You are on page 1of 2

VẬN ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN NGƯỜI DÂN NÂNG CAO Ý

THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN


Các cấp chính quyền và các tổ chức liên quan phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục,
nêu cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Đưa những bài viết về môi trường vào
trong sách giáo khoa, giúp cho học sinh có thái độ và có cái nhìn đúng đắn về môi trường
và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi
trường đang sống. Hãy làm tất cả những gì có thể để bảo vệ môi trường, cũng là giữ gìn
xử sống cho toàn thể nhân loại. Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy
nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân
mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa. Đó là tất cả những gì chúng tôi mong muốn tất cả
các bạn hãy cùng thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một Trái Đất xanh mãi
mãi.

SỬ DỰNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM NGUỒN TÀI


NGUYÊN BIỂN
Biển của chúng ta có nhiều đàn cá thuộc những đại diện cá có đời sống dài, thành thục
chậm, khả năng khôi phục số lượng quần thể kém, như cá hồng, cá song, cá kẽm, cá
mú… lại là những đối tượng rất có giá trị.
Vùng nước ven bờ là bãi đẻ, nơi nuôi dưỡng của cá con và cá chưa thành thục, mật độ
cá cao. Đây cũng là vùng tập trung các đặc sản. Vùng nước ven bờ là vùng có sức sản
xuất cao nhưng đồng thời cũng là vùng dễ bị con người làm ô nhiễm nặng. Vùng khơi tập
trung những cá có kích thước lớn, thành phần cá khai thác ít phức tạp, dễ gặp những đàn
cá với mật độ lớn, đôi khi đạt hàng trăm tấn (cá trích, sòng, bạc má, thu, ngừ…). Môi
trường đỡ bị nhiễm bẩn, song sức sản xuất không cao so với vùng sát bờ.
Do đó, công nghiệp hóa khai thác là con đường đưa nghề cá vào vùng nước khơi,
vào các đại dương, vừa nâng cao hiệu suất khai thác, vừa bảo vệ khu vực tái sản xuất ở
ven bờ. Nông nghiệp hóa biển nhằm biến các vùng nước nông ven bờ thành các cơ sở
nuôi trồng hải sản một cách thực thụ, tương tự như ruộng đồng, chuồng trại trên đất liền.
Công nghiệp hóa khai thác và nông nghiệp hóa biển bao hàm hướng phân bố lại lao
động, phân bố lại ngành nghề trên biển; đồng thời, về bản chất mà nói, đó là sự chuyên
canh lớn đối với nghề khai thác nguồn lợi sinh vật trên quan điểm sử dụng hợp lý, tiết
kiệm toàn bộ ti nguyên của một thể thống nhất – Biển

BẢO VỆ NGUỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN


Để bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ môi trường biển cần có những biện pháp
tổng hợp bao gồm hệ thống luật, các biện pháp kinh tế và hành chính cũng như công tác
giáo dục và giác ngộ người dân. Trước mắt các công việc cấp bách cần thiết phải làm
ngay như sau:
- Từng bước đưa nghề cá ra xa bờ và đẩy mạnh công tác nuôi trồng theo hướng
bán thâm canh, ngăn cấm khai thác các đàn cá di cư đi đẻ, cấm sử dụng các công
cụ khai thác lạc hậu.
- Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường và pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản
cần quy định những vùng cấm đánh bắt, thời gian cấm đánh bắt ở các vùng nước
ven bờ, tiêu chuẩn hóa và quy định kích thước tối thiểu của đối tượng được phép
hai thác cũng như mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong nghề cá,…
- Bảo vệ những nơi sống đặc trưng đối với các lòai hải sản, bao gồm trong đó là
bảo tồn, khôi phục lại rừng ngập mặn, bảo vệ các rạn san hô, các bãi cỏ ngầm ven
biển và quanh các hải đảo.
- Công tác lấn biển mở rộng diện tích cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và
định cứ,… trên các vùng cửa sông ven biển, khai thác sa khóang, cát, xây dựng
bến cảng, khai thông luồng lạch,… đều phải tuân theo các quy họach tổng thể của
vùng, lãnh thổ.
- Cần có các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế các nguồn thải, các chất
gây ô nhiễm đổ ra biển từ các khu công nghiệp, khu dân cư, phương tiện giao
thông thủy, khu vực khai thác tinh chế dầu của ngành dầu khí.

Ảnh:https://drive.google.com/drive/folders/1Tl2Jeu7gPbI
FiIxKldOTQfTodQIHqLur?usp=sharing

You might also like