You are on page 1of 3

Họ và tên: BÀI THI GIỮA KỲ

TRẦN THANH KIM TUYẾN Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản


MSSV: K194070949 Việt Nam
Bài làm:

1. Tính chất của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp là gì?
Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân
Pháp là gì? (2 điểm)

Tính chất của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp là thuộc địa
nửa phong kiến. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có
nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai phản động.

2. Cho biết hai điểm khác nhau cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) là gì? (2 điểm)

Khác nhau Cương lĩnh tháng 2 Luận cương tháng 10


Lực lượng CM Công nhân, nông dân, tiểu tư Công nhân và nông dân
sản, TS dân tộc, địa chủ vừa và
nhỏ
Nhiệm vụ ưu Giải quyết vấn đề dân tộc Giải quyết vấn đề giai cấp
tiên

3. Vì sao trong Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
(12/3/1945) Đảng xác định thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi? (2 điểm)

Bởi vì trong tình hình lúc bấy giờ, địch còn mạnh, lực lượng đông, trang bị
nhiều vũ khí, còn lực lượng vũ trang của ta vẫn chưa thực sự lớn mạnh, chưa có
căn cứ địa trung ương làm trung tâm lãnh đạo, quần chúng nhân dân chưa hoàn
toàn ngả về Đảng.

4. Những giải pháp của Đảng và Nhà nướcđề ra để giải quyết những khó khăn
về kinh tế - tài chính sau ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945)?
(2 điểm)

+ Về kinh tế: tăng gia sản xuất, chủ trương giải quyết nạn đói “hũ gạo cứu đói”,
“nhường cơm sẻ áo”, xây dựng ngân quỹ quốc gia, bỏ nhiều thứ thuế của chế độ
cũ, giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất địa chủ, tư bản Pháp chia cho nông dân
nghèo.
+ Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát
hành tiền Việt Nam.

5. Vì sao trong bản “Chỉ thị Kháng chiến – kiến quốc” (25/11/1945), Đảng xác
định kẻ thù chính là thực dân Pháp? Vì sao Đảng chọn giải pháp nhân
nhượng với quân Tưởng? (2 điểm)

Kẻ thù lâu dài nguy hiểm nhất của cách mạng ta lúc này là thực dân Pháp vì:

-:Quân Tưởng: Trong nước cuộc nội chiến đang diễn ra, lực lượng cách mạng
đang phát triển mạnh bất lợi cho quân tưởng. Sớm muộn gì họ cũng phải rút về
nước, mặt khác nội bộ đang có những mâu thuẫn, ta có thể lợi dụng khó khăn
này để hạn chế hoạt động của chúng.

- Đế quốc Mĩ: Lúc này Mĩ đang hậu thuẫn cho Tưởng để chiếm nước ta. Tuy
nhiên sau CTTG II, Mĩ đang tập trung vào khu vực châu Âu và Trung Quốc
chưa có điều kiện can thiệp sâu vào Việt Nam.

- Thực dân Anh: Theo thỏa thuận, Anh có nhiệm vụ giải giáp quân Nhật nhưng
theo đó là dọn đường cho Pháp tái xâm lược Việt Nam. Sau thế chiến thứ hai,
phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ khắp nơi, vốn là nước có nhiều
thuộc địa nhất trên thế giới Anh không có điều kiện ở lại Đông Dương lâu dài.

- Nhật Bản: Quân Nhật với 6 vạn quân đang chờ giải giáp, trong đó có bộ phận
nghe theo lệnh thực dân Anh đánh lực lượng cách mạng ta. Nhật là nước bại
trận, đang chờ được giải giáp để về nước vì thế sẽ không phải là kẻ thù lâu dài
của cách mạng Việt Nam.

- Thực dân Pháp: Pháp luôn rắp tâm muốn chiếm Đông Dương, đặc biệt, sau thất
bại của cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, Pháp không can tâm và luôn
muốn âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, nhận được sự hổ trợ của thực dân
Anh, cùng với lực lượng phản cách mạng ở miền Nam, ngày 23/9/1945 chúng
bắt đầu tiến công Sài Gòn... Do vậy, Trung ương Đảng đã xác định rõ: “kẻ thù
chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu
tranh vào chúng”.

6. Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
7. So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về
nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó phải có thời
gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, củng cố lực lượng của ta.
Với chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế
tuyệt đối của ta về CT và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật
chất kĩ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu
dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Nhân dân VN cần
có thời gian vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trường kỳ kháng chiến giành
thắng lợi từng bước và từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng, đồng thời
kết hợp đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi cuối cùng.

Do chính quyền ta cò non trẻ nên tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ
thù. Vì vậy, từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, ta nhân nhượng với quân Tưởng
để đánh thực dân Pháp. Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn
chế đến mức thấp nhất mọi hoạt đô ̣ng phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất
bại âm mưu lâ ̣t đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt
ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực
lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên
nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng,
giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch
trần những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị
theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng. Cụ thể: Chúng ta đã
hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội Tưởng và tay sai,
tránh để xảy ra xung đột về quân sự; cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân
Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói; mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt
quốc, Việt cách không qua bầu cử; chấp nhận sử dụng đồng “quan kim” mất giá;…

You might also like