You are on page 1of 10

Chương 3: Lựa chọn phương pháp đi dây phù

hợp cho phân xưởng


1.Điều kiện tiên quyết để đi dây
Bất kỳ phân xưởng nào, ngoài việc xác định phụ tải tiêu thụ để cung cấp điện toàn
bộ phân xưởng thì mạng đi dây trong phân xưởng cũng hết sức quang trọng. Nó
ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng điện năng, an toàn lao động, tiết
kiệm và độ thẩm mĩ của toàn bộ phân xưởng. Một phương án đi dây tốt phải đáp
ứng những điều kiện sau:

 Chi phí rẻ
 Sơ đồ đi dây đơn giản,rõ ràng
 Đảm bảo sự cung cấp điện ổn định theo yêu cầu phụ tải, an toàn trong sử
dụng
 Chất lượng điện năng
 Dễ vận hành

2. Các phương pháp đi cáp trong phân xưởng

2.1. Phương pháp đi cáp ngầm

-Cáp phải được lắp đặt trong hệ thống đường ống . Đường ống phải được lắp đặt
vững chắc để chịu được áp lực của phương tiện giao thông hoặc các vật nặng khác.
Yêu cầu này được coi là thỏa mãn nếu như đường kính danh nghĩa của đường ống
không lớn hơn 200 mm.Sử dụng các loại ống như:Ống thép,Ống bê tông,Ống nhựa
tổng hợp.

- Đường ống phải được lắp đặt sao cho không bị uốn, lượn, v.v... không cần thiết,
gây khó khăn cho việc lắp đặt cáp.
-Mối nối giữa các ống phải được thực hiện chắc chắn bằng cách sử dụng các phụ
kiện chuyên dụng, nếu có, để tránh nước dễ dàng thâm nhập vào đường ống.

-Đường ống phải được lắp đặt sao cho bên trong ống, mối nối hoặc đầu ống không
có những chỗ lồi ra có thể làm hư hại lớp phủ cáp.
-Khe hở tiếp giáp giữa đường ống và hộp cáp ngầm hoặc tòa nhà phải được chèn
kín bằng vật liệu chèn, vữa, v.v... có độ bền lâu dài, để nước không thể thâm nhập
dễ dàng vào hộp cáp ngầm hoặc tòa nhà.
- Các đầu đường ống để hở (kể cả đường ống chờ) dẫn vào tòa nhà hoặc hộp cáp
ngầm, khi cần, từ trong lòng đất, phải được xử lý chống thấm nước.
- Khi nhiều đường ống được lắp đặt song song gần nhau, đất và cát lấp giữa các
đường ống (đặc biệt là hai bên và đáy ống) phải được đầm kỹ toàn bộ, không để có
chỗ hổng.
-Khi cáp điện đi gần hoặc giao chéo với đường cáp dòng điện yếu hoặc cáp sợi
quang đi ngầm trong đất, cáp điện phải được lắp đặt theo các phương pháp dưới
đây, nếu như khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 30 cm:
+ Khi cáp điện được đặt bên trong ống cứng không cháy hoặc chống cháy, ống
phải được lắp đặt sao cho không tiếp xúc trực tiếp với đường cáp dòng điện yếu
hoặc cáp sợi quang đi ngầm trong đất.
+Khi cáp điện được đặt trong ống dễ cháy, phải bố trí màn chắn chống cháy có độ
bền cao giữa ống này và đường cáp dòng điện yếu hoặc cáp sợi quang đi ngầm
trong đất.
-Trong trường hợp cáp có lực kéo căng thấp và cáp có lực kéo căng cao, hoặc cáp
có có lực kéo căng thấp hoặc cáp có lực kéo căng cao và cáp có lực kéo căng rất
cao được đặt gần nhau hoặc giao chéo nhau ở khoảng cách không quá 30 cm tại
nơi không phải là hộp cáp ngầm (15 cm giữa cáp có lực kéo căng thấp và cáp có
lực kéo căng cao), các cáp này phải được lắp đặt phù hợp với một trong các yêu
cầu dưới đây.
+Từng cáp phải phù hợp với một trong các trường hợp sau:
++ Cáp có vỏ bọc chống cháy
+ +Cáp được bố trí trong ống cứng chống cháy
+Một trong hai cáp nói trên phải có lớp vỏ bọc không cháy.
+Một trong hai cáp nói trên phải được bố trí trong ống không cháy, ví dụ như ống
thép, ống bê tông.
+Phải bố trí màn chắn chống cháy có độ bền cao giữa các ống.
- Nói chung, cáp của một mạch điện phải được bố trí trong một đường ống.
- Phải chọn kích cỡ ống sao cho có thể kéo cáp vào hoặc ra một cách dễ dàng.

 Ưu điểm:
-Ít chịu tác động từ các điều kiện thời tiết
-Không gây nguy hiểm cho máy bay hay cho động vật hoang dã
-Về phương diện thẩm mỹ thì cáp ngầm không làm cho ngoại quan xung
quanh xưởng bị xấu đi
-Hạn chế ảnh hưởng của từ trường đến con
người.
-Tổn thất điện áp nhỏ hơn.

 Nhược điểm:

-Việc đi ngầm tốn kém chi phí. Ở các khu vực đô thị hóa cao, chi phí truyền
dẫn điện ngầm có thể đắt gấp 10-14 lần so với đường cáp điện trên cao.
-Vị trí cáp ngầm không phải lúc nào cũng rõ ràng, điều này có thể dẫn đến
việc thợ đào không cẩn thận làm hỏng cáp hoặc bị điện giật.

-Cáp ngầm dễ bị hư hại do động đất.

-Khó sửa chữa khi gặp sự cố

2.2 Phương pháp đi thang máng cáp điện(đi nổi)

 Hệ thống thang máng cáp điện là hệ thống các máng đỡ, chứa và bảo vệ các
loại dây, cáp điện với mục đích để bảo vệ dây cáp khỏi các nhân tố bên
ngoài tác động, tăng tính thẩm mỹ đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử
dụng
 Việc bố trí máng cáp điện cần được tính toán ngay từ bước thiết kế dự án.
Nhà thiết kế bản vẽ cần làm rõ vị trí đặt ở đâu, chiều dài, cách nối với các
khu vực khác như thế nào. Như vậy, khi thi công người thực hiện sẽ không
bị nhầm lẫn các loại dây và thiết bị nối với chúng, quá trình thực hiện được
tiến hành thuận lợi.
 Một số lưu ý để thực hiện việc thiết kế lắp đặt hệ thống thang máng cáp điện
như sau:
o Kiểm tra chất lượng thang máng cáp và phụ kiện: Nên chọn thang
máng cáp điện chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn an toàn.
o Kiểm tra kỹ các bộ phận của máng cáp đảm bảo đủ số lượng phụ kiện
đi kèm như bản thiết kế, đúng kích thước và kiểu dáng để khi thi công
được thuận lợi nhất.
o Đo đạc chính xác độ dài máng cáp điện, cố định máng cáp điện vào
tường chắc chắn, Gắn chân đỡ máng cáp
o Nối đất thang máng cáp cần thiết cho việc tránh điện giật, ngăn chặn
nguy hiểm trong tương lai.
o Kiểm tra hệ thống sau khi lắp để chắc chắn an toàn.

 Ưu điểm:
o Sản xuất nhanh vì cấu tạo đơn giản.
o Chi phí lắp đặt thấp
o Dễ bảo trì khi gặp sự cố
 Nhược điểm
o Sản phẩm được làm từ tấm tôn liền nên kích thước sẽ lớn sẽ gây
những khó khăn nhất định cho việc di chuyển và thi công.
o Khả năng bảo vệ cáp kém vì đây là loại thang máng cáp hở, nên bảo
vệ cáp, dây dẫn bị kém trước tác động của môi trường thời tiết.

2.3 Phương pháp thanh dẫn điện Busway

 Về bản chất, Busway thanh dẫn điện, được sử dụng thay thế cáp điện, nhưng được
chế tạo ở dạng thanh có vỏ bọc cứng và các dây dẫn được chuyển thành dạng lõi
đồng hoặc nhôm, đựợc phủ vật liệu cách điện. Các thanh dẫn có chiều dài tối đa là
3 m, đuợc kết nối bằng đầu nối, và có thể có vị trí lấy điện hay không tuỳ thiết kế
và tùy vị trí lắp đặt trong toà nhà.
 Ưu điểm:
-Khả năng dẫn điện rất lớn, có thể lên đến 6300A,7500A.
-Ít tổn hao và có khả năng trích điện từ 1 trục thanh dẫn ra tại nhiều vị trí khác
nhau trên thanh dẫn
-Tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối
chính.
- Cuối cùng, với một mức dòng hoạt động nhất định(1000A cho lõi nhôm, từ
1250A hoặc 1600A trở lên cho lõi đồng) toàn bộ chi phí sử dụng cho busway, sẽ rẻ
hơn sử dụng cáp truyền thống.
-Nhân công lắp đặt giảm, thời gian lắp đặt rút ngắn rất nhiều
 Nhược điểm
-Không uốn cong được
-Yêu cầu kĩ thuật cao

3.Đề xuất các phương pháp đi cáp trong phân xưởng


3.1 Đi cáp ngầm trong phân xưởng
3.2 Đi máng cáp trong phân xưởng(Dây nổi)
3.3 Phương pháp đi ngầm kết hợp với thanh dẫn busway
4. So sánh các phương pháp
Cáp ngầm Máng cáp Cáp ngầm kết hợp busway

Chi phí Cao Tương đối Cao


thấp
Độ bền Cao Bảo vệ Cao
kém
Thẩm mỹ Cao Thấp Cao
Độ tin cậy Cao Thấp Cao
Độ an Cao Thấp Cao
toàn và ổn
định
Khắc Kém Dễ dàng Dễ dàng với busway chỉ khó
phục khi với phần cáp ngầm
có sự cố

Chất Cao Thấp Cao


lượng
điện
Thời gian Khó, mất Dễ Dàng Dễ dàng nhưng khó phần cáp ngầm
lắp đặt thời gian
Trình độ Cao Trung Cao
nhân công Bình
Khả năng Khó Dễ Dàng Dễ dàng với busway
mở rộng
Về lâu dài Tốt Kém Tốt khắc phục được 1 số nhược
điểm của cáp ngầm

5.Đưa ra phương án đi dây phù hợp nhất


Theo như bản vẽ sơ đồ cũng như bảng so sánh trên, ta thấy phương án thứ 3 là
phương án tối ưu cũng như là phù hợp với phân xưởng dù về phần lắp đặt cũng như
trình độ nhân công đòi hỏi phải cao và khó nhưng về lâu dài cũng như chất lượng thì
sẽ được đảm bảo.Nên ta sẽ chọn phương án đi cáp ngầm kết hợp với busway để
thiết kế cáp cho phân xưởng

You might also like