You are on page 1of 8

BIỆN PHÁP THI CÔNG

HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

- CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO NHÀ XƯỞNG MONDELEZ KINH ĐÔ

- HẠNG MỤC: CUNG CẤP VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG HVAC

- ĐỊA CHỈ: KHU CÔNG NGHIỆP VSIP1, THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG

NGÀY ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI ĐIỆN HSE NHÀ MÁY ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
TRÌNH

Ký Tên: Ký Tên: Ký Tên:

14/02/2020

Họ và Tên: Họ và Tên: Họ và Tên: Lê Minh Tài

Biện pháp thi công Trang 1/8


TỔ CHỨC & BIỆN PHÁP THI CÔNG
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
- Chỉ huy trưởng (Site Manager): chịu trách nhiệm chính, quản lý về kỹ thuật, chất lượng, tiến
độ thi công công trình.
- Giám sát thi công (Site Supervisor): giám sát kỹ thuật thi công.
- Tổ trưởng các tổ lắp đặt: triển khai lắp đặt, giám sát công việc các thành viên trong mỗi tổ thi
công.

II. VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VẬT TƯ


1. Giao nhận & Vận chuyển vật tư đến công trình
- Khi giao nhận thì Đội thi công (ĐTC) có trách nhiệm kiểm tra số lượng, quy cách, tình trạng
vật tư theo đúng dự trù vật tư, phiếu xuất, hồ sơ giao nhận…
- ĐTC có quyền từ chối không nhận hoặc yêu cầu tháo bao bì để kiểm tra nếu nhận thấy hoặc
nghi ngờ vật tư thiết bị có dấu hiệu hư hỏng, không đúng quy cách yêu cầu.
- ĐTC chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng vật tư thiết bị sau khi nhận bàn giao và vận
chuyển ra khỏi công ty.
- Trong quá trình vận chuyển, vật tư thiết bị phải được ràng buộc chắc chắn và che đậy
nhằm tránh, hạn chế mưa, nắng và các va chạm làm ảnh hưởng đến chất lượng vật tư
thiết bị.

2. Bảo quản vật tư tại công trình.


- Sắp đặt vật tư thiết bị gọn gàng, đúng nơi quy định, kê cách mặt đất ít nhất 100mm để
chống ẩm ướt và có biện pháp che chắn bảo vệ cần thiết chống mưa, nắng, va chạm.
- Các thiết bị chính như máy nén, dàn lạnh, bình áp lực, tủ điện hệ thống, cáp điện, dầu lạnh,
gas lạnh, vật tư cách nhiệt được bảo quản, che đậy, tránh mưa, nắng tác động trực tiếp.
- Vật tư van gas, các thiết bị đo lường, điều khiển khác được cất giữ trong kho vật
tư/container theo chủng loại. Đến khi có yêu cầu sử dụng mới lấy ra dùng.
- Các đường ống phải có nút bịt đầu, trong trường hợp bị mất nắp bịt thì phải dùng tấm
nylong bịt chặt các đầu ống.
- Phân loại theo quy cách, chủng loại các vật tư như giảm, co, tee, fitting và sắp xếp gọn gàng
lên giá hoặc kệ, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên mặt đất gây gỉ sét, làm suy giảm
chất lượng vật tư ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống, gây mất cảm quan đối với
khách hàng.
- Che phủ các thiết bị trong quá trình lắp đặt hoặc sau khi lắp đặt nhưng chưa bàn giao, bảo
quản cẩn thận phòng chống mất mát hoặc hư hỏng xuống cấp.
- Không được ngồi, nằm hoặc đi trên các tấm Panel.

Biện pháp thi công Trang 2/8


- Không được đứng lên thiết bị, trong trường hợp bất khả kháng thì phải kê lót bề mặt thiết bị
để tránh bị trầy xước hoặc hư hỏng thiết bị.
- Tập trung các vật tư vụn, hư hỏng, thải bỏ về đúng nơi quy định.
- Thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện công việc của đơn vị xây dựng để kịp thời can
thiệp nhắc nhở, khuyến cáo hoặc để có biện pháp che chắn, bảo vệ nếu xét thấy hành vi
có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị, hệ thống đã được lắp đặt.

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ.

1. Kiểm tra, chuẩn bị trước khi lắp đặt.


- Kiểm tra lối đi, không gian vận chuyển, thao tác đảm bảo đủ, an toàn để triển khai lắp đặt.
Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ đồ nghề trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra móng thiết bị, độ phẳng, độ cao, vị trí các lỗ chôn bulong đảm bảo theo thiết kế
(nếu có).
- Kiểm tra vật tư/thiết bị nếu là hàng nhập khẩu phải có CO, CQ. Nếu thiết bị được chế tạo thì
cung cấp các hồ sơ có liên quan: phiếu xuất xưởng, biên bản giao nhận hàng hoá...
- Đệ trình phương án thực hiện, sơ đồ cẩu, bằng cấp người lái xe cẩu đối với các thiết bị thực
hiện lắp đặt bằng phương pháp cẩu .
- Đệ trình phương án thực hiện, thí nghiệm tải đối với các thiết bị thực hiện lắp đặt bằng cách
dùng balance xích kéo tay.

2. Biện pháp lắp đặt Máy lạnh, Cooling Pad và Hộp lọc
Trình tự công việc (Công việc này tiến hành riêng cho từng từng khu vực, trình tự tiến hành cho
các thiết bị như nhau)
- Khi thiết bị được tập kết tại chân công trình và được xác nhận kiểm tra, khẳng định tính phù
hợp của hàng hoá đối với hợp đồng, mới tiến hành các bước thi công.
- Trước khi đưa thiết bị vào lắp đặt phải kiểm tra kỹ các chức năng cơ bản, để đảm bảo máy
hoạt động được trước khi đưa vào lắp đặt.
- Kiểm tra kích thước và độ phẳng của móng hoặc sàn đặt thiết bị.
- Nâng cẩu các thiết bị lên Sino mái và di chuyển đến các vị trí cần lắp đặt.
- Lắp đặt thiết bị tại các vị trí đã được định vị và làm sẵn bệ máy.

- Đấu nối đường ống gió, hệ thống điện cấp nguồn và điều khiển theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Cân chỉnh lấy thăng bằng cho thiết bị bằng thước thuỷ chuẩn.

Biện pháp thi công Trang 3/8


- Thử kín và hút chân không hệ thống (đối với hệ máy lạnh).
- Cài đặt các thông số áp suất, nhiệt độ,… theo đúng thiết kế và hướng dẫn vận hành của nhà
sản xuất.

3. Biện pháp lắp đặt Dàn lạnh


- Tiến hành khảo sát thực tế trước khi thi công.
- Lấy dấu vị trí lắp đặt dàn lạnh điều hoà, vị trí các tuyến ống dẫn gas chính, vị trí nguồn
điện cấp cho các dàn lạnh điều hoà. Khi xác định phải bao quát hết tất cả các trường
hợp để định vị được vị trí tối ưu nhất mới tiến hành thi công lắp đặt.
- Căn cứ vào các vị trí đã được vạch dấu tiến hành lắp đặt các giá đỡ, giá treo, kiểm tra tải
trọng của các giá treo, giá đỡ này.
- Gia công, lắp đặt đường ống nước ngưng
Trình tự thi công như sau:
 Gia công giá treo, giá đỡ sau khi lấy dấu.
 Lắp đặt giá treo, giá đỡ.
 Lắp đặt ống nhựa uPVC (chú ý lấy thuỷ chuẩn để tạo được độ dốc tối thiểu 1/100 cho
ống nằm ngang) thải nước ngưng và phụ tùng kèm theo (côn, cút, tê, Y...).
 Đường ống nước ngưng kết nối vào hệ thoát nước mưa hoặc nước thải toilet, tất cả
các vị trí đấu nối nên sử dụng bẫy nước để chống mùi hôi .
- Lắp đặt các đường điện chính.
- Kết nối các đường ống gas.
- Đấu nối điện.
4. Biện pháp lắp đặt van gas, lọc gas:
- Xem các bản vẽ thiết kế chọn loại van, lọc gas có qui cách phù hợp.
- Kiểm tra hướng lắp/chiều lắp phù hợp theo thiết kế & hướng dẫn lắp đặt của Nhà sản
xuất.
- Tháo lõi van (bao gồm vòng đệm, gioăng làm kín) ra khỏi thân van. Các chi tiết tháo ra
được đặt tại vị trí sạch, tránh bị cát, gỉ sét bám vào.
- Đính thân van, lọc vào đường ống, cân chỉnh độ phẳng, độ thẳng đứng. Sau khi cân
chỉnh tiến hành kết nối vào đường ống bằng cách hàn hoặc loe.

IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN.


1. Tủ điện hệ thống, tủ điện cấp nguồn:
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, thiết bị an toàn trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra kích thước và độ phẳng của móng tủ điện.

Biện pháp thi công Trang 4/8


- Xác định, lấy dấu đưa tủ điện vào vị trí.
- Vệ sinh toàn bộ hệ thống tủ điện trước khi lắp đặt
- Có biện pháp bao che chống va đập, tránh nước mưa lọt vào tủ hoặc tránh nhưng nơi
ẩm uớt.
- Sau khi đấu nối cáp vào tủ, phải kiểm tra lại cách điện từng tuyến bằng biện pháp cách
ly và đo cách điện lại từng tuyến, sau đó kiểm tra thứ tự pha toàn bộ hệ thống.

2. Lắp đặt máng cáp:


- Xác định vị trí, hướng lắp theo bản vẽ thi công, sơ đồ nguyên lý, theo thực tế công trình
và thảo luận với Giám sat các tuyến đi của máng cáp trước khi lắp đặt.
- Định vị trí giá đỡ, lắp đặt hệ thống giá đỡ
- Lắp đặt máng cáp. Tại các vị trí co, tee, nối được mài giũa kỹ, dán băng keo lên các mối
ghép để tránh cáp bị trầy xước trong quá trình kéo cáp.
- Lắp cầu tiếp địa tại vị trí nối máng cáp.
- Máng cáp phải được lắp đặt hở với tường bằng các giá đỡ.
- Không đi máng cáp trên sàn trừ khi được Giám sát đồng ý.
- Các vết cắt thang, máng cáp phải được sơn kẽm chống gỉ sét.
- Các đường máng cáp đi xuyên tường từ ngoài vào trong nhà phải được bịt kín để chống
nước mưa.

3. Kéo cáp:
- Xác định chủng loại, số lượng cáp từng tuyến theo thiết kế.
- Xả cáp ra khỏi rulo theo chiều ngược với chiều quấn cáp vào rulo, lưu ý công tác lót
dưới nền bằng gỗ ván hoặc nylon tấm tránh trầy xước cho cáp. Trong trường hợp cáp
có tiết diện lớn, việc ra cáp phải tiến hành song song với việc kéo cáp.
- Đánh dấu từng sợi cáp, từng tuyến cáp trước khi kéo nhằm tránh việc nhầm lẫn sau này
khi đấu nối cáp vào tủ, thiết bị.
- Rải cáp/dây, tiến hành kéo cáp/dây đảm bảo không cào/cọ sát hư hỏng lớp cách điện
của cáp/dây điện.
- Đai cáp vào thang, máng cáp cho gọn và thẩm mỹ
- Kiểm tra, đo cách điện toàn bộ cáp để xác định lỗi hư hỏng trong quá trình kéo cáp. Việc
đo cách điện cũng thực hiện theo các bước pha - pha, pha - trung tính, pha - đất, trung
tính - đất. Nếu phát hiện đường cáp nào có trị số cách điện nhỏ hơn 2M (Đối với hệ
thống điện áp 400V) phải kiểm tra lại cáp.

Đi dây trong các ống điện Inox, ống kẽm.


- Xác định vị trí, loại ống điện cần lắp đặt theo bản vẽ thiết kế, thảo luận với GS trước khi
lắp đặt

Biện pháp thi công Trang 5/8


- Cắt ống theo thiết kế, luồn dây mồi, gá lắp bát định vị ống, hoàn thiện công tác đi ống.
- Lắp đặt các box đấu trung gian theo thiết kế và được sự đồng ý của Giám sát
- Ống điện phải được lắp hở khỏi tường và không được đi trên sàn, mái
- Kéo dây điện qua ống theo thiết kế.
- Đấu dây qua các trạm tại các hộp trung gian.
- Nhiều ống điện đi gần nhau nên được thay thế bằng máng cáp, các ống điện phải thẳng
hàng, song song để đạt thẩm mỹ.
- Khi đấu nối ống điện vào họp box, thang, máng cáp phải có các phụ kiện đấu nối như
khớp nối, Gland cap.

4. Đấu nối cáp/ dây điện điều khiển:


- Dùng dao rọc lớp vỏ cách điện bên ngoài (Chiều dài đoạn bỏ lớp cách điện phải vừa
với chiều dài tiếp xúc của đầu cosse, tránh quá dài hoặc quá ngắn)
- Dùng giẻ lau sạch đầu lõi cáp bằng kim loại (Đối với loại cáp đặc biệt như XLPE có lớp
bán dẫn bên trong có khả năng dẫn điện, do đó phải đặc biệt lưu ý việc vệ sinh bằng
Alcol trước khi bấm cosse)
- Lắp đầu cosse vào đầu cáp, dòng búa cao su hoặc búa thép (Nhưng phải dùng vải lót
đầu cosse) đóng đầu cosse vào đầu cáp đến khi lớp lõi cáp nằm hoàn toàn bên trong
lòng đầu code
- Bấm đầu cosse bằng kìm đối với cáp có tiết diện lớn hơn 50mm2, hoặc dùng kìm bấm
cosse bằng tay đối với cáp tiết diện nhỏ
- Đưa đầu cosse vào các đầu nối thiết bị, siết chặt các bulong bằng cờ-lê đo lực.
- Dây điện vào thiết bị, ổ cắm, tủ điện, Isolator phải đi từ bên dưới. Khi dây điện thiếu nếu
bắt buộc phải đấu nối thêm phải thông báo với Giám sát.
- Dây cấp nguồn và điều khiển khi đấu nối vào thiết bị phải đánh vòng để dự phòng do
đấu nối sai hoặc do hư hỏng.
- Phải lắp đặt nhãn cáp tại các điểm đấu nối vào tủ điện và thiết bị
- Đưa đầu cosse vào các đầu nối thiết bị, siết chặt các bulong.

V. BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GAS VÀ PHỤ KIỆN

1. Công tác lấy dấu và gia công chi tiết


- Tiến hành xác định vị trí chạy đường ống dẫn gas,ống nước cho hệ thống điều hoà để
lấy dấu, xác định chính xác vị trí các chi tiết sẽ lắp ráp, vị trí trục các đoạn ống dựa trên
bản vẽ thiết kế và thực tế kết cấu của công trình.
- Sau khi có vị trí của các đường ống hay thiết bị, kết hợp với bản vẽ thiết kế thi công chi
tiết ta tiến hành vạch tuyến và ghi kích thước của thiết bị, các đường ống gas,đường
ống nước,... đánh dấu các điểm phân nhánh, côn cút.., các vị trí cần lắp giá đỡ, giá
treo...
- Các giá treo và giá đỡ được liên kết với kết cấu xây dựng bằng các ty treo khoan vào
sắt C, tất cả hệ thống đường ống gas, ống nước được kết nối thông qua các cùm

Biện pháp thi công Trang 6/8


treo,hoặc giá đỡ. Khoảng cách giữa các giá treo và giá đỡ tuân theo yêu cầu thực tế
trên công trường.
-
2. Lắp đặt

Đường ống

- Xem bản vẽ nguyên lý và lắp đặt để xác định qui cách, hướng lắp của đường ống sẽ
tiến hành lắp đặt.
- Đo đạc kích thước đường ống cần lắp đặt hoặc gá ống lên trước để lấy dấu, rồi cắt ống
bằng dao cắt/cưa tay/máy cắt, sau đó mài bavia, mài vát mép ống.
- Gá ống đã gia công lên giá đỡ, lắp gối đỡ chống cầu nhiệt, cùm ống tạm, gá nối, hàn
đính và kiểm tra độ phẳng/độ dốc, độ thẳng đứng theo yêu cầu thiết kế.
- Hàn nối& lót bằng lớp hàn TIG và hàn kín áp lực hoàn toàn mối hàn. Khi mối hàn nguội
gõ sạch xỉ.
 Các lưu ý:
- Dùng băng keo giấy, băng keo trong bọc các vị trí đã hàn bên ngoài phòng máy khi
chưa sơn hoàn thiện để tránh bị gỉ sét mối hàn.
- Tất cả các mối hàn trước khi chưa hàn phải quấn băng keo để tránh gỉ sét, lọt ẩm vào.
- Không được dùng gió đá để tạo lỗ trên ống. Phải sử dụng máy cắt, khoan để làm các
công việc cắt ống, khoan ống.

VI.THỬ XÌ, HÚT CHÂN KHÔNG HỆ THỐNG


1. Kiểm tra, chuẩn bị trước khi lắp đặt.
- Kiểm tra, chuẩn bị vật tư, đồ nghề trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra cácđồng hồ dùng cho thử xì, hút chân. Các đồng hồ phải đảm bảo mức chia
phù hợp, phải có chứng nhận hiệu chuẩn của cơ quan chức năng. Khi thử xì, hút chân
không đều có 02 đồng hồ cùng thực hiện và không được dùng đồng hồ của hệ thống để
thực hiện công tác này.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống, đóng van chặn các rơle áp suất, van chặn trước van an toàn,
đồng hồ… cô lập các thiết bị cần thiết để tránh hư hỏng khi tiến hành thử xì.
- Mở các van điện từ để thông hệ thống.
- Chuẩn bị các bản vẽ phần thấp áp, phần cao áp để phục vụ cho quá trình thử áp lực.
- Đệ trình Catalogue, xuất xứ/chứng nhận của vật tư/thiết bị liên quan.

2. Tiến hành thử xì.


Khí sử dụng: Nito sạch.Các bước thực hiện được chia làm 3 bước:
Bước 1: Nạp khí với áp lực 3 kg/cm2 duy trì trong 5 phút để kiểm tra các vị trí bị hở lớn.
Bước 2: Nâng áp lực lên 10 kg/ cm2 duy trì trong 5 phút để kiểm tra các vị trí bị hở nhỏ hơn.

Biện pháp thi công Trang 7/8


Bước 3: Nâng áp lực lên 15kg/cm2 (với R134A) duy trì trong 24h để kiểm tra các vết hở nhỏ li ti.

Chú ý:
- Áp không thay đổi trong suốt quá trình thử. (Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc nạp và lúc
kiểm tra thì ta có thể áp dụng giá trị sai lệch là: Nếu nhiệt độ tăng 1 oC thì áp suất kiểm tra tăng
0.1 kg/cm2).
- Khi nạp Nitơ chỉ nạp vào đường ống lỏng, không được nạp vào đường ống hơi

Sau khi hoàn tất quá trình và hệ thống hoàn toàn kín, lập biên bản thử xì hệ thống và các bên
ký xác nhận kỹ thuật.

3. Tiến hành hút chân không.


Sử dụng máy hút chân không để hút đến áp suất thấp hơn 75mmHg. Trong quá trình hút phải
theo dõi độ hạ áp suất trong hệ thống, nếu áp suất bị hạ xuống áp suất nào đó cao hơn mức
75mmHg và dừng lại ở mức này trong thời gian dài thì cho kiểm tra thử xì hệ thống, xử lý nếu
có và tiếp tục hút đưa áp suất chân không hệ thống đạt 75mmHg.
Duy trì độ chân không nói trên ít nhất 12-24 giờ, nếu áp lực hệ thống không tăng quá 5mm Hg
thì hệ thống đảm bảo kín.
VII. VẬN HÀNH & BÀN GIAO
1. Vận hành
Sau khi đã hoàn thành các công tác trên tiến hành đóng điện vận hành thử, trong thời gian vận
hành bắt buộc phải có Giám sát, Cán bộ kỹ thuật túc trục nhằm xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy
ra.
Thời gian vận hành chạy thử theo yêu cầu của Giám sát của chủ đầu tư nhằm đảm bảo khi vận
hành thực tế đạt được kết quả tốt nhất
2. Bàn giao
Sau khi vận hành xong các bên cùng nhau tiến hành các thủ tục bàn giao dự án cho Chủ đầu tư
đưa vào sửa dụng và hướng dẫn cụ thể cho Bộ phận nhận bàn giao hiểu rõ quy trình vận hành,
bảo trì, bảo dưỡng.

Biện pháp thi công Trang 8/8

You might also like