You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT

Tên tiểu luận: Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ tại trường Phổ thông dân tộc
nội trú Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm học 2018 - 2019

Học viên: Nguyễn Đình Khoa


Đơn vị công tác: Trường PT DTNT huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

KON TUM, THÁNG 4/2019


LỜI CẢM ƠN
Để tiểu luận này đạt kết qủa tốt đẹp, tôi đà nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin gửi tới quý lãnh đạo trường Cán bộ Quán lý giáo dục Thành
phố Hồ Chí Minh, quý lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum đà quan tâm, tạo
diều kiện thuận lợi để tôi được tham gia khóa học. Xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc
sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô Trường Cán bộ Quán lý giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh với sự quan tâm, giảng dạy, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy
cô để tôi có thể hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, NCS.ThS Mai Hoàng Sang đã
hết lòng truyền đạt đến tôi những kiến vô cùng bổ ích, trong đó có kiến thức về Kiểm
tra nội bộ trường học và đã có những chỉ dẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình để tôi có thể
hoàn thành tiểu luận này.
Tôi xin bày lo lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường PT DTNT Sa Thầy đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,
tiểu luận này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức
của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kon Tum, ngày 18 tháng 4 năm 2018
Người viết

Nguyễn Đình Khoa


MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN 1
1.1. Lý do pháp lý 1
1.2. Lý do lý luận 2
1.3. Lý do thực tiễn 4
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở
5
TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY
2.1. Khái quát về Trường PT DTNT Sa Thầy 5
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở Trường PT DTNT Sa Thầy 7
2.2.1. Những việc đã làm được 7
2.2.2. Những điểm còn hạn chế 9
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức để đổi mới, nâng cao chất
11
lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở Trường PT DTNT Sa Thầy
2.3.1. Điểm mạnh 11
2.3.2. Điểm yếu 12
2.3.3. Cơ hội 13
2.3.4. Thách thức 14
2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác KTNB tại Trường PT DTNT Sa Thầy 15
2.4.1. Một số kinh nghiệm thực tế 15
2.4.2 Nguyên nhân thành công, thất bại 16
2.4.3. Những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
17
kiểm tra nội hộ tại trường PT DTNT Sa Thầy
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC
19
TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG PT DTNT SA
THẦY NĂM HỌC 2018 - 2019
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 22
4.1. Kết luận 22
4.2. Kiến nghị 23
4.2.1. Đối với nhà trường 23
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo. 23
Phụ lục 24
Tài liệu tham khảo 30
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:
1.1. Lý do pháp lý:
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã nêu “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo
dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh kiểm tra chuyên môn”. Xuất
phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chiến lược phát
triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010-2020, ngành giáo dục đang tích cực từng
bước đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm
nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.
Trên cơ sở đó công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trong trường học luôn được các
cơ quan chủ quản quan tâm, lãnh chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo thẩm quyền quy
định, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ về lĩnh vực Giáo dục
và Đào tạo, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác KTNB trường học dựa trên nhiều
yếu tố: là người kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất đạo
đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm giáo dục… Tuy nhiên cũng cần phải hiểu biết về
pháp luật, đặc biệt cần nắm bắt những vấn đề cốt lõi của hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật để vừa thực hiện các nhiệm vụ được giao vừa đảm bảo tính pháp lý.
Thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường phổ thông cần dựa trên cơ sở pháp
lí sau:
- Luật giáo dục 2005 và Luật bổ sung sửa đổi một số điều của luật giáo dục 2009.
- Luật Thanh tra (2010); luật khiếu nại (2011); luật tố cáo (2011).
- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/05/2013 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động thanh tra giáo dục;
- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo (GDĐT) Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
- Thông tư số 24/VBHN-BGDĐT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
và đào tạo (GDĐT) quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
- Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
đào tạo (GDĐT)về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Chỉthị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 /08/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục;
- Hướng dẫn số 3676/BGDĐT-TTr của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
(GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2018 - 2019;

1
- Công văn số 1057/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2018-2019;
- Công văn số 1080/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với giáo
dục dân tộc;
- Công văn số 1108/SGDĐT-TTr ngày 11/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kon
Tum về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2018-2019;
- Kế hoạch số 09/KH-NT ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường
PT DTNT Sa Thầy về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
- Kế hoạch số 12/KH-NT ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường
PT DTNT Sa Thầy về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019;
Ngoài ra, công tác kiểm tra nội bộ trường học còn thực hiện một số văn bản chỉ
đạo khác của ngành.
1.2. Lý do lý luận:
1.2.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra nội bộ
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (khoản 1, điều 3,
luật Thanh tra 2010).
Kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, xã hội, nghề nghiệp…đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ cộng tác viên
thanh tra giáo dục, 2015, tr 4.) Kiểm tra là chức năng thiết yếu của cán bộ quản lí nhà
trường, là một khâu quan trọng trong chu trình quản lí. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
khẳng định: “Không coi trọng thanh tra là tước bỏ một cái vũ khí cần thiết của người
lãnh đạo”.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng.
Đây là xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, các điều kiện dạy - học, giáo dục
trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói
chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Kiểm tra

2
nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động chuyên môn của cán bộ, giáo viên,
nhân viên theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo; kiểm tra các điều kiện đảm bảo
hoạt động, việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Tự kiểm tra các hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong trường, tự kiểm
tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lí trường học của hiệu trưởng
1.2.2. Nội dung kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn
- Kiểm tra học sinh
- Kiểm tra hoạt động bộ phận văn thư, hành chính, quản trị, bảo vệ
- Kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính
- Tự kiểm tra công tác quản lí của Hiệu trưởng.
1.2.3. Ý nghĩa của công tác kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu trong chu trình quản lí nhà trường nhằm
giúp Hiệu trưởng bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng thể
của quá trình giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học thúc đẩy nhà trường thực hiện tốt
quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm định
chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách khách
quan. Kiểm tra nội bộ là hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng, là một yêu
cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lí hiện nay. (Tài liệu CBQL trường phổ thông
tập 1, TP.HCM, 2013, tr 341).
Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong quản lí trường học.
Với đối tượng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra nội bộ trường học có tác động
mạnh mẽ tới ý thức, hành vi và hoạt động của cán bộ giáo viện, nhân viên, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, động viên họ thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ
sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Do vậy,
việc kiểm tra, đánh giá liên tục thường xuyên và có hiệu quả tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra,
đánh giá tốt của đối tượng (TS Nguyễn Xuân Thanh, giáo trình kiểm tra và thanh tra
giáo dục, tr 11).
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các

3
mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ
giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác
định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các
giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác động đôn đốc, thúc đẩy,
hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. (Tài liệu
CBQL trường phổ thông tập 1, TP.HCM, 2013, tr 341).
1.3. Lý do thực tiễn:
Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra nội bộ trường học ở Trường PT
DTNT Sa Thầy đã được chú trọng đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu thực
hiện kế hoạch. Tuy nhiên, việc thực hiện một số nội dung KTNBTH vẫn chưa đi vào
chiều sâu, còn hình thức nên hiệu quả của công tác này chưa cao, còn hạn chế ở một số
mặt. Cụ thể:
- Về nhận thức: Một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ
vai trò, chức năng, tầm quan trọng của công tác KTNBTH nên còn xem nhẹ công tác
này. Những cán bộ, giáo viên được phân công làm công tác KTNBTH có tâm lý là
ngại làm công tác thanh tra, kiểm tra vì sợ va chạm, mất lòng đồng nghiệp. Từ Nhận
thức đó dẫn đến việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa
nghiêm túc. Việc kiểm tra nội bộ còn mang tính hình thức, không sát tình hình thực tế.
Người làm công tác kiểm tra còn biểu hiện tính nể nang, né tránh. Do đó, hoạt động
kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu quả quản lí trường học, từ đó
chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục nhà trường.
- Về hoạt động: Trong hoạt động kiểm tra nội bộ chỉ tập trung chủ yếu vào một
số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ, chuyên đề…. chưa đầy đủ, chưa thường
xuyên. Việc thực hiện một số nội dung vẫn chưa đi vào chiều sâu, kế hoạch kiểm tra
còn sơ sài, đôi khi còn hình thức, thiếu cụ thể nên hiệu quả còn thấp.
- Về tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về KTNBTH: Công tác kiểm tra
nội bộ trường học chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ,
giáo viên làm công tác kiểm tra nội bộ nói chung còn yếu kém về trình độ kiến thức
pháp luật, quản lí nhà nước về giáo dục, năng lực và nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra,
Chưa chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ KTNBTH cho các cán bộ, giáo viên và các kiểm
tra viên nhà trường; việc phân công trong kiểm tra chưa rõ ràng, cụ thể.
- Về công tác tư vấn, thúc đẩy: công tác KTNBTH chưa chú trọng đến việc tư

4
vấn, thúc đẩy các hoạt động sư phạm của nhà trường. 
Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được tham gia lớp cán bộ quản lí tôi nhận thấy
công tác quản lý trong trường học rất quan trọng, đặc biệt là công tác kiểm tra nội bộ
trường học là một trong những nhiệm vụ then chốt, quyết định sự phát triển toàn diện
của nhà trường; là một người Hiệu trưởng cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của việc kiểm tra này để từ đó có biện pháp quản lý khoa học và phù hợp với thực tế,
chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ
tại Trường PT DTNT Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, năm học 2018-2019”
làm đề tài tiểu luận. Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng
toàn diện của nhà trường trong thời gian tới.
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở
TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY:
2.1. Khái quát về Trường PT DTNT Sa Thầy:
Trường PTDTNT Sa Thầy được thành lập theo Quyết định số 327/QĐ-CT ngày
27/05/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; trên cơ sở chia tách từ trường Trung
học phổ thông Dân tộc nội trú Sa Thầy, trường đóng chân ở trung tâm thị trấn Sa
Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm trên trục Tỉnh lộ 675 có điều kiện giao
thông tương đối thuận lợi.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 56 người; trong đó: 1 Hiệu trưởng, 02
phó Hiệu trưởng, 39 giáo viên và 14 nhân viên, số giáo viên trên lớp là 2,3 giáo viên/
lớp. Tính đến đầu năm 2018 - 2019, trường có 04 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sỹ
và 02 cán bộ, giáo viên đang tham gia học sau đại học, chiến sỹ thi đua cơ sở 7/56, tỉ lệ
12,5%; giáo viên giỏi cấp trường 22/39, tỷ lệ 56,4%; giáo viên giỏi cấp Tỉnh 04/39, tỷ
lệ 10,3%. Tất cả cán bộ quản lí, giáo viên đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn về chuyên
môn. Về tổ chức bộ máy quản lí, đảng, đoàn thể: 1 chi bộ đảng (20 đảng viên), Ban
giám hiệu (03), 06 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng, 01 tổ quản lý học sinh nội trú,
Công đoàn cơ sở, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên Tiền Phong.
Trong năm học 2018 - 2019, trường có 17 lớp (01 lớp 8, 02 lớp 9; 06 lớp 10, 05
lớp 11; 03 lớp 12) với 490 học sinh (311 học sinh hưởng chế độ nội trú và 111 học sinh
hưởng chế độ theo Nghị định 116/NĐ-CP, 68 học sinh không hưởng chế độ nội trú) chia
thành 2 điểm trường, cụ thể:
+ Điểm trường chính ở tại thị trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum có 13 lớp với 403

5
học sinh.
+ Điểm lớp nhô ở tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum với 87 học sinh.
Về CSVC hiện nay, tại điểm trường chính có 13 phòng học (kiên cố: 13, tạm: 0);
02 phòng học tin học, 01 phòng chức năng; 01 thư viện; 01 hội trường; Phòng hành chính
có 05 phòng; 01 văn phòng Đoàn TN; 01 phòng Y tế; 01 nhà bếp; 02 nhà ăn; 28 phòng ở
cho học sinh nội trú, 02 khu nhà vệ sinh cho học sinh nội trú; 02 giếng khoan, 02 giếng
đào; 01 nhà tắm; 01 khu phơi đồ cho học sinh nội trú; 01 nhà để xe cho CBGV; 01 nhà
vệ sinh cho CBGV. Tại điểm nhô xã Mô Rai có 04 phòng học; 01 phòng hành chính
(mượn trường Cấp THCS); 01 bếp nấu (che tranh tre tạm thời); Nhà ăn (mượn trường
THCS) và 06 phòng ở cho học sinh nội trú (mượn trường THCS và trường Mầm non);
01 khu vệ sinh cho học sinh nội trú (mới xây)... Nhìn chung cơ sở vật chất đáp ứng được
yêu cầu giảng dạy và học tập.
Đặc điểm nổi bật của Trường PT DTNT Sa Thầy là trường đào tạo cán bộ nguồn
cho huyện Sa Thầy, học sinh của nhà trường hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Sa Thầy. Năm học 2017 - 2018 nhà trường đạt nhiều thành tích nổi
bật trên nhiều lĩnh vực như: tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%, tốt nghiệp THPT đạt
97,5%, tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng đạt 25%; có 22 giáo viên công nhận giáo viên dạy giỏi
cấp trường; tổng số CBGV tham gia viết SKKN 31, số đề tài đạt ở cấp trường 24, số đề
tài được chọn gửi về Sở GD là 06, số đề tài đạt cấp ngành 06; tổ chức thi học sinh giỏi
các môn văn hóa cấp trường, kết quả có 44 học sinh đạt giải; chất lượng học tập của học
sinh toàn trường từng bước được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ học sinh khá giỏi của toàn trường
đạt 22,99%. Về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Tham gia hội thi cồng
chiêng, xoang các trường PT DTNT, Phổ thông DTBT trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đạt
giải nhất; đạt giải 3 bóng đá nam do ngành giáo dục tổ chức; tham gia giải bóng chuyền
nam và bóng chuyền nữ do Trung tâm văn hóa huyện đoàn tổ chức và đạt 02 giải khuyến
khích; tham gia Đại hội TDTD Tỉnh Kon Tum lần thứ VI đạt 02 giải nhất và 02 giải nhì
môn Cà Kheo; tham gia Đại hội TDTT cấp huyện đạt 01 giải Khuyến khích toàn đoàn,
01 giải Ba môn Bóng chuyền nam, 02 giải Nhất môn Đẩy gậy, 01 giải Nhì môn Chạy
1500 mét, 01 giải Ba môn Nhảy xa nam.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội huyện Sa Thầy có chuyển biến
nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Sa Thầy bao gồm 11 xã, thị trấn trong đó có
07 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, 02 xã biên giới, còn nhiều

6
khó khăn, điều kiện đi lại vất vả và khá xa trường. Bên cạnh đó tình hình an ninh trật
tự trên địa bàn, quá trình thâm nhập của các tệ nạn xã hội cũng diễn ra nhanh chóng và
có chiều hướng phức tạp, gây khó khăn cho việc dạy và học của GV và HS nhà
trường.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở Trường PT DTNT Sa Thầy:
2.2.1. Những việc đã làm được:
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của nhà trường là nhờ Hiệu
trưởng đã coi trọng công tác KTNBTH, xem kiểm tra là một công cụ quản lý của Hiệu
trưởng. Do đó Hiệu trưởng xác định đây là công tác trọng tâm trong nhà trường, nhờ
đó mà công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường đã được được những kết quả nhất định.
Cụ thể:
* Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ:
Ngay từ đầu năm, Hiệu trưởng đã phân công cho Phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019 của đơn vị và
công khai trước hội đồng sư phạm. Trong kế hoạch có cụ thể chi tiết mỗi tháng thực
hiện những nội dung kiểm tra gì và phân công cụ thể thành viên thực hiện. Việc thực
hiện kế hoạch diễn ra khá thường xuyên và tương đối kịp thời. Ngoài ra, còn có thực
hiện việc kiểm tra đột xuất khi có sự vụ, sự việc xảy ra.
* Về công tác tổ chức kiểm tra nội bộ:
Đầu năm học, Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập ban kiểm tra. Trong đó,
Hiệu trưởng là trưởng ban, các phó hiệu trưởng là trưởng ban, các tổ trưởng chuyên
môn, tổ trưởng văn phòng, giáo viên cốt cán chuyên môn là ủy viên… Thành viên của
Ban KTNB là những người gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng;
hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các
quy định của ngành, địa phương; có phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung
thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong công việc; có tác phong làm
việc khoa học, sư phạm, có khả năng động viên, khích lệ, được tập thể tín nhiệm. Đạt
trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Nắm vững kiến thức chuyên môn đang đảm nhận, có
hiểu biết cơ bản về các môn học khác; có hiểu biết về lí luận, nghiệp vụ quản lý giáo
dục; kỹ năng nhận thức, kỹ năng sử dụng phương tiện, trình độ tin học, ngoại ngữ;
kinh nghiệm trong thực tiễn về khoa học, xã hội
Trong xây dựng lực lượng kiểm tra đã xác định rõ cơ chế kiểm tra. Có hai loại

7
cơ chế kiểm tra: cơ chế kiểm tra trực tiếp và cơ chế kiểm tra gián tiếp. Cơ chế kiểm tra
trực tiếp là lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiển tra cá nhân, bộ phận, đơn vị cấp
dưới. Cơ chế kiểm tra gián tiếp là cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của
mình, lực lượng kiểm tra cấp trên sẽ kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm
tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức họp Ban
kiểm tra nội bộ của nhà trường để triển khai kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các thành
viên, cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, tiến
hành kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.
Hiệu trưởng xây dựng chuẩn kiểm tra, chế độ kiểm tra. Xây dựng chế độ kiểm
tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra nội bộ trường học. Chế độ kiểm tra
hợp lí sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà không nặng nề, cản trở công
việc. Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến
hành….
* Về công tác chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra nội bộ:
Hiệu trưởng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra
(quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm
tra…); hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ kiểm
tra, đánh giá; điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;
hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra và tự
kiểm tra. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức
họp ban kiểm tra nội bộ của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho
các thành viên cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ
tục kiểm tra. Tuy vậy, việc thực hiện các nội dung công tác kiểm tra nội bộ nhà trường
chưa đầy đủ, thiếu kiểm tra học sinh, bảo vệ…; kiểm tra chuyên đề ít, chủ yếu kiểm tra
định kì theo lịch cụ thể từ đầu năm học, việc kiểm tra đột xuất giáo viên ít được thực
hiện; đôi khi việc kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ giáo viên và dự giờ thăm
lớp (dự hai tiết học trên lớp)...chưa đánh giá toàn diện các mặt của các hoạt động sư
phạm nhà giáo mà chỉ tập trung hai tiết dạy; việc kiểm tra hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm, hồ sơ sổ sách cán bộ giáo viên còn chồng chéo với hoạt động kiểm tra sư phạm
nhà giáo.
Kết quả từng nội dung kiểm tra nội bộ như thế nào => phần này quan trọng nhé

8
* Về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ trường học:
Hiệu trưởng yêu cầu mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, mỗi bộ phận,
mỗi tổ chức tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại, đồng thời thực hiện kiểm tra chéo nhằm
phát hiện sớm những vi phạm, sai sót để kịp thời điều chỉnh, giúp mỗi cá nhân, mỗi bộ
phận, mỗi tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng tổng hợp thông tin
từ kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo của các tổ đưa lên kết hợp với phần kiểm
tra của Hiệu trưởng và ban kiểm tra nội bộ để xây dựng bảng tổng hợp chung về đánh
giá, xếp loại của giáo viên trong đơn vị mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp này, Hiệu
trưởng sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp cho năm học sau.
Tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ trường học hàng tháng, học kì, năm học, để
rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục
những hạn chế, có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân, bộ phận, tổ chức làm
tốt, xây dựng điển hình tiên tiến nhằm động viên tập thể thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu
quả cao, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
2.2.2. Những điểm còn hạn chế:
Về hạn chế
Quy trình thực hiện kiểm tra nội bộ mà hiệu trưởng chỉ đạo là phù hợp với lý
luận nhưng trong thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học tại Trường Phổ thông
dân tộc nội trú Sa Thầy vẫn còn một số điểm tồn tại sau:
Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế về công tác kiểm tra nội bộ trường
học, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, một số
giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa thực sự
quan tâm. Cán bộ cộng tác viên kiểm tra chỉ coi trọng dự giờ thăm lớp chưa đánh giá
một cách toàn diện các mặt của hoạt động sư phạm nhà giáo (Tư tưởng, phẩm chất đạo
đức… những công tác khác) mà chỉ tập trung vào 2 tiết dạy
Một số ít thành viên trong ban kiểm tra nghiên cứu yêu cầu, nội dung kiểm tra
chưa thật kỹ, đặc biệt là tiết dự giờ cho nên những ý kiến đóng góp và phân tích của họ
còn mang tính hình thức, sức thuyết phục đối với đối tượng được kiểm tra chưa cao.
Mặt khác, trong thực tế cách đánh giá của các thành viên trong ban kiểm tra chỉ đạo
nhằm mục đích giữ kỷ luật nên mang nặng yếu tố “đánh giá theo chuẩn mực” chỉ quan
tâm đến đối tượng thực hiện đúng hay không đúng các quy định, hướng dẫn, mới chỉ

9
dừng lại ở chỗ đặt da mặt mạnh, mặt hạn chế của đối tượng kiểm tra so với chuẩn và
xếp loại lại. Chưa chú ý đến chất lượng tư vấn thúc đẩy sau kiểm tra toàn diện
Ngoài ra, do số lượng thành viên trong ban kiểm tra ít, phải kiểm tra nhiều giáo
viên nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy còn gặp nhiều khó
khăn, việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ nể nang nhau.
Việc đánh giá còn mang tính chủ quan, cảm tính của cá nhân giáo viên được
phân công kiểm tra. Kết quả đánh giá vẫn còn nặng về hình thức động viên khích lệ,
đánh giá chưa chính xác, chưa thực sự có biện pháp tư vấn thúc đẩy hoạt động sư
phạm giúp người quản lý có thông tin chính xác, kịp thời có những quyết định, kế
hoạch, biện pháp xử lý đúng đắn. Việc theo dõi sửa chữa, khắc phục sau kiểm tra cũng
chưa được quan tâm đúng mức.
Việc xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra nội bộ trường học đã có nhưng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi
mới phương pháp giáo dục.
Đội ngũ cộng tác viên cơ sở đã có nhưng vẫn còn ít, chủ yếu là kiêm nhiệm, số
giờ thực dạy trên lớp còn nhiều nên các đồng chí đó cũng chưa thấy hết được vai trò,
tầm quan trọng của công tác kiểm tra.
Hệ thống cộng tác viên kiểm tra còn thiếu đồng bộ, mới chỉ chú trọng được các
ở các môn học có nhiều tiết/tuần, những môn học có ít tiết/tuần chưa được quan tâm
đúng mức.
Kế hoạch kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề đều báo trước 1 tuần, thời
gian kiểm tra lại ngắn nên những đồng chí giáo viên được kiểm tra toàn diện cũng chỉ
kiểm tra hồ sơ của giáo viên và dự hai tiết học trên lớp, những tiết học đó đa phần do
giáo viên lựa chọn. Vì thế giáo viên đã biết trước nên việc kiểm tra ít nhiều cũng chưa
được khách quan trung thực
Hoạt động phong trào của lớp mà giáo viên được kiểm tra làm công tác chủ
nhiệm được đẩy mạnh trong giai đoạn kiểm tra, xong lại lắng xuống sau khi kết thúc
kiểm tra. Sự sôi nổi trong phong trào dạy và học chưa được duy trì thường xuyên để
trở thành hoạt động chung của nhà trường.
Cán bộ quản lý trong trường vẫn còn đồng chí chưa được tập huấn về nghiệp vụ
kiểm tra, thanh tra. Việc kiểm tra nội bộ trường học bị coi nhẹ hoặc còn lúng túng
trong việc kiểm tra hoặc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

10
Một số đồng chí cộng tác viên còn ngại va chạm, chưa hiểu đúng về vị trí, chức
năng của mình. Kiểm tra chuyên đề còn ít, chủ yếu là kiểm tra định kỳ theo lịch cụ thể
từ đầu năm học, việc kiểm tra đột xuất giáo viên ít được thực hiện.
Nguyên nhân
Do công tác chuyên môn trong nhà trường được chú trọng quá nhiều, đôi khi
quên đi các mặt công tác khác nên việc kiểm tra có lúc chưa toàn diện.
Do phân công trong công tác kiểm tra còn chủ quan, chỉ phân cho tổ trưởng, tổ
phó mà không chú trọng đến những giáo viên có kinh nghiệm hay những giáo viên là
cộng tác viên thanh tra của sở Giáo dục và Đào tạo
Có những tổ trưởng hoặc tổ phó mới được bổ nhiệm, chưa được tập huấn về
công tác thanh kiểm tra nên trong đánh giá còn sợ va chạm, mang nặng hình thức và
thành tích.
2.3. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở Trường PT DTNT Sa Thầy.
2.3.1. Điểm mạnh.
Tập thể CB-GV-NV của nhà trường đoàn kết, nhất trí và có tinh thần trách nhiệm
cao trong công tác giảng dạy, giáo dục và các hoạt động chung của đơn vị; tập thể nhà
trường luôn là khối đoàn kết vững mạnh, chấp hành lốt chủ trương của Đảng; chính sách,
pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn có uy tín, có phẩm
chất đạo đức tư cách tốt, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệm
vụ vững vàng. Hiệu trưởng nhà trường đã được đào tạo qua lớp quản lý giáo dục, đã tốt
nghiệp thạc sỹ quản lý giáo dục và cao cấp chính trị nên có nhiều kinh nghiệm trong
công tác quản lí. Hiệu trưởng đã được tập huấn và nắm vững nghiệp vụ thực hiện công
tác kiểm tra nội bộ, cũng như nắm vững các cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện công tác
này.
Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có sự nhận thức đúng đắn về
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ và công tác kiểm tra hoạt
động sư phạm nói riêng đối với công tác quản lí chất lượng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đủ biên chế cho các bộ môn; nhiều giáo viên có
nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, bản lĩnh trong giảng dạy, giáo dục và tổ chức các
hoạt động giáo dục trong nhà trường; hầu hết giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình trong

11
công tác, có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học tập và tiếp cận phương pháp, phương tiện
mới trong công tác;
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp THPT
được duy trì trên 95%, số học sinh giỏi cấp trường luôn khả quan (từ 40 - 50 học sinh)…
qua đó nhà trường đã xây dựng được niềm tin trong học sinh, phụ huynh học sinh và
nhân dân địa phương.
Đa số học sinh chăm ngoan, các em có ý thức và thái độ tốt trong học tập và rèn
luyện. Cơ sở vật chất được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa khang trang, các thiết bị dạy và
học cơ bản được đầu tư mới, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà
trường. Môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2.3.2. Điểm yếu:
Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa có nhận thức đúng đắn về
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ nên việc thực hiện chỉ
mang tính hình thức, đối phó (sự kiểm tra chuyên ngành của cấp trên).
Hằng năm, có tổ chuyên môn được thay thế tổ trưởng, các tổ trưởng chuyên môn
chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ quản lí điều hành tổ chuyên môn nên việc xử lý
công việc đôi lúc chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra.
Trong quá trình kiểm tra còn ngại góp ý, nể nang.
Đội ngũ giáo viên không đồng đều, thiếu tính ổn định, giáo viên trẻ nhiệt tình
nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, chưa thực sự mạnh dạn trong việc lập kế
hoạch bài dạy của mình theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Một số giáo viên có
con nhỏ, giáo viên lớn tuổi, sức khỏe yếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn mang
tư tưởng bảo thủ, không chịu đổi mới PPDH, ngại ứng dụng công nghệ thông tin hoặc
tiếp cận với đổi mới phương pháp nên hiệu quả công việc chưa cao.
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường có những thành viên chưa Được đào tạo nghiệp
vụ kiểm tra, thanh tra nên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền đạt cách làm
kiểu cầm tay chỉ việc.
Kế hoạch kiểm tra học kì, tháng, tuần có lúc còn chồng chéo, các thành viên của
ban kiểm tra nội bộ trường học tham gia các lớp bồi dưỡng, đi công tác đột xuất…nên
công việc kiểm tra bị tồn đọng, có lúc kiểm tra dồn dập, dẫn đến hiệu quả chưa đảm bảo
chính xác.
Mặc dù vậy, trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số điểm thiếu sự thống nhất về

12
chuẩn đánh giá. Việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực,
phẩm chất của kiểm tra viên. Ngoài ra do số lượng thành viên ban kiểm tra ít, phải kiểm
tra nhiều giáo viên nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy còn gặp
nhiều khó khăn, việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ, nể nang nhau. Các thành viên ban kiểm
tra nội bộ còn kiêm quá nhiều công việc nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra
cũng như chất lượng kiểm tra. Một số ít thành viên trong ban kiểm tra nghiên cứu, yêu
cầu nội dung kiểm tra chưa thật kỹ.
Các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ còn mang tư tưởng nể nang nhau, ngại
va chạm góp ý những hạn chế, thiếu sót của đồng nghiệp trong khi kiểm tra chưa đúng
với tinh thần kiểm tra. Lực lượng kiểm tra còn mỏng so với yêu cầu thực tiễn. Ban kiểm
tra nội bộ nhà trường có những thành viên chưa được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thực
hiện công tác kiểm tra, thanh tra, lại ngại tìm hiểu các văn bản nên trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ chưa đúng theo hướng dẫn, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, truyền
đạt cách làm theo kiểu cầm tay chỉ việc.
Công tác kiểm tra về chuyên môn, chuyên đề hoạt động chưa thường xuyên, xử lí
sau kiểm tra chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy mạnh. Kế hoạch kiểm tra nội bộ và kế
hoạch chuyên môn đôi lúc còn chồng chéo nhau, đôi khi chưa triển khai chi tiết, cụ thể
và chưa niêm yết công khai để giáo viên đều biết và thực hiện đúng tiến độ.
Việc kinh phí thực hiện chưa đáp ứng theo yêu cầu, nên kết quả kiểm tra không
đạt kế hoạch đề ra, đôi lúc còn chậm trễ, sai sót.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tuy ngày càng được nâng
cấp, sửa chữa song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới, nâng cao phương
pháp giảng dạy, đặc biệt là phương pháp giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Ký túc xá trường đã xuống cấp nhiều năm gây ảnh hưởng một phần đến chất lượng
học tập của học sinh.
2.3.3. Cơ hội:
Trong những năm gần đây, được sự đầu tư, chỉ đạo sâu sát của lãnh dạo Sở Giáo
dục và Đào tạo, sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sa Thầy, sự giúp đỡ
của các ban ngành, đoàn thể các cấp và của các mạnh thường quân cùng với sự phối hợp
của Ban dại diện Cha mẹ học sinh và của cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động của nhà trường ngày càng dần vào ổn định và có chiều hướng phát triển.
Trường bắt đầu có nhiều thành tích đã được khẳng định, được chinh quyền địa phương,

13
ngành giáo dục và cha mẹ học sinh tin tưởng.
Hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng
về công tác tự kiểm tra, đánh giá trong cơ sở giáo dục. Đối với công tác KTNB trường
học, ngay từ đầu năm 2018 - 2019, Bộ giáo dục đã ban hành công văn Hướng dẫn số
3676/BGDĐT-TTr của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn
thực hiện công tác thanh tra năm học 2018 - 2019, Sở Giáo dục Đào tạo Kon Tum đã
ban hành Công văn số 1108/SGDĐT-TTr ngày 11/9/2018 về việc hướng dẫn công tác
thanh tra nội bộ của đơn vị trực thuộc Sở. Đó là những căn cứ pháp lí để nhà trường tổ
chức thực hiện công tác KTNB đúng trọng tâm, trọng điểm về nhiệm vụ năm học.
Trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh, tạo điều
kiện cho nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo dục thông qua việc hỗ trợ tích cực của
ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các tổ chức chính trị - xã hội
trên địa bàn huyện Sa Thầy về tinh thần, vật chất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
cố gắng vươn lên trong học tập.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển công
nghệ thông tin giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên có cơ hội nắm bắt thông tin đa dạng,
học hỏi nhiều mô hình, hình thức quản lí và các phương pháp dạy học hiện đại khác.
2.3.4. Thách thức:
Trường PT DTNT Sa Thầy đóng trên địa bàn là một huyện nghèo của tỉnh Kon
Tum, với đa số các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, khoảng cách từ nhà học sinh
đến trường khá xa, đường xá đi lại khó khăn. Tình hình kinh tế của huyện khá khó
khăn, đa số phụ huynh lo bươn chải mưu sinh nên ít có điều kiện quan tâm đến việc
học tập của con em. Mặt khác tình hình an ninh trật tự, tôn giáo, tệ nạn xã hội trên địa
bàn huyện tương đối phức tạp do đó môi trường xã hội đã ít nhiều tác động tiêu cực
đến đạo đức, lối sống và thái độ học tập một bộ phận học sinh của nhà trường. Bên
cạnh đó đa số phụ huynh của nhà trường là người đồng bào dân tộc thiểu số, bị chi
phối ít nhiều bởi một số hủ tục (ma chay, tảo hôn…) nên vẫn còn hạn chế một số mặt
về việc giáo dục con em.
Sở giáo dục đào tạo Kon Tum chưa tổ chức tập huấn những lớp nghiệp vụ về
kiểm tra nội bộ cho ban kiểm tra nội bộ trường học của các đơn vị trường học, cho nên
người làm công tác kiểm tra nội bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.
Chế độ chính sách, phụ cấp cho người làm công tác kiểm tra, thanh tra chưa có,

14
chủ yếu là trách nhiệm cho nên ít nhiều ảnh hưởng và tác động đến công tác kiểm tra
nội bộ, làm cho họ chưa toàn tâm, toàn ý vào công tác kiểm tra nội bộ.
2.4. Kinh nghiệm thực tế công tác KTNB tại Trường PT DTNT Sa Thầy:
2.4.1. Một số kinh nghiệm thực tế
Qua thực tế thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tại trường PT DTNT Sa Thầy có
một vài tinh huống xảy ra và các cán bộ, giáo viên đã có cách giải quyết như sau, xin
được nêu ra để cùng tham khảo:
* Tình huống 1: (Kiêm tra về thực hiện quy chế chuyên môn)
“Khi kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn, Hiệu trưởng phát hiện có một
giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường xuyên không mang theo giáo án.”
a. Trước tiên thầy Hiệu trưởng liệt kê và phân tích các mặt sau:
- Biểu hiện của giáo viên: Thường xuyên không mang giáo án khi lên lớp.
- Về tính chất của sự việc: Coi thường tổ chức, công tác quản lý của Ban giám
hiệu, đặc biệt là coi nhẹ việc dạy người.
- Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân.
- Hậu qủa: Làm ảnh hướng tới nhà trường, tới hình ảnh của người thầy, gây mất
lòng tin đối với phụ huynh và học sinh.
- Kết luận: Giáo viên này đã vi phạm quy chế chuyên môn cho dù là giáo viên giỏi.
- Nhiệm vụ đặt ra: Ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng nêu trên.
b. Cách giái quyết cua Hiệu tưưởng:
- Kiểm tra đột xuất và phát hiện lần đầu giáo viên không mang giáo án khi lên lớp.
- Hiệu trưởng nhẹ nhàng mời giáo viên đó xuống gặp riêng và yêu cầu trình bày
lí do và tự nhận xét, đánh giá về việc làm của bản thân.
- Hiệu trưởng bằng trực giác và cảm nhận, căn cứ vào thái độ thành khẩn của
người vi phạm cho tự nhận hình thức kỷ luật.
- Hiệu trưởng đã phân tích để giáo viên thấy được những hậu quả để lại qua
việc vi phạm trên của mình nếu để đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh hay ai đó biết
được thì hình ảnh một Giáo viên giỏi sẽ ra sao trong mắt họ và đặc biệt hơn là do
không có giáo án hay không chuẩn bị bài nên những kiến thức không mang tính chính
xác và sẽ theo các em học sinh cả cuộc đời.
- Hiệu trưởng cho giáo viên ký biên bản vi phạm quy chế chuyên môn để làm
căn cứ, sự việc kết thúc.

15
c. Kết qủa:
Giáo viên đó đã không vi phạm nữa và nhiều năm liền là giáo viên giỏi cấp
trường và cấp tỉnh.
* Tình huống 2: (Kiểm tra về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh)
“Khi kiểm tra về việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cô Lan - Tổ trưởng Tổ
văn phòng (được giao nhiệm vụ này) nhận thấy cứ đến giờ ra chơi, có một số học sinh
ra khu vực hàng rào trường mua quà vặt, ăn xong không để rác đúng nơi quy định mà
lại vứt bừa bãi trong khuôn viên trường. Tuy giờ ra chơi, cổng trường đã được anh bảo
vệ khóa lại nhưng học sinh vẫn đứng trong công gọi ra ngoài mua quà qua khe hở của
hàng rào trường làm mất vẻ mỹ quan của trường lúc ra chơi. Tổ trưởng đã gọi thầy
Thắng - Bí thư Đoàn trường đến trao đổi và yêu cầu tìm cách khắc phục.”
a. Cách giải quyết của thầy Thắng - Bí thư Đoàn trường.
- Thầy Bí thư Đoàn trường đã phân công đội Cờ đỏ theo dõi, ghi nhận những
trường hợp học sinh vi phạm và đôi khi tự minh trực tiếp theo dõi phát hiện những học
sinh vi phạm, gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được
những điều hay lẽ phải, yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm.
- Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ thầy luôn nhắc nhở học sinh rằng: “Ăn uống
là một nhu cầu rất cần thiết cho cơ thể nhưng các em ăn như thế nào và ăn vào thời
gian nào, ăn ở đâu là tốt hơn hết”, “Các em hãy giữ gìn vệ sinh trường học như ngôi
nhà chung của chúng ta”. “Chúng ta phải luôn luôn thực hiện mát thấy rác - tay nhặt
lấy rác”
- Đối với học sinh tái phạm nhiều lần thầy đã quay phim, chụp hình lại và gọi
các học sinh lên phòng riêng, cho chính học sinh ấy xem bằng chứng vi phạm của
mình đã lén di mua quà và nói sẽ cho tất ca trường xem nếu các em tái phạm lần nữa.
b. Kết qủa
Các em dần ý thức được việc làm của mình, tự giác thực hiện và vận động,
tuyên truyền cho các bạn khác cùng thực hiện khẩu hiệu “Bỏ rác đúng nơi quy định”,
“Trường em sạch, đẹp, an toàn”.
2.4.2. Nguyên nhân thành công, thất bại
Nguyên nhân của thành công trên là vì người kiểm tra đã tùy từng mục đích,
đối lượng, tình huống kiểm tra cụ thể mà lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp kiểm tra phù hợp, linh hoạt và sáng tạo.

16
Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung kiểm tra mà trường tôi vần thực hiện chưa
tốt. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Trong quá trình thực hiện, kế hoạch kiểm tra có lúc bị thay đổi do nguyên
nhân khách quan nhưng Hiệu trưởng chưa có sự bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù
hợp thực tiễn.
- Trong công tác kiểm tra, còn nặng về kiểm tra, đánh giá, nhẹ về tư vấn, thúc đẩy.
- Các thành viên trong Ban Kiểm tra chưa được hướng dẫn, bồi dưỡng về công
tác thanh tra, kiểm tra. Các bước tiến hành kiểm tra chưa được bài bản.
- Về mặt chuyên môn, một số thành viên trong Ban Kiểm tra chưa có đủ bản
lĩnh để tư vấn cho người được kiểm tra.
- Các buổi trao đổi giữa Ban Kiểm tra với người được kiểm tra còn sơ sài, đơn
giản, chưa đi sâu vào việc tư vấn để người được kiểm tra có cái nhìn toàn diện hơn về
vấn đề và quan trọng hơm là có hướng đi phù hợp hơm trong thời gian tới.
- Có khi người được kiểm tra lại là bậc trưởng bối, hoặc là thầy dạy ngày trước
của người đi kiểm tra nên đôi lúc cũng có khó khăn cho trong nhận xét đánh giá.
2.4.3. Những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm
tra nội hộ tại trường PT DTNT Sa Thầy
Công tác KTNB ở cơ sở giáo dục là công việc quan trọng trong công tác quản
lý, là hình thức của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng cần
chỉ đạo, quán triệt thấu đáo và tổ chức thực hiện một cách hợp lý, chặt chẽ, khoa học
để nâng cao chất lượng công tác KTNB trường học. Người kiểm tra cần trung thực
khách quan nhằm mục đích phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế,
yếu kém của các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để
công tác KTNB ở Trường PT DTNT Sa Thầy đạt chất lượng, hiệu quả, tôi xin mạnh
dạn đưa ra một số giản pháp sau:
Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác
kiểm tra nội bộ trường học, nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học sẽ góp
phần quan trọng trong việc quan lý hoạt động của nhà trường đưa các hoạt động của
nhà trường dần dần đi vào nề nếp, tăng dần chất lượng, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục và công tác thanh tra.
Xây dựng lực lượng làm công tác thanh tra, việc xây dựng lực lượng kiểm tra
vô cùng quan trọng, đội ngũ thường phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ

17
vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác, đạo đức nghề nghiệp cao, luôn gần
gũi cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Khi lựa chọn cần chú ý đến chất lượng của
đội ngũ như đối tượng, chuyên môn, đạo đức, có thời gian giảng dạy ít nhất là năm
năm, có thành tích được công nhận giáo viên gioi cấp Tỉnh.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công túc kiểm tra nội bộ trường học: để
đảm bao tính khách quan trung thực và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác kiểm
tra, ban giám hiệu nên tổ chức những buổi tập huấn về nghiệp vụ công tác kiểm tra cho
đội ngũ làm công tác này và những thành viên khác có liên quan.
Tăng cường phương tiện, các điều hiện làm việc cho đội ngũ người làm công
tác kiểm tra: bản thân các đồng chí cộng tác viên kiểm tra cần nắm vững các văn bản
qui định về xếp loại đánh giá giờ dạy. Ban giám hiệu và cộng tác viên có thể trao đổi,
thảo luận giải quyết, đánh giá xếp loại những trường hợp khó xử để có cách giải quyết
hợp lý. Đội ngũ kiểm tra nội bộ trường học phải được cung cấp các loại hồ sơ, văn
bản, biên bản, phiếu đánh giá giờ dạy trước khi kiểm tra và dự giờ.
Hoàn thiện các phương pháp và mục đích kiểm tra nội bộ: người thực hiện kiểm
tra và cộng tác viên kiểm tra phải biết lựa chọn và kết hợp hài hoà các phương pháp
kiểm tra như: quan sát, phân tích, tổng hợp, kiểm tra, điều tra, gặp gỡ, trao đổi trực
tiếp đối với đối tượng kiểm tra và đối tượng có liên quan để công tác kiểm tra được
khách quan và chặt chẽ. Các thành viên trong đội ngũ kiểm tra của nhà trường phải
nắm được mục đích và nhiệm vụ của việc kiểm tra là tư vấn, thúc đẩy, phát hiện kịp
thời những sai phạm để uốn nắn điều chỉnh, phát huy những mặt tích cực, cần căn cứ
vào điều kiện cụ thể từng tổ chuyên môn, từng cá nhân để đánh giá cho phù hợp,
không nên so sánh khi đánh giá. Từ đó mới phát hiện và động viên khả năng vươn lên
của cá nhân và điều chỉnh kịp thời những vi phạm qui chế, hạn chế tối đa giáo viên vi
phạm về quy chế chuyên môn.
Cần đảm bảo nội dung kiểm tra và nhiệm vụ kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên, đánh giá cần toàn diện các mặt, theo quá trình công tác, tránh cảm tính. Sau
đánh giá, giao cho tổ chuyên môn theo dõi quá trình khắc phục sau kiểm tra và nên
tránh tạo áp lực cho giáo viên được kiểm tra. Công tác chuyên môn là quan trọng
nhưng cần quan tâm bao quát các công tác kiêm nhiệm khác của giáo viên.

18
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC
TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY
NĂM HỌC 2018 - 2019: nên setup trang ngang nhé
Tên nội Kết qủa nội Người/đơ Điều kiện Cách thức Khó Biện pháp
dung công dung cần n vị phối thực hiện thực hiện khăn, rủi khắc phục
việc đạt hợp thực ro
hiện
1. Xây - Hiệu trưởng - Hiệu - Số liệu, - Căn cứ - Kế - Nghiên cứu
dựng kế dự thảo kế Trưởng, biên chế pháp lý và hoạch kỹ các văn
hoạch hoạch kiểm Phó hiệu năm học tình hình Chưa phù bản chỉ đạo,
kiểm tra nội bộ trưởng, 2018- thực tế đơn hợp với các hình thức
tra nội bộ trong năm Chủ tịch 2019; vị, Hiệu tinh hình đã tổ chức
(Dự thảo) học 2018- công đoàn - Văn bản trưởng đơn vị; kiểm tra và
2019; và Bí thư chỉ đạo xây dựng kế - Một số hiệu quả của
- Kế hoạch Đoàn các cấp; hoạch; lựa hoạt động công tác kiểm
cần thể hiện trường nhiệm vụ chọn các kiểm tra tra nội bộ
cơ sơ pháp trọng tâm hình thức tổ không khả trong năm
lý, và kế chức, nội thi. học qua
mục tiêu, nội hoạch dung kiểm - Tham khảo
dung hoạt năm học tra phù hợp ý kiến thành
động và thời 2018- với điều viên lãnh đạo
gian, địa 2019; kiện nhà để tổng hợp,
điểm, phân - Thời trường. dự kiến phù
công tổ gian thực hợp.
chức thực hiện: đến
hiện. ngày
20/8/2018
2. Thành Thành lập - Hiệu - Căn cứ - Hiệu - Ý kiến - Hiệu trưởng
lập ban BCĐ đúng trưởng cơ cấu, trưởng thông đề xuất tiếp thu ý
kiểm tra cơ cấu, thành thành tin tình hình thiếu kiến; lựa chọn
nội bộ phần; ra phần Ban năm học cơ sở, cơ sở để giải
trường quyết định chỉ đạo; 2018-2019; chưa trình, thuyết
học thành lập - Căn cứ - Hiệu thống phục;
Ban kiểm tra năng lực trưởng, Phó nhất; - Những
với thành chuyên hiệu trưởng, - Lựa thành viên
viên là những môn, tổ TTCM, CĐ, chọn còn hạn chế
cán bộ, giáo chức hoạt Đoàn TN thành viên năng lực sẽ
viên có phẩm động của họp và đề Ban chỉ đề cử tham
chất tốt, có một số xuất nhân sự đạo chưa gia tập huấn,
uy tín, trình thành viên cho Ban Chỉ đủ năng bồi dưỡng
độ đào tạo hỗ trợ; đạo; lực. nghiệp vụ và
chuẩn, có - Hoàn - Hiệu tạo động lực
thâm niên thành trưởng tổng để làm việc
giảng dạy ít 28/8/2018 hợp ý kiến, tốt hơn.
nhất 5 năm, thành lập
được công Ban chỉ đạo.

19
nhận là giáo
viên dạy giỏi
cấp trường
trở lên hay có
năng lực
tương đương
3. Ra - Hoàn thành - Hiệu - Kế -Tổ chức - Một số ý - Giải trình về
quyết cơ cấu, ra trưởng ra hoạch đã họp và thảo kiến trái pháp lý và
định quyết định quyết định dự thảo; luận, góp ý, chiều; thực tiễn,
thành thành lập thành lập - Kinh điểu chỉnh, - Một số biểu quyết
lập Ban Ban chỉ đạo; Ban chỉ phí: tổ bổ sung kế đề xuất thống nhất;
chỉ đạo, tổ - Thảo luận, đạo; chức in hoạch. mới, phù - Tiếp thu ý
chức thảo đóng góp ý - Thành ấn, photo hợp. kiến đề xuất
luận, đóng kiến và hoàn viên Ban cho thành mới, phù hợp
góp kế chỉnh kế chỉ đạo viên Ban và bổ sung,
hoạch, hoạch kiểm góp ý và chỉ đạo; điều chỉnh.
phân công tra. hoàn thiện - Thời
nhiệm vụ kế hoạch. gian thực
thành hiện:
viên 29/8/2018
Ban chỉ
đạo
4. Ban - Triển khai - Hiệu - Thông - Tổ chức - Cúp - Sử dụng
hành kế cụ thể, chi trưởng, các tin qua e- triển khai điện; máy phát dự
hoạch tiết kế hoạch Phó mail của trong họp - Giáo phòng;
chính đến toàn thể hiệu giáo viên; HĐSP tháng viên thiếu - Hiệu trưởng
thức, giáo trưởng, - Địa 9/2018; tập tiếp nhận các
triển khai viên trong Tổ trưởng điểm - Tóm tắt, trung, có ý ý kiến; giải
đến toàn trường; chuyên thực hiện: trình chiếu kiến trái trình; tiếp thu
thể Cán - Giáo viên môn; Hội kế hoạch, chiều, đề các ý kiến đề
bộ, viên cần hiểu rõ - Thành trường; các mốc thời xuất khác xuất hay, phù
chức mục tiêu, nội viên ban - Kinh phí gian, hoạt với kế hợp và Ban
trong dung của kế kiểm tra photo văn động cần hoạch. chỉ đạo sẽ
nhà hoạch đề ra. nội bộ băn: chi thực hiện, điều chỉnh, bổ
trường trường học từ người thực sung trong
kinh phí hiện, thời quá trình hoạt
hoạt động gian thực động (nếu cần
văn phòng hiện. thiết).
phẩm.
5. Tập - Cán bộ làm - Hiệu - Những - Hiệu - Hoạt - Lồng ghép
huấn công công tác trưởng, thông tin trưởng phổ động tập các hình ảnh,
tác kiểm tra cần Phó hiệu liên quan biến những huấn đơn clip minh
kiểm tra nắm được nội trưởng đến hoạt nội dung, điệu, thiếu họa; văn nghệ
nội bộ dung và các - Toàn thể động phương sinh động, giúp vui;
trong kỹ năng kiểm cán bộ, kiểm tra pháp kiểm hấp dẫn; - Chia nhóm
nhà tra để thực giáo viên, nội bộ ở tra, giúp mọi - Giáo giáo viên theo
trường. hiện được nhân viên trường thành viên viên thiếu tổ chuyên
công việc trong trung học; hiểu rõ và tập trung, môn: tổ chức

20
một cách tốt trường - Bài thực hiện làm việc từ 1 đến 2
nhất. giảng tốt. riêng. hoạt động
- Giáo viên trình thảo luận,
nắm rõ được chiếu; chia sẻ kinh
những nội - Tài liệu nghiệm.
dung kiểm photo có
tra có liên liên quan;
quan đến - Thời
công việc của điểm thực
mình để thực hiện:
hiện và phối 14g00
hợp tốt. ngày
8/9/2018
tại Hội
trường.
6. Chỉ đạo - Tổ chức Thành viên - Những - Thành viên - Thực - Theo dõi,
tổ chức thực hiện các Ban kiểm nội dung ban kiểm tra hiện tham gia, dự
thực hiện hoạt động tra nội bộ có liên nội bộ và không giờ trong các
kế hoạch kiểm tra và quan các thành đẩy đủ hoạt động để
kiểm tra đúng kế các thành trong kế viên khác có các nội có biện pháp
nội bộ hoạch đề viên khác hoạch liên dung; tư vấn, hỗ trợ,
ra trên cơ sở có liên - Thời quan nghiên không uốn nắn kịp
an toàn, hiệu quan. gian hoàn cứu văn bản đúng thời;
quả, mang thành theo chỉ đạo thực tiến độ - Phát huy
tính giáo dục kế hoạch hiện; như kế tính tích cực,
cao; hàng - Xây dựng hoạch chủ
- Tạo được tháng đã biểu mẫu đề ra. động và linh
không khí được phê đánh giá - Việc hoạt trong tổ
vui vẻ, thân duyệt; theo quy thực hiện chức nhằm
thiện, năng - Điều định. công việc mang hiệu
động, sáng kiện cơ sở sơ sài, quả cao trong
tạo và thúc vật chất mang tính điều kiện sẵn
đẩy, hỗ trợ phục vụ; hình thức, có của nhà
quá trình các tinh thần trường.
giảng dạy và phương trách
học tập của tiện hỗ trợ nhiệm
giáo viên và khác; chưa cao;
học sinh; - Kinh phí
- Thể hiện Không đủ
được các kỹ cho các
năng kiểm tra chi
trong kế phí phát
hoạch sinh;
- Kế hoạch - Phương
cần đúng quy tiện, cơ sở
định về thể vật chất
thức văn bản. chưa đáp
thời gian ứng yêu

21
thực hiện, cầu;
biện pháp - Bộ tiêu
thực hiện... chí khảo
sát, đánh
giá chưa
khoa học,
phù hợp,
cụ thể.
Từng nội -
dụng
kiểm tra
cần mô tả
7. Tổ chức - Tổ Thành viên - Thời - Đánh giá - Kết quả - Điều chỉnh,
kiểm tra, chức Ban kiểm gian: thực theo đúng đôi khi rút kinh
đánh giá kiểm tra, tra nội bộ hiện theo các tiêu chí không nghiệm
kết quả đánh giá và các kế hoạch đã đề ra. phản ảnh cho năm học
thông qua thành viên đã xây đúng với tiếp theo.
môn học, khác có dựng và thực chất.
hoạt liên quan. phê duyệt.
động;
- Tổng
kết, đánh
giá, rút
kinh
nghiệm
theo
tháng,
học kỳ và
năm học;
điều
chỉnh kế
hoạch
(nếu cần
thiết)
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
4.1. Kết luận.
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý, vận dụng những điều đã học
vào thực tế công tác và điều kiện thực tế của trường PT DTNT Sa Thầy, tôi đã hiểu
được ý nghĩa, mục đích của việc thanh tra, kiểm tra trong trường học và qua đó cũng
nắm được nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra nội bộ trường học.
Từ việc phân tích thực trạng hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường tôi, đối chiếu
với các kiến thức đã học nói chung và thực tế công tác kiểm tra nội bộ nói riêng, bản
thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, ngoài việc thực hiện các biện pháp

22
nêu trên, người quản lí cần:
- Phải mạnh dạn giao việc cho cấp dưới nhưng phải kiểm tra, đánh giá, tư vấn,
thúc đẩy kịp thời giúp đội ngũ thực hiện kế hoạch mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo;
- Phải biết vận dụng uyển chuyên, đúng lúc, đúng việc, đúng người;
- Thực hiện tốt chế độ khen thưởng để khuyến khích, động viên các tổ chức, cá
nhân liên tục tiến bộ. Mọi người ai cũng thấy mình đang làm việc thật sự, đang góp
phần tích cực vào sự vận hành của tổ chức một cách tốt đẹp;
- Không ngừng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, năng lực
chuyên môn và Hiệu trưởng phải thực sự vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh, vừa có
“Tâm và Tầm” Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh noi theo.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với Nhà trường
- Tổ chức các chuyên đề về chuyên môn, tổ chức kiểm tra chuyên đề thường
xuyên và định kỳ.
- Cần thành lập Ban kiểm tra đủ về số lượng và chất lượng theo quy định. Xây
dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, kiểm tra đúng quy trình,
đánh giá công bằng, khách quan, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi và phải nhẹ nhàng,
thoải mái.
- Tuyên truyền kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách về lĩnh vực
GDĐT; làm tốt công tác tư tưởng trong kiểm tra đánh giá đối với đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường; có cơ chế hợp lý đối với những người làm công tác KTNB
trường học để khuyến khích họ làm tròn bổn phận, trách nhiệm được tin tưởng giao
phó.
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công
tác quản lý và kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong nhà trường.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trường
học; trang bị các loại tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho công tác kiểm tra. Cần có những
cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác KTNB trường học để tư vấn có chiều sâu hơn đối
với cán bộ, giáo viên nhà trường.

23
Phụ lục 1
SỞ GDĐT KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA HĐSP NHÀ GIÁO


Năm học 2018 -2019

Họ và tên giáo viên:............................................... Dạy môn:……………………


Tại các lớp:............................................................ Trường PT DTNT Sa Thầy
Họ và tên người kiểm tra: ..................................... Chức vụ:…………………….
A. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG
I. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, văn hóa ứng xử với học sinh và đồng nghiệp; lối sống và tác phong).
1. Ưu điểm: …………………………………………………………….........................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Nhược điểm:.....................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II. Kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại từng nội dung của HĐSP nhà giáo
1. Đánh giá trình độ, nghiệp vụ sư phạm của GV qua các tiết dạy

24
Các mặt đánh giá giờ
1.1. Ưu điểm Nhược điểm
dạy
Nội dung bài học (kiến
thức chính xác, trọng
1.1.1
tâm, logic, khoa học, liên
.
hệ thực tiễn, phù hợp đối
tượng học sinh)
Tổ chức hoạt động học
cho học sinh (phù hợp,
1.1.2
linh hoạt, hiệu quả, khơi
.
gợi việc học tập của học
sinh....)
Hoạt động học của học
sinh (khả năng tiếp nhận
và tính tích cực, chủ
1.1.3 động, hợp tác trong thực
hiện nhiệm vụ học tập;
việc hoàn thành mục tiêu
bài học....
1.2 Đánh giá kết quả các tiết dạy của giáo viên
Đ. giá các tiết dạy của
Kết quả xếp loại các tiết dạy
gv
Tiết thứ nhất, tại
1.2.1
lớp: . . . . . .
Tiết thứ hai, tại
1.2.2
lớp: . . . . . . .
Tiết thứ ba, tại lớp: . . . . .
1.2.3
..
2. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn
2.1. Hồ sơ, sổ sách cá nhân Ưu điểm Nhược điểm
Hình thức, nội dung và
hiệu quả sử dụng các loại
2.1.1
hồ sơ, sổ sách theo quy
định.
Việc thực hiện giáo án
theo PPCT. Việc thể hiện
2.1.2 kiến thức, kỹ năng của
bài học và các phần của
tiết dạy trong giáo án.
2.2. Kiểm tra, chấm chữa Ưu điểm Nhược điểm

25
bài
Chất lượng, kết quả học
2.2.1 tập của học sinh qua từng
. đợt kiểm tra (tỷ lệ G,
Khá, TB, Y, Kém).
Số lượng bài kiểm tra
theo phân phối chương
2.2.2 trình. Hình thức, nội
dung đề kiểm tra và đáp
án.
Việc chấm, chữa bài
2.2.3 kiểm tra; nhập điểm có
. kịp thời, đảm bảo tính
chính xác không.
Kiểm tra kết quả giảng Đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên
3.
dạy của giáo viên Ưu điểm Nhược điểm
Người dự kiểm tra trực
tiếp học sinh bằng các
hình thức linh hoạt như:
3.1.
trắc nghiệm khách quan,
tự luận, vấn đáp học sinh
sau mỗi tiết dạy.
Kiểm tra gián tiếp kết quả
giảng dạy từ các bài kiểm
3.2. tra viết của học sinh và kết
quả thể hiện qua Sổ điểm
cá nhân.
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác
Kiểm tra việc thực hiện
4. được giao
các nhiệm vụ khác
Ưu điểm Nhược điểm
Tinh thần, thái độ và ý
thức chấp hành quy chế
4.1. chuyên môn, nội quy
sinh hoạt, hội họp và các
hoạt động khác.
Công tác chủ nhiệm,
công tác giáo dục đạo
4.2.
đức học sinh. Công tác
đoàn thể và các công tác

26
khác.
B. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Về kết quả giảng dạy trên lớp (ghi rõ kết quả chung của các giờ dạy trên
lớp)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Về hồ sơ, nghiệp vụ SP và thực hiện quy chế chuyên môn (ghi rõ về xếp
loại)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Kết quả chung của các mặt hoạt động (ghi rõ về XL: Tốt, Khá, Đạt, CĐ)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
C. Ý KIẾN TƯ VẤN VÀ KIẾN NGHỊ (nêu cụ thể):
1. Đối với giáo viên:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Đối với tổ, trường:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Sa Thầy, ngày …... tháng ….. năm 20…..
Giáo viên Người kiểm tra Hiệu trưởng

27
Phụ lục 2
SỞ GDĐT KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PT DTNT SA THẦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY BẬC TRUNG HỌC
(theo công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08-10-2014 của Bộ GD&ĐT và HD số
1056/SGDĐT-GDTrH ngày 31-08-2016 của Sở GD&ĐT Kon Tum)
Người dạy : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Người dự : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Người cùng
Tiết : . . . . Lớp : . . . . dự : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Môn : . . . . . . . . ......................
Tên bài dạy:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Các Mức độ đạt được tối
mặt đa (điểm)
đán Tiêu chí đánh giá Nhận xét M1 M2 M3
h (1,5đ (2,0đ (2,5đ
giá ) ) )
Mức độ chính xác,
Nội logic, khoa học; cập
1
dun nhật và liên hệ thực
g tiễn (nếu có)
dạy Mức độ trọng tâm
học 2 và phù hợp với các
đối tượng học sinh.
Tổ Mức độ phù hợp,
chứ linh hoạt, tương
c thích của các
hoạt phương pháp, kỹ
độn 3 thuật dạy học tích
g cực khi giáo viên tổ
học chức các nhiệm vụ
tập học tập cho học
cho sinh.
học 4 Mức độ phù hợp,
sinh hiệu quả của các
biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích học
sinh khi giáo viên tổ
chức thực hiện
nhiệm vụ học tập.

28
Mức độ thu thập,
tổng hợp, nhận xét,
5 đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh.
Thái độ, khả năng
tiếp nhận thực hiện
6 nhiệm vụ học tập
của các đối tượng
học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực,
Hoạ
chủ động, hợp tác
t
7 của học sinh khi
độn
thực hiện nhiệm vụ
g
học tập.
học
Mức độ hoàn thành
của
mục tiêu bài học
học
(theo các cấp độ tư
sinh
duy: Nhận biết,
8 thông hiểu, vận
dụng) và khả năng
vận dụng kiến thức,
kỹ năng vào thực tế
của học sinh.
Tổng điểm theo từng cột

(Ghi chú: Người dự đánh giá các mức điểm chi tiết đến 0,25 điểm cho mỗi tiêu chí)
2.CÁCH XẾP LOẠI
1.Loại tốt: a.điểm tổng cộng đạt từ 17 → 20 điểm
b.Các tiêu chí 1, 3, 5, 8 phải đạt 2,5 điểm.
2.Loại khá: a.điểm tổng cộng đạt từ 14 → 16,5 điểm
b.Các tiêu chí 1, 3, 8 phải đạt tối thiểu 2,0 điểm.
2.Loại đạt: a.điểm tổng cộng đạt từ 10 → 13,5 điểm
b.Các tiêu chí 1, 3 phải đạt tối thiểu 2,0 điểm.
2.Loại yếu: Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống.
B.KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Tổng số điểm: ( /20) Xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . . .

NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA NGƯỜI KIỂM TRA


(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra (2010); luật khiếu nại (2011); luật tố cáo (2011).
2. Luật giáo dục 2005 và Luật bổ sung sửa đổi một số điều của luật giáo dục 2009.
3. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/05/2013 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động thanh tra giáo dục;
4. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo (GDĐT) Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
5. Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học
6. Thông tư số 24/VBHN-BGDĐT ngày 20/ 10/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo (GDĐT) quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
7. Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20 /12/2016 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và
đào tạo (GDĐT)về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
8. Chỉthị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 /08/2018 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và
đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục;
9. Hướng dẫn số 3676/BGDĐT-TTr của Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo
(GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2018-2019;
10. Công văn số 1057/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2018-2019;
11. Công văn số 1080/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2018 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với
giáo dục dân tộc;
12. Công văn số 1057/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2018-2019;
13. Kế hoạch số 09/KH-NT ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường
PT DTNT Sa Thầy về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
14. Kế hoạch số 12/KH-NT ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường
PT DTNT Sa Thầy về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019;

30
15. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu
học tập, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phổ thông
16. Học viện quản lý giáo dục và Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố
Hồ Chí Minh (2015), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục
17. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Kiểm tra và Thanh tra giáo dục, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội

31

You might also like