You are on page 1of 7

Công việc lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã nhận đầy đủ MBA - các phụ kiện

kèm theo
máy. Máy biến áp, các phụ kiện kèm theo máy phải được kiểm tra -thí nghiệm xem có hư
hỏng gì không trong quá trình vận chuyển.
1. Phạm vi công việc:
Lắp đặt hệ thống điện, điện nhẹ.
2. Lắp đặt hệ thống điện, điện nhẹ:
2.1. Công tác thi công trạm biến áp, cáp ngầm.
a- Thi công tiếp địa.
+ Đào rãnh tiếp địa bằng thủ công, đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
+ Đào đất theo đúng chiều sâu, chiều dài theo đúng thiết kế kỹ thuật. Rãnh tiếp địa phải được
đào đủ kích thước để đóng cọc tiếp địa.
+ Cọc tiếp địa được gia công tại xưởng cơ khí, đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo yêu cầu thiết
kế, trước khi lắp đặt phải mời giám sát A nghiệm thu, nếu đảm bảo chất lượng thì mới cho thi
công.
+ Sau khi gia công cọc và dây tiếp địa, hàn tiếp địa bằng máy hàn tự phát tại hiện trường.
+ Rải dây tiếp địa, đóng cọc tiếp địa và bắt chặt tiếp địa vào trong nhà trạm để đấu nối với các
thiết bị trạm. Yêu cầu mặt tiếp xúc giữa 2 bản tiếp địa phải được ép chặt và tiếp xúc toàn bộ diện
tích.
+ Sau khi được giám sát A chấp thuận nhà thầu sẽ cho lấp đất. Đất lấp không lẫn tạp chất, rác.
Lấp từng lớp 20cm, tưới nước đầm chặt.
+ Đắp đất rãnh địa cho đến bằng phẳng, khi đắp đất phải tưới đẫm nước và đầm chặt với hệ số
đầm chặt k= 0,95.
+ Trường hợp nếu sau khi đo mà điện trở tiếp đất không đạt trị số quy định thì sẽ bổ xung thêm
tia theo kích thước do thiết kế và BQLDA xử lý bổ xung
b. Phương án thi công lắp máy biến áp:
Công việc lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã nhận đầy đủ MBA - các phụ kiện kèm theo máy.
Máy biến áp, các phụ kiện kèm theo máy phải được kiểm tra -thí nghiệm xem có hư hỏng gì
không trong quá trình vận chuyển. Nếu có hư hỏng, thiếu thì nhất thiết phải báo ngay cho chủ
đầu tư biết để có phương án xử lý.
- Tiếp nhận bàn giao: thực hiện giữa bên vận chuyển đặt trên bệ trong phòng với bên thi
công lắp máy và giám sát của chủ đầu tư.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài máy.
- Kiểm tra số lượng dầu MBA (Nếu sử dụng MBA dầu).
Lắp đặt: Lắp đặt theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo
Tóm lại MBA và các thiết bị lắp trong trạm cần được thí nghiệm, kiểm tra hiệu chỉnh đạt tiêu
chuẩn vận hành mới được đưa vào lắp đặt.
Việc lắp đặt máy biến áp và các thiết bị điện trong trạm yêu cầu có công nhân tay nghề cao theo
dõi hoặc trực tiếp lắp đặt, ghi lại các sơ đồ đấu điện đảm bảo cho công tác kiểm tra sau này.
Trình tự tiến hành:
- Xác định vị trí và tim mốc móng trạm.
- Hệ thống tiếp địa trạm được thi công đào - rải - lấp đất theo các bước đã nêu ở trên.
- Máy biến áp được vận chuyển đến cửa nhà trạm, sau đó dùng cẩu hạ xuống vị trí thuận
tiện nhất để có thể vận chuyển vào trong nhà trạm. Di chuyển máy đến vị trí lắp đặt ( bệ máy
biến áp) bằng thủ công :
+ Khi hạ MBA xuống đất cần phải dùng các tấm gỗ để lót kích thước 50x100mm vào các góc
của MBA khi đặt xuống đất. Đưa tấm gỗ vào các góc bằng việc dùng xà beng nâng đáy MBA
phía sau trước, sau đó tiếp tục nâng phía trước để đưa tấm gỗ lót vào. Khi rút các tấm gỗ lót ra
thì cũng làm tuần tự như trên.
+ Việc vận chuyển MBA vào nhà trạm được thực hiện bằng xe đẩy hoặc được thực hiện bằng
con lăn xếp ngang trên mặt sàn. Việc di chuyển được thực hiện bằng việc dùng xà beng để bẩy.
+ Đưa MBA vào vị trí đặt tốt nhất là dùng tay đòn và tấm gỗ lót.
- Cố định MBA vào bệ móng.
- Lắp vật tư, thiết bị toàn trạm.
- Nối tiếp địa thiết bị với hệ thống tiếp địa chung toàn trạm.
- Treo biển báo tên trạm, biển báo cấm trèo tại trạm biến áp theo quy định.
- Hiệu chỉnh, thí nghiệm thiết bị và MBA toàn trạm, lập toàn bộ hồ sơ cho công tác nghiệm
thu.
- Đấu nối, đóng điện và bàn giao công trình.
Chú ý:
- Các bu lông bắt bệ máy biến áp phải được lấy thăng bằng bằng nivô hoặc ống thuỷ bình.
- Hệ thống tiếp địa trạm phải được thi công theo đúng thiết kế, trị số điện trở nối đất đúng
qui phạm. Nếu không đạt yêu cầu thì phải có thiết kế bổ xung.
- Máy biến áp phải được cố định chắc chắn.
- Các thiết bị lắp đặt phải đúng độ cao thiết kế.
c. Lắp đặt tủ trung thế, chống sét, cầu dao, tủ điện hạ thế...
* Trước khi lắp đặt các tủ trung áp, hạ áp cần kiểm tra các điều kiện sau:
- Kích thước và độ mở ở trên mặt sàn.
- Kiểm tra kỹ để phát hiện các hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, nếu phát
hiện bất cứ sự hỏng hóc nào cần phải báo ngay cho Bên A.
* Căn vị trí lắp tủ:
- Vị trí lắp tủ trên giá được đánh dấu bằng phấn hay bằng bút mực. Cần nghiên cứu kích
thước tủ trong bản vẽ cách lắp trước khi đánh dấu vị trí.
- Khi nâng tủ phải sử dụng các đai móc bắt trên nóc tủ. Sau khi nâng tủ khỏi giá vận chuyển
cần tháo bỏ các đai móc khỏi nóc tủ.
- Tủ được vận chuyển thủ công vào vị trí lắp đặt, sau đó cố định vào bệ tủ.
- Các tủ điện trung thế được đặt trên rãnh cáp trong trạm và đặt liền nhau, liên kết với nhau
bằng bu lông. Các vỏ tủ điện được tiếp địa với hệ thống tiếp địa trạm.
- Lắp đặt lưới chắn an toàn với kích thước theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn ngành
về khoảng cách an toàn đối với thiết bị mang điện đến 35KV.
- Các tủ điện hạ thế khi vận chuyển tới công trình, đưa vào vị trí lắp đặt phải được căn chỉnh
cho có cùng đường tâm và phải được cố định chắc chắn.
- Mọi chi tiết kim loại không cách điện với hệ thống các tủ điện, dùng để cố định các thiết
bị và thanh cái đều phải bắt cho dẫn điện với vỏ tủ.
- Các aptomat, các đồng hồ tự ghi và các rơle có độ nhạy cao nên đặt trên các đệm đàn hồi
như cao su dày 3-4mm.
- Phải kiểm tra để bộ truyền động của các thiết bị phải làm việc nhẹ nhàng, không bị kẹt và
không được tuỳ tiện cắt. Các thiết bị bộ phận báo vị trí làm việc của các bộ truyền động phải
hoạt động chính xác, chiều quay của bộ truyền động cầu dao, aptomat cần đặt bên cạnh cầu dao
tương ứng với quy định sau:
+ Khi quay lên ứng với vị trí động của thiết bị.
+ Khi quay xuống ứng với vị trí cắt của thiết bị, vị trí đặt cầu dao, aptomat phải đặt sao cho hồ
quang phát sinh khi cắt không thể làm hư hỏng các thiết bị và các đồng hồ khác.
- Các hàm cầu dao và cầu chảy ống phải đặt sao cho lưỡi dao cắm vào được nhẹ nhàng và
khít chặt, không có các khe hở, không bị vênh bị kẹt.
- Lắp các thiết bị có tiếp điểm trượt (các khoá chuyển mạch, biến trở ...) phải đảm bảo cho
cá tiếp điểm động áp chặt lên các tiếp điểm cố định.
- Khi các thiết bị điện, các kẹp đầu dây và các dây dẫn điện điện áp 380/220V được bố trí
trên các ngăn gần các trang thiết bị có điện áp dưới 220V thì các bộ phận mạng điện phải được
bảo vệ để tránh trường hợp người vận hành hay thao tác vô ý chạm phải mà gây tai nạn. Những
nơi đó phải có biển báo và phải sơn mầu khác nhau.
- Việc lắp đặt các công tắc, các trang bị khởi động, từ thanh dẫn của mạch nhị thứ và nối đất
với các tủ, bảng điện phải theo đúng thiết kế.
- Các cầu chì đặt trên các tủ điện phải có ống kín.
- Việc nối các thiết bị với thanh cái của tủ phải dùng bulông.
- Việc nối thanh ghép chính với thanh dẫn rẽ nhánh cũng như giữa chúng với nhau trong
một tủ điện phải hàn hay ép (trừ những chỗ nối có lúc cần tháo ra) thì nối bằng bulông.
- Các bulông, đai ốc và vòng đệm bằng thép dùng để nối các thanh cái với nhau hay nối
thanh cái với các thiết bị đều phải mạ kẽm, cường độ cao.
- Chỗ tiếp xúc của thiết bị, chỗ nối thanh góp bằng bulông và các kẹp đầu dây ở mạch đo
lường, tín hiệu đều phải bố trí ở chỗ dễ đến gần để kiểm tra.
- Các bulông và chốt chẻ để cố định các thiết bị đóng cắt ở các ngăn tủ đều phải có biện
pháp ngăn ngừa tự nới lỏng.
- Khoảng cách dò điện theo bề mặt không được bé hơn 20mm, các khe hở điện không được
bé hơn 21mm.
- Các thanh cái được nắn thẳng tắp, không được có chỗ cong vênh. Với các thanh cái có tiết
diện chữ nhật thì bán kính cong ở chỗ uốn không được nhỏ hơn hai lần chiều dày thanh nếu uốn
theo phương mặt:
- R>2d mà d = chiều dày của thanh
- Nếu uốn theo cạnh thì
- R>2b mà b = chiều rộng của cạnh.
- Những chỗ uốn thanh cái không được có vết rạn, nứt. Chiều dài chỗ uốn thanh cái không
nhỏ hơn 2 lần của nó. Chỗ thanh cái bị uốn phải xa chỗ thanh cái bị nối (nếu có) ít nhất là 10mm
kể từ mép mặt tiếp xúc. Hết sức lưu ý rằng khi thay đổi nhiệt độ, thanh cái sẽ co dãn theo chiều
dọc nên chỉ được cố định thanh cái vào vật cách điện ở điểm giữa thanh cái. Khi thanh cái có
những bộ phận bù giãn nở thì vị trí cố định thanh cái nên cố định thanh cái nằm giữa hai cái bù.
Khi nối thanh cái vào thiết bị phải đo, uốn chính xác, không để phát sinh ứng suất căng và phải
đặt cho các mặt nối áp sát vào nhau.
- Thanh cái được nối bằng bulông phải kiểm tra vị trí nối và độ xiết chặt nối. Vị trí nối phải
cách xa các đầu vật cách điện, chỗ đầu phân nhánh ít nhất 50mm.
- Sau khi lắp xong thanh cái, các lỗ của vật cách điện phải được bít bằng các bản đặc biệt.
Thanh cái ghép hở ở chỗ vào và ra khỏi vật cách điện phải được kẹp chặt với nhau.
- Khi dòng điện lớn hơn 5000A thì trên những kết cấu bằng thép để cố định các vật cách
điện đỡ thanh cái mặt hở, phải đặt các vòng nối tắt bằng kim loại dẫn điện để giảm bớt sự phát
nóng các kết cấu do ảnh hưởng của từ trường( dòng fuco). Điều này phải tìm kỹ trong chỉ dẫn
của thiết kế. Nếu trong chỉ dẫn của thiết kế thấy sai sót, không ghi, yêu cầu thiết kế bổ sung.
- Khi dòng điện lớn hơn 600A thì các vật cố định thanh cái và các bộ phận kẹp thanh cái
không được tạo nên mạch từ khép kín xung quanh thanh cái. Muốn đạt được điều này, một trong
các tấm ốp hay tất cả các bu lông bố trí ở cùng một phía của thanh cái phải làm bằng vật liệu
không nhiễm từ như đồng thau, nhôm và các hợp kim của nó. Có thể áp dụng kiểu kết cấu cố
định thanh cái không tạo nên mạch từ kín.
- Nói chung những chỗ nối cố định của thanh cái có tiết diện chữ nhật đều nên hàn điện hay
hàn hơi, và nếu có điều kiện nên hàn áp lực. Những chỗ nối có yêu cầu tháo khi cần thiết thì nối
bằng bulông hay bằng tấm kẹp.
- Phải kiểm tra rất kỹ những đầu thanh cái nhôm nối vào đầu cực đồng của các máy móc,
thiết bị, phải tuân theo các qui định dưới đây:
+ Nếu đầu cực nối loại dẹt, được nối trực tiếp, không kể trị số dòng điện là bao nhiêu
+ Nếu đầu cực tròn cho phép nối trực tiếp khi dòng điện dưới 400A
+ Với dòng điện trên 400A và những thiết bị để ngoài trời thì nối phải qua tấm tiếp xúc đồng
nhôm.
- Khi dòng điện dưới 200A, thanh cái bằng thép có thể nối trực tiếp vào đầu cực đồng của
thiết bị. Trong nhà khô ráo, mặt tiếp xúc của thanh cái bằng thép phải đánh sạch và bôi vadơlin.
Trong nhà ẩm ướt hoặc có khí ăn mòn, mặt tiếp xúc phải mạ kẽm, mạ cadmi, mạ đồng hay tráng
thiếc. Mặt tiếp xúc của thanh cái dẹt phải phẳng khi nối bằng bulông, bằng tấm ép hay nối vào
đầu cực bề mặt của thanh cái nhôm, hay thép phải bôi một lớp mỏng vadơlin công nghiệp.
- Các chỗ nối tiếp xúc bằng bulong có thể tháo mở được ở các thiết bị phân phối trong nhà
phải dùng bulông và đai ốc mạ kẽm. Các bulông và đai ốc bố trí sao cho khi khai thác dễ kiểm
tra. Khi nối các thanh cái bằng đồng và bằng thép thì bulông phải có vòng đệm bằng thép.
- Các hàng kẹp đấu dây
- Kiểu hàng kẹp đấu dây phải phù hợp với điện áp của mạch điện. Các kép đấu dây thuộc
những đối tượng khác nhau phải chia thành từng nhóm riêng. Khi đặt chung các kẹp đấu dây có
điện áp khác nhau thì các kẹp đấu dây của mạch điện từ 380/220V trở lên phải được tách riêng,
phải có nắp đậy và phải có chữ chỉ rõ số trị điện áp.
- Các kẹp đấu dây của mạch cắt hay mạch rơle tác động cắt đi qua không được đặt gần
những kẹp đấu dây có cực tính hay pha khác tên của nguồn điện thao tác. Giữa các kẹp đấu dây
có cực tính hay tên pha khác nhau nên để1 số kẹp trống (không đấu dây vào)
- Các kẹp đấu dây trong thiết trí phân phối trên 1000V, các cụm tiếp điểm của máy cắt điện
và dao cách ly phải bố trí để khi kiểm tra hoặc xử lý chúng vẫn không phải cắt điện mạch sơ cấp.
- Các kẹp đấu dây không được hư hỏng, cáu bẩn và phải được cố định chắc chắn. Các hàng
kẹp đấu dây đặt trên các ngăn tủ thiết trí phân phối phải có các hộp che đậy chắc chắn. Khoảng
cách giữa các thành hộp dẫn các kẹp đấu dây không được nhỏ hơn 40 mm. Các hộp kẹp phải
cách các dây dẫn ít nhất 15 mm.
- Các hàng kẹp đấu dây có thể đặt đứng hoặc đặt ngang, cho phép đặt nghiêng các kẹp đấu
dây (so với mặt tủ hoặc bảng). Khi đặt ngang thì hàng kẹp đấu dây dưới cùng nên đặt cao hơn
nền ít nhất là 30 mm
- Khi đặt từ hai hàng kẹp đầu dây trở lên thì khoảng cách giữa các hàng không được nhỏ
hơn 150 mm.
- Cho phép đặt hai vòng khuyên của các ruột đồng vào một vít của kẹp đấu dây. Không cho
phép đặt hai ruột nhôm vào một vít nếu chỗ nối không có những kẹp đấu dây có cấu tạo đặc biệt.
- Đối với các kẹp đấu dây có kiểu cắm chỉ cho phép đặt vào một ruột đồng hay một ruột
nhôm về một phía.
- Các dây tiếp địa được cấp kèm với các đầu cốt. Các dây tiếp địa tại các tủ được nối vào
thanh tiếp địa và thanh tiếp địa sẽ được nối với giá cáp để tiếp đất. Các chi tiết tiếp địa đã được
chỉ ra trong hồ sơ đi kèm các tủ.
- Sau khi lắp đặt xong hệ thông cáp vào tủ thì đáy tủ phải được bịt lại cẩn thận nhằm tránh
côn trùng xâm nhập vào tủ
- Cầu dao liên động, chống sét van được lắp trên cùng một cột tại vị trí theo thiết kế. Việc
lắp đặt tuân thủ theo quy định hiện hành, đảm bảo thuận tiện cho việc đóng cắt điện cũng như
kiểm tra, thay thế khi hỏng hóc, sửa chữa.
- Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra kỹ xem tất cả các dụng cụ đã bỏ ra khỏi khoang tủ hay
chưa. Lau cẩn thận các thiết bị phía bên trong và đậy tất cả các nắp đã tháo ra trong quá trình lắp
đặt. Kiểm tra lại xem các dụng cụ cần thiết cho thao tác và bảo dưỡng đã đầy đủ chưa. Thao tác
kiểm tra sau khi lắp đặt phải được tiến hành dưới sự cho phép của Bên A.
2.2. Công tác thi công ống luồn dây, dây điện và cáp điện:
- Do đặc thù của dự án là toà nhà văn phòng và các căn hộ giống nhau, phụ tải chủ yếu là
chiếu sáng làm việc và nguồn cấp cho các ổ cắm điện sử dụng máy văn phòng, thiết bị điện gia
dụng. Dây cấp điện cho đèn, ổ cắm được luồn trong ống cứng tự chống cháy.
- Ống luồn dây sử dụng ống tự chống cháy, đường kính từ 16mm đến 32mm, trong 1 ống có
thể luồn nhiều dây, nhưng phải đảm bảo kéo luồn dễ dàng khi lắp đặt cũng như thay thế sau này.
- Ống luồn dây được đặt ngầm trong bê tông giữa 2 lớp thép sàn. trong các khu vệ sinh ống
dược lắp nổi trên trần giả được định vị bằng kẹp ống, vít nở vào bê tông sàn.
- Ống luồn dây đi trên tường, nhà thầu sẽ sử dụng máy cắt, cắt rãnh đặt ống, định vị chắc
chắn đảm bảo kỹ thuật. Những vị trí có nhiều ống đặt cạnh nhau có thể dùng lưới thép 10x10
ghim chặt vào tường trước khi trát. (Phần việc của nhà thầu xây dựng).
- Uốn ống phải dùng lo xo uốn đúng chủng loại, đường kính phù hợp.
- Các mối nối trơn đi trong bê tông phải dùng keo dán (PVC) dán kín, không để nước xi
măng lọt vào ống, gây tắc ống.
- Ống phải được định vị chắc chắn bằng dây thép buộc, các đầu ống phải được quấn kín
bằng băng dính.
- Các lỗ mở qua bê tông dầm, sàn dùng xốp đặt trước khi đổ bê tông nhằm tiết kiệm nhân
công, giảm thiểu công việc đục phá bê tông.
- Các ống luồn dây chuyển hướng nhiều lần, nhà thầu bố trí thêm các hộp trung chuyển để
dễ dàng cho công tác kéo dây.
- Các phần ống ngầm tường, sàn (phần khuất) phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông
hoặc trát tường.
- Hộp âm công tắc, ổ cắm, tủ, bảng điện khi chèn trên tường phải đúng cao độ, cách đều
theo bản vẽ, ngay ngắn không xiên lệch.
- Dây điện từ tủ điện tới các bảng điện của phòng được luồn trong ống chôn ngầm trong
tường. Điện cho ổ cắm, bình nước nóng, máy sấy tay phải có dây nối đất an toàn.
- Dây điện chiếu sáng từ công tắc ra đèn, dùng dây 1,5mm2; 2,5mm2 luồn trong ống đi ngầm
trong tường và trần.
- Cáp cho hệ thống điện nhẹ là cáp 2Px1mm2, RG6, CAT5…
- Các đầu dây chờ lắp đặt thiết bị sẽ được để dài cho phù hợp và được đánh dấu ký hiệu rõ
dàng theo bản vẽ bằng băng dính giấy, sau đó được quấn băng dính trong tránh hư hỏng mất dấu.
- Cáp điện sử dụng trong công trình là loại Cu/XLPE/PVC hoặc cáp chống cháy FR cố định
vào thang cáp trong hộp kỹ thuật, máng cáp trên trần giả bằng dây thít nhựa, cáp điện được sắp
xếp không chồng chéo, gọn gàng.
- Cáp điện khi ra lô phải sử dung tó hoặc bàn ra cáp sao cho cáp không bị vặn xoắn, gãy
gập.
- Tủ điện là loại chế tạo sẵn, khi lắp đặt đấu nối phải được che chắn cẩn thận tránh bụi bẩn,
ẩm ướt ảnh hưởng đến cách điện của thiết bị
- Các hệ thống điện trong quá trình lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng, Nhà thầu sẽ tiến
hành kiểm tra thông mạch và đo điện trở. Sau khi các hệ số đảm bảo mới tiến hành đóng điện thử
theo từng cấp trước khi đóng điện tổng thể toàn công trình.
- Hệ thống nối đất: sử dụng chung với hệ thống nối đất an toàn, được nối với hệ thống nối
đất của nguồn điện chính, hệ này được dẫn vào tủ điện tổng và các bảng điện, tất cả các bảng
điện, vỏ các thiết bị điện, ổ cắm đều được tiếp đất an toàn.
2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ống luồn dây, dây dẫn điện và cáp tín hiệu:
- Lắp đặt dây điện và cáp tín hiệu phải phù hợp với thiết kế.
- Hệ thống đường dẫn điện phải độc lập về cơ, điện với các hệ thống khác và phải đảm bảo
dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
- Mạch của một nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng (chiếu sáng làm việc và chiếu sáng
sự cố) với số dây dẫn không quá 8.
- Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố
không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng.
- Khi hai hay nhiều dây dẫn trong một ống, đường kính trong của ống không được nhỏ quá
11 mm.
- Khi đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện phải đảm bảo ống có độ dốc đủ để nước chảy về
phía thấp nhất và thoát ra ngoài, không để nước thấm vào hoặc đọng lại trong ống.
- Để lớp cách điện của dây dẫn không bị bong do cọ sát với miệng ống phải dũa tròn miệng
ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm.
- Các nối dây hoặc các hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây dẫn, luồn cáp điện cũng như
số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải đảm bảo luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện dễ
dàng.
- Khi dây dẫn xuyên móng, tường, trần nhà, sàn nhà phải đặt trong ống thép hoặc ống có độ
cứng tương tự. Đường kính trong của ống phải lớn hơn 1,5 lần đường kính ngoài của tổng số dây
dẫn.
- Khi đường dẫn điện di qua khe lún, khe co giãn phải có biện pháp phòng chống hư hỏng.
- Cấm đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thông hơi, ở chỗ dây dẫn giao chéo với ống thông hơi
phải đặt dây dẫn trong ống thép, ống fibro xi măng hoặc ống sành.
- Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ, ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp
vữa trát tường, trần nhà ở những chỗ dễ bị đóng đinh, đục lỗ.
- Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong trong tường chịu lực (nằm ngang) khi bề sâu của
rãnh chôn lớn quá 1/3 bề dày tường.
- Cấm đặt ngầm đường dây dẫn điện dưới các lớp vữa trát mà lớp vữa này có tác hại cho bề
mặt vỏ bảo vệ của dây dẫn điện.
- Phần đường điện đi trong ống ngầm tường phải được tiến hành trước khi trát hoàn thiện.
2.2.2. Công tác thi công:
- Khi phần xây dựng đang thi công công tác bê tông thì tiến hành đặt ống bảo vệ và các hộp
nối. Khi xây tường xong thì tiến hành cắt tường và lắp đặt phần ống bảo vệ ngầm tường. Sau khi
phần xây dựng xong phần trát tường thì tiến hành kéo dải dây dẫn điện, cáp tín hiệu.
- Dây dẫn được luồn trong trong ống bảo vệ chôn ngầm. Công tác thi công dây dẫn và ống
bảo vệ được trình bày ở trên.
- Khi kéo cáp trên thang cáp bố trí số người đầy đủ, khoảng cách hợp lý và có người hô nhịp
kéo.
- Cáp điện đi trên thang cáp phải được sắp xếp gọn gàng, không chồng chéo, định vị chắc
chắn vào máng bằng dây thít nhựa.
- Đấu nối cáp điện vào các thiết bị đóng cắt, thiết bị tiêu thụ điện phải chắc chắn tiếp xúc
giữa các vật dẫn phải thật tốt.
- Sau khi tiến hành lắp đặt xong sẽ tiến hành kiểm tra cách điện, thông mạch trước khi lắp
đặt thiết bị.
- Đèn tán quang chiếu sáng khu văn phòng được treo bằng thanh ren M8, liên kết với trần
bê tông bằng nở thép.
- Bảng điện, công tắc ổ cắm, được lắp đặt ngay ngắn, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.

You might also like