You are on page 1of 6

DẠY HỌC TIẾP CẬN NĂNG LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

` Võ Thúy Hồng, khoa Sư phạm, Đại học Trà Vinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng
thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang
kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm
tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể
tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh
giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội
và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh
giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy
với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình
và của xã hội”.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột
phá nhằm thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lí,…Thực hiện việc kiểm tra đánh
giá theo hướng vì sự tiến bộ của người học, như là quá trình thúc đẩy phát học tập
bền vững, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên
1
tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng
hướng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng
học sinh sự tự tin. Điều này rất quan trọng để hướng tới phát triển năng lực học sinh.
Năng lực là khả năng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lí cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện thành công một loại công việc
trong một bối cảnh nhất định. Chính vì thế chúng ta cần quan tâm đến việc học sinh
học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Làm
thế nào để nâng cao năng lực và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của
người học?
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm năng lực:
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau:
Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham
gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định.
Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ, liên quan đến một lĩnh vực
nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Năng lực tồn tại dưới hai hình thức:
+ Năng lực chung là năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong
nhiều loại hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lực chung
cần thiết cho mọi người.
+ Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một môn học cụ thể hoặc một lĩnh
vực hoạt động có tính chuyên biệt cần thiết ở một hoạt động cụ thể, cần thiết ở những
bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế các năng lực chung.
Hiện nay có nhiều quan niệm về năng lực, theo OECD: Năng lực là khả năng
đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể; theo
Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: Năng lực là thuộc tính cá nhân
được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho
phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất
định,
2. Năng lực của học sinh
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng,
thái độ,…phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện
thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục của cấp
học và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
Nói một cách dễ hiểu năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,
2
kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong
các tình huống đa dạng của cuộc sống.Vì vậy cần lưu ý về năng lực của người học;
- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học
được,…mà còn có khả năng hành động, ứng dụng, kĩ năng học được để giải quyết
những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em.
- Năng lực không được hình thành phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ học tập ở trong và ở ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống
giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với
lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như gia đình,
cộng đồng,… cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.
3. Đánh giá năng lực của học sinh
Đánh giá năng lực của học sinh là đánh gia từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riên rẻ
xem học sinh có biết hay hiểu, biết làm, mà quan trọng là đánh giá kiến thức, kĩ năng
và thái độ của người học trong bối cảnh có ý nghĩa, tức là vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập hoặc tình huống thực
tiễn mà các em trải nghiệm, gặp phải trong cuộc sống.
Việc chú trọng đến phát triển năng lực, kĩ năng sống cho học sinh trong khi thời
lượng học tập ở nhà trường không tăng, đòi hỏi nhà trường phải giản thời lượng dành
cho thời lượng truyền kiến thức, tăng thời gian để học sinh tự lực, sáng tạo, nhờ vậy
giúp các em phát triển được các năng lực học tập.
Để đánh giá năng lực học tập của học sinh, cần đặc biệt nhấn mạnh đế đánh giá
quá trình học. Việc đánh giá quá trình kết quả học sẽ đem đến cho giáo viên những
thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học.
Đánh giá năng lực hướng vào việc xác định người học giải quyết nhiệm vụ ở mức
độ nào, hơn là biết những gì.
Theo quan điểm giáo dục hướng vào người học, đánh giá kết quả giáo dục phải
hướng tới việc sau khi học học sinh có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở
nhà trường vào cuộc sống. Đánh giá theo năng lực là đánh giá khả năng học sinh áp
dụng các kiến thức, kĩ năng đã học được vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc
sống hằng ngày. Đánh giá theo năng lực còn có cách gọi khác là đánh giá năng lực
thực hiện.
Đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học
như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ
năng, thái độ, tình cảm, gía trị, chuẩn mực đạo đức,…được hình thành từ nhiều lĩnh
vực học tập cũng như phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

3
Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của người học so
với chính họ hơn là mục tiêu đánh giá, xếp hạng giữa người học với nhau. Bên cạnh
đó, học sinh cùng một độ tuổi, học cùng một chương trình giáo dục nhưng có thể đạt
các mức độ năng lực khác nhau. Một bộ phận đạt mức độ năng lực thấp, bộ phận
khác đạt năng lực phù hợp và số còn lại đạt mức cao hơn so với độ tuổi. Trong nhiều
trường hợp, các mức độ năng lực của một học sinh so với độ tuổi cũng rất khác nhau.
Đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào
khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ
trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các
môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là
biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức,
kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết
quả học tập của học sinh.
4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học môn Mỹ thuật ở bậc
Tiểu học
Trong định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông , môn Mỹ thuật
được coi là môn học không thể thiếu, vì nó hình thành cho người học có được năng
lực thực hành và năng lực thưởng thức/ cảm thụ thẩm mỹ là năng lực mang tính đặc
thù của môn học; ngoài ra năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực thực hành,
năng lực thưởng thức cảm thụ tranh cũng đóng vai trò quan trọng của môn học.
Năng lực Đặc điểm Thể hiện trong môn Mỹ thuật
- Phát hiện và lí giải những vấn đề khó
a. Năng lực
- Thực hiện trong nghệ thuật.
giải quyết vấn
- Đánh giá - Đánh giá những khó khăn trong quá
đề
trình tạo tạo hình.
-Phát hiện những ý tưởng
- Có năng lực tiếp cận ý tưởng mới nảy
mới nảy sinh trong thiên
b. Năng lực sinh trong thiên nhiên và cuộc sống
nhiên và cuộc sống.
sáng tạo - Có cách ứng dụng bố cục sáng tạo, độc
- Ứng dụng ý tưởng vào bố
đáo, hiệu quả.
cục.
c. Năng Phối hợp, tương tác hỗ trợ - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá
lực hợp tác nhau cùng thực hiện nhiệm nhân

4
vụ để cùng đạt mục tiêu
chung (thảo luận nhóm).
d. Năng lực tự -Làm chủ cảm xúc
HS biết thực hiện các kế hoạch hành
quản bản thân - Suy nghĩ và hành động
động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh
hướng vào mục tiêu phù
kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra.
hợp với hoàn cảnh
Năng lực thực hiện tốt các kỹ thuật tạo
hình ở vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ
e. Năng lực
Có năng lực thực hành tốt tranh,…và có khả năng ứng dụng các
thực hành
kiến thức và kĩ năng ấy vào trong cuộc
sống.
Biết đánh giá cái đẹp trong
f. Năng lực tranh và trong cuộc sống, - Biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiêm,
thưởng thức biết làm chủ cuộc sống, của cuộc sống.
cảm thụ tranh biết hành động hướng theo
chân, thiện, mỹ.

5. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Để thực hiện tốt đánh giá hướng phát triển năng lực của học sinh. Ta phải hiểu
đánh giá là kết quả nhằm cung cấp thông tin về sự thành thạo của học sinh ở các mặt
nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một giai đoạn học tập của
môn học/ học phần/ khóa học.
Hoạt động đánh giá diễn ra thường xuyên trong tiến trình thực hiện hoạt động
giảng dạy môn học cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm mục tiêu cải
thiện hoạt động giảng dạy và học tập. Nhằm cung cấp cho người học và giáo viên
những thông tin họ cần để cải thiện kết quả học tập:
Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu hỏi, bảng
kiểm, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.
Cách thức động viên khích lệ, tự định hướng như: tự suy ngẫm, tự đánh giá,
thu thập thong tin phản hồi của bạn bè và học tập hợp tác.
Cách thức giám sát sự tiến bộ như ghi sổ theo dõi học tập,…
Cách kiểm tra sự hiểu biết như hồ sơ học tập, phiếu kiểm tra, phiếu quan
sát,….
Tóm lại: Đánh giá hướng phát triển năng lực của người nhằm mục đích đo
lường kết quả học tập của người học, xếp loại học sinh, đồng thời thôg báo kết quả

5
đánh giá đó cho người học và cán bộ quản lí. Đánh giá quá trình học tập hay sự tiến
bộ của người học lại mang bản chất thường xuyên và được giáo viên thực hiện nhằm
rà soát điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như lên kế hoạch giảng dạy tiếp theo
cho từng người học và cả lớp.
III. KẾT LUẬN:
Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
vấn đề mới, đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng với yêu cầu mới. Để thực hiện tốt đánh giá hướng
phát triển năng lực của học sinh là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, đào tạo người
năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp một cách sinh động,
nâng cao hiệu quả giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn mỹ thuật – Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học
sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm
2014.
3. http://sme.vimaru.edu.vn/kien-thuc-trao-doi/giao-duc-va-dao-tao-dinh-
huong-phat-trien-nang-luc-va-pham-chat-nguoi-hoc
4. http://thpthoangcau.edu.vn/tim-kiem/hoi-thao-chuyen-de-day-hoc-theo-
dinh-huong-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh-c723-1625.aspx

You might also like