?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 3. (CĐ - 2009). Cho các chất: trans-but-2-en (1), 2-metylpropen (2), but-1-en (3), cis-but-2-en (4), 2-
metylbut-2-en (5). Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 dư (Ni, t0) cho cùng một sản phẩm là
A. (3), (5), (4). B. (2), (4), (1). C. (1), (4), (3). D. (1), (5), (3).
Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung
nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. Công thức phân
tử của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 7. Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi
của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 8. Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25. Dẫn X qua bô ̣t Ni nung nóng được hỗn
hợp Y (hiê ̣u suất 75%). Tỉ khối của Y so với H2 là A. 5,23. B. 5,5. C. 5,8. D. 6,2.
Câu 9. (CĐ - 2009). Hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni đun nóng
được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 50%. B. 40%. C. 20%. D. 25%.
Câu 10. (ĐHKA - 2012). Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni đun nóng
thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 70%. B. 60%. C. 50%. D. 80%.
Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm anken và H 2 có tỷ lệ mol 2: 3. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được
hỗn hợp Y. Tỷ khối của hỗn hợp X so với Y là 0,7. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là
A. 65%. B. 75%. C. 70%. D. 50%.
Câu 12. (ĐHKA - 2013). Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3Hó có tỉ khối so với H 2 là 9,25. Cho 22,4 lít X
(đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol. B. 0,050 mol. C. 0,015 mol. D. 0,075 mol.
Câu 15. Trộn 0,1 mol etilen với 0,1 mol H 2 thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu
được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp X so với hỗn hợp Y là 0,6. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.

DẠNG 6. PHẢN ỨNG CỘNG HX


Câu 1. Quy tắc Maccopnhicop chỉ áp dụng cho
A. anken đối xứng và tác nhân đối xứng.
B. anken bất đối và tác nhân bất đối
C. anken bất đối và tác nhân đối xứng
D. hiđrocacbon không no bất đối và tác nhân bất đối.
Câu 2. Cho anken X tác dụng với HBr thu được hợp chất Y (duy nhất). X là
A. but-1-en. B. pent-2-en. C. 2-metylbut-1-en. D. cis-but-2-en.
Câu 3. Khi cộng HBr vào 2-metylbut-2-en theo tỉ lệ 1: 1, thu được số sản phẩm là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 4. Cho anken X tác dụng với HBr cho sản phẩm chính là 2-brom-3,3-đimetylbutan. X là
A. 3-metylbut-1-en. B. 2,3-metylbut-2-en. C. 2,3-metylbut-1-en. D. 3,3-đimetylbut-1-
en.
Câu 5. Cho các phản ứng sau: (1) CH3-CH=CH2 + HClO; (2) CH3-CH=CH2 + HBr. Sản phẩm chính của
(1) và (2) tương ứng là
A. CH3-CH(OH)-CH2Cl và CH3-CHBr-CH3. B. CH3-CHCl-CH2OH và CH3-CHBr-CH3.
C. CH3-CH(OH)-CH2Cl và CH3-CH2-CH2Br. D. CH3-CHCl-CH2OH và CH3-CH2-CH2Br.
Câu 6. Cho 2,3-đimetylbut-1-en tác dụng với HBr. Sản phẩm của phản ứng là
A. 2,3-đimetyl-2-brombutan. B. 2-brom-2,3-đimetylbutan.
C. 3-brom-3,3-đimetylbutan. D. 2,3-đimetyl-3-brombutan.
Câu 7. Có bao nhiêu anken khi cho tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là 3-clo-3-metylhexan?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 8. Có bao nhiêu anken khi cho tác dụng với HBr chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất là 2-brombutan?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 9. Cho các anken sau: but-1-en (I); pent-2-en (II); 2-metylbut-1-en (III); cis-but-2-en (IV) và trans-
but-2-en (V). Anken nào khi tác dụng với H2O cho 2 ancol (nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon)?
A. (I) (II) và (IV). B. (I) (IV) và (V). C. (III) (IV) và (V). D. (I) (II) và (III).
Câu 10. Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (điều kiện thường) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá
tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11. Số anken ở thể khí (điều kiện thường) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành 1 ancol duy
nhất là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12. (ĐHKA - 2007). Hiđrat hóa 2 anken thu được 2 ancol. Hai anken đó là
A. propen và but-2-en. B. eten và but-1-en.
C. 2-metylpropen và but-1-en. D. eten và but-2-en.
Câu 13. (ĐHKA - 2010). Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
A. 3-etylpent-3-en. B. 2-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-2-en. D. 3-etylpent-1-en.
0
Câu 14. (ĐHKB - 2012). Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện t , xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm
chính là
A. 2-metylbutan-3-ol. B. 3-metylbutan-1-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-2-ol.
Câu 20. (ĐHKA - 2007). Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ 1:1 tạo sản phẩm chứa 45,223% clo theo
khối lượng. X là A. C3H4. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H8.
Câu 21. Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04%. X có
công thức phân tử là A. C4H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C5H10.
DẠNG 7. BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY ANKEN
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn anken X bằng O2 thu được CO2 và hơi nước. Tổng thế tích của CO2 và hơi
nước đúng bằng thể tích khí X và O2 đã cháy. X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8.
D. CH4.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol anken X thì thu được CO 2 lớn hơn khối lượng của nước là 7,8 gam. X
là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 4. Hiđro hoá anken X thu được ankan Y. Số mol O 2 cần dùng để đốt cháy X bằng 0,9 lần số mol O2
cần dùng để đốt cháy hết Y. Công thức của anken là
A. C5H10. B. C3H6. C. C4H8. D. C2H4.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X, cho toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt cho qua bình 1 đựng
H2SO4 đặc và bình 2 đựng nước vôi trong, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 13,5 gam và khối
lượng bình 2 tăng 33 gam. Biết tỉ khối của X so với nitơ bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C5H10. B. C4H8. C. C3H6. D. C2H4.
Câu 3. Đốt cháy hỗn hợp 3 anken thu được 4,4 gam CO2. Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng
nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm là
A. 4,8 gam. B. 5,2 gam. C. 6,2 gam. D. 2,6 gam.
Câu 5. Một hỗn hợp X gồm C2H4; C3H6 và CnH2n. Đốt cháy hoàn toàn 7 gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lit
O2 (đktc)? A. 11,2 lit. B. 16,8 lit. C. 19,72 lit. D. 20,16 lit.
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO 2 và
H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Công thức của 2 anken là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được
CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 8,45 gam. Công thức của 2 anken là
A. C5H10 và C6H12. B. C2H4 và C3H6. C. C4H8 và C5H10. D. C3H6 và C4H8.
Câu 5. (ĐHKB - 2014). Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken thu được
0,35mol CO2 và 0,4mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là
A. 50%. B. 25%. C. 40%. D. 75%.
Câu 6. (ĐHKB - 2010). Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Tỉ khối của X so với H 2 là 11,25. Đốt
cháy hoàn toàn 4,48 lit X thu được 6,72 lit CO 2 (các V đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt
là A. CH4 và C4H8. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C2H4. D. CH4 và C3H6.
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1
đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư thấy bình 1 tăng 4,14 gam; bình 2 tăng 6,16 gam. Số
mol ankan trong hỗn hợp là A. 0,06. B. 0,09. C. 0,18. D. 0,03.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH 4 và C2H4 thu được 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 10,8 gam nước.
Phần trăm về thể tích của C2H4 trong hỗn hợp là
A. 33,33%. B. 25,00%. C. 75,00%. D. 66,67%.
Câu 10. Hỗn hợp khí X (đktc) gồm metan và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol
hỗn hợp X thu được 7,92 gam CO2 và 3,96 gam nước. Công thức của 2 anken là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.

DẠNG 7. PHẢN ỨNG KHÁC CỦA ANKEN


Câu 1. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH2=CH2-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n.
Câu 2. Sản phẩm trùng hợp etilen là
A. poli(etilen). B. polietilen. C. poliepilen. D. polipropilen.
Câu 3. Trùng hợp propen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH2=CH(CH3)-)n. B. (-CH2-CH(CH3)-)n. C. (-CH=C(CH3)-)n. D. (-CH3-CH(CH3)-)n.
Câu 4. Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n. B. [-CH(CH3)-CH(CH3)-]n.
C. [CH(CH3)=CH(CH3)-]n. D. [-CH2-CH(C2H5)-]n.
Câu 5. Monome của sản phẩm trùng hợp có tên gọi là polipropilen (PP) là
A. (-CH2-CH2-)n. B. (-CH2(CH3)-CH-)n. C. CH2=CH2. D. CH2=CHCH3.
Câu 6. Cho dãy chất: C3H6, C2H6, C2H4, C3H8, CH2=CHCl. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng
trùng hợp là  A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Một phân tử polietilen có phân tử khối là 840000 đvC. Hệ số polime hóa của phân tử này là
A. 3000. B. 28000. C. 25000. D. 30000.
Câu 8. Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử
polietilen này là A. 20000. B. 2000. C. 1500. D. 15000.
Câu 9. Thể tích monome (đktc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) là
A. 70000 m3. B. 44800 m3. C. 67200 m3. D. 56000 m3.
Câu 10. Trùng hợp hoàn toàn 56 lit khí CH3-CH=CH2 (đktc) thì thu được m gam polipropilen (nhựa PP).
Giá trị của m là A. 84. B. 42. C. 105. D. 110.
Câu 11. Trùng hợp 60 kg propilen thu được m kg polime, biết H = 70%. Giá trị của m là
A. 42,0 kg. B. 29,4 kg. C. 84,0 kg. D. 60,0 kg.
Câu 12. Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng
với dung dịch brom dư thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng
polietilen (PE) thu được là
A. 70% và 23,8 gam. B. 77,5% và 21,7 gam. C. 77,5% và 22,4 gam. D. 85% và 23,8 gam.
Câu 13. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. B. K2CO3, H2O, MnO2.
C. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 14. Cho phản ứng: C3H6 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2(OH) + MnO2 + KOH
Sau khi cân bằng hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là
A. 3, 2, 3, 4, 2, 2. B. 3, 2, 4, 3, 2, 2. C. 3, 2, 4, 2, 3, 2. D. 3, 2, 2, 3, 2, 4.
Câu 15. Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125ml dung dịch KMnO 4 1M trong môi trường trung tính (hiệu
suất 100%) khối lượng etylenglicol thu được bằng
A. 11,625 gam. B. 23,25 gam. C. 15,5 gam. D. 31 gam.
Câu 16. Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344.

DẠNG 8. BÀI TOÁN TỔNG HỢP VỀ ANKEN


Câu 1. Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2 rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Sau
phản ứng dẫn hỗn hợp vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2 đã phản ứng. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 20%. B. 50%. C. 80%. D. 75%.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít (đktc) hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có
1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO2. Thành phần % về thể tích metan
và olefin trong hỗn hợp X là
A. 26,13% và 73,87%. B. 36,5% và 63,5%. C. 20% và 80%. D. 73,9% và 26,1%.
Câu 8. Một hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Dẫn hỗn hợp đó qua 100 gam dung dịch brom 16% thấy
brom mất màu và khối lượng bình tăng 2,8 gam, sau phản ứng thấy thoát ra 3,36 lit khí (đktc). Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp khí bay ra thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức của anken và ankan lần
lượt là
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. C2H6 và C3H6. D. CH4 và C3H6.
Câu 4. Cho hỗn hợp gồm 1 parafin và 1 olefin có thể tích 6,72 lít qua dung dịch brom dư, thấy có 500 ml
dung dịch brom 0,2M phản ứng và khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí thoát ra đem đốt cháy
hoàn toàn cần 15,68 lít O2 (đkc). Công thức của parafin và olefin là
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C3H6. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C2H4.
Câu 5. (ĐHKB - 2008). Dẫn 1,68 lit hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon vào bình đựng brom dư. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 4 gan brom đã tham gia phản ứng và còn lại 1,12 lit khí. Nếu đốt cháy
hoàn toàn 1,68 lit khí X thì sinh ra 2,8 lit CO2. Các thể tích đều đo ở đktc. Công thức 2 hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H6. C. CH4 và C3H4. D. C2H6 và C3H6.
Câu 7. Cho 2,24 lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau và propen sục qua nước
bom dư thấy khối lượng bình đựng nước brom tăng 2,1 gam. Đốt cháy lượng khí còn lại thì thu được một
lượng CO2 và 3,24 gam nước. Công thức của 2 ankan là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 8. Hỗn hợp X gồm etilen và một hiđrocacbon no, mạch hở. Cho 2,24 lit hỗn hợp khí X (đktc) qua
dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng brom tăng 3,15 gam. Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu
được 1,68 lít CO2 (đktc). Công thức của hiđrocacbon là
A. C4H10. B. C3H8. C. CH4. D. C2H6.
Câu 9. Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số
mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch 20% Br2 trong dung môi CCl4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử

A. C2H6 và C2H4. B. C4H10 và C4H8. C. C3H8 và C3H6. D. C5H12 và C5H10.
Câu 10. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng
bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể
tích etan, propan và propen lần lượt là
A. 30%, 20%, 50%. B. 20%, 50%, 30%. C. 50%, 20%, 30%. D. 20%, 30%, 50%.
Câu 11. Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn
1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều
đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.
Câu 12. (ĐHKA - 2012). Đốt cháy hoàn toàn 3 lit hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng cần vừa đủ 10,5 lit O2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hidrat hóa hoàn toàn X
trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y trong đó khối lượng ancol bậc II bằng 6/13 lần tổng
khối lượng ancol bậc I. Phần trăm khối lượng của ancol bậc I (có số nguyên tử C lớn hơn) trong Y là
A. 46,43%. B. 31,58%. C. 10,88%. D. 7,89%.

You might also like