You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Thanh Kim Tuyến BÀI DỰ THI

Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế - Luật Phần thi viết Thành phố của tôi

THƯƠNG LẮM SÀI SÒN ƠI!


Di sản văn hóa là tài sản vô giá của một dân tộc gắn liền với nền văn hóa
của nhân loại. Việc giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa là trách nhiệm của cộng
đồng, thể hiện lòng tri ân tiền nhân “uống nước nhớ nguồn”.
Tôi là một đứa sinh viên năm nhất, mới phải rời khỏi mảnh đất tôi đã
sống từ khi tôi sinh ra là Phố núi Pleiku - Gia Lai, một thân một mình vào Sài
Gòn để theo đuổi giấc mơ đại học của mình. Có thể nói tôi đã được học tập,
xem trên báo đài, được bạn bè kể về rất nhiều di sản văn hóa, lịch sử nổi tiếng
của Việt Nam, nhưng để tận mắt chứng kiến, tham quan thì tôi chưa từng vì
điều kiện cá nhân không cho phép. Cứ ngỡ rằng đó sẽ là một trong những điều
hối tiếc lớn nhất trong đời tôi, nhưng một cơ hội quý báu đã xuất hiện khi tôi rời
xa quê hương để bước vào “Thành phố của ước mơ” - Sài Gòn học tập và làm
việc.
Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, hình thành mới
hơn 300 năm. Nhưng nơi đây được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông với bao
danh lam, thắng tích mang đậm tính lịch sử truyền thống 4000 năm dựng nước
và giữ nước. Chọn ra địa điểm tiêu biểu, mang tính lịch sử quả thật không đơn
giản chút nào, nơi đây có nhiều danh thắng di tích sống mãi cùng tháng năm:
đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, đình Nhơn Hòa, đền thờ Hùng Vương nằm trong
Thảo Cầm Viên, đặc biệt nhất là Dinh Độc Lập nay mang tên là Dinh Thống
Nhất nằm trên 04 con đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Du-Huyền Trân
Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nơi từng chứng kiến bao thăng trầm của
công cuộc chiến đấu “vệ quốc vĩ đại” của dân tộc ta, đã và đang được bảo tồn,
khai thác phục vụ cho du khách trong và ngoài nước tham quan.
Thời gian đầu khi mới vào Sài Gòn, nếu là một sinh viên xa nhà như tôi,
chắc hẳn bạn đã trải qua cái cảm giác bước chân vào cái đất Sài Gòn nhộn nhịp
này, hầu như một mình! Thật ra, tôi cũng có nhiều người bạn học chung tại Sài
Gòn nhưng rồi mỗi đứa một trường, có muốn cũng chẳng gặp được nhau. Cứ
đêm xuống, qua khung cửa sổ, tôi lại ngắm nhìn ra phố. Sài Gòn nhiều đèn quá,
đông vui quá, tấp nập quá! Nhịp sống hối hả không ngừng. Nhiều lúc tôi thấy
như bị choáng ngợp trước cái nhịp sống đó. Nhưng vẫn có gì đó buồn và cô độc
lắm! Sài Gòn thân thiện, chan hoà, sôi động, nhưng sau những cuộc vui ấy, ta
lại trở về với những cảm xúc trống trãi, như còn luyến tiếc một điều gì đó giữa
thế giới rộng lớn này! Trong khoảng thời gian ấy, tôi luôn tất bật với việc học
tập, sinh hoạt, làm quen, thích nghi với vô vàn điều mới lạ khiến tôi quên mất đi
rằng mình đang ở trong một thành phố, bên cạnh những sự tấp nập, xô bồ, nó
còn chứa đừng biết bao nét đẹp văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc, cái nét
đẹp cốt lõi khẳng định giá trị vô giá của thành phố mang tên Bác này, chớ nào
có phải sự hào nhoáng, xa hoa mà mọi người thường tung hô kia.
Và rồi như một quy luật tự nhiên, tôi cũng quen thêm nhiều người bạn
mới. Chúng nó cũng như tôi thôi, từ nơi khác vào Sài Gòn học tập. Chúng tôi
gặp nhau cùng với niềm khát khao được hòa nhập vào cuộc sống mới, với mong
muốn được thành một phần của mảnh đất Sài Thành nhộn nhịp này. Chỉ còn
đúng một tuần nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán Canh Tý. Những ngày cuối
cùng của năm cũ, thời gian trôi nhanh vùn vụt. Nhịp điệu cuộc sống ở thành phố
Hồ Chí Minh thường ngày vốn đã hối hả lại càng thêm hối hả. Chúng tôi cũng
vậy. Chúng tôi vừa kết thúc một tuần thi cuối kỳ căng thẳng, bởi vì đây là lần
thi cuối kỳ đầu tiên kể từ khi chúng tôi bước vào giảng đường Đại học. Có
những niềm vui, nỗi buồn lần lộn, còn có cả hối tiếc nữa, nhưng gạt điều đó qua
một bên đó là niềm háo hức khi sắp được quay về bên gia đình để đón tết. Vì
vậy, để giải tỏa căng thẳng sau kỳ thi
cũng như chia tay nhau trước khi đứa
nào về quê đứa đó, nhưng có lẽ tận
sâu trong đáy lòng cũng chính là khát
khao tìm hiểu, tham quan nhiều hơn
về Sài Gòn vì từ lúc vào học tới nay
chúng tôi cũng không có cơ hội để đi
đâu thăm thú cả. Chúng tôi quyết
định dành cả một ngày để đi khắp Sài
Gòn, đến những nơi di sản, di tích nổi
tiếng. Đó là một ngày xuân phương
Nam rực vàng một màu nắng ngọt
ngào. Bầu trời cao vời vợi trong vắt
như thủy tinh. Gió thổi lao xao trên
những hàng cây dầu, cây sao trồng
dọc những con đường lớn, đem lại
cảm giác mát mẻ, lâng lâng, trong
lòng người đang náo nức đón xuân.
Chúng tôi đã đi rất nhiều nơi, từ cổ
kính đến hiện đại đều có, có thể kể
đến như Bưu Điện trung tâm thành
phố, Nhà Thờ Đức Bà, Nhà Hát Lớn
Sài Gòn, Dinh Độc Lập, Phố đi bộ
Nguyễn Huệ, Bến cảng Nhà Rồng,
Chợ Bến Thành, tòa nhà Bitexco, Landmark 81,… Chính là vì trong không khí
tiết xuân nên chúng tôi đã được gặp gỡ với rất nhiều người, tiếp xúc với biết bao
điều mới mẻ. Điều đó khiến tôi vô cùng hứng thú và nhiều cảm xúc dâng trào
trong lòng. (Hình ảnh do tôi chụp ngày 10/1/2020)
Tuy nhiên, nếu cần phải chọn lựa một địa điểm để lại cho tôi ấn tượng
sâu sắc nhất về ý nghĩa nghệ thuật, lịch sử của nó, tôi xin đề cập tới Tòa đô
chánh Sài Gòn, hay còn gọi là Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
một trong 17 công trình hơn 100 năm tuổi của TP.HCM, tọa lạc tại địa chỉ 86
Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết
kế và xây dựng từ năm 1989 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel
de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong Tiếng Việt. Đến thời Việt Nam
Cộng hòa gọi là tòa đô chánh Sài Gòn - nơi làm việc và hội họp của chính
quyền. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP.HCM.

(Hình ảnh do tôi chụp ngày 10/1/2020)


Tòa đô chánh Sài Gòn lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong
cách Phục Hưng. Công trình thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến
trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai
bên có hai tầng mái cân đối, bên trái và bên phải tòa nhà thấp hơn so với các
phần còn lại. Thiết kế mặt đứng tòa nhà có sự pha trộn của nhiều phong cách
kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu baroque
và rococo, cửa sắt kiểu art – nouveau,...30m mặt tiền trích dẫn hầu hết các yếu
tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870 – 1940)
như tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu... Các chi tiết trang trí mang độ tinh xảo
cao. Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người
phụ nữ mạnh khỏe và 2 đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bên cũng là 2 bức phù
điêu hình người phụ nữ. Đây là 3 cụm điêu khắc mang phong cách cổ điển
thường xuất hiện tại những tháp tòa thị chính của Pháp. Dựa trên hệ thống hình
tượng và đặc trưng của phần lớn các tòa thị chính Pháp, bộ 3 phù điêu trên tòa
nhà UBND TP.HCM là hình tượng nhân cách hóa nữ tính về một Marianne -
hiện thân cho Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do - bình đẳng -
bác ái. Trên trán tháp là Marianne của tự do với tay dựng thanh gươm (biểu
tượng công chính) và tấm bia luật, chim câu hòa bình đậu trên mũ tự do
Phrygia. Một nhánh cọ biểu tượng cho sự chiến thắng, còn khẩu đại bác và cây
súng dưới chân nhắc đến cuộc cách mạng Pháp. Mũ tự do Phrygia, vành nguyệt
quế và nhà cách mạng là những biểu tượng được lặp lại trên mặt tiền tòa nhà.
Bên cạnh kiến trúc tổng thể và các phù điêu mang đậm nét văn hóa Pháp, công
trình còn thể hiện sự giao hòa với kiến trúc Italy giai đoạn Phục Hưng, thể hiện
ở hai lầu chuông hai bên được bổ sung sau này. Ngoài ra, nét kiến trúc Italy còn
thể hiện có hàng cột tròn theo thức cột Corinth (một trong 3 kiểu cột cơ bản của
kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại) chống đỡ phần trung tâm của lầu một, được
xen kẽ với các cửa vòm cung, tạo sự thông thoáng, mềm mại cho tòa nhà. Do
kết hợp đa phong cách, tòa nhà từng bị ví như người phụ nữ mang quá nhiều
trang sức. Cổng chính là hệ thống gồm 5 cổng nhỏ hình vòm liên tiếp nhau, làm
bằng sắt uốn hình hoa cầu kỳ, đặt ngay giữa tòa nhà. Cổng phụ ở mặt tiền là lối
cho xe hơi chạy thẳng vào sân trong tòa nhà. Các mô - tip trang trí trên cổng
phụ khá đơn giản với những tràng hoa cách điệu.
Tuy không được vào bên trong tòa nhà UBND TP.HCM tham quan,
nhưng tôi nghe nói là bên trong tòa nhà UBND TP.HCM trang trí rất đa dạng và
cầu kỳ với các phù điêu mang biểu tượng Pháp và hệ thống cửa vòm, cột La
Mã. Từ cổng chính dẫn vào sảnh lớn giữa tầng trệt, hướng thẳng đến cầu thang
dẫn lên lầu một. Nội thất trang trí phong phú, đầy khắp các bức tường và trần
nhà với rất nhiều những bó hoa hay vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng,
tranh kính nhiều màu sắc hay những bức họa trên trần...rất thời thượng lúc bấy
giờ. Mặc dù chỉ nghe qau lời nói miêu tả nhưng trong đâu tôi đã mường tượng
ra được vẻ đẹp tráng lệ nhưng không kém phần cổ kính như một tòa lâu đài
trong truyện cổ tích vậy.
Năm nay, tòa nhà Trụ sở UBND TP.HCM tròn tuổi bách niên nhưng lạ
lùng thay, kiến trúc kỳ tác và dinh thự quan trọng đó chưa được xếp hạng di tích
nào cả. Nhiều người đã khẩn thiết đề nghị tại các cuộc hội thảo của HĐND
TP.HCM về việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản này. Trước cửa tòa nhà cần
sớm có bảng ghi lịch sử xây dựng công trình, những đặc điểm mỹ thuật và sự
kiện lịch sử chính yếu. Bởi lẽ tòa nhà này không chỉ chứa đựng những giá trị
nghệ thuật kiến trúc độc đáo mà còn có những giá trị lịch sử chính quyền thành
phố. Hơn thế nữa, tôi cũng mong muốn hãy mở cửa tòa nhà uy nghi ấy vào
những ngày lễ nhất định như dịp Tết và Quốc khánh cho người dân và du khách
vào thưởng ngoạn. Nhất là cần có cách giới thiệu thực tế và ngay cả online, hình
ảnh các phòng ốc tiêu biểu và đặc biệt là bức tranh quy hoạch Sài Gòn năm
1900 tại đây.
Để đất nước “đơm hoa,
kết trái” cả đời sống vật chất và
tinh thần, cần đặc biệt quan tâm
bảo tồn và tu bổ di tích văn
hóa, lịch sử là nguồn lực vô
cùng quý báu, góp phần xây
dựng và phát triển đất nước
trường tồn. Tòa thị chính Sài
Gòn không chỉ là một kỳ tác
nghệ thuật của Việt Nam, một
chứng tích quý hiếm về tuổi đời
thành phố mà còn là công trình
tâm huyết, được xây dựng bởi
chính tiền thuế của dân và tim
óc của nhiều thế hệ chuyên
môn. Nó cần được nâng niu,
bảo tồn đúng cách và trở thành
một địa chỉ sinh hoạt văn hóa
sáng tạo trong thế kỷ XXI chứ
không chỉ là một dinh thự làm
việc đơn thuần và lãng phí các
giá trị giàu có mang bản sắc Sài Gòn hơn 100 năm. (Hình ảnh do tôi chụp ngày
10/1/2020)

You might also like