You are on page 1of 11

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: An toàn lao động điện

Câu 1: Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện áp.

Câu 2: Phương pháp sơ cứu người bị bỏng.


Câu 1: Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện áp

1.1. Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện áp

Mục tiêu

Nắm bắt được các qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận có mang
điện áp bao gồm làm rào chắn, treo biển báo và các qui định an toàn cụ thể đối
với từng trường hợp tiếp xúc.

1.1.1. Làm rào chắn

1. Rào chắn tạm thời để ngăn cách phần thiết bị có điện với nơi làm việc
phải làm bằng vật liệu khô và chắc chắn, như tre, gỗ, nhựa, tấm vật liệu cách
điện... Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến phần có điện phải tuân theo quy
định.

2. Trường hợp đặc biệt, ở thiết bị điện cấp điện áp đến 15kV, rào chắn tạm
thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện. Rào chắn như vậy
phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và thử nghiệm dụng cụ an toàn
dùng ở thiết bị điện. Khi làm rào chắn loại này phải đeo găng cách điện, đi ủng
cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát của
người có bậc 5 an toàn điện.

3. Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc dễ
dàng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

1.1.2. Treo biển báo, tín hiệu

1. Ở bộ phận truyền động của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện đến
nơi làm việc, treo biển “Cấm” theo quy định.

2. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm
chết người”. Trường hợp đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác.

3. Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các
ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển báo “Dừng lại! Có
điện nguy hiểm chết người”. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào
lưới hoặc cửa và các lối đi người làm việc không được đi qua thì phải dùng rào
chắn tạm thời ngăn lại và treo biển báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết
người”. Tại nơi làm việc, sau khi làm tiếp đất treo biển báo “Làm việc tại đây!”.
4. Trong thời gian làm việc cấm di chuyển hoặc tháo các rào chắn tạm thời
và biển báo, tín hiệu.

1.1.3. An toàn đối với thiết bị phân phối điện và điều khiển

1. Tất cả các thiết bị phân phối điện và điều khiển bao gồm các tủ phân
phối điện, bảng điều khiển, các khí cụ điện... đều phải có các thông số định mức
thoả mãn các chế độ làm việc đúng tải định mức, quá tải cũng như khi ngắn
mạch hay quá áp.

2. Tất cả các phần kim loại của thiết bị phân phối, bảng điện, tủ điện cần
phải được sơn chống rỉ.

3. Các thanh cái của thiết bị phân phối điện phải sơn màu như sau:

Pha A - màu vàng.

Pha B - màu xanh lá cây.

Pha C - màu đỏ.

4. Tại các phòng đặt thiết bị phân phối và điều khiển, phải được chiếu sáng,
thông gió đầy đủ theo tiêu chuẩn. Phải có đèn chiếu sáng sự cố mất điện.

5. Các thiết bị phân phối điện phải bảo đảm an toàn khi vận hành, không đánh
lửa tạo hồ quang điện gây nguy hiểm cho công nhân, làm cháy các vật xung quanh,
gây chập mạch các pha hay chập mạch với đất.

6. Các cầu dao điện phải lắp đặt sao cho không thể tự đóng mạch dưới tác
dụng của trọng lượng cán điều khiển. Nguồn điện cấp đến bao giờ cũng phải lắp
vào phía trên cầu dao còn dây chảy phải nằm ở phía dưới cầu dao.

Cấm dùng cầu dao không có bộ phận bao che.

7. Ổ cắm điện và phích lấy điện phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Đồng bộ với nhau về điện thế và công suất.

- Đồng bộ với nhau về số cực (hoặc số pha).

Phải lắp cầu chì bảo vệ trước ổ cắm phù hợp vói tải cắm vào ổ.

Cần ghi rõ mức điện áp sử dụng bên cạnh (hoặc trên) các ổ cắm điện.

1.1.4. An toàn đối với các thiết bị điện chiếu sáng

1. Tại các đường dây phân nhánh của mạng điện chiếu sáng vào các dãy
nhà, tầng nhà, khu nhà, phải có cầu dao phân đoạn hay cầu chì ngắt điện.
2. Mỗi đèn chiếu sáng phải có đui đèn, cầu chì, công tắc mắc vào dây pha
của mạng điện.

3. Chiếu sáng tạm thời tại các vị trí ẩm ướt và/hoặc nguy hiểm phải quy
định mức điện áp tối đa là 12V hoặc phải có biện pháp chống nổ.

1.1.5. Đèn chiếu sáng tạm thời phải có bảo vệ trên bóng. Bóng đèn bị cháy hoặc
vỡ phải được thay ngay lập tức. Không được tháo bóng vỡ khi chưa ngắt An
toàn đối với đường dây, cáp điện

1. Đường dây hạ áp phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoảng cách của đường dây dẫn điện trên không ở chỗ võng xuống thấp
nhất so với mặt đất:

Nơi có đông người qua lại không nhỏ hơn 6m đối với dây trần và 5m đối
với dây bọc.

Nơi ít người qua lại không nhỏ hơn 5m đối với dây trần và 4,5m đối với
dây bọc.

Chỗ nhánh rẽ đi vào các đài, trạm nhà xưởng không được nhỏ hơn đối 4,0m
với dây trần và 3,5m đối với dây bọc.

- Đi qua cây xanh, khoảng cách từ dây dưới cùng đến cây không nhỏ
hơn 1,0m đối với dây trần và 0,5m đối với dây bọc. Khoảng cách ngang từ dây
gần nhất đến cây không nhỏ hơn 1,0m đối với dây trần và 0,3m đối với dây bọc.

- Khoảng cách ngang từ dây dẫn điện gần nhất đến cửa sổ, ban công của
các nhà không được nhỏ hơn 1,5m đối với dây trần và 1,0m đối với dây bọc.

- Cấm kéo đường dây trần dẫn điện trên không ở trên mái nhà. Khi cần
thiết phải bảo đảm khoảng cách giữa đường dây với mái nhà không nhỏ hơn
2,5m.

- Đường dây điện khi vượt qua hồ ao phải cách mặt nước 2,5m khi mực
nước cao nhất.

- Đường dây điện trần khi chạy song song với đường ô tô trong xí nghiệp
phải có khoảng cách từ chân cột đến mép đường không được nhỏ hơn 1,5m.

- Khi nối dây dẫn đường trục chính phải dùng khoá nối riêng hoặc hàn nối.
Đối với các nhánh rẽ, cho phép xoắn để nối nhưng phải bảo đảm có độ bền an
toàn.

- Khi hàn dây dẫn 1 sợi, cấm hàn tiếp giáp, chỗ nối phải có độ bền cơ học
không dưới 90% độ bền giới hạn của dây dẫn. Không được phép nối dây dẫn ở
trong khoảng cột giao chéo với các công trình khác.
- Đường dây dẫn điện trong nhà sản xuất nơi đặt các thiết bị BCVT, thiết bị
chiếu sáng phải dùng dây có bọc cách điện. Cho phép dùng dây trần, thanh dẫn
trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất.

- Nếu dùng dây không có bọc cách điện thì phải thỏa mãn các điều kiện :

a) Dây trần phải cách vật dễ cháy ít nhất là 1m.

b) Khoảng cách từ dây trần đến bất cứ điểm nào của thiết bị trong khu vực
đó không được nhỏ hơn 3m.

c) Nếu ở lối đi lại thì phải có rào ngăn. Nếu rào ngăn bằng kim loại thì phải
được nối đất bảo vệ với điện trở không được lớn hơn 10.

- Chỉ tiêu kỹ thuật của đường dây dẫn điện trên không, điện thế đến 1000V
phải tuân thủ TCVN 5064:1994 “Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên
không” và TCVN 5844:1994 “Cáp điện lực điện áp đến 35kV. Yêu cầu kỹ thuật
chung”

- Khi kiểm tra đường dây trên không, phải chú ý:

a) Dây có bị đứt hay bị cháy không? Độ võng của dây có lớn quá không?

b) Sứ có bị lỏng, nứt không?

c) Cột có bị nghiêng ngả, không vững chắc không? Chân cột có chắc chắn
không?

d) Dọc theo tuyến đường dây có sạch sẽ không? Cành cây có thể rơi vào
đường dây không? Phía dưới đường dây có công trình, vật thể gì trái với quy
định không?

- Khi dây bị đứt, phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn người đến
gần dây dẫn đó.

Cấm đến gần dây dẫn bị đứt: đối với dây dẫn điện áp dưới 1000V, phải
đứng xa 5m, khi trời mưa, nếu trên mặt đất có độ ẩm cao hay có đọng nước, cần
phải đứng xa hơn.

2. Hệ thống cáp dẫn điện trong trạm phát điện, trạm biến thế phải đảm bảo
các quy định về an toàn sau đây:

Cáp đặt trực tiếp dưới đất, trong rãnh cáp, hầm cáp phải là loại cáp có vỏ
bọc cách điện và vỏ kim loại, có lớp bảo vệ bằng gai tẩm nhựa hoặc bằng cao su
cách điện.
Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp
điện áp và được đặt trên giá đỡ trong hầm cáp hoặc rãnh cáp.

Cáp đi theo tường nhà, treo trên các cột hay các giá đỡ khác phải bảo đảm
độ cách điện quy định, không bị hở điện, chỗ nối cáp phải bọc cách điện tốt.

Cáp dẫn điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được bảo
vệ bằng vật liệu cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.

Việc sử dụng cáp phải đúng theo dòng điện tải và mức sụt áp lớn nhất cho
phép.

Khi trên các đường cáp bị nóng nhiều hơn bình thường, phải kiểm tra, tìm
nguyên nhân hay giảm bớt dòng tải của đường cáp.

Hầm cáp, gian đặt cáp phải có đèn chiếu sáng sự cố và phải đảm bảo tiêu
chuẩn phòng chống cháy nổ.

Hầm cáp, rãnh cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, được bảo quản sạch
sẽ, khô ráo. Phải thường xuyên làm vệ sinh hầm rãnh cáp, không được để đọng
nước ẩm ướt, dầu, tạp vật tích tụ.

Vỏ kim loại bọc cáp phải được nối đất. Dây nối đất phải có đường kính lớn
hơn 4 mm.

Chỉ được làm việc ở trên đường cáp khi cáp đã được cắt điện, nối đất vỏ
cáp về phía nguồn và đã phóng hết điện tích ở vỏ kim loại của cáp.

1.1.6. An toàn đối với máy phát điện

1. Mạng điện cung cấp phải đảm bảo đúng với sơ đồ đã quy định về chế độ
trung tính, có hay không có dây trung tính, trung tính cách ly với đất hay trung
tính nối đất.

Nếu mạng điện không có dây trung tính, phải đảm bảo độ cách điện của vỏ
bọc dây dẫn ít nhất là 0,5 M.

Nếu mạng điện có trung tính nối đất, phải đảm bảo điện trở nối đất không
lớn hơn 4.

Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của vỏ bọc dây dẫn và điện trở
nối đất của trung tính một năm một lần vào mùa khô.
2. Đối với các máy phát điện di động hoặc đặt trên các xe thông tin có cọc
tiếp đất, phải đóng cọc xuống đất khi máy làm việc. Độ sâu của cọc đóng xuống
đất phải theo đúng quy định của thuyết minh sử dụng.

3. Phải luôn đảm bảo đầy đủ số lượng và độ chính xác của đồng hồ đo và
các thiết bị bảo vệ tổ máy phát điện của nơi chế tạo đã lắp.

Các đồng hồ đều phải ghi vạch đỏ chỉ giới hạn tối đa cho phép.

4. Cấm áp dụng các biện pháp để khống chế các rơle, các bộ phận tự động
hạn chế phụ tải, giới hạn vòng quay, hạn chế điện áp công suất...của tổ máy phát
điện.

5. Việc thao tác trên các tủ phân phối, bảng điều khiển, các cầu dao phải
theo đúng trình tự đã được quy trình vận hành quy định.

6. Ở nơi có nhiều nguồn điện (điện lưới công nghiệp, điện của nhiều tổ máy
phát điện độc lập), phải có bảng chuyển đổi nguồn, bảo đảm chắc chắn không
thể xảy ra sự cố khi chuyển đổi nguồn điện, có ghi rõ tên nguồn điện và phụ tải
được cung cấp.

7. Phải có các biện pháp cần thiết và nghiêm ngặt để không thể đóng điện
nhầm hoặc đóng cùng một lúc hai nguồn điện khác nhau lên mạng điện.

Việc hoà điện phải tiến hành theo những quy định riêng của đơn vị sử dụng
tuỳ theo thiết bị hoà điện và nguồn điện.

8. Mọi việc sửa chữa, điều chỉnh phải tiến hành khi hoàn toàn không có
điện thế trên máy phát điện. Khi cần phải điều chỉnh lúc tổ máy phát điện đang
làm việc, phải có những quy định riêng của đơn vị sử dụng tuỳ theo từng loại
máy để bảo đảm an toàn.

9. Cấm sử dụng:

Các dây cáp có vỏ bị nứt, bị gãy, bị xước, bị hở điện

Các cầu dao không có bao che.

Các dây chảy không đúng quy định.

10. Tại chỗ để máy phát điện phải có bình cứu hoả, có phương tiện cứu hoả
và biển báo cấm lửa.
Các máy phát điện di động đặt trên xe thông tin nhất thiết phải có bình cứu
hoả được kiểm tra định kỳ.

Cấm dùng nước để chữa cháy xăng hay điện.

11. Phòng đặt máy phát điện phải khô ráo, đủ ánh sáng, lối đi lại phải đủ để
đi lại dễ dàng không chạm vào các thiết bị, cửa phải mở ra ngoài, có đèn chiếu
sáng sự cố khi mất điện, không được để xăng dầu.

1.1.7. An toàn đối với ắc quy

1. Để chiếu sáng các phòng để ắc quy, phải sử dụng các đèn phòng nổ. Tất
cả các công tắc, cầu chì, ổ cắm phải bố trí ngoài phòng để ắc quy. Nơi để ắc quy
phải có biển báo “Cấm lửa”. Đối với loại ắc quy được chế tạo theo công nghệ
mới thì biên soạn qui trình riêng theo qui định của nhà chế tạo.

2. Việc hàn trong buồng ắc quy phải tiến hành thật cẩn thận sau khi đã tiến
hành các công việc sau:

Phóng hết điện của bình. Hai giờ trước khi hàn, phải tiến hành thông gió.
Trong khi hàn cũng phải liên tục thông gió.

Chỗ hàn phải che chắn bằng các vật liệu không cháy

Trước khi hàn, phải có người giám sát.

3. Khi làm việc với các bình ắc quy phải trang bị găng, ủng cách điện, tạp
dề và kính.

4. Phải có không gian thích hợp xung quanh các tổ ắc quy nhằm đảm bảo
an toàn trong kiểm tra, bảo dưỡng, đo thử và thay thế.

5. Ắc quy phải đặt trong rào chắn bảo vệ hoặc được đặt tại vị trí chỉ người
được phép mới có thể đến gần. Rào chắn bảo vệ là phòng ắc quy; buồng điều
khiển; hoặc lồng, tấm chắn để bảo vệ thiết bị bên trong và giảm khả năng tiếp
xúc với các phần mang điện.

6. Khu vực đặt ắc quy phải được thông gió. Hệ thống thông gió phải ngăn
ngừa sự tích tụ hyđrô dưới mức gây cháy nổ.

7. Các dụng cụ dùng để làm việc với ắc quy phải được bọc cách điện,
không được phát ra tia lửa điện.

8. Phải lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn sau đây:


Khi nối đất một cực của tổ ắc quy phải cẩn thận tránh điện áp nguy hiểm
giữa cực không được nối đất và đất;

Khi thao tác tránh làm ngắn mạch các điện cực hoặc cáp của ắc quy vì có
thể tạo ra hồ quang điện nguy hiểm, gây bỏng và sốc điện cho những người ở
gần;

Phải hạn chế khí Hyđrô tạo ra trong khi nạp ắc quy để không gây ra cháy
nổ và độc hại;

Không được tiếp xúc trực tiếp với các cực hở của tổ ắc quy;

Bảo quản các dây nối của tổ ắc quy phải sạch sẽ và bắt chặt để ngăn chặn
quá nhiệt do điện trở tiếp xúc;

Không sửa chữa các mối nối ắc quy khi đang có dòng điện vì có thể tạo hồ
quang điện gây nguy hiểm cho con người;

Phải có biển báo nguy hiểm về điện và các nguy hiểm khác của tổ ắc quy.

Câu 2: Phương pháp sơ cứu người bị bỏng

1.2. Phương pháp sơ cứu người bị bỏng

Mục tiêu

Nắm bắt được các phương pháp sơ cứu người bị bỏng trên cơ sở phân tích tình trạng vết bỏng,
nguyên nhân gây bỏng ... từ đó đề nghị một phương pháp sơ cứu hợp lí như cắt đứt nguyên nhân gây
bỏng, phòng chống sốc, duy trì đường hô hấp, phòng chống nhiễm khuẩn, băng bó vết bỏng.

1.2.1. Khái quát

Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa
chất và các tia... Vết thương bỏng có thể làm chết người hoặc để lại những di
chứng nặng nề như mất chức năng vận động, biến dạng mất thẩm mỹ. Tình trạng
của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Độ sâu của vết bỏng.

- Diện tích của vết bỏng.

- Vị trí vết bỏng trên cơ thể.

a) Độ sâu của vết bỏng:


Độ I - bỏng bề mặt: trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương
làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích
thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.

Độ II - bỏng một phần da: trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của
lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi
phỏng nước được hìnhthành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt
màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-
4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không
đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có thể đỏ trong mộ thời gian
dài hơn. Nếu bỏng độ II và bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và
bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.

Ðộ III - bỏng toàn bộ các lớp da: trường hợp này toàn bộ các lớp da đều bị
tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc
xám ìại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần kinh bị
phá hủy.

Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới da cũng
có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ.

Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ phía
bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy thời gian lành vết
bỏng thường kéo dài rất lâu.

Ðộ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của các vết
bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất... và thời gian mà nhiệt độ hoặc
hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành
than làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều
nước để rửa vết bỏng khi mà vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi
xảy ra tai nạn) sẽ có tác dụng làm giảm độ sâu của vết bỏng.

b) Diện tích vết bỏng:

Ảnh hưởng của vết bỏng với các dịch của cơ thể phụ thuộc vào phần trăm
diện tích bỏng so với diện tích cơ thể. Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn
vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị
sốc và nhiễm khuẩn. Ðối với người lớn nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ
10% trở lên phải được coi là bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện.

Có nhiều phương pháp tính diện tích vết bỏng tiện lợi, dễ nhớ như sau: một
là, phương pháp số 9 của Wallace - Glumov, tổng diện tích da của cơ thể là
100%, vùng đầu mặt cổ là 9%; một chi trên là 9%; một chi dưới là 18 % (9% x
2); thân trước là 18%; thân sau: 18%; bộ phận sinh dục ngoài: 1%; hai là,
phương pháp bàn tay của Blokhin: diện tích một gan bàn tay của bệnh nhân
bằng 1-1,25% diện tích cơ thể. Như vậy chỉ việc ướm gan bàn tay của bệnh nhân
lên vùng bỏng là đánh giá được diện tích bỏng, ví dụ vùng bỏng ướm bằng 3 lần
gan bàn tay bệnh nhân thì diện tích bỏng khoảng 3-3,75%.

c) Vị trí vết bỏng trên cơ thể:

Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và
quá trình hồi phục, chẳng hạn như:

- Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu
và sự biến dạng

- Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.

- Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc
giảm chức năng hoạt động...

- Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn
sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.

- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp
làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến
viêm phổi...

You might also like