You are on page 1of 1

Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

II.5.96. Khoảng cách ngang từ mặt phẳng thẳng đứng của dây dẫn ngoài cùng của
ĐDK ở trạng thái tĩnh đến bộ phận nhô ra gần nhất của nhà cửa hoặc công
trình (hành lang bảo vệ) không nhỏ hơn:
• 2m đối với ĐDK điện áp đến 22kV
• 3m đối với ĐDK điện áp 35kV
• 4m đối với ĐDK điện áp 110kV
• 6m đối với ĐDK điện áp 220kV
• 7m đối với ĐDK điện áp 500kV
Đối với cáp bọc đến 35kV khoảng cách trên được giảm đi 1/2.

II.5.97. Cấm tưới nước bằng thiết bị phun mưa tại vùng đất canh tác trong hành lang
bảo vệ của ĐDK 500kV.

II.5.98. ĐDK đi trong rừng hoặc nơi trồng cây phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu
theo qui định hiện hành về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

ĐDK đi qua khu vực có nước


II.5.99. Khi ĐDK đi qua khu vực có nước (sông, kênh, hồ, vịnh, bến cảng v.v.) góc
giao chéo không quy định.

II.5.100. Cột vượt sông, kênh, hồ có tàu thuyền qua lại v.v. phải dùng cột néo.
Đối với ĐDK có dây dẫn tiết diện 120mm2 trở lên mắc bằng khóa đỡ kiểu cố
định và khóa đặc biệt, được phép dùng cột đỡ vượt nhưng cột kề phải là cột
néo.
Đối với khoảng vượt lớn phải dùng cột néo hãm để vượt. Nếu ĐDK có dây
dẫn tiết diện 120mm2 trở lên mắc bằng khóa đỡ kiểu cố định và khóa đặc biệt
thì cũng được phép dùng cột đỡ vượt nhưng cột kề phải là cột néo hãm.
Trường hợp dùng cột đỡ trong khoảng vượt dây dẫn hoặc dây chống sét của
ĐDK phải mắc khóa đỡ kiểu cố định hoặc khóa đặc biệt.

II.5.101. Tiết diện dây dẫn hoặc dây chống sét trong khoảng cột giao chéo, theo điều
kiện độ bền cơ học không được nhỏ hơn 35mm2 đối với dây nhôm lõi thép,
dây hợp kim nhôm và dây thép, 70mm2 đối với dây nhôm khi vượt qua sông

Quy phạm trang bị điện Trang 106

You might also like