You are on page 1of 6

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,

Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

LỖI, CÁO BẠCH, THÔNG TIN,


VÀ LUẬT HỢP ĐỒNG

GIỚI THIỆU

Nếu một bên trong hợp đồng biết hay có lý do để biết rằng bên kia phạm lỗi về một sự
kiện cụ thể nào đó, liệu bên nhận biết có nghĩa vụ phải nói ra, hay có thể giữ im lặng
và lợi dụng lỗi của bên kia? Mục đích của bài này là trình bày một lý thuyết giúp giải
thích lý do tại sao trong một số vụ tố tụng hợp đồng, người ta có áp đặt một nghĩa vụ
như vậy, nhưng những trường hợp khác thì lại không.

I. LỖI VÀ PHÂN BỔ RỦI RO

Mọi thỏa thuận hợp đồng đều dựa vào một số giả định thực tế về thế giới. Các bên
hợp đồng có thể có chung một số giả định này, nhưng cũng có thể không có chung
một số giả định khác. Luôn luôn có thể xảy ra tình trạng một giả định cụ thể nào đó là
lỗi. Nhìn từ góc độ kinh tế, rủi ro bị lỗi như thế (bất luận là lỗi của một bên hay cả hai
bên) tượng trưng cho một khoản chi phí. Đó là chi phí đối với các bên của hợp đồng
và đối với tổng thể xã hội, vì sự phát sinh lỗi luôn luôn làm gia tăng (một cách tiềm
tàng) nguồn lực phải tiêu tốn cho quá trình phân bổ hàng hoá đến những người sử
dụng nào đánh giá hàng hoá đó cao nhất.

Về cơ bản, có hai cách để giảm một khoản chi phí cụ thể xuống tới mức tối
ưu. Trước tiên, một hay hai bên hợp đồng có thể tiến hành các bước nhằm ngăn không
cho xảy ra lỗi. Thứ hai, khi không thể ngăn chặn được lỗi đó, một bên (hoặc cả hai
bên) có thể bảo hiểm chống lại rủi ro xảy ra lỗi thông qua mua bảo hiểm từ một nhà
bảo hiểm chuyên nghiệp hay tự bảo hiểm.

Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ tập trung vào việc ngăn ngừa lỗi. Cho
dù việc giới hạn này xem ra có tính chất tuỳ ý, nhưng nó được bảo đảm bởi sự kiện là
phần lớn các trường hợp lỗi đều liên quan đến những sai sót mà người ta có thể ngăn
ngừa được với một chi phí phải chăng.

Thông tin là liều thuốc giúp giải trừ lỗi. Cho dù việc thu thập thông tin luôn
phải tốn chi phí, nhưng một cá nhân có thể thu được những thông tin thỏa đáng đỡ tốn
kém hơn so với một cá nhân khác. Nếu các bên của hợp đồng hành động một cách có
lý trí, họ sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những chi phí kết hợp của một lỗi tiềm tàng
bằng cách ấn định rủi ro xảy ra lỗi cho bên nào có thể thu thập thông tin tốt hơn (rẻ
hơn). Ở những nơi mà các bên thực sự có ấn định rủi ro - hoặc một cách chính thức,
hoặc một cách ngầm ẩn thông qua gắn liền với thông lệ thương mại và lề lối ứng xử
quá khứ - cách phân bổ riêng của họ phải được tôn trọng. Ở những nơi mà các bên
không thực sự ấn định rủi ro - và dẫn đến một lỗ hổng trong hợp đồng - một toà án
quan tâm đến hiệu quả kinh tế sẽ áp đặt rủi ro cho bên nào thu thập thông tin tốt hơn.
Điều này là vì những lý do quen thuộc: thông qua phân bổ rủi ro theo cách này, toà án
quan tâm đến hiệu quả kinh tế sẽ làm giảm chi phí giao dịch của chính quá trình hợp
đồng.

Anthony T. Kronman 1 Biên dịch: Kim Chi


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,
Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

Trong luật về lỗi hợp đồng, sự phân biệt quan trọng về mặt học thuyết là sự
phân biệt giữa lỗi “đa phương” và lỗi “đơn phương.” Theo truyền thống, các phiên toà
không muốn miễn thứ cho những người phạm lỗi trong trường hợp chỉ có riêng một
mình người đó mắc lỗi so với trường hợp mà cả bên kia cũng có lỗi vì cùng một sự
kiện.

Xem xét một cách tổng quát, sự phân biệt giữa lỗi đơn phương và lỗi đa
phương cũng có ý nghĩa nhìn từ góc độ kinh tế. Ở những nơi mà cả hai bên hợp đồng
đều phạm lỗi về cùng một sự kiện hay tình trạng sự việc, việc quyết định xem bên nào
lẽ ra đã có khả năng tốt hơn để ngăn ngừa lỗi có thể đòi hỏi phải có sự thẩm vấn chi
tiết về bản chất lỗi và vai trò (kinh tế) hay vị trí của từng bên có liên quan. Nhưng
trong trường hợp chỉ có một bên phạm lỗi, xem ra cũng hợp lý khi giả định rằng bên
phạm lỗi ở vào vị thế tốt hơn so với bên kia để ngăn chặn sai sót của riêng mình. Như
chúng ta sẽ thấy, điều này tuy không đúng trong mọi trường hợp, nhưng đem đến cho
chúng ta một điểm khởi đầu hữu ích để phân tích và giúp chúng ta giải thích sự khác
biệt chung giữa lỗi đơn phương và lỗi đa phương.

Trong quá khứ, người ta thường khẳng định rằng, nếu không có sự xuyên tạc
hay gian lận, một lỗi đơn phương không bao giờ biện hộ cho việc miễn thứ cho bên
phạm lỗi thoát khỏi trách nhiệm thực hiện hay bồi thường thiệt hại. Có một ngoại lệ
lâu đời bảo vệ cho người phạm lỗi đơn phương, đó là khi sai sót của người phạm lỗi
được biết hay sẽ được bên kia biết đến một cách hợp lý. Trong trường hợp này, từ lâu
nay người ta vẫn chấp nhận việc miễn thứ, bất chấp sự kiện lỗi của người đó không
được chia xẻ bởi bên thứ hai trong hợp đồng.

Ví dụ, nếu một người bỏ thầu nộp hồ sơ dự thầu có một sai sót về ghi chép hay
một phép tính sai, và lỗi này hoặc thể hiện rõ ngay lập tức trong hồ sơ dự thầu, hoặc
có thể được suy luận một cách hợp lý từ sự sai biệt giữa hồ sơ này và những hồ sơ dự
thầu khác, người bỏ thầu thường được phép rút lại hồ sơ mà không phải bồi thường
thiệt hại (ngay cả sau khi hồ sơ dự thầu đã được chấp nhận và trong một số trường
hợp, bên kia cũng đã trông cậy vào hồ sơ dự thầu đó). Hay như một ví dụ khác, giả sử
A đề xuất một hợp đồng bằng văn bản cho B và biết rằng B đã hiểu sai văn bản. Nếu
B chấp nhận hợp đồng đề nghị, dựa trên việc phát hiện ra sai sót của mình, B có thể
tránh né nghĩa vụ của mình trong hợp đồng và không có nhiệm vụ phải đền bù cho A
vì thiệt hại kỳ vọng của A. Một tình huống có liên quan gần gũi với trường hợp trên là
một bản chào hàng hay một đề nghị “quá tốt nên không thể là sự thật.” Người nhận
được bản chào hàng như thế không thể “chộp lấy” nó ngay lập tức; nếu người đó làm
như thế, người đề xuất có thể rút lại đề nghị chào hàng của mình bất chấp sự kiện là
nó đã được chấp thuận.

Trong mỗi trường hợp vừa mô tả trên đây, một bên phạm lỗi và bên kia đã
thực sự nhận biết hoặc có lý do để biết về lỗi của bên này. Trong mỗi trường hợp trên,
bên phạm lỗi được miễn thứ, không phải đáp ứng những nghĩa vụ của hợp đồng đối
với bên nhận biết.

Một qui tắc thuộc loại này là một qui tắc hợp lý. Cho dù đúng là trong từng
trường hợp vừa mô tả, bên phạm lỗi có thể là người có khả năng tốt nhất để ngăn
ngừa xảy ra lỗi ngay từ đầu (bằng cách cẩn thận hơn khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hay
khi đọc bản hợp đồng đề nghị được gửi đến cho mình), nhưng bên kia có thể chỉnh
sửa lỗi đó một cách rẻ hơn trong thời gian chuyển tiếp từ lúc xảy ra lỗi cho đến lúc
hình thành hợp đồng. Vào một thời điểm cụ thể ban đầu, bên phạm lỗi là bên ngăn

Anthony T. Kronman 2 Biên dịch: Kim Chi


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,
Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

ngừa lỗi tốt hơn. Tuy nhiên, vào một thời điểm tiếp theo, bên kia có thể là bên ngăn
ngừa lỗi tốt hơn do sự tiếp cận ưu thế của họ đối với những thông tin thỏa đáng giúp
phơi bày lỗi ra và nhờ đó, cho phép họ có thể sửa lỗi. Ví dụ, điều này có thể đúng nếu
bên mời thầu có những hồ sơ dự thầu khác để so sánh với hồ sơ phạm lỗi, vì điều đó
sẽ mang đến cho họ những thông tin mà chính bản thân bên bỏ thầu không có. Lẽ dĩ
nhiên, nếu bên không phạm lỗi không thể nhận biết được lỗi này một cách hợp lý
(nghĩa là, nếu họ phải phát sinh những chi phí đáng kể để phát hiện ra lỗi của bên kia),
thì không có lý do gì để giả định rằng bên không phạm lỗi là bên ngăn ngừa lỗi tốt
hơn (hiệu quả hơn) vào thời điểm hợp đồng được thực hiện. Nhưng nếu lỗi thật sự
được nhận biết hoặc có thể được phát hiện với một chi phí rất thấp, nguyên tắc hiệu
quả sẽ phục vụ tốt nhất thông qua một qui tắc trách nhiệm liên đới, qui tắc này qui
trách nhiệm ban đầu cho bên phạm lỗi nhưng dịch chuyển trách nhiệm đó sang cho
bên thứ hai nếu bên thứ hai thật sự biết hay có lý do để biết về lỗi đó.

Tuy nhiên, những trường hợp mà sự giảm nhẹ được dành cho người phạm lỗi
đơn phương trên cơ sở lỗi của người đó đã được biết hoặc có thể được biết một cách
hợp lý bởi bên thứ hai, xem ra có vẻ mâu thuẫn sâu sắc với một dòng trường hợp
khác. Những trường hợp này xử lý những vấn đề có liên quan về gian lận và cáo bạch
thông tin: nếu một bên hợp đồng biết rằng bên kia phạm lỗi về cùng một sự kiện vật
chất, thì bên nhận biết có gian lận hay không khi họ không cáo bạch lỗi và bên phạm
lỗi có được phép tránh né hợp đồng trên cơ sở bên nhận biết phải có trách nhiệm cáo
bạch? Câu hỏi này không luôn luôn được trả lời theo cùng một cách thức như nhau.
Trong một số trường hợp, toà án thường tìm kiếm một trách nhiệm cáo bạch và trong
những trường hợp khác, toà lại không tìm kiếm trách nhiệm đó. Chính nhóm trường
hợp sau – trường hợp không yêu cầu cáo bạch – xem ra có vẻ mâu thuẫn với qui tắc
cho rằng lỗi đơn phương sẽ được miễn thứ nếu bên kia biết hay có lý do để biết về sự
hiện diện của lỗi đó.

Trong những trường hợp không yêu cầu cáo bạch, một bên phạm lỗi và bên
kia biết hay có lý do để biết điều đó. Liệu những trường hợp này có hài hoà với những
trường hợp ủng hộ quan điểm miễn thứ cho một lỗi đơn phương mà bên thứ hai đã
biết hay có lý do để biết? Nói một cách cụ thể hơn, liệu người ta có thể giải thích
được sự khác biệt nhau giữa hai dòng trường hợp này trên cơ sở kinh tế?

Tôi đề xuất câu trả lời như sau. Trong những trường hợp mà việc không cáo
bạch được cho phép (hay nói cách khác, trong những trường hợp mà quyền lợi hợp
đồng của bên nhận biết vẫn được cưỡng chế thi hành bất chấp họ đã không cáo bạch
lỗi của bên kia mà họ đã nhận biết), sự nhận biết đó thường là sản phẩm của một công
trình nghiên cứu tốn kém. Một qui tắc cho phép không cáo bạch là phương cách hữu
hiệu duy nhất mang lại động cơ khuyến khích đầu tư vào việc tìm tòi sản xuất ra
những tri thức như thế. Ngược lại, trong những trường hợp đòi hỏi phải cáo bạch, và
trong những trường hợp miễn thứ cho người phạm lỗi đơn phương do bên kia biết hay
có lý do để biết về lỗi đó, thông tin đặc biệt của bên nhận biết thường không phải là
thành quả của một công trình nghiên cứu có chủ định. Cho dù những thông tin thuộc
loại này cũng bổ ích về mặt xã hội, việc yêu cầu cáo bạch sẽ không làm giảm mạnh số
lượng thông tin thực sự được tìm tòi sáng tạo ra. Nếu chúng ta tính đến chi phí đầu tư
phát sinh trong việc sản xuất ra những thông tin có chủ định, cả hai dòng trường hợp
có vẻ khác nhau như vừa mô tả trên đây vẫn có thể được xem như phù hợp với
nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc này đòi hỏi rủi ro của lỗi đơn phương phải được áp
đặt cho người có thể ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất.

Anthony T. Kronman 3 Biên dịch: Kim Chi


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,
Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

II. TÌM KIẾM THÔNG TIN VÀ NHIỆM VỤ CÁO BẠCH

Trong một số trường hợp, các cá nhân cung cấp thông tin đã thu được thông tin đó
thông qua sự nghiên cứu có chủ định; trong những trường hợp khác, thông tin được
thu thập một cách ngẫu nhiên. Ví dụ, một người phân tích chứng khoán có được thông
tin về một công ty cụ thể nhờ sự tìm hiểu có chủ định thông qua nghiên cứu một cách
cẩn thận những bằng chứng về thành quả hoạt động kinh tế của công ty đó. Ngược lại,
một nhà kinh doanh thu được một mẩu thông tin đáng giá khi anh tình cờ nghe được
một cuộc trò chuyện trên xe buýt chỉ có được thông tin một cách ngẫu nhiên.

Như đã được sử dụng trên đây, thuật ngữ “thông tin thu được một cách có chủ
định” có nghĩa là thông tin mà việc thu thập nó đòi hỏi phải tốn kém những chi phí mà
lẽ ra đã không phát sinh nếu không có cơ may là người ta sẽ thực sự tìm thấy những
thông tin đó, bất kể cơ may đó nhiều ít như thế nào. Lẽ dĩ nhiên, những chi phí này
không chỉ bao gồm chi phí nghiên cứu trực tiếp (chi phí xem xét các bản báo cáo hàng
năm) mà còn bao gồm cả những chi phí phát triển một tài năng chuyên môn ngay từ
đầu (ví dụ chi phí tham dự các trường đào tạo kinh doanh). Nếu chi phí phát sinh
trong việc thu thập thông tin (chi phí mua vé xe buýt trong ví dụ thứ hai) bất luận
trong trường hợp nào cũng vẫn phải phát sinh – nghĩa là bất luận có hay không có tìm
kiếm thông tin – chúng ta nói rằng thông tin đã được thu thập một cách ngẫu nhiên.
Sự phân biệt giữa thông tin thu thập ngẫu nhiên và thông tin thu thập có chủ định là
một cách nói rút gọn của sự khác biệt về mặt kinh tế này. Cho dù trên thực tế, thật
khó mà xác định liệu một thông tin nào đó đã được thu thập theo cách nào, sự phân
biệt giữa hai loại thông tin này – như tôi hy vọng vừa trình bày trên đây – cũng rất
hữu ích về mặt phân tích.

Nếu thông tin được thu thập một cách có chủ định (theo ý nghĩa của định
nghĩa trên đây), và người sở hữu thông tin không được phép hưởng lợi ích của việc sở
hữu và sử dụng thông tin đó, sẽ có một động cơ thôi thúc người đó giảm bớt (hay cắt
giảm hoàn toàn) việc tìm tòi sáng tạo ra những thông tin như thế trong tương lai. Thật
ra, điều này chỉ là hệ quả của việc định nghĩa thông tin được thu thập một cách có chủ
định như tôi vừa trình bày trên đây, vì theo định nghĩa, người thu thập thông tin thuộc
loại này sẽ gánh chịu những chi phí mà lẽ ra người đó đã có thể tránh được nếu như
không mưu cầu những lợi ích của thông tin đó mà bây giờ lại bị phủ nhận. Thông qua
bị phủ nhận cùng những lợi ích như vậy, những người đã thu thập thông tin một cách
tình cờ sẽ không bị nản lòng khi thực hiện những công việc mà trong bất kỳ trường
hợp nào, họ vẫn phải làm, vì những lý do độc lập.

Người ta có thể xác nhận rằng bất kỳ khi nào lợi ích của việc sở hữu bất kỳ
loại thông tin nào bị tăng lên hoặc bị giảm đi, người ta sẽ kỳ vọng tìm thấy một sự
điều chỉnh nào đó đối với mức độ đầu tư vào việc tìm tòi sáng tạo những thông tin
này. Nếu người ta không được phép hưởng lợi từ những thông tin mà họ đã thu thập
được, ngay cả những người đi xe buýt về sau cũng sẽ ít chú ý hơn đến những cuộc trò
chuyện diễn ra quanh mình (cho dù chắc chắc sẽ hết sức kỳ quặc nếu người đó hoàn
toàn ngưng không đi xe buýt nữa). Nhưng trong khi quả thật là trong thực tế mọi sự
điều chỉnh (hướng lên hay hướng xuống) lợi ích của việc sở hữu một loại thông tin cụ
thể sẽ có một ảnh hưởng khuyến khích thuộc loại nào đó, ảnh hưởng này có thể thay
đổi về độ lớn – nó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Nói một cách chính xác, thông tin thu
thập một cách ngẫu nhiên (như tôi đã sử dụng thuật ngữ này cho tới bây giờ) tiêu biểu
cho giới hạn lý tưởng của một thể liên tục gồm rất nhiều trường hợp – giới hạn này là
trường hợp mà việc loại bỏ lợi ích của việc sở hữu những thông tin cụ thể sẽ không

Anthony T. Kronman 4 Biên dịch: Kim Chi


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,
Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

dẫn đến sự thay đổi tầm vóc của hoạt động tìm kiếm thông tin (sự thay đổi độ lớn
bằng zero). Trong bất kỳ một trường hợp nào trên thực tế, cũng sẽ có những ảnh
hưởng khuyến khích rơi vào đâu đó ở khoảng giữa của thể liên tục này. Tuy nhiên,
trong những trường hợp mà việc phủ nhận quyền hưởng lợi ích của người sở hữu
thông tin chỉ dẫn đến giảm sút hoạt động tạo ra thông tin một cách không đáng kể, lợi
ích xã hội đạt được nhờ tránh không cho xảy ra lỗi có thể bù đắp được nhiều hơn cho
sự giảm sút nói trên. Trong lập luận tiếp theo, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “thông tin thu
thập một cách ngẫu nhiên” theo một ý nghĩa tương đối lỏng lẻo hơn so với ý nghĩa mà
tôi vẫn sử dụng cho đến giờ để nói tới những thông tin thuộc loại này.

Một cách hữu hiệu để bảo đảm rằng một cá nhân sẽ hưởng lợi nhờ sở hữu
thông tin (hay bất kể thứ gì khác về vấn đề đó) là phân cho người đó một quyền sở
hữu đối với chính thông tin đó - quyền được kêu gọi cỗ máy cưỡng chế của nhà nước
để loại trừ những người khác không được phép sử dụng và tận hưởng thông tin của
riêng mình. Lợi ích của sự sở hữu chỉ được bảo toàn khi nhà nước biến người có
thông tin thành một người chủ sở hữu hợp pháp thông qua ban cho họ một quyền sở
hữu cụ thể mà có thể cưỡng chế bằng pháp luật. Việc phân định quyền sở hữu thông
tin là một đặc điểm quen thuộc trong hệ thống luật pháp của chúng ta. Sự bảo vệ pháp
luật dành cho các phát minh sáng kiến và các bí mật thương mại là hai ví dụ rõ rệt.

Có một cách (hiếm khi được nhận thấy) mà trong đó hệ thống luật pháp có thể
thiết lập quyền sở hữu thông tin, đó là thông qua cho phép bên có thông tin được ký
kết – và cưỡng chế thi hành – những hợp đồng mà các đề xuất thông tin của bên đó có
khả năng sinh lợi và không cần phải cáo bạch thông tin cho bên kia. Việc áp đặt
nhiệm vụ cáo bạch cho bên am hiểu thông tin sẽ tước mất lợi thế riêng mà lẽ ra thông
tin đã có thể mang lại cho họ. Nhiệm vụ cáo bạch tương đương với yêu cầu rằng lợi
ích của thông tin phải được chia xẻ với công chúng, và do đó đối chọi với khái niệm
về quyền sở hữu, vốn luôn luôn đòi hỏi sự bảo vệ pháp luật đối với sự chiếm hữu tư
nhân.1

Lẽ dĩ nhiên, các loại quyền sở hữu khác nhau có thể thích hợp hơn để bảo vệ
quyền lợi của việc sở hữu các loại thông tin khác nhau. Ví dụ, không chắc rằng những
thông tin thuộc loại liên quan đến vụ kiện giữa Laidlaw và Organ (những thông tin thị
trường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn) mà lại có thể được bảo vệ hữu hiệu bằng
một hệ thống bằng phát minh.2 Cách thức khả thi duy nhất để phân định quyền sở hữu
đối với những thông tin thị trường có thời hạn ngắn là cho phép người có thông tin
được tự do ký kết hợp đồng mà không cần phải cáo bạch những gì họ biết.

Ngoài ra, vì một yêu cầu cáo bạch sẽ giúp người bán chiếm hữu thông tin của
người mua mà không phải tốn chi phí và sẽ làm triệt tiêu mối nguy hiểm bị cám dỗ
một cách vô ý thức vào một hợp đồng nhất định thua bởi một người có những tri thức
ưu việt hơn, yêu cầu cáo bạch cũng sẽ làm giảm động cơ thôi thúc người bán tìm tòi
nghiên cứu. Việc phủ nhận quyền sở hữu của người mua đối với những thông tin thu

1
Nếu một bên hợp đồng có nhiệm vụ cáo bạch thông tin, bên đó phải công bố những gì mình biết bất
kể bên kia có yêu cầu hay không. Tuy nhiên, sự kiện là bên am hiểu thông tin không có nhiệm vụ cáo
bạch không có nghĩa là họ có thể nói dối khi được hỏi một câu hỏi thuộc loại này. Điều đó sẽ là gian
lận. Tuy nhiên, bên am hiểu thông tin mà không có nhiệm vụ cáo bạch có thể từ chối trả lời những câu
hỏi của bên kia, và đặt bên kia trước rủi ro của việc quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng hay
không. (Lẽ dĩ nhiên, bên am hiểu thông tin có thể bán thông tin của mình cho bên kia nếu muốn.)
2
Tìm đọc thảo luận của Arnold Plant về chi phí của hệ thống bằng phát minh, so với các công cụ luật
pháp khác để phân định quyền sở hữu thông tin.

Anthony T. Kronman 5 Biên dịch: Kim Chi


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Lỗi, cáo bạch,
Niên khóa 2004-2005 Bài đọc thông tin và luật hợp đồng

thập một cách có chủ định sẽ làm nản lòng cả người mua và người bán, khiến họ
không còn muốn đầu tư vào việc phát triển chuyên môn và nghiên cứu tìm tòi thông
tin nữa. Việc phân định quyền sở hữu chẳng những sẽ bảo vệ hoạt động đầu tư của
bên có những tri thức đặc biệt, mà còn áp đặt một chi phí cơ hội đối với bên kia, và vì
thế, mang đến một động cơ khuyến khích họ thực hiện những công việc nghiên cứu
(thuyết phục về mặt chi phí) của riêng họ.

Nếu chúng ta giả định rằng các phiên toà có thể dễ dàng phân biệt giữa những
người thu thập thông tin một cách có chủ định và những người thu thập thông tin một
cách ngẫu nhiên, những xem xét hợp lý về mặt kinh tế có thể biện minh cho việc áp
đặt một nhiệm vụ cáo bạch trên cơ sở từng trường hợp một (qui định nhiệm vụ cáo
bạch trong những trường hợp thông tin được thu thập một cách ngẫu nhiên, và không
qui định nhiệm vụ cáo bạch trong những trường hợp thông tin là thành quả của một
công trình tìm tòi nghiên cứu có chủ định). Vào thời điểm giao dịch, bên thu thập
thông tin một cách ngẫu nhiên có thể là người ngăn ngừa lỗi tốt hơn (đỡ tốn kém chi
phí hơn) so với bên phạm lỗi mà họ đang giao dịch - bất kể sự kiện là ngay từ ban
đầu, cả hai bên đều tiếp cận thông tin giống như nhau. Người thu thập thông tin một
cách có chủ định cũng ở vào vị thế tốt hơn để ngăn ngừa lỗi của bên kia. Nhưng khi
xác định chi phí ngăn ngừa lỗi (bằng cách cáo bạch thông tin) của bên am hiểu thông
tin, chúng ta phải tính đến những hoạt động đầu tư mà người đó đã thực hiện nhằm
thu thập thông tin ngay từ đầu. Việc đầu tư này tiêu biểu cho thiệt hại đối với người
đó nếu bên kia có thể tránh né hợp đồng trên cơ sở là bên am hiểu thông tin có nhiệm
vụ cáo bạch thông tin.

Nếu chúng ta tính đến chi phí này, thì chúng ta sẽ không còn cho rằng bên có
thông tin là bên ngăn ngừa lỗi rẻ hơn khi tri thức của họ đã được thu thập một cách có
chủ định. Quả thật, kết luận ngược lại xem ra hợp lý hơn. Do đó, trong trường hợp
này, một qui tắc cho phép không cáo bạch (có ảnh hưởng áp đặt rủi ro lỗi cho bên
phạm lỗi) tương ứng với một thỏa thuận mà tự các bên có thể tiến hành nếu họ đàm
phán sự phân bổ rủi ro chính thức vào thời điểm họ ký kết hợp đồng. Các bên hợp
đồng luôn luôn tự do phân bổ rủi ro cụ thể này thông qua bao gồm một điều khoản từ
bỏ quyền lợi trong các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp họ
không thỏa thuận về điều khoản này, mục tiêu của luật hợp đồng là giảm chi phí giao
dịch (cũng như trong những trường hợp khác) thông qua qui định một qui tắc pháp lý,
mô phỏng gần đúng thỏa thuận mà lẽ ra các bên đã chọn cho chính họ nếu như họ chủ
tâm giải quyết vấn đề này. Cách xem xét này, cùng với tình trạng giảm sút hoạt động
đầu tư tìm tòi những thông tin hữu ích về mặt xã hội có thể xảy ra theo sau việc yêu
cầu cáo bạch thông tin, cho thấy rằng hiệu quả phân bổ phục vụ tốt nhất thông qua
cho phép những người sở hữu thông tin thu thập một cách có chủ định được phép ký
kết và cưỡng chế thi hành những hợp đồng thuận lợi mà không cần cáo bạch những gì
họ biết.

Anthony T. Kronman, “Mistake, Disclosure, Information and the Law of Contracts,” 7


JOURNAL OF LEGAL STUDIES 1 (1978)

Anthony T. Kronman 6 Biên dịch: Kim Chi

You might also like