You are on page 1of 25

PHẦN I

QUY TRÌNH KÉO CÁP QUANG


I. ĐƠN VỊ GIÁM SÁT THI CÔNG CHUẨN BỊ
- Bản vẽ tuyến cáp quang chuẩn bị kéo chi tiết (đã khảo sát trước), giao cho bên thi công 1
bản.
- Phối hợp với đơn vị thi công thống nhất địa điểm thuận lợi để tập kết cáp, đó là điểm bắt
đầu ra cáp để thi công (tránh trường hợp bị mất trộm cáp do rải các bành cáp một cách dàn
trải trong khi chưa thi công liền ).
- Chuẩn bị văn bản ghi vật tư sử dụng trên trụ điện vào Biên bản giám sát
Chú ý: Ghi lại địa chỉ dễ tìm kiếm: số nhà, tên cơ quan, nhà đối diện, Mã trụ điện …
- Công văn, giấy tờ liên quan đến việc kéo cáp quang.

II. ĐƠN VỊ THI CÔNG CHUẨN BỊ


- Giấy phép, phương án thi công, lịch trình đăng ký thi công và đã được sự chấp thuận của
Điện lực (không được thi công khi chưa được phép).
- Phải có xe nâng và di chuyển bành cáp trong quá trình thi công trên các tuyến đường.
Nghiêm cấm di chuyển bằng cách lăn lê bành cáp tránh các vật sắc, nhọn đâm vào cáp làm đứt
các sợi cáp nhỏ bên trong rất khó phát hiện và xử lý.
- Thang tre vững chắc và đủ độ cao (5 - 8 mét, tương ứng với độ cao tuyến cáp thi công) để
thi công kéo cáp, để leo lên cột điện.
- Phải có các biển cảnh báo thi công khi thi công các đoạn cáp băng đường, lấn chiếm lòng lề
đường …
- Phải có đủ bộ công cụ cho thi công kéo cáp: bao tay bằng vải, dây dù, bộ kích căng cáp, các
mỏ lết, kềm cộng lực cắt cáp căng, kềm cắt cáp đồng trục, cọc tre nâng cáp (dài 4 - 6 mét, với 01
đầu trên có móc J)… Nghiêm cấm dùng tay không kích cáp, dùng cưa đục cắt cáp. Phải trang bị
các công cụ thi công có cán, tay cầm được bọc nhựa cách điện. (Xem danh sách các công cụ
thi công kéo cáp bắt buộc, đính kèm)
Giám sát viên phải kiểm tra nhắc nhở đơn vị thi công phải thực hiện đúng và đầy đủ các
yêu cầu trang bị nêu trên. Nếu đơn vị nào không thực hiện tốt thì đình chỉ thi công ngay , lập
biên bản ngay tại công trường và báo cáo ngay cho công ty xử lý.

III. QUY CHUẨN KỸ THUẬT TRONG THI CÔNG KÉO CÁP


+ Quy định khi ra cáp: Bành cáp phải được đỡ trên giá (có trục quay) trước khi ra cáp.
Dùng tay (có mang bao tay) để ra dây cáp. Ra dây cáp không được để rối, xoắn gập cáp, cố gắng
không kéo lê cáp trên mặt đất gây ma sát lớn trực tiếp của mặt đường lên cáp, gây hư cáp, tránh
những vật nhọn làm hỏng cáp. Dây cáp ra, bện đến đâu phải đưa lên trụ ngay đến đó. Ở khu vực
đông đúc phải treo cáp lên nhanh, bố trí các móc J đỡ không cho cáp bị võng xuống làm cản trở
giao thông, gây tai nạn.
Tránh làm méo mó, biến dạng cáp do các kẹp, các vật đỡ nhƣ móc J, đƣờng dẫn cáp
treo treo lên … Tất cả các phụ kiện thi công như móc đỡ, dẫn cáp phải có bề mặt tiếp xúc nhẵn
và đồng nhất, nếu cần thiết phải cho chất bôi trơn vào các phụ kiện thi công tại các vị trí mà cáp
chuyển động có lực ma sát cao.

1
Lưu ý: Các đoạn cáp đi tựa sát vào các hành lang, bờ tường, … cần luồn, kẹp giữa các đoạn
ống nhựa vào để tránh va đập, ma sát lớn tại các điểm này, gây hư cáp trong quá trình khai thác,
sử dụng sau này.
+ Độ cao treo cáp: Cáp được đưa lên treo lắp trên các cột điện lực (cột hạ thế và trung thế)
với độ cao so với mặt đất là 3,5 - 4,5 mét (dọc lề đường), và 5 - 6 - 7 mét băng qua đường
(đường quốc lộ: 7 mét, đường lớn: 6 mét, đường nhỏ: 5 mét).
+ Kéo cáp qua trạm Biến áp giàn: Khoảng cách của đường cáp & thiết bị đối với trạm biến
áp điện lực tối thiểu là 2,5 mét so với các tiếp điểm điện trên biến áp. Phải luồn cáp trong ống
nhựa cách điện và đi bên dưới và lên 2 bên hông của biến áp.
Lưu ý: Cán bộ kỹ thuật khi khảo sát, thiết kế tuyến cáp phải hạn chế tối đa để tránh định
tuyến cáp đi qua hay các thiết bị đặt gần trạm biến áp.
+ Quy định cáp băng ngang đƣờng: Thông thường cáp băng đường theo các tuyến cáp viễn
thông có sẵn, với độ cao định sẵn của đơn vị thi công trước (có bảng cảnh báo độ cao), nhưng
trong trường hợp độ cao không đủ (thấp) thì người giám sát phải yêu cầu người thi công điều
chỉnh lại độ cao cho phù hợp với quy định trên (5 - 6 - 7 mét). Khi tự kéo cáp vượt đường thì
phải treo bảng cảnh báo độ cao tương ứng.
+ Quy định khi cáp chuyển hƣớng <= 90 độ: Bắt buộc bắt gông (2 ty và 2 thanh V) lên trụ,
bắt 2 kẹp ở điểm cuối đến và điểm bắt đầu đi tiếp để đảm bảo cáp không bị gập, gãy, đảm bảo
bán kính cong cho phép > 30 cm.
+ Quy định về sử dụng mụp treo cáp: Đối với cáp phi kim, sử dụng mụp treo cáp để giữ cố
định, và căng sợi cáp ở những điểm kết thúc như tại những bành chừa, những điểm rẽ hướng
(sử dụng 2 mụp treo cáp), tại những điểm cuối chừa để thao tác hàn nối (sử dụng 1 mụp treo
cáp).
+ Quy định cáp treo dọc lề đƣờng: Cáp truyền hình nên cố gắng đi tách rời, cao hơn so với
cáp điện thoại hiện hữu khoảng 0,2 - 0,4 mét, nhưng phải đảm bảo các điều kiện bắt buộc sau:
 Không được cao quá 4,5 mét, thấp quá 3,5 mét so với mặt đất.
 Đảm bảo khoảng cách an tòan đối với điện lưới hạ thế là 1,5 mét.
 Đảm bảo khoảng cách an tòan đối với điện lưới trung thế là 2,0 mét.
 Đảm bảo độ cao là đồng đều dọc suốt mỗi tuyến cáp (song song với mặt đất), tránh tình
trạng thay đổi độ cao các đọan cáp một cách tùy tiện (ngoại trừ một số trường hợp đặc
biệt cần phải thay đổi độ cao đoạn cáp đó).
 Tránh tình trạng đi ngang, đi chéo, đi tắt, thiếu thẩm mỹ và mất an toàn kỹ thuật điện.
Phải đi trong phạm vi hàng lang hẹp (+/- 0,2 mét) của các cột điện lực.
+ Quy định sử dụng kẹp 2 rãnh 3 lỗ : Kẹp 2 rãnh 3 lỗ dùng để kẹp sợi cáp căng (bằng kẽm
đối với cáp kim loại, bằng sợi nhựa tổng hợp đối với cáp phi kim) bắt vào Ty 30 hoặc Ty 40 để
cố định sợi cáp, đảm bảo độ cao an toàn của sợi cáp. Dọc theo lề đường, khoảng cách tối đa cho
phép từ kẹp này đến kẹp kia là 60 - 80 mét (tương đương 2 khoảng trụ hạ thế). Ở những chổ
băng đường, ngã ba , ngã tư bắt buộc sử dụng kẹp để tránh tình trạng cáp bị võng xà, bị xe máng
đứt gây ra những hậu qủa khó lường (mất tín hiệu, nguy hiểm đối với người đi đường …). Đặc
biệt, phải chấp hành sử dụng kẹp 2 rãnh 3 lỗ trên toàn bộ trụ điện có cáp quang đi qua theo yêu
cầu của một số Điện lực Tỉnh.
+ Quy định sử dụng móc J: Móc J sử dụng để cố định và nâng độ cao sợi cáp, đảm bảo độ
cao an toàn của sợi cáp. Móc J được sử dụng ở những trụ điện không dùng kẹp.
+ Quy định về sử dụng Ty: Ty dùng xỏ vào lỗ của trụ điện hoặc dùng để bắt V30, V40 (bắt
gông) vào trụ điện. Trụ điện hạ thế dùng Ty 30, trụ điện trung thế dùng Ty 40.

2
+ Quy định về sử dụng V: Tại những trụ điện mà lượng cáp hiện hữu nhiều, không còn lỗ
để bắt Ty và những vị trí băng đường vuông góc thì dùng 2 thanh V và 2 Ty để bắt vào trụ điện
(trụ hạ thế dùng V30, trụ trung thế dùng V40).
Chú ý: Bắt gông phải bảo đảm độ cao cho phép, không được thấp quá hoặc cao quá sẽ ảnh
hưởng đến độ cao an toàn của cáp.
+ Quy định về rọc cáp căng: Cáp căng chỉ được rọc sau khi đã kích căng cáp, cố định đầu
cáp trên trụ điện. Chiều dài cáp căng được rọc trong khoảng 30 - 40 cm. Tránh trường hợp rọc
cáp căng dưới đất rồi mới đưa lên, rọc cáp căng quá dài sẽ làm cho bụng cáp quang lớn, dễ gây
ra sự cố sau này.
+ Quy định về việc chừa đầu cáp quang thi công đấu nối: Hiện tại hệ thống cáp trên các
tuyến đường mỗi ngày tăng lên rất nhiều làm mất mỹ quan đô thị. Chủ trương của phía điện lực
(đơn vị cho thuê trụ điện) là không cho chừa cáp dự phòng và chỉ cho chừa đầu cáp để thi công
đấu nối vừa đủ thao tác. Với SCTV, mỗi đầu cáp chừa khoảng 8 - 10 mét. Vòng chừa phải quấn
gọn gàng, không bị xoắn, bán kính vòng chừa 30 cm. cột dây giữ chắc chắn, tránh tình trạng lâu
ngày dây buộc bung ra, cáp bị rơi xuống đất.
Lưu ý: Nhân viên thiết kế, nhân viên giám sát thống nhất lựa chọn những trụ điện đẹp, tốt, ít
cáp để làm điểm đấu nối. Đặc biệt là nhân viên giám sát kéo cáp chú ý vị trí chừa đầu cáp (trụ
nghiêng, nhỏ, thấp, số lượng cáp trên trụ hiện hữu nhiều và bị rối …) thì nên kiến nghị lên cấp
trên để xin di dời điểm dừng cáp qua vị trí khác tốt hơn để đảm bảo an toàn cho tuyến cáp sau
này.

Đề nghị các anh cho ý kiến về việc chừa bành cáp dự phòng dọc tuyến cáp hay không? Nếu
có: khoảng cách bao nhiêu thì chừa? chừa bao nhiêu mét? ở những điểm có khả năng xảy ra sự
cố nhiều (băng đường lớn, trước công ty xí nghiệp sản xuất, trụ điện xấu có chừa không …?)
Ưu điểm: Khi có sự cố ở gần cuộn cáp dự phòng (như di dời trụ điện, đứt cáp …) với
khoảng cách nhỏ hơn 200 mét thì xả bành cáp dự phòng ra và chỉ hàn nối 1 măng xông.
Khuyết điểm: Vi phạm chủ trương mới của điện lực là không cho chừa cáp dự phòng để đảm
bảo tính thẩm mỹ của đường dây cáp. Khi chừa bành cáp dọc tuyến thì tiến độ thi công chậm
(quấn cáp dự phòng theo vòng tròn, bắt 2 kẹp 2 rãnh 3 lỗ để giữ cáp), số lượng cáp tăng lên, (~
5 - 7% ), Một số điện lực yêu cầu có gông để giữ cuộn cáp, dễ xảy ra sự cố tại bành cáp chừa (
cáp căng bị cắt lìa, những đơn vị viễn thông khác thi công sau hoặc bảo hành sửa chữa giẫm
đạp lên, bán kính cong nhiều khi không cho phép gây nên suy hao cao ).
Kết luận : Từ phân tích trên tôi nhận thấy nếu chừa bành cáp dự phòng thì gặp rất nhiều
khuyết điểm. Hơn nữa, nhiều khi vị trí sự cố xảy ra ở vị trí xa cuộn cáp dự phòng. Nếu không
chừa cuộn cáp dự phòng thì chỉ có khuyết điểm là tốn thêm 1 bộ măng xông để hàn nối. Thời
gian khắc phục sự cố là tương đương (xả cuộn cáp và luồn lại gặp khó khăn hơn là kéo một
đoạn cáp mới). Vì vậy, theo cá nhân tôi thì chọn phương án là không chừa cuộn cáp dự phòng
trên dọc tuyến.

* Một số quy định khác trong quá trình kéo cáp


- Trong suốt quá trình thi công kéo cáp luôn phải chú ý uốn các đoạn cong cáp thật đều, trơn
tru và lớn hơn bán kính uốn cong tối thiểu của cáp. Không được bẻ cong hay để cáp bị uốn cong
nhiều, hay gập xoắn cáp sẽ gây ra suy hao lớn, nặng coi như bị đứt tại chổ đó.
- Bắt buộc ghi toàn bộ vật tư sử dụng, chỉ số mét cáp, loại cáp sử dụng (hiệu gì? năm bao
nhiêu? cáp kim loại hay phi kim? bao nhiêu core?...) trên tất cả các trụ điện vào Biên bản giám
sát.
Chú ý: Ghi lại địa chỉ dễ tìm kiếm: số nhà, tên cơ quan, nhà đối diện, Mã trụ điện …

3
- Không bao giờ được xoắn cáp. Nếu cất giữ cáp, phải sử dụng các bành cáp hoặc vòng cuộn
cáp, hay đối với những cáp có chiều dài ngắn thì đặt cáp theo hình số 8 và đảm bảo rằng các
đoạn cong của hình số 8 lớn hơn bán kính uốn cong tối thiểu của cáp. Để tránh đè bẹp cáp khi
cất giữ những cáp có chiều dài lớn, cần đỡ các điểm cắt chéo của cáp ở giữa hình số 8.
- Khi đưa cáp lên cột, căng kích cáp phải có người chỉ huy thống nhất, bố trí công nhân dọc
theo chiều dài cần thi công để cảnh giới không bị vướng khi đưa căng kích cáp lên, hay đề
phòng căng kích cáp bị tuột bất ngờ.
- Cáp phải được kích bằng bộ kích cáp sao cho căng, thẳng, song song với mặt đất, tránh tình
trạng để cáp quá chùng giữa 02 trụ điện.
- Phải đảm bảo độ chùn cáp là 3% theo quy định (giải thích: khoảnh cách giữa 02 trụ điện khi
đo thẳng là 30 mét thì độ dài cáp treo giữa 02 trụ không được lớn hơn 30,9 mét (30 mét * 103%
= 30,9 mét))
Lưu ý: Tổng hợp lực căng tối đa trên trụ điện bê tông theo yêu cầu của điện lực là 30 - 50 kg
lực. Tùy theo loại trụ: trụ cao (như trụ trung thế) thì chịu được lực lớn hơn, đến 50 kg lực; trụ
thấp (như các trụ hạ thế) thì chịu được lực nhỏ hơn, 30 - 40 kg lực. Do đó lên dùng bộ kích cáp
và kích cáp với lực tương xứng, vừa phải đảm bảo độ chùn cáp cho phép, vừa tránh tình trạng
căng cáp quá, gây đứt cáp hay bứng trụ.
- Luôn kiểm tra mức căng kéo kích cáp, lên được thực hiện ổn định liên tục và không được
có động tác giật mạnh, hay tăng cường lực căng tức thời, quá mức.
- Tại nơi thi công phải đặt biển báo công trường, các cọ báo hiệu giao thông và chướng ngại
vật để rào chắn khu vực thi công nếu cần. Bố trí người cảnh giới lưu thông và cảnh giới bảo vệ
bảo vệ cáp, không được để cáp bị dẫm đạp, bị xe cán lên và tránh tai nạn giao thông .
- Khi thi công băng ngang đường phải cử người trương biển cảnh báo, cảnh giới ngăn xe cộ
và người không cho qua lại , tránh để xe qua lại cán lên cáp. Phải dùng các cọc dài (4 - 5 mét,
với 01 đầu có mọc J) để giương nâng cáp lên nhanh, nắp bảng cảnh báo độ cao ngay trên giữa
tim đường.
- Mỗi trụ treo cáp phải treo thẻ tài sản vào cáp có đóng tên đơn vị sở hữu “SCTV”.
- Tại các cột điện sắt phải làm kết cuối, cách điện dây cáp căng với cột sắt bằng sứ trái khế
(cách điện).

IV. QUY ĐỊNH CHUNG


- Bảo đảm rằng mọi người tham gia lắp đặt đã qua đào tạo kĩ các công việc đi dây - đấu nối
trên cột và có sức khỏe tốt.
- Trước khi lên cột cần phải trang bị đầy đủ phòng hộ lao động (mũ bảo hiểm, thắt dây an
toàn, giày vải (loại cột dây, đế cao su)).
- Các công cụ thi công phải luôn trong tình trạng cách điện tốt.
- Kiểm tra cột và các thiết bị trên cột xem có chạm điện không .
- Kiểm tra tất cả các đường dây đi chung tuyến (gần hay cùng độ cao), nhất là các đường dây
lạ đi trên cột.
Khi leo cao cần phải chú ý kiểm tra
- Các bậc thang, tay vịnh cũ và lỏng lẻo.
- Các thiết bị leo trèo bị thiếu, kể cả dây an toàn.
- Bề mặt tiếp xúc chỗ để chân bị trơn do dầu hay nước.
- Chân thang phải đặt chắc chắn, tránh chỗ đất lún, không bằng phẳng, trơn trượt và phải có
ngƣời giữ thang.

4
- Tuyệt đối không được đi guốc, dép, giày da, ủng hộ chỉ được phép mang giày vải (loại cột
dây và đế cao su).
- Khi leo thang, phải chờ ngƣời khác ra khỏi thang, không cầm dụng cụ và vật liệu trên
tay, tránh những hành động vội vã , trượt hay nhảy khỏi thang.
- Không được lên xuống cột bằng dây co hay cột chằng, phải dùng thang (tre hay nhôm, nếu
là thang nhôm thì phần trên phải được cách điện tốt) hoặc phương tiện nâng của xe. Không được
đứng vào góc trong của đường dây.
- Các dụng cụ, vật liệu phải có dây thừng, ròng rọc kéo lên hay đưa xuống , không được tung,
ném. Dụng cụ phải được để trong các túi xách (bằng vải dù , có quai treo), túi áo quần (được gài
nút , buộc giữ cẩn thận) hay bạt được gài buộc chắc chắn, không được bỏ vào túi áo quần (dễ rơi
rớt ra) hay gác lên ngọn cột , mái nhà.
- Dù thời gian làm việc ngắn, nhất thiết phải mang dây an toàn buộc người ở vị thế vững
chắc, vào cột điện hay vào những dây treo chắc chắn trên cột.
- Khi có người làm việc trên cao, tuyệt đối không bố trí người làm việc phía dưới và phải
cảnh giới người qua lại.
- Cần chuẩn bị sẵn áo mưa, lều bạt để che chắn khi trời mưa. Không được thi công kéo cáp
hay đấu nối khi trời đang mưa, dù nhỏ. Phải nhanh chóng xuống cột, thu dọn phần việc đang
làm, che chắn cẩn thận vật tư thiết bị không để nước mưa thấm vào.
- Khi có mưa giông, sấm sét, không được đứng dưới các cây cao, cột điện, trạm điện. Không
chạm tay vào cột điện, dây diện , điện thoại, dây, ống nối đất, cột chống, dây chống sét, cột tiếp
đất, cọc sắt, thanh kim loại, lưới sắt, hang rào kẽm gai … để đề phòng điện rò rỉ sang các vật
dẫn điện trên, đồng thời tránh ảnh hưởng của điện từ trường do sấm sét.
- Khi lắp đặt gần các đường dây hạ thế, trung thế, trạm biến áp … cần chú ý đến khoảng cách
an toàn khi thi công. Không đứng gần, đến gần đường dây điện, trạm biến áp …, không đưa các
vật dụng, thiết bị thi công cơ giới, sào móc … vi phạm hành lang an toàn lưới điện (đường dây
hạ thế: 1,5 mét, đường dây trung thế: 2 mét, trạm biến áp: 2,5 mét) (dài 3 - 4 mét, 01 đầu treo
móc J) để luôn giữ cáp ở khoảng cách an toàn.
- Khi thi công gần đường dây trung thế và cao thế, phải thông báo với đơn vị quản lý hệ
thống lưới điện cử những người có trách nhiệm có mặt ở hiện trường để hổ trợ thi công, nếu cần
thì gởi công văn yêu cầu cắt điện tạm thời trong thời gian thi công.
- Tổ trưởng tổ thi công phải thường xuyên nhắc nhở và giám sát về các quy định an toàn về
điện và các sự cố có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công.
- Chú ý cố gắng không làm hư hại các cáp hay thiết bị hiện hữu trên trụ điện.

Ghi chú
Đínn kèm là các bản vẽ minh hoạ quy cách treo cáp trên trụ Điện lực.
Các quy định kỹ thuật trong thi công kéo cáp - hàn nối cáp quang cho mạng cáp truyền hình
sẽ luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện dần cho phù hợp với các điều kiện thi công thực tế của
công ty.

5
PHẦN II
QUY TRÌNH KHẮC PHỤC SỰ CỐ QUANG

Nhận thông báo sự cố


từ chi nhánh

Phân loại sự cố

Sự cố thiết bị quang Sự cố về cáp quang

Có đƣờng dự phòng

Không có đƣờng dự phòng


Thay thế bằng thiết bị
quang dự phòng, mang
thiết bi quang hƣ về kiểm
tra, bảo trì, bảo hành
Cấp tín hiệu trở lại
bằng đƣờng quang
dự phòng

Đến hiện trƣờng sự


cố, dò tìm và hàn nối
lại cáp quang

Xử lý lại những chổ Không đạt yêu cầu Kiểm tra kết quả
Chƣa đạt (xấu, suy
khắc phục sự cố
hao nhiều…)

Đạt yêu cầu

Kết thúc

6
I. SƠ LƢỢT VỀ HỆ THỐNG QUANG SCTV
Tại Headend, Tín hiệu RF của truyền hình, Internet sẽ được chuyển sang tín hiệu quang và
phát đến các Hub quang thông qua hệ thống quang đường trục. Tại các Hub quang, tín hiệu
được khuyếch đại bằng hệ thống máy khuyếch đại quang và phân phối đến các Node thông qua
hệ thống cáp quang nhánh.
Giữa các Hub quang và Headend được kết nối với nhau theo kiểu mạng vòng Ring (hình 2.1).
Như vậy mỗi Hub quang sẽ có 2 đường cấp tín hiệu: 1 đường chính (hướng Forward) và 1
đường dự phòng (hướng Backup). Khi đường chính có sự cố, các máy khuếch đại quang sẽ tự
chuyển sang đường dự phòng để cấp tín hiệu cho Hub.

Hub
LỮ GIA

Hub HOÙC MOÂN


Hub Hub
T.T.CHAÙNH M.PHUÏNG


pQ
ua Hub
Hub T.SÔN ng Hub Q12
AÂU CÔ

Fo p
w ard c ku
Ba Hub
Hub VTV
H.V.THUÏ

HEADEND
Đài Phát

Hình 2.1 _ Một phần trong sơ đồ kết nối giữa Headend và các Hub Quang

Giữa các Hub và node quang có hai kiểu mạng: mạng vòng Ring và mạng hình Star

1.1 Mạng vòng Ring từ Hub đến Node quang


Mỗi Node quang trong mạng vòng Ring sẽ được cấp tín hiệu từ hai hướng khác nhau. Như
vậy, mỗi Node sẽ có 1 đường chính (hướng Forward) và một đường dự phòng (hướng Backup).
Khi có sự cố về cáp quang có thể cấp tín hiệu lại cho Node một cách nhanh chóng bằng cách
đến Hub và đến Node đồng thời chuyển sang đường dự phòng.

7
HUB QUANG

ard

Ba
w
Fo

c
ku
p
Node 3 Node 1

Node 2

Hình 2.2 _ Mạng vòng Ring từ Hub đến Node quang

1.2 Mạng hình Star từ Hub đến Node quang


Chỉ có duy nhất 1 đường tín hiệu cấp cho node, không có đường dự phòng. Do đó, khi có
sự cố cáp quang xảy ra, tín hiệu cấp cho Node sẽ bị mất cho đến khi sự cố được khắc phục xong.

Node 1

Node 3 Node 2 HUB QUANG

Node 4

Hình 2.3 _ Mạng hình Star từ Hub đến Node quang

II. GHI NHẬN NGUỒN TIN VỀ SỰ CỐ


Các sự cố về cáp quang sẽ làm mất tín hiệu truyền hình và Internet trên diện rộng. Do đó, khi
có sự cố cáp quang xảy ra thì thông tin về việc mất tín hiệu, khu vực mất tín hiệu sẽ được các
Chi nhánh Truyền hình cáp thông báo đến phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành ghi nhận,
dò tìm và xử lý sự cố về cáp quang.

III. PHƢƠNG PHÁP DÒ TÌM SỰ CỐ CÁP QUANG


3.1 Công cụ và thiết bị sử dụng dò tìm
a. Máy OTDR

8
b. Bản đồ hệ thống quang và các sơ đồ quang khác (sơ đồ ODF, dữ liệu lưu trong ODTR
đã chép vào đĩa cứng máy tính, ….)
c. Dữ liệu về số mét trên cáp quang mà phòng kỹ thuật đã xây dựng và đang hoàn thiện.

3.2 Phƣơng pháp dò tìm sự cố


Nhân viên phòng kỹ thuật sẽ ghi nhận lại chính xác thông báo của các Chi nhánh Truyền
hình cáp về sự cố, dựa vào bản đồ hệ thống quang và các sơ đồ quang sẽ xác định những Node
quang bị mất tín hiệu, tuyến quang nào cấp tín hiệu cho các Node quang đó, tín hiệu được cấp
trực tiếp từ nguồn tín hiệu nào (từ các Hub hay Headend).
Một nhân viên sẽ mang máy OTDR đến nguồn cấp tín hiệu (Hub hoặc Headend) để kiểm
tra tuyến quang bị sự cố. Kết quả kiểm tra OTDR kết hợp với dữ liệu về số mét trên cáp quang
sẽ giúp khoanh vùng được khu vực xảy ra sự cố, những nhân viên khác sẽ đến hiện trường khu
vực khoanh vùng để dò tìm sự cố.

IV. PHƢƠNG PHÁP KHẮC PHỤC, VẬT TƢ


4.1 Chỉ tiêu khắc phục sự cố: ưu tiên hàng đầu là việc an toàn của nhân viên tham gia khắc
phục sự cố và thời gian cấp lại tín hiệu sớm nhất.
+ Đối với các Node có thiết kế mạng vòng Ring
- Khi các Node mất tín hiệu được thiết kế theo mạng vòng Ring. Việc đầu tiên là phải cấp
tín hiệu lại cho các Node theo đường dự phòng -> Một nhân viên sẽ mang theo OTDR,
Powermeter đến nguồn cấp tín hiệu (Hub hoặc Headend) để chuyển công suất quang đang cấp
theo tuyến quang bị sự cố sang đường dự phòng. Do tại Node quang chưa có Switch tự động
chuyển sang đường dự phòng nên hai nhân viên khác mang theo Promax, VOM đến Node để
chuyển sang đường dự phòng.
- Cấp tín hiệu dự phòng, cân chỉnh lại Node xong. Công việc tiếp theo là dò tìm sự cố và
đến khu vực sự cố để tiến hành hàn nối cáp quang.
+ Đối với các Node có thiết kế mạng Star
- Các Node quang này không có đường dự phòng, do đó việc đầu tiên là dò tìm sự cố và
đến khu vực sự cố để hàn nối cáp quang
- Ưu tiên hàn nối những sợi cấp tín hiệu truyền hình và tín hiệu internet trước tiên để tín
hiệu cấp lại sớm nhất.
Sau khi khu vực xảy ra sự cố đứt cáp quang đã được xác định, nhân viên phòng kỹ thuật
tại hiện trường sẽ báo cáo lên cấp trên để đề ra phương pháp xử lý, thông thường sự cố đứt cáp
quang có các hướng xử lý sau:
+ Nếu có các bành cáp chừa dự phòng tại khu vực xảy ra sự cố (bán kính < 200 mét), xả
các bành cáp chừa này và hàn nối một măng xông.
+ Nếu không có cáp chừa dự phòng tại khu vực xảy ra sự cố, kéo lại đoạn cáp (từ 60 mét
đến 200 mét ) tại khu vực xảy ra sự cố và hàn hai măng xông.

4.2 Phƣơng pháp vận chuyển thang, máy hàn, cáp quang và vật tƣ đến hiện trƣờng sự
cố
+ Nếu sự cố xảy ra ở ngoài địa phận thành phố hoặc các quận ngoại thành (> 30 km) thì
phòng kỹ thuật sẽ điều xe công ty để chở vật tư, máy hàn, cáp quang, thang.
+ Nếu sự cố xảy ra trong địa phận thành phố nhưng cần chở nhiều hơn 100 m cáp quang
từ phòng kỹ thuật đến hiện trường thì sẽ điều xe công ty.

9
Trong trường hợp ban đêm hoặc xe công ty không có sẵn khi sự cố xảy ra, để bảo đảm
cho việc xử lý sự cố nhanh và tín hiệu có lại nhanh nhất, phòng kỹ thuật sẽ thuê xe taxi để
vận chuyển vật tư, cáp … đến khu vực xảy ra sự cố, đề nghị công ty thanh toán chi phí taxi
đối với Trung tâm, chi nhánh tương ứng.

4.3 Vật tƣ khắc phục sự cố


- Để sự cố được khắc phục nhanh nhất thì vật tư dự phòng phải có sẵn. Phòng kỹ thuật
xuất trước một số vật tư dự phòng. Khi có sự cố, nhân viên phòng kỹ thuật sẽ làm biên bản về sự
cố xảy ra tại hiện trường, trong đó ghi rõ nguyên nhân xảy ra sự cố, phạm vi ảnh hưởng, vật tư
đã sử dụng để khắc phục sự cố có chữ ký xác nhận của nhân viên Chi nhánh .
- Trường hợp sự cố rơi vào các trung tâm liên doanh, tuyến cáp đã được bàn giao về cho
các trung tâm, phòng kỹ thuật sẽ ứng trước vật tư (nếu trung tâm yêu cầu), nhân viên phòng kỹ
thuật cũng làm một biên bản khắc phục sự cố xác nhận số mối hàn, các vật tư đã sử dụng để
thực hiện việc xuất bổ sung cũng như để phòng kế toán thanh toán chi phí đối với các Trung
tâm.

V. SỐ NHÂN VIÊN THAM GIA KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁP QUANG


Tùy theo quy mô sự cố mà số lượng nhân viên tham gia khắc phục sự cố là khác nhau
5.1 Đối với các sự cố thông thƣờng: đứt 1 sợi cáp quang
+ Trường hợp hàn một măng xông (đã biết chổ đứt và dồn cáp được)
- Sử dụng một máy hàn quang.
- Số lượng nhân viên khắc phục sự cố: 4 nhân viên.
- Đi xe máy: đối với khoảng cách < 20 km tính từ phòng kỹ thuật.
+ Trường hợp kéo cáp lại và hàn hai măng xông
- Sử dụng hai máy hàn quang.
- Số lượng nhân viên khắc phục sự cố: 6 nhân viên.
- Đi xe máy: đối với khoảng cách < 20 km tính từ phòng kỹ thuật.
+ Trường hợp phải kéo lại cáp băng ngang đường
- Sử dụng hai máy hàn quang.
- Số lượng nhân viên khắc phục sự cố: 6 nhân viên.
- Đi xe máy: đối với khỏang cách < 20 km tính từ phòng kỹ thuật.
+ Trường hợp sự cố xảy ra ở khoảng cách xa > 20 km (không dự trù trước được vật tư,
nhân lực cần để khắc phục)
- Sử dụng hai máy hàn quang, đem theo sẵn > 2 măng xông, 2 bành cáp quang (loại 70
- 100 mét và 150 - 200 mét).
- Số lượng nhân viên khắc phục sự cố : 6 nhân viên.
- Đi xe công ty hoặc Taxi.

Vì khoảng cách đến hiện trường xa, vì yêu cầu trên hết là có tín hiệu lại trong thời gian
sớm nhất. Cho nên, phòng kỹ thuật luôn tập hợp đầy đủ nhân lực để khắc phục sự cố một cách
nhanh nhất. Đề nghi Giám đốc công ty duyệt chấm công cho tất cả các nhân viên tham gia khắc
phục sự cố trong trường hợp này (không lường trước được số lượng nhân lực).

10
5.2 Đối với các sự cố quy mô lớn: cháy cáp hay gãy trụ, đứt nhiều sợi cáp cùng lúc, mất tín
hiệu trên diện rộng.
Tùy theo mức độ phức tạp của sự cố và khối lượng công việc mà Trưởng phòng, Phó phòng,
Tổ trưởng tổ quang sẽ bố trí số lượng nhân viên tham gia khắc phục thích hợp.

VI. THỜI GIAN KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁP QUANG (THÔNG THƢỜNG)


6.1. Đối với các Node có thiết kế mạng vòng Ring
Tùy theo khoảng cách địa lý của các Node so với phòng kỹ thuật mà thời gian để có tín
hiệu trở lại từ khi nhận thông báo của chi nhánh từ 45 phút đến 2 giờ. Chủ yếu thời gian di
chuyển đến Hub và Node, còn thời gian để link qua đường dự phòng, cân chỉnh lại khoảng 10
phút.

6.2 Đối với các Node có thiết kế mạng Star


Tùy theo khoảng cách địa lý của các Node so với phòng kỹ thuật. Tùy theo độ phức tạp
của sự cố: hiện trường có bao nhiêu đơn vị cùng làm, hiện trường có nhiều hay ít vật cản, thời
gian phong tỏa hiện trường của điện lực là ít hay nhiều, … mà thời gian để có tín hiệu trở lại từ
khi nhận thông báo của chi nhánh từ 3 giờ đến 6 giờ (6 giờ là trƣờng hợp các tỉnh xa nhƣ
Long An, Tây Ninh …, các sự cố lớn nhƣ cháy nhiều sợi cáp).

Bảng thống kê khoảng thời gian đối với từng công đoạn

STT Thời gian 0h - 1h 1h - 1h30 1h30 - 2h 2h - 3h 3h - 4h


1 Vào hub kiểm tra tuyến
quang, báo cáo để cấp trên
khoanh vùng khu vự sư cố

2 Chở vật tư, tập trung nhân


lực ra hiện trường.
Ở xa

3 Dò tìm sự cố

4 Dồn, kéo cáp mới, làm


đầu dây

5 Hàn nối cáp quang

Chú thích thêm : Thời gian khắc phục sự cố phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố chính
a) Khoảng cách địa lý: Không thể khắc phục được (do yếu tố khách quan)
b) Thời gian di chuyển vật tư, nhân lực đến công trường: Thông thường xe công ty không
túc trực sẵn tại phòng nên thời gian xe có mặt tại phòng kỹ thuật 67 Đào Duy Anh là 30 phút -
40 phút sau khi gọi điện cho Tổ trường tổ xe. Trường hợp đi xe Taxi thì nhanh hơn 20 phút – 25
phút. Đường Sài Gòn thời gian gần đây hay bị kẹt xe vào giờ cao điểm.
+ Khắc phục: Giảm thời gian điều xe, xe đi khắc phục có mặt ở phòng kỹ thuật trong thời
gian sớm nhất.
c) Các Pan sự cố khó dò tìm (đứt một số sợi, một số ống do vật sắc nhọn đây, xắn vào ...
Những vị trí mà số lượng cáp nhiều, bị nằm trong bó dây lớn, bện chặ t … Nhiều khi không
thể tháo măng xông gần đó xuống để kiểm tra tuyến quang vì bị vướng dâycáp của các đơn vị
viễn thông khác.

11
+ Khắc phục: Đề nghị mua xe nâng để có thể thao tác ở những vị trí khó (giữa đường, dây
bện chặt, cáp nhiều và chồng chéo lên nhau); trường hợp không thể tháo măng xông xuống để
bắn tuyến cáp. Đề nghị Ban Giám đốc công ty xét duyệt cho cắt cáp tại măng xông gần đó để
tiến hành dò tìm vị trí sự cố, xét duyệt xuất thêm ống nung để hàn lại chổ đã cắt.

Phòng kỹ thuật kiến nghị giải pháp sau có thể giảm đáng kể thời gian khắc phục sự cố (đề
nghị lãnh đạo phòng cho ý kiến)
Hiện tại, có một số Hub đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có thể coi là các trạm luân chuyển
chính của hệ thống Truyền hình cáp SCTV, nhưng khoảng cách di chuyển từ Phòng kỹ thuật đến
đó khá xa, mất nhiều thời gian. Đó là :
1) Hub quang Q6 : Link tuyến trục đi quận Bình Tân, Long An và các tỉnh miền Tây Nam Bộ
sắp triển khai.
2) Hub quang Q8 : Link tuyến trục đi Quận Tư, Q7, Quận 5 (Hub Đỗ Ngọc Thạnh, Hub An
Bình).
3) Hub quang Q12 : Link tuyến quang trục đi đài phát quán tre, Hóc Môn, Củ Chi, Tây Ninh.
4) Hub quang Quận 9 : Link tuyến quang trục đi Quận 2, Quận Thủ Đức, Bà Rịa Vũng Tàu.

Trong thời gian tới, Phòng kỹ thuật sẽ Link thông tuyến cáp quang từ Headend công ty, hoặc
67 Đào Duy Anh về các Trung tâm Q6, Q8, Q9, Q12 ở trên, lưu lại chính xác các thông số tuyến
cáp này. Khi có sự cố xảy ra, cần sự hợp tác phối hợp của các Trung tâm chi nhánh ở trên.
Trước tiên, phòng kỹ thuật sẽ hướng dẫn chi tiết cho cán bộ phụ trách kỹ thuật ở các trung tâm
trên, cán bộ này phải có trách nhiệm hướng dẫn lại cho các nhân viên ở trung tâm của mình,
bảo đảm rằng nhân viên nào tham gia ca trực cũng làm được việc này. Người ở Trung tâm sẽ
Link đầu dây nhảy có sẵn (phòng kỹ thuật cung cấp và có ký hiệu) qua vị trí cần thiết theo sự
hướng dẫn của nhân viên phòng kỹ thuật. Nhân viên phòng kỹ thuật chỉ lên Headend hoặc ở tại
phòng kỹ thuật, dùng OTDR bắn kiểm tra tuyến quang để biết chính xác cáp bị đứt hay không, vị
trí đứt cáp dựa theo các số liệu có sẵn, ghi vào sổ nhật ký trực sự cố.
Vì vậy, nếu được kính đề nghị lãnh đạo phòng gởi thông báo cho các trung tâm ở trên được
biết, và chuẩn bị phối hợp với phòng kỹ thuật để làm. Nếu mọi việc tốt đẹp thì sẽ nhân rộng mô
hình này cho các Hub tiếp theo.

VII. KIỂM TRA KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁP QUANG


Sau khi sự cố được khắc phục xong. Một nhân viên phòng kỹ thuật sẽ đến nguồn phát tín
hiệu (Hub, Headend), dùng OTDR để kiểm tra kết quả khắc phục sự cố (kiểm tra về thông tuyến
quang, về mức suy hao của các mối hàn). Liên hệ với Chi nhánh Truyền hình cáp kiểm tra tín
hiệu đã bị mất trước đó xem đã tốt chưa.

VIII. CÁC SỰ CỐ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN TÍN HIỆU QUANG


Ngoài các sự cố về cáp quang, các sự cố khác liên quan đến tín hiệu quang gồm: hư hỏng hệ
thống máy thu, phát quang tại Hub, hư hỏng các Node quang, …với các sự cố này, phương pháp
khắc phục là sẽ thay thiết bị hư hỏng bằng thiết bị dự phòng. Sau đó đem thiết bị hư hỏng về
kiểm tra, bảo hành và bảo trì theo quy định của công ty.

Lƣu ý: Trên đây, là quy trình khắc phục sụ cố quang dựa trên đặc thù tuyến cáp quang
SCTV đang sử dụng và trong quá trình tham gia khắc phục sự cố thời gian qua.

12
PHẦN III
QUY TRÌNH KHẢO SÁT & THIẾT KẾ
MẠNG CÁP QUANG

THIẾT KẾ MẠNG CÁP QUANG CẤP TÍN HIỆU


PHẦN A
CHO HỆ THỐNG CÁC NODE QUANG

I. QUY TRÌNH THIẾT KẾ

Nhận bản đồ tổng


Từ tổ thiết kế (file Cad)

Thể hiện các vị trí


Node, Hub quang
trên bản vẽ Cad

Lựa chọn kiểu mạng


thiết kế

Kiểu mạng vòng Ring Kiểu mạng Star Kiểu mạng hỗn hợp

Vẽ hƣớng tuyến quang,


loại cáp quang, vị trí
măng xông trên bản Cad

Vẽ sơ đồ khối
(khoảng cách từ
Hub ra Node)

Thiết kế công suất


Vẽ sơ đồ
Phân phối công suất

13
II. ĐẶT VỊ TRÍ HUB, NODE LÊN TRÊN BẢN ĐỒ TỔNG
Dự vào bản đồ khảo sát, thiết kế mạng cáp đồng trục mà tổ thiết kế thực hiện. Tổ quang sẽ
tiến hành tổng hợp ghép nối thành một bản đồ Cad tổng quát. Trên đó, chỉ rõ địa chỉ đặt Hub
quang, địa chỉ đặt Node quang, trụ điện và khoảng cách giữa các trụ điện.

III. CÁC KIỂU THIẾT KẾ MẠNG


3.1 Mạng vòng Ring
Bất kỳ Node quang nào trên nhánh quang đó đều có hai hướng về Hub quang (hướng
Forward và Backup). Mỗi hướng được thông hai sợi quang (2 Core link từ Hub ra Node ), một
sợi dùng để cấp tín hiệu truyền hình và down Internet ra Node, sợi còn lại cấp tín hiệu đường về
của Internet (đường Up). Như vậy mỗi Node quang sẽ được hàn lên bốn sợi quang (4 core).

a) Mô hình của mạng vòng Ring

Cáp n core Cáp n core

Cáp n core
MX1 MX2

MX3
Hub quang

MX n/2 MX4 Cáp n core


Cáp n core Cáp n core

b) Nguyên tắc thiết kế vòng Ring


- Mạng Ring được thiết kế cho những yêu cầu cần cấp tín hiệu liên tục, chú ý việc bị mất
tín hiệu là ít nhất. Thường các Hub quang sử dụng để cấp tín hiệu tương đương một quận
(10.000 port đến 25.000 port), hoặc các Node cần sự ổn định liên tục được thiết kế vòng Ring,
chi phi để thiết kế mạng vòng Ring cao hơn rất nhiều so với các kiểu thiết kế khác.
- Mỗi Node quang sử dụng hai core theo hướng forward, và hai core theo hướng Backup.
Như vậy sợi cáp quang n core thì có khả năng cấp được tín hiệu cho n/2 Node quang. Tuỳ theo
số lượng Node thực tế và các loại cáp thông thường (8 core, 12 core, 24 core, 48 core …) mà ta
chọn sử dụng loại cáp nào cho hợp lý và hiệu quả.
- Hàn nối tại Măng xông để cấp tín hiệu cho Node như sau:

14
NODE 1 NODE 2 NODE N/2

Core 1 Core 1

Core 2 Core 2

Core 3 Core 3
HUB
Core 4 Core 4 HUB
QUANG
QUANG

Core n-1 Core n-1

Core n Core n

- Trong Hub quang hàn nối đầu của sợi cáp quang n core với ODF tương ứng.

3.2 Mạng kiểu Star


Các Node quang trên tuyến cáp chỉ được cấp tín hiệu theo một hướng duy nhất từ Hub
quang. Mỗi Node quang được thông ba sợi quang (3 core) từ Hub. Trong đó, một sợi cấp tín
hiệu truyền hình và Down của Internet, một sợi cấp tín hiệu Internet đường về, sợi còn lại dùng
để dự phòng.

a) Mô hình của mạng kiểu Star

NODE 1 NODE 2 NODE [n/3]

Cáp n core
Hub quang

MX1 MX2 MX [n/3]

b) Nguyên tắc thiết kế kiểu mạng Star


- Mạng kiểu Star thường được thiết kế cho những khu vực dân cư tập trung theo chiều dài.
Thiết kế mạng theo kiểu Star ít tốn kém chi phí.
- Lựa chọn loại cáp quang với số core tương ứng đảm bảo mỗi Node quang đều đường
thông tối thiểu ba sợi quang (3 core) từ Hub. Từ Hub quang kéo sợi cáp n core tới Node đầu tiên
có khả năng cấp được cho [n/3] node quang.
Ghi chú: [n/3] là phần nguyên của phân số n chia 3, với cáp 24 core thì cấp được 8 Node
quang, cáp 12 core cấp được 4 Node quang …
- Hàn nối tại Măng xông để cấp tín hiệu cho Node như sau:

15
NODE 1 NODE 2 NODE 3

Core 1
Core 2
Core 3
Core 4
HUB
Core 5
QUANG Core 6
Core 7
Core 8
Core 9

Cấp tín
hiệu các
Node
Core n-1 Tiếp
Core n theo

3.3 Mạng kiểu hỗn hợp (mạng kiểu Ring kết hợp với Star)

a) Mô hình kiểu mạng hỗn hợp

NODE 1 NODE 2

MX
Cáp (n+m) Cáp (n+m) Cáp (n+m) MX I
core core core
NODE I
Cáp m core
A B C
Cáp n core

MX1 MX2

NODE 3

MX3
Hub quang MX NODE II
Cáp n core

MX n/2 NODE 4
Cáp n core Cáp n core

* Giải thích: Với mô hình mạng cáp trên ta chú ý đến hai phần
+ Phần mạng Ring: cáp n core cấp tín hiệu cho các Node 1, Node 2, . . . Node [n/2], được vẽ
trong hình chữ nhật khép kín.
+ Phần mạng Star: cáp m core cấp tín hiệu cho các Node I, Node II, … Node [m/3].
Trong đó, đặc biệt lưu ý đến đoạn cáp từ Hub tới măng xông 1, măng xông 2 (ký hiệu A, B,
C). Đoạn cáp này vừa dùng cho phần mạng Ring, vừa dùng cho phần mạng Star nên sử dụng
loại cáp (n + m) core.

b) Nguyên tắc thiết kế: đảm bảo nguyên tắc thiết kế của kiểu mạng vòng Ring và kiểu
mạng Star đã trình bày ở trên.

16
IV. THIẾT KẾ TUYẾN CÁP TỪ HUB RA NODE QUANG
- Lựa chọn kiểu thiết kế: Tuỳ theo vị trí địa lý, theo chỉ đạo của Ban Giám đốc, mà lựa chọn
kiểu mạng thiết kế phù hợp.
- Lựa chọn tuyến cáp đi: Có nhiều cách lựa chọn đường đi cho cáp từ Hub đến Node quang
nhưng ta phải khảo sát cơ sở hạ tầng thực tế (dựa vào bản đồ khảo sát của tổ thiết kế, có thể
khảo sát lại những chỗ chưa rõ). Từ đó, lựa chọn đường đi tối ưu nhất chiều dài ngắn nhất, cáp
đi trên các trụ điện chắc chắn, đảm bảo đủ độ cao, ít đổi hướng, hạn chế để tuyến cáp đi qua
trạm biến áp giàn là ít nhất. Vẽ phác thảo tuyến cáp lên trên bản đồ.
- Lựa chọn điểm treo măng xông và loại măng xông: Măng xông với mục đích phân rẽ nhánh
tín hiệu, các măng xông phải được treo ở những trụ chắc chắn, ở những vị trí sao cho đường đi
rẽ nhánh tiếp theo của tuyến cáp được thuận lợi, thông thường măng xông rẽ nhánh được đặt ở
các giao lộ (các nhánh rẽ cấp tín hiệu cho Node, nhánh trục tiếp tục đi thẳng để cấp tín hiệu cho
các Node kế tiếp). Lựa chọn loại măng xông đảm bảo chứa đủ số mối hàn theo thiết kế mạng
cáp. Trên bản vẽ kí hiệu Măng xông là một vòng tròn và thể hiện bằng Text MX12, MX 24 …
để khi in ra dễ dàng nhận biết ra loại măng xông.
- Lựa chọn loại cáp quang: Dựa vào kiểu mạng thiết kế, ta lựa chọn loại cáp quang với số
core tương ứng trên từng phân đoạn từ Hub tới măng xông, từ măng xông đến măng xông cho
phù hợp, bảo đảm đúng theo nguyên tắc thiết kế. Thể hiện tuyến cáp rõ ràng màu sắc, vị trí đi
trên tuyến (bên phải, bên trái), các điểm kết nối đầu và cuối. Trên bản vẽ thể hiện bằng Text loại
cáp quang 8 FO, 12 FO … để khi in ra bằng trắng đen vẫn có thể nhận biết được loại cáp.
- Quy định màu sắc thể hiện trên bản vẽ đối với các loại cáp quang theo bảng sau :

Loại cáp 96 core 48 core 36 core 24 core 12 core 08 core

Màu sắc Vàng Vàng Đỏ Xanh lá Xanh biển Xanh biển

Hình ảnh

V. THIẾT KẾ CẤP TÍN HIỆU CHO NODE QUANG


5.1 Sơ đồ tổng quát ở Hub quang (có hai kiểu ghép tín hiệu truyền hình và tín hiệu down
Internet).

a) Ghép RF

Máy thu
Tín hiệu truyền hình Fiber quang RF Bộ chia 8
(từ Headend, hub) tới đường tới Indoor
FR

RF
out
Tín hiệu Máy phát Fiber
RF Hệ thống RF Couple In Hệ thống bộ
Internet quang
Coupler tap ghép RF chia quang
CMTS đường tới

17
* Giải thích:
- Tín hiệu truyền hình tới: Tín hiệu này được lấy từ hệ thống máy khuếch đại quang EDFA ở
Headend ở các Hub khác đến. Mỗi Hub được thiết kế với 2 đường tín hiệu truyền hình đến một
đường chính và một đường dự phòng. Công suất quang cấp vào ngõ In của máy thu là -3dBm
đến +3dBm (thông thường -1dBm đến +1dBm).
- Tín hiệu Internet lấy từ ngõ Downstream của CMTS, qua hệ thống couple để giảm công
suất đến mức cần thiết (tùy theo loại couple sử dụng) trước khi ghép với tín hiệu RF truyền hình.
Sao cho công suất RF tại các tần down (770 Mhz, 778 Mhz, 786 Mhz, 792 Mhz) nhỏ hơn công
suất tại các tần số truyền hình (83.25 Mhz, 551.25 Mhz, 719.25 Mhz) từ 1dB đến 5dB.
- Máy thu quang đường tới: Công suất quang đưa vào máy thu quang từ - 3dBm đến +3dBm.
Công suất RF ở ngõ ra từ 30dBm đến 43dBm (có thể tăng giảm được).
- Bộ chia 8 Indoor: Giảm công suất RF ra của máy thu quang xuống khoảng 11dB. Công suất
ngõ ra của bộ chia 8 trong khỏang 18dBm đến 25dBm (thông thường hiệu chỉnh trong khoảng
20dBm đến 22dBm).
- Máy phát quang đường tới: Mức tín hiệu RF vào từ 18dBm đến 25dBm (thông thường hiệu
chỉnh 20dBm đến 22dBm) và phải bảo đảm mức công suất ở các tần số Down Internet thấp hơn
từ 1dB đến 5dB so với công suất ở các tần số truyền hình để đảm bảo chất lượng truyền hình
không bị nhiễu. Công suất quang ngõ ra xấp xỉ 13dBm.
- Hệ thống bộ chia quang: Phân phối công suất quang ở ngõ ra của máy phát xuống mức cần
thiết để cấp tín hiệu cho các Node quang hoặc Hub quang khác.

b) Ghép quang

Tín hiệu truyền hình


  1550 nm

Fiber
(từ Headend, hub) tới

Máy thu
CWDM quang Bộ chia 8
đường tới Indoor
FR
  1310 nm

Tín hiệu Internet Fiber


Từ máy phát down ở RF
Headend , hub khác tới
Máy phát Fiber
In Hệ thống bộ
quang
RF chia quang
đường tới

* Giải thích:
- Tín hiệu truyền hình tới: Tín hiệu này được lấy từ hệ thống máy khuếch đại quang EDFA ở
Headend ở các Hub khác đến, bước sóng 1550 nm. Mỗi Hub được thiết kế với 2 đường tín hiệu
truyền hình đến một đường chính và một đường dự phòng. Công suất quang cấp vào ngõ In của
máy thu là -3dBm đến +3dBm (thông thường -1dBm đến +1dBm).
- Tín hiệu Internet lấy từ máy phát Down đặt ở Headend hoặc các Hub khác đến, bước sóng
1310 nm. Công suất quang nhỏ hơn từ 0.5dBm đến 2dBm so với công suất tín hiệu truyền hình.
- Bộ ghép bước sóng quang CWDM: Ghép 2 bước sóng 1550 nm và 1310 nm , trong đó công
suất quang đưa vào ngõ 1550 nm lớn hơn từ 0.5dBm đến 2dBm so với công suất quang đưa vào
ngõ 1310 nm, ngõ ra với công suất -3dBm đến +3dBm được đưa vào máy thu quang đường tới.
- Máy thu quang đường tới: Công suất quang đưa vào máy thu quang từ - 3dBm đến +3dBm.

18
Công suất RF ở ngõ ra từ 30dBm đến 43dBm (có thể tăng giảm được).
- Bộ chia 8 Indoor: Giảm công suất RF ra của máy thu quang xuống khoảng 11dB. Công suất
ngõ ra của bộ chia 8 trong khỏang 18dBm đến 25dBm (thông thường hiệu chỉnh trong khoảng
20dBm đến 22dBm).
- Máy phát quang đường tới: Mức tín hiệu RF vào từ 18dBm đến 25dBm (thông thường hiệu
chỉnh 20dBm đến 22dBm) và phải bảo đảm mức công suất ở các tần số Down Internet thấp hơn
từ 1dB đến 5dB so với công suất ở các tần số truyền hình để đảm bảo chất lượng truyền hình
không bị nhiễu. Công suất quang ngõ ra xấp xỉ 13dBm.
- Hệ thống bộ chia quang: Phân phối công suất quang ở ngõ ra của máy phát xuống mức cần
thiết để cấp tín hiệu cho các Node quang hoặc Hub quang khác.

5.2 Thiết kế công suất quang


a) Suy hao của tuyến cáp quang: Mỗi loại cáp quang có mức suy hao theo chiều dài khác
nhau. Riêng đối với cáp SCTV sử dụng Corning SMF 28e thì mức suy hao đối với hai bước
sóng như sau:
+ λ = 1310 nm suy hao 0,33dB đến 0,35dB trên 1 km.
+ λ = 1550 nm suy hao 0,19dB đến 0,20dB trên 1 km.

b) Suy hao của các loại bộ chia quang: Có nhiều loại bộ chia quang, riêng SCTV thường sử
dụng các loại sau:

Chia 2
Loại bộ chia Chia 4 Chia 3
50% - 50% 70% - 30% 60% - 40%

Mức suy hao


-6.5 -5.5 -3.5 -2.0 -5.7 -2.7 -4.5
(dB)

c) Từ file Cad tổng quát, tính khoảng cách tương đối của các Node quang (tính từ Hub), thể
hiện trên sơ đồ khối (file Visio). Dựa vào khoảng cách đó ta tính toán thiết kế công suất tại Hub
quang sao cho tín hiệu quang tới Node trong khoảng -3dBm đến +3dBm. Thông thường -2 dBm
đến +1dBm. Ví dụ về sơ đồ khối như sau:

1.64 km 3.28 km
NODE 1 NODE 2

MX4 3.4 km
Cáp 48 core Cáp 48 core
NODE 4
Cáp 24 core
MX2
Backup MX1
2.13 km
Cáp 12 core

3.63 km
Cáp 24 core

Hub quang
6.3 km
NODE 5

Foward
1.55 km
MX3
Cáp 24 core

NODE 3
4.02 km

19
Công suất cấp cho Node = L * 0.35 + 1 (dBm),
Trong đó L : là khoảng cách từ Hub ra Node, 1dBm là công suất dự phòng cho các suy hao mối
nối, suy hao adaptor …

d) Vẽ sơ đồ phân phối công suất quang: Dựa vào số lượng Node quang, khoảng cách từ
Hub ra các Node quang thực tế như thế nào. Từ đó lựa chọn loại máy phát quang, số lượng máy
phát quang, thiết kế và lựa chọn các loại bộ chia quang một cách tối ưu nhất.
Ví dụ: Sơ đồ phân phối công suất quang của Hub quang Đinh Bộ Lĩnh như sau:

1dB 6/1E XVNT F27 (2.33 km)

4.1 4.1_3
1dB ÑBL(1)- Baïch Ñaèng F24 (0.74 km)
7.5dB
S4
-6.5 4.1_2
3.1-1 1dB 50/1 Thanh Ña F27 (2.33 km)
-6.5dB

4.1-1
1dB 269 Baïch Ñaèng F15 (0.64 km)

4.2_4
1dB 285 XVNT F26 (2.17 km)
3.1 4.2 4.2_3
7.5dB 1dB Haøng Xanh 2 (69/36D2 F25) (1.55 km)
Maùy phaùt S3 S4
13 dB -5.5 -6.5 4.2_2
3.1_2 1dB 656 XVNT F25 (1.64 km)

4.2-1
1dB Haøng Xanh 1 (448 XVNT F25) (0.85 km)

4.3_4
1dB F28 BT (4.51 km)
4.3 4.3_3
7.5dB 1dB 267/34Buøi Ñình Tuùy F24 (1.55 km)
S4
-6.5 4.3_2
3.1_3 1dB Taân Caûng 1 F25 (B9/2 ÑBP) 1.25 km

4.3-1 1dB Taân Caûng 2 F25 (143/10G UVKhieâm) (2.13 km)

20
THIẾT KẾ MẠNG CÁP QUANG CẤP TÍN HIỆU
PHẦN B
CHO HỆ THỐNG CÁC HUB QUANG

I. QUY TRÌNH THIẾT KẾ

Thể hiện các vị trí


Hub quang trên bản
vẽ Cad tổng

Lựa chọn kiểu mạng


thiết kế

Kiểu mạng vòng Ring Kiểu mạng Star Kiểu mạng hỗn hợp

Vẽ hƣớng tuyến quang,


loại cáp quang, vị trí
măng xông trên bản cad

Vẽ sơ đồ khối
(khoảng cách từ
Headend tới Hub

Thiết kế công suất


Vẽ sơ đồ
Phân phối công suất
tại Headend

21
II. ĐẶT VỊ TRÍ HEADEND, CÁC HUB LÊN TRÊN BẢN ĐỒ TỔNG
+ Vị trí Headend đặt ở trụ sở chính của công ty.
+ Vị trí Hub quang lựa chọn Hub quang ở vị trí trung tâm của quận để đường cáp quang,
công suất thiết kế là thấp nhất, ít tốn kém chi phí nhất. Tối ưu về mặt thiết kế cũng như công tác
vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sau này.
+ Thể hiện vị trí Headend, Hub quang lên trên bản đồ cad tổng quát.

III. CÁC KIỂU THIẾT KẾ MẠNG


3.1 Kiểu mạng vòng Ring
 Mô hình các Hub thiết kế vòng Ring

HUB 1 HUB 2

Cáp n core Cáp n core

Cáp n core
MX1 MX2

MX3 HUB 3
HEADEND

Cáp n core
MX N MX4
Cáp n core Cáp n core

HUB N HUB 4

 Nguyên tắc thiết kế


Hầu hết các Hub quang của SCTV được thiết kế theo kiểu mạng vòng Ring để đảm bảo tín
hiệu ở Hub được duy trì liên tục, ổn định. Mỗi Hub quang được thiết kế cấp tín hiệu từ Headend
theo hai hướng (forward và backup). Mỗi hướng được cấp sáu sợi quang (6 core). Ngoài ra, giữa
hai Hub quang liên tiếp, giữa Headend và Hub quang gần kề cũng được thiết kế thông với nhau
sáu sợi quang (gọi là 6 sợi cuối đến và 6 sợi cuối đi).
Thông thường, dành 6 core cuối cùng của sợi cáp quang để làm 6 sợi cuối, thông tuyến quang
giữa 2 Hub liên tiếp nhau. Vậy, sợi cáp quang n core thì có khả năng thiết kế Ring cho [(n-6)/6]
Hub quang.
Ví dụ: Sợi cáp 48 core thiết kế Ring cho 7 Hub quang, sợi cáp 36 core thiết kế Ring cho 5
Hub …
 Hàn nối măng xông

22
* Măng xông 1

Vào HUB 1

Core 1 Core 1
Core 2 Core 2
Core 3 Core 3
Core 4 Core 4
Core 5 Core 5
Core 6 Core 6
Core 7 Core 7
Core 8 Core 8
HEADEN Từ Măng
TỚI xông 2 đến

Core n-5 Core n-5


Core n-4 Core n-4
Core n-3 Core n-3
Core n-2 Core n-2
Core n-1 Core n-1
Core n Core n

Vào HUB 1

* Măng xông 2

23
Vào HUB 2

Core 1 Core 1
Core 2 Core 2

Core 6 Core 6
Core 7 Core 7
Core 8 Core 8
Core 9 Core 9
Core 10 Core 10
Core 11 Core 11
Core 12 Core 12
TỪ MĂNG TỪ MĂNG
XÔNG 1 XÔNG 3
ĐẾN ĐẾN

Core n-5 Core n-5


Core n-4 Core n-4
Core n-3 Core n-3
Core n-2 Core n-2
Core n-1 Core n-1
Core n Core n

Vào HUB 2

Măng xông 3, 4, … n tương tự, cứ theo quy luật trên: 6 sợi tiếp theo cho Hub tiếp theo …, 6
sợi cuối không đổi theo quy luật không đổi. Trong Hub, hàn các đầu dây vào ODF tương ứng.

3.2 Một số Hub quang ở vị trí địa lý xa xôi (Long An, Củ Chi, Hóc Môn, Tây Ninh …) tạm
thời chưa thiết kế được vòng Ring thì sẽ kéo một sợi cáp quang với số core thích hợp (theo nhu
cầu phát triển, theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc) từ Hub quang gần nó nhất để cấp tín hiệu.
(Trình bày cụ thể hơn trong Tổng quát về hệ thống cáp quang SCTV).

IV. THIẾT KẾ TUYẾN CÁP TỪ HEADEND ĐẾN CÁC HUB QUANG


- Lựa chọn kiểu thiết kế: Tuỳ theo vị trí địa lý, theo chỉ đạo của Ban Giám đốc, mà lựa chọn
kiểu mạng thiết kế phù hợp.
- Lựa chọn tuyến cáp đi: Có nhiều cách lựa chọn đường đi cho cáp từ Headend đến Hub
quang nhưng ta phải khảo sát cơ sở hạ tầng thực tế. Từ đó, lựa chọn đường đi tối ưu nhất chiều
dài ngắn nhất, cáp đi trên các trụ điện chắc chắn, đảm bảo đủ độ cao, ít đổi hướng, hạn chế để
tuyến cáp đi qua trạm biến áp giàn là ít nhất. Vẽ phác thảo tuyến cáp lên trên bản đồ.
- Lựa chọn điểm phân bố măng xông: Măng xông với mục đích phân chia sợi quang theo
thiết kế. Các măng xông phải được treo ở những trụ chắc chắn, ở những vị trí sao cho đường đi
rẽ nhánh của tuyến cáp được thuận lợi, thông thường măng xông được đặt ở các giao lộ (các
nhánh rẽ cấp tín hiệu cho Hub, nhánh trục tiếp tục đi thẳng để cấp tín hiệu cho các Hub kế tiếp).
Lựa chọn loại măng xông đảm bảo chứa đủ số mối hàn theo thiết kế mạng cáp. Trên bản vẽ thể
hiện kí hiệu Măng xông là một vòng tròn và thể hiện bằng Text MX12, MX 24 … để khi in ra
dễ dàng nhận biết ra loại măng xông.
- Lựa chọn loại cáp quang: Dựa vào kiểu mạng thiết kế đã lựa chọn, ta lựa chọn loại cáp
quang với số core tương ứng, bảo đảm đúng theo nguyên tắc thiết kế. Thể hiện tuyến cáp rõ
ràng màu sắc, vị trí đi trên tuyến (bên phải, bên trái), các điểm kết nối đầu và cuối. Trên bản vẽ
thể hiện bằng Text loại cáp quang 8 FO, 12 FO… để khi in ra bằng trắng đen vẫn có thể nhận

24
biết được loại cáp.
- Quy định màu sắc thể hiện trên bản vẽ đối với các loại cáp quang theo bảng sau:

Loại cáp 96 core 48 core 36 core 24 core 12 core 08 core

Màu sắc Vàng Vàng Đỏ Xanh lá Xanh biển Xanh biển

Hình ảnh

V. THIẾT KẾ CẤP TÍN HIỆU CHO HUB QUANG


- Các Hub quang được cấp công suất từ Headend sao cho mức tín hiệu quang tới Hub, vào
máy thu quang hoặc khuyếch đại quang từ -3dBm đến +3dBm. Mỗi Hub được cấp hai đường
công suất. Do đó, hệ thống phân phối công suất quang tại Headend phải đảm bảo cấp tín hiệu
cho Hub theo yêu cầu trên.
- Thiết kế công suất cấp tín hiệu cho Hub tương tự như thiết kế công suất cấp tín hiệu cho
Node quang. Dựa vào khoảng cách từ Headend đến các Hub quang.
Lưu ý: Mỗi Hub quang về Headend theo hai hướng với hai khoảng cách khác nhau nên mức
công suất thiết kế tại Headend cũng khác nhau.
- Tham khảo sơ đồ phân phối công suất quang tại Headend SCTV trong “Bản vẽ sơ đồ Hub
quang và Headend”.

25

You might also like