You are on page 1of 7

PHỤ LỤC 1

BÀI GIẢNG E-LEARNING


Biện pháp an toàn khi làm việc trên ĐDK cao áp đã cắt điện nhưng đi chung
cột, giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp đang vận hành

A. Mục tiêu bài học


Nhằm cung cấp các kiến thức về an toàn khi làm việc trên ĐDK cao áp đã cắt
điện nhưng đi chung cột, giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp đang vận hành.
B. Phạm vi và đối tượng áp dụng của bài học
- Đối tượng áp dụng bài học là người lao động trực tiếp làm công tác trên đường
dây truyền tải điện.
- Phạm vi bài học trang bị kiến thức an toàn cho người lao động trực tiếp làm
công tác trên đường dây truyền tải điện các biện pháp an toàn khi làm việc trên ĐDK
cao áp đã cắt điện nhưng đi chung cột, giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp
đang vận hành.
C. Nội dung bài học
1. Những rủi ro khi làm việc trên ĐDK cao áp đã cắt điện nhưng đi chung cột,
giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp đang vận hành.
2. Biện pháp an toàn chung.
3. Biện pháp an toàn cụ thể.
D. Nội dung chính
I. Những rủi ro khi làm việc trên ĐDK cao áp đã cắt điện nhưng đi chung cột,
giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp đang vận hành
1. Tai nạn do điện gồm:
a) Phóng điện cao áp do vi phạm khoảng cách an toàn;
b) Phóng điện thao tác nhầm;
b) Bị điện giật do điện cảm ứng hoặc do điện tích trong cáp ngầm.
2. Tai nạn do ngã cao.
3. Tai nạn do dụng cụ làm việc.
4. Tai nạn do động vật (rắn), côn trùng (ong).
5. Tai nạn do rơi rớt dụng cụ, vật tư; do trơn trượt, sụp hố sâu.
II. Biện pháp an toàn chung khi làm việc trên ĐDK cao áp đã cắt điện nhưng đi
chung cột, giao chéo hoặc song song với ĐDK cao áp đang vận hành
1. Biện pháp tổ chức
a) Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp
an toàn.
b) Đăng ký công tác.
c) Sinh hoạt, phổ biến công tác an toàn đầu giờ triển khai phương án thi
công và biện pháp an toàn. Kiểm tra dụng cụ an toàn, dụng cụ thi công trước khi
làm việc.
d) Làm việc theo Phiếu công tác.
e) Cho phép làm việc tại hiện trường.
f) Giám sát an toàn trong thời gian làm việc.
g) Những biện pháp tổ chức khác như: nghỉ giải lao; nghỉ hết ngày làm việc
và bắt đầu ngày tiếp theo; thay đổi người khi làm việc; kết thúc công việc, trao trả
nơi làm việc, khoá phiếu công tác.
h) Kiểm tra hiện trường công tác.
2. Biện pháp kỹ thuật
2.1.Cắt điện
a) Cắt điện ĐDK cao áp theo kế hoạch để làm việc.
b) Cắt điện ĐDK ở gần (đi chung cột, giao chéo hoặc song song) nếu nếu
sau khi phân tích, đánh giá rủi ro không đưa ra được biện pháp kiểm soát an toàn
khác.
2.2.Nối đất
a) Nối đất ngắn mạch (di động) tạo vùng an toàn khi làm việc:
- Đơn vị quản lý vận hành (QLVH) tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các
đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.
- Đơn vị công tác chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc
sao cho đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
- Ví dụ: Sơ đồ nối đất đường dây 500kV Sông Mây (585, 575)–Tân Định
(575)
+ Nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường của đơn
vị QLVH: Đội TTĐ Biên Hòa 1 là đội QLVH đường dây 500kV Sông Mây (585,
575)–Tân Định (575) thực hiện nối đất ngắn mạch (di động) 03 pha tạo vùng an
toàn tại vị trí cột 0001 và cột 1016 trước khi bàn giao đường dây cho các đội TTĐ
khác.
+ Nối đất tạo vùng làm việc an toàn của đơn vị công tác: Các đội TTĐ công
tác thực hiện nối đất cho đơn vị công tác nằm trong vùng bảo vệ nối đất như: đội
TTĐ Định Quán nối đất ngắn mạch 03 cột 1001, cột 1006 tạo vùng nối đất ngắn
mạch an toàn cho đội TTĐ Định Quán, tượng tự các đội TTĐ còn lại.
+ Nối đất ngắn mạch tại vị trí giao chéo ở hai phía cột đường dây đường dây
500kV Sông Mây (585, 575)–Tân Định (575).
b) Nối đất chống điện áp cảm ứng:
- Do đơn vị công tác thực hiện.
- Thực hiện đất chống điện áp cảm ứng như sau:
+ Nối đất chống điện áp cảm ứng khi tháo rời dây dẫn, dây chống sét (Tháo
lèo): trước khi tháo thực hiện nối đất ở hai phía chỗ định tháo rời.
+ Làm việc tại cột nào thì nối đất tại cột đó.
+ Thực hiện nối đất máy kéo, máy hãm.
2.3.An toàn khi lắp đặt trên ĐDK cao áp nhiều mạch khi các mạch còn lại
đang vận hành:
a) Tuân thủ biện pháp an toàn làm việc trên cao: Sử dụng dây an toàn 02
đầu móc, khi xuống chuỗi cách điện phải có dây an toàn phụ, đảm bảo sức khỏe
khi làm việc trên cao.
b) Cấm dùng thước làm bằng thép (kim loại) để đo. Cấm làm việc khi có gió
cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột.
c) Không buông thõng tự do các đầu dây thừng.
d) Kéo lên cột hoặc thả xuống đất các chi tiết nhỏ và dụng cụ làm việc phải
dùng dây thừng vô tận. Các chi tiết và dụng cụ chuyển lên cột bằng dây thừng vô
tận chỉ được tháo ra khỏi dây này sau khi chúng đã được đặt vào vị trí và bắt chặt
vào cột. Dụng cụ, đồ nghề phải đựng trong túi chuyên dùng.
e) Cấm trèo lên cột ở phía dây dẫn có điện.
f) Cấm người đến gần dây dẫn có điện. Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ
phận nào của cơ thể (kể cả phương tiện, dụng cụ khi cầm, mang có khả năng dẫn
điện) đến phần mang điện (dây dẫn, vòng đẳng thế,...) theo quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m)
Từ 01 đến 35 0,6
Trên 35 đến 110 1,0
220 2,0
500 4,0
g) Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt cũng không thể văng
về phía dây dẫn đang có điện. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép
(cáp hãm, kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của ĐDK đang có điện được quy
định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Đến 35 2,5
110 3,0
220 4,0
500 6,0
h) Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra đúng tuyến ĐDK đã được cắt điện,
đồng thời phải treo cờ đỏ bên nách xà mạch đang mang điện.
i) Trước khi căng dây lấy độ võng tại cột néo phải tiến hành tiếp địa di động
vào dây dẫn/dây chống sét bằng cách lấy 01 đầu dây tiếp địa lắp vào cột trước, đầu
còn lại của dây tiếp địa lắp vào dây dẫn/ dây chống sét (Lúc này đầu dây dẫn/dây
chống sét ở dưới đất thường có độ dài cao hơn khoảng cột).
j) Trong quá trình lấy độ võng, cấm tiếp xúc với dây dẫn. Người chỉ huy
trực tiếp phải có biện pháp đề phòng Nhân viên đơn vị công tác và người ngoài
chạm phải dây dẫn. Khi đánh dấu dây dẫn phải dùng găng tay cách điện hoặc dùng
chổi sơn cán gỗ hoặc bút xóa.
k) Dây dẫn thả xuống đất để bắt khoá kéo dây phải được nối đất ngay tại
chỗ bắt khoá. Dây nối đất phải có 02 nhánh đấu với cọc nối đất chung và nối với
dây dẫn ở cả hai bên chỗ bắt khoá. Khi đấu dây nối đất phải dùng dụng cụ cách
điện. Khi bắt khoá kéo dây phải đứng trên tấm cách điện như ván, gỗ khô. Dây
dẫn phải cách ly với khoá kéo dây qua chuỗi sứ cách điện.
l) Chuyển dây dẫn từ ròng rọc sang khoá đỡ phải thực hiện nối đất chống
cảm ứng tại từng vị trí làm việc (pha).
m) Trước khi nối các đầu dây dẫn ở các dây lèo của cột đảo pha, cột néo phải
nối đất cả 03 dây dẫn về hai phía cột bằng 06 dây nối đất (mỗi đầu dây dẫn phải
đấu một đầu dây nối đất). Cả 06 dây nối đất này đều phải đấu vào một cọc nối đất
chung. Chỉ được nối các đầu dây lèo ở cột néo và chỗ đảo pha sau khi đã kết thúc
mọi công việc lắp đặt và bàn giao xong ở các khoảng cột liền kề bên cạnh.
n) Ngăn ngừa trường hợp khi kéo dây chống sét hướng gió thay đổi làm dây
chống sét đang kéo đưa sang mạch mang điện vi phạm khoảng cách an toàn. Thực
hiện treo puly trên dây dẫn (dùng nài cáp cố định móc treo của puly vào dây dẫn)
sau đó mở nắp của puly để đưa dây chống sét vào rãnh của puly như hình vẽ bên
dưới. Trong trường hợp không treo puly được sẽ thực hiện cắt điện mạch đang
mang điện.

2.4.An toàn khi làm việc trên ĐDK đã cắt điện nhưng giao chéo hoặc song
song với ĐDK cao áp đang vận hành.
a) Nếu người và phương tiện làm việc không vi phạm khoảng cách an toàn
cho phép hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì không phải cắt
điện ĐDK ở gần với ĐDK sẽ làm việc.
b) Tuân thủ biện pháp an toàn làm việc trên cao: Sử dụng dây an toàn 02 đầu
móc, khi xuống chuỗi cách điện phải có dây an toàn phụ, đảm bảo sức khỏe khi làm
việc trên cao.
c) Khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với ĐDK đang vận
hành thì phải cắt điện các ĐDK ở phía dưới ĐDK sửa chữa.
d) Trường hợp không thể cắt điện ĐDK ở phía dưới để căng, kéo dây ĐDK
phía trên thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với ĐDK có điện. Trong trường hợp
này giàn giáo phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo khoảng cách an toàn đối
với ĐDK có điện. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện ĐDK phía dưới và
việc làm giàn giáo này phải được lập thành phương án cụ thể, được Cấp có thẩm
quyền của Đơn vị công tác phê duyệt. Chỉ làm được tại vị trí cột đỡ.

e) Nếu có tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên trên
ĐDK có điện, bằng cách dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả hai đầu và ghì
xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là
ĐDK giao chéo thì phải nối đất ở hai phía.
f) Khi thi công, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm,
kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của ĐDK đang có điện được quy định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Đến 35 2,5
110 3,0
220 4,0
500 6,0
Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách nhỏ
hơn khoảng cách được quy thì phải dùng dây néo để kéo dây chằng đủ cách xa dây
dẫn. Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt cũng không thể văng về
phía dây dẫn đang có điện.
g) Khi sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ phương tiện phục vụ sửa
chữa nóng) làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải đảm bảo
khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp theo quy định như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Từ 1 đến 35 4,0
110 6,0
220 6,0
500 8,0

You might also like