You are on page 1of 7

7. Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay


bao gồm những thiết chế nào? Phân tích mối quan hệ giữa các
thiết chế trong HTCT Việt Nam hiện nay? Tại sao phải đổi mới
đồng bộ các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị?
Hệ thống chính trị là gì?
Hệ thống chính trị là toàn bộ các thiết chế (cơ quan được tổ chức và hoạt động
theo pháp luật quy định như: thiết chế Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, thiết chế
các cơ quan dân cử…) và các tổ chức chính trị, lực lượng chính trị chi phối xã hội, thể
hiện chế độ chính trị, đường lối phát triển đất nước; nắm quyền lãnh đạo, quản lý,
thực hiện quyền lực chính trị được xã hội và pháp luật thừa nhận.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam được xây dựng từ cấp Trung ương đến cấp cơ
sở. Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm những thiết chế nào?
Hệ thống chính trị của Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc cơ bản: “Tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân”; là hệ thống các tổ chức thông qua đó nhân dân thực
hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm các
thiết chế sau:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định
chính sách quốc gia.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhà nước pháp quyền của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là trung tâm của hệ thống chính trị, tổ
chức mọi mặt của đời sống xã hội và là công cụ để nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình. Nhà nước được cấu thành bởi 3 cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà
nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị khác ở tính “độc quyền
cưỡng chế hợp pháp”.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (các tổ chức chính trị -
xã hội, các tổ chức xã hội…) là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng
thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Công đoàn Việt
Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các thiết chế trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện
nay
Mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị theo các cơ chế và mối quan hệ đã
được xác lập, chủ yếu trên cơ sở của luật pháp. Theo đó, các tổ chức này có sự liên kết
tương hỗ, hỗ trợ hoặc đối trọng, ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định nhằm
thực thi quyền lực chính trị, đạt được mục đích chung của hệ thống và xã hội cũng
như lợi ích của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị.
Mối quan hệ giữa nhà nước với đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt
Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó
nhà nước là trực tiếp và chủ yếu nhất.
Đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tùy
thuộc vào tính chất, đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động của nhà
nước mà Đảng quan tâm. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện dưới
những hình thức chủ yếu sau:
- Đảng hoạch định chiến lược và những mục tiêu cơ bản, những đường lối chính
sách phát triển kinh tế, chính trị cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội. Việc hoạch định đường lối chiến lược, đường lối phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội là hình thức lãnh đạo quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất vai trò lãnh
đạo của Đảng. Uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào hình thức này.
- Đảng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào
các cương vị quan trọng của nhà nước. Việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào
các vị trí như vậy phải được tiến hành thông qua sự tín nhiệm của nhà nước,
của quần chúng. Đảng không áp đặt các tổ chức, cơ quan nhà nước phải chấp
nhận người mình giới thiệu. Chỉ trên cơ sở đó Đảng mới thực sự lãnh đạo được
hệ thống chính trị thông qua công tác cán bộ.
- Đảng kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng thông qua các
biện pháp và phương tiện khác nhau. Thông qua công tác kiểm tra Đảng kịp
thời phát hiện những sai lầm, những thiếu sót trong các chủ trương, chính sách
do mình đề ra, khắc phục chúng để hoàn thiện hơn nữa vai trò lãnh đạo. Công
tác kiểm tra của Đảng phải được tiến hành theo những nguyên tắc của tổ chức
Đảng trên cơ sở tôn trọng quyền hạn và chức năng quản lý của nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện thông qua các tổ chức
cơ sở của Đảng được thành lập trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là những đảng
viên đang giữ những cương vị quan trọng đó. Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo
của Đảng là phương pháp lãnh đạo. Đảng là tổ chức chính trị, phương pháp lãnh đạo
của Đảng không phải là phương pháp hành chính mà là tuyên truyền, vận động, giáo
dục, thuyết phục và nêu gương.
Nhà nước cũng có vai trò quan trọng đối với đảng cộng sản.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa-tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân lao động
luôn ghi nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhà nước tạo ra cơ sở
pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của Đảng và thừa nhận quyền
lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội.
- Nhà nước là công cụ có hiệu lực nhất và quan trọng nhất để đảng cộng sản đưa
đường lối chính sách của mình vào cuộc sống. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
thường xuyên phải thể chế hóa đường lối chính sách của đảng thành pháp luật,
thành những chính sách, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện. Đồng thời thông
qua việc thực hiện đường lối chính sách của đảng, nhà nước kiểm nghiệm tính
đúng đắn, sự phù hợp của những đường lối chính sách đó. Từ đó nhà nước góp
ý với đảng trong việc đề ra hoặc điều chỉnh đường lối, chính sách cho phù hợp.
- Với chức năng quản lý toàn diện các mặt hoạt động của xã hội, nhà nước thực
hiện việc quản lý các tổ chức đảng, kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật
của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
đảng hoạt động. Nhà nước thường xuyên ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũng như
về tinh thần đối với hoạt động của các tổ chức đảng các cấp. Đồng thời nhà
nước cũng là lực lượng bảo vệ, đảm bảo an toàn cho sự tồn tại của đảng trong
toàn xã hội.
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc
Trong mối quan hệ giữa ĐCSVN với MTTQVN thì Đảng vừa là tổ chức thành
viên, vừa lãnh đạo Mặt trận.
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo Mặt trận. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối,
chủ trương đúng đắn, xuất phát từ quy luật khách quan, phù hợp với yêu cầu, nguyện
vọng của các tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo thông qua đại diện của Đảng tham gia vào
Ủy ban Mặt trận cùng cấp, bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, lãnh đạo
sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền, sự phối hợp và thống nhất giữa các thành
viên. Điều này được cụ thể hóa tại Điều 4, Luật Mặt trận Tổ quốc năm 2015 như sau:
“Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam”.
Thứ hai, Đảng là thành viên của Mặt trận. Tổ chức và hoạt động của MTTQVN
được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống
nhất hành động giữa các thành viên. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ
chức thành viên của MTTQVN tuân theo Điều lệ MTTQVN, đồng thời vẫn giữ tính
độc lập của tổ chức mình. ĐCSVN là tổ chức thành viên cho nên Đảng tham gia vào
Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Đại diện cấp ủy đảng
trong Uỷ ban MTTQVN các cấp có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đầy đủ, lắng nghe
các ý kiến, nguyện vọng của các thành viên, giáo dục, động viên đảng viên gương
mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được ký kết và tích cực tham gia
công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Nhà nước Việt Nam
Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ
phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cơ quan
nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành (khoản 1 Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam năm 2015).
Đây là mối quan hệ giữa một bên là Mặt trận Tổ quốc - là cơ sở chính trị của
nhà nước, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và có
trách nhiệm tham gia xây dựng nhà nước. Và bên kia là nhà nước nói chung và các
cán bộ, công chức nhà nước nói riêng, có trách nhiệm và tạo điều kiện cho Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo quy định của pháp luật.
Tại sao phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị?
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh” là một trong những đòi hỏi cấp thiết. Theo dó, đổi mới hệ thống chính trị
(HTCT) ở Việt Nam hiện nay cần tiến hành đồng thời hai nội dung chính: đổi mới tổ
chức, phương thức hoạt dộng của mỗi nhân tố cấu thành HTCT và đổi mới mối quan
hệ giữa các thành tố đó.
Tình hình quốc tế và trong nước tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó
khăn tác động đan xen nhau đến sự phát triển đất nước, đến công tác xây dựng Đảng
và phương thức lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó đòi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh mẽ
tổ chức, phương thức lãnh đạo để nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững. Từ thực tiễn phát triển và những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự lãnh đạo của Đảng cần quán triệt các quan điểm
sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân.
- Đảm bảo tính cách mạng và khoa học.
- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, hài hòa giữa kế thừa, ổn định, đổi
mới và phát triển
- Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, bảo đảm tính lịch sử, cụ
thể và phù hợp

8. Phân tích rõ mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ
thống chính trị thời kỳ Đổi mới.
Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chỉ rõ cần đổi mới chính trị, trong đó có đổi
mới hệ thống chính trị.
Mục tiêu:
Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân
chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức
và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng
và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.c
tiêu.
Quan điểm:

Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không
phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm
cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường
lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với kinh tế tri thức, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị
với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thúc đẩy xã
hội phát triển.
Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn luôn coi trọng việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đổi với hệ thống chính trị. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về
tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính
trị đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa
học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn
bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà
nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội;
phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
Đảng và trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính
trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Đồng bộ với đổi
mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thích ứng
với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính
trị là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao,
đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh
nghiệm; vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định
và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó không phải là sản phẩm
riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài
người, của nền văn minh nhân loại, Việt Nam cần tiếp thu.
Chúng ta hiểu chế định Nhà nước pháp quyền không phài là một kiểu nhà
nước, một chế độ nhà nước. Trong lịch sử loài người chỉ có bốn kiểu nhà nước. Nhà
nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo năm đặc điểm sau đây:
- Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các
quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời
tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh
đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.
Để việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một
số biện pháp lớn sau đây:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong
văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp
hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hòan thiện cơ chế bầu cử
nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng luật,
giảm mạnh việc ban chấp hành pháp luật. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ
theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thong suốt, hiện đại.
- Xây dựng hệ thống cơ quant tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Tăng cường các cơ chế giám sát, bảo
đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các
cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ
chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.
Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống
chính trị
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội có vai trò rất quan
trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương chính sách về
kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh, quốc phòng. Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận
và các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn…,
quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp
nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, khắc
phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất
lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu
dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

You might also like