You are on page 1of 8

THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG NGANG KM 236+730,


TUYẾN ĐS HÀ NỘI – TP. HỒ CHÍ MINH
HẠNG MỤC: PHẦN THÔNG TIN – TÍN HIỆU ĐƯỜNG NGANG

I. CÁC CĂN CỨ
- Tiêu chuẩn ngành “Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt 22TCN – 340-05” số 76/2006/QĐ ngày 25/12/2005 của Bộ Giao thông vận tải; Quy phạm
ngành QPN 01-76 số 831-QĐ ngày 01/06/1976 của Tổng cục Bưu điện về xây dựng đường dây trần thông tin đường dài.
- Quyết định số 935/QĐ-ĐS ngày 10 tháng 8 năm 2010 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về việc thành lập đường ngang có người gác tại Km
236+730 tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
II. HIỆN TRẠNG VỀ THIẾT BỊ PHÒNG VỆ ĐƯỜNG NGANG
A – Phần tín hiệu.
Hiện tại Km 236+730 hiện tại chưa có đường ngang, xây mới hệ thống đường ngang có người gác phòng vệ bằng dàn chắn.
B – Phần thông tin.
- Đường dây trần cách mép ray hiện tại khoảng 25m bao gồm các cột thông tin và 05 đôi dây trần: 03 đôi dây lưỡng kim Cs Φ 3mm (đôi 1, 2, 4) và 02
đôi dây sắt Fe Φ 4mm (đôi 6, 7). Hiện tại cao độ từ đỉnh ray đến đôi dây thấp nhất là 2,5m. Trên đường cột còn có 02 sợi cáp quang treo.
- Tại khoảng cột 1204 ÷ 1205 chui qua đường điện cao thế 110KV và 35KV nên không thể nâng tuyến đường dây (không đảm bảo khoảng cách an toàn
cho lưới điện).
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Đường ngang Km236+175 là đường ngang có người gác được thành lập mới chưa có hệ thống thông tin tín hiệu, để đảm bảo an toàn chạy tàu cần xây
dựng hệ thống thông tin tín hiệu. Phương án thiết kế cụ thể như sau:
III.1 PHẦN TÍN HIỆU
- Lắp đặt 02 hệ cột tín hiệu đường bộ 01 cơ cấu 02 biểu thị đỏ nháy dùng cột sắt 3,2m cột D1, D2.
- Lắp đặt 02 hệ cột tín hiệu ngăn đường sắt 01 cơ cấu 01 biểu thị đỏ dùng cột bêtông 8,5m cột LNĐ, CNĐ.
- Thi công 1197m cáp tín hiệu chôn và treo loại 3x1 đến hộp thao tác phòng trực ban ga Trường Lâm (Cáp tín hiệu treo sử dụng dây thép Fe Φ 4 làm dây
chịu lực để treo cáp).
- Thi công 2800m cáp tín hiệu chôn loại 4x1 dùng cho cảm biến SR1, SR2.

1
- Thi công 65m cáp tín hiệu chôn loại 5x1 dùng cho các cột D1, D2.
- Thi công 360m cáp tín hiệu chôn loại 7x1 dùng cho các cột ngăn đường sắt LNĐ, CNĐ.
- Lắp đặt 6m ống sắt Φ 34, 3m ống nhựa DSFΦ 60 và 22m ống nhựa DSFΦ 110 để bảo vệ cáp tín hiệu qua đường ngang, đường sắt, cống.
- Thi công lắp đặt đài thao tác kiêm tủ điều khiển đường ngang (cả móng đài) tại vị trí thiết kế trong chòi gác chắn.
- Lắp đặt 02 bộ cảm biến thông báo tàu SR1, SR2 (cả hộp cáp) phía Hà Nội.
- Lắp đặt 01 hộp thao tác đường ngang tại phòng trực ban ga Trường Lâm.
- Lắp đặt 01 hệ tiếp đất 04 cọc tại chòi chắn (dùng chung cho cả thông tin và tín hiệu).
- Thi công hệ thống cấp điện cho các thiết bị và ắc quy dự trữ.
- Hệ thống điện xoay chiều được lấy tại chòi chắn.
III.2 PHẦN THÔNG TIN
- Thiết kế tuyến cáp thông tin đi chôn từ nhà gác chắn đến cột thông tin 1208 và từ cột 1229 đến PTB ga Trường Lâm; treo trên các cột thông tin hiện taị
từ cột thông tin số 1208 đến cột 1229 dùng cáp thông tin treo loại 5x2x0,65 với tổng chiều dài là 1197m.
- Lắp đặt 42 thanh kẹp cáp tại các cột thông tin để treo cáp từ cột 1208 đến cột 1229.
- Thi công mới 02 cột H 1207 và cột H 1208 làm cột vượt đường bộ:
+ Kết cuối các đôi dây trục chính tại 02 cột 1207 và 1208.
+ Đổ bêtông chân cột kích thước bêtông là 2200x800x100 (Dài x rộng x cao).
+ Lắp đặt 36 dây co loại 5FeΦ 4 để gia cố cột.
+ Đổ bêtông chân dây co kích thước bêtông là 600x600x1000 (Dài x rộng x cao).
+ Lắp sắt nối cao hiệu dụng 3,6m cho 02 cột.
+ Trang bị hệ thống tiếp đất thu lôi loại 01 cọc cho 02 cột H.
+ Bêtông chân cột, chân dây co sử dụng bêtông mác M150.
- Chuyển xà và kéo mới các đôi dây theo vị trí hiện tại, nâng cao đủ yêu cầu và kết cuối tại 02 cột 1207 và 1208.
- Lắp đặt 02 máy điện thoại nam châm loại HC-19 tại PTB ga Trường Lâm và nhà gác chắn đường ngang.
- Thi công lắp đặt 02 bộ cầu chì bảo an loại PL-350 cho 02 máy điện thoại nam châm.
- Lắp đặt 02 hộp cáp 5x2 tại PTB ga và chòi gác chắn để đấu phối 02 máy điện thoại nam châm.
* Phần nâng dây cáp quang được thực hiện trong hồ sơ khác đồng bộ với việc thi công đường ngang.
IV. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG
1. Đài thao tác kiêm tủ điều khiển dùng thiết bị vi xử lý khả trình (PLC)
2
Đặt trong nhà gác đường ngang. Dùng cho trực ban gác chắn thao tác đóng, mở tín hiệu phòng vệ phía đường bộ. Đài thao tác lắp toàn bộ các thiết bị
điều khiển, thiết bị cung cấp nguồn và thiết bị chống sét đường nguồn; gồm các thiết bị chính:
a) Thiết bị điều khiển dùng 01 PLC loại S7-200 – CPU 224: tiếp nhận thao tác của trực ban gác chắn, điều khiển hoạt động của tín hiệu đường bộ.
b) Thiết bị nguồn:
Hệ thống nguồn điện xoay chiều 220V cung cấp cho thiết bị để nạp ắcquy với chế độ nạp tự động. Ắc quy gồm 2 bình 12V-70AH.
Bộ nạp ắc quy tự động:
+ Khi điện áp ắc quy U >= 28V thì bộ nạp tự động ngắt mạch nạp.
+ Khi điện áp ắc quy U < 24V thì bộ nạp tự động đóng mạch nạp.
+ I nạp max: 7A.
2) Cột tín hiệu phòng vệ phía đường bộ
- Dùng tín hiệu đường bộ loại 1 cơ cấu 2 đèn đỏ (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành điều lệ đường ngang). Biểu thị của
tín hiệu đúng theo điều lệ đường ngang.
- Bên phải của mỗi phía đường bộ đi vào đường ngang lắp 01 cột.
3) Cột ngăn đường sắt
- Dùng cột tín hiệu loại 1 cơ cấu 1 đèn đỏ (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành điều lệ đường ngang). Biểu thị của tín
hiệu đúng theo điều lệ đường ngang.
- Bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang lắp 01 cột.
4) Báo tới gần
Sử dụng cảm biến loại SR-20 kết nối với thiết bị điều khiển thông qua bộ giao tiếp vào GS-20.
* Bộ cảm biến:
- Điện áp ra không tải ( khi chưa đấu với bộ giao tiếp): 5V ≤ U ≤ 25V ;
- Điện áp ra có tải (khi đấu với bộ giao tiếp): 0,8V ≤ U ≤ 2,5V ;
- Điện trở cuộn dây: R = 700Ω ± 7%
- Điện trở cách điện giữa cuộn dây với vỏ: R> 100 MΩ
- Nhiệt độ làm việc: từ - 400C ÷ +800C
- Độ ẩm : đến 100% (Chịu được ngập nước lâu ngày)
- Khoảng cách làm việc tin cậy: 1÷ 10mm

3
* Bộ giao tiếp:
- Điện áp nguồn cung cấp: Ung = 24VDC ± 1V
- Dòng điện tiêu thụ: I ng = 140mA (khi không có tàu)
- Nhiệt độ làm việc: từ 0 C ÷ 80 C
0 0

- Độ ẩm làm việc : đến 90%


Khoảng cách từ điểm thông báo tới gần đến đường ngang tính theo công thức:
L = Vmax (m/s) x 120s.
5) Cáp tín hiệu
- Sử dụng cáp tín hiệu đi chôn đường kính lõi 1mm, vỏ có gia cường.
- Cáp chôn đi qua đường sắt, đường bộ và đoạn dọc theo vai đường bộ được đi trong ống bảo vệ.
6) Nguồn điện AC 220V cấp cho thiết bị TTTH phòng vệ đường ngang
- Về nguồn điện 220V: đường dây dẫn nguồn 220V đến nhà gác đường ngang được xây dựng theo thiết kế phần nhà gác đường ngang và mặt đường ngang; yêu
cầu ổn định 220V±10%.
- Điểm đấu nguồn cho thiết bị TTTH phòng vệ đường ngang lấy tại cầu dao trong nhà gác đường ngang.
V. KHỐI LƯỢNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH

Khối
TT Nội dung Đơn vị Ghi chú
lượng
A Phần Tín hiệu
Lắp đặt đài thao tác kiêm tủ điều khiển (đủ thiết bị, phụ kiện, PLC đã lập
1 Đài 01
trình)
Lắp đặt cột tín hiệu đường bộ loại 3m2 (kèm 1 cơ cấu 2 đèn đỏ, chuông, hộp
2 Cột 02
chuông, các biển báo)
3 Lắp đặt cột tín hiệu ngăn đường Cột 02
4 Thi công cáp tín hiệu đi chôn + treo loại 3x1 Mét 1209 Đoạn treo dùng dây chịu lực Fe Φ 4
5 Thi công cáp tín hiệu đi chôn loại 4x1 Mét 2800
6 Thi công cáp tín hiệu đi chôn loại 5x1 Mét 65

4
7 Lắp đặt hộp thao tác đường ngang Hộp 01 Trong PTB
8 Lắp đặt hộp cáp các loại Hộp 04
9 Lắp đặt bộ cảm biến thông báo tàu Bộ 02 SR20
10 Lắp đặt đường ống bảo vệ cáp loại DSF qua đường sắt, đường bộ CT 01
11 Lắp đặt hệ tiếp đất an toàn đài thao tác Hệ 01
12 Thi công đường cáp điện lực Cu 2x2,5 trong nhà gác ĐN đến đài thao tác Mét 10 Đi trong nẹp nhựa gắn trên tường

B Phần Thông tin

1 Lắp đặt mới máy điện thoại nam châm Máy 02

2 Lắp đặt bộ bảo an chống sét PL-350 Bộ 02

3 Thi công cáp thông tin đi chôn + treo loại 5x2x0,65 Mét 1197 Đoạn treo dùng dây chịu lực Fe Φ 4

4 Lắp đặt hộp đựng kèm pin R40 loại 2 quả Hộp 02
5 Lắp đặt cột bêtông 6m5 (1207 và 1208) Cột 04 Cột H

6 Xà gỗ 2m5 Thanh 20

7 Sứ ấm + kẹp Bộ 40

8 Sứ + Cuống sứ Cái 20

9 Dây lưỡng kim Cs Φ 3 Mét 480 Từ cột 1207 đến cột 1208

10 Dây sắt Fe Φ 4 Mét 320 Từ cột 1207 đến cột 1208

11 Dây co Cái 36

12 Đổ bêtông chân cột H (1207 và 1208) Cái 02

13 Đổ bêtông chân dây co Cái 12


14 Sắt nối L 100x100x10 – 3,6m Thanh 04
15 Thi công hệ tiếp đất 01 cọc Hệ 02 Cột 1207, 1208

IV. THUYẾT MINH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐƯỜNG NGANG
5
1. Tác dụng và ý nghĩa của các đèn báo và nút ấn trên mặt đài thao tác kiêm tủ điều khiển:
1.1) Các đèn báo:
- Đèn báo mất điện xoay chiều: Trạng thái bình thường khi có nguồn xoay chiều 220V cấp cho hệ thống (qua bộ nguồn) thì đèn này không sáng. Khi mất nguồn
xoay chiều, đèn sáng màu đỏ.
- Đèn báo trở ngại: Sáng khi thiết bị có trở ngại.
- Đén báo trở ngại đường sắt: Bình thường tắt, khi sợi đốt chính của cột ngăn đường bị đứt đèn sáng màu đỏ.
- Đèn báo ngăn đường: Bình thường tắt, khi có trở ngại tại đường ngang, nhân viên gác chắn ấn nút “NGĂN ĐƯỜNG” đèn sáng màu đỏ.
- Các đèn trên mô hình cột tín hiệu đường bộ: báo lại trạng thái của đèn đỏ trên cột tín hiệu đường bộ. Bình thường các đèn này không sáng, khi thao tác đóng tín
hiệu bằng nút ấn “Tín hiệu đường bộ” thì các đèn này luân phiên sáng.
- Đèn biểu thị hướng: Tương ứng với mỗi hướng tàu đến đường ngang có một đèn báo, bình thường đèn không sáng.
1.2) Các nút ấn:
- Nút ghi nhận: Là nút ấn 2 vị trí không tự trả. Tác dụng: Khi có tàu đến điểm thông báo tới gần hoặc trực ban ấn nút “NTBĐN”, chuông trong đài thao tác kêu để
báo cho trực chắn biết. Trực chắn ấn nút này để ngắt chuông.
- Nút tín hiệu đường bộ: 2 vị trí tự trả. Tác dụng: để đóng tín hiệu phòng vệ phía đường bộ (2 đèn đỏ luân phiên sáng, chuông kêu).
- Nút phục hồi: 2 vị trí tự trả. Tác dụng: để mở tín hiệu phía đường bộ, đưa hệ thống trở về trạng thái bình thường (tắt đèn, chuông).
- Nút trở ngại: 2 vị trí không tự trả có kẹp chì. Sử dụng để đóng, mở tín hiệu phòng vệ phía đường bộ khi hỏng PLC, chuông kêu, sau thời gian đã đặt sẵn (có thể
đặt từ 1 phút đến 10 phút) chuông ngừng kêu. Trên mặt đài thao tác các đèn trên mô hình cột tín hiệu phòng vệ phía đường bộ sáng liên tục.
- Nút ngăn đường: 2 vị trí không tự trả có kẹp chì. Sử dụng để đóng, mở tín hiệu ngăn đường sắt, cấm tàu chạy vào khu vực đường ngang.
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
2.1) Trạng thái bình thường:
- Các nút ấn ở vị trí định vị.
- Các đèn báo trên mặt đài thao tác kiêm tủ điều khiển đường ngang không sáng (trừ đèn báo mất điện xoay chiều có thể sáng hoặc không sáng tùy thuộc không
có nguồn hoặc có nguồn 220V cấp cho hệ thống).
- Trên các cột tín hiệu phòng vệ đường bộ các đèn không sáng, chuông không kêu.
2.2) Trạng thái hoạt động:
2.2.1 Khi thiết bị hoạt động bình thường:

6
- Khi có điện thoại của trực ban ga quản lý gác chắn gọi đến, nhân viên gác chắn nhấc máy điện thoại để nhận lệnh đóng chắn, làm thủ tục ghi nhận thông báo có
tàu qua đường ngang theo qui định.
+ Khi có tàu từ TP. Hồ Chí Minh đến Hà Nội (hướng chẵn): Trực ban ga ấn nút “NTBĐN” thì trong đài thao tác chuông kêu, đèn báo hướng tàu (hướng
C) sáng màu lục. Trực chắn ấn nút “GHI NHẬN” để ngắt chuông trong đài thao tác.
+ Khi có tàu từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh (hướng lẻ): Khi cặp bánh tàu đầu tiên tới điểm thông báo tới gần (cảm biến SR1 và SR2) thì trong đài thao
tác chuông kêu, đèn báo hướng tàu (hướng L) sáng màu lục. Trực chắn ấn nút “GHI NHẬN” để ngắt chuông trong đài thao tác.
- Nhân viên gác chắn ấn nút “TÍN HIỆU ĐƯỜNG BỘ” làm cho đèn trên cột tín hiệu cảnh báo đường bộ sáng nháy và chuông kêu.
- Nhân viên gác chắn tiến hành đóng chắn.
- Hệ thống chuông cảnh báo đường ngang dùng rơle thời gian: khi nhân viên gác chắn ấn nút “TÍN HIỆU ĐƯỜNG BỘ” - chuông kêu; sau thời gian đã được đặt
sẵn (có thể đặt từ 1 phút đến 10 phút) thì chuông ngừng kêu.
- Khi tàu qua đường ngang, trực chắn mở cần chắn, kéo nút “GHI NHẬN” và sau đó ấn nút “PHỤC HỒI” để ngắt các tín hiệu của PLC, làm cho đèn tín hiệu
cảnh báo đường bộ tắt và đưa thiết bị trở về trạng thái bình thường.
* Khi trực ban ga gọi điện thoại quá 5 lần (quá 25 giây) mà nhân viên gác chắn không nghe điện thoại sẽ làm còi kiểm tra kêu. Trực chắn ấn nút “PHỤC HỒI”
làm cho còi kiểm tra tắt.
2.2.2 Khi có trở ngại (Trở ngại đường ngang, trở ngại thiết bị).
* Khi đường ngang có trở ngại không cho phép tàu đi vào đường ngang thì nhân viên gác chắc tháo niêm phong kẹp chì, ấn nút “NGĂN ĐƯỜNG” làm cho cột
tín hiệu ngăn đường sáng màu đỏ (đèn biểu thị ngăn đường trên đài thao tác cũng sáng màu đỏ); cấm không cho tàu vào khu vực đường ngang. Khi trở ngại được
giải quyết, nhân viên gác chắn kéo nút “NGĂN ĐƯỜNG” làm cho cột tín hiệu ngăn đường tắt (đèn biểu thị ngăn đường trên đài thao tác cũng tắt); cho phép tàu
vào khu vực đường ngang.
* Sử dụng nút “TRỞ NGẠI” để điều khiển hệ thống tín hiệu:
- Đóng tín hiệu đường bộ: Ấn nút “TRỞ NGẠI”, khi này 2 đèn đỏ trên mỗi cột phòng vệ phía đường bộ sáng liên tục, chuông kêu, sau thời gian đã được đặt sẵn
(có thể đặt từ 1 phút đến 10 phút) chuông ngừng kêu. Trên mặt đài thao tác các đèn trên mô hình cột tín hiệu phòng vệ phía đường bộ sáng liên tục.
- Mở tín hiệu: Kéo nút “TRỞ NGẠI”, thiết bị sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
* Việc tháo, niêm phong kẹp chì phải thực hiện đúng theo quy định.
V. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG & CÁC YÊU CẦU VỀ ĐẢM BẢO TTLL, ATLĐ, ATCT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt Việt Nam 22TCN 340-05 số 76/2005/QĐ-BGTVT;

7
- Quy trình tín hiệu đường sắt Việt Nam 22TCN 341-05 số 74/2005/QĐ-BGTVT;
- Quy trình chạy tàu và công tác dồn 22TCN 342-05/2006;
- Điều lệ đường ngang ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2006 của Bộ Giao thông vận tải;
- Quy phạm xây dựng đường dây thông tin đường dài QPN 01-76;
- Quyết định số 211/TC-XDCB ngày 6/5/1995 – Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công thiết bị tín hiệu đóng đường nửa tự động khổ đường sắt 1000mm;
- Quy phạm chống sét và tiếp đất cho công trình viễn thông TCN 68-254:2006.
2. Yêu cầu về đảm bảo an toàn:
- Đảm bảo an toàn cho tuyến cáp quang quân sự treo và chôn trong khu vực đường ngang: khi thi công tuyến cáp tín hiệu đoạn giao cắt với cáp quang QS, yêu
cầu đào thăm dò phát hiện chính xác tuyến cáp quang, thực hiện các biện pháp bảm đảm an toàn cho tuyến cáp quang; khi thi công đường dây thông tin, t. Báo
cho đơn vị quản lý cáp quang biết để phối hợp.
- Lưu ý quá trình thi công cáp tín hiệu, thông tin chôn cần thận trọng để phát hiện các công trình ẩn dấu chưa phát hiện, đảm bảo an toàn lao động và an toàn cho
công trình ẩn dấu.
- Đơn vị và các nhân công tham gia thi công phải chấp hành đúng QTQP, các quy định về an toàn lao động, an toàn điện của Nhà nước và của Ngành. Xây dựng
biện pháp tổ chức thi công, tổ chức phòng vệ phía đường bộ, đường sắt đảm bảo an toàn mọi mặt trong quá trình thi công.
- Liên hệ với các đơn vị hữu quan như quản lý đường bộ, nhà ga, đơn vị QLĐS để thống nhất các biện pháp phối hợp.

You might also like