You are on page 1of 23

Chương 1:

Trình bày phân tích các vấn đề kinh tế quốc tế và triển vọng VN khi tham gia vào liên minh Quốc tế

Cách tiếp cận để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ( tiếp cận co giãn, tiếp cận chi tiêu, tiếp cận tiền
tệ)

Trình bày và phân tích mô hình Mundell Fleming và lựa chọn chế độ tỷ giá để xác định mô hình phù hợp

Đánh giá công tác qly ngoại hối của ngân hàng Nhà nước VN trong 10 năm trở lại đây

Hãy đánh giá và phân tích tình trạng nợ nước ngoài và đánh giá qly nợ nước ngoài của VN trong 1 năm
trở lại đây (3 mô hình khủng hoảng)

Chủ đề: Đánh giá sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng kte Việt Nam ( Search – Viết bằng
Tiếng Anh)

Impact/Influence of Foreign Exchange rate in economic growth in VN economy

Tìm tài liệu, bài báo, công trình nghiên cứu = tiếng anh ( malaysia/ indonesia) Khuyến khích sử dụng
mô hình (lý thuyết – thực trạng)

Thế là nào liên kết kinh tế quốc tế

Nguyên nhân hình thành liên kết kte qte là gì

Có những hình thức liên kết kinh tế qte nào

Có những đặc trưng nào của một liên minh tiền tệ qte hiện đại

Các vđề về liên minh tiền tệ châu âu qua các giai đoạn lịch sử phát triển

Những lợi ích và chi phí mà 1 qte phải bỏ ra để hình thành 1 liên minh tiền tệ là gì

1 ) Liên kết thông qua các hiệp ước, hiệp định để hình thành tổ chức liên kết kinh tế quốc tế mang tính
chất khu vực hoặc toàn cầu với các cơ chế, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động các nước thành viên

Là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo ra khuôn khổ pháp lý
chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước

Liên kết kinh tế quốc tế các mối quan hệ kinh tế - thương mại (bao hàm cả chính trị và xã hội) vượt ra
khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên ở
tầm vĩ mô ( chính phủ) , vi mô ( tổ chức, doanh nghiệp) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, thương
mại cho các quốc gia phát triển.

Loại hình liên kết giữa các quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế hướng tới mục tiêu phát
triển kinh tế toàn cầu
2 ) Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế

Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình xóa bỏ dần biên giới cứng ( đường biên, kế khai hải
quan) của một quốc gia thay vào đó là biên giới mềm ( các thỏa thuận hiệp định miễn trừ, ưu đãi thương
mại quốc gia)

Phân công lao động quốc tế - ngày càng mở rộng và chuyên môn hóa cao hơn, bởi liên quan tới việc tận
dụng lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của các quốc gia để từ đó nâng cao năng suất lao động, sử dụng
hiệu quả các nguồn lực và giảm chi phí sản xuất

Quá trình phát triển tin học hóa, tự động hóa hay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông
qua mạng kết nối toàn cầu dẫn tới các quốc gia sẽ tận dụng công nghệ mới thay vì phải nghiên cứu từ
đầu nhờ vào việc chính phủ thực hiện các liên kết kinh tế quốc tế

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng – việc đi lại giao thông giữa các quốc gia sẽ được thuận lợi hơn từ đó
giúp khai thác triệt để các lợi thế kinh tế, ứng dụng nhanh các thành tựu về khoa học kĩ thuật nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần giải quyết vấn đề giữa các nước thành viên hiệu quả
hơn

3 ) Các hình thức sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ gán kết liên kết giữa các quốc gia

Khu vực tự do thương mại

Liên minh thuế quan

Thị trường chung

Liên minh kinh tế

Liên minh tiền tệ

Khu vực mậu dịch tự do : Mua bán, trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia thành viên ( hình thức
liên kết thấp nhất)

+ Giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn rào cản thuế quan và các biện pháp hạn chế về chuyển dịch nguồn
lực bao gồm chuyển dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên ( biến mất biên giới cứng )

+ Hướng tới hình thành và phát triển một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ giữa các nước
thành viên

+ Các quốc gia thành viên vẫn giữ được độc lập tự chủ trong quan hệ giao thương giữa các nước thành
viên bên ngoài khu vực

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA, NAFTA – liên minh khu vực bắc mĩ

Liên minh thuế quan: Các quốc gia thành viên sẽ áp dụng biểu thuế quan chung khi giao dịch với các
nước ngoài khối

- Các quốc gia mất hoàn toàn quyền tự chủ trong các giao dịch thương mại ngoài khối do một hội đồng
liên minh các quốc gia quyết định
- Các quốc gia sẽ xây dựng một thỏa thuận thống nhất về các chính sách ngoại thương

Ví dụ: Liên minh thuế quan Nam Phi SACU

Thị trường chung: Các quốc gia thành viên tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các rào cản tự do di chuyển nguồn
lực giữa các quốc gia thành viên

Các quốc gia thành viên đưa ra chính sách ngoại thương thống nhất và cho phép tự do thương mại giữa
các quốc gia ngoài khối

Thị trường chung Nam Mỹ, thị trường chung Đông và Nam Phi

Liên minh kinh tế: Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung áp dụng có các qgia thành viên từ kte,
chính trị, văn hóa, xã hội và các chính phủ từ bỏ quyền ( tự quyết ) trong việc đưa ra chính sách kte
quốc gia riêng lẻ

Liên minh tiền tệ quốc tế:

Xây dựng chính sách kte chung, có chính csach ngoại thương chung, có đồng tiền chung khu vực, các
qgia từ bỏ quyền phát hành đồng tiền pháp định, xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung
với tất cả qgia, là cơ sở để hướng tới liên minh chính trị

Có những đặc trưng nào của một liên minh tiền tệ qte hiện đại

Các khía cạnh của hợp tác tiền tệ quốc tế hiện đại là gi

Những điều kiện nào góp phần hình thành khu vực đồng tiền chung

Trình bày những hiểu biết cơ bản về liên minh tiền tệ châu âu và đồng tiền chung Euro

Cơ hội để các quốc gia khu vực Đông Nam á hợp tác kinh tế Quốc tế và triển vọng để hình thành 1
đồng tiên chung khu vực

Trình bày và phân tích những lợi ích và chi phí của một liên minh tiền tệ

Liên minh tiền tệ: Hình thức hợp tác Kinh tế quốc tế cao nhất, giai đoạn cuối cùng của hợp tác kinh tế
khu vực giữa các quốc gia ( currency union) (học liên minh tiền tệ)

Khu vực tiền tệ: Tập hợp các ngoại tệ nhất định được tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ dựa trên 1
chính sách tiền tệ chung duy nhất

Liên minh tiền tệ được xem như 1 phần của sự hội nhập, đây là cơ sở để đảm bảo cho sự dịch chuyển
các nguồn lực bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp và chính sách
kinh tế được ký kết thỏa thuận giữa các bên liên quan nhằm tăng cường tính ổn định của nền kinh tế
đồng thời k vi phạm các vấn đề nội bộ Quốc gia thành viên.

Đặc trưng của một hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đại:


+ Sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia về tỷ giá hối đoái điều này thể hiện thông qua các quốc gia
tham gia vào liên minh tiên tệ sẽ sử dụng chung chính sách liên quan tới chế độ tỷ giá và áp dụng biên
độ dao động tỷ giá giống hệt nhau đối với các đồng ngoại tệ

+ Tăng cường và mở rộng phạm vi của các định chế tài chính quốc tế: các quốc gia thành viên được
khuyến khích mở rộng các quan hệ tài chính với các định chế tài chính quốc tế thông qua phát hành giấy
tờ có giá, huy động các nguồn lực trên thị trường tài chính quốc tế

+ Hệ thống tiền tệ phát triển tương đối ổn định, thể hiện thông qua các qgia sử dụng chung 1 loại tiền tệ
do đó tránh được các rủi ro nhất định trong việc sử dụng tiền tệ, sử dụng chung 1 chính sách tiền tệ của
khu vực thay vì mỗi quốc gia đưa ra chính sách riêng rẻ >> hệ thống tiền tệ ổn định

+ Quy mô của các giao dịch tài chính có xu hướng tăng

+ Chính phủ và các đại diện của chính phủ nước thành viên sẽ tham gia vào một hội đồng chung để đưa
ra các quyết sách lquan tới các vde tiền tệ như biên độ neo tỷ giá, lãi suất, chính sách phát hành tiền để
phù hợp với xu hướng chung của thị trường và đặc trưng của từng quốc gia thành viên.

+ Các tổ chức tài chính qte (IMS,WB,ADB) đóng vai trò quan trọng điều tiết các mối quan hệ kinh tế quốc
tế thay vì chính phủ của các qgia

Các khía cạnh của hợp tác tiền tệ quốc tế

+ Hợp tác về chế độ tiền tệ

+ Các qgia sẽ áp dụng chung chính sách phát hành tiền tệ của khu vực, các qgia từ bỏ quyền phát hành
đồng tiền pháp định và sử dụng chung chính sách tiền tệ của hội đồng khu vực, chung chế tài điều tiết
các quan hệ tài chính (tất cả vde lquan tới hoạt động tài chính của các qgia thành viên với các nước bên
ngoài sẽ được tuân theo, thực hiện trên cơ sở 1 nguyên tắc và thỏa thuận chung được xác lập bởi hội
đồng của liên minh

+ Quá trình hợp tác đều dựa trên 2 yếu tố, yếu tố lịch sử ( nền tảng ban đầu của các qgia thành viên) và
các thỏa thuận chung của các qgia khi tham gia vào khu vực

+ Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, mọi chính sách về hợp tác tiền tệ do hội đồng liên minh đưa ra
để áp dụng với các qgia thành viên sẽ phải đảm bảo với xu hướng phát triển chung đồng thời không vi
phạm và ảnh hưởng tới quyền lợi kte của các qgia thành viên

+ Hợp tác tiền tệ chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố vi mô và vĩ mô trong và ngoài nước. Do vậy, các
qgia thành viên khi tham gia vào hợp tác tiền tệ quốc tế thường chịu tác động rất lớn từ ảnh hưởng của
nền kinh tế thế giới

+ Hợp tác tiền tệ qte đem lại lợi ích cho tất cẩ các qgia thành viên đảm bảo sự phát triển kte gán với lợi
ích của qgia đồng thời tăng cường hiệu quả việc sử dụng nguồn lực của các qgia thành viên

Điều kiện cơ bản để hình thành đồng tiền chung:


- Các quốc gia phải có các điểm tương đồng về văn hóa – kte – chính trị xã hội và các điều kiện tự nhiên

( Kte: tương đồng về thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kte, Điều kiện tự nhiên xã hội tương
đồng,)

- Đưa ra các chính sách tương tự nhau (về mặt chính trị, xã hội) >> tạo nên 1 sự cân bằng trong khu vực

- Các quốc gia khu vực đều trải qua 5 mức hợp tác khác nhau để tiến tới hợp tác tiền tệ

- Các qgia tham gia cần có chế độ tiền tệ thống nhất, chế độ cần được xây dựng ổn định và duy trì trong
1 thời gian dài

- Các qgia cần có đủ nguồn lực ( dự trữ ngoại hối, vàng) để đảm bảo đối mặt với các rủi ro trong qtrinh
hợp tác kte qte

- Đồng tiền pháp định của các qgia phải đảm bảo đủ mạnh trong mối tương quan với các đồng tiền mạnh
tự do chuyển đổi

- Các chế tài điều tiết các qhe tài chính của các qgia phải đảm bảo rõ ràng và ổn định

- Cần phải có hệ thống tài chính lành mạnh ( các thông tin của thị trường phản ảnh đúng thực trạng tài
chính của DN và nền kte, các thông tin đc niêm yết minh bạch rõ ràng và đảm bảo phản ảnh đúng tình
hình tài chính)

- Các qgia phải tự nguyện tham gia

- Các qgia cần phải ký kết các thỏa ước, hiệp định thống nhất các bên để đảm bảo các văn bản pháp lý
hiệp ước hiệp định được công bố và được cộng đồng qte chấp thuận

Chương 2:
Phân biệt thế nào là thâm hụt,thặng d cán cân thanh toán quốc tế
Thế nào là tiếp cận co giãn, tiếp cận chi tiêu và tiếu cận tiền tệ. Điều kiện Marshall – Lerner là
gì? Khi 1 chính phủ thực hiện biện pháp phá giá tiền tệ điều này ảnh hưởng thế nào tới cán
cân thương mại của một quốc gia
Thế nào là hiệu ứng tuyến J?
Thế nào được coi là cán cân thanh toán quốc tế mất cân bằng? Có những biện pháp nào để
thực hiện cân bằng cán cân
Thế nào là tự do hóa tài khoản vãng lai và thế nào tự do hóa tài khoản vốn?

Thặng dư, thâm hụt là nói tới từng bộ phận nhỏ trong cán cân , nếu không nói gì >> Coi là cán
cân tổng thể (Op)
Để tổng cán cân vãng lai + cán cân vốn =/= 0 + cán cân bù đắp chính thức = 0 . Trên thực tế còn
có sai sót
Cách cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Khi thặng dư ( các giao dịch chảy vào quốc gia > các giao dịch chảy ra ở quốc gia)
Phương pháp tiếp cận co giãn: Phân tích những thứ thay đổi trong cán cân vãng lai khi chính
phủ của quốc gia thực hiện chính sách giảm giá đồng tiền
Thực chất: đánh giá sự tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô tới hoạt động xuất – nhập
khẩu của một quốc gia
Được thực hiện thông qua điều chỉnh hệ số co giãn
2 công thức: Hệ số co giãn xuất khẩu – hệ số co giãn nhập khẩu
Hệ số co giãn: là tỉ lệ % thay đổi của giá trị xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi tỷ giá hối đoái thay đổi
1%.
Tổng hệ số co giãn nhập khẩu và xuất khẩu là cơ sở để chính phủ đưa ra các chính sách điều
chỉnh cán cân. 3 trường hợp >1, <1, =1 và thông thường tổng hệ số co giãn luôn lấy giá trị tuyệt
đối để đưa ra các biện pháp cân bằng cán cân
Điều kiện Marshall Lerner chính là viêc chính phủ sử dụng việc phá giá tiền tệ tác động đến cán
cân thương mại và việc tác động này giúp cân bằng cán cân với điều kiện tổng 2 hệ số co giãn
xuất và nhập khẩu trị tuyệt đối phải >1
Sự thay đổi khối lượng > thay đổi giá cả : Tính trội của khối lượng hàng hóa NK và XK
Khi CP thực hiện phá giá tiền tệ, sự thay đổi trong thói quen sử dụng spham không lập tức thay
đổi còn ngược lại
Giá cả thay đổi nhanh hơn > khối lượng hơnhàng: Tính trội của giá cả so với khối lượng
Và biện pháp phá giá tiền tệ thông cán cân thương mại trong ngắn hạn xấu đi, trong dài hạn tốt
lên.
Hiệu ứng tuyến J: phản ảnh khối lượng hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu không chịu tác động
csach phá giá tiền tệ trong ngắn hạn ( không có giãn trong ngắn hạn) mà chịu ảnh hưởng trong
dài hạn bởi một số lý do sau:
- Thói quen tiêu dùng không thay đổi ngay lập tức khi chính phủ thực hiện chính sách phá giá
- Các hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu đã được ký từ trước
- Rào cản của thị thường ( vấn đề thị trường không hoàn hảo) chưa thay đổi kịp với chính sách
này
Phương pháp tiệp cận chi tiêu: Biện pháp mà chính phủ cũng sử dụng biện pháp phá giá nhưng
biện pháp này ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chi tiêu của người dân trong nền kte
Khi thu nhập quốc dân giảm tương đối so với mức chi tiêu trong nước => cán cân vãng lai xấu
đi
Khi thu nhập quốc dân tăng lớn hơn chi tiêu tăng >> có khoản dư thừa >> thặng dư sản phẩm
trong nước >> bán đi nước ngoài >> cải thiện cán cân
Y > C+G+I : thặng dư, Y < C + G + I : thâm hụt
=> Chính phủ tác động đến chi tiêu quốc dân = các biện pháp phá giá để đưa thặng dư/thâm
hụt về cân bằng
Giả sử trong trường hợp nền kte toàn dụng nhân công, nếu thu nhập quốc dân > khả năng tiêu
dùng của nền kinh tế thì cán cân thanh toán quốc tế có xu hướng tốt lên
Nếu thu nhập quốc dân không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho nền kinh tế thì cán cân thanh
toán quốc tế có xu hướng xấu đi và hiệu ứng phá giá tác động lên thu nhập sẽ không rõ ràng
=>> Đối với chi tiêu trong nước, phá giá tiền tệ làm tăng mặt bằng chung về giá của nền kinh tế.
Các chủ thể trong nền kte muốn duy trì lượng tiền thực tế thì cần tăng số lượng tiền danh nghĩa
= việc bán các trái phiếu ra nền kinh tế =>> giá trái phiếu giảm >> lãi suất của nền kte tăng =>
Lsuat tăng dẫn tới chi tiêu trong nước giảm.
Khi thực hiện phá giá tiền tệ tác động tới chi tiêu => nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ đắt
hơn >> Xuất khẩu không đổi (do hợp đồng đã được kí) >> Thu nhập quốc dân giảm =>> ảnh
hưởng đến chi tiêu trong nước >> ảnh hưởng tới cán cân vãng lai
Trong nền kinh tế toàn dụng nhân công, phá giá tiền tệ có thể làm giảm chi tiêu trong nước từ
đó giúp cải thiện cán cân thương mại tuy nhiên nền kinh tế sẽ gặp phải tình trạng lạm phát
Đối với nền kinh tế không tạo ra đủ thu nhập cho người dân thì biện pháp phá giá tiền tệ chưa
chắc đã có tác động tốt tới cán cân thanh toán quốc tế vì nó không tác động được tới việc thay
đổi khả năng chi tiêu của người dân trong nền kinh tế

Việc cân bằng dự trữ NHNN ảnh hưởng thế nào tới cân bằng Cân cân thanh toán quốc tế trong
điều kiện 1 quốc gia xuất siêu?
Tại sao cầu nội tệ tăng giá khiến hiệu ứng phá giá tiền tệ mất đi?
Phá giá đồng tiền sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại ngay lập tức nếu xảy ra những trường
hợp nào sau đây?
1. Nhập khẩu + Xuất khẩu có phản ứng với thay đổi tỷ giá hối đoái
2. Nhập khẩu và xuất khẩu không có giãn theo thay đổi của tỷ giá hối đoái
3. Người tiêu dùng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm khi giá cả thay đổi
4. Cả 2 yếu tố 2 và 3
Pháp lệnh về ngoại hối của NHNN việt nam?
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá thực?

Liệu chính sách can thiệp = việc tăng cung cầu nội tệ có giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc
tế?
+ Tác động trong ngắn hạn: tức thời
+ trong trung và dài hạn : triệt tiêt > do hiệu ứng xuất nhập khẩu gây nên
Ưu điểm: giải quyết tức thời mất cân bằng của bộ phận (cán cân tm) cán cân thanh toán quốc
tế
Mô hình theo cách tiếp cận tin tệ
Md = k.P.y
Thu nhập tăng >> cầu tiền tăng
Cầu tiền tăng >> giá tiền tệ giảm >> tỷ giá hối đoái tăng >> thặng dư
Ngược lại cầu tiền giảm >> tăng giá trị tiền tệ >> giá ngoại tệ giảm >> xuất khẩu giảm >> nhập
khẩu tăng >> thâm hụt.
Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện tác động tới cung và cầu Nội tệ của nền kinh tế thông qua
các hoạt động tăng giảm cầu tiền,thông qua hoạt động của thị trường mở và thay đổi dự trữ
ngoại hối
Cách 1: Ngân hàng Trung ương thực hiện tăng giảm cầu tiền bằng cách mua hoặc bán trái phiếu
ra thị trường
Cung nội tệ chính là cầu ngoại tệ
Cách 2: thay dổi dự trữ ngoại hối
Khi dự trữ ngoại hối tăng >> cung tiền tăng >> tỷ giá hối đoái tăng >> xuất khẩu tăng >> bop
tăng
Dự trữ giảm >> cung tiền giảm >> tỷ giá giảm >> nhập khẩu tăng >> bop giảm
Dưới chế độ tỷ giá cố định khi NHTW tăng cung tiền sẽ dẫn tới mất cân đối trên thị trường tiền
tệ trong ngắn hạn và điều này ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của NHNN do vậy NHTW không
thể duy trì chính sách tiền tệ này trong dài hạn vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc duy trì tỷ giá cố định
và mọi sự tăng lên của cung nội sẽ bị triệt tiêu và trở về trạng thái ban đầu
Trong chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát, việc mở rộng cung tiền khiến giá trị đồng tiền bị giảm
do vậy NHNN nên xác định mức cung tiền phù hợp để thị trường tiền tệ đạt được trạng thái cân
bằng thông qua việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Cơ cấu Cán cân thanh toán quốc tế và sự thay đổi bền vững
Cơ cấu CCTTQT và sự cân bằng bền vững
Cân bằng bền vững: đảm bảo sự cân bằng bền vững của các cán cân bộ phận
Thâm hụt kép: cả 2 vãng lai + vốn cùng thâm hụt
Chương 3
Thế nào là chính sách tỷ giá (tr242)
Là các quy định nghị định quy tắc thể chế,văn bản phpá lý .. của chính phủ đưa ra nhằm mục
đích điều tiết giá cả của đồng nội tệ so với đồng ngoại tế lưu hành trong nền kinh tế
Mục tiêu của chính sách tỷ giá là gì
- Điều tiết giá cả của tiền tệ (bản tệ trong mối tương quan với ngoại tệ)
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát, duy trì sử dụng ổn định
về giá cả của hàng hóa trên thị trường và khối lượng việc làm
- Góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ( cán cân vãng lai = cân bằng ngoại của nền
kte)
Nếu 1 số cơ chế chính sách tỷ giá đã biết (tr250)
Nhóm 1: Hệ thống tiền tệ không có đồng tiền pháp định riêng >> Neo đồng tiền trên cơ sở của
một loại ngoại tệ tự do chuyển đổi
Nhóm2 : Hội đồng tiền tệ >> Không có đồng tiền pháp định riêng nhưng có hội đồng tiền tệ và
có đồng tiền chung
Nhóm 3: Chế độ tỷ giá cố định truyền thông: Quy định chính sách của Chính phủ đưa ra nhằm
yêu cầu tất cả các thành phần cho nền kte áp dụng. trong 1 năm k đổi
Nhóm4 : Neo với biên độ hẹp >> gán đồng tiền với 1 loại ngoại tệ với biên độ thay đổi dưới 1%
Nhóm 5: Neo với biên đồ điều chỉnh >> Chỉnh phủ đưa ra biên độ dao động giá ngoại tệ so với
các loại ngoại tệ trên thị trường
Nhóm 6: Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý >> Chính sách đưa ra của chính phủ nhằm điều chỉnh
giá cả của đồng nội tệ so với giá cả của đồng ngoại tệ căn cứ vào 2 yếu tố: Cung cấp trên thị
trường + Chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ
Nhóm 7: Thả nổi hoàn toàn >>>đóng vài trò một cá nhân tổ chức tham gia vào thị trường Tạo
cung cầu ngoại hối được duy trì, hỗ trợ sự phát triển của thị trường
Chính phủ sử dụng công cụ nào để đưa ra chính sách tỷ giá tr 243
- Nghiệp vụ thị trường ngoại hối tác động cung cầu ngoại hối trên thị trường
- Điều chỉnh lãi suất, tỷ lệ nghịch với tỷ giá
- Thực hiện chính sách phá giá, hoặc nâng giá tiền tệ: Tác động vào cung cầu tiền tệ trên thị
trường hoặc cung cầu nội tệ trên thị trường.
- Dự trữ ngoại hối
Mô hình mundel freming là gì? Mục đích mô hình? Điểm cân bằng của mô hình là gì tr375-
điểm cân bằng 391
Là mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS – LM nhằm phân tích ảnh hưởng chính sách
kinh tế vĩ mô khi nền kinh tế thực hiện mở cửa thị trường. Xem xét mối quan hế nghĩa 2 yếu tố
là sản lượng tạo ra trong nền kinh tế với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn
Có 3 điều kiện để xây dựng Mô hình Mundel Freming:
- Sản lượng thực tế của nền kinh tế tạo ra =< kì vọng chính phủ tạo ra trong nền kte
- Giá cả của hàng hóa tạo ra trong nền kinh tế ổn định
- Nền kinh tế trong tình trạng mở cửa
Mục đích: Tìm điểm cân bằng giữa 3 đường IS, LM BP để đưa ra các chính sách tài khóa, tiền tệ.
Tạo sự cân bằng bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Bên trong: đưa chính sách, thể chế để
buộc phải theo tuy nhiên đảm bảo cân bằng bên ngoài rất khó bởi nó liên quan tới sự thay đổi
chính sách của các nước bên ngoài. Do vậy, việc cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài chỉ
mang ý nghĩa tương đối.
Ví dụ: Một quốc gia xuất siêu >> dự trữ ngoại hối tăng >> thu nhập người dân tăng >> thu nhập
DN tăng >> thu nhập vượt quá nhu cầu chi tiêu >> Tăng đầu tư và tiết kiệm >> trở thành chủ nợ
của các quốc gia khác. Ngược lại các quốc gia nào nhập siêu luôn trở thành con nợ của các quốc
gia xuất siêu . Trong dài hạn dưới sự vận động của nền kinh tế, các quốc gia sẽ tự động cân
bằng cán cân vãng lai của mình so với các quốc gia khác
Mô hình mundell Freming trong chế độ tỷ giá cố định >> chính sách tiền tệ và tài khóa được ưu
tiên sử dụng thay vì chính sách tỷ giá hối đoái >> Chỉ áp dụng chính sách tài khóa trong việc đảm
bảo và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi >> Thả nổi theo cung cầu ngoại hối trên thị trường >> Ngân hàng
nhà nước không can thiệp tới giá cả ngoại tệ trên thị trường >> do vậy mô hình mundell
freming trong thị trường này sẽ tạo sự cân bằng của cán cân vãng lai một cách tự động của cán
cân thanh toán quốc tế và trong trường hợp này mô hình mundell freming sẽ đạt được sự cân
bằng bên trong và cân bằng bên ngoài
Đường IS: Khi biểu diễn quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và thu nhập nhằm đảm bảo cân bằng
thị trường hàng hóa vĩ mô theo mô hình trên ta sẽ có một đường IS là tập hợp của các mức tiết
kiệm và thu nhập bằng nhau và tại các điểm này tạo sự cân bằng trên thị trường.
Một số nhân tố làm dịch chuyển được IS
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ >> tác động lãi suất
- OMO >> phá giá tiền tệ >> thu nhập tăng >> IS dịch sang phải
Đường LM : thu nhập cá nhân và mức cung tiền của cơ quan quản lý nhà nước
Đường LM được xây dựng trên cơ sở:
+ cầu tiền = cung tiền
+ Ngân hàng nhà nước không can thiệp lên thị trường tiền tệ
+ Cầu tiền = đúng tổng phục vụ cho mục đích giao dịch
Nếu thu nhập tăng >> chi tiêu tăng >> khối lượng cầu tiền cung tăng, nếu lãi suất tăng >> nhu
cầu giữ tiền mặt giảm >> nhu cầu mua các tài sản có lợi tức cao tăng lên
Nhân tố ảnh hưởng
- Chính sách tài khóa >> KHông ảnh hưởng đến đường LM (LM là cung tiền)
- Chính sách tiền tệ
+ Cung tiền danh nghĩa: Số tiền mà chính phủ phát hành ra trong nền kinh tế (TĂNG) >> cung
tiền thực tế ( tăng ) >> thu nhập người dân ( tăng ) LM dịch chuyển sang phải
+ Phá giá tiền tệ >> mặt bằng giá cả tăng lên >> cung tiền danh nghĩa không đổi >> cung tiền
thực tế giảm >> thu nhập giảm >> LM dịch chuyển sang trái
Một số trường hợp đặc biệt của đường LM:
Đường LM nằm ngang khi lãi suất của nền kinh tế thấp: Lãi suất thấp >> người dẫn có nhu cầu
giữ tiền mặt hoàn toàn thay vì gửi ngân hàng hay đầu tư vào các tài sản có giá
Đường LM thẳng đứng khi lãi suất cao: Người dân đổ hết tiền vào tiết kiệm, dnghiep mang đi
đầu tư và đầu cơ
Đường BP ( cân bằng cán cân thanh toán qte) mối quan hệ giữa Lãi suất và thu nhập
Thu nhập tăng >> nhu cầu sử dụng xa xỉ >> nhập khẩu tăng >> cán câu vãng lai xấu đi >> bù đắp
bằng nguồn vốn dòng chảy vào tăng >> lãi suất tăng ( hút nguồn vốn ngoại) bằng chính sách tiền
tệ
Các nhân tố tác động:
- Phá/ nâng giá tiền tệ
- Lãi suất
- Thay đổi dự trữ ngoại hối
Điểm cân bằng của 3 đường được gọi là mô hình Mundell Freming
Để đạt được cân bằng bên trong, thì ngân hàng trung ương, ngân hàng nhà nước nên áp dụng
chính sách mở rộng tiền tệ điều này sẽ làm cho LM dịch chuyển và làm lãi suất giảm xuống. Lãi
suất giảm kích thích luồng vốn dòng chảy ra, thu nhập tạo ra trong nền kinh tế có xu hướng
tăng lên dẫn tới tăng nhập khẩu. Tăng nhập khẩu dẫn tới cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt
điều này tạo áp lực giảm giá nội tệ tạo hiệu ứng dịch chuyển IS và cán cân thahnh toán quốc tế
sẽ trở lại điểm cân bằng đúng điểm giao nhau giữa 3 đường IS LM BP mới
Bằng cách kết hợp cả chính sách tiền tệ với thay đổi tỷ giá hối đoái thì chính phủ có thể tăng thu
nhập đến mức tạo đầy đủ công ăn việc làm cho nền kinh tế đồng thời vẫn đạt được mục tiêu
cân bằng bên ngoài
Chính sách mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá thả nổi sẽ dẫn tới lãi suất trong nền kinh tế cho
xu hướng giảm khiến cho BP trở nên xấu đi nhưng tăng thu nhập lại tạo công ăn việc làm nhiều
hơn
Do vậy, việc sử dụng chính sách mở rộng tiền tệ chỉ có thể đạt được cân bằng ben trong nhưng
lại gây ra sự mất cân bằng bên ngoài
Học thuyết xác định tỷ giá hối đoái
- Học thuyết ngang giá sức mua: Tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiên
- Học thuyết ngang giá lãi suất: Lãi suất của đầu tư và đi vay sẽ không khác nhau khi quy về một
đồng tiền
Chế độ tỷ giá trước các cú sốc
Sốc cầu tiền Sự thay đổi về cung cầu nội tệ trên thị trường, sử dụng cơ chế tỷ giá cố định tối ưu
Trong chế độ tỷ giá cố định: Cầu tiền tăng >> nội tệ tăng giá >> NHTW thực hiện chính sách mua
ngoại tệ cho đến khi cầu tiền giảm >> thu nhập và giá cả giảm sự biến động
Trong chế độ tỷ giá thả nội Nội tệ tăng giá >> nhu cầu mua hàng hóa trong nước giảm trong khi
lãi suất tăng >> cầu tiền gỉam >> thu nhập và giá cả giảm
=>>> hình thành cơ chế tỷ giá cố định tối ưu
Sốc tổng cầu
Trong chế độ tỷ giá cố định khi tổng cầu tăng làm cho đường tông cầu dịch chuyển sang phải >> cầu tiền
tănng >>> nội tệ tăng giá >> NHTW mua vào ngoại tệ >> cung tiền tăng, cầu tiền giảm >> thu nhập và giá
cả tự nhiên tăng
Trong chế độ tỷ giá thả nổi >> Tổng cần tăng >> đường tổng cầu dịch phải >> cầu tiền tăng >> nội tệ tăng
giá >> XK ròng giảm >> tổng cầu giảm, lãi suất tăng >> cầu tiền giảm >> thu nhập và giá cả tăng trong tầm
kiểm soát (ít biện động hơn)

=>> Tạo cú sốc tổng cầu: cơ chế tỷ giá thả nổi tối ưu

Sốc tổng cung


Giả sử các nhân tố khác không đổi, khi độ co giãn cầu tiên > tổng cầu
Tỷ giá cố định: nội tệ tăng >> NHTW mua vào ngoại tệ > cung tiền tăng, cầu tiền tăng >> thu
nhập giảm ít giá cả tăng mạnh
Tỷ giá thả nổi >> nội tệ tăng >> kích thích NK, hạn chế XK >> Tổng cầu giảm >> lãi suất tăng>>
cầu tiền giảm >> thu nhập giảm mạnh, giá cả tăng ít
=>> khi sốc tổng cung: Cơ chế tỷ giá cố định là tối ưu nếu ưuu tiên mục tiêu ôn định thu nhập,
cơ chế tỷ giá thả nổi là tối ưu nếu ưu tiên mục tiêu ổn định giá cả

Thế nào là sốc cầu tiền/ sốc tổng cầu và sốc cung tiền trong cơ chế tỷ giá tối ưu
Có nhân tố nào ảnh hưởng đến việc chính phủ lựa chọn chính sách/ cơ chế tỷ giá hối đoái áp
dụng tại quốc gia của mình

Chương 4: Quản lý ngoại hối trong nền kinh tế mở


Quản lý ngoại hối: nhiệm vụ của mọi chính phủ nhằm đảm bảo cho các dòng ngoại hối chảy ra
và chảy vào một nền kinh tề. Dòng chảy ngoại hối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dự trữ quốc tế của
một quốc gia, do vậy công tác quản lý ngoại hối là yêu cầu bắt buộc khi điều hành hoạt động
kinh tế - xã hội của chính phủ
NHTƯ : thực hiện xây dựng CSTT, lập và theo dõi cán cân thanh toán qte
Được chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, kiểm soát trên thị trường
Mục tiêu: 2 mục tiêu chính Mục tiêu cơ bản + Mục tiêu cụ thể
Thúc đẩy phát triển kinh tế: Sự phát triển của các quốc gia theo 1 mối tương quan. Quốc gia
đảm bảo cân bằng bên trong, đảm bảo công ăn việc làm đồng thời đảm bảo cán cân thanh toán
quốc tế do việc mở cửa thị trường. Do vậy nhà nước phải có chính sách đưa ra việc quản lý
ngoại hối trên thị trường để đảm bảo phát triển kinh tế
Mục tiêu cụ thể: Ổn định tỷ giá + Bảo vệ tính độc lập chủ quyền + Dẫn dắt hoạt động ngoại hối +
bảo toàn và tăng dự trữ ngoại hối.
NHTƯ không chỉ bảo quản dự trữ ngoại hối mà còn sử dụng để đầu tư phát triển kte, đảm bảo
an toàn, tránh khỏi rủi ro tỷ giá
Nếu NHTƯ muốn xác lập tỷ giá ổn định NHTƯ hoặc mua vào để tăng dự trữ ngoại hối hoặc bán
ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thị trường khi ngoại tệ chảy ra
=>> NHTƯ sử dụng các chính sách để tăng cường dự trữ ngoại hối, ổn định đồng tiền quốc gia
mình so với sự tương quan quốc gia khác.

…….
Bên cạnh xây dựng chính sách quản lý ngoại hối, ngân hàng trung ương thực hiện kiểm tra giám
sát thực hiện nhiệm vụ quyền hạn do chính phủ đưa ra
6 nhiệm vụ:
1) Quản lý giao dịch vãng lai: ( giữa hàng hóa và dịch vụ giữa qgia này với qgia khác, người cư
trú và không cư trú):
+ Thanh toán hàng hóa, xuất và nhập, chỉ dùng giá giao tại cảng xuất của nước xuất khẩu.
+ Chuyển tiền tín dụng cho vay NHTM
+ Chuyển tiền thu nhập trực tiếp/ gián tiếp
=>> Các hoạt động này cần giấy phép cho phép các hoạt động chuyển tiền của NHNN
2) Quản lý đối với giao dịch vốn: (Giao dịch liên quan đến tiền giữa người cư trú và không cư
trú- đầu tư trực tiếp gián tiếp + cho vay ngắn hạn dài hạn)
2 vấn đề: đầu tư – giao cho bộ kế hoạch đầu tư trên cơ sở NHNN đưa ra các chính sách
Vay – tổ chức khác - chịu sử quản lý NHNN
- bằng ngoại tệ chính phủ - phê duyệt của Thủ tưởng
Phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động
Khoản vốn đi ra đi vào >> Thông qua NHNN >> NHNN báo cho Chính phủ >> có bao nhiêu ngoại
tệ đi ra đi vào
3) Quản lý sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ
Đảm bảo sử dụng đúng mục đích + Đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia ( giá trị đồng tiền quốc gia
ổn định)
NHNN quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với ngoại tệ >> chỉ tổ chức cá nhân
được cấp phép mới được
4) Quản lý thị trường vàng
Kiểm soát được lượng cung tiền của nền kinh tế >> có bao nhiêu vàng có bây nhiêu giá trị đồng
ngoại tệ trên nền kinh tế
=>> Kiểm soát lượng cung tiền và các chính sách cung tiền trên một quốc gia
Đưa ra các chính sách để kiểm soát lượng vàng trên thị trường, NHNN tính lượng vàng dữ trự
trên thị trường, trong dân cư, dự trữ quốc gia là bao nhiêu >> Tổng lượng vàng là dữ trự quốc
gia
5) Quản lý dự trữ ngoại hối

Đảm bảo đúng ngoại hối cần nhập khẩu nhất định theo chuẩn an toàn của quốc gia. Ví dụ dự
trữ ngoại hối bằng bao nhiêu phần nhập khẩu để đảm bảo an toàn và bằng nhu cầu trong nền
kinh tế
Hàng năm, NHNN đưa ra hạn mức ngoại hối >> xác định công tác quản lý ngoại hối
Định kỳ xây dựng các quy chế để xây dựng quy chuẩn, thực hiện các thỏa thuận hoán đổi song
phương và đa phương. Đồng thời cũng thực hiện báo cáo, cung cấp số liệu về dự trữ ngoại hối
theo những quy định pháp luật
6) Quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
Đối tượng cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường: NHNN và các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng – các dịch vụ liên quan đến giao dịch giao ngay, hoán đổi, quyền chọn, việc huy động và
cho vay, chiết khấu giá tiền.
Thực trạng công tác quản lý Ngoại hối Tại VN
Dịch Covid, chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng lớn đến ngoại hối >> Chính phủ quốc gia cần phải
đưa ra nhiều biện pháp hơn để kiểm soát nâng cao công tác quản lý ngoại hối
Hàng năm, tỷ lệ kiều hối của VN tăng dần đều qua các năm và lớn so với khu vực Đông Nam á
Cải thiện khuôn khổ pháp lý NĐ70/2014. NĐ 219/2013. NĐ 50/2014 và nhiều thông tư hướng
dẫn liên quan đến quản lý tài khoản vãng lai và sử dụng ngoại hối
NHNN đưa ra chính sách thu hút lượng kiều hối từ nước ngoài nhưng cũng đưa ra chính sách để
người dân nhân kiều hối tránh tiêu dùng trên thị trường gây nên đôla hóa nền kinh tế, đi ngược
chính sách >> Khuyến khích người dân bán cho Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng NHNN cũng thực hiện nhiều biện pháp để kiểm tra, giám sát đối với những hành vi vi
phạm đối với các loại hành vi vi phạm với việc kinh doanh ngoại hối trên thị trường, cấm sử
dụng ngoại tệ trên lãnh thổ.
Thực hiện nhiều biện pháp truyền thông tới người dân, thông qua phương tiện thông tin đại
chúng.
Gán công tác quản lý ngoại hối đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Chương 5: Nợ nước ngoài


Thế nào là nợ nước ngoài + Tác động nợ nước ngoài tới nền kinh tế của một quốc gia. Có
những loại nợ nước ngoài nào. Có những chỉ tiêu nào để đánh giá và đo lượng nợ nước
ngoài của một quốc gia
Theo IMF, nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là số dư thực
tế (không phải bất thường) của khoản vay mà người không cư trú cấp cho người cư trú
và yêu cầu phải hoàn trả gốc và/hoặc lãi vào một thời điểm trong tương lai.
Nợ nước ngoài: Tổng số dư nợ hiện hành hoặc nghĩa vụ nợ hiện hành của quốc gia đối với phần còn lại
của thế giới. Nghĩa vụ nợ này không bao gồm dự phòng các khoản nợ của quốc gia trong tương lai

Có các quan điểm khác nhau về Nợ nước ngoài

- Nợ từ phía chính phủ ( đi vay và tự đứng ra nhận khoản vay) , Nợ từ các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức
trong nền kte (DN phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường quốc tế : FPT,.. ) và Nợ Được chính
phủ bảo lãnh

- Nợ nước ngoài của khu vực cộng + tư

- Nợ nước ngoài là các khoản nợ giữa người cư trú và người không cư trú
Tác động của nợ nước ngoài

 Tác động tích cực

Tác động tích cực đầu tiên và quan trọng nhất của nợ nước ngoài đối với nền kinh tế đó là đáp ứng được
nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Nợ nước ngoài là các nguồn vốn nguồn
lực >> cơ sở phát triển kinh tế của một quốc gia. Nợ nước ngoài là 1 trong những nguồn ngoại lực
quan trọng: Tiền, tài sản, các tài sản tương đương tiền (máy móc, công nghệ, tri thức.
Trong điều kiện tiết kiệm trong nước không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, vay nợ nước ngoài là không
thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước đang phát triển khi nhu cầu đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, phát triển vùng và lãnh thổ phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát
triển, vay nợ nước ngoài vẫn là một hoạt động phổ biến.

Góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao khả năng quản lý Khi lượng vốn đầu tư thông qua nợ
nước ngoài trong nền kinh tế tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được sử dụng vào
những chương trình dự án kinh tế xã hội như chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho những vùng sâu, vùng xa từ đó giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội, khi đó sẽ thúc đẩy
phát triển kinh tế. Như vậy, vay nợ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn từ đó góp phần thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, vay nợ nước ngoài thông qua các chương trình dự án
ODA giúp các quốc gia đi vay có thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại, học hỏi được kinh nghiệm
quản lý tiến tiến trên thế giới.

Góp phần phát triển các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tư du lịch. Các yếu tố trong
nền kinh tế có nguôn lực từ bên ngoài đều có khả năng phát triển nhờ nguồn vốn từ nước ngoài

 Tác động tiêu cực

Nguy cơ dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, vay nợ nước
ngoài là một hoạt động không thể thiếu, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thực
tiễn ở các quốc gia trên thế giới cho thấy, vay nợ nước ngoài mang lại rất nhiều tác động tích cực đến
nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ nước ngoài sẽ trở thành một yếu tố tiêu cực khi một quốc gia vay nợ quá
nhiều dẫn đến khủng hoảng nợ.họ tuyên bố tình trạng vỡ nợ và khủng hoảng nợ xảy ra khi một quốc gia
không thể trả nợ cho các chủ nợ. Tuy nhiên, các quốc gia con nợ chỉ tuyên bố tình trạng vỡ nợ như một
giải pháp cuối cùng, bởi vì tuyên bố vỡ nợ quốc gia bao giờ cũng phát sinh những tác động tiêu cực đến
nền kinh tế mất khả năng vay nợ trong tương lai. Khi một quốc gia tuyên bố vỡ nợ thì đồng nghĩa
với việc từ bỏ khả năng vay nợ nước ngoài trong tương lai. Những chủ nợ nước ngoài bị mất vốn sẽ
không bao giờ sẵn sàng cho vay lại trong tương lai. Những chủ nợ tiềm năng sẽ đánh giá quốc gia vỡ nợ
thuộc loại có rủi ro đặc biệt. Các nước vỡ nợ không có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng như thâm nhập thị trường vốn quốc tế, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị kìm
hãm.

Sự phụ thuộc của 1 quốc gia: kinh tế - chính trị - xã hội vào chủ nợ. Các yếu tố của một nền kinh tế đều
bị chi phối bởi các khoản vay, nước chủ nợ có thể phong tỏa hay tịch thu những tài sản của nước con
nợ nằm trên lãnh thổ nước chủ nợ. Nhiều nước con nợ duy trì một lượng đáng kể dự trữ ngoại hối bằng
vàng và ngoại tệ tại các NHTW của các nước phát triển, và đây chính là những tài sản bị tịch thu hay
phong tỏa khi tuyên bố vỡ nợ với những chủ nợ chính thức
Giảm lợi ích từ thương mại quốc tế. Các quốc gia khác sẽ không tin vào khả năng sản xuất tiêu dùng của
quốc gia con nợ

Do vậy khi tiến hành vay nợ nước ngoài, các nước đi vay phải cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và những
mặt hạn chế tiêu cực để đạt được hiệu quả vay nợ cao nhất

Chỉ tiêu đánh giá, đo lường nợ nước ngoài của một quốc gia

 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với nguồn thu xuất khẩu: chỉ tiêu này phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ là một phương tiện mà quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Nguồn thu xuất
khẩu là cơ sở để quốc gia trả cho các khoản vay trong tương lai và là cơ sở để đánh giá khả năng trả
nợ của quốc gia. Tỷ lệ càng thấp càng tốt.
 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng nợ nước ngoài: chỉ tiêu này phản ánh khả năng của NHTW nước
vay nợ có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài là cao hay thấp. Nếu một quốc gia có nhiều
tiền, khả năng trả nợ đương nhiên rất lớn.

 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP: chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng trả nợ của 1 quốc gia. Tổng sản phẩm
quốc nội chính là Những gì hàng hóa dịch vụ của người cư trú nền kte đấy tạo ra và được tính toán trên
cơ sở tiền tệ. Đây là những gì nền kinh tế có và quốc gia sẽ dùng nó để trả cho khoản nợ mà quốc gia có.
Đây là chính cơ sở khả năng trả nợ của quốc gia trên cơ sở năng lực tự có, tỷ lệ càng thấp càng tốt

.  Tỷ lệ nợ phải trả hàng năm so với nguồn thu xuất khẩu: chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ
phải thanh toán những khoản nợ so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng năm của nước vay
nợ.

 Tỷ lệ nợ phải trả hàng năm so với GDP: chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng trả nợ hàng năm của nước vay
nợ. GDP năng lực sản xuất thực sự của nền kinh tế dùng để trả cho các khoản nợ >> Chỉ tiêu càng nhỏ
càng tốt

Các quốc gia thường sử dụng nguồn lực nào để trả nợ nước ngoài
Nguồn thu từ FDI: Các nguồn vốn chủ sở hữu của các hoạt động, dự án được thực hiện trên
lãnh thổ quốc gia, từ đó phát sinh các nguồn cung ngoại tệ để phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm
hàng hóa dịch vụ trên quốc gia đó, góp phần gián tiếp tạo ra nguồn cung hàng hóa dịch vụ của
quốc gia, tạo động lực để quốc gia sản xuất trong nước để xuất khẩu, gián tiếp tạo nguồn thu
ngoại tệ
Nguồn thu từ thuế TNDN, TNCN trên cơ sở đầu tư trực tiếp
Nguồn thu từ xuất khẩu ròng: cơ sở dương tiền ngoại tệ mà một nền kinh tế có. Đây là nguồn
lực chính mà qgia thường sử dụng để trả nợ nước ngoài
Nguồn thu từ NSNN: Thuế, phí lệ phí, các khoản thu từ khoản đóng góp của người dân, tổ chức,
dn cho nền kinh tế, xử phạt tịch biên tài sản,…
Nguồn kiểu hối: Đây là nguồn vốn mà cá nhân người cư trú của quốc gia đấy tạo ra và gửi về,
nguồn ngoại tế ổn định và không hoàn lại
Trình bày các vde cơ bản về khủng hoảng nợ ( quan điểm nguyên nhân gây nên khủng hoảng và
những tổn thất xảy ra nếu khủng hoảng nợ xuất hiện tại một quốc gia )
Có những chỉ tiêu nào để đo lường mức độ rủi ro của các khoản nợ nước ngoài tại việt nam.
Thực trạng nợ nước ngoài ở VN

Khủng hoảng nợ nước ngoài: Việc một quốc gia mất khả năng thanh toán cho các khoản nợ của
quốc gia đó đối với các tổ chức tài chính, các cty đa quốc gia hay chính phủ các qgia khác
Nguyên nhân nào gây ra khủng hoảng nợ nước ngoài
- Chi vượt quá thu: Ví dụ Hi Lạp chi tiêu nhiều hơn thu gây mất khả năng trả nợ cho liên minh
châu âu
- Sự yếu kém của hệ thống tài chính quốc gia
- Lượng vốn lớn là vốn ngắn hạn chảy vào nền kinh tế, khi có biến động kinh tế xảy ra >> lượng
vốn rút khỏi thị trường >> mất tính thanh khoản thị trường
Ảnh hưởng trên trường quốc tế:
- Nếu 1 quốc gia mất khả năng trả nợ sẽ luôn nhận được cái “lắc đầu” của các tổ chức tài chính
>> mất khả năng thực hiện các khoản vay mới
- Bị kê biên, tịch thu tài sản có giá trị
- Giảm uy tín trên trường quốc tế >> giảm khả năng phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
từ đó giảm các lợi ích từ thương mại quốc tế
Bài học rút ra
- Các tổ chức tài chính đặc biệt là các ngân hàng không nên tập trung cho vay một lượng vốn
lớn đối với một quốc gia
- Khi xem xét vay vốn, chính phủ các quốc gia đi vay cần giám sát việc sử dụng vốn vay để đảm
bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và đảm bảo khả năng hoàn vôn đối với các khoản vay
- Chính phủ và các quốc gia cho vay khi thực hiện đánh giá khả năng tài chính của quốc gia đi
vay cần xem xét báo cáo tài chính quốc gia trong thời gian tối thiểu 5 năm với thặng dư cán cân
vãng lai và thặng dư vốn ở mức vừa phải để đảm bảo khă năng trả nợ của các nước đi vay
Chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài của VN
- Thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai trên GDP : Chỉ tiêu liên quan đến khả năng
thanh toán
- Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn/ tổng nợ và chỉ tiêu về dự trữ ngoại hối của quốc gia: Chỉ tiêu về
khả năng thanh khoản
- Chỉ tiêu liên quan đến kinh tế vĩ mô: Biến động của giá cả hay giá trị đồng ngoại tệ trên thị
trường, các chỉ tiêu liên quan đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối thực
Nguồn trả nợ: XNK, Ngân sách nhà nước, FDI, thuế phí lệ phí, kiều hối.

Chương 6
Trình bày các hiểu biết của anh chị về các mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 1, thứ 2, thứ 3 và
liên hệ thực tiễn về cuộc khủng hoảng gán với mô hình khủng hoảng đó.
Khủng hoảng tài chính là tình trạng một quốc gia mất cân đối nghiêm trọng về công tác quản lý
nguồn tiền và quỹ dự trữ ngoại hội quốc gia. Nguồn tiền bao gồm: nguồn tiền ra, nguồn tiền
vào, nguồn tiền thanh toán và các tài sản có và tài sản nợ của quốc gia)
Khủng hoảng tiền tệ quốc tế khi xảy ra sẽ dẫn tới hiện tượng mất cân đối giữa tài sản có và các
nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền của quốc gia đó nắm giữ >> Khủng hoảng tài chính tiền
tệ
KHủng hoảng tài chính tiền tệ là 1 khái niệm được sử dụng chung cho mọi khủng hoảng gán với
việc mất cân đối về tài chính hay mất khả năng thực hiện các khoản thanh toán
1 số hình thức khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế:
- Khủng hoảng ngân hàng
- Khủng hoảng nợ quốc gia
-Khủng hoảng tiền tệ
- Khủng hoảng của thị trường chứng khoán
- khủng hoảng cán cân thanh toán
- khủng hoảng cán cân vốn, cán cân vãng lai
- khủng hoảng thanh khoản
Mô hinh khủng hoảng thế hệ thứ nhất: Được đặc trưng bởi (1) chính sách kinh tế vĩ mô k ổn
định, chính phủ năng lực quản lý yếu kém (2), nền kinh tế duy trì tỷ giá cố định (3)

Thâm hụt ngân sách ( quản lý yếu kém) >> phát hành tiền (giá trị đồng tiền lung lay) >> sức ép
lên tỷ giá cố định ( các nhà đầu tư găm giữ ngoại tệ, đô la hóa nền kinh tế ) >> can thiệp dự trữ
ngoại tệ >> (tỷ giá hối đoái thay đổi) dự trữ suy giảm >> tấn công đầu cơ >> khủng hoảng tiền tệ
Mô hình khủng hoảng thứ nhất được Krugman xây dựng và nghiên cứu vào năm 1979, đây là
cuộc khủng hoảng được đặc trưng bởi các vde liên quan tới cán cân vãng lai trong nền kinht eé
duy trì chế độ tỷ giá cố định
Mô hình này xảy ra chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế vĩ mô yếu kém, ngân sách của chính
phủ trong tình trạng thâm hụt trầm trọng, lượng cung tiền được in ra ồ ạt để bù đắp cho thâm
hụt ngân sách khiến lạm phát tăng, những điều này dẫn tới cán cân vãng lai thâm hụt và khi
đồng nội tệ bị giảm giá chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường làm
lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống mức thấp. Khi lượng dữ trự ngoại hối giảm, xuất hiện hiện
tượng đầu cơ tiền tệ cụ thể là ngoại tệ kết hợp với nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém và những
căng thẳng về chính trị xã hội, điều này buộc chính phủ phải chấm dứt điều hành tỷ giá hối đoái
cố định >>Khủng hoảng tiền tệ
Thực tiễn: Khủng hoảng 1 số nước châu mỹ la tinh đầu những năm 70
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 2
Kỳ vọng thị trường: Chính phủ có thể từ bỏ tỷ giá cố định để thực hiện chính sách khác (giảm
thất nghiệp,.. ) >> nhà đầu cơ: Tấn công đồng nội tệ >> tấn công xảy ra tạo kỳ vọng đồng nội tệ
có thể phá giá và tăng lãi suất >> chính phủ: Lãi suất tăng làm giảm tăng trưởng và tăng thất
nghiệp nên quyết định thả nổi tỷ giá

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 2 được obsstgeld nghiên cứu và xây dựng năm 1986 và 1996.
Đây gọi là cuộc gọi hoảng tự phát gọi là self – fulfilling

Khi các quốc gia có tình trạng hệ thống tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém và
thiếu hoàn thiện cùng với việc duy trì chế độ tỷ giá cố định sẽ dẫn tới chi phí để duy trì tỷ giá cố
định tăng cao dẫn tới chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và khi nền kinh tế
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm lãi suất trong nền kinh tế tăng lên >> giảm khả
năng tiếp cận nguồn vốn >> gây ảnh hưởng xấu tới tộc độ tăng trưởng kte >> tình trạng thất
nghiệp tăng và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm, thất nghiệp tăng >> bán tháo
đồng nội tệ và găm giữ ngoại tệ. Trước tình trạng găm giữ ngoại tệ, chính phủ cũng không có
khả năng để duy trì tỷ giá cố định >> thả nổi đồng tiền >> khủng hoảng xảy ra
1 hình thức khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai: xuất pháp từ sự yếu kém của chính
hệ thống tài chính quốc gia hay tình trạng thông tin bất cân xứng và thiếu minh bạch về tài
chính >> dẫn tới mất niềm tin của thị trường vào hệ thống tài chính >> khủng hoảng tài chính
tiền tệ xảy ra
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai đặc trưng bởi khủng hoảng tiền tệ châu âu ERM 1992
-1993 + mô hình khủng hoảng đồng pêxô của Mexico 1994
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 3
Đây được đặc trưng khủng hoảng tài khỏan vốn trong cán cân thanh toán quốc tế: Kết hợp
khủng hoảng tiền tệ + khủng hoảng ngân hàng (khủng hoảng kép)

Hệ thống tài chính nội địa: Dòng vốn nước ngoài vào Chính sách kte vĩ
tâpj trung vào ngân hàng Nợ mệnh giá ngoại tệ và kỳ hạn mô: Duy trì tỷ giá
Giám sát yếu kém, tâm lý ỷ lại ngắn gia tăng cố định

Phân bố vốn sai lệch: đầu tư quá mức Tình hình kte vĩ mô
Bong bóng tài sản, tham nhũng tỷ giá thực cao, thâm hụt
Thương mại tăng
Tình hình tài chính: tỷ lệ nợ khó đòi tăng : tình trạng mất cân đối
Kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có; mất niềm tin vào nền kinh tế Khủng hoảng nổ ra
Và các csach của CP tấn công đầu tư, vốn chảy ra
các ngân hàng phá sản

Việc tự do hóa tài khoản vốn thiếu minh bạch, các chính sách kte vĩ mô điều tiết không ổn định
sẽ dẫn tới 2 hệ quả:
- Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai, điều này khiến cán cân ttqt
thặng dư nhưng là thặng dư vốn dẫn tới dữ trự ngoại hối tăng. Khi dự trữ ngoai hối tăng, nền
kte tăng trưởng, cp thực hiện nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất >> tiếp cận các khoản vay trở nên
dễ dàng, sản xuất trong nền kte tăng quá mức, vượt nhu cầu của nền kte đồng thời hiệu sức
đầu tư trên vốn thấp, kém hiệu quả >> thâm hụt cán cân vãng lai tăng >> xuât shiện tình trạng
kte bong bóng, tăng trưởng nóng và mức cung sản phẩm dư thừa
Khi các nhà đầu tư thấy dc yếu kém trên của nền kinh tế. Họ đồng loạt rút vốn trong khoảng
tgian ngắn >> nền kte mất khả năng thanh khoản >> khủng hoảng Đông á
- Trong điều kiện tự do hóa cán cân vốn, một lượng vốn ngắn hạn chủ yếu bằng đô la mỹ sẽ
khiến giá trị đô la mỹ tăng cao. Khi đô la mỹ tăng giá kết hợp với chính sách phá giá đồng NDT
của Trung quốc 1994 khiến cho tất cả các đồng tiền của khu vực Đông á tăng cao, khả năng
cạnh tranh từ hàng xuất khẩu giảm >> cán cân vãng lai thâm hụt >> các dòng ngoại tệ chảy ra
quốc gia giảm, cầu ngoại tệ trên nền kte tăng, cầu ngoại tệ trên thị trường tăng theo >> để duy
trì chế độ tỷ giá cố định buộc cphu bơm ngoại tệ vào nền kte để duy trì tỷ giá với lượng cầu
ngoại tệ tăng >> giá trị đồng tiền mất giá >> buộc chính phủ phá giá đồng tiền >> làm gtrị đồng
tiền qgia đồng loạt giảm >> khủng hoảng toàn bộ hệ thống tchinh xảy ra.
-Khủng hoảng tài chính mỹ 1929 – 1933: Chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch htu nhập quốc
dân, người giàu thực hiện đầu cơ tiền tệ trên thị truòng tài chính, tập trung vào sản xuất kinh tế
>> làm cho cung cầu hàng hóa trên thị trường tăng cao >> dư thừa sản xuất >> cung vượt quá
cầu >> các nhà máy sẽ dừng sản xuất >> thất nghiệp tăng cao >> mâu thuẫn giữa 2 tầng lớp tư
bản + vô sản >> khủng hoảng xảy ra
Khủng hoảng Đông Á 1997: Bắt nguồn từ Thái Lan, các nhà đầu tư vốn trên tt thái lan quá lớn,
khi có biến động họ rút vốn ồ ạt >> mất khả năng thanh khoản
Khủng hoảng tài chính mỹ 2007 – 2009: Bắt nguồn từ khủng hoàng nhà đất, bds Mỹ >> lan ra
toàn cầu. Do lãi suất thấp , khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ >> vay vốn mua nhà mua đất >> giá
bds tăng cao, gây ra bong bóng bds >> không có khả năng trả nợ >> thời kỳ vay định giá khoản
vay rất lớn >> khi có khủng hoảng việc bán lại không đủ để trả cho các khoản nợ

Bài thi và bài ktra


Câu hỏi tự luận: Giống câu hỏi bài ktra số 1
Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn đáp án giải thích ngắn gọn 3 dòng: Ảnh hưởng tới cán cân vãng lai, cán cân vốn,..
Case study: Xu hướng kte ảnh hưởng thế nào tới nền kte

You might also like