You are on page 1of 52

CHƯƠNG II.

MÁY PHỤC VỤ CÔNG TÁC BÊTÔNG


Bài 1 Khái niệm chung
2.1.1Khái niệm bê tông
1. Định nghĩa
Bê tông là một loại đá nhân tạo, được tạo thành và làm rắn chắc sau 28 ngày từ hỗn hợp
bê tông (xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi, nước và phụ gia). Bê tông là vật liệu dòn, tính đồng
nhất kém và dị hướng. Cường độ kéo của bê tông nhỏ hơn cường độ chịu nén rất nhiều (8-
15 lần).

Bê tông tươi

Đá bê tông – bó vỉa hè bằng bê tông đúc sẵn


2. Phân loại
- Theo dạng cốt liệu: Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt
(chống phóng xạ, chịu nhiệt, chịu axit).
- Theo khối lượng riêng: Bê tông đặc biệt nặng (γ > 2500 kg/m3), bê tông nặng (γ = 2200
÷ 2500 kg/m3), bê tông nhẹ (γ = 500 ÷ 800 kg/m3), và bê tông đặc biệt nhẹ (γ < 500 kg/m3)
- Theo cường độ chịu nén của bê tông (kg/cm3) ta có các mác bê tông 100, 150, 200,
250, 300, 400, 500 và 600.
Khi nói đến mác bê tông là nói đến khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Theo tiêu chuẩn
xây dựng cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường
độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được
dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28
ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy
mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²)
hoặc daN/cm² (kG/cm²).

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo,
trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ
chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng
mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu
chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².
Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm² (được lấy để tính
toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).

Ngày nay người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao từ 1000–2000 kg/cm².

Ở các quốc gia khác nhau quy định kích thước mẫu có thể khác nhau. Theo tiêu chuẩn
Mỹ, mẫu bê tông hình trụ tròn đường kính 150 mm, chiều cao 300 mm (thí nghiệm nén dọc
trục). Để các tiêu chuẩn được tương đương cần có hệ số quy đổi.

- Theo đặc tính công tác của hỗn hợp bê tông (khả năng điền đầy khuôn của hỗn hợp bê
tông): được đánh giá theo độ sụt nón tiêu chuẩn (SN) và độ cứng (ĐC) của hỗn hợp bê tông.
(bảng 4.1.)
Độ sụt nón tiêu chuẩn (SN) được đo như sau:
Nón tiêu chuẩn là nón cụt Dđáy = 200 mm, Dmiệng = 100 mm, cao H = 300 mm. Đổ bê tông
làm ba đợt theo chiều cao mỗi lớp h = 100, chọc 25 lần bằng que thép ϕ16 để điền đầy, gạt
phẳng miệng, rút nón lên và đặt bên cạnh đống vứa để đo độ sụt.
Đo độ sụt SN
Để đo độ cứng của hỗn hợp bê tông, trình tự công việc như sau:
Đặt nón tiêu chuẩn vào khuôn hình lập phương có cạnh 200 trên bàn rung tiêu chuẩn ( f=
50Hz, A = 0,35mm), thao tác điền đầy hỗn hợp bê tông tương tự như khi đo độ sụt nón, cho
bàn rung làm việc để xác định thời gian dàn phẳng của hỗn hợp bê tông tp tính theoo giây.
ĐC = 1,5.tp; (s)
Bảng 4.1
Hỗn hợp bê tông SN (cm) ĐC (s)
Đặc biệt cứng - > 300
Cứng cao - 150 ÷ 200
Cứng - 60 ÷ 100
Cứng vừa - 30 ÷ 45
Kém dẻo 1÷4 15 ÷ 20
Dẻo 5÷8 0 ÷ 10
Rất dẻo 10 ÷ 12 -
Nhão 15 ÷ 18 -
2.1.2 Khái niệm bê tông cốt thép (reinforced concrete)
1. Định nghĩa
Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng mà bê tông và cốt liệu cùng làm việc trong một
thể đồng nhất về phương diện chịu lực và biến dạng nhiệt (thép và bê tông có hệ số giãn nở
nhiệt gần giống nhay nên đảm bảo được tính toàn khối của bê tông cốt thép).
2. Đặc điểm
Bê tông là loại vật liệu giòn, còn cốt thép là loại vật liệu dẻo chịu kéo và chịu nén rất tốt, do
vậy cốt thép thường được bố trí tại vùng chịu kéo, còn bê tông bao học bảo vệ chống ăn
mòn cho cốt thép và tạo ra kết cấu đồng nhất về mặt chịu lực.
3. Phân loại
a. Theo phương pháp thi công
- Bê tông cốt thép toàn khối (thi công tại chỗ).
- Bê tông cốt thép lắp ghép (cấu kiện BTCT được chế tạo tại nhà máy bê tông)
- Bê tông cốt thép nửa lắp ghép (khi lắp ghép phải cấy thêm cốt thép và đổ bê tông tại chỗ)
b. Theo trạng thái ứng suất của cốt thép khi chế tạo cấu kiện
- Bê tông cốt thép thường.
- Bê tông cốt thép dự ứng lực (cốt thép được kéo căng ra để tạo ứng suất trước σ P ≤ (0,85 ÷
0,95). σT đối với thép mềm và σP ≤ (0,65 ÷ 0,75). ΣB đối với thép cứng. Nhờ vậy cấu kiện bê
tông cốt thép sau khi chế tạo xong bê tông đã bị nén trước khi chịu tải do cốt thép sau khi
chế tạo xong bê tông đã bị nén trước khi chịu tải do cốt thép luôn có xu hướng co lại. Sử
dụng bê tông cốt thép dự ứng lực tiết kiệm được 30 ÷ 60% cốt thép và làm tăng khả năng
chịu uốn của cấu kiện.
2.1.3 Máy làm bê tông và phân loại máy làm bê tông
Máy làm bê tông là tên gọi chung của các loại máy và thiết bị phục vụ cho công tác bê tông
cụ thể là.
- Máy trộn bê tông và các thiết bị kèm theo (thiết bị định lượng phối liệu, thiết bị đổ phối
liệu vào và thiết bị đổ thành phẩm ra).
- Máy vận chuyển bê tông ngoài công trường.
- Máy bơm và dải bê tông.
- Máy đầm bê tông.
Bảng phân loại máy làm bê tông
Bài 2 Máy trộn bêtông và trạm trộn bê tông (Concrete mixer)
2.2.1 Công dụng và phân loại
1. Công dụng
Máy trộn bê tông dùng để trộn đều các thành phần vật liệu: cát, đá, ximăng, chất phụ gia
với nước để tạo nên hỗn hợp bê tông. Trộn bê tông bằng máy đảm bảo được chất lượng bê
tông, cho năng suất cao và tiết kiệm xi măng.
2. Phân loại
a. Theo nguyên lý trộn.

Máy trộn tự do: (Gravitation concrete mixer) Máy trộn bê tông tự do là loại máy trộn có
thùng trộn quay tròn, trong thùng trộn có gắn các cánh trộn. Khi thùng trộn quay, các cánh
trộn và lực ma sát giữa thùng trộn và hỗn hợp đưa hỗn hợp lên cao, sau đó chúng rơi xuống
tạo sự nhào trộn với nhau. Vận tốc quay của thùng trộn n < 30 vòng/phút để không tạo ra
lực ly tâm đủ lớn để ngăn cản chuyển động tự do của các hạt cốt liệu. (Hình 4.1.a)
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy trộn tự do và cưỡng bức
a) Trộn tự do; b) Trộn cưỡng bức loại thùng đứng yên, cánh trộn quay, một trục ngang
c) Trộn cưỡng bức trục đứng có thùng và cánh trộn quay ngược chiều nhau;
d) Máy trộn cưỡng bức hai trục quay ngang; 1. Thùng trộn; 2. Cánh trộn.
Máy trộn cưỡng bức: Máy trộn bêtông cưỡng bức là loại máy trộn có thùng trộn thường
là đứng yên, trong thùng trộn có trục quay trên đó có gắn các cánh trộn. Khi trục quay, các
cánh trộn sẽ đảo bêtông trộn đều với nhau. (Hình 4.1.b,c,d)

Máy trộn bê tông cưỡng bức loại xẻng trộn


Máy trộn cưỡng bức hai trục quay ngang JS 500 của Hòa Phát
Loại máy trộn tự do chỉ trộn được bê tông lỏng, nhưng kích thước tối đa của phối liệu
có thể lên tới 150 mm, còn loại trộn cưỡng bức có thể trộn được tất cả các mác bê tông,
nhưng kích thước phối liệu không quá 70 mm.
b. Theo phương pháp đổ bê tông ra
Máy trộn kiểu thùng lật đổ (hình 4.2.a )
Máy trộn đổ bằng máng. (hình 4.2.b)
Máy trộn đổ bằng cách nghiêng và quay thùng trộn. (hình 4.2.c)
Máy trộn đổ bê tông qua đáy thùng.

Hình 4.2. Các phương pháp đổ bê tông ra. a) Đỏ bằng cách lật úp thùng;
b) Đổ bằng máng; c) Đổ bằng cách nghiêng và quay thùng;
1. Thùng trộn; 2. Máng đổ; 3. Nắp thùng.
c. Theo chế độ làm việc
Máy trộn làm việc theo chu kỳ: bê tông được trộn từng mẻ một. Ở các máy trộn bê tông
loại này quá trình trộn bê tông chỉ chiếm khoảng 2/3 thời gian làm việc của máy, còn 1/3
thời gian tốn vào các động tác đổ phối liệu vào và đổ bê tông thành phẩm ra.
Máy trộn làm việc liên tục: các động tác đổ phối liệu vào, trộn, đổ bê tông ra được tiến
hành liên tục và đồng thời trong suốt thời gian máy làm việc. Loại này có năng suất cao
nhưng cấu tạo phức tạp và cồng kềnh, vì vậy chỉ dùng ở các trạm trộn hoặc ở các nhà máy
sản xuất bê tông.
d. Theo khả năng di chuyển
Loại lưu động: được đặt trên các hệ bánh di chuyển.
Loại tĩnh tại: Thường được đặt cố định là các trạm trộn.
2.2.2Máy trộn bê tông theo chu kỳ
1. Máy trộn bê tông tự do làm việc theo chu kỳ
Loại này thường sản xuất hỗn hợp bê tông linh động cao, có độ sụt 6÷15cm. Thường có

dung tích một mẻ đã trộn xong: Vhh = 65, 165, 300, 500, 800, 1000, 1600, 2000 và 3000 lít
a. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Trên hình 4.3 thể hiện cấu tạo chung và hệ thống truyền động của loại máy trộn tự do
kiểu lật đổ. Động cơ 11 qua hộp giảm tốc làm bánh răng côn 14 và bộ truyền đai quay. Bánh
răng 14 làm quay vành răng 15 được gắn trên thùng trộn làm nó quay quanh trục y-y
0
(nghiêng 45 so với phương thẳng đứng) để trộn cốt liệu. Bộ truyền đai quay làm ly hợp 13
quay trơn trên trục 17. Muốn đổ vật liệu vào thùng trộn, kéo tay đòn số 1, nó sẽ nới phanh
hãm số 2 và đóng ly hợp 13 lại. Nhờ vậy lực được truyền từ bộ truyền làm quay trục 17 và
tang cuốn cáp, cuốn cáp 3 và kéo thùng cấp phối liệu theo giá dẫn hướng lên dần tới miệng
thùng trộn. Khi gầu tới đỉnh giá dẫn hướng thì bị chặn lại, thùng bị lật ngược và đổ vật liệu
chưa trộn vào thùng trộn. Muốn lấy bê tông đã trộn ra thì quay vô lăng 6, nhờ truyền động
của cặp bánh răng trụ 5 , giá lật 7 quay, làm thùng úp xuống và đổ vật liệu đã trộn ra ngoài.
Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo máy trộn bê tông tự do
b. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng.
 Ưu điểm
Loại này đổ bê tông ra rất nhanh và tương đối sạch, - Máy trộn bê tông tự do có cấu tạo
đơn giản, tiêu tốn ít năng lượng, trộn được nhiều loại cốt liệu khác nhau (kể cả cốt liệu lớn).
 Nhược điểm
Năng suất thi công thấp, chất lượng trộn không cao.
Động tác lật thùng tốn nhiều lực, nhất là khi quay ngược lại thùng về vị trí cũ, nên chỉ
dùng cho các loại máy trộn có dung tích nhỏ.
 Phạm vi sử dụng
Thường dùng trộn bê tông nặng, bê tông có cốt liệu lớn hoặc thi công có tính chất nhỏ lẻ.
2. Máy trộn bê tông cưỡng làm việc theo chu kỳ
Loại này thường lắp đặt tại các xưởng bê tông đúc sẵn, các trạm trộn bê tông thương
phẩm. Dung tích bê tông đã trộn xong của loại máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo

chu kỳ tiêu chuẩn là: Vhh = 65, 165, 330, 500, 800, 1000, 2000 và 3000 lít
a. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 4.4. Cấu tạo máy trộn cưỡng bức kiểu roto làm việc theo chu kỳ
Trên hình 4.4 là hệ thống dẫn động của máy trộn cưỡng bức làm việc theo chu kỳ, bao
gồm động cơ điện 1 và hộp giảm tốc 2, qua khớp nối làm quay rotor 8. Trên rotor có lắp các
tay và cánh trộn 7, bộ phận an toàn 4 giúp tránh bị kẹt trong quá trình trộn. Vật liệu được
nạp qua cửa nạp số 9 và xả bê tông qua cửa xả ở đáy thùng trộn.
Việc chất tải vào thùng chỉ thực hiện khi rotor đang quay. Cốt liệu và xi măng được đưa
vào thùng trộn cùng với nước có thành phần và liều lượng xác định. Hỗn hợp được nhào
trộn đồng nhất và hiệu quả rồi xả ra ngoài khi cửa xả mở. Hiện nay các loại máy trộn cưỡng
bức hai trục làm việc theo chu kỳ xả vật liệu từ đáy thùng được dùng rất phổ biến trên các
trạm trộn bê tông.
2.2. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng.
 Ưu điểm:
Máy trộn cưỡng bức có năng suất thi công cao, chất lượng trộn tốt.
 Nhược điểm:
Có cấu tạo phức tạp, tiêu hao nhiều năng lượng.
 Phạm vi sử dụng:
Thường dùng trộn bêtông khô, bêtông mác cao, bêtông cốt liệu nhẹ hoặc làm thiết bị
trộn trong các trạm trộn.
2.2.3 Năng suất máy trộn bê tông.
1. Máy trộn theo chu kỳ
N s  Vxl .nck .ktg
, (m3/h) (4.1)
Trong đó : Vxl – Thể tích xuất liệu của thùng trộn (thể tích bê tông thành phẩm trộn được
trong một mẻ trộn); [m3]
Vxl  Vsx .k xl  (0,3  0,4).Vhh .K xl [m3] (4.2)
Vsx – Thể tích sản xuất của thùng trộn; [m3]
Vhh – Thể tích hình học của thùng trộn; [m3]
kxl – Hệ số xuất liệu kxl = 0,65 ÷ 0,7 : đối với bê tông.
kxl = 0,8 : đối với vữa.
3600
nck 
tck
nck – Số mẻ bê tông trộn được trong một giờ:

tck – Thời gian một mẻ trộn: tck  t1  t2  t3  t 4 , [s]


t1, t2, t3, t4 – Thời gian tiếp liệu, trộn, đổ, quay về, [s]
ktg – Hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy trong một ca.
2. Máy trộn liên tục.
N s  60.n.S.t.K1.K 2 .K xl ; (m3/h) (4.3)
Trong đó: n – Vận tốc quay của thùng trộn, [v/ph]
S – Tiết diện dòng vật liệu di chuyển trong thùng trộn, [m²]
S  (0, 28  0, 34). d 2 / 4

d – Đường kính quỹ đạo hình tròn của cánh trộn, [m]
t – Khoảng cách giữa các cánh trộn theo chiều dọc trục, [m]
K1,K2 – Các hệ số xét đến tác động ngăn cản chuyển động của dòng vật liệu
trong thùng trộn do tính không liên tục của các cánh trộn và do ma sát giữa vật liệu và các
chi tiết tiếp xúc với vật liệu, K1,K2 ≈ 0,5.
2.2.4 Các thông số kỹ thuật khi trọn máy trộn bê tông
Model JS 500 JS 750
Dung tích liệu ra (L) 1mẻ trộn 500 750
Dung tích liệu vào (L) sản xuất tổng 800 1200
Năng suất (m3/h) 26 ¸ 30 35 ¸ 40
Tốc độ trộn (V/phút) 26 -
Công suất động cơ trộ (kw) 18.5 30
Công suất nâng (kw) - 7.5
Công suất máy bơm nước (kw) 0.75 1.1
Tốc độ nâng gầu cấp liệu (m/phút) - -
Kích thước (mm) 3950x4965x5815 5178x2220x4957
Trọng lượng (kg) 3900 6450
3. Trạm trộn bê tông

3.1 Nguyên lý làm việc của một trạm trộn bê tông


Hình 1: trạm trộn bê tông cố định
1 – kho đá; 2 – kho cát; 3 – máy xúc lật; 4 – hệ thống định lượng; 5 – băng tải; 6 – phễu
chứa hỗn hợp đa & cát; 7 – ô tô chở xi măng; 8 – xi lô chứa XM. 9 – bơm XM.; 10 – định
lượng XM; 11 – bể nước; 12 – thùng chứa phụ gia lỏng; 13, 14 định lượng; 15 – trung tâm
điều khiển; 16 máy trộn bê tong; 17 – phễu chứa bê tông
3.2 Cấu tạo trạm trộn bê tông
Hình 2: Trạm trộn bê tông cố định
1 – hệ thống cung cấp nước; 2– hệ thống cung cấp phụ gia; 3 - hệ thống bơm xi măng bằng
máy bơm khí nén; 4 - silo chứa xi măng; 5 – băng tải VC. Xi măng; 6 – phin lọc bụi tay áo;
7 – thiết bị định lượng chất lỏng (nước và phụ gia lỏng); 8 – định lượng cát và đá; 9 – máy
trộn; 10 – gầu tải chở đá và cát; 11 – vỏ máy; 12 – hệ thống điều khiển; 13 – kho cốt liệu
3.3 Các thông số kỹ thuật khi trọn trạm trộn bê tông

Model trạm trộn cố định HZS75 HZS60


Năng suất lý thuyết max(m3/h) 75 60
Model máy trộn JS1500 JS1000
Thể tích thùng chứa(m3) 3×12 4
Kích thước đá max(mm) 60/80
Chiều cao xả(m) 1.7-3.8 3.8
Chiều cao xả bê tông (m) 2.9
Sai số thiết bị cân đá, cát(%) ±2 ±2
Sai số thiết bị cân xi măng (%) ±1 ±1
Sai số thiết bị cân tro, bụi…(%) ±1 ±1
Sai số thiết bị cân nước(%) ±1 ±1
Sai số thiết bị cân phụ gia(%) ±1 ±1
Công suất(kw) 85 141
Tổng trọng lượng(kg) 35000 30000
Bài 3 Máy và thiết bị vận chuyển bêtông
2.3.1 Máy vận chuyển bê tông ngoài phạm vi công trường
1. Công dụng
Máy vận chuyển bê tông ngoài phạm vi công trường có nhiệm vụ vận chuyển bê tông từ
trạm trộn đến chân công trình với cự ly đến vài chục km, đảm bảo bê tông không bị phân
tầng và thời gian vận chuyển không vượt quá quy định cho phép. Để vận chuyển bê tông từ
trạm trộn đến công trường người ta thường sử dụng ô tô chở + trộn bê tông, đôi khi dùng xe
ben kín để vận chuyển nếu có yêu cầu lớn về khối lượng như thi công đường cao tốc.
2. Ô tô tự đổ

Hình: sơ đồ cấu tạo ô tô chở bê tông – 1 – xe ô tô; 2 – ben kín

Ô tô tự đổ thực ra không phải là phương tiện vận chuyển bê tông, nhưng khi cần vẫn
dùng để chở bê tông, nếu đảm bảo được các điều kiện sau.
- Nhu cầu lớn ( đổ cả xe, không đổ rải rác mỗi nơi một ít)
- Khoảng cách vận chuyển không lớn (L ≤ 10km với đường tốt và L ≥ 3km với đường
xấu)
- Thùng xe phải thật kín, không chở đầy (tránh rò rỉ nước xi măng trong quá trình vận
chuyển bê tông)
4. Ô tô chở trộn bê tông (Concrete mixer truck)
Ô tô chở trộn bê tông
Ô tô chở trộn bê tông dùng để trộn và vận chuyển bê tông với cự ly vài km tới vài chục
km từ trạm trộn bê tông thương phẩm tới nơi tiêu thụ.
Vận chuyển cự ly gần : xe làm nhiệm vụ vận chuyển là chính. Lượng bê tông đổ vào
thùng chiếm 75%÷80% dung tích thùng trộn. Để bê tông không bị phân tầng và đông kết
sau khi đổ bê tông vào thùng và trong quá trình vận chuyển thì thùng trộn quay với tốc độ
3÷4v/ph.
Vận chuyển cự ly xa : xe làm nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa trộn. Lượng bê tông đổ vào
thùng chiếm 60%÷70% dung tích thùng trộn. Thùng trộn quay với tốc độ 10÷12v/ph.
a/. sơ đồ cấu tạo chung:
1. Shasy; 2. Mô tơ thủy lực quay thùng trộn; 3. Thàng chứa nước; 4. Bệ đứng; 5.
Thùng trộn; 6. Bệ đỡ và con lăn; 7. Phễu nhận BT; 8. Phễu nhận bê tông xả; 9.
Cơ cấu điều chỉnh chiều cao máng xả; 10. Máng xả chính; 11. Máng xả phụ.

2 3
7

4 5
6

Hình 2. Sơ đồ cấu tạo ô tô trộn và chở bê tông tươi

1.Sashy ô tô; 2. Thùng trộn; 3. Cánh trộn; 4.Mô tơ thủy lực; 5. Ổ đỡ chặn; 6.Con lăn
(gồm 2 cặp); 7. Thùng chứa nước; 8. Phễu nhận bê tông; 9. Máng xả bê tông.
b/ Hoạt động

- Ôtô chở bê tông dùng để vận chuyển và trộn bê tông tuy nhiên trong thực tế nó
thường chỉ dùng để vận chuyển bê tông.
- Khi vận chuyển bê tông, bê tông đã trộn từ nhà máy sản xuất bê hoặc trạm trộn được
rót vào thùng qua phễu nhận bê tông 8, thể tích bê tông chiếm khoảng 75%÷80% dung tích
hình học của thùng trộn. Để bê tông không bị phân tầng và ninh kết sau khi đổ bê tông vào
thùng và trong quá trình vận chuyển thì thùng trộn quay với tốc độ 3÷4v/ph xuôi chiều kim
đồng hồ nhờ mô tơ thủy lực số 4 làm quay thùng trộn số 2 trên bốn con lăn số 6. Khi xả bê
tông ra, người ta đảo chiều quay của thùng trộn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, các
cánh đảo 3 làm việc như một vít tải đưa bê tông tươi ra ngoài theo máng số 9.
- Khi bê tông đã xả hết, một bơm cao áp (không vẽ trên hình), hút nước từ thùng chứa
nước 7 để làm vệ sinh thùng trộn.
- Khi vận chuyển bê tông cự ly xa hoặc thời gian v/c quá lâu : xe làm nhiệm vụ vừa
vận chuyển vừa trộn. Lượng hỗn hợp bê tông khô đổ vào thùng chiếm 50%÷60% dung tích
thùng trộn. Thùng trộn quay với tốc độ 10÷12v/ph để trộn bê tông khô với nước lấy từ
thùng chứa nước 7.
c/ Thông số kỹ thuật cơ bản khi chọn ô tô chở chộn bê tông
Model ĐV. ZOOMLION K6JB- ZOOMLION K8JB-
R R
Thông số thùng trộn
Thể tích thùng trộn m3 6 8
Góc nghiêng thùng trộn Độ 14 13
Vận tốc quay thùng trộn rad/ph 12~16 12~16
max
Tốc độ nhận bê tông tươi m3/ph ≥4 ≥4
vào thùng trộn
Tốc độ xả bê tông tươi từ m3/ph ≥3 ≥3
thùng trộn
Tỷ lệ sót lại sau xả % ≤0.7 ≤0.7
Độ sụt bê tông vận chuyển 50~210 50~210
mm
Trọng lượng kg 4150 4590
Kích thước (DxRxC) mm 5905×2500×2725 6925×2490×2795
Loại máy bơm nước cao áp Khí nén Khí nén
Thể tích thùng nước Lít 600 450
Bình tích áp khí nén M22×1.5 M22×1.5

5. Ô tô chở bê tông ben kín chuyên dụng


Là loại xe chuyên dùng để chở bê tông ở cự ly không quá 10km. Cấu tạo và hoạt động
loại xe này tương tự như ô tô tự đổ, chỉ khác là thùng chở bê tông có cấu tạo đặc biệt để
chuyên chở bê tông. Bê tông thành phẩm được chứa trong thùng chứa bê tông, miệng đổ bê
tông nằm ngang, cao hơn mức bê tông trong thùng để đảm bảo không bi rơi vãi bê tông
trong quá trình vận chuyển dọc đường. Phía trên thùng có nắp đậy kín, vỏ thùng có hai lớp,
0
trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 0 C thì khí thải của động cơ sẽ chạy qua khe giữa
hai vỏ lớp thùng trước khi tới ống xả để sưởi nóng bê tông.
Thùng chuyên chở bê tông tựa lên một điểm ở giữa xe và hai khớp bản lề trên khung
0
chịu lực. Hai xi lanh thủy lực kiểu ống lồng có thể nâng thùng tới 80 để đổ bê tông ra (trong
thùng có cơ cấu gõ mạnh vào vỏ thùng để đổ bê tông ra cho hết sạch).
6. Chọn số lượng vận chuyển xe bê tông
Để đảm bảo bơm bê tông liên tục, số lượng xe vận chuyển bê tông có thể chọn bằng
công thức sau:
Qmax .ktg L
n ( T)
v vdc
(4.5)
Trong đó: Qmax - Năng suất lớn nhất của máy bơm, [m3/h]
V - Dung tích chứa của xe vận chuyển bê tông, [m3]
ktg - Hệ số sử dụng thời gian của máy bơm
L - Quãng đường vận chuyển bê tông của xe, [km]
vdc - Vận tốc di chuyển của xe, [km/h]
T - Thời gian gián đoạn giữa các xe, [h]

Bài 3
Máy vận chuyển bê tông trong phạm vi công trình
1. Công dụng
Để vận chuyển bê tông trong phạm vi công trình có thể dùng nhiều loại phương tiện
khác nhau như cần trục, vận thăng, xe cút kít. Nhưng ở đây ta chỉ xét các phương tiện
chuyên dùng để vận chuyển bê tông, cụ thể là các loại máy bơm bê tông. Máy bơm bê tông
dung để vận chuyển bê tông có tính linh động cao (thường có độ sụt trên 12cm) theo đường
ống dẫn có thể đi xa tới 500m hoặc lên cao tới 70 m. Nếu muốn bơm đi xa hoặc cao hơn nữa
cần phải lắp các bơm nối tiếp nhau. Bơm bê tông còn dùng hiệu quả cho cả bơm vữa xây
dựng.
2. Phân loại

3. Máy bơm bê tông dẫn động thủy lực


a. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
Loại này có năng suất kỹ thuật Q = 5 ÷ 65 (m3/h), cự ly bơm lên tới Lmax = 400 m, độ cao
bơm lớn nhất Hmax. Phổ biến hiện nay là bơm hai piston thủy lực có cửa van hình chữ S.
Nguyên lý làm việc: máy bơm bê tông làm việc theo chu kỳ. Tại mỗi chu kỳ làm việc,
van chữ S sẽ quay một góc nhất định để ăn khớp với các xy lanh bơm bê tông số 5 và thông
với ống dẫn bê tông số 4. (hình 4.6)
- Ở chu kỳ đầu, van 2 ăn khớp với xy lanh 5 và nối thông với ống dẫn bê tông 4, piston
6’ dịch chuyển sang trái để hút bê tông từ phễu chứa 1 vào bên trong xi lanh 5’, đồng thời
piston 6 của xy lanh bơm bê tông 5 chuyển động tịnh tiến sang phải để đẩy bê tông từ bên
trong xi lanh bơm bê tông qua van chữ S tới ống dẫn bê tông số 4.
- Ở chu kỳ tiếp theo, van 2 quay đi một góc để ăn khớp với xy lanh 5’ nối với ống dẫn 4,
xy lanh 5 thông với phễu chứa bê tông, tương tự bê tông được hút từ phễu chứa vào bên
trong xi lanh 5, bê tông được bơm từ xy lanh 5’ qua van chữ S tới 4.
Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý làm việc máy bơm hai piston thủy lực.
3. Xe bơm bê tông
a) Phạm vi sử dụng ô tô bơm bê tông:
Ô tô bơm bê tông lớn nhất trên thế giới có thể bơm cao nhất H max = 101m ở bắc Âu. Tại Việt nam, ô tô
bơm bê tông cao nhất Hmax = 62 m, vì vậy nó chỉ để bơm bê tông các sàn có chiều cao nhỏ hơn 60 m hoặc
bơm đi xa không quá 100m. Để bơm bê tông lên cao hơn hoặc xa hơn phải dùng máy bơm bê tông loại kéo
theo (không đề cập ở đây).

Trên thực tế, ô tô bơm bê tông dùng để bơm cho các sàn bê tông thấp tầng, bơm thi công công trình
ngầm, móng nhà… nó đặc biệt hữu ích khi thi công các sàn bê tông trải dài không tập chung như mặt cầu
cạn.

b) Sơ đồ cấu tạo ô tô bơm bê tông.

1 - Phễu chứa bê tông; 2 - Các xilanh bơm bê tông; 3 - Khoang sửa chữa; 4 - Các xilanh thủy lực; 5 - Cụm
máy bơm thủy lực; 6 - Chân chống; 7 - Shasy ô tô; 8 - Cơ cấu tựa quay (quay 360 0 hoặc 1800); 9 - Xilanh thủy
lực nâng hạ cần; 10 - Xilanh thủy lực co duỗi các đoạn cần; 11.Các đoạn cần; 12 - Ống dẫn bê tông; 13 -
Khớp quay; 14 - Ống mềm phân phối bê tông.

c) Hoạt đông bơm bê tông của ô tô bơm bê tông.


Ô tô bơm bê tông là loại máy bơm bê tông 2 trong 1, nghĩa là máy vừa bơm bê tông vừa phân phối bê
tông.

Khi bơm bê tông máy có thể phân phối bê tông về 1 bên máy đứng (one side surport) cần phân phối
quay 1800 nhờ cơ cấu tựa quay 8, khi đó các chân chống số 6 được chống xuống đất, các chân phía bơm mở
rộng hết cỡ, các chân phía không bơm khép sát vào thân shasy ô tô. hoặc phân có thể phân phối bê tông về
2 bên máy đứng (full side surport) cần phân phối quay 360 0 khi đó các chân chống số 6 được chống xuống
đất và được mở rộng hết cỡ.
Bê tông được đổ vào phễu chứa bê tông số 1, nhờ cụm máy bơm thủy lực van chữ “S” – 5, 4 và 2 đẩy
bê tông theo đường ống dẫn số 12 chạy dọc các đoạn cần phân phối số 11 đến ống mềm số 14 để dải bê
tông.

Một thợ máy với bảng điều khiển từ xa đứng trên sàn thi công để điều khiển vị trí xả bê tông từ ống
mềm 14, thông qua sự co duỗi các đoạn cần 11 nhờ các xi lanh thủy lực số 10 và 9. Cơ cấu tựa quay 8, quay
toàn bộ cụm cần phân phối để dải bê tông

d) Các thông số kỹ thuật khi chọn ô tô bơm bê tông


- Lưu lượng, m3/h
- Đường kính xi lanh, mm
- Hành trình piston, mm
- Chiều cao bơm, m
- Tầm xa bơm, m
- Chiều sâu bơm max, m
- Chiều dài đoạn ống phân phối cuối cùng, m
- Số lượng đoạn cần phân phối
- Kiểu gấp các đoạn cần phân phối
- Đường kính ống dẫn bê tông, mm
4. Hệ thống bơm bê tông cao áp với cần phân phối bê tông độc lập
4.1 Khái niệm
Một hệ thống gồm:
- Máy bơm bê tông (có thể là loại kéo theo hoặc tự di chuyển) có nhiệm vụ bơm bê
tông;
- Hệ thống ống dẫn bê tông (gồm ống dẫn bê tông cứng, ống cong, khóa ống, khớp
ông và ống mềm đổ bê tông) có nhiệm vụ vận chuyển bê tông;
- Cần phân phối bê tông (gồm hệ thống leo, cơ cấu quay, các đoạn tay cần có thể co
duỗi đỡ các đoạn ống dẫn bê tông để đưa bê tông tới các vị trí trên sàn thi công,
được gọi là hệ thống bơm bê tông hay còn gọi là hệ thống bơm bê tông cao áp hoặc
hệ thống bơm bê tông xây dựng nhà cao tầng.
4.2 Công dụng:
- Máy bơm bê tông - bơm hỗn hợp bê tông (tươi, có độ sụt phù hợp) lên các sàn
thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thường được sử
dụng khi thi công bê tông liền khối cho các công trình xây dựng cao tầng hoặc
các công trình phải vận chuyển theo phương ngang (nhà trong ngõ hẻm, thi
công các kết cấu bê tông tunnel ngầm.
- Hệ thống ống dẫn bê tông - vận chuyển bê tông theo đường ống dẫn bê tông
theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang.
- Cần phân phối bê tông - Phân phối bê tông tới các vị trí trên sàn thi công nhờ
các ống dẫn cứng, cong, các khớp quay cố định trên các tay cần và ống mềm
đổ bê tông.

Hình 1.1 Hệ thống bơm bê tông cao áp với cần phân phối bê tông leo tháp: 1 – máy bơm bê tông cố định
(kéo theo); 2 – đường ống dẫn bê tông (ống cứng,, khóa nối và các bệ đỡ + gông); 3 – cần phân phối bê
tông độc lập loại leo cột (leo tháp); 4 – sàn bê tông đang thi công
Hình 1.2 Hệ thống bơm bê tông cao áp xây dựng nhà cao tầng với cần phân phối bê tông leo sàn
4.3 Máy bơm bê tông trong hệ thống bơm bê tông với cần phân phối bê tông
độc lập.
a. Phân loại
+ Máy bơm bê tông loại kéo theo có hai loại:
- Máy bơm bê tông loại kéo theo dẫn động Diesel:
1. Pump outlet 2. Hopper 3. Mixing mechanism 4. Lubricating system 5. Hydraulic oil tank 6. Fuel oil
tank 7. Rack 8. Main valve block 9. Towing bridge 10. Hydraulic system 11. Cooling system 12. Diesel
engine 13. Tool box 14. Supporting wheel 15. Pumping mechanism 16. Rear cover 17. Engine cover
rings

1. Pump outlet 2. Mixing mechanism 3. Hopper 4. Rack 5. Hydraulic oil tank 6.Engine cover 7.
Hydraulic system 8. Cooling system 9. Road wheel 10. Lubricating system 11. Coupling 12. Tool box
13. Motor 14. Electric control cabinet 15. Supporting wheel 16. Pumping system

Hình 2 Máy bơm bê tông loại kéo theo


- Máy bơm bê tông loại tự di chuyển:
Máy bơm bê tông loại tự di chuyển về bản chất có cấu tạo hoàn toàn giống máy
bơm bê tông loại kéo theo, được đặt trên sashy ô tô và tự di chuyển tới công chân
công trình.
Hình 3 Máy bơm bê tông loại tự di chuyển
4.4 ĐƯỜNG ỐNG VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG VÀ PHỤ KIỆN
Trong phần này chúng tôi giới thiệu các bạn các loại ông cứng, ống cong, ống mềm,
các phụ kiện như khớp nối, gông vv… và các phụ kiện vệ sinh máy và đường ống sau
thi công
4.5 Đường ống cứng vận chuyển bê tông
Đường ống cứng vận chuyển bê tông có 2 loại được sản suất theo mục đích sử dụng
đó là loại lắp sàn và lắp dọc thẳng đứng công trình (hình 7) và loại chỉ dùng để lắp
trên các cần phân phối bê tông hình 8
Đường ống cứng vận chuyển bê tông
loại lắp sàn với bệ đỡ +gông và khóa
nối ống
Đường ống cứng + ống cong; bệ đỡ
+gông chuyển tiếp từ phương ngang
sang phương thẳng đứng, gông tường và
khóa nối ống.
Hình 7 Đường ống cứng vận chuyển bê tông loại lắp đặt từ máy bơm tới cần phân
phối bê tông

Hình 7 Đường ống cứng, ống cong, gông và khớp quay lắp trên các tay cần phân phối
bê tông
Đường ống cứng vận chuyển bê tông lắp sàn và chạy thẳng đứng công trình có
02 loại là loại 1 lớp và loại 2 lớp (hình 9)

a) Các thông số kỹ thuật trên thân ống gồm:


+ Nhiệt luyện;
+ Chiều dày ống;
+ Áp lực, bar hoặc psi
+ Trọng lượng (net), kg/m
+ Trọng lượng có bê tông, kg/m

b) Các thông số kỹ thuật trên thân ống gồm:


+ Nhiệt luyện;
+ Chiều dày ống;
+ Áp lực
+ Trọng lượng (net), kg/m
+ Trọng lượng có bê tông, kg/m
Hình 9 ống cứng vận chuyển bê tông: a - ống cứng 2 lớp; b – ông cứng 1 lớp
Đường ống cứng vận chuyển bê tông loại lắp trên các cần phân phối bê tông (hình
10).
a) ống cứng lắp cần loại 2 lớp với các thông số tối thiểu trên thành ống:

b) ống cứng lắp cần loại 1 với các thông số tối thiểu trên thành ống:

Hình 10 ống cứng vận chuyển bê tông lắp trên cần phân phối bê tông
4.6 Các loại ống cong
Hình 11 các loại ống cong 1 lớp với
các thông số kỹ thuật sau:
+ góc, độ
+ Chiều dày ống;mm
+ Áp lực, bar hoăc psi
+ Trọng lượng (net), kg/chiếc
+ Trọng lượng có bê tông, kg/chiếc

Hình 11 các loại ống cong 1 lớp với các thông số kỹ thuật sau: góc, độ; Chiều dày
ống, mm; Áp lực, bar hoăc psi; Trọng lượng (net), kg/m; Trọng lượng có bê tông,
kg/m
4.7 Ống thu:
Ống thu là ống cuối cùng trên cần phân phối, thu nhỏ đầu để lắp với ống mềm đổ
bê tông với xích an toàn (có thể có hoặc không).
Ông thu cũng có 2 loại : 1 lớp và 2 lớp

Hình 12 ống thu 1 lớp

Hình 12 ống thu 2 lớp


4.8 Phụ kiện khớp nối (hình 13)
Các loại khớp và khóa

Khóa bằng bu lông và ê cu


Khóa gập có chốt an toàn
Khóa bằng 4 bu lông và ê cu có chốt
an toàn và long đen vênh
Ví dụ về khóa nối ống áp lực cao

Ví dụ về khóa và khớp với chốt an toàn nối ống tại của ra của máy bơm nơi có
áp lực lớn nhất và phải kiểm tra định kỳ cả khóa và ống.
Hình 13 khóa, khớp và phụ kiện

Cấu tạo của khóa (hình 14.1)


Khóa nối ống có cấu tạo gồm 3 phần chính:

- Vỏ khớp: được chế tạo từ 2 nửa độc lập ghép với nhau bằng khớp bản lề hoặc bu
lông – ê cu;

- Chốt an toàn: Có thể là khóa gập với chốt an toàn (hình 14.1) hoặc cố định bằng bu
lông – ê cu với chốt an toàn (hình 13)

- Vòng đệm cao su chịu áp lực và mài mòn cao (hình 14.1)

Ví dụ về vòng đệm cao su

Hình 14.1 cấu tạo khóa nối ống cứng


Cấu tạo của khớp
Khớp nối ống thường gặp trên cần phân phối bê tông, nó cho phép 2 đầu ống cứng
quay quoanh tâm của ống hình 14.2
Hình 14.2 cấu tạo khớp quay
Ống mềm đổ bê tông
Ống mềm và xích an toàn:
Ống mềm đổ bê tông được ghép với ống cứng ở đầu cuối của cần phân phối với
xích neo an toàn hình 15.
Hình 15 Ống mềm đổ bê tông với xích neo
Các loại ống mềm và cấu tạo (hình 16)
Cấu tạo của ống mềm đổ bê tông gồm 03 lớp:
- Lớp trong cùng là lớp cao su chịu mài mòn cao;
- Lớp giữa là lớp thép gia cường (2 hoặc nhiều lớp đan ngược chiều)
- Lớp vỏ là lớp cao su bảo vệ
Các thông số kỹ thuật của ống mềm trên thành ống
- Kích thước ;
- Áp lực phá hủy tối thiểu, bar hoặc psi ;
- Áp lực làm việc, bar hoặc psi  ;
- Trọng lượng (net), kg
- Trọng lượng có bê tông, kg.

Cần phân phối bê tông độc lập loại leo sàn


4.2.1 Cấu tạo chung của cần phân phối bê tông độc lập loại leo sàn
Dưới đây là cấu tạo chung củacần phân phối bê tông loại leo sàn model HG33 của
Nhà sản xuất Sany Thượng hải Trung Quốc có cấu tạo gồm các kết cấu chính sau:
- Các đoạn cần phân phối;
- Phần quay;
- Cơ cấu tựa quay
- Phần không quay
- Tháp (cột)
- Ống dẫn bê tông
- Hệ thông thủy lực
- Hệ thống điện
- Hệ thống tự nâng (Hệ thống leo) như hình dưới đây:
Hình 28 Cấu tạo chung cần phân phối bê tông độc lập loại leo sàn: 1. Cần; 2. Cụm
quay; 3. Cơ cấu tựa quay; 4 – đế cố định không quay; 5. hệ thống điện; 6. Hệ thống
thủy lực; 7. Hệ thống leo; 8. Cột; 9. Đường ống dẫn bê tông
(1) Cần gồm các đoạn tay cần, khớp nối, các xi lanh thủy lực co duỗi tay cần vv…
Các đoạn cần có thể co và duỗi nhờ xi lanh thủy lực.
(2) Cụm quay gồm bàn quay và toàn bộ các kết cấu trên bàn quay và có thể quay
3600 hoặc theo giới hạn góc quay của Nhà sản xuất.
(3) Cơ cấu tựa quay bao gồm: ổ đỡ chặn cho phép cụm quay quay quoanh trục của
ổ đở chặn của phần đế cố định, vành răng, bánh răng, mô tơ và hộp giảm tốc
vv…
(4) Đế cố định không quay: là phần kết cấu dưới cố định với cột không quay khi
làm việc.
(5) Hệ thống điện gồm tủ điện, cầu dao, động cơ điện, cáp điện và tất cả các đèn
hiệu, đèn chiếu sáng vv…
(6) Hệ thống thủy lực chia làm hai nhóm: hệ thống thủy lực dẫn động cơ cấu leo
và hệ thống thủy lực dẫn động cần phân phối và bao gồm: bơm dầu thủy lực,
các van an toàn, ắc quy thủy lực, các ống dẫn, khớp nối, áp kế vv..
(7) Hệ thống leo sàn: gồm khung leo + dẫn hướng, 2 xi lanh thủy lực đẩy và thanh
chặn. Tùy từng loại cần phân phối bê tông, khung leo có thể gồm 2 cụm đôi khi
có tới 4 cụm di động làm tăng độ ổn định của cột khi leo.
(8) Tháp (cột): là kết cấu thép hộp đúc liền, đôi khi là kết cấu thép giàn được chế
tạo thành nhiều đốt thường là 2 hoặc 3 đốt mỗi đốt có chiều dài từ 3 – 6 m với
thép cạnh là thép hộp vuông. Các đốt được nối với nhau bằng bu lông và ê cu
có chốt an toàn tạo thành cột liền.
(9) Ống dẫn bê tông gồm: Ống thép cứng thẳng, ống cong, ống thu, các gông,
khớp nối, khớp quay… và cuối cùng là ống mềm đổ bê tông
1.2.2 Các thông số kỹ thuật của cần phân phối bê tông Thông số kỹ KT. Cần
phân phối bê tông thủy lực NSX. ZOOMLION TRUNG QUỐC
Mã hiệu
HGC29D/HGC29A HGC33A HGC33D
Tên thông số kỹ thuật
Chiều cao phân phối 29m 33m 33m
Tầm xa phân phối 29m 33m 33m
Chiều sâu phân phối 22.2m 26.9m 22.2m
Chiều cao đứng độc lập 24m 24m 24m
Số đoạn cần phân phối 3 4 3
Kiểu gấp cần phân phối R Z R
Góc quay cần 365° 365° 365°
Ống dẫn bê tông Φ133×4 Φ133×4 Φ133×4
Chiều dài ống mềm 3m 3m 3m
phân phối bê tông
Kiểu điều khiển Từ xa Từ xa Từ xa
Kích thước cột 0,75m×0,75m 0,75m×0,75m 0,75m×0,75m
Cơ cấu tăng chiều cao 2 xi lanh thủy lực 2 xi lanh thủy 2 xi lanh thủy lực
lực
Số đoạn nối cột 2 3 2 2 2
Kết cấu nặng nhất 5700k 4200kg 5700kg 5700kg 4200kg
g
Công suất 15kW 22kW 15kW
Dòng điện 380V/50HZ 380V/50HZ 380V/50HZ
4.2.3 Phạm vi làm việc

Hình 29 Phạm vi làm việc của 1 cần phân phối bê tông độc lập loại leo sàn
2.4 Máy đầm bêtông (Concrete Compactor)
2.4.1 Công dụng và phân loại
1. Công dụng
Dùng để đầm chặt bê tông sau khi đổ, loại bỏ lỗ rỗng, bọt khí, nước dư và điền đầy bê
tông trong ván khuôn tạo hình, nhằm tăng tỷ trọng của bê tông, khả năng chịu lực của sản
phẩm và tiết kiệm được xi măng.
2. Phân loại
a. Theo loại lực đầm chia làm 3 loại
Đầm lăn: Dùng cho công nghệ bê tông đầm lăn, thi công đường, đập,...
Đầm ly tâm: Dùng cho công nghệ đúc ly tâm, sản xuất các cấu kiện dạng ống hình trụ
như cột điện, cọc, ống cống...
Đầm rung động: Được sử dụng phổ biến nhất, do tác dụng của lực rung động làm giảm
ma sát trong hỗn hợp bê tông, các lỗ rỗng được điền đầy do tác dụng của trọng lực.
b. Theo vị trí truyền lực rung động vào khối bê tông
Đầm trong: Các loại máy đầm trong truyền lực rung động từ giữa khối bê tông ra xung
quanh, thường được dùng khi chiều dày lớp bê tông lớn như dầm, cột, móng bê tông. Loại
này bao gồm:
+ Máy đầm dùi trục mềm.
+ Máy đầm dùi cán cứng.
+ Máy đầm sọc.
Đầm mặt: Các loại máy đầm mặt truyền lực rung động từ trên mặt khối bê tông xuống,
thường được sử dụng khi chiều dày lớp bê tông nhỏ, diện tích bề mặt bê tông lớn như sàn,
mái, sân và đường bê tông.
+ Máy đầm bàn
+ Máy đầm thước
Đầm cạnh: Đầm cạnh truyền lực rung động qua ván khuôn rồi truyền vào bê tông. Đầm
cạnh thường dùng để đầm cấu kiện có ván khuôn vây quanh như tường, cột.
Đầm dưới: Đầm dưới truyền lực rung động từ dưới lên. Loại máy đầm dưới thường
dùng tại các xưởng đúc cấu kiện bê tông là bàn rung, dùng để đầm cấu kiện đúc bằng
khuôn.

2.4.2 Máy đầm trong

1. Máy đầm dùi trục mềm (Flexible shaft concrete vibrator)


Được chia ra: Đầm rùi trục lệch tâm, dầm rùi lắc trong, lắc ngoài.
Hình 4.8. Sơ đồ cấu tạo máy đầm dùi trục mềm
1.Động cơ; 2.Trục mềm; 3.Quả đầm; 4.Đế động cơ; 5.Công tắc điện.
n 1 n 1 n 1

2 2 2

3 3 3

Plt
4 4
4
Plt Plt

a b c
Hình 4.9. Các phương án bố trí quả đầm
a) Lắc trong; b )Lắc ngoài; c) Trục lệch tâm
1.Ruột trục mềm; 2.Khớp nối đàn hồi; 3.Vỏ quả đầm; 4.Khối lệch tâm.
a. Nguyên lý làm việc
Chuyển động quay từ động cơ qua khớp nối đàn hồi được truyền tới quả đầm nhờ trục
mềm 2 làm quay các khối lệch tâm tạo ra lực P lt gây rung động cho quả đầm. Mối liên hệ
giữa vòng quay của trục lệch tâm n và tần số dao động f của quả đầm như sau (với D và d là
đường kính bề mặt lăn tròn, và đường kính quả đầm, mm)
- Khi lăn ngoài: f = n(D/d-1)
- Khi lăn trong: f = n(1-D/d)
1
Với tỷ lệ D/d nhất định có thể đạt được tần số dao động f cao ( f  1000  2000 ph )
b. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
- Ưu điểm: Loại đầm này gọn nhẹ, quả đầm linh hoạt, hiệu quả truyền năng lượng cao.
- Nhược điểm: Có ma sát giữa rất lớn giữa trục và vỏ trục mềm nên tổn hao công suất nhiều
và khả năng truyền dao động không được xa.
- Phạm vi ứng dụng: Dùng để đầm trong các khối bê tông dày, có diện tích nhỏ như cột,
dầm, móng nhà…
2. Máy đầm dùi trục cứng (Hand-held Concrete Vibrator)
Để tránh một số nhược điểm trên của đầm dùi trục mềm người ta chế tạo ra đầm dùi trục
cứng (còn gọi là đầm dùi cán cứng)

Hình 4.10. Đầm dùi trục cứng


a. Nguyên lý làm việc
Đặc điểm chủ yếu của loại này là động cơ và bộ phận gây rung đều được đặt ở bên trong
vỏ quả đầm. Dây điện từ ngoài được luồn qua cán cứng dùng để điều khiển quả đầm nối với
động cơ. Dòng điện đi vào stator làm rotor quay điều khiển quả lệch tâm vừa quay vòng vừa
truyền rung động qua ổ lăn làm cho quả đầm rung theo.
b. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
 Ưu điểm
Hiệu suất truyền lực cao do không dùng trục mềm nên làm tăng tuổi thọ của máy trong
quá trình khai thác.

Bán kính hiệu dụng và năng suất cao hơn đầm rùi trục mềm ( Re  60  70 cm, N s  9  20
m³/h)
Động cơ điện đặt ngay trong quả đầm nên không bị mất mát công suất, đầm được xa.
 Nhược điểm: Nặng nề, cấu tạo phức tạp.
 Phạm vi sử dụng: Với đường kính quả đầm 180mm và công suất động cơ 3,0 Kw,
khối lượng tới 250 kg chúng làm việc hiệu quả với bê tông nặng có độ sụt 1 – 3 cm, thường
dùng phương tiện nâng để để điều khiển hàng loạt quả đầm cùng một lúc, nên rất phù hợp
để đầm khối lượng bê tông lớn có cốt thép tương đối thưa hoặc không có cốt thép.
3. Năng suất máy đầm trong
3600 3
N s   .Re2 .h. .ktg m
Năng suất: t1  t2 ( h ) (4.6)
Trong đó: Re - Bán kính tác dụng của quả đầm, [m]
h - Chiều sâu tác dụng của quả đầm, [m]
t1 - Thời giam đầm tại một chỗ , [s] (≈ 30s)
t2 - Thời gian di chuyển quả đầm, [s] (≈ 10s)
ktg - Hệ số sử dụng thời gian của máy đầm
2.4.3 Máy đầm mặt
Thường có 3 loại máy đầm mặt: máy đầm bàn, máy đầm thước. Đầm điện từ so với hai
loại trên ít dùng hơn vì chấn động không đều nên hiệu quả thấp.
1. Máy đầm bàn
Bộ phận gây chấn động là một động cơ điện, hai đầu trục của rotor được lắp hai quả lệch
tâm 6. Trục được đỡ trên hai ổ trục, khi rotor quay thì quả lệch tâm quay, gây ra dao động
tròn truyền tới bàn rung (hình 4.12.a). Nhờ có thể thay đổi trọng tâm quả lệch tâm nên có
thể thay đổi được mô men và lực dao động.

Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo máy đầm bàn


a) Bàn đầm vô hướng; b) Bàn đầm có hướng.
1. Bàn đầm 4. Rotor 7. Cặp bánh răng ăn
2. Chân đế 5. Stator khớp
3. Vỏ động cơ 6. Quả lệch tâm 8. Quả lệch tâm
9. Móc kéo
Trong nhiều trường hợp theo yêu cầu công nghệ lại cần dao động có hướng (như đầm
đất tự hành, sàng rung...), vì các khối lệch tâm có khối lượng và kích thước như nhau được
đặt đối xứng theo dọc trục và quay với cùng tốc độ ngược chiều nhau nên thành phần nằm
ngang của lực ly tâm triệt tiêu nhau (hình 4.12.b), còn lực kích động thay đổi về giá trị và có
hướng tác dụng vào bàn đầm. Nhờ có hai bánh răng giống nhau nên tốc độ quay của các
khối lệch tâm cân bằng nhau.
Chiều sâu hiệu dụng của đầm bàn h 0 = 20 ÷ 30 cm, tùy kích cỡ và công suất động cơ. Để

đầm bê tông cần chú ý chọn bàn đầm có he lớn hơn chiều dài lớp bê tông cần đầm.

Các loại đầm dẫn động bằng động cơ đốt trong thường dùng để đầm bê tông mỏng
nhưng rộng như mặt đường, sân bay. Khi di chuyển chúng được đặt trên xe con.
2. Đầm điện từ

Hình 4.12. Đầm bàn điện từ


Đầm bàn điện từ có nguyên tắc cấu tạo như một chuông điện. Gồm một cuộn cảm 3 với
lõi sắt 2, phần ứng là một tấm hút điện lồng vào các bu lông có lò xo đỡ 4. Khi nam châm
điện hoạt động sẽ hút và nhả làm rung tấm hút điện. Lực chấn động thông qua lò xo, truyền
xuống làm rung bàn đầm. Muốn điều chỉnh biên độ chấn động của đầm chỉ cần vặn bulông
điều chỉnh làm thay đổi khoảng cách giữa lõi sắt và tấm hút điện.
Loại đầm điện từ này có cấu tạo đơn giản, độ tin cậy cao khi làm việc. Chúng được dùng
phổ biến để dẫn động cơ cấu nạp liệu, sàng rung, định lượng.
4. Năng suất máy đầm mặt
3600
N  F .h. .ktg
t1  t2 (m3/h). (4.7)
Trong đó: F – Diện tích bàn đầm, [m²]
h – Chiều dày lớp bê tông được đầm, [m]
t1 – Thời giam đầm tại một chỗ , [s] (≈ 30s)
t2 – Thời gian di chuyển quả đầm, [s] (≈ 10s)
ktg – Hệ số sử dụng thời gian của máy đầm

You might also like