You are on page 1of 8

Các Ứng dụng thiết kế hệ thống pin mặt trời + các tài liệu về năng lượng bức xạ mặt

trời tại Việt Nam

1. Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời tại các khu vực Việt Nam.

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng
lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào
khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn
rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong
năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào
khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.

Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

- Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 - 2100 giờ nắng. Trong đó, các
vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những
vùng có nắng nhiều.

- Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 - 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20%
so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa
phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và
phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa
các địa phương ở nước ta có sự chêng lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn
phía Bắc.

Trong đó:
+ Vùng Tây Bắc: 
- Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây
và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là
3,489 kWh/m2/ngày. 
- Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1.
Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

+ Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 


- Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào
tháng 4.
- Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp
nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng
7.

+ Vùng Trung Bộ:


- Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 - 10h/ngày. Trung bình từ
tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 - 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt
5,815 kWh/m2/ngày).

+ Vùng phía Nam: 


- Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ
trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815
kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.

Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN


Vùng Giờ nắng Cường độ BXMT Ứng dụng
trong năm (kWh/m2, ngày)

Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình

Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình

Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt

Tây Nguyên và Nam 2000 – 2600 4,9 – 5,7 Rất tốt


Trung Bộ

Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt

Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt


Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía bắc thì lượng bức
xạ mặt trời nhận được là ít hơn.

Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.
Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.

Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của nước ta,
(đơn vị: MJ/m2.ngày)

TT Địa phương Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm
(đơn vị: MJ/m2.ngày)

17 28 39 410 511 612

1 Cao Bằng 8,21 8,72 10,43 12,7 16,81 17,56


18,81 19,1 17,60 0 11,27 9,37
1 13,5
7

2 Móng Cái 18,81 19,1 17,60 13,5 11,27 9,37


17,56 1 16,10 7 12,91 10,35
18,2 15,7
3 5

3 Sơn La 11,23 12,6 14,45 16,8 17,89 17,47


11,23 5 14,25 4 17,89 17,47
12,6 16,8
5 4

4 Láng (Hà 8,76 8,63 9,09 12,4 18,94 19,11


Nội) 20,11 18,2 17,22 4 12,40 10,66
3 15,0
4
5 Vinh 8,88 8,13 9,34 14,5 20,03 19,78
21,79 16,3 15,92 0 10,22 9,01
9 13,1
6

6 Đà Nẵng 12,44 14,8 18,02 20,2 22,17 21,04


22,84 7 17,93 8 10,43 8,47
20,7 14,2
8 9

7 Cần Thơ 17,51 20,0 20,95 20,8 16,72 15,00


16,68 7 16,38 8 15,25 16,38
15,2 15,5
9 4

8 Đà Lạt 16,68 15,2 16,38 15,5 15,25 16,38


18,94 9 15,00 4 15,75 10,07
16,5 14,8
1 7

Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều
nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt
trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch,
không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất
pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây
được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên
thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi
gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời
trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng
cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3
đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu,
Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ
năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100
giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những
ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung
bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.
2. Tài liệu xây dựng chương trình tính toán bức xạ theo giờ từ số liệu bức xạ
năng lượng mặt trời trung bình tháng
Bài viết trình bày việc xây dựng chương trình tính toán mô phỏng cho phéptạo ra một chuỗi số liệu bức xạ mặt trời từng giờ trong
một năm từ số liệu đầu vào là giá trịbức xạ mặt trời trung bình của 12 tháng. Kết quả so sánh số liệu tính toán mô phỏng từ
chươngtrình với số liệu đo đạc thực tế cho thấy chương trình đảm bảo độ tin cậy để tạo ra chuỗi sốliệu bức xạ sử dụng làm số liệu
đầu vào của các bài toán mô phỏng kỹ thuật, đặc biệt là các bàitoán thiết kế các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hay đánh giá
hiệu quả việc sử dụng cácthiết bị này.

Link: http://www.data.webdien.com/free/dow...afd2dde3196a4d

3. Các phần mềm và ưng dụng: 

Mình giới thiệu 3 loại cho các bác tiện sử dụng bao gồm ứng dụng di động, phần mềm chạy trực tiếp trên web và
phần mềm cài đặt trên máy tính

1. PowerSolarDesign for Android - Thiết kế hệ thống pin mặt trời


Ứng dụng giúp người dùng dễ dàng tính toán, thiết kế hệ thống pin năng lượng mặt trời sử dụng trong 2
hộ gia đình.

Thiết kế hệ thống pin mặt trời bao gồm:

1. Tính toán phụ tải điện dựa trên số lượng phụ tải điện cần sử dụng.
2. Tính toán bộ Inverter (chuyển nguồn DC thành AC), số lượng, module tấm pin mặt trời.
3. Tính toán lựa chọn ắc quy, tính toán lựa chọn bộ sạc.
4. Tính toán tổng vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, cung cấp địa chỉ tư vấn kỹ thuật và liên hệ mua sản
phẩm. (phần mua sản phẩm chắc là quảng cáo ^^)

Yêu cầu: Android 2.1 trở lên


Link: https://play.google.com/store/apps/d...m.tac.doomsday 
2.Solar Panel Sizing
Ứng dụng chạy trực tiếp trên web gồm 3 phần:

a. Tính toán nhu cầu sử dụng điện mỗi ngày:


http://www.solar-power-answers.co.uk...alculator.html

b. Tính kích thước chủng loại tấm pin mặt trời:

http://www.solar-power-answers.co.uk...alculator.html
Bọn này sử dụng số liệu của UK nên mình chịu khó tính bằng số liệu của Việt Nam bên trên, các bác thích mò bên
trong cũng được ^^

c. Tính dung lượng Ác qui:

http://www.solar-power-answers.co.uk...alculator.html

d. Tính kích thước dây dẫn:

http://www.solar-power-answers.co.uk...alculator.html
3. Solar Calculator

You might also like