You are on page 1of 44

I- Lý do chọn đề tài:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã
từng bước được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong
Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ
là quốc sách hàng đầu, là “ chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía
trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Nghị quyết này hướng đến mục đích
nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng cho mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ
cho đất nước.
Trong đó, giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc
dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
“ Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm
mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào
lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng
cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm
2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục
mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và
cơ sở giáo dục.”
Bên cạnh đó nghị quyết cũng nêu rõ “ Giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực
hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh
bạch.” Như vậy, để hòa cùng sự đổi mới của giáo dục nói chung, thì công tác kiểm
tra, thanh tra giáo dục nói riêng cũng cần phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới
quản lý giáo dục. Chuyển trọng tâm từ chủ yếu từ thanh tra chuyên môn sang chủ
yếu thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, tăng cường tính tự chủ,
chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

1
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan
trọng.
Ở nước ta, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó
giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ
ngay từ những bước chân đầu đời chập chững. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu
qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho
việc học tập và thành công sau này của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên mầm non đóng
vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ.
Giáo viên được đào tạo tốt hơn sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh
nhạy hơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức và
ngôn ngữ phong phú hơn. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo
đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng
cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những
hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các xã vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên mầm
non nghiêm trọng và để đáp ứng được nhu cầu phát triển trường lớp, đáp ứng nhu
cầu đưa trẻ đến trường của các bậc phụ huynh, các trường Mầm non phải hợp đồng
và bồi dưỡng ngắn hạn cho các giáo viên không đúng chuyên nghành để vào các
trường mầm non làm công tác chăm sóc giáo dục. Vì vậy, chất lượng chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục,
cách tổ chức các hoạt động giáo dục chưa hợp lý, ít chú trọng vào phát triển kỹ

2
năng cho trẻ. Với những vấn đề trên, người làm công tác quản lý cần phải có kế
hoạc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên của mình, bên cạnh đó
còn phải có sự định hướng, có sự hướng dẫn tận tình, đồng hành cùng với giáo viên
của mình, cung cấp cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ có thể
hoàn thành được các hoạt động giáo dục, hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhóm
lớp và của đơn vị. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng dẫn, chỉ bảo mà không có các biện
pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của giáo viên thì người
quản lý sẻ không thể nào kiểm soát và định hướng cho giáo viên cũng như đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong năm học, vì vậy, việc kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng trong thực
tế hiện nay, việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên còn nặng tính hình thức,
chưa chú trọng vào việc đánh giá sự phát triển của trẻ mà chỉ quan tâm đến hình
thức tổ chức hoạt động, đánh giá dựa trên suy nghỉ chủ quan, cảm tính của cá nhân
người quản lý. Trong những năm học vừa qua, trường Mầm non An Khương,
huyện Hớn Quản chúng tôi cũng thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm
của giáo viên, tuy nhiên chưa đem lại kết quả cao vì một só lý do sau: Chưa hiểu
hết được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra còn cứng
nhắc, rập khuôn, thiếu sự linh động, sáng tạo trong công tác kiểm tra.Từ thực tế đó,
tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên trường mầm non An Khương, huyện Hớn Quản năm học 2017-2018”
1.Lý do pháp lý:
Căn cứ vào thông tư 39/2013/TT-BGDĐT về hướng dẫn về thanh kiểm tra
chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục quy định:
Điều 6. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến,
giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai
trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về
tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo
dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ
chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ,
chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,
đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm
định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài
chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục thường xuyên.
Điều 13. Trình tự và thủ tục tiến hành cuộc thanh tra
Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra;
phổ biến kế hoạch thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo
cáo; thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành; công bố quyết định
thanh tra; thu thập thông tin, tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật;
báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng
kết luận thanh tra; kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra thực hiện theo
quy định từ Điều 18 đến Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Nghị định số 42/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra
giáo dục có nêu:
Điều 14:Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
Điều 15: Thẩm quyền, đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo
dục
Điều 16: Trình tự thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Một số văn bản chỉ đạo của SGD/PGD về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
tra nội bộ…. (???công văn số 1371/SGD&ĐT-TTr ngày 11/9/2015 về việc hướng
dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016 – 2017 của Sở GD&ĐT; Kế
hoạch kiểm tra số 538/KH-TTr ngày 3/10/2016 của Phòng GD&ĐT Hớn Quản
hướng đẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học => cần trích nội dung chỉ đạo liện
quan)
2. Lý do về lý luận :

4
“Kiểm tra là nguồn gốc của thắng lợi… Chín phần mười khuyết điểm trong
công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo
thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm. Khi đã có chính
sách đúng thì sự thành công, thất bại của chính sách phụ thuộc vào các yếu tố: cách
thức tổ chức kiểm tra, cán bộ kiểm tra, nơi kiểm tra”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia)
- Theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý giáo dục là một họa động
mang  tính chính trị cao và nó luôn gắm liền với đường lối, chính sách của Đảng,
phục vụ cho mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đạt ra. Thanh tra là một chức năng
thiết yếu của quản lý giáo dục trong chu trình quản lý giáo dục không thể thiếu
khâu thanh tra, kiểm tra. Bởi vì thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học
nhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý giáo dục do đó nó
mang tính chất pháp quyền, nó luôn luôn được đặt dưới đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo. Thanh tra, kiểm
tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới. Do tổ
chức thanh kiểm tra thực hiện nhằm phát huy nhân tố tích cực phòng ngừa, xử lý
các hành vi vi phạm góp phần thúc đẩy cơ quan hoàn thành thực hiện đúng kế
hoạch đã đặt ra. Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý tăng cường tính pháp chế
XHCN bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan. Kiểm
tra nội bộ trường học là công tác kiểm tra chuyên ngành vừa bộc lộ quyền lực Nhà
nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
Kiểm tra nội bộ trường học là công việc quan trọng mà người hiệu trưởng nào
cũng phải thực hiện. Đây là một khâu trong chu trình quản lý nhà trường nhằm
giúp hiệu trưởng đảm bảo sự toàn vẹn của quá trình quản lý và đạt chất lượng tổng
thể của quá trình giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường thực hiện
tốt quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp nhà trường kiểm
định chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường một
cách khách quan.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là hoạt động xem xét, đánh giá các
hoạt động giáo dục trẻ trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển
nhà trường, phát triển người giáo viên và phát triển trẻ em trong nhà trường.
kiểm tra HĐSP GV gồm những nội dung nào?? Phẩm chất, đạo đức…(trong
giáo trình)
3.Lý do thực tiễn:
Trong những năm qua việc quản lý kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
trong trường Mầm on An Khương huyện Hớn Quản còn nhiều hạn chế. Do trường
mới thành lập được 5 năm lại nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ giáo viên trẻ nhiều nên chưa có kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy bên cạnh đó còn có 1 số giáo viên không có chuyên

5
nghành giáo dục mầm non. Từ đó mà công tác chỉ đạo kiểm tra hoạt động cũng gặp
khó khăn.
Hiện nay việc kiểm hoạt động sư phạm của giáo viên còn mang tính hình thức
nội dung kiểm tra còn sơ sài chưa có nội dung, thiếu trọng tâm, việc kiểm tra còn
thực hiện một cách máy móc, rập khuôn, chưa linh hoạt vì vậy, chất lượng giáo dục
chưa được nâng cao. Ý thức của giáo viên về công tác giáo dục cũng chưa được
xem trọng, giáo viên chủ yếu tổ chức hoạt động giáo dục theo hình thức đối phó
với cán bộ quản lý. Trước tình hình thực tế của trường, bản thân tôi là một hiệu
trưởng, tôi nhận thấy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà
trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quá trình giảng dạy, và để làm được
điều đó, người hiệu trưởng cần phải có cái nhìn rõ ràng, chính xác về công tác kiểm
tra hoạt động sư phạm của giáo viên, cần phải làm cho giáo viên nhận thấy được
tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho các hoạt động
giáo dục, từ đó có những điều chình kế hoạch saochophuf hợp với tình hình thực té
tại nóm lớp của mình phụ trách, đẩm bảo cung cấp đủ các kiến hức, kỹ năng cần
thiết cho trẻ để hoàn thành mục tieu giáo dục đã đề ra, hoàn thành nhiệm vụ của cá
nhân và đơn vị
Với vai trò là người Hiệu trưởng lãnh đạo nhà trường để quản lý tốt hoạt động
kiểm tra hoạt động của giáo viên người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác chỉ đạo
điều hành kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình công tác và tham gia học tập tôi
chọn lọc những kiến thức đã nắm được trong khóa học lớp bồi dưỡng quản lý và
những kinh nghiệm mà giảng viên đã chia sẽ trong thực tiễn để mạnh dạn xây dựng
kế hoạch hành động cho đơn vị mình sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm hoạt động sư phạm của giáo viên góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Qua quá trình học tập ở lớp cán bộ quản lý giáo dục mầm non, được quý thầy cô
cung cấp lý luận và cả nhứng kinh nghiệm thực tiễn, bản thân tôi được nhận thức rỏ
hơn về những lý luận quản lý nhà trường. Soi rọi những lý luận đó vào thực tiễn
của đơn vị tôi đang công tác thì thấy rằng công tác kiểm tra nội bộ nói chung và
việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nói riêng của đơn vị mình còn
những hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Với những lý do thực tiễn nêu trên, đó cũng chính là những yếu tố quyết định
đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua khóa học bồi dưỡng Cán Bộ Quản Lý
mầm non cùng với việc tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu thực tế nên tôi chọn đề tài
nghiên cứu sau khóa học: “Một vài biện pháp tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm
của giáo viên trường mầm non An Khương, huyện Hớn Quản năm học 2017-2018”
II. Phân tích tình hình thực tế về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên trường Mầm non An Khương huyện Hớn Quản.
1. Khái quát về Trường Mầm non An Khương:
Trường Mầm non An Khương nằm ở địa bàn xã An Khương, huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước. Xã An Khương là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Hớn
Quản với hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc Xtiêng, trình độ dân trí thấp, các
6
phong tục, tập quán còn lạc hậu, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và
làm thuê cho các nông trại trên địa bàn.
Trường Mầm non An Khương được thành lập vào tháng 09 năm 2011 với 3
nhóm lớp. Hiện nay trường đã có 7 nhóm lớp với hơn 200 trẻ theo học.
Trong đó có: 1 nóm trẻ 24-36 tháng, 1 lớp mầm, 1 lớp chồi, 3 lớp lá ở trung
tâm, và 1 lớp lá ở điểm lẻ ( Điểm lẻ cách trường 8km)
Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên của trường:
+Trường chưa có chi bộ độc lập và hiện đang sinh hoạt ghép chung với chi bộ
trường Tiểu học An Khương . Đảng viên: 2 ( 2 chính thức)
+Trường có hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng: Cả 2 điều có trình độ đại học.
+Tổng số giáo viên trường: 14 giáo viên, trong đó trình độ đại học: 06 giáo
viên ( có 4 giáo viên không đúng chuyên nghành giáo dục mầm non); Cao đẳng: 03
giáo viên ( Có 1 giáo viên không đúng chuyên nghành giáo dục mầm non); Trung
cấp: 05 giáo viên
+Nhân viên: 1 kế toán( Trình độ trung cấp), 1 y tế, 2 bảo vệ, 1 tạp vụ.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường được đầu tư xây dựng lại và được đầu tư
trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy như: Tivi, đầu đĩa, đàn phục vụ cho việc
chăm sóc và giáo dục trẻ.
Năm học 2014-2015 trường được công nhận đạt phổ cập giáo dục Mầm non
trẻ năm tuổi và duy trì cho đến nay.
Trong quá trình thực hiện việc chỉ đạo và quản lý chất lượng giáo dục trẻ ở
trường Mầm non An Khương đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo – bộ phận Mầm
non và Ủy ban nhân huyện.
- Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh
trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, có
nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra.
- Đội ngũ Giáo viên, Công nhân viên nhiệt tình gắn bó với nghề, có tinh thần
đoàn kết, có trách nhiệm trong chăm sóc giáo dục cháu.
* Khó khăn:
-Trình độ chuyên môn của giáo viên còn chênh lệch nên khả năng tiếp thu và
nhận biết chưa nhanh, cách phối hợp các hình thức giáo dục chưa hài hòa. Bên
cạnh đó việc có nhiều giáo viên không đúng chuyên ngành nên việc nắm bắt các
nội dung giáo dục mầm non mới còn gặp nhiều khó khăn. Hồ sơ sổ sách theo quy
định thì quá nhiều, gây tâm lý nặng nề về công tác làm hồ sơ sổ sách cho giáo viên.
- Nhiều giáo viên chưa có ý thức tốt trong công tác kiểm tra, còn mang tính
đối phó khi được kiểm tra.
Giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy, cách làm các loại hồ sơ sổ sách,
khi tham gia kiểm tra hoạt động sư phạm thường không tự tin khi nhận xét, đánh
giá đồng nghiệp, vì vậy nhiệm vụ đánh giá, tư vấn, thúc đẩy chưa đạt hiệu quả, đó
7
cũng là khó khăn lớn trong công tác tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo
viên tại trường Mầm non An Khương.
2. Thực trạng về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
trường Mầm non An Khương:
- Trường Mầm non An Khương là một trường mới được thành lập 5 năm nay,
trường đặt tại một xã vùng sâu vùng xa có tình hình kinh tế xã hội khó khăn thuộc
chương trình 135 của chính phủ, trình độ dân trí thấp, đồng bào dân tộc xtiêng
chiếm hơn 70% dân số toàn xã, phong tục tập quán còn lạc hậu, người dân ít quan
tâm đến công tác giáo dục chính vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa
phương gặp rất nhiều khó khăn.
- Tuy nhiên, trong những năm học trước đây, nhà trường vẫn luôn quan tâm
đến xây dựng chất lượng giáo dục, lấy chất lượng giáo dục là mục tiêu chính để
xây dựng nhà trường và dể xây dựng chất lượng giáo dục cho nhà trường thì việc
kiểm tra, giám sát hoạt động sư phạm của giáo viên là việc làm thường xuyên và
được BGH rất lưu tâm.
2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu cơ của kế
hoạch năm học, đồng thời là mắt xích của chu trình quản lý. Căn cứ vào công văn
số 1371/SGD&ĐT-TTr ngày 11/9/2015 về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội
bộ trường học năm học 2016 – 2017 của Sở GD&ĐT; Kế hoạch kiểm tra số
538/KH-TTr ngày 3/10/2016 của Phòng GD&ĐT Hớn Quản hướng đẫn công tác
kiểm tra nội bộ trường học, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch kiểm tra nội
bộ trường học và đã triển khai trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường, từ kế
hoạch năm được cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của
chuyên môn theo tháng, chủ yếu tập trung vào các tháng trong năm học. Tuy nhiên
kế hoạch kiểm tra tháng chỉ xác định các thời điểm kiểm tra, số lượng các cuộc
kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, toàn diện nhưng không nêu rõ tên đối tượng kiểm
tra, thời điểm cụ thể. Vì vậy, giáo viên được kiểm tra thường không có nhiều thời
gian cho việc chuẩn bị tâm lý cũng như đồ dùng phục vụ cho các hoạt động. và đôi
lúc còn bị động bởi các hoạt động khác trong nhà trường và của từng bộ phận.
2.2 Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo:
a/ Phẩm chất chính trị, đạo đức , lối sống,
- Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc
chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng,
chất lượng ngày, giờ công lao động;
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu
cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính
trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học
sinh.
b/ Kết quả công tác được giao

8
- Nhận xét về việc thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ chuyên
môn của giáo viên và hồ sơ khác của nhà trường có liên quan để đánh giá việc thực
hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
- Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không đạt yêu cầu
thì dự tiết thứ 3. Khi dự giờ, cán bộ kiểm tra lập phiếu dự giờ, nhận xét ưu
khuyết điểm về trình độ; nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp
giảng dạy
* Về nội dung và cấu trúc bài giảng : Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hệ
thống, thể hiện rõ nội dung trọng tâm và nội dung tích hợp, liên hệ thực tế và có
tính giáo dục, đảm bảo rèn luyện các kỹ năng.
* Về phương pháp giảng dạy: GV sử dụng phương pháp phù hợp, kết hợp tốt
các phương pháp với nhau
* Về phương tiện dạy học: Sử dụng phương tiện và đồ dùng phù hợp, tổ chức
cho trẻ được hoạt động bằng các phương tiện một cách hiệu quả. Lời nói của gv rõ
ràng, phù hợp với hoạt động.
* Tổ chức hoạt động: Thực hiện các nội dung linh hoạt, phù hợp với chủ đề đưa
ra, tiến hành tiết dạy hợp lý, phối hợp hoạt động giữa gv – trẻ, phát huy tính chủ
động của trẻ.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
- Thưc hiện chương trình chăm sóc và giáo dục.
- Duy trì sĩ số, tỉ lệ SDD và tinh thần yêu thương đối với trẻ.
- Nề nếp và hiệu quả phối hợp với gia đình trong nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Công tác tuyên truyền chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Kết quả xếp loại giờ dạy do cán bộ thanh tra dự ( có phiếu dự giờ đính kèm)
- Tốt: Kết quả dự giờ và thực hiê ̣n quy chế chuyên môn đều đạt tốt; kết quả
giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt khá trở
lên.
- Khá: Kết quả dự giờ và thực hiê ̣n quy chế chuyên môn đạt khá trở lên; kết
quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt
trung bình trở lên.
- Đạt trung bình: Kết quả dự giờ; thực hiê ̣n quy chế chuyên môn; kết quả
giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt trung
bình.
- Yếu: Kết quả dự giờ yếu hoă ̣c thực hiê ̣n quy chế chuyên môn yếu.
Trình bày các việc đã làm được và những hạn chế về KT hđsp gv???

2.3 Xây dựng lực lượng kiểm tra :


Đầu năm học sau khi đã ổn định nề nếp, tôi thành lập ban kiểm tra, ban kiểm
tra gồm có :
- Hiệu trưởng làm Trưởng ban
- Phó hiệu trưởng làm phó ban

9
- Các tổ chuyên môn (Tổ khối trưởng) và một số giáo viên có chuyên môn,
nghiệp vụ được hiệu trưởng đánh giá cao (GV giỏi các cấp) làm kiểm tra viên.
Như vậy lực lượng kiểm tra là những thành viên cốt cán trong nhà trường.
Nhìn chung có tinh thần trách nhiệm, song trình độ của lực lượng kiểm tra còn hạn
chế, chưa được bồi dưỡng về công tác thanh tra, kiểm tra nên chưa đạt theo yêu
cầu đề ra và chưa đạt niềm tin tuyệt đối của giáo viên đối với người được kiểm tra.
Mặt khác việc phân công còn chung chung, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, một số thành
viên trong ban kiểm tra có những nhận xét, lời nói chưa khéo léo gây tâm lý chống
đối, không phục cho người được kiểm tra.
Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc 
kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên mà chỉ coi đó là một biện  
pháp quản lý của BGH để xếp loại thi đua vì vậy tác dụng tư vấn thúc đẩy tính  
tự giác, tích cực chưa cao. 
2.4 Tổ chức thực hiện.
Trường Mầm non An Khương huyện Hớn Quản là một trường bán trú 100%,
nên hoạt động chuyên môn được xem là vai trò chủ đạo. Đầu năm học, tôi tổ chức
dự giờ kiểm tra năng lực của giáo viên để qua đó đánh giá được giáo án, nghệ thuật
lên lớp, kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, xử lý tình huống, việc trang trí lớp, ổn
định nề nếp, mức độ chăm sóc, giáo dục trẻ, khả năng vận dụng các phương pháp
để tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Sau đó theo kế hoạch đã đề ra hằng
tháng, các giáo viên được dự giờ đánh giá trình độ tay nghề theo quy định.
Việc tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên được thực hiện theo 4
bước sau:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy của giáo viên trên lớp
+ Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp
+ Chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp
+ Tổng hợp, điều chỉnh, đánh giá kết quả kiểm tra giờ dạy trên lớp.
Trường tôi đã tổ chức lực lượng kiểm tra dự giờ theo qui trình như sau:
+ Chuẩn bị dự giờ:
Lực lượng kiểm tra được phân công sẻ có sự nghiên cứu bài dạy trước một bước
và nhóm dự giờ ngồi lại thống nhất với nhau về nội dung kiến thức, hình thức lên
lớp của bài dạy chuẩn bị sắp tới. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít khi nhóm dự giờ,
kiểm tra có thời gian ngồi lại để nghiên cứu, trao đổi, thống nhất với nhau về nội
dung mà mình chuẩn bị kiểm tra, dự giờ vì không có thời gian.
+ Quan sát giờ dạy:
Người đi dự giờ có một cuốn sổ dự giờ và ghi chép dầy đủ diễn biến của hoạt
động một cách đầy đủ, chi tiết, ghi chú những nhận xét, những vấn đề cần lưu ý.
Tuy nhiên, có một số người khi đi dự giờ thường ít chú ý vào hoạt động của giáo
viên đang thực hiện trên lớp, một số người hay bán tán, nói chuyện làm cho người
dạy dẽ bị phân tâm, mất tạp trung vào hoạt động gây ảnh hưởng tâm lý của người
dạy và có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động giáo dục.
+ Phân tích giờ dạy, kết quả trên trẻ:
10
Sau khi dự giờ xong tổ dự giờ sẻ hội ý, phân tích đánh giá tiết dạy trên cơ sở
đánh giá mục tiêu của bài dạy, kết quả trên trẻ. Thường thì tập trung vào các câu
hỏi như: Trẻ có hứng thú với hoạt động không, trẻ học được những gì? Có đạt mục
tiêu mà giáo viên đề ra hay không? Hình thức tổ chức có sáng tạo không? Giáo
viên đã lấy trẻ làm trung tâm chưa? Cô sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả
không? Có phát huy được tác dụng của các đồ dùng đó không?...Tuy nhiên, ở bước
này, tổ dự giờ thường thực hiện rất qua loa, nhiều khi mang ý kiến chủ qua của cá
nhân áp đặt vào hoạt động của giáo viên, một số người thường mang tính bảo thủ,
cố chấp của cá nhân vào nhận xét đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên, gây
căng thẳng trong nội bộ và dẫn đến trường hợp khó thống nhất ý kiến nhận xét,
đánh giá.
+ Trao đổi với giáo viên
Khi trao đổi với giáo viên người dự chưa tạo được sự cảm giác thoải mái, cởi
mở cho giáo viên. Đôi khi những nhận xét, lời nói chủ quan làm cho giáo viên bị
tổn thương. Có trường hợp gây tâm lý nặng nề cho giáo viên. Thực tế là sau khi dự
giờ xong lực lượng kiểm tra mời giáo viên xuống văn phòng và trao đổi những ưu
khuyết điểm rồi xếp loại. Thực sự trong công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn
vẫn chỉ mang tính chất kiểm tra, đánh giá nhưng chưa thực hiện tốt chức năng tư
vấn, thúc đẩy. Và đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm đối với người đứng đầu nhà
trường.
Với chương trình mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải biết xây dựng kế 
hoạch giảng dạy, biết sử dụng đồ dùng trực quan, lựa chọn phương pháp tổ chức 
hình thức hoạt động chung, hoạt động góc sao cho phù hợp đó là một việc không dẽ
đối với giáo viên mới ra trường và giáo viên không có chuyên ngành, do vậy còn có
một số giáo viên còn lúng túng nhiều trong việc lên kế hoạch giáo dục trẻ cũng
như lựa chọn phương pháp hình thức cho từng hoạt động. Mặt khác chuẩn đánh
giá hoạt động sư phạm còn mang tính chất định tính, nghiệp vụ của các thành viên 
trong ban kiểm tra lại không đồng đều dẫn đến việc đánh giá còn phiến diện 
chung chung. Có khi kiểm tra một đường nhưng kết quả lại một nẻo vì một số cá 
nhân vẫn nặng tính hình thức và mắc bệnh thành tích.
Có những giáo viên vẫn còn tư tưởng “ xả hơi” sau mỗi đợt kiểm tra - đánh giá
dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá chỉ có tác dụng nhất thời. 
Việc giao quyền và uỷ quyền còn chưa rõ ràng nên các thành viên trong 
ban kiểm tra còn thiếu mạnh dạn, chưa quyết đoán trong việc kiểm tra - đánh giá 
hoạt động sư phạm của giáo viên. Nghiệp vụ của các thành viên trong ban kiểm 
tra không đồng đều dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá còn chưa có tính thống nhất 
cao trong ban kiểm tra, có những cá nhân kiểm tra – đánh giá còn mang tính 
hình thức, nặng mắc bệnh thành tích, nể nang, sợ mất lòng . 
Thực trạng về công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra hđsp của giáo viên????
3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
3.1. Điểm mạnh

11
- Bản thân tôi là một hiệu trưởng nên luôn cố gắng chủ động nghiên cứu các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan, ban ngành về các nội dung có liên quan
đến công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Thực hiện việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm, chú trọng vào
công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
3.2 Điểm yếu
- Bản thân là một hiệu trưởng nhưng tôi chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản
lý, năng lực tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ chưa tốt, còn thiếu kinh nghiệm
trong công tác kiểm tra, đánh giá.
- Một số thành viên ban kiểm tra chưa thật sự chú tâm vào công tác kiểm tra,
nghiên cứu các nội dung chuyên môn nên khi đánh giá thường đánh giá chung
chung, hình thức, chưa đánh giá dung nội dung trọng tâm.
- Bản thân các giáo viên được kiểm tra cũng chưa đánh giá cao công tác kiểm
tra, chỉ coi công tác kiểm tra là một hoạt động tất yếu của công tác quản lý, là việc
của cán bộ quản lý phải làm mà không hiểu được mục đích chính của công tác
kiểm tra hoạt động sư phạm là để giúp giáo viên nhận ra được các điểm mạnh,
điểm yếu để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trông công tác chuyên môn.
Chính vì vậy nên một số giáo viên không đầu tư vào các hoạt động giáo dục mà chỉ
thực hiện cho có, lấy lệ, không quan tâm đến kết quả xếp loại.
3.3 Cơ hội
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhất là Phòng giáo dục, có những
công văn hướng dẫn kịp thời, cụ thể, rõ ràng trong công tác kiểm tra nội bộ, từ đó,
giúp cho tôi có thể định hướng, lập kế hoạch kiểm tra nội bộ cho đơn vị của mình.
- Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương,
có chế độ hổ trợ bữa ăn trưa cho trẻ em từ 3- 5 tuổi đến trường nên công tác huy
động trẻ ra lớp có phần thuận lợi hơn.
- Hiệu trưởng chú trọng công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động chăm sóc, giáo
dục và quản lý nhà trường nên đã đầu tư, tích cực sử dụng trang thiết bị hiện đại
vào việc đổi mới phương pháp hình thức dạy một cách có hiệu quả.
- Có đội ngũ nhà giáo trẻ, nhanh nhẹn, nắm bắt các kiến thức mới nhanh nhạy.
3.4 Thách thức
- Trường nằm ở vùng nông thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, đồng
bào dân tộc xtiêng chiếm đa số với các tư tưởng còn lạc hậu, không coi trọng công
tác giáo dục mầm non nên cũng ảnh hưởng không ít cho công tác giảng dạy của
giáo viên.
- Tổ trưởng các khối lớp muốn tham gia dự giờ đồng nghiệp cũng gặp khó khăn
do mỗi lớp chỉ có 2 giáo viên nên không thể thường xuyên gởi lớp để đi dự giờ.
- Chưa có điều kiện thời gian để Hiệu trưởng có thể tham gia học hỏi những
trường bạn làm tốt công tác quản lý hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên.

12
3.5. Kinh nghiệm thực tế, nguyên nhân dẫn đến công tác kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên tại trường Mầm non An Khương huyện Hớn
Quản chưa thành công trong nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy.
- Kế hoạch kiểm tra chưa có trọng tâm, chưa xác định thời gian cụ thể, nội dung
còn chung chung.
- Việc thực hiện kiểm tra chưa tuân thủ đúng theo kế hoạch đã đề ra, vì công
việc kiêm nhiệm quá nhiều nên thường thì rảnh lúc nào kiểm tra lúc đó.
- Các kế hoạch kiểm tra còn chồng chéo.
- Biện pháp kiểm tra chưa phong phú, chủ yếu là kiểm tra việc tổ chức các hoạt
động học (dự giờ) chứ chưa có các phương pháp, hình thức kiểm tra khác.
- Nhận thức của đa só giáo viên về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm còn hạn
chế, coi nhẹ công tác kiểm tra của Hiệu trưởng.
- Người được phân công kiểm tra chưa thực sự quan tâm vào việc tư vấn, thúc
đẩy cho giáo viên mà chủ yếu chỉ kiểm tra và đánh giá nên chưa phát huy được tác
dụng của công tác kiểm tra đối với nâng cao trình độ chuyen môn nghiệp vụ cho
đội ngũ nhà giáo.
- Nhà trường chưa chú ý nhiều đến việc thu thập và sử lý thông tin nên có 
lúc làm việc còn máy móc, rập khuôn. Trường chưa vận dụng tốt việc thưởng , phạt
bằng vật chất để khuyến khích cán bộ giáo viên sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá nên
chưa phát huy triệt để các mặt tích cực của các thành viên trong nhà trường. 
III. Kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng kiểm tra hoạt động sư phạm
của giáo viên trường Mầm non An Khương huyện Hớn Quản năm học 2017 -
2018.
( Kế hoạch hành động dự kiến từ tháng 8/2017 đến tháng 5/2018)

Tháng Tên, Nội Mục tiêu, Người Người Điều Cách Rủi ro, Biện
dung kết quả thực đơn vị kiện thức thực khó pháp
công việc cần hiện phối thực hiện khăn, khắc
đạt hợp hiện cản phục
trở.
Tháng - Xây dựng Cụ thể hóa -Hiệu - P. Hiệu - Điều - Căn cứ - Số trẻ - Thông
8/2017 kế hoạch nhiệm vụ trưởng trưởng và tra cơ vào kế trong tin
hoạt động năm học giáo viên bản, xác hoạch của độ tuổi tuyển
năm, tháng, một cách định tình phòng ra lớp sinh từ
tuần.chỉ chi tiết, rõ hình đầu GDĐT trên địa đầu
đạo cho ràng để năm, xác gửi về, bàn quá tháng 8
phó hiệu thực hiện định mục dựa vào đông, và nhận
trưởng tốt nhiệm tiêu cho tình hình phòng đủ số
chuyên vụ năm học năm học thực tế học có trẻ theo
môn lập kế 2017-2018 mới, viết của nhưng biên
hoạch dự thảo trưởng để thiếu chế lớp,
chuyên kế hoạch xây dựng giáo làm tờ
13
môn, đưa hoàn kế hoạch viên trình
cho hiệu chỉnh kế cụ thể cho nên sẽ xin
trưởng xem hoạch nhà xảy ra thêm
xét, điểu trường. tình giáo
chỉnh, bổ trạng sĩ viên để
sung, góp số trẻ mở lớp,
ý. trên lớp đáp ứng
vượt nhu cầu
nhiều của phụ
so với huynh
định và trẻ
mức.
Họp 100% giáo -Phó hiệu -Hiệu - Công -Vào đầu -Một số -Tiếp
chuyên viên đều trưởng trưởng, văn tháng 9 giáo tục
môn triển chấp hành tổ trưởng 2054/SG năm 2017 viên hướng
khai nhiệm theo quy chuyên DĐT- tổ chức mới dẫn
vụ chuyên định thực môn các GDMN triển khai chưa thực
môn, đưa ra hiện đúng khối lớp ngày 03 nhiệm vụ nắm bắt hiện,
qui định về mẫu, đầy tháng 09 cần thực kịp thời phan
thực hiện đủ các loại năm hiện trong công
hồ sơ sổ hồ sơ, đăng 2014 của năm học giáo
sách quy ký tiết dạy sở Giáo theo qui viên có
định ngày đúng qui dục và định kinh
nộp hồ sơ định hàng Đào tạo ngành. nghiệm
sổ sách tháng. tỉnh Bình Triển khai đứng
cuối tháng, Phước các văn chung
giáo án… hướng bản quy lớp để
Cách đánh dẫn thực định. kèm.
giá xếp loại hiện các
tiết dạy dự loại hồ
giờ, thao sơ sổ
giảng theo sách và
tuần, tháng thống
nhất 1 số
nội dung
chuyên
môn cấp
học mầm
non.
Tổ chức tập Các tổ Hiệu P. Hiệu Tổ chức Xác định Một số Thường
huấn cho tổ trưởng, trưởng trưởng và dự giờ điểm giáo xuyên
trưởng giáo viên giáo viên cho giáo mạnh, viên quan
14
chuyên mạnh dạn viên dự điểm yếu chưa tâm đến
môn về kĩ trong tổ giờ học của giáo tích cực giáo
năng dự giờ chức các tập lẫn viên để học hỏi, viên,
và góp ý hoạt động nhau để tập huấn để nâng tìm hiểu
sau hoạt chăm sóc phát hiện bồi dưỡng cao tay họ để
động dự giáo dục trẻ đặc điểm phát huy nghề dần tìm
giờ, cũng như riêng của điểm cho ra biện
mạnh dạn từng mạnh, mình. pháp
trong góp ý giáo viên khắc phục hữu
xây dựng có hướng những hiệu
tiết dạy lẫn bồi điểm yếu thúc
nhau. dưỡng nhằm giúp đẩy họ
tốt. giáo viên tích cực
có thêm hơn
những kĩ trong
năng tốt công
hơn. tác.
-Kiểm tra sỉ 7/7 lớp đều -Hiệu -Phó hiệu - 7 phiếu -Hiệu - Có - Giáo
số học sinh đạt chỉ tiêu trưởng trưởng, kiểm tra trưởng lớp viên
các lớp, vệ giao trang tổ trưởng nội bộ và phó hiệu chiêu tiếp tục
sinh trang trí lớp học các khối biên bản trưởng và sinh chiêu
trí lớp học đẹp, tạo lớp kiểm tra tổ trưởng chưa sinh đạt
được môi giáo viên kiểm tra sĩ đạt chỉ chỉ tiêu,
trường học của các số học tiêu có thể
tập tích lớp với sinh và giao, đến tận
cực, thúc các nội trang trí trang trí nhà vận
đẩy khả dung lớp sau đó lớp học động
năng tư kiểm tra ra phiếu còn sơ phụ
duy, sáng về sĩ số và ghi sài huynh
tạo cho trẻ, học sinh biên bản đưa trẻ
thuận lợi và công kiểm tra ra lớp.
cho việc tổ tác trang và thông Đoàn
chức các trí, vệ báo kết kiểm tra
hoạt động sinh lớp quả kiểm hướng
giáo dục. học tra. dẫn
trang trí
lớp và
giáo
viên
tiếp tục
trang
trí.
15
9/2017 - Triển khai - Tất cả - Hiệu - Hiệu - Các tài - Họp - Còn - Tìm
hướng dẫn giáo viên trưởng, trưởng, liệu có chuyên một vài hiểu
thực hiện nắm được phó hiệu phó hiệu liên quan môn thảo giáo những
kế hoạch nội dung, trưởng trưởng tổ đến kế luận về viên nội
giáo dục cách thức trưởng hoạch nội dung chưa dung
năm, tháng, thực hiện các khối giáo dục: hình thức nắm bắt mà giáo
tuần, giáo các loại kế Thông tư tổ chức kịp thời viên
án đúng qui hoạch 28, tài hoạt động các nội chưa
định. Dự sơ liệu bồi vệ sinh, dung nắm bắt
khởi và dưỡng soạn được để
kiểm tra chuyên giảng giáo triển hướng
trang trí môn án thực khai, dẫn,
lớp, nề nếp hè… hành tiết lên tiết làm rõ
lớp về một -Phó dạy bằng còn cho
số hoạt hiệu cách dự lúng giáo
động học trưởng thao túng, tỉ viên
tập cung cấp giảng, góp lệ đạt nắm bắt
tài liệu ý rút kinh yêu cầu kịp
đầy đủ nghiệm chưa thời,
cho giáo tiết dạy cao tiếp tục
viên lên tiết
tổ
trưởng
hướng
dẫn
thêm
trong
buổi
họp tổ.
10/2017 -Dự giờ bồi - Giáo viên - Hiệu -Phó hiệu - Vào -Lên kế - Giáo - BGH
dưỡng giáo thực hiện trưởng, trưởng tổ tuần 1 hoạch báo viên động
viên mới. đúng quy phó hiệu trưởng lớp lá 1, trước cho chuẩn viên
Kiểm tra chế chuyên trưởng các khối tuần 2 giáo viên bị chưa nhắc
đột xuất môn. Nắm lớp, giáo lớp lá 2; 1 tuần để chu nhở
các lớp về được trình viên lớp tuần 3 chuẩn bị; đáo, giáo
một số hoạt độ giáo lá 1, lá 2 lớp chồi BGH+ Tổ chưa viên
động. viên mới. và chồi. thao trưởng dự phát tiếp tục
-Dự thao - Thực hiện giảng. kiểm tra huy hết học hỏi,
giảng giáo các hoạt Dự giờ góp ý rút công rút kinh
viên 3 hoạt động thao các giáo kinh dụng nghiệm
động. giảng có viên mới nghiệm của đồ từ các
chất lượng vào các dùng nhận
16
ngày dạy học xét của
trong bộ phận
tuần 2 và chuyên
3. môn.
11/2017 Kiểm tra - Giáo viên - Hiệu - Tất cả -Vào -Xây - Hướng
chuyên đề năm được trưởng, lực lượng tuần 2 dựng kế Chuyên dẫn rút
lấy trẻ làm nội dung, phó hiệu tổ khối, Thực hoạch đề lấy kinh
trung tâm. cách thực trưởng giáo viên hiện triển khai trẻ làm nghiệm
hiện làm công kiểm tra chuyên đề trung và khắc
chuyên đề tác kiểm chuyên lấy trẻ làm tâm phục
và thực tra đề, phó trung tâm chưa
hiện tốt hiệu cho giáo đạt theo
chuyên đề. trưởng viên nắm yêu cầu
và lực và thảo kế
lượng tổ luận. hoạch
khôi
cùng
tham gia.
-Dự giờ -Lớp nhà BGH - Tuần 4 - Lên kế - Giáo - Nhận
giáo viên trẻ BGH dự hoach viên xét các
giờ giáo phân công thực điểm
viên, tổ GV lên hiện yếu, tư
trưởng, tiết dạy hoạt vấn,
giáo viên BGH dự động hướng
được giờ chưa dãn
phân đạt yêu giáo
công cầu viên
tham gia cách
rút kinh khắc
nghiệm phục

17
12/2017 Kiểm tra Kiểm tra và -Hiệu - Các tổ - Lên kế - Lên kế - Một Chuyên
chất lượng đánh giá trưởng, trưởng, hoạch, hoạch số giáo môn
học kỳ một được mức phó hiệu tổ phó và báo thành lập viên góp ý
độ, chất trưởng giáo viên trước ban kiểm thực rút kinh
lượng hoạt nòng cốt cho giáo tra đánh hiện nghiệm
động sư chia làm viên, giá chất HSSS lần sau
phạm của 2 tổ làm phân lượng chưa chỉnh
tất cả giáo công tác công HKI, phân tốt. sửa
viên kiểm tra nhiệm công giáo hoàn
vụ, phiếu viên lên chỉnh
dự giờ, tiết dạy lại và
biên bản, đầy đủ dự đề nghị
thông hết các BGH
báo kết giáo viên, cho
quả xếp mỗi giáo phúc tra
loại viên 1 tiết lại, có
học và thời
HSSS cô gian
và cháu phúc tra
cụ thể
-Kiểm tra Đánh giá -Tất cả Kế -Dự giờ - Hoạt - Tư
toàn diện 2 mức độ lực lượng hoạch giáo viên động vấn góp
giáo viên thực hiện kiểm tra. kiểm tra 2 hoạt trên lớp ý để
chuyên toàn động trên đạt mục giáo
môn của diện, các lớp và tiêu viên lên
giáo viên công kiểm tra chưa tiết dạy
chủ nhiệm văn, quy HSSS cao. Hồ tốt hơn,
lớp Mầm định về sơ sổ thực
và lớp lá 3 thanh sách hiện hồ
kiểm tra thực sơ đầy
nội bộ. hiện đủ hơn.
phiếu dự chưa
giờ, biên đầy đủ,
bản kiểm thường
tra. xuyên.
01/2018 Tổ chức sơ - Rút ra - Hiệu - Tất cả - Hồ sơ - Họp toàn - Một - Tăng
kết kiểm tra được trưởng, lực lượng của các bộ ban số hoạt cường
đánh giá rút những việc phó hiệu kiểm tra. đợt kiểm kiểm tra động tập
kinh làm tốt, trưởng - Các tra, các nội bộ. giáo huấn,
nghiệm chưa tốt, giáo viên hoạt Đánh giá viên bồi
công tác những vấn được động công tác còn yếu dưỡng
kiểm tra đề cần kiểm tra. kiểm tra. kiểm tra kiến
18
hoạt động thống nhất, trong thời thức, kỹ
sư phạm làm rõ. gian vừa năng
của giáo qua, nêu cho
viên. những giáo
khó khăn, viên
vướng những
mắc trong hoạt
quá trình động
thực hiện. còn yếu
Thống
nhất và
làm rõ các
nội dung
còn vướng
mắc.
- Thông
báo kết
quả kiểm
tra đến
toàn bộ
giáo viên.
02/2018 Kiểm tra - Xem xét, -Hiệu -Tổ - Giáo - BGH sẻ - Một -Tìm
dự giờ đột đánh giá trưởng, p trưởng viên trên có kế số ít hiểu lý
xuất chính xác hiệu các khối tinh thần hoạch và giáo do, chia
việc thực trưởng tham gia chuẩn bị dự giờ các viên ỷ sẻ khó
hiện quy kiểm tra, cho các giáo viên lại, khăn
chế, nắm CT công hoạt có tinh thiếu nếu có,
vững kiến đoàn, động thần tự tinh góp ý
thức giáo viên giáo dục giác chưa thần rút kinh
chuyên được trên lớp. cao hoặc hợp tác, nghiệm
môn của kiểm tra. - Các có thông buông cho
giáo viên. loại đồ tin phản xuôi. giáo
dùng đồ ánh chưa viên.
chơi, học tích cực.
liệu… - Khi dự,
phục vụ có thể sẻ
cho các mời thêm
hoạt các tổ
động trưởng
hoặc công
đoàn cùng
tham gia.
19
03/2017 -Kiểm tra - Đánh giá - Hiệu - Tổ - Giáo - Lên kế - Một Chuyên
việc thực việc thực trưởng, trưởng viên trên hoạch và số giáo môn
hiện hiện phó hiệu các khối tinh thần thông báo viên góp ý
chuyên đề chuyên đề trưởng tham gia chuẩn bị cho giáo vẫn áp rút kinh
đã triển của giáo kiểm tra. kể cả viên đặt trẻ, nghiệm
khai viên. Chia làm trung chuẩn bị, thực lần sau
2 tổ kiểm tâm và phân công hiện tốt hơn
tra điểm lẽ công việc chuyên
cho tiết cụ thể cho đề
dạy. các thành mang
viên trong tính
tổ kiểm hình
tra. thức
- Tổ chức chứ
kiểm tra chứa
theo kế chú
hoạch và trọng
nhận xét, vào nội
đánh giá, dung
tư vấn, hoạt
thúc đẩy động.
cho giáo
viên để
hoàn
thành tốt
mục tiêu
giáo dục
đã đề ra
-Kiểm tra Đánh giá - Hiệu Tất cả Kế -Dự giờ - Xác - Tư
toàn diện 2 mức độ trưởng, lực lượng hoạch giáo viên định vấn,
giáo viên thực hiện phó hiệu kiểm tra kiểm tra 2 hoạt mục góp ý
chuyên trưởng toàn động trên tiêu để giáo
môn của diện, các lớp và chưa viên
giáo viên công kiểm tra chính xác
chủ nhiệm văn, quy HSSS xác. định
lớp Chồi định về - Hồ sơ đúng
và lớp lá 4 thanh sổ sách mục
kiểm tra thực tiêu lên
nội bộ. hiện tiết dạy
phiếu dự chưa tốt hơn,
giờ, biên đầy đủ, thực
bản kiểm thường hiện hồ
20
tra. xuyên. sơ đầy
đủ hơn.
04/2018 Kiểm tra - Đánh giá -Hiệu Tổ -Tổ chức -Dự giờ - Đánh -Tìm
chất lượng chất lượng trưởng, trưởng họp lên một hoạt giá trẻ hiểu
học kỳ II giáo dục phó hiệu các khối kế hoạch động, chưa nguyên
để đánh giá trên trẻ, trưởng tham gia. phân kiểm tra đúng nhân
xếp loại biết được công dự trực tiếp thực tế. dẫn đến
giáo viên mức độ giờ trên trẻ - Thực việc
thực hiện bằng các hiện đối giáo
mục tiêu phương phó. viên
giáo dục. pháp đàm đánh
thoại, giá trẻ
quan chưa
sát… chính
xác,
góp ý,
hướng
dẫn
giáo
viên
thực
hiện
đúng
quy
trình,
tiến độ.
05/2018 Tổng kết - Đánh giá -Hiệu - Hiệu -Các loại -Tổng kết -Có Hội
kiểm tra công tác trưởng trưởng, văn bản tổ kiểm một vài đồng
kiểm tra phó hiệu hướng tra. Vào ý kiến nhà
trong năm trưởng dẫn xét tuần cuối thắc trường
học, những Tổ thi đua của tháng mắc có
tòn tại, trưởng, cuối 5 tổ chức trong nhiệm
những tổ phó, bí năm, xét thi đua việc xét vụ giải
thành quả thư chi công văn dựa theo thi đua thích
đạt được, đoàn, thư hướng thang của kết quả
xác định ký hội dẫn của điểm hàng trường xét thi
mức độ đồng thi phòng tháng của đua dựa
hoàn thành đua. giáo dục từng trên các
mục tiêu đã huyện… người và biên
đề ra trong tinh thần bản,
kế hoạch. tham gia quy
phong định,
21
trào, nội căn cứ
qui của pháp lý.
trường…

Sau khi kiểm tra nắm được thông tin kết quả của việc kiểm tra hoạt động sư
phạm của giáo viên, sau đó tôi phối hợp cùng với phó hiệu trưởng, chủ tịch công
đoàn so sánh kết quả lần kiểm tra hoạt động sư phạm trước đây và cộng với kết quả
hiện tại để điều chỉnh uốn nắn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ trong nhà trường.
* Biện pháp cải tiến :
- Phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm biện pháp giúp đỡ những giáo viên chưa
tiến bộ.
- Cần có sự chấn chỉnh lực lượng kiểm tra, đối với thành viên nào trong ban
kiểm tra làm việc không hiểu quả, không nghiêm túc thì cần thay thế người khác
làm việc tốt hơn..
- Hiệu trưởng cần điều chỉnh công tác quản lý của mình dựa trên kết quả kiểm
tra.
- Cần có hình thức khen thưởng kịp thời những giáo viên có tinh thần phấn đấu
và có biện pháp đối với những giáo viên có khả năng nhưng chưa có tinh thần cầu
tiến mà còn có chiều hướng thụt lùi, phó mặc, không cần biết, xem nhẹ công tác
thanh - kiểm tra và xem thường trách nhiệm của mình. Hiệu trưởng phải biết phân
hóa nhiệm vụ giáo viên một cách chính xác và thuyết phục, có cơ sở nhằm thúc
đẩy sự tiến bộ của giáo viên.
4/ Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận:
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng, kiểm
tra là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Hiệu
trưởng kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là tự kiểm tra hoạt
động quản lý của mình. Qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng nắm được những thông
tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, đánh giá đúng phẩm
chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời
uốn nắn, bổ sung và điều chỉnh. Qua công tác kiểm tra đã góp phần thúc đẩy chất
lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trường ngày càng đi lên. Thực tế là
hiệu trưởng trường mầm non An Khương, xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước, bản thân đã nhận thức đúng đắn vai trò kiểm tra giờ dạy trên lớp của
giáo viên, đã xây dựng được kế hoạch kiểm tra, lực lượng kiểm tra, song việc chỉ
đạo kiểm tra nhất là chỉ đạo cho lực lượng kiểm tra thực hiện 4 nhiệm vụ kiểm tra
còn hạn chế đặc biệt lưu ý nhiệu vụ tư vấn và thúc đẩy giáo viên, làm sao để cho
giáo viên được kiểm tra cảm thấy rằng việc ban kiểm tra hay hiệu trưởng dự giờ
không chỉ là để đánh giá, để xếp loại thi đua mà ngược lại giáo viên luôn mong
muốn được Ban kiểm tra dự giờ để được giúp đỡ, được tư vấn thêm và ngày càng
tiến bộ hơn trong nghề nghiệp.
22
Từ thực tiễn công tác quản lý và qua khóa học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý bản
thân tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích. Qua sự phân tích thực trạng công tác
kiểm tra ở nhà trường, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Nên xây dựng kế hoạch kiểm tra thật cụ thể đều cho cả năm học và không
nên kiểm tra theo thời vụ, hình thức.
Người Hiệu trưởng phải tự trang bị cho mình một số kiến thức nhận định
về công tác quản lý nói chung, công tác kiểm tra nói riêng để đáp ứng yêu cầu phục
vụ cho ngành theo tinh thần đổi mới giáo dục, đổi mới ngành học mầm non và cũng
nhằm hưởng ứng cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo.
Hiệu trưởng cần xây dựng lực lượng kiểm tra vừa hồng vừa chuyên để
luôn tạo sự tin tưởng và an tâm đối với người được kiểm tra. Lực lượng kiểm tra
luôn tạo bầu không khí vui tươi thoải mái trong nhà trường nhất là trong lúc kiểm
tra.
Chú ý thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ kiểm tra đặc biệt là nhiệm vụ tư vấn
và thúc đẩy. Biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của mỗi
giáo viên.
4.2. Kiến nghị:
a. Với chính quyền địa phương:
Đảng ủy, ủy ban nhân dân cần quan tâm hơn nữa về đội ngũ giáo viên. Đặc biệt
quan tâm về chế độ chính sách cho một số giáo viên dạy tốt có năng lực chuyên
môn hoàn thành nhiệm vụ.
b. Với ngành giáo dục:
Cần quan tâm hơn về chế độ chính sách cho giáo viên và trang bị đủ đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho công tác giảng dạy.
Cần quan tâm giảm bớt các thủ tục hành chính để Hiệu trưởng tập trung sâu hơn
vào chuyên môn thường xuyên mở các lớp tập huấn cho Hiệu trưởng tập huấn rút
kinh nghiệm.
c. Với nhà trường:
Củng cố và phát huy vai trò của tổ trưởng tổ khối.
Tăng cường biện pháp mở các chuyên đề tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ
thông tin để giáo viên học hỏi nâng cao tay nghề.
Phát huy tốt tập thể nhà trường đoàn kết nội bộ.
Cần học tập nghiên cứu thêm sách vở tài liệu tham khảo về công tác quản lý của
cán bộ quản lý trường mẫu giáo.

23
Tài liệu tham khảo
1.Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của thanh tra chính
phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự
thủ tục tiến hành cuộc thanh tra.
2. Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT ngày 4 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo về “ hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
3. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2013 của chính phủ về “Tổ
chức và hoạt động thanh tra của giáo dục”
4. Căn cứ vào điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất
04/VBHN-BGDĐT năm 2015 Điều lệ trường mầm non) của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo ở điều 16 khoản 4 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng.
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non của trường cán bộ quản lý thành phố
Hồ Chí Minh.
An Khương, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Học viên

Quách Thị Diệu Hương

24
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn.


Ban Giám Hiệu và quý thầy cô trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố
HỒ CHÍ MINH đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy những tri thức khoa học và
chia sẽ cho chúng em những kinh nghiệm quý báo, vô cùng bổ ích và thiết thực
Em đặc biệt tri ân các thầy cô đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên
cứu để em hoàn thành bài tiểu luận này
Lý luận mà thầy cô đã truyền cho chúng em là tiền đề đề chúng em làm cơ
sở, nền tảng trong công tác quản lý giáo dục ở trường đạt hiệu quả cao hơn.

Chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Đề xuất xếp loại nhà giáo theo quyết định số 06/2006/QĐ – BNV ngày 21 tháng 03 năm
2006 v/v ban hành quy chế đánh giá, xép loại giáo viên MN và gv phổ thông công lập:
Vì vậy khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nói chung, kiểm tra hoạt động sư
phạm nói riêng cần nêu cụ thể chi tiết ở kế hoạch tháng như : Đối tượng kiểm tra,
phương pháp kiểm tra, lực lượng kiểm tra… Nên ghi cụ thể tên người được kiểm
tra và thời gian kiểm tra, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra có ý thức chủ động
tự kiểm tra phần công việc của họ. Mặc khác cần sắp xếp thời gian kiểm tra hợp lý
và thực hiện đúng theo quyết định kiểm tra của hiệu trưởng, không kéo dài thời
gian kiểm tra, làm cho người được kiểm tra cảm giác lo lắng, mệt mỏi.
. Tổ chức kiểm tra :
chưa để giáo viên tự nhận xét tiết dạy của mình trước rồi sau đó lực lượng kiểm tra
góp ý tư vấn cho giáo viên hoàn thiện tiết dạy của mình (Qua khóa học bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý của quý Thầy, Cô đã dạy cho chúng tôi, tuy là thời gian có giới
hạn nhưng qua đó tôi hiểu rằng trao đổi với giáo viên như thế nào là chưa đạt được
mục tiêu kiểm tr giờ dạy trên lớp của giáo viên: Người dự giờ thì dụ được những gì
sau tiết dạy của mình)

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của 
giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước. 
Ban giám hiệu nhà trường đã xác định đúng vị trí, vai trò của công tác kiểm 
tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Hiệu trưởng là người có nghiệp 
vụ quản lý, là người nắm chắc quy trình quản lý nên việc thực hiện kiểm tra đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên được thực hiện rất chặt chẽ, trên cơ 

25
sở các quy trình văn bản, các quyết định, các thông tư của Bộ, của Sở, của 
Phòng giáo dục hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra. Bản thân đã tham 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
mưu cho đồng chí Hiệu trưởng cùng vận dụng tốt vào tình hình đặc điểm của 
nhà trường để tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. 
Mặt khác, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường rất đoàn kết, đồng đều 
luôn cùng nhau cố gắng vươn lên trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm 
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên được tiến hành thường xuyên đã tạo thành nếp tốt nên việc 
kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên gặp nhiều thuận lợi. 
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước , Thanh Hoá cũng 
còn gặp phải một số khó khăn như sau:  
Nhà trường chưa chú ý nhiều đến việc thu thập và sử lý thông tin nên có 
lúc làm việc còn máy móc, rập khuôn. Trường chưa vận dụng tốt việc thưởng , phạt
bằng vật chất để khuyến khích 
cán bộ giáo viên sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá nên chưa phát huy triệt để các 
mặt tích cực của các thành viên trong nhà trường. 
* Từ những nguyên nhân trên theo tôi hướng khắc phục: 
Nhà trường chú ý nhiều hơn nữa trong việc thu thập và sử lý thông tin, cách 
quản lý, làm việc không nên dập khuôn, máy móc. 
Nhà trường tìm nguồn kinh phí để khên thưởng bằng vật chất nhiều hơn cho 
những giáo viên đạt thành tích cao trong mọi hoạt động của nhà trường. 
Một số kết quả khi kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm cả giáo viên 
trong các năm học gần đây: 
Nội dung kiểm tra 
Việc lưu hồ sơ kiểm tra được tiến hành cẩn thận. Việc này góp phần rất 
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập trong nhà 
trường. Song việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của 
trường Mầm non Điền Trung vẫn còn một số tồn tại sau: 
*
* * Kiểm tra – đánh giá giáo viên một cách đồng đều, chưa phân theo thâm 
niên công tác của từng giáo viên, chưa phân theo danh hiệu giáo viên vì vậy nhà 
trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết hơn đê phù hợp với từng đối tượng 
kiểm tra, từng trình độ giáo viên, từng sở trường của từng người và từng công 
việc cụ thể… 
Xuất phát từ những thực trạng trên, bản thân tôi trong quá trình công tác đã 
nhận thức được vị trí, vai trò của người quản lý trong nhà trường là vô cùng 
quan trọng. Trong quá trình quản lý phải luôn tìm ra biện pháp kiểm tra - đánh 
giá hoạt động sư phạm của giáo viên sao cho phù hợp, có hiệu quả để góp phần 

26
nâng cao ý thức tự giác, tích cực của giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc, 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường. 
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung. Ban giám hiệu đã xây dựng 
kế hoạch kiểm tra- đánh giá một cách thường xuyên, liên tục, khoa học, phù hợp 
với cán bộ giáo viên nhà trường. Ban kiểm tra đã có nhiều biện pháp để kiểm tra 
- đánh giá như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất, 
kiểm tra qua dự giờ, kiểm tra qua chất lượng giáo dục trẻ…Ban giám hiệu đã 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
kiểm tra đúng trọng tâm phù hợp với từng thời điểm. Trong công tác kiểm tra đánh giá
điểm mạnh của Ban giám hiệu nhà trường là: Nhà trường đã xây dựng 
được kế hoạch kiểm tra, Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 
trên chuẩn, các hoạt động của nhà trường thường xuyên liên tục. 
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện 
pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. 
Với những kiến thức về lý luận quản lý giáo dục được tiếp thu trong quá 
trình học tập, qua thực tế công tác trong trường Mầm non. Bản thân tôi nhận 
thấy công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của người 
quản lý là một việc làm vô cùng quan trọng. Khi kiểm tra phải có kết luận 
bằng biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra. Muốn làm tốt công tác này cần xác định 
rõ đối tượng kiểm tra là gì? Kiểm tra việc gì? Kiểm tra như thế nào? Vào thời 
điểm nào? Phải xây dựng chuẩn đánh giá, lựa chọn các hình thức sao cho phù 
hợp. Ngoài ra Phó hiệu trưởng còn phải nắm chắc yêu cầu của từng hoạt động, 
từng nội dung kiểm tra để có cơ sở đánh giá xếp loại. Vì vậy người quản lý phải 
có các biện pháp kiểm tra - đánh giá khoa học để đánh giá một cách chính xác, 
công bằng, khách quan, xử phạt, khen thưởng nghiêm minh thì mới có tác dụng 
kích thích thúc đẩy sự tiến bộ của giáo viên. Thông qua kiểm tra bản thân còn 
nắm bắt được thực trạng giảng dạy của giáo viên để từ đó có định hướng được 
những bước đi trong tương lai của nhà trường. 
* Nguyên tắc đề xuất các biện pháp: Để đề xuất các biện pháp cần tuân thủ 
các nguyên tắc sau: 
+ Nguyên tắc tính pháp chế: dựa trên pháp luật. 
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. 
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khách quan, tính chính xác. 
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. 
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên. 
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, tập thể sư phạm 
nhà trường về tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm tra- đánh giá hoạt động 

27
sư phạm của giáo viên. 
Ngay từ đầu năm học BGH cần lồng ghép vấn đề này vào các buổi giao 
ban, sinh hoạt chuyên môn, vào các hội nghị công chức, công đoàn để tuyên 
truyền, phổ biến các văn bản, thông tư, cung cấp các tài liệu kiẻm tra- đánh giá 
hoạt động sư phạm của giáo viên. 
- BGH cần tỏ rõ quan điểm chỉ đạo, giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm 
vụ quyền hạn trong công tác được giao. 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
- Biến quá trình kiểm tra của Ban kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của 
giáo viên. 
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên Mầm non 
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm học, BGH xây dựng kế 
hoạch năm học chi tiết cụ thể. Kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm 
của giáo viên phải đầy đủ các nội dung, đúng quy trình, phù hợp với tình hình 
thực tiễn của nhà trường. Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá giúp cho người 
quản lý và giáo viên có định hướng chuẩn bị chu đáo, xác định rõ trách nhiệm 
của mình đồng thời giúp cho công tác kiểm tra được chủ động không ảnh hưởng 
hoạt động khác của nhà trường. 
Kế hoạch kiểm tra trong năm học theo từng tháng, tuần cụ thể như sau: 
Nội dung kiểm tra 
Họ 
Giai Tháng 
tên 
Nhóm 
đoạn 
giáo 
lớp 
Tuần 1 
Tuần 2 
Tuần3 
Tuần 4 
viên 

Kiểm Kiểm tra Kiểm 
Kiểm 
tra sĩ 
số trẻ 
tra vệ 

28
tra 
số 
bán trú sinh, đồ 
theo 
dùng đồ 
dõi 
chơi 
biểu 
đồ 
10 
Kiểm Kiểm tra Dự giờ Kiểm tra 
tra sĩ 
nề nếp 
hồ sơ 
số 
thói 
quen 

Người 
thực 
hiện 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
11 

Kiểm 
tra đồ 
chơi tự 
tạo 

Kiểm tra 
tạo môi 
trường 
học tập 
cho trẻ 

Kiểm 
tra chất 
lượng 
trẻ 

29
Kiểm 
tra hồ 
sơ, việc 
thực 
hiện 
các 
chuyên 
đề 

Kế hoạch năm học cần được thể hiện cụ thể bằng số liệu treo tại văn phòng 
nhà trường. Căn cứ vào quy định mỗi năm học nhà trường kiểm tra - đánh giá 
hoạt động sư phạm của giáo viên trong 3 giai đoạn có ít nhất 1/3 tổng số giáo 
viên toàn trường được kiểm tra, số còn lại được kiểm tra theo các hình thức 
khác. 
Việc xây dựng nội dung kiểm tra có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra 
phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho người được kiểm tra, 
cần đảm bảo công khai, chính xác và công bằng trong kiểm tra - đánh giá. 
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra. 
* Thành lập ban kiểm tra: Cần đủ về số lượng, đảm bảo trình độ, năng lực 
kiểm tra - đánh giá bao gồm: 
STT 
Họ và tên 
Chức vụ 
Nhiệm vụ 
Trình độ 

Nguyễn Thị Thanh 
Hiệu trưởng 
Trưởng ban 
CĐSP 

Nguyễn Thị Vinh 
P.Hiệu trưởng Phó ban 
ĐHSP 

Lê Thị Hương 
P.Hiệu trưởng Thư ký 
ĐHSP 

Hà Thị Lãng 
CTCĐ 
Thành viên 
TCSP 

30

Lê Thị Hà 
Bí thư ĐTN 
Thành viên 
ĐHSP 

Tào Thị Nhung 
Tổ trưởng CM 
CĐSP 
Thành viên 

Bùi Thị Hiền 
Ban TTrND 
Thành viên 
TCSP 
ơ 

Khi lựa chọn các thành viên tham gia vào lực lượng kiểm tra, hiệu trưởng 
phải ra quyết định và công bố trước hội đồng sư phạm nhà trường. Quyết định 
phải được nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên trong ban kiểm tra. 
*. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên trong ban kiểm tra. 
+ Cung cấp tài liệu kiểm tra - đánh giá cho ban kiểm tra. 
10 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
+ Mời cán bộ cấp trên về trường phổ biến về nghiệp vụ thanh tra cho đội 
ngũ làm công tác kiểm tra, giúp họ cập nhật được những thông tin và nội dung 
kiểm tra - đánh giá. 
+ Góp ý, bổ sung cho những cá nhân chưa thẳng thắn góp ý cho đồng 
nghiệp trong việc kiểm tra – đánh giá, làm sai lệch kết quả ( Nếu tái diễn sẽ 
dùng hình thức cảnh cáo trước hội đồng trường). 
* Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban kiểm tra. 
+ Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên giỏi kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư 
phạm, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. 
+ Chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn: Kiểm tra việc nề nếp, nội quy nhà 
trường, các mối quan hệ xã hội. 
+ Đại diện ban thanh tra: Kiểm tra công tác đoàn thể, các hoạt động vui 
chơi. 
Cùng với việc phân công trách nhiệm cần quan tâm đến đời sống vật chất, 
tinh thần, động viên kịp thời tạo điều kiện để mọi thành viên trong ban kiểm tra 
yên tâm công tác. 
3.3. Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của 

31
giáo viên. 
Để công tác kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến 
hành thường xuyên và mang lại hiệu quả cao thì phải tổ chức công tác kiểm tra đánh
giá theo các bước sau: 
* Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban kiểm tra. 
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và phổ biến nội dung kế hoạch 
kiểm tra. Tập hợp những thông tin thu được về đối tượng kiểm tra và những vấn 
đề cần chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện như tài liệu, văn bản phục vụ 
cho công tác kiểm tra 
Đoàn kiểm tra có thể chia thành các nhóm: 
+ Nhóm 1: Kiểm tra về chuyên môn. 
+ Nhóm 2: Kiểm tra về kết quả giảng dạy 
+ Nhóm 3: Kiểm tra về chất lượng. 
* Tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 
- Kiểm tra đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. 

Đối với nội dung này cần phải thu thập những thông tin về đối tượng được 
kiểm tra dưới nhiều hình thức: 
+ Tập hợp các nhận xét, kết luận của các cuộc thanh, kiểm tra lần trước và 
quá trình công tác của giáo viên đến thời điểm kiểm tra - đánh giá. 

11 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
+ Tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương nơi giáo viên cư trú, sinh 
sống, thăm dò ý kiến phụ huynh, học sinh về giáo viên. 
- Kiểm tra - đánh giá nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên trong giờ lên lớp 
theo quy trình sau: 
Bước 1: Dự hoạt động chung dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đánh 
giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của người giáo viên.( báo trước, không báo 
trước, cả buổi…) 
Bước 2: Tiến hành phân tích sư phạm hoạt động chung. 
Phân tích việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hoạt 
động của cô, hoạt động của trẻ, mối giao lưu giữa cô và trẻ, kết quả dạy và tiếp 
thu bài của trẻ. 
Bước 3: Đánh giá kết quả bài dạy. 
Để giáo viên tự đánh giá. Sau đó Ban kiểm tra dựa vào chuẩn đánh giá hoạt 
động chung. Việc đánh giá hoạt động chung được xem xét trên những vấn đề 
sau: 
a. Đánh giá nghiệp vụ sư phạm: Xem xét trình độ nắm vững mục tiêu, nội 
dung trọng tâm của hoạt động, vị trí bài dạy đúng trong kế hoạch, bài dạy phù 
hợp với chủ đề; Mức độ kiến thức, kỹ năng bài dạy, việc giáo dục trẻ thông qua 

32
nội dung bài dạy. 
b. Đánh giá năng lực sử dụng phương pháp: Đây là nội dung quan trọng 
nhất khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên vì nếu giáo viên chỉ nắm chắc 
kiến thức thì chưa đủ mà giáo viên cần tổ chức hoạt động chung theo hướng đổi 
mới phương pháp giáo dục trẻ; Trong một giờ hoạt động chung của trẻ giáo viên 
cần phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ, cô giáo cần nắm được đặc thù 
từng đối tượng trẻ để có phương pháp truyền thụ kiến thức một cách phù hợp, cô 
phát hiện những trẻ còn nhút nhát để có cách hướng trẻ tới nội dung bài học một 
cách tự nhiên. 
c. Theo dõi hoạt động của cô giáo trên lớp: Chọn và sử dụng phương pháp 
dạy học có phù hợp với đặc điểm của trẻ và đặc trưng của môn học không? Việc 
sử dụng đồ dùng trực quan có sinh động không? Đồ dùng trực quan có đảm bảo 
yêu cầu không? Sử dụng đồ dùng trong bài có đúng lúc đúng chỗ không? Biện 
pháp tổ chức tiết học có thúc đẩy được các cháu tham gia học tập một cách chủ 
động tích cực không? Tiết học có mềm dẻo, sinh động không? Giao lưu giữa cô 
và trẻ có gần gũi không? Giáo viên sử lý tình huống sư phạm có hợp lý không? 
Giáo viên có thực hiện bài tập hộ trẻ không? Giáo viên có tạo được không 
khí vui nhộn trong tiết học không? Đánh giá trẻ trong tiết học có chính xác 

12 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
không? Giáo viên có vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp biện pháp tổ 
chức hoạt động cho trẻ theo hướng đổi mới không? 
d. Những thái độ để đánh giá hiệu quả của tiết dạy: Cô và trẻ cùng tham gia 
hoạt động tự nhiên, chủ động sáng tao, sử lý tình huống hợp lý. Trẻ hứng thú với 
mọi tình huống của tiết dạy. Tiết học nhẹ nhàng, không khí lớp thoải mái, dạy 
đủ thời gian, 85-95% trẻ nắm được kiến thức của bài. 
Bước 4: Đánh giá kết quả trên trẻ: Sau giờ giảng của giáo viên Ban kiểm 
tra quan sát và đàm thoại với trẻ về nội dung bài học đó , Từ đó đánh giá được 
kết quả học tập của trẻ. 
Bước 5: Trưởng ban kết luận, kiến nghị, ghi biên bản, lưu hồ sơ. 
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. 
Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy; Kiểm tra việc sử dụng đồ 
dùng đồ chơi; Kiểm tra việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp 
vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý; Kiểm tra kết quả giáo dục của giáo viên; 
Kiểm tra việc tham gia các hoạt động khác của giáo viên. 
Đánh giá phải dựa trên những tiêu chí chung và đặc điểm riêng của từng đối 
tượng. Bởi vì mỗi giáo viên có một điều kiện, hoàn cảnh và trình độ khác nhau. 
Cùng một kết quả giống nhau nhưng với người này là kết quả bình thường còn 
với người kia là cả một sự nổ lực, cố gắng. 
Công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của người 

33
quản lý là một vấn đề vô cùng quan trọng nó góp phần nâng cao ý thức tự giác, 
tinh thần trách nhiệm, chất lượng giáo dục và nề nếp hoạt động trong nhà 
trường. Vì vậy, trong quá trình quản lý phải thường xuyên học tập và rèn luyện, 
quan tâm đúng mức đến hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên để nâng cao vị 
thế của nhà trường và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
3.5 .Giải pháp 5: Những công việc mà trường Mầm non Điền Trung đã 
làm khi tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 
Ngay từ đầu năm học BGH đã cùng nhau xây dựng kế hoạch và công khai 
kế hoạch ở văn phòng nhà trường, mỗi năm học nhà trường tiến hành kiểm trađánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên là 1/3 số giáo viên của trường, số còn 
lại được kiểm tra theo giai đoạn, đột xuất hoạc từng mặt. 
5.1. Tổ chức thực hiện. 
Để kiểm tra đạt kết quả cao, đồng chí trưởng ban giao nhiệm vụ cụ thể cho 
từng thành viên trong đoàn kiểm tra. 
Ban kiểm tra bao gồm : 
+ Hiệu trưởng : Trưởng ban 
+ Hiệu phó 1 : Phó ban 
+ Hiệu phó 2 : Thành viên + thư ký 
13 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
+ Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, 
tổ trưởng các tổ chuyên môn… là thành viên. 
Hiệu trưởng (trưởng ban ) chỉ đạo các thành viên kiểm tra - đánh giá một 
cách khách quan, chính xác theo nội dung chuẩn đánh giá. 
5.2. Việc tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt độnh sư phạm của giáo viên. 
- Kiểm tra hồ sơ giảng dạy và các hồ sơ khác để đánh giá việc thực hiện 
quy chế chuyên môn. 
- Dự hoạt động chung và hoạt động góc của giáo viên. 
- Khi dự giờ cán bộ kiểm tra ghi vào phiếu diễn biến của hoạt động sau đó 
nhận xét ưu khuyết điểm của từng hoạt động, nghệ thuật lên lớp, cách giao lưu 
với trẻ, quá trình sử dụng phương pháp. 
Kiểm tra khảo sát học sinh, thu thập thông tin về chất lượng học tập qua hồ 
sơ của trẻ để đánh giá giờ dạy của giáo viên. 
- Trao đổi với giáo viên để kiểm tra - đánh giá. 
Đây là một khâu quan trọng cần chuẩn bị kỹ như sau : 
+ Chuẩn bị nội dung đánh giá. 
+ Nghiên cứu đánh giá của các lần kiểm tra trước. 
+ Phân tích thông tin, thu thập thông tin qua kiểm tra trình độ 
chuyên môn, năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả học 
tập của trẻ, đánh giá kết quả giáo viên tổ chức các hoạt động của giáo viên. 
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. 

34
Đây là nội dung mang tính pháp chế. Do đó ban kiểm tra tiến hành đánh giá 
các nội dung sau: 
+ Việc thực hiện giáo dục theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đã 
quy định. 
+ Kiểm tra việc giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động như: vệ 
sinh cá nhân, thực hiện các bài tập trong vở tạo hình, toán, tập tô, sách chủ đề… 
+ Kiểm tra việc lên kế hoạch tuần sổ theo dõi trẻ đến lớp đã sát với thực tế 
chưa? Nhật ký hàng ngày, sổ teo dõi sức khoẻ của trẻ? nội dung sinh hoạt hàng 
ngày, tuần… 
+ Kiểm tra kế hoạch tự học tự bồi dưỡng 
+ Kiểm tra chất lượng học sinh. 
Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh, các kỳ khảo sát chất lượng ở từng 
giai đoạn so với chỉ tiêu nhà trường giao đã đạt chưa? Từ đó để đánh giá kết quả 
giảng dạy. giáo dục của giáo viên. 
- Kiểm tra hoạt động giáo dục khác. 
Ngoài công tác chủ nhiệm lớp ra còn đánh giá thái độ của mỗi giáo viên khi 
được giao công việc, sự liên hệ hợp tác với cha mẹ học sinh như thế nào trong 
14 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
việc rèn luyện học sinh trong và ngoài nhà trường, việc xây dựng nề nếp thói 
quen cho trẻ, kèm cặp học sinh cá biệt, yếu kém… 
5.3. Kết thúc kiểm tra. 
- Hoàn thành hồ sơ kiểm tra gồm có: 
+ Biên bản kiểm tra. 
+ Các phiếu dự giờ của giáo viên. Đánh giá, nhận định những ưu điểm, 
khuyết điểm về năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo 
viên. Ghi rõ những kinh nghiệm, những đóng góp của giáo viên trong chuyên 
môn cũng như trong công tác giáo dục. 
- Việc sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá. 
Căn cứ vào kết quả kiểm tra - đánh giá này để khen thưởng động viên cũng 
như phê bình nhắc nhở giáo viên. Đặc biệt là sử dụng nó vào việc phân công, 
phân nhiệm phù hợp với năng lực, trình độ và một phần nguyện vọng của giáo 
viên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của việc đổi mới phương pháp dạy học và 
nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập hiện nay. 
- Nhận xét, đánh giá. 
Trường Mầm non Điền Trung đã rất coi trọng đến công tác kiểm tra - đánh 
giá hoạt động sư phạm của giáo viên. BGH cũng đã lập ra được kế hoạch kiểm 
tra - đánh giá đảm bảo tính nguyên tắc, khoa học, dân chủ và công khai, công 
bằng. Khi kiểm tra - đánh giá xong Ban kiểm tra có tiến hành trao đổi kinh 
nghiệm với giáo viên được kiểm tra, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả xếp 
loại để giáo viên biết tự đánh giá và định hướng, phấn đấu nâng cao chất lượng 

35
giảng dạy. 
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm tra giáo viên gồm: 
Việc lưu hồ sơ kiểm tra được tiến hành cẩn thận. Việc này góp phần rất 
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập trong nhà 
trường. Song việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên 
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM 
* Chất lượng đội ngũ : 
Năm học Tổng số 
2011-2012 
26 
2012-2013 
25 

Trình độ đào tạo 


Giáo viên giỏi 
ĐH 
CĐ 
TC Tỉnh 
Huyện Trường 

Chiến sĩ thi đua 


Tỉnh 
Huyện 



15 


15 


13 




16 
* Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp. 
Số trẻ điếu tra 
Số trẻ ra lớp 
Năm học 
0T 1T 2T 3T 4T 5T TST 1T 2T 3T 4T 5T TS 

36
2011-2012 69 
98 112 104 91 95 569 11 25 104 91 95 326 
2012-2013 67 
138 111 114 
105 93 
628 
12 
28 112 
102 91 345 
* Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng. 
15 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
Năm học 

Tổng số 
Số trẻ 
Kênh 

Kênh 

Kênh 

trẻ 
bán trú BT 
SDD nhẹ 
SDD nặng 
2011-2012 
326 
202 
281 
86 45 
14 
2012-2013 
345 
210 
311 
90 34 
10 
* Chất lượng giáo dục. 
Năm học Tổng số trẻ Tốt,khá 

37
TB 

Yếu,kém 

2011-2012 
326 
180 
55% 125 38.5% 
21 
6.5% 
2012-2013 
345 
197 
57% 131 
38% 
17 
5% 
Kết quả khi kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm cả giáo viên trong các 
năm học gần đây: 
Nội dung kiểm tra 
Xếp 
Trình 
Quy 
Kết 
Công loại 
Họ và tên 
độ 
chế 
quả 
Năm học 
Danh hiệu 
tác 
giáo 
chuyên chuyên giáo 
thi đua 
khác viên 
môn 
môn 
dục 
2011-2012 
TB 
TB 
TB 

38
Khá 
TB GVG trường 
Bùi Hải Yến 
2012-2013 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt CSTĐ cơ sở 
2011-2012 
Khá 
Tốt 
Tốt 
Khá Khá GVG huyện 
Tào Thị Nhung 
2012-2013 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt CSTĐ cơ sở 
2011-2012 
Tốt 
Khá 
Khá 
Khá Khá GVG huyện 
Bùi Thị Ngân 
2012-2013 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt CSTĐ cơ sở 
Qua quá trình thực hiện và sử dụng các biện pháp kiểm tra- đánh giá hoạt 
động sư phạm của giáo viên chúng tôi cùng đưa ra ý kiến tham luận và kết qủa 
đạt được như sau: 
+ Mức độ cần thiết : 25/25 đồng chí = 100% 
+ Tính khả thi: 
23/25 đồng chí = 92%. 
Kết quả trên cho ta thấy đa số các cán bộ giáo viên ủng hộ và tán thành các 
biện pháp trên. Những kinh nghiệm này giúp người quản lý kiểm tra - đánh giá 
hoạt động sư phạm của giáo viên một cách khoa học có hiệu quả cao trong công 
tác quản lý của mình. 

39
Nhìn vào bảng ta thấy nhờ có kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của 
giáo viên của Ban kiểm tra mà giáo viên có tiến bộ rõ rệt. Danh hiệu thi đua các 
cấp tăng dần, chất lượng CSNDGD đạt kết quả khả quan hơn, công tác huy động 
trẻ ra lớp năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ việc kiểm tra - đánh 
giá của hiệu trưởng đã khắc phục được tình trạng giáo viên có tư tưởng “ tối 
ngày đầy công hay thường thường bậc trung…”. Góp phần nâng cao chất lượng 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
16 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
Tập thể CBGV đã nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm tra 
- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên; BGH đã xây dựng kế hoạch cụ thể, 
chi tiết và phù hợp với năng lực cũng như tình hình thực tiễn của địa phương; 
Ban kiểm tra đã năng cao năng lực trong công tác kiểm tra – đánh giá hoạt độgn 
sư phạm; CBGV đã tự giác trong việc thực hiện quy chế chuyên môn một cách 
hiệu quả. 
Những thành tích nhà trường đã đạt được tăng dần theo các bảng trên phần 
lớn là do sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường. Mỗi cán 
bộ giáo viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm làm tốt công việc được giao, đẩy 
mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Đã vận động được mọi thành phần trong xã 
hội tham gia vào công tác giáo dục một cách có hiệu quả. Trong những năm học 
qua nhà trường đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, chất lượng trẻ 5 tuổi vào 
lớp 1 đảm bảo theo yêu cầu, số trẻ ăn bán trú hàng năm tăng dần, tỷ lệ trẻ suy 
dinh dưỡng giảm xuống rõ rệt. Trong các hội thi các cháu trong nhà trường cũng 
đạt được một số giải cao như: Cháu giải nhì, giải ba hội thi “ Bé khoẻ bé ngoan” 
cấp huyện, giải nhì hội thi “Bé với tạo hình và bảo vệ môi trường”… Bên cạnh 
đó tập thể nhà trường đã cùng nhau xây dựng được môi trường học tập và cung 
nhau hưởng ứng mạnh mẽ các cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực; Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo…” 
Tập thể nhà trường luôn vững mạnh về mọi mặt cũng là nhờ vào sự lãnh 
đạo sáng suốt của chi bộ Đảng, của Ban giám hiệu, sự nổ lực phấn đấu của cán 
bộ giáo viên và các cháu trong trường. 
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
Kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một vấn đề quan 
trọng, cần thiết đối với giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, nó 
còn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ thơ và hiệu lực 
quản lý nhà trường. 
Các biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của 
người quản lý trường Mầm non Điền Trung căn cứ vào thực trạng kiểm tra đánh giá
của nhà trường phù hợp với yêu cầu, với điều kiện cũng như các nhân 
tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên 

40
trong nhà trường. 
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, điều 
này rất phù hợp với quá trình thực hiện của nhà trường, bởi vì nhận thức đúng 
thì mới thực hiện đúng. Trong một đơn vị trường học những người làm công tác 
quản lý phải là người đầu tiên, tiên phong trong việc nhận thức đúng đắn, về tính 
cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm 
17 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
của giáo viên để từ đó xây dựng biện pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp, khoa học 
có tác dụng làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ giáo viên. 
Quản lý phải là người có trình độ chuyên môn giỏi thực sự gương mẫu 
trong mọi hoạt động, phải có phong cách làm việc khoa học,có phẩm chất đạo 
đức trong sáng, chí công vô tư. 
Luôn bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm, có năng 
lực chuyên môn - nghiệp vụ tham gia vào lực lượng kiểm tra một cách tích cực. 
Hiệu phó có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng giáo viên theo sở trường của từng 
người để phát huy triệt để năng lực của giáo viên. 
Thực hiện đánh giá nghiêm túc, công bằng, công khai, dân chủ. Kết quả 
kiểm tra - đánh giá phải có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng 
đội ngũ và có phương pháp sử dụng đội ngũ một cách có hiệu quả. 
Hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên phải được 
thực hiện thường xuyên liên tục đúng kế hoạch đề ra và phương pháp kiểm tra 
đúng, đạt hiệu quả cao. 
Trên đây là một số biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của 
giáo viên. Mặc dù kinh nghiệm của bản thân chưa phải thật hoàn chỉnh nhưng 
với cách làm, cách thực hiên như trên có thể khẳng định: Trong xu thế đổi mới 
chung của giáo dục nước nhà, muốn quản lý hoạt động của nhà trường tốt hơn, 
muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, muốn duy trì và 
phát huy kỷ cương nề nếp của trường học phù hợp với nhu cầu phát triển của xã 
hội. 
2. Đề xuất: 
Qua quá trình công tác tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao 
chất lượng thực hiện việc kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên 
của người quản lý như sau: 
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá. 
Bồi dưỡng về kiến thức kiểm tra- đánh giá đặc biệt là hoạt động kiểm trađánh giá của
người quản lý. 
Xây dựng kế hoach kiểm tra- đánh giá chi tiết , cụ thể, khoa học. 
Xây dựng, tổ chức lực lượng kiểm tra - đánh giá. 
Xây dựng chuẩn kiểm tra - đánh giá. 
Tăng cường thực hiện nội dung kiểm tra- đánh giá theo từng lĩnh vực. 

41
Thế kỷ 21 được vận hành bằng những thành tựu khoa học công nghệ thông 
tin hiện đại, sự thăng hoa của trí tuệ loài người, giáo dục đang đưa con người lên 
vị trí trung tâm của sự phát triển hoàn thiện về trí tuệ vì vậy để đáp ứng được 

18 

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
yêu cầu đó thì giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng vấn đề kiểm tra - đánh giá 
hoạt động sư phạm của giáo viên. 
3. Kiến nghị. 
* Đối với Sở giáo dục và Phòng giáo dục. 
Muốn quy hoạch nguồn cán bộ quản lý trước hết phải cho đi đào tạo có 
trình độ quản lý thì mới bổ nhiệm. 
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực thanh kiểm tra cho đội ngũ cán bộ 
cốt cán. 
* Đối với nhà trường. 
Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ; 
trang bị đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Tạo điều kiện về thời gian cho sinh hoạt 
chuyên môn. 
* Đối với giáo viên. 
Tham gia học tập tích cực để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp 
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; Thường xuyên đúc 
rút kinh nghiệm, viết thành sáng kiến phục vụ cho công tác giáng dạy; Thường 
xuyên thăm lớp dự giờ, viết nhật ký giờ dạy để rút kinh nghiệm và nâng cao 
năng lực sư phạm. 
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra trong thời gian công tác. 
Trong quá trình thực hiện chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết rất mong được 
sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm trong những 
năm tiếp theo tại đơn vị được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn./. 
Điền Trung, ngày 25 tháng 03 năm 2013 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 

Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi 


viết không sao chép nội dung của người khác. 
Người viết sáng kiến 

Nguyễn Thị Vinh 

19 

42
Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 

MỤC LỤC 
NỘI DUNG 
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non Điền 
Trung, Bá Thứơc, Thanh Hoá. 
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của 
giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước. 
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện 
pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. 
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư 
phạm của giáo viên. 

Nội dung kiểm tra 


Xếp 
Trình 
Quy 
Kết 
Công loại 
Họ và tên 
độ 
chế 
quả 
Năm học 
Danh hiệu 
tác 
giáo 
chuyên chuyên giáo 
thi đua 
khác viên 
môn 
môn 
dục 

43
Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường Mầm non Điền Trung 
2011-2012 

Bùi Hải Yến 

44

You might also like