You are on page 1of 4

CÂU HỎI NHÓM 2: NINH GIANG, PHƯƠNG HÀ,

HƯỜNG, HƯƠNG GIANG

Câu 1: Có mâu thuẫn nào giữa mục đích của cạnh


tranh là đạt lợi nhuận cao nhất với kết quả của
cạnh tranh là làm giảm giá trị xã hội của hàng
hóa?

Trả lời: Không có mâu thuẫn vì xuất hiện giá trị


thặng dư siêu ngạch do các cơ sở trong quá trình
cạnh tranh phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao
động... làm cho giá trị cá biệt của nó thấp hơn thị
trường nên thu được lợi nhuận bằng hoặc cao hơn.
Mặt khác giá cả thấp hơn giúp chiếm tỷ phần thị
trường lớn vì vậy thu được lợi nhuận cao nhất

Câu 2: So sánh giữa 2 hình thức cạnh tranh


trong nội bộ ngành và giữa các ngành.
Giống nhau: đều là sự ganh đua giữa các nhà tư bản,
đều là vì lợi nhuận.
Khác nhau
Nội bộ ngành Giữa các ngành
Biện Sử dụng các Tự do di chuyển tư
pháp phương pháp làm bản từ ngành có lợi
cạnh giảm giá trị cá biệt nhuận thấp sang
tranh của hàng hóa. ngành có lợi nhuận
cao.
Kết quả Điều kiện sản xuất Dẫn đến sự hình thành
trung bình của tỷ suất lợi nhuận (p’)
ngành thay đổi bình quân và lợi
Giá trị xã hội của nhuận (p) bình quân.
hàng hóa giảm

Câu 3: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là


gì?
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí,
trung thực, tập quán thương mại và và các chuẩn
mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác.
(Có thể hiểu đơn giản là các hành vi vi phạm luật
cạnh tranh).
Vd: Ăn cắp bí mật thương mại, vu khống đối thủ,
bán phá giá sản phẩm,...
Câu 4: trước tình trạng cạnh tranh ko lành mạnh
thì nhà nước cần làm gì?
Hiện nay, cạnh tranh không lành mạnh đang ngày
càng trở nên khó kiểm soát. Mặc dù các văn bản
luật đã có những định nghĩa về cạnh tranh không
lành mạnh nhưng để doanh nghiệp và người dân có
đầy đủ nhận thức nhằm giảm thiểu hành vi vi
phạm pháp luật này lại là vấn đề rất nan giải. Chính
vì vậy nhà nước cần:.
Hoàn thiện quy định pháp luật về CTKLM: 
 Hệ thống hoá pháp luật về CTKLM theo hướng
thống nhất và sửa đổi các quy định không còn
phù hợp; đảm bảo tính hiệu quả, thực thi bổ
sung một số nội dung còn thiếu
 Tiếp thu các quy định của pháp luật các quốc
gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. 
- Hoàn thiện quy định các chế tài xử lý hành vi
CTKLM: xem xét mức và hình thức xử phạt đối với
các hành vi CTKLM. Trên thực tế, những hành vi
CTKLM có thể mang lại lợi ích khổng lồ cho DN,
nhiều hơn rất nhiều so với số tiền phạt họ phải gánh
chịu. 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về CTKLM 
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, Nâng cao
nhận thức của người dân bằng công nghệ, bằng sự
phát triển của thương mại điện tử.

Câu 5: Những phương pháp giúp doanh


nghiệp cạnh tranh lành mạnh là gì?
- Đề cao sự tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương, chính sách của nhà nước
- Văn hoá doanh nghiệp phải được xây dựng và
quản trị theo các chuẩn mực, môi trường làm việc
lành mạnh.
- đội ngũ cán bộ quản lý phải tuyên truyền và
gương mẫu thực hiện cạnh tranh lành mạnh.
Chúng ta cần chủ động thực hiện các điều kiện để
cạnh tranh công bằng, khen thưởng, các lao động
hoạt động hiệu quả, có tinh thần đồng đội.
Bên cạnh đó cần phòng ngừa, khắc phục và sửa
chữa cơ chế cạnh tranh nói chung và cạnh tranh
nội bộ nói riêng, loại bỏ những ưu đãi, ưu tiên quá
mức làm mất đi sự công bằng xã hội.

You might also like