You are on page 1of 6

Câu 13:

1. Ngồi vắt chéo chân


Bạn là người khiêm tốn, khá nhút nhát và luôn cảm thấy xấu hổ, bối rối khi gặp người lạ. Dáng ngồi tưởng
chừng "rất quyền lực" này thực chất lại thuộc về người thiếu tự tin.
Chính vì thế, nhiều người nhận thấy bạn là người khép kín, khó tiếp cận. Tuy nhiên, một khi đã trở nên thân
thiết, sự cở mở và chân thành ở bạn sẽ khiến họ khó rời xa.
2. Ngồi thẳng lưng
Bạn là một người có ý chí mạnh mẽ và tự tin.
là người tự tin và có tài giao tiếp, bạn khiến người đối diện cảm thấy hết mực tin tưởng.
3. Ngả lưng vào ghế
Đây là dáng ngồi của người tinh tế, nhạy cảm và biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trong cuộc sống,
đứng trước một quyết định quan trọng, bạn thường dành thời gian để suy xét vấn đề (ưu và nhược điểm) rồi mới
thận trọng đưa ra hành động.
4. Người hướng về phía trước
Bạn cởi mở và thích quan tâm đến nhiều thứ trong cuộc sống. Do đó, kể cả với người lạ, bạn vẫn mang đến cảm
giác dễ gần, thân thuộc.
5. Hai chân khép vào nhau
Tốt bụng, hòa nhã và đầy chân thành.Tính cách nổi trội nhất ở bạn là bạn đúng giờ, tỉ mỉ và thường lập kể hoạch
tỉ mỉ cho mọi chuyện.
6. Đan chéo mắt cá chân
Bạn là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Mặc dù vậy, bạn cũng khá cởi mở và thích kết giao với những người bạn
mới
7. Ngồi khoanh tay
Bạn là người nghiêm túc với tính cách mạnh mẽ đặc trưng. Mặc dù rất tự tin nhưng bạn hiếm khi vội mở lòng
với người khác.
8. Hai tay giấu vào đùi
Bạn rất dịu dàng, nhạy cảm và tốt bụng. Ở một khía cạnh khác, bạn là người biết quan tâm đến người khác và
thường không bỏ rơi họ trong lúc họ khó khăn.
9. Hai tay đan vào nhau
Bạn là người sống tình cảm, cởi mở, vui vẻ, lạc quan, quảng giao.
Giao tiếp với bạn, người khác dễ dàng cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực.
10. Hay tay để ngay ngắn trên đùi
Đây là dáng ngồi của một nhà lãnh đạo xuất chúng. Bạn tự tin và rất táo bạo, quyết đoán
Nếu như tư thế ngồi số 6 thể hiện phần nào phẩm chất của nhà lãnh đạo bẩm sinh thì tư thế ngồi này thuộc về
nhà lãnh đạo giỏi nhờ chuyên tâm học hỏi và đúc kết kinh nghiệm mà có được. Bạn thích thẳng thắn nhìn nhận
vấn đề và luôn tìm được cách giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.
Câu 14: Cử chỉ của đầu
1) Gật đầu (đồng ý)
2)Lắc đầu (không đồng ý)
3)Nghiêng đầu (gần nhau hơn, liếc nhìn, lắng nghe)
4)Cúi đầu (kính trọng, chào, tạ lỗi khiêm tốn)
5)Ngẩng cao đầu (tự tin , bản lĩnh, hiên ngang)
6)Quay đầu (bỏ đi theo hướng ngược lại)

CÂU 1: GIAO TIẾP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CƠ BẢN NÀO?


-- Có 7 chức năng giao tiếp:
1)Chức năng truyền thông:
Chức năng có cả ở người và động vật. Ở động vật, chức năng thông báo thể hiện ở điệu bộ, nét mặt, âm
thanh(phi ngôn ngữ).Còn ở người, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2, chức năng thông tin thông báo
được phát huy tối đa, nó có thể truyền đi bất cứ thông tin nào.
2)Chức năng nhận thức:
Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới về bản thân. Giao tiếp giúp cho con người
ngày càng mở rộng , làm cho vốn hiểu biết của con người ngày càng phong phú.
3)Chức năng phối hợp hành động:
Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận nhiệm vụ khác nhau nhưng để tổ chức hoạt động một cách thống
nhất và đồng bộ thành viên trong tổ chức thì cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp cho có hiệu quả.Thông qua
giao tiếp, con người hiểu được yêu cầu mong đợi, mục đích chung của nhóm trên cơ sở đó phối hợp với nhau
cùng hoạt động.
4)Chức năng điều khiển hành vi:
Qua giao tiếp, con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản thân, biết được cái hay cái dở của
bản thân. Trên cơ sở đó con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn. Chức năng điều khiển ,
điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn
nhau của các chủ thể.
5)Chức năng tạo lập quan hệ:
Đối với con người, sự cô đơn , bị cô lập với những người xung quanh là một trong những điều đáng sợ nhất.
Giao tiếp giúp con người ta ra những mối quan hệ với người khác.
6)Chức năng cân bằng cảm xúc:
Mỗi chúng ta đôi, đôi khi có những cảm xúc cần được chia sẻ. Sung sướng hay đau khổ, vui buồn, hy vọng hay
thất vọng đều muốn chia sẻ cho người khác. Trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và
giải tỏa được cảm xúc
7)Chức năng hình thành và phát triển nhân cách:
Trong giao tiếp, con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú và thế
giói quan được hình thành và phát triển. Thông qua giao tiếp, những tiêu chuẩn đạo đức (tinh thần, trách nhiệm
lòng vị tha,..)không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành qua đó con người tự nhìn nhận, đánh giá để có thể
điều chỉnh hoàn thiện mình.
CÂU 2: Trình bày mục đích và nguyên tắc cơ bản khi đặt câu hỏi?
-Mục đích của việc đặt câu hỏi : Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục đích của câu
hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (WHAT) và xác định được nguyên nhân là tại sao(WHY), thu nhập
được những thông tin cần thiết là ở đâu (WHERE), khi nào (WHEN), đối tượng là ai (WHO). Cuối cùng nó sẽ
giúp ta tìm ra phương án giải quyết vấn đề (HOW).Vậy vai trò như thế nào?
+Khởi động được suy nghĩ của những người tham gia
+Khuyến khích sự tham gia của đối tác
+Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại
+Tìm kiếm được tư duy và cuộc đối thoại
+Tìm kiếm được sự đồng cảm của những người tham gia
+Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp
-Nguyên tắc cơ bản khi đặt câu hỏi:
+Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi. Chúng ta phải xác định được hỏi để làm gì? Sau khi hỏi sẽ được những
gì? Một câu hỏi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng, có thông tin chính xác mà người hỏi muốn tìm hiểu.
+Một câu hỏi mơ hồ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm cho chúng ta mất đi cơ hội tìm kiếm
được thông tin mong muốn
+Từ mục đích câu hỏi, bạn phải xác định xem đâu là câu hỏi trọng tâm và câu hỏi phụ. Từ đó, bạn biết lựa chọn
câu hỏi phù hợp
Câu 7: Trình bày các bước để thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục
-Bước 1: Tạo bầu không khí bình đẳng
-Bước 2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại(tâm lý của họ , nguyên nhân làm họ lo ngại, bận tâm, từ chối)
-Bước 3: Bày tỏ sự thông cảm
+Đặt mình vào vị trí của người đối thoại
+Tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại
+Cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói phỉa dịu dàng
-Bước 4: Giải quyết vấn đề
+Cần phải giải quyết những băn khoăn, bận tâm trong lòng của hai bên cùng quan tâm
+Trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ sự bình tĩnh trong tranh luận, thảo luận để đi tới giải quyết vấn
đề
+Nắm vững nghệ thuật: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
CÂU 6:
-Trình bày những nguyên tắc cần chú ý khi khen ngợi người khác ?
+Khen ưu điểm: Cần chú ý tới những điểm mạnh của người khác để đưa ra lời khen phù hợp với tình hình thực
tế
+Khen đúng thời điểm: Phải khen ngợi người khác ngay khi họ vừa làm được điều đó.
+khen đúng mức độ và chân thành: Lời khen đưa ra phải đúng với năng lực thật của người được khen, không nên
nói quá.
+Khen phải cụ thể: Khi khen một ai đó tốt đẹp, bạn phải nói thêm được rằng họ tốt đẹp ở điểm nào. Nếu không
lời khen của bạn sẽ dễ bị coi là sáo rỗng, chung chung.
+Lời khen phải phù hợp với đối tượng: Khi khen ai đó, phải hiểu rõ về đối tượng được khen. Qua đó, ta mới biết
cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp.
-Trình bày những nguyên tắc cần chú ý khi phê bình người khác?
+Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá cao ở người mà bạn chuẩn bị phê bình. Nghệ
thuật phê bình trong giao tiếp là hãy biết tự khen trước khi biết phê bình.Hãy tìm những điểm tốt mà người đó
đạt được trước khi “buông” lời phê bình của chính mình
+Góp ý, phê bình đúng trọng tâm: Tập trung vào những điều người đó nói hoặc làm chứ không phải phê bình
chung nhân cách của họ. Chỉ khi bạn đưa ra những lời góp ý có lý thì người được góp ý mới có khả năng tiếp thu
chúng
+Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm
+Tạo cho người nghe sự tự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình: Kết luận lời phê bình bằng cách
nhấn mạnh rằng bạn rất tin tưởng họ, đây là một cách giao tiếp ứng xử thông minh vừa mang tính tôn trọng vừa
là cách để để đảm bảo rằng họ sẽ thật sự để tâm tới lời nhận xét của bạn.
Câu 4: Trình bày vai trò của giao tiếp đối với xã hội và đối với cá nhân. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
anh chị có những ưu điểm và nhược điểm nào?
-Vai trò của giao tiếp đối với xã hội:
+Không có giao tiếp thì không có xã hội loài người. Chính giao tiếp giúp bầy người nguyên thủy hoạt động dựa
trên bản năng của mỗi cá nhân được tổ chức, hoạt động trên sự phân công, phối hợp giữa các thành viên.
+Xã hội là 1 tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau.Vì vậy nếu không còn giao tiếp thì xã hội dù phát
triển cũng không còn là xã hội nữa
+Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.
-Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:
+Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển quan hệ xã hội: Con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng
đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản riêng của mình.
+Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển:
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được những nguyên tắc ứng xử, biết
được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đẹp,...Những phẩm chất như khiêm tốn, lễ phép, hay hỗn láo, ý thức, nghĩa vụ
tôn trọng,..Chủ yếu được hình thành, phát triển trong giao tiếp.
+Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người: Nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được
những người xung quanh quan tâm, chú ý chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp
-Ưu điểm khi giao tiếp:
+
+
-Nhược điểm khi giao tiếp:
+
+
+
Câu 5: Nêu những hạn chế, trở ngại cơ bản trong giao tiếp. Từ thực tiễn của bản thân, anh (chị) có những đề
xuất gì để khắc phục những hạn chế, trở ngại đã nêu?
-Những hạn chế, trở ngại trong giao tiếp:
+Từ chủ thể giao tiếp: Trang phục khi giao tiếp
+Từ nội dung giao tiếp:Thông tin cần truyền đạt
+Từ phương tiện giao tiếp:Sử dụng phương tiện giao tiếp không phù hợp(chênh lệch địa vị, trình độ, thu nhập,
độ tuổi)
+Từ mục đích giao tiếp: Mục đích không phù hợp, không khả thi
+Từ bối cảnh giao tiếp: Bối cảnh không phù hợp
-Những đề xuất để khắc phục những hạn chế, trở ngại:
+Hình dung trước khi thực hiện: Hình dung cách thức và “diễn trình của giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính
mình ngay trong suy nghĩ
+Cần chuẩn bị kỹ trang phục để tạo ấn tượng tốt đối với người đối diện
+Tâm lí giao tiếp:Cần kiểm soát được cảm xúc của chính mình
+Thái độ chân thành:ngôn ngữ mộc mạc đơn giản nhưng đủ ý, chân thật giản dị, nhất là sự “kiên nhẫn lắng
nghe”
Câu 8: Trình bày các bước để thực hiện bài thuyết trình . Khó khăn lớn nhất của bạn khi thực hiện thuyết trình là
gì? Bạn đã làm gì để khắc phục khó khăn đó?
-Quy trình tổ chức một bài thuyết trình được thể hiện qua 3 bước:
+Chuẩn bị thuyết trình
+Thuyết trình
+Sau thuyết trình
-Khó khăn lớn nhất khi thuyết trình là:
+Thiếu tự tin
+Nội dung chưa kĩ càng
+tâm lí không được tốt
+Chưa biết cách để tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình
-Bạn đã làm gì để khắc phục khó khăn nhất?
+chuẩn bị chu đáo nội dung 1 cách chọn lọc
+Hít thở sâu
+Nở nụ cười tươi
+Cần chuẩn bị câu hỏi để trao đổi với khán giả
Câu 9: Trình bày cấu trúc của một thư tín? Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
-Cấu trúc của 1 thư tín:
+Tiêu đề: Tiêu đề bao gồm logo, tên công ty, địa chỉ,..
+Địa chỉ trả lời thư: Địa chỉ phải để trên phần ngày tháng nhưng không để tên người gửi vì tên và chức vụ sẽ
được ghi ở phần cuối thư
+Ngày tháng năm: Phải ghi rõ ngày, tháng, năm.Vì dễ bị nhầm lẫn
+Địa chỉ người nhận: Địa chỉ người nhận trên thư cũng là địa chỉ ngoài phong bì
+Dòng lưu ý: Chỉ áp dụng khi gửi thư cho toàn thể công ty hoặc một tổ chức mà địa chỉ trên thư không có tên
người nhận
+Lời chào mở đầu: Lời chào mở đầu phải phù hợp với người nhận
+Dòng chủ đề: Chủ đề của thư được nêu ngay sau phần chào hỏi.
+Phần chính của thư: Gồm 3 phần
(1)Đoạn mở đầu, (2)đoạn chính và (3)đoạn kết
+Lời chào kết thúc: Là lời chào lịch sự, thể hiện sự tôn trọng.
+Tên cơ quan: Đặt ở dòng tiếp theo lời chào kết thúc thư
+Chữ ký tên và người gửi: Nên ghi rõ tên và chức danh người gửi sau khi đã ký tên
+Chữ tắt tham khảo: Chỉ chú thích khi có dùng từ viết tắt
+Nơi nhận khác(bản sao): Nêu nơi nhận bản sao và tài liệu đính kèm
+Tái bút: Sử dụng khi vấn đề nêu ra không liên quan đến nội dung chính của thư hoặc phát sinh sau khi hoàn tất
thư.
-Khi viết thư tín cần lưu ý những điểm sau:
+Bố cục phải ngắn gọn rõ ràng
+Cần xác định rõ đối tượng cần gửi là ai và mục đích để làm gì
+Cần lưu ý về mặt hình thức

Câu 10: Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp? Khi quan sát các biểu hiện của phi ngôn ngữ của đối tượng
giao tiếp cần lưu ý những điều gì?
-Trong xã hội, giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết
kiềm chế cảm xúc. Giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần
đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học
cách đọc hiểu ý nghĩa của chúng. Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 2/3 trong giao tiếp. Phi ngôn ngữ còn là một
công cụ giúp nâng giá trị bản thân mỗi con người thông qua cách nói cuốn hút.
- Khi quan sát các biểu hiện của phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu ý những điều gì?
+Tốc độ khi nói
+Nhịp điệu trong khi nói
+Âm lượng
+Ánh mắt
+Nét mặt
+Điệu bộ
+Dáng đi
+Dáng đứng
Câu 11: Hãy trình bày cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường hợp bạn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay
lo lắng khi bạn thuyết trình hoặc phát biểu trước đám đông?
-Đối mặt với sự sợ hãi và học cách chấp nhận chúng
-Hít thở thật sâu
-Tưởng tượng trước mặt mình là một khung cảnh khác và xem khán giả là bạn bè
-Cố gắng nói chậm rãi, rõ ràng để người nghe dễ hiểu
-Nở nụ cười tươi để tỏ ra thân mật hơn

You might also like