You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC


*****

Tiểu Luận

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày
25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống
giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Trần Văn Hà (STT 36)

Mã Sinh Viên: 70DCHT21070

Lớp: 70DCHT21

Khóa: 70

Giảng viên hướng dẵn: Đỗ Như Hồng

HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................... 4
I. Nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 ................ 4
1. Hoàn cảnh lịch sử’ ................................................................................ 4
1.1. Thuận lợi ......................................................................................... 4
1.2. Khó khăn ......................................................................................... 4
2. Nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 ................. 5
2.1. Chỉ đạo chiến lược .......................................................................... 5
2.2. Xác định kẻ thù ............................................................................... 5
2.3. Phương hướng nhiệm vụ ................................................................. 6
2.4. Những biện pháp cụ thể................................................................... 6
3. Ý nghĩa lịch sử của chỉ thị “kháng chiến kiển quốc” ............................. 7
II. Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc”
của Đảng trong giai đoạn hiện nay ............................................................... 8
1. Tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” . 8
2. Đường lối của Đảng về hoạt động phòng, chống dịch ........................... 9
3. Thực trạng việc phòng, chống dịch ở Việt Nam .................................. 10
4. Các biện pháp phòng, chống dịch của Đảng và nhà nước .................... 11
5. Liên hệ trách nhiệm bản thân .............................................................. 13
KẾT LUẬN ................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 15

2
LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã phải
đối mặt với muôn vàn những khó khăn, thách thức
“Tổ quốc lâm nguy! Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợ tóc!”
Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” với mục đích đưa Việt Nam thoát khỏi
những khó khăn và đứng vững trên chiến trường kháng chiến lâu dài
Đề tài “Trình bày nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày
25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc”
của Đảng trong giai đoạn hiện nay?” góp phần vào việc nghiên cứu ngày càng
đầy đủ sâu sắc về sách lược của Đảng cùng với những chỉ đạo, phương châm
hành động “chống dịch như chống giặc” của “cuộc chiến đấu trong thời bình”
thời kì COVID-19.

3
NỘI DUNG
I. Nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945
1. Hoàn cảnh lịch sử’
1.1. Thuận lợi
- Thế giới
Sau thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ
nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao
- Trong nước
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
thành lập, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở
+ Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi
cuộc đời nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước
1.2. Khó khăn
- Chính trị:
+ Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính
quyền phản động trong khu vực. Nước ta còn chưa nhận được sự giúp đỡ trực
tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới.
+ Nạn thù trong giặc ngoài:
 Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo
gót chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động
ở một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng
 Ở miền Nam: quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh kéo vào
nước ta tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai
- Kinh tế
+ Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Ngân khố trống rỗng
+ Tiền kim quan mất giá của Tưởng
- Văn hóa - Xã hội
+ Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ

4
+ Nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại
=>Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

2. Nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945
2.1. Chỉ đạo chiến lược
Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan của ta và
địch, Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” chỉ rõ: “Cách mạng Đông Dương lúc này
vẫn làcuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn,
nó chưa hoàn thành vì cả nước ta chưa được hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ cứu
nước của giai cấp vô sản chưa kết thúc. Vì thế giai cấp vô sản vẫn phải hǎng hái,
kiên quyết đếncùng để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy.
Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
Trước đây, chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đề cao vấn đề giải phóng dân
tộc, giải phóng Tổ quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, khẩu hiệu
chiến đấu vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” nhưng không phải là giành
độc lập mà là giữ độc lập. Mục tiêu hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân là giữ
vững nền độc lập vừa mới gây dựng được.

2.2. Xác định kẻ thù


Trước đây, chúng ta xác định kẻ thù là thực dân Pháp, đến khi Nhật xâm
chiếm nước ta thì nước ta xác định kẻ thù là Pháp – Nhật. Sau khi Nhật đảo
chính Pháp, chiếm đóng nước ta thì Đảng ta lại xác định kẻ thù chính là phát xít
Nhật, hoạt động kháng Nhật cứu nước được đẩy lên cao trào. Ngày 15 tháng 8
năm 1945, Sự đầu hàng của Đế quốc Nhật được Thiên hoàng Hirohito tuyên bố
và chiến tranh Thế giới thứ hai chính thức kết thúc.
Đến sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta có rất nhiều kẻ thù: quân Nhật
chưa rút hết, thực dân Pháp vẫn đóng quân ở Việt Nam, phía Bắc là quân
Tưởng, phía nam là quân Anh ồ ạt kéo vào nước ta. Nhưng quân Nhật đã thất
bại trong chiến tranh Thế giới, chịu tổn thất nặng nề và sẽ sớm rút lui về nước
hoàn toàn. Quân Tưởng Giới Thạch mặc dù có âm mưu chiếm đóng nước ta,
thiết lập chế độ tay sai nhưng mục đích chính của chúng là ở Trung Quốc. Còn
đối với quân Anh, mục tiêu chính của chúng là chiếm được hoàn toàn thuộc địa
ở Ấn Độ, ở Châu Phi chứ không phải Đông Dương.
5
Phân tích âm mưu và tính chất của từng kẻ thù, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng quyết định chính sách hòa hoãn với quân Tưởng và nêu rõ: “Kẻ thù
chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
Chỉ thị nhấn mạnh phải lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống thực dân
Pháp xâm lược; mở rộng Việt Minh để thu hút mọi tầng lớp nhân dân, trong đó
chú trọngvận động địa chủ, phong kiến và đồng bào Công giáo...; thống nhất
mặt trận Việt -Miên - Lào chống Pháp xâm lược. Kiên quyết giành độc lập - tự
do - hạnh phúc dântộc, thực hiện chế độ dân chủ cộng hoà, cải thiện đời sống
nhân dân

2.3. Phương hướng nhiệm vụ


Có 4 nhiệm vụ cấp bách:
- Củng cố chính quyền cách mạng
- Chống thực dân Pháp xâm lược
- Bài trừ nội phản
- Cải thiện đời sống nhân dân

2.4. Những biện pháp cụ thể


Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những
nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển:
 Về Đảng, cần duy trì hệ thống tổ chức bí mật hoặc nửa công khai,
kết nạp thêm đảng viên mới, gây dựng thêm cơ sở Đảng đoàn thể
 Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc,
thống nhất các tổ chức lên toàn kỳ, toàn quốc, mở rộng mặt trận Việt
Minh
Chỉ thị còn đề ra những biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về
chính quyền, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng quyển cử...
- Chính trị:
 Xúc tiến bầu cử quốc hội, thành lập chính phủ chính thức
 Lập hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân

6
- Quân sự:
 Động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến
 Tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài
 Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào
kẻ thù chính
- Văn hóa – Xã hội
 Tổ chức bình dân học vụ, tích cực xóa mù chữ
 Khuyến khích sản xuất nông nghiệp, làm cho tá điền và địa chủ
nhân nhượng nhau để tiếp tục cấy cày như thường
 Tổ chức tiếp tế, ngăn cấm đầu cơ tích trữ
- Kinh tế tài chính
 Mở lại nhà máy xí nghiệp phát xít Nhật bỏ hoang
 Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chống đói
 Thực hiện khuyến nông sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành
giấy bạc “Cụ Hồ”, địcnh ngạch thuế, xây dựng nền tài chính độc lập
- Ngoại giao
 Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù
 Thực hiện khẩu hiệu Hoa – Việt thân thiện với quân Tưởng Giới
Thạch và độc lập về chính trị nhân nhượng về kinh tế đối với Pháp

3. Ý nghĩa lịch sử của chỉ thị “kháng chiến kiển quốc”


Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng là Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta. Bản Chỉ thị
là bước đi hợp lý, là biện pháp cần thiết để giải quyết kịp thời những vấn đề
quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong
thời kỳ mới giành được chính quyền, giải quyết những khó khăn của quần chúng
càng làm tăng cường sự gắn bó chặt chẽ của nhân dân với cách mạng, đưa đất
nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.Nhờ có chủ trương đúng đắn,
sáng suốt và nhiều quyết sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức
hiểm nghèo, tranh thủ từng thời gian hoà bình quý báu để xây dựng thực lực,
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

7
Bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đã khẳng định nhãn quan chiến
lược, chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính Đảng mới ra hoạt động
công khaichưa bao lâu trước một loạt vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp tới
sự nghiệp bảovệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân
dân. Đảng đã xác định rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng từ sau Cách
mạng Tháng Tám, xác định và phân loại chính xác kẻ thù trọng tâm, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, đưa ra một loạt các giải pháp nhằm xây dựng và tăng
cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến,những quan điểm cơ bản về chỉ đạo
chiến tranh và những nội dung chính của đườnglối kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh... Trong tình hình“nước sôi lửa bỏng” lúc
bấy giờ, những chiến lược và sách lược trong bản Chỉ thị lịchsử “Kháng chiến
kiến quốc” của Đảng Cộng sản Đông Dương đã soi đường chỉ lối cho toàn dân,
toàn quân trong cuộc chiến đấu vì sự sống còn của dân tộc, tiến lên chiến thắng
toàn diện

II. Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc”
của Đảng trong giai đoạn hiện nay
1. Tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc”
Việt Nam đã trải qua 3 đợt bùng dịch lớn và đang ở trong giai đoạn căng
thẳng của đợt bùng dịch thứ 4.
Đợt dịch đầu tiên bắt đầu từ tối 23/01/2020, sau khi Bệnh viện Chợ Rẫy
xác nhận hai bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam, cha
con người nhập cảnh từ Vũ Hán. Ổ dịch trong giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh
bắt nguồn từ 6 bệnh nhân là nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật
Bản được cử sang Vũ Hán tập huấn từ tháng 11 và cùng trở về Việt Nam vào
ngày 17/01. Tổng số bệnh nhân củagiai đoạn đầu tiên là 16 người. Ngay từ
những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, Việt Nam đã tích cực và quyết liệt trong việc
thực thi các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Tới ngày 25/02, hơn một
tháng sau khi có ca bệnh đầu tiên, toàn bộ 16 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
đều khỏi bệnh.
Sau hơn 20 ngày không có ca bệnh mới, tối ngày 06/03/2020, Hà Nội
triệu tậpcuộc họp khẩn và xác nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của thành
phố, cũng là cathứ 17 của Việt Nam. Đợt dịch thứ 2 kéo dài từ ngày 25/07/2020
đến ngày 01/12/2020 với 554 ca mắc nội địa và 582 ca nhập cảnh. Từ ngày 31

8
tháng 7, Việt Nam ghi nhận những ca tử vong và đến hết đợt dịch, tổng số ca tử
vong do Covid-19 ở nước ta là 35.
Chiều 20/03/2021, Bộ Y tế công bố ba bệnh nhân Covid-19 thứ 86, 87 và
91, ba bệnh nhân này đã mở đầu cho giai đoạn ba của dịch Covid-19 tại Việt
Nam: giai đoạn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và không thể truy vết F0. Ở,
đợt bùng dịch này, Việt Nam ghi nhận 910 ca mắc trong nước và 391 ca nhập
cảnh. Ngày 8 tháng 3, việc tiêm vaccine COVID-19 được bắt đầu.
Đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/04/2021, khi Việt Nam phát hiện một bệnh
nhân lànhân viên khách sạn tại Yên Bái. Từ đó, dịch bệnh lây lan ra đến 26 tỉnh,
thành phố. Chỉ tính riêng đợt dịch này cho đến ngày 25/10, số ca nhiễm ở Việt
Nam đã lên đến882.043, số ca tử vong lên đến hơn 21 nghìn. Và đợt dịch thứ tư
này vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, các ca bệnh vẫn tăng từng ngày, đồng nghĩa
với việc mất mát đau thương vẫn còn tăng
Vì sao phải “chống dịch như chống giặc”
“Chống dịch như chống giặc” nghĩa là sự đe dọa của dịch bệnh tương
đươngvới sự đe dọa của giặc ngoại xâm.
Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu, với tốc độ lây lan
chóng mặt, gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, và quan
trọng nhấtlà lấy đi tính mạng của hàng triệu người, được coi là vấn đề cấp bách
nhất hiện nay.
Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”. Bởi các thế lực thù địch
và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-
19 để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó còn có những kẻ “nối
giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, trốn
cách ly, khôngchấp hành các chỉ thị của Chính phủ khiến dịch bênh lây lan
không kiểm soát. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân: nâng
giá, sản xuất hàng giả buôn lậuhàng hóa y tế, lợi dụng dịch bệnh để phạm tội,
tung tin đồn nhảm nhí sai sự thật gâyhoang mang trong công đồng, gây ảnh
hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch củaViệt Nam…

2. Đường lối của Đảng về hoạt động phòng, chống dịch


- Đại hội XIII diễn ra từ ngày 25/1/2021 đến ngày 1/2/2021 đã nêu rõ việc
kiểm soát dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm trong kỳ đại hội XIII

9
+ Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19
+ Tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19 cho cộng đồng
- Sáng 4/10 ngày đầu Hội nghị Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng nêu rõ: cần chú ý tổng kết, đánh giá sự cần thiết, hiệu quả, cũng như
những hạn chế, bất cập trong việc ban hành, thực hiện các chủ trương, chính
sách, biện pháp mới để xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa
phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do Covid-19 gây ra, vừa duy
trì, phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua
- Ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt
+ Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020, quyết định 447/QĐ-TTG ngày
1/4/2020, quyết định số 173/QĐ-TTG ngày 1/2/2020, ...
+ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19
+ Chỉ thị sô 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch
+ Để ngăn ngừa các hành vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến công tác
phòng chống dịch, 30/3/2020 Toàn án nhân dân tối cao đã ban hành hướng dẫn
số 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống dịch
- Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh và các quy định của pháp luật liên quan về phòng, chống dịch bệnh
+ Được thực hiện minh bạch trên các phương tiện truyền thông đại chúng
+ 7/2/2020, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 362/BTP-PBGDPL hướng
dẫn các bộ, ngành, địa phương tang cường tổ chức PBGDPL về các vấn đề dư
luận xã hội quan tâm, trong đó có công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19
+ PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa
truyền thanh cơ sở, qua ứng dụng mạng xã hội, …

3. Thực trạng việc phòng, chống dịch ở Việt Nam


- Kết quả tốt:
+ Kiểm soát, khoanh vùng dập dịch nhanh chóng
+ Số ca mắc COVID được kiểm soát

10
+ Nâng cao chất lượng y tế, đội ngũ y bác sĩ
+ Với sự đoàn kết, nỗ lực đồng long của cả hệ thống chính trị, các tầng
lớp nhân dân, dịch bệnh sẽ dần được khống chế, nhanh chóng đẩy lùi, sớm đưa
cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường
+ Nhiều quốc gia đánh giá cao Việt Nam và coi Việt Nam là hình mẫu để
học tập trong việc phòng chống dịch COVID-19
-Chưa được tốt:
+ Ra hình phạt chưa đủ mạnh tay, quản lý chưa tốt đối với những người
giấu bệnh, không khai báo y tế, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh
cấm… làm lây lan dịch
+ Xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa y tế, sản
xuất hàng giả, nhập lậu nhằm trục lợi
+ Xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh phao tin đồn nhảm gây hoang
mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch của Đảng và Nhà
nước
4. Các biện pháp phòng, chống dịch của Đảng và nhà nước
- Về mục tiêu
Trước mắt nhanh chóng đẩy lùi, tiến tới công bố hết dịch trong thời gian
sớmnhất; về lâu dài, nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của dịch.
Sau đó, các địa phương này dần nới lỏng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo
trạng thái bìnhthường mới như các nước phát triển đã tiêm vaccine đạt miễn
dịch cộng đồng.
- Về quan điểm và phương châm
Tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân tộc phải được đặt lên hàng
đầu, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phòng bệnh hơn chữa bệnh,
việc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay điều kiện tiên quyết là phải đề cao
các biện pháp phòng dịch là chính. Vì vậy, cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine
phòng COVID-19. Thậm chí “chúng ta có thể tiếp tục hy sinh một số lợi ích
kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
- Về sức mạnh và lực lượng
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó ngành y tế, quân đội và công an là
11
lực lượng nòng cốt. Phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hợp
tác từ các nướctrong khu vực và trên thế giới vì đây là vấn đề toàn cầu
- Về phương thức chống giặc - chống dịch
Trong các chỉ thị, quyết định và hướng về phòng, chống dịch COVID-19
của Đảng, Nhà nước ta đều chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm, xử lý
kịp thời, hiệu quả”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng cường ngăn chặn là vô
cùng quan trọng, bởi vì nếu chúng ta không kịp thời, không nhanh chóng thì
dịch bệnh sẽ lây lan theo cấp số nhân. Không được chủ quan khinh địch, vì diễn
biến dịch còn hết sức phức tạp và hậu quả xảy ra trên diện rộng
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng
chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch
Covid-19!".
Các cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chứctích cực tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là bà con nhân dân
vùng có dịch hiểu rõ tác hại của dịch và chủ động tham gia phòng, chống dịch.
Thực hiện tácphong “đi tận ngõ, gõ tận nhà” nhằm phòng, chống dịch Covid-19
hiệu quả.
Phải kết hợp song song việc tiêu diệt giặc Covid-19 với thực hiện các
nhiệm vụ chính trị. Đây là giải pháp căn cơ nhất bởi vì dịch bệnh có thể kéo dài,
nếu chỉ tập trung mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch sẽ dẫn tới nguy cơ đình
trệ cả một nền chính trị, mất ổn định kinh tế và trật tự an toàn - xã hội.. Đây
chính là tư tưởng cách mạng tiến công của đường lối chiến tranh nhândân được
vận dụng sáng tạo vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa
XV phátbiểu: “Chúng ta dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội. Quốc hội biểu dương,
đánh giá cao sự cố gắng, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; trân trọng,
cảm ơn những nỗ lực, đónggóp to lớn, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào,
cán bộ, chiến sỹ và cộng đồngdoanh nghiệp; cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu
quả của đồng bào ta ở nước ngoàivà bạn bè quốc tế trong phòng, chống đại dịch
COVID-19. Qua gian nan, thử thách, truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương
nòi, khí phách anh hùng, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, đất nước ta
lại càng phát huy cao độ hơn bao giờ hết."

12
5. Liên hệ trách nhiệm bản thân
- Trách nhiệm của bản thân cần: nâng cao ý thức trách nhiệm, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên nắm bắt các chủ trương, chính sách về
phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước
- Tuyên truyền, vận động người thân và Nhân dân nơi cư trú nâng cao ý
thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng; hạn chế tụ tập đông người; bình tĩnh
trước tình hình dịch bệnh; không nghe theo cũng như không phát tán tin đồn
chưa được kiểm chứng.
- Đối với mỗi người chúng ta, để phòng chống dịch Covid-19 thật tốt, tạo
điều kiện thuận lợi ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội, thì điều quan
trọng nhất là phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện các giải pháp
phòng chống dịch với việc thực hiện tốt thông điệp “5k”. Đó là:
(1) Mang khẩu trang khi ra đường hoặc tại các nơi công cộng;
(2) Khử khuẩn tốt nơi ở, nơi làm việc và thường xuyên rửa tay bằng dung
dịch sát khuẩn hay xà phòng;
(3) Không tụ tập đông người khi chưa thật sự cần thiết;
(4) Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét tại những nơi đông người để bảo
đảm không lây lan mầm bệnh;
(5) Khai báo y tế khi về từ nước ngoài hoặc từ vùng dịch.
- Ngoài ra, cần chú ý thực hiện thêm một số biện pháp khác như hạn chế
bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng. Khi có việc nhất
thiết phải ra đường thì hạn chế tối đa việc tiếp xúc người và đồ vật; về đến nhà
phải thay quần áo, vệ sinh giày dép; quần áo thay ra cần được ngâm với xà
phòng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm
vùng ngực cổ, uống nước ấm. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín. Tập luyện
thể dục, thể thao một cách phù hợp và thường xuyên. Vệ sinh, giữ thông thoáng
nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Khai báo y tế qua ứng dụng cho mình
và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ
quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

13
KẾT LUẬN
Bản chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng về chỉ đạo và
sách lược cách mạng trong tình thế vô cùng khó khăn của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa vừa mới được ra đời
Chỉ thị là một lời khẳng định rằng, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng
căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩn hiệu, mục
đích và kế hoạch đấu tranh. Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực
lượng nào, đoàn kết lực lượng nào, cô lập và phân hóa lực lượng nào, để tiêu
diệt kẻ thù của giai cấp, của nhân dân. Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân
thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết chạt chẽ xung quanh
Đảng, để đánh thắng kẻ thù cách mạng. Vì vậy, khẩu hiệu “Chông dịch như
chống giặc” trong phòng, chống dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo, kế
thừa và phát huy chỉ dân quý báu của những bậc tiền bối và là điều kiện tất yếu
đưa Việt Nam thoát khỏi đại dịch.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử đảng, nxb, Hà Nội.
2. Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng.html
3. Tích cực hơn trong phòng chống dịch Covid -19 - SO Y TE - TIEN
GIANG (soytetiengiang.gov.vn)

15

You might also like