You are on page 1of 5

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Bài đọc số 4:

Niên khóa 2004-2005 Làm luật vì thời đại dân doanh

Bài đọc số 4

LÀM LUẬT VÌ THỜI ĐẠI DÂN DOANH

Ví dụ thảo luận 1: Cân bằng lợi ích

Bài chính
Đã hết đường lùi
Thanh Hương
“Nếu vấn đề thực thi sở hữu trí tuệ (SHTT) trong lĩnh vực xe máy được thực
hiện nghiêm khắc thì chắc ngành công nghiệp xe máy trong nước đã không phát
triển mạnh như vừa qua”, là thừa nhận của không ít chuyên gia đến từ các cơ
quan hữu trách tại Hội thảo Sở hữu công nghiệp (SHCN) trong sản xuất lắp ráp
xe gắn máy và phụ tùng do Hiệp hội Xe đạp - xe máy Việt Nam (VBMA) tổ chức
giữa tuần qua.

Không hẹn mà nên, nhận định này cũng được tái khẳng định lại trong buổi lấy ý kiến
đóng góp cho Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe máy tới năm 2010
tại Bộ Công nghiệp diễn ra vào chiều cùng ngày.
Theo các chuyên gia của Bộ Công nghiệp, trong thời gian qua, các doanh nghiệp
(DN) xe máy đã góp công không nhỏ trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm xe
máy với giá cả hợp lý để ngay cả những người có thu nhập thấp vẫn có thể mua được.
Không chỉ có vậy, sự có mặt của các DN trong nước lắp ráp, sản xuất xe máy cũng đã
góp phần làm “hạ nhiệt” giá các loại xe máy có thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật
Bản. Trong khi các nước như Nhật Bản, Thái Lan… phải mất ba, bốn chục năm để có
được một ngành công nghiệp xe máy thì tại Việt Nam quãng thời gian đó chỉ là
khoảng 5 năm. Hiện tại, tỷ trọng của các phụ tùng cấu thành nên chiếc xe máy được
sản xuất tại Việt Nam đã đạt tới 80%, tức là quá thừa tiêu chuẩn là “sản phẩm Việt
Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh công lao đó thì cùng với quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ
nhiều DN xe máy trong nước cũng đã và đang phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã
là không thể đủ sức đầu tư cho khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Đây cũng
là điểm yếu nhất để phát triển một cách bền vững ngành công nghiệp này đối với các
DN trong nước. Trong khi đó, vấn đề SHTT với lĩnh vực xe máy nói riêng cũng như
trong toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế nói chung lại đang là mối quan tâm của
các nước trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) vào năm 2005 tới.
Trên thực tế, tình trạng nhái lại kiểu dáng sản phẩm của các DN nổi tiếng như Honda
đã từng là nỗi bức xúc của chủ sở hữu kiểu dáng này. Đã có những loại xe của các
DN trong nước sản xuất không chỉ vi phạm một kiểu dáng mà tới hai bởi “đầu Future,
đuôi Wave”. Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, đã có hơn 400 vụ vi phạm kiểu dáng đối
với các sản phẩm của Honda Nhật Bản được các cơ quan hữu trách phát hiện và xử lý.
Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp sau cuộc kiểm tra định kỳ đối với các DN xe máy
vào tháng 10 vừa qua, hiện nay, tất cả các loại xe máy do các DN trong nước sản xuất
hầu như là sao chép lại kiểu dáng công nghiệp của các DN nước ngoài. Như vậy, nếu
các DN nước ngoài đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có biện pháp kiên
quyết ngăn chăn việc sao chép kiểu dáng công nghiệp của họ thì các DN trong nước
sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình.

Phạm Duy Nghĩa 1


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Bài đọc số 4:
Niên khóa 2004-2005 Làm luật vì thời đại dân doanh

Thừa nhận điểm này, bà Trần Thu Thảo, Giám đốc Công ty Xe và Máy cho biết, hiện
có khoảng 400.000 xe máy đang tồn đọng tại các DN trong nước khó có thể bán được
vì yếu tố vi phạm kiểu dáng công nghiệp, dù rất nhiều xe trong số này đã được cấp
giấy chứng nhận đăng kiểm. “Các cửa hàng không dám bày ra vì sợ bị phạt, mà
không bày thì không bán được và DN cũng không thể thu hồi được vốn nên bí đủ
đường”, bà Thảo nói.
Ông Hoàng Văn Tân, Phó cục trưởng Cục SHTT (NOIP) cũng cho biết, chỉ tính riêng
từ đầu năm 2004 tới nay, Cục này đã nhận được 55 đề nghị xác định việc có vi phạm
SHTT đối với mặt hàng xe máy. Con số này chiếm 20% yêu cầu xác định về vi phạm
SHTT của tất cả các mặt hàng mà NOIP nhận được.
Cũng theo ông Tân, cho tới nay, trong số 169 đơn xin bảo hộ kiểu dáng đối với xe
máy được gửi tới NOIP thì các DN đầu tư nước ngoài chiếm 103 đơn và đã được cấp
69 bằng SHCN về kiểu dáng. Còn lại 63 đơn của các DN trong nước thì mới chỉ cấp
được 9 bằng sở hữu về kiểu dáng. “Rất nhiều hồ sơ xin cấp bằng SHCN về kiểu dáng
của các DN trong nước bị NOIP từ chối bởi không tạo ra một kiểu dáng thực sự khác
biệt với những kiểu dáng đã được bảo hộ”, ông Tân nói
Về phía mình, các DN trong nước cũng thừa nhận, chi phí và thời gian để thiết kế
được một mẫu xe vượt quá khả năng của họ. Bà Thảo cho hay, đầu tư 1 triệu USD
cho một kiểu dáng xe cũng chưa chắc đã thắng, mà cũng phải có cỡ 5 kiểu dáng thì
mới may ra chọn được một. Đó là chưa kể thời gian từ khâu thiết kế tới lúc ra sản
phẩm mẫu cũng mất tới hai năm.
Trước những đề nghị của các DN xe máy trong nước cần có thêm thời gian để làm
quen với vấn đề SHCN, ông Tân cho rằng, đã hết đường lùi về thời hạn bởi những
cam kết khi gia nhập WTO đã rất cận kề. “Các DN hãy quan tâm tới SHTT trước khi
tiến hành sản xuất, để khỏi mất công thiết kế thì phải quan tâm tới tính pháp lý về
SHCN của các sản phẩm”, ông này nói thêm.

Quản lý kinh tế
Lại chuyện tạm dừng đăng ký xe máy
Chấn Hưng
Câu chuyện tạm dừng đăng ký xe máy tại quận Thanh Xuân, Tây Hồ và Cầu
Giấy lại một lần nữa được ông Đỗ Hoàng Ân, Phó chủ tịch UBND Thành phố
nhắc tới. Tuy không phải là thông tin “lần đầu” , nhưng cứ mỗi lần việc sắp
“tạm dừng” được nói tới là thị trường xe máy ở Hà Nội lại không tránh khỏi sự
“xáo trộn”.

Được mất chuyện “tạm dừng”


Không chỉ người đang có nhu cầu mua xe, đổi xe mới “rộn ràng”
Số lượng xe máy
trước tuyên bố “tạm dừng”, mà ngay cả người không có tiền hoặc
ngoại tỉnh lưu
chưa đủ tiền mua xe cũng chẳng thể “cầm lòng” trước tin này.
hành ở Thủ đô
Chị X.A là nhân viên mới của một chi nhánh ngân hàng thương
tăng mạnh sau khi
mại ở quận Thanh Xuân, nhà chị thuê để ở cách nơi làm chỉ vài
Hà Nội tạm dừng
bước chân, nhưng cuối tuần qua chị cũng vội vàng vay mượn
đăng ký xe máy
thêm tiền tậu “con xe” Atila để thoả mãn giấc mơ “mặc váy, đi xe
ga” từ bấy lâu nay. Ngoài số tiền 23 triệu đồng mua xe, chị còn phải mất thêm hơn 5
triệu đồng nữa nhờ cửa hàng giúp “ra biển” (gồm tiền mua suất đăng ký, nộp thuế, lệ

Phạm Duy Nghĩa 2


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Bài đọc số 4:
Niên khóa 2004-2005 Làm luật vì thời đại dân doanh

phí lấy biển số...). Giấc mơ “xe ga” sớm trở thành hiện thực, nhưng X.A cũng chẳng
mấy vui vẻ gì. “Nếu không có tin đồn “tạm dừng” thì tôi cũng chẳng vội gì việc mua
xe, bởi tết nhất đến nơi rồi, có bao nhiêu tiền dành dụm vất hết vào “con xe”, lại còn
thêm nợ nần nữa...”, chị than thở.
Có lẽ người “vui mừng” nhất sau tin đồn “tạm dừng” là các đại lý bán xe máy. “Xe
đang buôn bán èo uột, các bác “lãnh đạo” cứ cho một tuyên bố “ỡm ờ” như vậy là sẽ
giúp bọn này tiêu thụ được hàng tồn đọng mà giá bán có khi lại còn tăng lên”, ông
chủ một đại lý xe máy trên Phố Huế nói giọng đầy phấn chấn. Ngoài ra, đội quân
chuyên đi săn lùng mua lại suất đăng ký xe máy kỳ này cũng trúng. Nhiều người đang
sẵn sàng bán lại suất đăng ký của mình với giá bèo (bởi không bán sau “tạm dừng” sẽ
chẳng còn ý nghĩa). Cứ mỗi xe nhờ suất đăng ký, đội quân săn lùng lại được hưởng từ
200.000 đến 500.000 đồng.
Các chủ cửa hàng bán xe ở Phố Huế, Tôn Đức Thắng, Bà Triệu... đã tỏ ra “bình chân
như vại” trước thông tin tiếp tục “tạm dừng” đăng ký xe ở một số quận mới. “Tạm
dừng ở quận, thì còn có huyện, đó là chưa kể lực lượng đông đảo bộ đội, công an
đóng trên địa bàn cũng có suất đăng ký để bán”, một chủ cửa hàng giải thích. Một chủ
cửa hàng khác thì nói thẳng hơn: “Bác nào ở nội thành cần đăng ký bao nhiêu xe tôi
cũng đáp ứng được, miễn là mỗi xe trả thêm 2,5 triệu đồng”.

Đã “tạm” nhưng chẳng thể dừng


Một số người đang tỏ ra hoan hỷ trước thực tế, lượng xe máy đăng ký sau chủ trương
tạm dừng đăng ký ở 4 quận nội thành giảm 8,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng có
nhiều người khác thì lại nhìn thấy sự không hiệu quả khi mà lượng xe ngoại tỉnh đang
lưu hành ở Thủ đô tăng gấp nhiều lần so với trước khi có chủ trương “tạm dừng đăng
ký”.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất do chủ trương “tạm dừng đăng ký” xe mang đến trong
thời gian qua là việc, các chủ chính của xe lại đang sử dụng và mang đăng ký xe
không hề chính chủ. Trước đây, Bộ Tài chính đã từng phải giảm thuế trước bạ khi
sang tên, đổi chủ xe xuống 50% để hạn chế tình trạng đi xe không chính chủ, thì nay
chủ trương “tạm dừng đăng ký” lại đi ngược lại điều mà Bộ Tài chính theo đuổi. Do
mọi việc đều thông qua các đại lý bán xe, nên những người mua xe và người bán suất
đăng ký chẳng cần biết mặt cũng như các thông tin cơ bản của nhau. Và chính điều
này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung và trật
tự trị an nói riêng. Nếu như trước đây mọi lỗi vi phạm, tai nạn... người ta chỉ cần biết
biển số xe là có thể tìm ra tung tích người sử dụng, còn nay thì rất có thể phải “bắc
thang lên hỏi ông trời”.

Giải pháp cho tương lai


Việc phải sớm tìm ra giải pháp mới để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tắc nghẽn
giao thông là thách thức lớn nhất với Hà Nội vào lúc này. Nhiều chuyên gia kinh tế
bắt đầu nói đến việc, thay vì mở rộng tạm dừng đăng ký xe Hà Nội nên tháo bỏ giải
pháp này. Thay vào đó là quy định, những người dân ở Hà Nội có nhu cầu đăng ký từ
chiếc xe thứ hai trở lên thay vì phải mua suất đăng ký như hiện nay có thể nộp một
khoản thuế, phí cao hơn rất nhiều so với chiếc xe đầu tiên mà họ đăng ký. Như vậy,
phí tổn “lách luật” để có thêm xe hiện nay của nhiều người dân Hà Nội sẽ được nộp
vào ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho phát triển hạ tầng giao thông Thủ đô, thay
vì vào túi những kẻ trung gian hay những người có tiêu chuẩn nhưng không có nhu
cầu. Cách làm này còn giúp giảm được tình trạng chủ chính của xe nhưng không
chính chủ đang diễn ra phổ biến hiện nay do chủ trương “tạm dừng”.
Đồng thời với giải pháp trên là việc phải tính đến phương án hạn chế giao thông vào

Phạm Duy Nghĩa 3


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Bài đọc số 4:
Niên khóa 2004-2005 Làm luật vì thời đại dân doanh

trung tâm Thủ đô bằng cách thu phí phương tiện giao thông thường xuyên hoạt động
ở trung tâm thật cao. Đây là giải pháp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thực
hiện giải pháp này sẽ khiến người dân buộc phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng
các phương tiện cá nhân lưu thông trong trung tâm Thủ đô so với việc sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng.

Ví dụ thảo luận 2: Đưa cuộc sống vào pháp luật

Thứ bảy, 26/5/2001, 16:17 (GMT+7)


Luật tục - bài học giữ rừng của người Ê Đê

Trong khi nhiều nơi ở Tây Nguyên xói mòn đất đã đến mức
báo động, thì tại Đăk Lăk, hiện vẫn còn những vùng rừng
rất tốt như ở đồi Chư Lâm, xã Chư Sê, huyện Chư M’ga.
Cánh rừng này là dấu ấn đậm nét về sự tôn trọng của dân
làng đối với những răn dạy trong luật tục bảo vệ rừng và
quy định của già làng về cách “ăn rừng”.
Người Tây Nguyên
vốn coi trọng rừng Vì rừng có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư Tây Nguyên,
như lưng ông bà. nên từ xa xưa, người dân nơi đây đã rất có ý thức bảo vệ rừng,
tôn trọng các quy tắc của cộng đồng về xác lập chủ quyền đối
với rừng và đất rừng của từng gia đình, dòng họ. Chẳng hạn, luật tục Ê Đê quy định
rất rõ về các tội đốt, phá rừng.

Điều 80 của luật tục Ê Đê nói rằng: “Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi, đàn bà thường
đốt lửa bậy bạ, có những người đốt lửa mà làm như kẻ điên, kẻ dại. Cây le đang đâm
chồi thế mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi thế mà họ chặt mất đọt. Nếu
người ta bắt được họ đem cho người tù trưởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại
ngay, tay của họ tất phải xiềng lại ngay. Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy
trụi, hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu trụi tất cả. Vì vậy có chuyện nghiêm trọng cần
phải xét xử họ”.

Luật tục cũng răn dạy dân làng không được mang củi cháy dở vào rừng: “Ai có con
phải dạy con, ai có cháu phải dạy cháu, kẻo đi hái củi mà không biết đi, đi suối lấy
nước mà không biết đi. E rằng họ sẽ đốt đuốc cầm theo. E rằng đi rẫy lo việc nương
rẫy mà không biết đi, cầm theo những đầu cây cháy dở có thể huỷ diệt cả rừng… Cho
nên biết được con đàn bà ấy là ai, thằng đàn ông ấy là ai thì việc xét xử phải đi đến
bồi thường nặng”.

Coi đất là mẹ

Kẻ xâm lấn rừng và đất rừng của người khác nhất định phải đưa ra xét xử: “Đất đai,
sông suối, cây rừng là cái nong cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái
hang, trông coi rừng, trông coi cây K’tơng, cây kdjar” (điều 231).

“Có bao nhiêu con, có bao nhiêu cháu đều phải dạy bằng hết cho chúng: Cấm không
được đóng cọc vào cây k’tơng, cấm không được trèo lên cây kdjar. Phạm điều cấm đó
người ta coi ngang với tội chặt đuôi voi, tội mò vào với vợ tù trưởng nhà giàu, tội
thông dâm với vợ của người anh em. Tội đó phải đưa ra xét xử (điều 232).

Phạm Duy Nghĩa 4


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Luật và Kinh tế Bài đọc số 4:
Niên khóa 2004-2005 Làm luật vì thời đại dân doanh

(Giải thích: người Ê Đê coi đất là mẹ. Đất cao nguyên có cấu trúc lượn sóng nên họ
quan niệm đất là cái lưng ông bà. Truyền thuyết Ê Đê cho rằng hang Adrênh là nơi ra
đời của người Ê Đê. K’tơng, kdjar là cây thân gỗ mọc trong rừng, ong thường làm tổ
trên đó. Luật tục quy định chỉ có chủ đất mới có quyền sở hữu các tổ ong đó).

"Ăn" chậm chứ không phá

Xuất phát từ những quy định đó, từ xa xưa người Tây Nguyên đã rất có ý thức bảo vệ
rừng, giữ rừng. Phương thức canh tác của họ là luân canh. Sau 3 năm trồng tỉa người
ta lại trả đất cho rừng. Cây rừng tiếp tục phát triển trên mảnh đất đó. Cách “ăn rừng”
như thế khá khoa học nên rừng suy giảm chậm. Cũng vì thế mà ngày xưa ra khỏi nhà,
cách mấy đoạn dao quăng người ta đã lấy được củi, bẻ được măng, nhặt được nấm.

Vậy thì tại sao lâu nay chúng ta không nghiên cứu đến việc giao đất, giao rừng cho
các cộng đồng buôn làng, không tạo điều kiện tốt cho các già làng, trưởng buôn để họ
áp dụng những điều tốt đẹp này của luật tục vào vận động đồng bào bảo quản rừng?

(Theo Lao Động, 26/5)


Đ ầu t ư 27/12/2004

Phạm Duy Nghĩa 5

You might also like