You are on page 1of 99

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch điện
tử, có thể kế đến như: Circuit maker, Eagle, Altium Designet,
OrCAD,.. Đặc điểm chung của các phần mềm này là sản xuất thiết kế
sẵn các bộ thư viện linh kiện và chân cắm tùy theo thiết kế của mình
mà người sử dụng vào các thư viện lấy linh kiện và chân cắm cho phù
hợp.
Phần mềm Altium Designer là một phần mềm có nhiều chức năng
trong đó là khả năng thiết kế mạch điện tử.Được phát triển từ phần
mềm protel của hãng Altium. Nó là một phần mềm có giao diện thân
thiện, sử dụng đơn giản. Chúng ta có thể tạo ra những sơ đồ nguyên
lý, vẽ mạch in, mô phỏng, thiết kế các hệ thống FPGA,... trên cùng
một phần mềm. Bộ thư viện của phần mềm được Altium bổ sung khá
đầy đủ của các hãng nổi tiếng như TI, ST, Microchip,...
Hiện nay phiên bản của phần mềm đã là bản 15.1.5. Sau nhiều lần
update cũng như sửa lỗi đầu năm 2013 Altium tung ra sản phẩm
Altium Designer với nhiều tính năm hấp dẫn. Tuy nhiên việc sử dụng
phiên bản nào không quan trọng bằng việc sử dụng thành thạo Altium
Designer.
Điểm mạnh của Altium là nó có thể chỉnh sửa được các file thiết kế từ
các phần mềm khac như Orcad, Eagle, Proteus,..Sử dụng công cụ
import làm cho altium mạnh và tiện dụng.
Việc xuất ra các file CAD, CAM, CNC, cho việc gia công cũng theo
chuẩn và thực hiện rất nhanh chóng.

Page | 1
PHẦN 1 :VẼ MẠCH NGUYÊN LÝVỚI ALTIUM
DESIGNER
Giới thệu Altium Design 09
Để khởi động chương trình vào Start -> Altium -> Altium
Designer Release

Đây là giao diện lúc khởi động chường trình Altium Designer 09, giao
diện ban đầu này sẽ khác nhau ở mỗi phiên bản.

Page | 2
H1. Cửa sổ chính khi khởi động chương trình
Trong quá trình thiết kế ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các cửa sổ
soạn thảo như Schematic Editor, PCB Editor…Bằng cách chọn các
Tab ở góc dưới màn hình hoặc trong View ->Workspace Panel, nếu
không thấy các Tab ở góc dưới màn hình, đánh dấu lựa chọn nó trong
View ->Status Bar Trong quá trình thiết kế, khi ta di chuyển giữa các
Editor, sẽ có sự thay đổi tự động số lượng, loại Tab phía dưới màn
hình cho phù hợp môi trường thiết kế.
Tạo một Project mới :
Một Project là nơi chứa liên kết tới tất cả các tài liệu và các thiết lập
có liên quan đến thiết kế. Project File có dạng xxx.PrjPCB, là một
Page | 3
File văn bản dạng ASCII liệt kê tất cả các tài liệu và các thiết lập. Các
tài liệu không thuộc về bất cứ Project nào gọi là “ Free Document “.
Khi một Project được biên dịch, tất cả các thay đổi trên các tài liệu
trong Project sẽ được cập nhập đồng thời .
-Trên màn hình khởi động kích chọn vào File và chọn Blank Project
(PCB)

-Hoặc : File New PCB Project


Tạo một tài liệu Schematic:
Tài liệu Schematic là nơi thiết kế chi tiết bản vẽ mạch điện. Đây là tài
liệu đầu tiên cần tạo cho một thiết kế.Có thể thực hiện như sau :
File New Schematic hoặc
Click chuột phải vào Project, chọn Add New project Schematic
Tài liệu Schematic mới tạo ra có tên là xxx.SchDoc, được liệt kê dưới
mục
Schematic Sheet Ctrl+S (lưu tên )

Page | 4
Tài liệu Schematic có dạng một bản vẽ kỹ thuật. Ta sẽ xây dựng sơ đồ
mạch điện bằng cách chọn các thiết bị trong thư viện và đặt vào bản
vẽ.
Tạo một tài liệu Pcb:
Tài liệu Pcb là nơi thiết kế mạch in từ nguyên lý của mạch điện. Có
thể thực hiện như sau :
File New Pcb hoặc
Click chuột phải vào
Project, chọn Add New
project Pcb
Tài liệu Pcb mới tạo ra
có tên là xxx.PcbDoc,
được liệt kê dưới mục
Printed Circuit
Board Ctrl+S (lưu
tên )
Sau dây là 1 số lệnh
trong Menu ở chế độ
Schematic Editor :

File
Chứa các lệnh con liên quan đến việc tạo mới, quản lý các tập tin
thiết kế sơ đồ mạch điện.

Page | 5
New
Hiện khung thoại Select Document Type để thiết viên chọn thể
loại đối tượng thiết kế sơ đồ mạch điện.
Open
Hiện khung thoại Open Document liệt kê danh sách các tập tin sơ
đồ mạch điện đã được lưu trong chương trình để thiết kế viên kích
chọn hiện lên trang thiết kế để xử lý.
Ngoài việc chọn lệnh Open từ Menu File trong khung cửa sổ màn hình
thiết kế Altium Designer hoặc kích biểu tượng Open từ khung màn
hình Altium System để mở khung thoại Open,thiết kế viên có thể lựa
chọn biểu tượng Open trên thanh công cụ,kích chọn tên tập tin sơ đồ
thiết kế mạch nằm dưới cùng Menu của lệnh File để mở đúng tập tin
cần xử lý.
Close
Đóng khung cửa sổ thiết kế hiện hành của chương trình altium về
khung màn hình trắng của khung hình Altium Designer System để từ
đây thiết kế viên có thể vẽ sơ đồ mạch điện mới với lệnh New hoặc
mở tập tin cũ với lệnh Open.
Close Project
Đóng khung cửa sổ thiết kế hiện hành của chương trình altium về
khung màn hình trắng của khung hình Altium Designer System để từ
đây thiết kế viên có thể vẽ sơ đồ mạch điện mới với lệnh New hoặc
mở tập tin cũ với lệnh Open.
Save
Lưu bản thiết kế sơ đồ mạch điện hiện hành theo tên cũ.
Save As

Page | 6
Hiện khung thoại Save Document As để lưu bảng thiết kế sơ đồ
chi tiết mạch điện theo tên mới cùng nguồn chứa tùy chọn.
Save All
Lưu lại toàn bộ đối tượng theo tên cũ.
Save Project
Lưu lại toàn bộ đối tượng trong trang thiết kế theo tên cũ.
Edit:
Chứa các lệnh liên quan đến việc xử lý
các đối tượng trong tài liệu Schematic hiện
thời.
Cut
Cắt đối tượng đã chọn trong trang thiết
kế hiện hành để dán vào trang thiết kế khác
cùng trong một chương trình hoặc dán sang
chương trình khác. Sau khi cắt, đối tượng
ngay vị trí gốc sẽ biến mất.
Copy
Sao chép đối tượng đã chọn trong trang
thiết kế hiện hành để dán vào trang thiết kế
khác hoặc cùng một trang thiết kế để tạo
thêm một phiên bản cùng một chương trình
hoặc dán sang chương trình khác.Sau khi
copy, đối tượng vẫn hiện ngay tại vị trí
gốc.
Paste

Page | 7
Dán đối tượng đã được Cut hoặc Copy vào vị trí bất kì trong trang
thết kế hiện hành hoặc trong trang thiết kế cùng một chương trình
hoặc sang chương trình khác để minh họa.
Smart Paste Array
Dán đối tượng đã được Cut hoặc Copy vào vị trí bất kì trong trang
thết kế hiện hành hoặc trong trang thiết kế mới hoặc sang chương trình
khác để minh họa theo dạng 3 chiều. Lệnh này cho phép tạo một mạng
đối tượng từ một đối tượng ban đầu.

Để thực hiện:

Page | 8
1: Sau khi Cut hoặc Copy đối tượng từ Menu Edit, chọn Smart
Paste Array. Màn hình hiện khung thoại Smart Paste.
2: Nếu cần thiết,thay đổi các
tham số thích hợp trong khung thoại
Paste Array, bằng cách kích chọn
Enable Paste Array điền số cột, hàng
và khoảng cách muốn dán sau đó Ok.
3: Nếu muốn dán đối tượng tại vị trí
bất kì trong trang thiết kế hiện hành,
thì chọn đối tượng muốn dán sau đó
chuyển con trỏ đến vị trí bất kỳ và
kích nút chuột trái cộng phím Shift.
4: Nếu muốn dán đối tượng trong
trang thiết kế khác cùng một chương
trình, kích Menu File chọn Close để
thoát.Từ Menu File, chọn New, chọn
loại đối tượng và kích OK để mở trang
thiết kế mới.Kích con trỏ Mouse vào vị trí bất kỳ để dán đối tượng.
Clear
Xóa đối tượng đã chọn trong trang thiết kế. Lệnh có chức năng
tương tự như ấn phím Delete trên bàn phím.
Find Text
Hiện khung thoai Find Text để thiết kế viên nhập các đối tượng ký
tự muốn tìm để xử lý.
Replace Text

Page | 9
Hiện khung thoại Find Text and Replace Text để thiết kế viên nhập
và thay thế các đối tượng ký tự muốn tìm trong trang thiết kế hiện
hành.

Select
Hiện cửa sổ chứa các lệnh liên quan đến việc chọn đối tượng trong
trang thiết kế hiện hành.
Inside Area
Chọn các đối tượng nằm trong vùng đã chọn.
Outside Area
Chọn các đối tượng nằm ngoài vùng đã chọn.
All
Chon tất cả các đối tượng nằm trong trang thiết kế hiện hành.
Page | 10
Net
Chỉ chọn các đường nối mạch giữa các linh kiện.
Connection
Chỉ chọn các điểm nối mạch giữa các đường mạch điện.
Toggle Selection
Chuyển qua lại trạng thái chọn các đối tượng trong trang thiết kế
hiện hành bằng cách kích nút trái mouse hoặc ấn phím Enter.
Lệnh thường được sử dụng khi thiết kế viên muốn nhanh chóng
thêm và di chuyển một số đối tượng.
Các đối tượng đã chọn sẽ được đóng khung theo màu xanh lá cây
và được xác định trong khung tham số Options Prefrences.
Deselect
Hủy bỏ những tác vụ đã chọn trước đó với lệnh Select.
Delete
Xóa đối tượng đã chọn. Lệnh có chức năng tương tự như phím
Delete trên bàn phím.
Duplicate
Tạo ra một đối tượng mới là bản sao của đối tượng đã chọn.
Rubber Stamp
Chức năng tương tự như Paste Array,sao chép đối tượng đã chọn
thành nhiều bản, nhưng chỉ trên tài liệu Schematic hiện thời. Kích
chọn đối tượng, sau đó chọn Rubber Stamp, di chon trỏ đến vị trí bất
kỳ cần đặt tiếp đối tượng.
Change:
Page | 11
Thay đổi đối tượng như linh kiện,thuộc tính hoặc ký tự đã chọn
trong trang thiết kế hiện hành. Thí dụ, để thay đổi linh kiện trong bản
thiết kế sơ đồ mạch chi
tiết.SchDoc,kích đúp vào linh kiện
muốn thay đổi. Màn hình hiện cửa
sổ Property của đối tượng.
Move
Hiện cửa sổ chứa các lệnh liên
quan đến việc di chuyển đối tượng
đã chọn đến vị trí phù hợp trong
trang thiết kế hiện hành.Để di
chuyển linh kiện đã chọn, kích
chọn đối tượng, kéo đối tượng đến
vị trí đã chọn trên trang hiện hành.
Align
Hiện cửa sổ chứa các lệnh liên
quan đến việc điều chỉnh vị trí của
đối tượng đang thể hiện trong bảng thiết kế sơ đồ mạch chi tiết hiện
hành.
Để thực hiện:
Align Left: Sắp sếp đối tượng thẳng
hàng theo phương dọc nằm về bên trái.
Align Right: Sắp sếp vị trí đối tượng
thẳng hàng theo phương dọc nằm về bên
Phải.
Align Top: Sắp sếp vị trí đối tượng
thẳng hàng theo phương ngang nằm trên.

Page | 12
Align Bottom: Sắp sếp vị trí đối tượng thẳng hàng theo phương
ngang nằm dưới.
Distribute Horizontal Centers : Cách đều vị trí trung tâm đối
tượng theo phương ngang.
Distribute Vertically: Cách đều vị trí trung tâm đối tượng theo phương
dọc.
Ngoài việc kích chọn đối tượng và chọn từng lệnh trong cửa sổ
của lệnh Align, thiết kế viên có thể dùng khung thoại để điều chỉnh
linh kiện đã chọn bằng cách kích chọn linh kiện, kích Edit, kích Align
từ cửa sổ.
Break Wire: Cắt đối tượng (Bus,Wire) đã chọn trong trang thiết kế.
Nhấn Tab xuất hiện hộp thoại Break Wire Propertiesc thiết đặt độ dài
cắt, hiện thị hộp cắt.

Jump
Hiện cửa sổ chứa các lệnh liên quan đến việc
di chuyển con trỏ đến vị trí đã chọn để xử lý.

Page | 13
Ngoài việc kích chọn lệnh di chuyển đến từng vị trí mới trong bản
thiết kế sơ đồ hiện hành,từ Menu Edit, kích jump và chọn New
Location từ cửa sổ.
Khi khung thoại Jump to Location hiện lên màn hình, thay đổi các
giá trị trong trường X-Location va Y-Location tương ứng kích OK.
Set Location Marks
Hiện cửa sổ chứa 10 vị trí đánh dấu các điểm trong trang thiết kế
hiện hành.
View
Chứa các lệnh liên quan đến việc quan
sát các đối tượng cũng như xử lý các khung
cửa sổ thiết kế hiện hành.
Fit Document :
Dùng để hiện thị toàn bộ không gian
làm việc của bản vẽ.
Fit All Objects :
Hiện rõ tất cả các đối tượng trong
bản vẽ.
Zoom Area :
Phóng to vùng làm việc lựa chọn.
Around Point :
Phóng to vùng làm việc quanh điểm
lựa chọn.
Selected Objects :

Page | 14
Đặt đối tượng vào trung tâm của bản vẽ.
Toolbar :
Lựa chọn các thanh công cụ để hộ trợ cho việc thiết kế bản vẽ.
Workspace Panel :
Chọn cửa sổ tích cực. Các Panel trong Workspace Panel đều có
sẵn ở Phía dưới màn hình, có thể chọn bằng cách bấm trực tiếp vào
các thẻ đó.
Status Bar :
Lựa chọn này sẽ cho phép xuất hiện ở đáy màn hình các panel làm
việc để có thế lựa chọn nhanh hơn.
Gird :
Hiện các vạch lưới trên bản vẽ, hiện các điểm bắt thiết bị khi nối
vào nhau, ví dụ bắt điểm foodprin
chân linh kiện ….
Toggle Units :
Chuyển đổi đơn vị trong hệ
thống, ví dụ mil sang mm hoặc m
sang in nếu như thiết kế viên đã tích
chọn trong : Use lmperial Unit
System hoặc Use Metric Unit
System. Có thể quan sát góc trái
dưới màn hình.
Project:
Hiện Menu cửa sổ chứa các
lệnh liên quan đến biên dịch toàn bộ
thiết kế và các luật lệ, ràng buộc
Page | 15
được áp dụng để kiểm tra tính đúng đắn của mạch điện.
Compile Document:
Biên dịch toàn tài liệu SCH hiện hành hoặc được kích chọn của
bản vẽ thiết kế, để kiểm tra tính đúng đắn của mạch điện. Từ đó thiết
kế viên chỉnh sửa và hoàn thiện được sơ đồ.
Compile PCB Project:
Biên dịch toàn bộ chương trình Project ở đây bao gồm: Nhiều
trang thiết kế của một bản vẽ tổng được phân tách thành nhiều chi tiết
mạch điện. Thông qua trình biên dịch có thể phát hiện lỗi, vi phạm
thiết kế. Hoặc tính đúng đắn của các đối tượng, kịp thời sữa chữa và
hoàn thiện sơ đồ. Khi một Project được biên dịch, tất cả các thay đổi
trên các tài liệu trong Project sẽ được cập nhật đồng thời.
Design Workspace:
Hiện thị một khung thoại để người thiết kế có thể mở và chỉnh
sửa, kiểm tra phát hiện lỗi, nhiều dự án thiết kế Altium Designer và có
thể lưu bất kỳ các dự án thiết kế có dạng (*.DsnWrk). Dó là một lựa
chọn hiệu quả cao khi làm việc với nhiều dự án được liên kết rất chặt
chẽ. Thí dụ, bạn có thể có một thiết kế PCB kết hợp một hoặc nhiều
thiết bị FPGA.
Add New To Project:
Thêm các tài liệu thiết kế mới vào Project nơi liên kết các tài liệu
và các thiết đặt có liên quan đến thiết kế.
Project Options…
Hiện thị một khung thoại nơi chứa các thiết đặt về luật lệ, ràng
buộc được áp dụng để kiểm tra tính đúng đắn của thiết kế.Cửa sổ
Project Option gồm các Tab sau:

Page | 16
Error Reporting: Kiểm tra các sơ đồ thiết kế Schematic. Có 7
mức vi phạm được Altium quy định. Có thể dễ dàng thay đổi Report
Mode bằng cách chọn 1 trong 4 dạng ở Dropdown Menu bên cạnh
mỗi đề mục.

Có thể bật cửa sổ Compiled bằng cách chọn Tab Compiled góc dưới
màn hình.
Cửa sổ liệt kê các thiết bị, các đoạn dây nối… trong bản vẽ Schematic.
Có thể lựa chọn trên cửa sổ này để xem chi tiết kết nối từng đối
tượng.

Page | 17
Cửa sổ Compiled thường được sử dụng kèm với cửa sổ Compiled
Object Debugger. Khi ta lựa chọn một thiết bị hay một thành phần
thiết bị trên cửa sổ Compiled, nội dung của thành phần đó sẽ hiện ra
chi tiết trong cửa sổ Compiled Object Debugger, đồng thời, thành
phần đó cũng được đánh dấu và phóng to vào giữa màn hình trên tại
liệu thiết kế Schematic.

Page | 18
Connection Matrix: Hiện thị bằng hình ảnh kết quả từ Error
Reporting, biểu diễn 7 loại quy định, giúp ta có thể quan sát một cách
trực quan nguyên nhân gây ra lỗi: lỗi kết nối giữa các chân, kết nối với
cổng, kết nối Bus…. Vị dụ như trên biểu đồ trên, lỗi ý nghĩa cổng
lôgic ngĩa là việc nối kết nối các linh kiện với nhau thành một sơ đồ
mạch điện. nhưng do ý nghĩa hay mục đích của thiết kế viên lại khác
với logic thiết lập của nhà sản xuất đưa ra vì vậy, cần phải xem xét
điều kiện thỏa mãn sơ đồ thiết kế.

Page | 19
Ta có thể đặt trực tiếp các mức lỗi cho các kiểu lỗi này bằng cách
Click chuột trái lên ô muốn thay đổi cho đến khi nó chuyển sang màu
thể hiện mức lỗi mong muốn.
Place:
Hiện Menu cửa sổ chứa các lệnh liên
quan đến việc đặt các dổi tượng trong trang
thiết kế sơ đồ chi tiết mạch điện.
Bus
Là những dường nối giữa các chân linh
kiện, khối mạch lại với nhau để biểu hiện cho
các đường tín hiệu cấp nguồn…
Bus Entry :
Đầu vào của Bus là những điểm tiếp mạch
nằm trên các mạch điện để tạo thành một
mạch rẽ chạy đến chân linh kiện khác. Thí dụ
các đường mạch cấp nguồn đến các linh kiện
khác nhau. Việc dùng lệnh wire để tạo đường
mạch có thể bị giới hạn, đặc biệt là khi nối
những đường tín hiệu khác nhau đến điểm
đối diện của khối mạch, vì thế sẽ tạo ra
những đường mạch nối không mong muốn.
Part
Hiện khung thoại Place Part để người sử dụng nhập tên linh kiện
đặt vào trang thiết kế sơ đồ mạch chi tiết hiện hành. Lệnh được dùng
để xem lại thư viện linh kiện trong việc đặt các linh kiện trong trang
thiết kế hiện hành. Trong quá trình đặt linh kiện, bạn có thể xoay
hoặc lật ngược chúng về vị trí bất kỳ.

Page | 20
Trong hộp thoại hiện ra chỉ
liệt kê các loại linh kiện đã
tồn tại trong thiết kế . Trừ khi
đã biết rõ tên đối tượng, còn
nếu không ấn vào nút bên
cạnh Physical Component để
mở cửa sổ Browse Libraries
cho phép ta tìm kiếm và chọn
đối tượng như khi đang làm
với cửa sổ thư viện .

Page | 21
Trong khi di chuyển, bạn có thể xoay chúng theo góc 90 độ quanh
con trỏ bằng cách ấn thanh SPACE và lật chúng theo trục X hoặc Y
bằng cách nhập các ấn phí X hoặc Y. Ấn phím TAB để thay đổi các
thông số mặc định của linh kiện bằng cách nhập các giá trị mới vào
trong các giá trị tương ứng .
Chuyển con trỏ đến vị trị muốn đặt và ấn nút trái Mouse hoặc Phím
Enter. Khung thoại Component Library Reference hiện ra trở lại để
nhập tên linh kiện khác.
Junction :
Điểm nối giữa hai đường tín hiệu hoặc mạch nguồn để cung cấp
đến chân linh kiện khác tạo thành một đường mạch rẽ.
Power Port :
Đặt ký hiệu của phần cấp nguồn VCC
cho đường mạch điện. Bạn có thể xoay theo
hướng 90 độ bất kỳ bằng cách sau khi kích
đặt ký hiệu, tiếp tục ấn chuột và ấn thanh
SPACE. Mỗi lần ấn, đối tượng xoay 90 độ.
Ký hiệu nguồn có thể có rất nhiều hình
dạng, ta có thể chọn hình dạng của nó bằng
cách chọn đúng hình dạng yêu cầu trên
ToolBar Power Sources, hoặc có thể lựa
chọn bằng cách thay đổi thuộc tính trong
cửa sổ Property của nó.

Power Port thường được đặt


trong bản vẽ Schematic kèm theo
một đoạn mạch mô tả nguồn như
sau :

Page | 22
Wire :
Kẻ đường nối giữa các chân linh kiện lại với nhau để hình thành
đường mạch điện.
Để thực hiện, từ Menu Place, kích chọn Wire. Sau khi con trỏ đổi
thành chữ thập và có điểm tròn màu đỏ bám theo, chuyển đối tượng
đến ngỏ ra của linh kiện thứ nhất, ấn chuột và kéo đến ngõ vào của
chân linh kiện thứ hai. Kích chuột trái để định vị và kích chuột phải để
thoát lệnh.
Sau khi vẽ xong các
đường mạch, để tạo thuộc tính
khác nhau cho từng hệ thống
đường mạch cho dễ phân biệt
như độ dày,mỏng, màu sắc
,…,kích đúp vào đường mạch
muốn tạo thuộc tính. Màn
hình hiện khung thoại Wire.
Từ đây, kích các trường tương
ứng để thay đổi thuộc tính cho
đường mạch và kích OK. Lặp
lại quy trình này để tạo thuộc
tính cho những đường mạch
khác.
Net Label
Đặt tên (gán nhãn) cho đường
mạch điện để phân biệt với những
đường mạch khác.
Việc đặt tên cho đường mạch điện
là đối tượng tùy chọn, do thiết kế viên

Page | 23
đặt ra để dễ nhận dạng. Ví dụ, đường xung điện là
PUL1,PUL2…,đường tín hiệu cao tần là RF1,RF2,…
Port
Là một ký hiệu đặt biệt được dùng như là một nguồn tín hiệu
đầu vào một linh kiện. Tất cả đầu nhánh tín hiệu đều mang cùng tên
và được xem như là một đầu nối mạch
điện tử.
Bạn có thể thay đổi các thuộc tính, vị
trí cũng như tên của trạm tín hiệu đầu vào
bằng cách kích đúp vào đối tượng để hiện
khung thoại Port. Từ đây, bạn có thể thay
đổi các thuộc tính, tham số cần thiết để tạo
sự phân biệt giữa các trạm tín hiệu khác
trong sơ đồ chi tiết mạch.
Sheet Symbol
Tạo bảng kí hiệu để biểu diễn cho trang thiết kế sơ đồ chi tiết
mạch hiện hành.
Được áp dụng trong các bảng thiết kế sơ đồ mạch liên kết và
đồng thời để tăng tốc cho việc tạo các bảng ký hiệu “ con “. Sau khi
tạo bảng, thủ tục này sẽ tự động kích hoạt bảng ký hiệu đã được gán
nhãn với tên tập tin, bao gồm Sheet Entries cho từng Port trong bảng.
Những đặc tính thuộc về điện tử và sự thực hiện các kiểu dáng cho
những nhánh trong bảng ký hiệu gốc.
Có thể coi đây như là một khối chức năng, hay một đối tượng cụ
thể nào đó với các đầu vào và các đầu ra cụ thể.

Page | 24
Khi thực hiện một thiết kế phức tạp, người ta thường tạo một bản vẽ
thiết kế Schematic chung chỉ bao gồm các khối chức năng của cả thiết
kế. Các khối chức năng này đều là các Sheet Symbol. Khi theo dõi
thiết kế, người ta chỉ cần dựa vào thiết kế chung này để có thể hiểu
một cách tổng thể ý tưởng cấu trúc mà tác giả muốn tạo ra. Sau đó, từ
những hiểu biết rút ra từ thiết kế chung, có thể đi vào từng phần chi
tiết.
Add Sheet Entry

Page | 25
Thêm những điểm nối mạng mạch vào bảng ký hiệu. Bảng danh
mục được dùng để hướng những đường mạch sang trang thiết kế khác
để tạo sự liên kết và tính liên tục của đường mạch điện. Có 4 loại ký
hiệu Sheet Entry: Input,Output,Bi-directional và Unspecified. Trước
khi áp dụng thủ tục này, hãy chắc chắn là bảng ký hiệu mà bạn muốn
thêm vào danh sách đã được đặt trong khung cửa sổ thiết kế chi tiết
mạch. Trong khi đặt bảng danh sách ký hiệu, bạn có thể dùng phím
Tab để thay đổi những giá trị mặc định của đối tượng bằng cách nhập
thẳng các giá trị vào các trường tham số tương ứng. Những ký hiệu
của Sheet Entry cũng tương tự như Port mà theo đó những đường
mạch điện sẽ được nối sang trang thiết kế tiếp. Những ký hiệu trong
Sheet Entry cung cấp các điểm nối cho các đường tín hiệu xuất và
nhập của Sheet Symbols… Sau khi đã đặt xong Sheet Symbol và
Sheet Entry, cần xác định xem nó biểu diễn cho khối chức năng nào
trong hệ thống (đã thiết kế trước dưới dạng một tài liệu Schematic
khác ), bằng cách mở cửa sổ thuộc tính của nó.

Page | 26
Trong hôp thoại File Name ta đánh vào đó tên của tài liệu Schematic
mà ta đã thiết kế được đại diện bằng khối chức năng này.
Directives
Hiện Menu cửa sổ chứa những thành phần
lệnh mang các ký hiệu đặc biệt được dùng để dựa
theo các thông tin của PCB cho hệ thống mạng
mạch đã chọn như chế độ ưu tiên vẽ mạch, độ
rộng của các đường mạch…
No ERC
Là những ký hiệu đặc biệt được dùng để
gán cho các chân linh kiện đã bỏ qua không nối
mạch (những chân linh kiện trống). Trong quá trình kiểm tra tính hoạt
động của mạch, những chân không nối mạng tín hiệu với các ký hiệu
No ERC sẽ bị bỏ qua.
Đặt chỉ thị No ERC lên một Node bất kì để ngăn chặn mọi cảnh
báo,thông báo lỗi có thể phát sinh từ đó. Dùng đối tượng này khi bạn
muốn ngăn việc kiểm tra một phần mạch nào đó mà bạn cho là sinh ra
lỗi trong khi đang kiểm tra đoạn mạch còn lại.
Probe
Là một ký hiệu đặc biệt (có dạng que đo màu đỏ ) được đặt trong
bảng thiết kế mạch để nhận dạng các điểm dùng để kiểm tra hoặc đo
thử.
Test Vector Index
Là một ký hiệu đặc biệt được dùng để nhận dạng các điểm khi
kiểm tra tín hiệu của mạch điện và được gán trong bảng số liệu theo
dạng cột.
Stimulus
Page | 27
Là một ký hiệu đặc biệt được dùng để nhận dạng các điểm khi
kiểm tra tín hiệu thuộc dạng số của mạch điện.
PCB Layout
Là một ký hiệu đặc biệt cho phép bạn dựa theo các thông tin của
mạch in để chỉ định cho đường mạch điện đã chọn. Thông tin này
được lưu trong tập tin Netlist để rùi sau đó sẽ được chuyển qua
Advanced PCB, OrCAD PCB hoặc các chương trình thiết kế mạch in
tương thích.
Annotation
Tạo các chú thích (hoặc các nhãn ) trong trang thiết kế sơ đồ
mạch chi tiết, trong hệ thống mạng mạch hoặc trên bảng mạch in.
Text Frame
Một khung ký tự được đặt trong trang sơ đồ chi tiết mạch có thể
chứa 32.000 ký tự. Những tên linh kiện, các nhãn gán cho các đường
mạch điện hoặc những đối tượng khác có riêng trường ký tự của
chúng có thể chứa 255 ký tự.
Drawing Tools
Hiện Menu cửa sổ chứa các công cụ lệnh để
người sử dụng tạo những đối tượng hình ảnh riêng
như logo của công ty, những đối tượng hình ảnh
thuộc hệ cơ khí và các ký hiệu điện tử hoặc du nhập
các hình ảnh từ thư viện vào trang thiết kế để minh
họa.
Các hình ảnh thêm vào này chỉ có tính năng minh
họa, sẽ bị bỏ qua khi Completed thiết kế.

Page | 28
Design
Hiện Menu cửa sổ chứa các lệnh liên quan đến việc chuyển bản
vẽ thiết kế thành các thiết bị thực tế trên mạch in.
Update PCB *.PcbDoc

Chuyển bản vẽ thiết kế thành các thiết bị thực tế trên mạch in. Cửa sổ
Engineering Change Order hiện ra, yêu cầu xác nhận các thiết bị
được chuyển lên mạch in. Chọn Validate Changes để xác nhận lựa
chọn.

Page | 29
Nếu quá trình xử lý mà không tìm ra hình dạng thiết bị trong thư viện
PCB FootPrint, thiết bị sẽ không được xác nhận. Sau đó chọn Execute
Changes để thực hiện công việc.
Chọn Report Changes để xem công việc sẽ thực hiện, các thiết bị nào
sẽ được đưa lên mạch in.
Chọn Close để kết thúc công việc.
Kết thúc công việc trên mạch in sẽ xuất hiện các thiết bị với hình dạng
thực tế. Ta có thể tùy ý sắp xếp chúng trên mạch in.
Borrow Library
Bật cửa sổ Library, tương tự việc chọn Panel Library ở đáy màn
hình
Add/Remove Library
Bật cửa sổ thêm hoặc loại bỏ các thư viện hiện thời đang sử dụng .
Make Schematic Library
Tạo thư viện các thiết bị hiện dùng trong bản vẽ dưới dạng File
*.Schlib. Ta có thể thay đổi hình dạng thiết bị trên bản vẽ, vị trí các
chân, biểu tượng chân… trong cửa sổ Library Editor phía dưới màn
hình.
Trong thư viện .SchLib, hình dạng các thiết bị chỉ là hình dạng
logic, dù thay đổi nó cũng không ảnh hưởng gì đến hình dạng của thiết
bị trong thực tế. Do đó, ta có thể tùy ý thay đổi cho phù hợp với bản
vẽ để tăng tính sáng tạo, rõ ràng. Tuy nhiên, không nên thay đổi hoàn
toàn hình dạng của thiết bị, sẽ gây ra nhầm lẫn khi theo dõi thiết kế.
Template
Update: dựa theo sơ đồ thiết kế mạch mẫu
của chương trình altium để thay đổi các chi tiết
Page | 30
trong mạch mẫu cho phù hợp với sơ đồ chi tiết của thiết kế viên và sau
đó lưu lại theo một tên khác hoặc vẫn giữ lại tên cũ theo nhu cầu tác
vụ.
Set Template File Name
Mở tên tập tin mẫu của chương trình để thay đổi hoặc thực hiện
tác vụ bất kỳ nào đó cho phù hợp và sau đó lưu lại theo một tên khác.
Remove Template
Loại bỏ những thay đổi bất kỳ đã thực hiện trong sơ đồ chi tiết
mạch mẫu của chương trình để lại hiện trạng ban đầu.
Netlist
Netlist là môi trường thiết kế các mạch điện tử thông dụng nhất.
Ở trạng thái đơn giản nhất, netlist là sự tổng
hợp của tất cả các đối tượng nối mạch (hoặc
mạng mạch) để hình thành một sơ đồ nguyên
lý mạch điện.
Nói chung, netlist đơn giản chỉ là
những tập tin thuộc dạng mã ASCII. Dạng
netlist thông dụng nhất gồm sự mô tả của các
thành phần như các khối linh kiện và các phụ
kiện được nối với nhau theo từng chân một
có liên quan với nhau để xác lập từng mạch
mạch điện. Thí dụ, đường cấp nguồn từ bộ
nắn AC/DC nối tiếp với một điện trở hạn
dòng, chạy vào chân nguồn của IC và rẽ qua
một chân của tụ lọc , đường tín hiệu chạy từ
ngỏ ra của một chân linh kiện, qua cầu phân
áp và đến ngõ vào của một chân linh kiện
khác…
Page | 31
Việc tải netlist vào bảng mạch in thường tạo ra nhiều lỗi quan
trọng trong việc thiết kế mạch. Trong Advanced Schematic, bạn có thể
nhanh chóng kích hoạt và kiểm tra Netlist của sơ đồ mạch thiết kế
hiện hành một cách nhanh chóng mà không cần thoát khỏi khung cửa
sổ chỉnh lý.
EDIF for PCB
Tạo Netlist cho thiết kế PCB từ tất cả các tài liệu Schematic của
Project.
MultiWire:
Tạo Netlist cho thiết kế PCB hiện tại.
VHDL:
Tạo VHDL Netlist.
Protel:
Tạo ra Protel Netlist cho Project hiện tại từ tất cả các tài liệu
Schematic của Project.
Simulate:
Chứa các lệnh dùng cho việc giả lập tín hiệu, giúp ta quan sát
dạng sóng của tín hiệu tại các vị trí yêu cầu.

Create Sheet From Symbol:

Page | 32
Chọn những ký hiệu linh liện để tạo thành một bảng ký hiệu
riêng để thực hiện cho một tác vụ nào đó.
Create Symbol From Sheet:
Chọn những ký hiệu linh liện mẫu từ bảng chuẩn để tạo thành
một bảng ký hiệu riêng để thực hiện cho một tác vụ nào đó.
Ducoment Options:
Chứa các lệnh con liên quan đến việc tạo cấu hình, thuộc tính,
gán các thành phần tham số cho các bảng thiết kế mạch điện và thay
đổi các tham số mặc định của chương trình thành các tham số mặc
định của người sử dụng

Menu Tools:
Find Component: Truy tìm thành phần đối tượng trên đường
dẫn đã chọn. Thủ tục FindLibraryComponent được dùng để truy tìm
Page | 33
đối tượng nằm trong ổ đĩa/đường dẫn đã chọn, trong các thư viện đã
liệt kê hiện hành hoặc trong tất cả ổ đĩa của hệ thống mạng. Đối tượng
có thể được tìm bằng tên và hoặc theo sự mô tả của đối tượng. Dùng
lệnh này tương đương với việc bấm nút Search trong cửa sổ Library.
Up/Down Hierarchy: Di chuyển các đối tượng đã liên kết sơ đồ
chi tiết mạch về trước hoặc sau trang thiết kế hiện hành.
Footprint Manager: Quản lý các đối tượng Footprint trên
Schematic hiện hành. Ở đây thiết kế viên có thể thay đổi nhiều
Footprint linh kiện cùng một lúc khi thiết kế rất nhiều đối tượng.

Page | 34
Conver Part to Sheet Symbol: Chuyển thiết bị chọn trong tài
liệu Schematic sang thiết kế thành dạng Sheet Symbol.
Annotate Schematics: Thiết kế lại các đối tượng linh kiện trong
sơ đồ chi tiết mạch. Thủ tục Annotate được dùng để đổi tên tất cả linh
kiện trong khung cửa sổ thiết kế mạch hoặc trong khung cửa sổ
Project để chúng có những tên duy nhất và theo một thứ tự nhất định.
Trong mục Order of Processing: Có các kiểu sắp xếp và được cụ thể
bởi hình ảnh. Thí dụ, Across Then Down sắp xếp đối tượng linh kiện
từ góc đỉnh trái qua phải theo hình zic zac…sau đó Update Change
List để đồng ý các đối tượng kiểu sắp xếp đã chọn, ngoài ra nếu muốn
sửa đổi thì chúng ta Reset All để chọn lại,Accept Changes để OK.

Annotate Schematics Quietly:


Page | 35
Force Annotate all Schematic: Tự động đổi tên tất cả linh kiện
trong khung cửa sổ thiết kế mạch hoặc trong khung cửa sổ Project để
chúng có tên duy nhất.
Reset Schematic Designators: Đặt lại tất cả linh kiện trong
khung cửa sổ thiết kế mạch hoặc trong khung cửa sổ Project.
Back Annotate Schematic: Nhận thông tin ngược từ tập tin PCB
Was/Is. Thủ tục Back Annotate được dùng để cập nhật những linh
kiện đã được dùng trong sơ đồ thiết kế chi tiết mạch điện và từ tập tin
PCB WAS IS.
Number schematic Sheets: Đánh số trang thiết kế hiện hành, nơi
Project được mở. Người thiết kế có thể quan sát ở khung thoại Project.

Schematic Document: Tên trang thiết kế sơ đồ chi tiết mạch điện.


Page | 36
SheetNumber: Số trang thiết kế hiện hành.
DocumentNumber: số tài liệu.
SheetTotal: Thiết lập tổng số trang thiết kế chi tiết.
Cross Probe: Đối chiếu, tìm vị trí đối tượng giữa hai cửa sổ
Schematic và PCB trên Project hiện hành.Vì vậy thiết kế viên sẽ rất dễ
cho việc tìm kiếm đối tượng để sắp xếp linh kiện mạch in hay sửa lỗi.
Schematic Preferences: Hiện khung thoại chứa các thước lệnh liên
quan đến việc cài đặt các tham số mặc định của chương trình thành
các tham số của người sử dụng. Các thiết đặt này được ứng dụng cho
mọi tài liệu Schematic của thiết kế. Hộp thoại này gồm các Tab:

Page | 37
Schematic:
Hiện khung tham số để người sử dụng đánh dấu hoặc xóa cũng
như thay đổi các thông số của các thành phần mặc định theo nhu cầu
tác vụ. Ví dụ như : Cho phép xuất hiện tên các chân, bật tắt Auto-
Junction, Drag Orthogonal, thiết đặt tập các Template được dùng khi
thiết kế, thiết đặt kích thước size mặc định khi tạo bản vẽ SCH…
Graphical Editing:
Hiện khung tham số để người sử dụng đánh dấu chọn hoặc xóa
cũng như thay đổi các thông số của các thành phần mặc định theo nhu
cầu tác vụ.
Default Primitives:
Hiện khung thoại chứa các đối tượng mặc định để người sử dụng
thay đổi theo đối tượng của người sử dụng. Ví dụ,muốn thay đổi thuộc
tính màu của đường mạch điện, trong khung danh sách Primitives,
kích đúp vào Bus. Màn hình hiện khung tham số Bus. Thay đổi thuộc
tính trong các trường tương ứng và kích OK. Ngoài ra chọn thuộc tính
Pernament, khi ta thay đổi các trường thuộc tính của thiết bị, các giá
trị mặc định sẽ không được cập nhật, trừ khi áp dụng chúng vào trong
các đối tượng nguyên thủy.
Mouse Wheel Configuration:
Hiện thị một khung thoại bật tắt, chuyển đối các phím con trỏ
chuột, để phóng to, thu nhỏ trên cửa sổ tài liệu Schematic chính.
Compiler:
Cung cấp nhiều sự kiểm soát liên quan để soạn thảo sơ đồ. Ở đây
thiết kế viên có thể thay đổi kích thước, cảnh báo với màu sắc nhất
định trên bản đồ.
AutoFocus:
Page | 38
Hiện khung thoại chứa các đối tượng liên quan đến hoạt động bắt
nét trong các sơ đồ mạch. Vị dụ, khi di chuyển đối tượng để bắt nét
các đối tượng xung quanh bị mờ đi, rất thuận tiện cho việc, đi dây và
di chuyển đối tượng đến vị trí khác một cách dễ dàng.
Library AutoZoom:
Hiện thị khung thoại thiết lập liên quan đến hoạt động Zoom
trong sơ đồ.
Break Wire:
Thiết lập khung thoại phân khúc hộp cắt trong sơ đồ.
Grids:
Hiện thị một khung tham số kiểm soát liên quan đến việc thiết
đặt lưới của sơ đồ trong bản vẽ thiết kế. Đồng thời, Hiện các vạch lưới
trên bản vẽ, hiện các điểm bắt thiết bị khi nối vào nhau.
Default Units:
Hiện thị một khung tham số cài đặt đơn vị mặc định trong sơ đồ.
Hệ thống gồm có 2 loại đơn vị: Metric Unit và lmperial Unit. Việc
chọn đơn vị mặc định cho bản vẽ giúp thiết kế viên dễ dàng xác định
được kích thước của sơ đồ chi tiết một cách chính xác.
Orcad(tm):
Hiện thị một khung thoại thiết lập nhập khẩu file Orcad để đưa
vào altium một cách tổng quan nhất, ở đây bao gồm sao chép
Footprint.
Reports:
Hiện Menu cửa sổ chứa các lệnh liên quan đến việc hiện các
thông tin chú giải, trình bày, minh họa những thành phần cần thiết của
các đối tượng đã chọn trong sơ đồ chi tiết mạch.
Page | 39
Bill of Materials:
Kích hoạt bảng báo cáo tình trạng
của linh kiện (BOM) đã chọn trong bảng
thiết kế hiện hành.
Kích hoạt danh sách các linh kiện
nằm trong bảng thiết kế sơ đồ chi tiết mạch, thể loại và vị trí của sơ
đồ(tên tập tin) của từng đối tượng. Bản báo cáo tài liệu Microsoft
Excel hoặc PDF Adobe Acrobat, để định dạng dữ liệu.
Measure Distance(Ctrl+M):
Lựa chọn này được sử dụng đo khoảng cách và hiện thị giữa hai
điểm bất kỳ trong tài liệu hiện hành. Trong thiết kế việc thay đổi Snap
lưới Gird, cùng với đo khoảng cách đã tạo nên một bố cục vị trí đối
tượng rõ ràng dễ hiểu, giới hạn vùng không gian làm việc cần thiết khi
thiết lập được kích thước sơ đồ.

Một số hộp thoại trong môi trường thiết kế SCH:

Page | 40
Cửa sổ hiện ra một danh sách bảng cho phép hiện thị các đối
tượng thiết kế kết hợp với một hoặc nhiều thành phần sơ đồ dưới dạng
bảng, cho phép người sử dụng nhanh chóng kiểm tra, sửa đổi các
thuộc tính của đối tượng. Khi sử dụng kết hợp với các SCHLIB Filter,
cho phép hiện thị những đối tượng thuộc phạm vi cụ thể đã chọn đang
hoạt động, va chỉnh sửa nhiều đối tượng thiết kế với độ chính xác cao.
Hộp thoại Inspector:
Hộp thoại này mô tả thể loại cùng
một số thuộc tính của đối tượng
đang được chọn trên bản vẽ thiết
kế. Ngoài cho phép tham vấn,
chỉnh sửa các thuộc tính của một
hoặc nhiều đối tượng trong tài liệu
thiết kế sơ đồ hoạt động hoặc tất cả
các tài liệu sơ đồ mới.
Sử dụng cửa sổ Pop-up để lựa chọn
đối tượng để hiện thị và chỉnh sửa
hoặc tất cả các đối tượng hoặc đối
tượng cụ thể. Để hiện thị kích chọn
Display only, xuất hiện danh sách
các loại đối tượng đang được chọn
trong không gian làm việc.

Page | 41
Hộp thoại Messages:
Hộp thoại Messages là nơi liệt kê tất cả các cảnh báo(Warning),
lỗi(Error) trong thiết kế khi ta yêu cầu tiến hành một công việc nào đó
cần tính đúng đắn về logic thiết kế.

Hộp thoại Navigator:


Để sử dụng cửa sổ Navigator
bằng cách kích vào Tab Navigate ở
góc dưới màn hình để theo dõi thiết
kế, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra
tính đúng đắn của thiết kế.

Page | 42
Tạo thư viện Integrated Library:
Việc sử dụng các thư viện trong thiết kế và tính cần thiết phải tạo
ra một thư viện Integrated Library trong Project. Bây giờ sẽ thảo luận
về cách tạo và sử dụng thư viện Integrated Library.
Để tạo một thư viện Integrated Library, trước hết phải tạo một Library
Project Packet bằng cách chọn File New Integrated Library.
Tạo thư viện Schematic Library:
Thư viện Schematic Library là nơi lưu trữ liên kết tới các đối tượng
thiết bị trên tài liệu Schematic. Để tạo thư viện Schematic Library cho
một tài liệu Schematic bất kỳ, ta Kích chuột phải vào Integrated
Library Add New To Project schematic Library Ctrl+S
lưu tên.
Có thể tạo thư viện schematic Library tùy ý bằng cách chọn:
New Schematic Library, sau đó bật thẻ SCH Library phía dưới
màn hình. Tool Copy Component để copy các thiết bị từ các thư
viện khác sang.
Mọi tài liệu Schematic Library(.Schlib) mới tạo ra được xếp vào mục
Schematic Library.
Tạo thư viện PCB Library:
Thư viện PCB Library cũng được tạo ra tương tự như Schematic
Library.
Kích chuột phải vào Integrated Library Add New To
Project PCB Library Ctrl+S lưu tên.
Có thể tạo thư viện PCB Library tùy ý bằng cách chọn:

Page | 43
New PCB Library, sau đó bật thẻ SCH Library phía dưới màn
hình. Tool Copy Component để copy các thiết bị từ các thư viện
khác sang.
Ngoài việc tự tạo thư viện trên, chúng ta còn có thể tạo thư viện từ các
thiết bị đối tượng (linh kiện,logo…) trên tài liệu Schematic và PCB
một cách nhanh chóng.
Chọn Design Make Integrated Library hoặc Design Make
Schematic Library hoặc Design Make PCB Library.
Sau khi đã thêm đầy đủ các thư viện cần, ta sẽ biên dịch nó thành thư
viện xxx.IntLib.
Thực hiện biên dịch: Project Compile Integrated Library hoặc
kích chuột phải vào Integrated Library chọn Compile Integrated
Library.
Sửa đổi Integrated Library:
Thư viện Integrated Library không thể sửa đổi một cách trực tiếp,
mà phải thực hiện thông qua Library Project, sau đó biên dịch lại
chương trình nguồn.
Ở đây cần chú ý có thể sửa đổi, copy thư viện tự tạo một cách dàng,
còn đối thư viện mặc định của nhà cung cấp thì không thể sửa đổi sao
chép.

Các Menu trong Library Editor:


Place:
Chứa các lệnh công cụ liên quan đến việc định vị các đối tượng
trong trang thiết kế chi tiết mạch điện tử.
IEEE Symbol:

Page | 44
Chứa các thể loại đối
tượng để thiết kế viên kích
chọn đặt vào trang thiết kế
theo sơ đồ nguyên lý mạch
điện đã được vẽ trên giấy.
Ví dụ, để đưa các cổng AND,
OR vào trang thiết kế, kích
mũi tên ngay cuối khung cửa
sổ, truy tìm và kích tên AND
Gate, OR Gate. Con trỏ đổi
thành chữ thập và ký hiệu
bám theo con trỏ
Pin:
Những chân linh kiện đều có
riêng thuộc tính điện tử của
chúng. Các chân đều có một
số thuộc tính mà số thuộc
tính này có thể được chỉ định
trong khung tham số Pin. Pin
được đặt vào đối tượng để
định nghĩa một kết nối tới
đối tượng như là một chân
vào ra tín hiệu trực tiếp.
Để gán các thuộc tính trước
khi định vị chân cắm, ấn phím Tab trong khi chân cắm đang bám theo
con trỏ.
Để gán thuộc tính sau khi đã đặt các chân linh kiện, kích đúp vào chân
linh kiện muốn gán thuộc tính hoặc kích một lần vào chân muốn gán
thuộc tính trong danh sách.
Page | 45
Môi chân cắm đều được gán một con số. Tên chân là đối tượng tùy
chọn, ngoài trừ khi chân đó đang ở chế độ ẩn. Chân ẩn sẽ tự động
được nối đến những chân ẩn khác cũng như đến những đường nối
mạch khác mang cùng tên khi tạo hệ thống mạng nối mạch.

Muốn đặt các chân linh kiện được gán theo thuộc tính ẩn, đánh dấu
chọn thành phần Hidden Pins trong khung tham số Pin (hoặc dung
lệnh View\Show Hidden Pins) nếu muốn quan sát sau khi định vị
chúng. Các chân được gán thuộc tính ẩn trong thư viện linh kiện có
thể bị mất khi được đặt trong trang thiết kế sơ đồ chi tiết mạch.

Page | 46
Thuộc tính Electrical Type được dùng khi sử dụng thành phần
Electrical Rule Check và không tác dụng khi tạo hệ thống nối mạch
netlist. Hãy cẩn thận sử dụng thuộc tính này nếu muốn dùng đặc tính
Electrical Rule Check. Ta có thể thay đổi hình dạng của Pin theo quy
ước về điện tử: Ký hiêu chân Clock, chân tích cực sườn âm bằng cách
thay đổi các trường trong o Symbol.
Đặt các đối tượng đồ họa lên bản vẽ: (Arc,Polygon,Ellipse,Pie
chart…)
Dùng để đặt các khuôn dạng mẫu lên bản vẽ. Trong môi trường
Library Editor, các đường nét, hình khối đặt lên bản vẽ sẽ làm thay đổi
hình dạng thiết bị đang tồn tại trong tài liệu hiện thời.
Tool:
New Component: Dùng để thiết kế một thiết bị mới. Khi chọn
lệnh này, hộp thoại SCH Library xuất hiện hiện bằng kích chọn góc
phải SCH dưới màn hình, tên thiết bi mới có tên mặc định
PCBCOMPONENT_1, sau khi ta thêm vào và sửa tên của thiết bị
muốn tạo, thiết bị mới sẽ được cập nhật vào Schematic Library.
Remove Component: Loại bỏ khỏi thư viện những thiết bị lặp lại.
Rename Component: Sửa đổi tên thiết bị.
Copy Component: Khi chọn lệnh này, hộp thoại copy xuất hiện
cho phép ta chọn đích đến là một thư viện Schematic Library bất kỳ.
Move Component: Chuyển thiết bị đến một thư viện Schematic
Library bất kỳ.
New Part: Thêm vào đối tượng đang thiết kế một thành phần kế
tiếp.
Remove Part: Loại bỏ khỏi đối tượng đang lựa chọn một thành
phần ( thường Part cuối của đối tượng sẽ bị loại bỏ).
Page | 47
Go to: Chuyển đến
thiết bị tùy chọn trong
thư viện Schematic đang
thực hiện.

Find Component: Chức năng tương tự như tìm kiếm thiết bị.
Updates Schematic: Cập nhật những thay đổi vào tài liệu
Schematic.
Preferences: Hiện hộp thoại Preferences đã được trình bày
trước.
Document Option: Hiện cửa sổ Library Editor WorkSpace:

Hộp thoại Document Option thể hiện các thiết đặt của không gian làm
việc Library Editor.
Page | 48
Report:
Component: Hiện báo cáo về các chân của
thiết bị đang được kích hoạt trong cửa sổ
Library Editor. Kết quả tạo ra được chứa trong
file.cmp.
Component Rule Check: Kiểm tra các luật thiết kế đối với thiết bị
vừa được ta tạo ra hay thiết bị cũ vừa được sửa đổi. Kết quả chứa
trong File.ERR.
Library List: Hiện báo cáo tất cả các thiết bị trong thư viện
Schematic đang sử dụng hiện thời. Kết quả chứa trong File.Rep

Môi trường Library Editor đối với thư viện *.


PCBLib:
Edit:
Paste Special: Dán đối tượng đã được Cut hoặc Copy vào vị trí
bất kì trong trang thết kế hiện hành. Xuất hiện Hộp thoại Setup Paste
Special để thiết lập các tùy
chọn Cho mảng dán.
Item Count: Có bao nhiêu
đối tượng được dán vào
mảng.
Text Increment: Số Bước
nhảy tăng lên.
Circula: Mảng đối tượng
được bố trí theo đường tròn.
Linear: Mảng đối tượng được bố trí theo trục X hoặc trục Y.
X-Spacing: Khoảng cách 2 đối tượng liền kề theo trục X.
Page | 49
Y-Spacing: Khoảng cách 2 đối tượng liền kề theo trục Y.
Spacing (degrees): Góc xoay 2 đối tượng liền kề.
Set Reference:
Pin1: Đặt điểm chọn là gốc của Pin.
Center: Đặt điểm gốc tọa độ tại vị trí
trung tâm của trang thiết kế.
Location: Đặt điểm gốc tọa độ tại vị
trí bất kỳ của trang thiết kế.
Jump: Đưa con trỏ đến vị trí chọn, mà ta chọn.
Rubber Stamp: Sao chép một hoặc nhiều đối tượng sau đó dán đối
tượng ở bất kỳ trong tài liệu hiện hành.
Build Query: Xuất hiện hộp thoại Build Query From Board cho phép
bạn tạo ra một truy vấn các đối tượng cụ thể trong tài liệu thiết kế.

Page | 50
Move:
Drag: Di chuyển bất kỳ các đối tượng trong tài liệu hiện hành
Break Track: Tạo cho Track một đỉnh nhọn.
Drag Track End: Kéo điểm cuối của Track sang vị trí khác.
Move Selection: Đặt lại vị trí các đối tượng được chọn trên trang
thiết kế.
Move Selection By X,Y: Di chuyển đối tượng đến vị trí tọa độ
(X,Y).
Polygon Vertices: Cho phép ta thay đổi vị trí của các Track bao
ngoài một Polygon.
Place:
Chứa các lệnh công cụ liên quan đến việc
cấu tạo đối tượng, định vị đối tượng trong trang
thiết kế chi tiết mạch điện tử.
Đặt các đối tượng đồ họa lên bản vẽ:
(Arc,Full Circle…)
Dùng để đặt các khuôn dạng mẫu lên
bản vẽ, tạo ra hình dạng của các thiết bị có
phần cong.Trong môi trường Library Editor,
các đường nét, hình khối đặt lên bản vẽ sẽ làm
thay đổi hình dạng thiết bị đang tồn tại trong tài
liệu hiện thời.

Page | 51
3D Body: Hiện hộp thoại cho phép bạn chọn đường dẫn đến file
.Step (hình ảnh 3D) của linh kiện cần tạo. Kích chọn OK. Việc có
thêm hình ảnh 3D cho linh kiện đã góp phần làm cho phần mềm
altium trực quan, sinh động hơn.

Page | 52
Fill: Đặt một vùng đặc hình chữa nhật lên tài liệu hiện tại. Khi
Fill Được đặt trên một lớp Layer, nó dùng để tạo ra một vùng ngăn
cách hoặc một vùng truyền dẫn lớn. Hoặc dùng để định nghĩa
FootPrint của thiết bị.
Line: Là một đường thẳng với độ rộng đã định nghĩa trước,
nhưng không có sự tương tác với nét. Được dùng cho một số mục đích
như tạo đường bao của linh kiện.
String: Đặt một chuỗi kí tự lên bản thiết kế. Để chú thích, mô tả
đối tượng giúp cho người sử dụng hiểu hơn.
Via: Đặt các via lên tài liệu.
Pad: Đặt các Pad lên tài liệu.

Wiew: Chứa các lệnh liên quan đến việc quan


sát các đối tượng, xử lý các khung cửa sổ hiện
hành.
2D Layout Mode: Quan sát đối tượng dưới
dạng không gian 2 chiều thực tế. ví dụ, quan sát
các lớp đang hiện thị, vị trí , màu sắc… của đối
tượng trên trang thiết kế hiện hành.

Page | 53
3D Layout Mode: Quan sát đối tượng dưới dạng không gian 3 chiều
thực tế. Ví dụ, quan sát các chế độ thiết kế 3 chiều một cách trực quan
hay kiểm tra chất lượng định tuyến trên một lớp cụ thể, hay chất lượng
các lớp điện cấu thành bản mạch in….
Tool:
New Blank Component:
Dùng để thiết kế một thiết bị mới.
Khi chọn lệnh này, hộp thoại
PCB Library xuất hiện bằng kích
chọn góc phải PCB dưới màn
hình, tên thiết bị mới có tên mặc
định PCBCOMPONENT_1, sau
khi ta thêm vào và sửa tên của
thiết bị muốn tạo, thiết bị mới sẽ
được cập nhật vào PCB Library.
IPC FootPrint Wizard: Tạo
linh kiện tự động thông qua các
kiểu mẫu Footprint dán chuẩn
quốc tế mặc định của nhà sản
xuất. Khi chọn lệnh này:
Hộp thoại IPC FootPrint Wizard
xuất hiện, kích chọn các kiểu
mẫu Footprint dán chuẩn quốc tế
mặc định của nhà sản xuất đưa ra
và điền thông tin đối tượng ( kích
thước linh kiện, kiểu chân, tên
linh kiện …) thông hộp thoại cụ
thể.
Page | 54
Page | 55
IPC FootPrint Batch generator…: Hiện khung thoại IPC Footprints
Batch Generator, kích chọn Open Template để chọn các kiểu mẫu
Footprint dán, đồng thời xuất hiện một bảng tính có dạng .XLS và
điền thông tin đối tượng ( kích thước linh kiện, kiểu chân, tên linh
kiện …) thông qua hộp thoại IPC FootPrint Wizar vào bảng tính.
Sau đó Add file vừa tạo kích chọn OK, hoàn thành tạo linh kiện mới.

Component Wizard: Tạo linh kiện tự động thông qua các kiểu mẫu
Footprint chuẩn quốc tế của nhà sản xuất.
Page | 56
Manager 3D Bodies For Library: Hộp thoại Component Body
Manager cho phép thiết kế viên quản lý các nhóm thành phần 3D.

Page | 57
Components: Hiện thị một danh sách tất cả các thành phần đối
tượng bao gồm: Footprint, chiều cao, thông tin mã nguồn nơi chứa đối
tượng.
Interactive Tab: Thiết lập các thành phần 3D thông qua việc
kích chọn: màu sắc khối 3D, chiều cao tổng thể, các lớp hiện thị, độ
mờ các đối tượng 3D trong thư viện.
Batch Update: Cập nhật tất cả các đối tượng và thêm các thành
phần 3D cho tất cả các Footprint trong thư viện hoặc Footprint được
đặt trong thiết kế.
Manager 3D Bodies For Current Component…: Xuất hiện hộp
thoại Component Body Manager For Component cho phép quản lý
các thành phần 3D của một đối tượng được chọn trong thư viện.

Page | 58
Library Splitter Wizard: Phân tách ra từng đối tượng linh kiện từ
thư viện PCBLibrary tổng hợp ban đầu, giúp cho việc quản lý, sửa
đổi, tìm kiếm một cách dễ dàng.
Layer Stack Manager: Mở hộp thoại Layer Stack Manager, nơi định
nghĩa các PCB Layer Stack. Có 3 loại Layer có thể thêm vào Layer
Stack: Signal Layer, Internal Plane Layer and Insulation (substrate)
Layer.

Sau khi mở hộp thoại, Layer Stack hiện tại xuất hiện theo mặc định là
một bảng hai mặt. Có thể thêm vào đó các Layer bằng lệnh Add
Signal Layer hoặc Internal Plane trong Pop-up Menu. Các Layer mới
sẽ xuất hiện phía dưới Layer đang được chọn (trừ Bottom Layer).
Layer & Colors: Lệnh này để mở hộp thoại Board Layer, nơi quy
định Layer nào được trình bày trong cửa sổ thiết kế chính. Lựa chọn

Page | 59
trong cột show để thay đổi khả năng quan sát của layer,3D,Pad,Via…
Double-Click vào ô màu để thiết lập màu sắc tùy ý cho Layer.

Manage Layer Sets:


Cho phép thiết kế viên
thêm, sửa, xóa bộ lớp và
quản lý hiện thị các lớp
nếu cần.

Page | 60
Library Option: Hiện hộp thoại Board Option cho phép ta thiết đặt
các tham số: đơn vị sử dụng (milimet hay Inch), lưới Grid …rất thuận
tiện cho việc tạo linh kiện.
3D Body Placement:
Ấn phím 3 chuyển sang chế
độ View 3D nhập file
.Step từ thanh Place: 3D Body.
Kích chọn 3D Body Placemen,
hiện thị một khung thoại để
thiết kế viên lựa chọn các công
cụ làm việc đối tượng 3D.
Add Snap Points From Vertices: Thêm nhiều
điểm vị trí Snap tại trung điểm từ đỉnh của một
(hình chữ nhật hoặc hình vuông…) đối tượng.
Nhấn Space Bar để vào chế độ hai đỉnh chọn và
xuất hiện dấu thập sau khi chọn.
Remove Snap Points: Xóa nhiều điểm vị trí
Snap.
Set Body Height: Thiết đặt chiều cao từ bề mặt
của đối tượng 3D đến bề mặt Footprint
Measure Distances: Sử dụng đo khoảng cách
và hiện thị giữa hai điểm 3D bất kỳ trên đối tượng.
Align Face With Board: Gán một mặt phẳng được chọn, hoặc bề
mặt của đối tượng 3D với bề mặt Board và rất cần thiết cho việc định

Page | 61
hướng theo chiều dọc, định vị đối tượng trong mối quan hệ với mặt
phẳng XY của Board.
Preference: Mở hộp thoại Preference, nơi có thể thiết đặt các lựa
chọn, ưu tiên cho tài liệu. Dùng Tab Option để thiết đặt các chọn lựa
thiết kế khác nhau Online DRC, số bước xoay, số bước Undo/Redo có
thể thực hiện…

Một số ký hiệu đối tượng dùng trong mạch in thực


tế:
Via (Lỗ xuyên mặt): Đối tượng dùng để thiết lập kết nối giữa hai
signal Layer trong bản mạch PCB.
Via có thể là Multi-Layer (xuất phát từ Top Layer đến Bottom Layer
xuyên qua tất cả các lớp giữa), hoặc có thể bị giới hạn giữa hai signal
Layer bất kỳ gọi là Blink hay Buried Via. Blink Via kết nối từ bề mặt
đến một Internal Layer bất kỳ, còn Buried Via kết nối hai Internal
Layer với nhau. Via sử dụng màu sắc của Layer để chỉ ra những Layer
nào được kết nối.
Pad (Lỗ đồng): Đối tượng dùng để tạo điểm kết nối giữa chân thiết bị
với Routing trên mạch in.
Pad thông thường được dùng trong PCB Editor để định nghĩa
Footprint của thiết bị.
Pad có thể là Multi-Layer (có mặt trên tất cả các signal hoặc Plane
Layer, có hình dạng đặc biệt và đòi hỏi có lỗ khoan để kết nối nhiều
Layer), có thể chỉ trên 1 Layer, và cũng có khả năng kết nối tới 1 nét.
Track (Dây đồng): Là một đường thẳng đặc với độ rộng đã định
nghĩa trước hay là vùng đồng chừa ra khi phủ xanh để đặt chân linh
kiện vào và có thể hàn bằng kim loại.
Track được đặt trên các Layer để thiết lập một mối quan hệ kết nối về
Page | 62
điện giữa các chân thiết bị. Ngoài ra, Track còn được dùng cho các
mục đích khác nhau: Tạo các đường Board Outline, Component
Outline, cách ly đường biên…
Routting Board: Routing là một tiến trình đặt các Track và các Via
trên mạch in để kết nối các thiết bị.
Polygon (plane): Là vùng đồng liên tục trên Board giới hạn bởi biên
của Board và chìa ra các đường dẫn điện, Pad…
Panel: Là một Board lớn chứa nhiều mạch PCB trên đó và có thể bẻ
rời các PCB dễ dàng nhờ vào các Mouse Bites ở trên.
Top Layer: Lớp đường mạch ở mặt trên.
Bottom Layer: Lớp đường mạch ở mặt dưới.
Top Overlay: Hiện thị thông tin (ký hiệu, số, chữ…) linh kiện ở mặt
trên.
Bottom Layer: Hiện thị thông tin (ký hiệu, số, chữ…) linh kiện ở mặt
dưới.
Top Paste: Được tạo ra bởi các chân của linh kiện dán ở mặt trên.
Đây là lớp mỏng kem chì được phủ lên các Pad hàn nhờ vào Stencil.
Bottom Layer Paste: Được tạo ra bởi các chân của linh kiện dán ở mặt
dưới.
Top Solder (Solder Mask ở mặt trên): Lớp phủ sơn mặt nạ hàn để
bảo vệ mạch.
Bottom Layer (Solder Mask ở mặt dưới): Lớp phủ sơn mặt nạ hàn
để bảo vệ mạch hay còn gọi là lớp bảo vệ đường đồng tránh bị hư
hỏng và cách ly chạm mạch. Thường có màu xanh lá, có tên gọi khác
là “resist”.

Page | 63
Keep Out Layout: Đường giới hạn Board, Board được cắt theo
những đường vẽ trên lớp này.

Một số Menu của môi trường thiết kế mạch in PCB.


File: chứa các lệnh con liên quan đến việc tạo mới, quản lý các tập tin
thiết kế sơ đồ mạch in.
Fabrication Outputs: Tạo ra các File dùng cho việc sản xuất
mạch in. Tập các File cần cho công việc là: Gerber Files, NC Drill
Files, Drill Drawings, Test Point Report…
Gerber Files: Là một
định dạng tập tin chuẩn được
sử dụng bởi bảng mạch in có
chứa các thông tin cần thiết
cho máy tính điều khiển máy
móc để vẽ mẫu chính xác cho
bo mạch. Thường được sử
dụng để lắp ráp điện tử.
Mỗi Gerber File tương ứng
với một Layer trên mạch in thực tế: Component Overlay, Top signal
Layer, Bottom signal Layer… Nên tham khảo ý kiến nhà sản xuất
trước khi tạo ra các File này để phù hợp khả năng sản xuất của họ.
NC Drill: Tạo ra các File khoan (.CAM) chứa các thông tin về
vị trí tọa độ lỗ khoan.
Drill Drawings: Tạo ra một File chứa thông tin biểu tượng
kích thước khoan.
Smart PDF: Tạo một File PDF duy nhất, chứa các tài liệu bao
gồm: sơ đồ , PCB, Bill Of Materials.

Page | 64
Place: Chứa các thành phần cấu tạo nên đối tượng và các lệnh liên
quan đến việc đặt các đối tượng trong
trang thiết kế mạch in.
Arc, Full Cricle: Có thể dùng để tạo
ra hình dạng của thiết bị có phần cong,
hay tạo các đường cong trong quá trình
Routing, hoặc đường cong của bản
mạch in và dùng để định nghĩa hình
dạng đối tượng khi đặt trên Overlay
Layer hoặc Mechanic Layer, và đặt trên
Keepout Layer để định nghĩa các đường
bao của bảng mạch in. Ngoài ra còn
được đặt trên Signal Layer để đảm
nhiệm vai trò như các Track cong, hoặc
các đoạn cong và được kết nối tới các
Net.
Fill: Đặt một vùng đặc hình chữ nhật
lên tài liệu hiện tại. Khi Fill được đặt
trên Signal Layer, tạo ra một vùng ngăn
cách hoặc một vùng truyền dẫn điện
lớn. Fill được lấp đầy bởi các Track
hoặc các đoạn cong và được kết nối vơi
Net.
Khi Fill được đặt trên Power Plane hoặc Solder Mark, Paste Mark
Layer, nó được dùng để tạo ra các vùng trống.
Fill được đặt trên KeepOut Layer để tạo ra một rào chắn đối với cả
AutoRouting và AutoPlacement.
Line: Dùng để tạo đường biên của bản mạch in, đường bao của
thiết bị, đường biên Keep-Out.
Page | 65
String: Đặt một chuỗi ký tự lên bản thiết kế. Thêm 1 dấu . phía
trước để tự động chuyển đổi thành các giá trị trong thư viện nếu đã
kích hoạt Conver Special String trên Display Tab trong hộp thoại
System Preferences.
.Arc_Count: Số cung Arc trên PCB.
.Comment: Chú thích cho một
thiết bị.
. Comment_Count: Số lượng
các thiết bị trên PCB.
.Designator: Chuỗi xác định rõ
thiết bị.
.Fill_Count: Số lượng các Fill
trên PCB.
.Hole_Count: Số lượng các lỗ
khoan trên PCB.
.Layer_Name: Tên Layer chứa
chuỗi.
.Legend: Ký hiệu chú giải cho
sơ đồ lỗ khoan vật lý.
.Net_Count: Tổng số các Nét khác nhau trên PCB.
.Net_Name_On_Layer: Tên các Net trên Layer cụ thể.
.Pad_Count: Số lượng Pad trên PCB.
.Pcb_File_Name: Tên và đường dẫn của tài liệu PCB.
.Pcb_File_Name_No_Path: Tên tài liệu PCB.
.Plot_File_Name: Tên của File Gerber Plot.
Page | 66
.Print_Date: Ngày in/lập sơ đồ.
.Print_Scale: Thừa số tỉ lệ.
.Print_Time: Thời gian lập sơ đồ/mạch in.
.Printout_Name: Tên bản in.
.String_Count: Tổng số chuỗi trên PCB.
.Track_Count: Tổng số Track trên PCB.
.Via_Count: Tổng số Via trên PCB.
Solid Region: Công cụ này cũng giống như Fill, chỉ khác là đặt vùng
bất kì theo ý muốn, không nhất thiết phải là hình chữ nhật.
Khi đặt vùng Nhấn phím Shift+Spacebar ( với 5 chế độ góc có sẵn:
45 degree, 45 degree with arc, 90 degree, 90 degree with arc, Any
Angle) để chuyển đổi vị trí giữa 2 cạnh hoặc 1cạnh, sẽ giúp thiết kế
viên tạo được 1 vùng theo ý muốn.

Page | 67
Interactive Routing: Đặt các Track.
Interactive Multi-Routing: Đặt đồng thời các Track khi được kích
chọn. Thực hiện bằng cách: Nhấn Phím Shift để chọn đồng thời các
Track, sau đó kích chọn Interactive Multi-Routing trên thanh công
cụ. Rút ngắn thời gian khi đặt Track tăng hiệu quả công việc. Nếu
thao tác không đúng sẽ báo lỗi sau.

Interactive Differential Pair Routing: Đinh tuyến các cặp Track


khác nhau trên sơ đồ thiết kế hiện hành. Từ sơ đồ nguyên lý Sch gán
các cặp nhãn (Net) cho đường mạch điện để phân biệt với những
đường khác, sau đó kích chọn Place Directives Differential Pair
Design Update PCB Document. Cụ thể các cặp nhãn ( …_N
và …_P) ở đây phải được ký hiệu đúng nếu không sẽ không định
tuyến được.

Page | 68
Việc định tuyến phải được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể
nhất định. Để hiểu được tại sao phải định tuyến, thiết kế viên cần tìm
hiểu và phân tích đường truyền tín hiệu cao tần ảnh hưởng đến PCB
hay nói cách khác áp dụng HighSpeedPCB. Ví dụ như hình trên : Áp
dụng HighSpeedPCB định tuyến các cặp tín hiệu hệ thống FPGA đảm
bảo tố độ đường truyền, giảm được nhiễu điện từ (EMI).
Component: Hiện thị hộp thoại cho phép thêm đối tượng thư viện
Library PCB vào trang thiết kế hiện hành.
Coordinate: Đánh dấu vị trí
tọa độ (X,Y) của một điểm
trong không gian thiết kế.
Tọa độ có thể đặt trên bất kỳ
lớp nào. Nhấn Tab để thiết
đặt các thông số (lớp hiện
thị, kích thước chữ số hiện
thị,Font…)

Page | 69
Dimension: Đặt thông tin ghi kích thước trên lớp PCB hiện hành. Giá
trị kích thước là khoảng cách điểm đầu, điểm cuối đánh dấu và được
đo bằng các đơn vị mặc định.
Polygon Pour: Tương tự như một vùng không gian đặc, được tạo bởi
một nhóm các Track, có thể kết nối tới các Net trong phạm vi. Hộp
thoại xuất hiện cho phép cài đặt thuộc tính của phủ đồng.

Fill Mode: Hình thức của lớp phủ bao gồm: Solid ( phủ mảng kín),
Hatched (phủ lưới), none (phủ trống).
Page | 70
Properties: Name (đặt tên cho lớp phủ), Layer (chọn lớp muốn phủ
đồng ) …
Net Options: Chọn kết nối lớp phủ đến Net nào đó hay không .
Polygon Pour Cutout: Cắt một
Polygon Plane hoặc Solid Region
thành một vùng trống. Sau khi đặt
vùng cắt tùy ý, kích con trỏ chuột
phải vào vùng cắt xuất hiện cửa sổ
chọn Polygon Actions Repour.

Slice Polygon Plane: Chia cắt một Polygon Plane thành nhiều
Polygon Plane liền nhau. Sau khi chọn lệnh này, con trỏ chuyển thành
dấu cộng cho phép ta vạch ra các đường chia cắt Polygon có sẵn. Sau
khi thoát khỏi lệnh, Polygon Plane ban đầu sẽ được chia thành nhiều
Polygon Plane.
Design: Menu này chứa các lệnh liên quan đến các thiết kế trên bản
mạch in tạo ra.

Page | 71
Update Schematic: Cập nhật tất cả các thông tin mà ta thiết kế
trên bản mạch lên tài liệu Schematic liên quan. Sau khi chọn lệnh này
hộp thoại Differences Between Flattened Object xuất hiện, liệt kê
những khác biệt giữa thiết kế PCB và thiết kế Schematic.
Import Change From: Cập nhật
tất cả các thay đổi trên bản thiết kế
Schematic lên tài liệu PCB đang thiết
kế.
Rules: Đây là một lệnh rất quan
trọng trong thiết kế PCB. Khi chọn
lệnh này hộp thoại Rules And
Contraints Editor xuất hiện, cho
phép ta thiết đặt các luật thiết kế, hoặc
biên tập lại những đối tượng đã tồn tại
sẵn trong thiết kế hiện tại.
Các luật thiết kế được thiết đặt trên
một diện rộng, mỗi luật có một phạm
vi ứng dụng riêng.
Các luật thiết kế được quản lý bởi One-line DRC (báo cho bạn biết
những vi phạm) và Batch Mode DRC (tạo ra những báo cáo xác minh
cho thiết kế).
Phía bên trái hộp thoại là cây liệt kê 10 Design Rule dùng trong thiết
kế mạch. Khi ta Click lên một Design Rule, các mục con bên trong
của thiết kế được mở ra, cho phép ta định nghĩa lại các Design Rule
hoặc tạo ra các Design Rule mới.
Khi ta Click chuột phải lên một Design Rule bất
kỳ ở cây bên trái, một Pop-up Menu xuất hiện cho
phép ta lựa chọn công việc muốn thực hiện, như
là thêm vào các Design Rule mới, loại bỏ các
Page | 72
Design Rule, lập cảnh báo…

Khi ta thực hiện công việc trong PCB Editor: Đặt các Track, di
chuyển các thiết bị, tạo các đường dẫn… PCB Editor luôn theo dõi
mọi hoạt động, kiểm tra xem chúng có tuân theo các Design Rule hay
không. Lỗi sẽ được thông báo ngay khi vi phạm.
Thiết đặt các Design Rules trước khi thiết kế giúp ta có thể tập trung
vào công việc và luôn luôn giám sát được tính đúng đắn trong thiết kế.
Môt trong các tính năng mạnh mẽ của Altium la có thể thiết đặt nhiều
Design Rule cho cùng một thể loại, mỗi Design Rule cho một số đối
tượng riêng. Giả sử ta có một mạch điện đơn giản, và ta muốn tất cả
các Track có độ rộng 12mil, trừ GND Track có độ rộng 25mil, ta sẽ
thiết đặt một ràng buộc riêng cho GND Track.
Chọn Routing Width phía bên trái cửa sổ, Click chuột phải, chọn
New Rule, xuất hiện một ràng buộc mới, đặt tên ràng buộc đó là GND
trong khung Where the First Object Match chọn Net (GND), khung
Page | 73
truy vấn bên phải sẽ hiện InNet (GND). Trong khung dưới, chỉnh lại
kích cỡ Min và Max của Track (GND) đều bằng 25mill.

Như vậy ta đã tạo ra cho mạch in 1 ràng buộc mới: Tất cả các Track
trên mạch in đều có độ rộng đều có độ rộng 10mil, trừ GND Track có
độ rộng là 25mil.
Ta có thể thực hiện các truy vấn dựa vào hộp thoại hỗ trợ Query Help
khi nhấn vào Query Builder. Đây là môi trường hộ trợ trực quan cho
việc thiết kế các truy vấn.
Boar Shape: Lệnh này dùng để thay đổi hình dạng của mạch in
(Board) mà ta đang thiết kế.

Page | 74
Redefine Board Shape: Thay đổi hoàn toàn khuôn dạng mạch in.
Khi chọn lệnh này, mạch in biến mất con trỏ chuyển thành hình dấu
cộng cho phép ta vẽ ra hình dạng mới của mạch in. (Nhấn ESC hoặc
chuột phải để tự động khép kín hình vẽ).
Move Board Vertices: Chọn lệnh này, sau đó nhấp vào đường biên
bất kỳ của bản mạch, để kéo đường biên đó thành các góc. Trong quá
trình làm này chỉ có 2 đầu mút của đường biên không đổi.
Move Board Shape: Kéo bản mạch đến một vị trí tùy ý, các thiết bị
trên bản mạch không bị di chuyển theo.
Define From Selected Object: Định hình Board một đường bao
khép kín được chọn.
Define From 3D Body: Thay đổi
hoàn toàn khuôn dạng mạch in từ
đối tượng 3D. Từ 3D Layour
Mode, Place->3D Body->.Step,
sau đó chọn Design->Board Shap-
> Define From 3D Body, kích
đúp chuột vào bề mặt đối tượng
3D. Xuất hiện hộp thoại:
Hide and Disable DRC checking…: Hiện thị hoặc tắt DRC
khi Board trở thành khuôn dạng của đối tượng 3D.

Page | 75
To align face with top…: Mặt Top của Board sẽ là hình chiếu
bằng của bề mặt đối tượng.
To align face with Bottom…: Mặt Bottom của Board sẽ là hình
chiếu bằng của bề mặt đối tượng.
Chú ý: Bề mặt của đối tượng phải song song với Board mạch in.
Create Primitives From Board Shape: Tạo đường bao Board lớp
Keep-Out, để phục vụ cho việc gia công CNC.
Define Board Cutout: Cắt một vùng bất kỳ của bản mạch.
Auto-Position Sheet: Tự động đặt bản mạch quanh đối tượng nằm
trên Mechanical Layer và liên kết tới bản mạch đó.
Netlist:

Edit Nets…: Mở hộp thoại Netlist Manager nơi chúng ta có thể


biên tập lại các Net trong tài liệu hiện thời.
Trong hộp thoại này ta có thể định nghĩa thêm các Class mới hoặc sửa
đổi thành phần các Class cũ. Đồng thời ở ô bên phải ta có thể nhấp
vào các Pin để mở cửa sổ thuộc tính các Pad nối với Pin đó, tư đó thay
đổi các thuộc tính này theo mục đích thiết kế.
Export Netlist From PCB…: Lệnh này để xuất File.Net các
NetList của tài liệu hiện thời.

Page | 76
Create Netlist From Connected Copper…: Lệnh này để tạo ra
File mô tả các Netlist dựa trên cơ sở Routing thiết kế hiện thời.
Clean All Nets: Lệnh này loại bỏ các Track thừa, lặp lại, vi
phạm luật trong thiết kế. AutoRouter thường thực hiện câu lệnh này
trước khi hoàn tất công việc để loại bỏ các lỗi khỏi thiết kế.
Update Free Primitives From Component Nets: Dùng để đồng
bộ lại tên Net từ việc Routing các thành phần ban đầu với tên Net trên
các Pad mà chúng liên kết tới.
Việc này không ảnh hưởng gì đến mạng Net của tài liệu PCB.
Clear All Net: Dùng để xóa sạch các Net trong tài liệu PCB.
Thực hiện câu lệnh này khi ta muốn thay đổi các Net trong thiết kế
nguồn Schematic, và sau đó đồng bộ lại các Net đã sữa đổi sang tài
liệu PCB.
Layer Stack Manager: Nơi định nghĩa các PCB Layer Stack.
Double-Click lên Layer hoặc chọn Property để mở cửa sổ thuộc tính
của Layer. Có thể có 32 Signal Layer và 16 Plane Layer trong Layer

Page | 77
Stack. Trong Layer Stack, ngoài các Layer dẫn điện (các Signal
Layer), còn có các Layer cách ly điện, là các Core hoặc Prepreg.
Định nghĩa các tập Layer và các Non-Electronical Layer:
Góc dưới của không gian làm việc PCB là một loạt các Layer Tab,
cho phép ta lựa chọn làm việc với các Layer riêng của mạch in. Chọn
Design Board Layer để hiện cửa sổ thuộc tính các Layer, cho phép
xem, thêm, loại bỏ màu sắc các Layer.
Electronical Layer: Bao gồm 32 signal Layer và 16 Plane Layer. Có
thể thêm, bớt các Layer thông qua Design Layer_Stack_Manager.
Mechanical Layer: Có 16 Mechanical Layer cho các mục đích chung
có thể được dùng trong bản mạch in, để đặt lên đó các kích thước, bao
gồm: các chi tiết chế tạo, hoặc cả các chi tiết cơ khí mà thiết kế yêu
cầu Special Layer. 3 loại Layer có thể thêm vào:
Signal Layer: Name-tên của Layer do người dùng đặt.
Copper thickness-Độ dày Layer, giá trị này được yêu
cầu trong signal integrity analysis.
Plane Layer:
Name-tên của Layer do người dùng đặt.
Copper thickness-Độ dày Layer, giá trị này được yêu
cầu trong signal integrity analysis.
Net name-Tên của Net kết nối trực tiếp đến Layer.
Substrate (dielectric) Layer: (Layer của các chất điện môi)
Material-Loại vật liệu.
Thickness-The dielectric (Substrate) độ dày được yêu
cầu cho signal integrity analysis.

Page | 78
Dielectric constant-Hằng số điện môi,dùng cho signal
integrity analysis.
Rooms: Là một phòng chứa các thiết bị trên mạch in. Khi ta di chuyển
Room thì các thành phần chứa trong nó cũng di chuyển theo. Ta còn
có thể sao chép khuôn dạng Room để thuận tiện cho thiết kế.

Place Rectangular/Polygonal Room:


Đặt một Room hình chữ nhật/đa giác lên tài liệu PCB. Sau khi
đặt Room ta có thể xác định các thiết bị chứa trong Room bằng cách
mở cửa sổ thuộc tính của nó. Trong cửa sổ thuộc tính của Room, ta có
thể quy định được các thành phần sẽ chứa trong nó bằng cách tạo ra
một truy vấn đối tượng. Ví dụ, trong RoomDefinition_1 mới tạo
thành, ta muốn đặt các thiết bị chứa trong Class Sheet 1 đã tạo trước
đó, ta sẽ sử dụng truy vấn:
IncomponentClass(‘Sheet1’).
Tương tự như khi thiết kế Design Rule, ta có thể chọn nút Query
Builder để mở cửa sổ tiện ích giúp ta thiết kế truy vấn dễ dàng hơn.

Page | 79
Move Room: Di chuyển Room đã chọn đến vị trí phù hợp trong trang
thiết kế hiện hành.
Edit Polygonal Room Vertices: Xử lý đối tượng Room đa giác cho
phù hợp trong PCB hiện thời.
Copy Room Format: Dùng để Copy nguyên dạng cấu trúc thiết đặt
Routing…Từ Room nguồn sang Room đích. Sau khi chọn lệnh này,
con trỏ chuyển sang hình dấu cộng. Ta Click vào Room nguồn, sau đó
Click vào Room đích hộp thoại Confirm Channel Format Copy xuất
hiện, gồm các chọn lựa về điểm đặt của thiết bị, Net Routing, Copy
kích cỡ và hình dạng Room hay không…
Wrap Non-Orthoganal Room around Component: Thay đổi hình
dạng phù hợp để bao quanh các đối tượng đã chọn. Sau khi chọn lệnh
này, con trỏ chuyển sang dấu cộng để ta kích vào Room cần thực hiện.
Room tạo ra có các cạnh biên không vuông góc với nhau.
Wrap Orthoganal Room around Component: Tương tự như lệnh
trên nhưng Room tạo ra có các cạnh biên vuông góc.

Page | 80
Wrap Rectangle Room around Component: Tương tự như lệnh trên
nhưng Room tạo ra là hình chữ nhật.
Create Non-Orthoganal Room From Selected Components: Tạo ra
hình Room với hình dạng phù hợp để bao quanh các đối tượng đã
chọn. Room tạo ra có các cạnh biên không vuông góc với nhau.
Create Orthoganal Room From Selected Components: Tương tự
như lệnh trên nhưng Room tạo ra có các cạnh biên vuông góc.
Create Rectangle Room From Selected Components: Tương tự như
lệnh trên nhưng Room tạo ra là hình chữ nhật.
Slice Room: Chia một Room thành nhiều Room khác nhau. Khi vẽ
các đường Slice, có thể dùng những phím bổ trợ để có thể vẽ nhiều
đường với các góc khác nhau: Spacebar, Shift+ Spacebar.
Class: Hiện thị hộp thoại Object Class Explorer. Trong hộp thoại này
bạn có thể tạo ra tên Class (hoặc Group) của đối tượng thiết kế.

Page | 81
Class cho phép ta xác định rõ mục tiêu, có thể là các nhóm đối tượng
không liên quan, khi thiết kế hoặc biên tập lại các Design Rule, Class
còn được dùng khi xác định các lớp sẽ đặt vào Room…Class của
Nets, Components, Design Channels, From-Tos, Layers và Pads có
thể được tạo ra và có nhiều thành viên.
Make PCB Library: Tạo thư viện các thiết bị hiện dùng trong bản vẽ
dưới dạng File *.Pcblib. Ta có thể thay đổi hình dạng thiết bị trên bản
vẽ, vị trí các chân, biểu tượng chân… trong cửa sổ Library Editor phía
dưới màn hình.
Make Integrated Library: Tạo thư viện chứa các thiết bị ở dạng
logic (Component Library) và vật lý (Model Library) hiện dùng trong
bản vẽ dưới dạng File *.Intlib.
Tools: Menu chứa các công cụ phục vụ cho
việc kiểm tra, hoàn tất thiết kế.
Design Rule Check: Hộp thoại Design Rule
Checker xuất hiện, nơi ta có thể kiểm tra về
Logic thiết kế và tính thống nhất vật lý trong
tài liệu PCB hiện thời
Việc kiểm tra được thực hiện dựa vào một
số hoặc tất cả các Design Rule và có thể
thực hiện trực tuyến, ngay trong khi đang
thiết kê. Các thông báo lỗi sẽ được liệt kê ra
trong cửa sổ Message hoặc trong các Report.
Trong cửa sổ này, phía bên trái cây liệt kê ra
các Rule chung, nhấp vào để xem nội dung
chi tiết các Rule bên trong. Ta có thể tùy ý
bật/tắt các kiểm tra kiểu Online hay kiểu
Batch Mode.

Page | 82
Online Design Rule Check có thể chạy như một tiến trình ngầm, tự
động đánh dấu, ngăn cản các hoạt động vi phạm luật thiết kế. Để chọn
chế độ này, ta chọn Online DRC trong Tab Option cửa sổ System
Preperence.

Sau khi thiết đặt xong, nhấn vào Run Design Rule Check chạy
chương trình kiểm tra. Kết quả sẽ được thông báo trong File _drc.xsl
mới tạo ra.
Design Rule Check là một trong những đặc trưng quan trọng và mạnh
mẽ, được thực hiện tự động, kiểm tra tính hợp lý của thiết kế. Nó
thường được sử dụng trên các Board khi Routing để đảm bảo các
khoảng cách nhỏ nhất thành phần đã quy định phải được tuân thủ.

Page | 83
Reset Error Mark: Xóa tất cả các điểm đánh dấu lỗi trên sơ đồ thiết
kế. Nó không có tác dụng sửa lại các
lỗi đó.
Density Map: Hiện thị biểu đồ mô tả
mật độ các kết nối trên bản thiết kế.
Những vùng có màu xanh là mật độ ít,
chuyển dần sang màu đỏ là mật độ
cao. Ví dụ, ta có biểu đồ mật độ thiết
kế LCD.

Re-Annotate: Dùng để
xác nhận lại tất cả các
thiết bị trong thiết kế
PCB. Nó sẽ đặt lại tên
cho các thiết bị theo thứ
tự chọn trong hộp thoại.

Un-Route: Dùng để bỏ các


Route đã được thiết lập
trước đó. Việc Un-Route này
đi ngược lại với quá trình
Routing mà ta đã thực hiện.
Có thể Un-Route từng phần
của bản mạch, như các Net,
Connection, Component,
Room mà ta lựa chọn.
Page | 84
Cross Probe: Đối chiếu, tìm kiếm để xác định vị trí của một đối
tượng được chọn giữa hai cửa sổ Schematic và PCB trên Project hiện
hành. Thực hiện bằng cách:
Kích chọn trang thiết kế Schematic hoặc PCB, từ Menu cửa sổ
Window Tile Vertically hoặc Tile Horizontally Tools Cross
Probe xuất hiện dấu cộng chọn đối tượng.
Đây là một công cụ rất cần thiết cho việc tìm kiếm đối tượng để quan
sát vị trí sắp xếp linh kiện mạch in.
Cross Select Mode: Bật/Tắt Đối chiếu, tìm kiếm để xác định vị trí
của nhiều đối tượng được chọn giữa hai cửa sổ Schematic và PCB trên
Project hiện hành.
Component Placement: Tự động nhóm đối tượng được chọn thành
một vùng xác định.

Arrange Within Room: Sắp Xếp các đối tượng được chỉ định trong
một phòng Room được xác định.
Arrange Within Rectangle: Sắp Xếp các đối tượng chỉ định chọn
trong một vùng hình chữ nhật được xác định.

Page | 85
Arrange Qutside Board: Sắp xếp các đối tượng được chọn ra khỏi
vùng Board.
Auto Placer: Mở hộp thoại Auto-Place, cho phép ta thiết đặt và chạy
một trong hai công cụ tự động đặt thiết bị.

Cluster Placer: Tự động nhóm thiết bị thành các nhóm trên cơ


sỡ kết nối giữa chúng, sau đó đặt các nhóm này một các hình học.
Thuật toán này thường chỉ dùng cho các thiết kế có số đối tượng nhỏ,
thường là ít hơn 100 đối tượng. Cho phép chọn Quick Component
Placement để đặt nhanh đối tượng, không cần tối ưu.
Statistical Placer: Sử dụng một thuật toán thống kê để đặt các
đối tượng sao cho các kết nối là ngắn nhất. Có thể cập nhật trực tiếp
lên tài liệu PCB hoặc tạo ra cửa sổ biểu diễn tùy ý.
Stop Auto Place: Dừng quá trình Cluster Placer bất kỳ thời điểm
nào khi nó đang được tiến hành. Trước khi AutoPlacement, ta cần đặt
trước các thiết bị. Nếu không muốn di chuyển thiết bị, đặt thuộc tính
Lock cho thiết bị đó. Nếu muốn đặt những vùng không chứa thiết bị,
đặt thuộc tính Keepout cho vùng đó.

Page | 86
Shove: Dùng để chiếm chổ, đẩy các thiết bị đang bị chồng, hoặc
yêu cầu sắp xếp thẳng hàng theo một trật tự riêng. Sau khi chọn lệnh
này, con trỏ chuyển sang hình dấu cộng, kích vào thiết bị muốn chọn,
các đối tượng xung quanh nó sẽ bị đẩy bật ra theo cự ly đã được quy
định trong Shove Depth (1…1000).
Set Shove Depth: Dùng để đặt giá trị tùy ý (1…1000) khi dùng
lệnh Shove.
Place From File: Lệnh này dùng để lấy các thiết bị chứa trong File
chỉ định và đặt nó vào thiết kế.
Reposition Selected Components: Sắp xếp các đối tượng chỉ định
theo một trật tự tùy ý.
Teardrop Pads: Chuyển các Via/pad từ dạng tròn sang dạng Teardrop (
giọt nước). Đây là một kỹ thuật nhằm chống vỡ các lỗ khoan trong
công đoạn chế tạo mạch in. Khi chọn lệnh này, hộp thoại Teardrop
xuất hiện, ta có thể có các lựa chọn sau:
All Pad/Via: Để chọn thực
hiện trên tất cả các Pad/Via.
Selected Object Only: Lựa
chọn thực hiện trên các Pad/Via
mà ta thấy có nguy cơ vỡ khi
khoan.
Force Teardrop: Để áp dụng
Teardrop lên các Pad/Via gây ra
lỗi trên DRC.
Create Report: Tạo ra File.REP (hiện thị ngày giờ, Tổng số
Pad/Via, Tổng số Pad/Via Teardrop lỗi…).
Add: Áp dụng Teardrop.
Page | 87
Remove: Loại bỏ Teardrop.
Arc/Track: Kiểu Teardrop: hình
cung hoặc đường thẳng.

Convert:
Explode Component to Free
Primitives: Chuyển thiết bị về trạng
thái gốc của nó. Lệnh này không ảnh
hưởng gì đến thư viện chứa Footprint
của thiết bị, chỉ chia thiết bị trên tài
liệu thành các phần không có kết nối
với nhau. Không có lệnh để tái kết
hợp các thành phần lại, nếu muốn thì
phải dùng Undo.
Explode Coordinate to Free
Primitives: Chuyển các tọa độ về
trạng thái gốc của nó. Ta có thể tùy
kéo thành từng phần của chúng đi tùy
ý.
Explode Dimension to Free Primitives: Chuyển các kích thước về
trạng thái gốc của nó.

Page | 88
Explode Polygon to Free Primitives: Chuyển các Polygon về
trạng thái gốc của nó.
Convert Selected Free Pads to Vias: Chuyển đổi Pad tự do thành
Via. Lệnh này dùng khi Import một Gerber File sang tài liệu PCB.
Convert Selected Vias to Free Pads: Chuyển đổi Via thành Pad tự
do. Lệnh này dùng khi Import PADS-PCB và PADS 2000 File, nơi
mà Via được dùng để kết nối tới Power hoặc GND Layer.
Create Union From Components: Tạo một Union từ các thiết bị đã
chọn, Union là một nhóm thiết bị có quan hệ với nhau như một khối
thống nhất, và vẫn duy trì như vậy khi ta di chuyển, đặt lại khối.
Break All Objects Union: Loại tất cả các Union đã thiết đặt trước ra
khỏi tài liệu PCB hiện thời.
Create Polygon From Selected Primitives: Tạo một Polygon lên
tài liệu hiện tại thông qua đường bao đã chọn.
Create Polygon From Selected Primitives: : Tạo một vùng đặc lên
tài liệu thông qua đường bao đã chọn.
Equalize Net Lengths: Lệnh này làm cho độ dài của các Net phù hợp
với luật Matched Net Length.

Page | 89
Để thực hiện lệnh này, trước hết ta phải thiết đặt các luật Matched
Net Length trên các Net mà ta muốn cân bằng về độ dài. Khi thiết kế
luật này, ta có thể tùy ý quy định hình dáng các Track sẽ thêm vào để
các Net có được độ dài tiêu chuẩn. Có thể chọn các Track thêm vào để
các Net có được độ dài tiêu chuẩn. Có thể chọn các Track thêm vào là
đường gấp khúc vuông, gấp khúc 45 độ, hoặc các cung tròn.
Interactive Length Tuning: Kích chọn Net và nhấn Tab hộp thoại
Interactive Length Tuning xuất hiện cho phép bạn tối ưu hóa và kiểm
soát độ dài Net bằng cách thay đổi mẫu biên độ sẽ được chèn vào độ
dài Net.

Page | 90
Manual: Hiện thị một danh sách độ dài Length Tuning được sử dụng
gần đây.
From Net: Danh sách tên
Net, độ dài mà ta muốn cân
bằng.
From Rules: Cho phép bạn
tự thiết lập chiều dài Length
Tuning cho Net ở mục
Target Length.
Trong quá trình thực hiện
Interactive Length Tuning
bạn có thể thay đổi biên độ,
hình dáng của Track, chu kì
Length hay hướng thông qua
phím tắt. Danh sách các phím tắt hiện thị
(Shift+F1).
1: Giảm góc mũ mô hình.
2: Tăng góc mũ mô hình.
3: Giảm chu kì mô hình.
4: Tăng chu kì mô hình.
Y: Thay đổi hướng mô hình.
,: Giảm biên độ mô hình.
.: Tăng biên độ mô hình.
Auto Route: Tự động Routing các thiết
bị, các thành phần tùy chọn trên bản vẽ
Page | 91
thiết kế PCB.
Routing là một tiến trình đặt các Track và các Via trên mạch in để kết
nối các thiết bị. Ta có thể tùy chọn Routing cả bản mạch hay chỉ
Routing một phần của nó bằng các lựa chọn sau: All, Net, Connection,
Area, Room.
Component: Tiến trình AutoRouting các kết nối thành phần đối với
thiết bị được chọn.
Component Class: AutoRouting các kết nối giữa các thành phần của
nhóm đối tượng được tạo ra tên Class.
Connectings On Selected Components: Route các kết nối thành
phần được lựa chọn trong tài liệu PCB hiện hành.
Connectings Between Selected Components: Route các kết nối giữa
các thành phần được lựa chọn trong tài liệu PCB hiện hành.
Setup: Lệnh này để mở hộp thoại Situs Setup Strategies cho phép bạn
định rõ quy thuật AutoRouter sẽ sử dụng. Từ hộp thoại này có thể
chuyển sang hộp thoại Design Rule để thiết kế các luật cho Routing.
Thực ra ta không cần thiết đặt gì trong hộp thoại này, chương trình đã
tự động chọn ra phương pháp AutoRouter thích hợp nhất cho thiết kế.
Stop AutoRouter: Dừng tiến trình AutoRouting khi đang thực hiện.
Reset: Thực hiện lại một phương thức Routing mới nếu ta chưa hài
long với Routing hiện tại.
Pause: Tạm ngừng tiến trình AutoRouting.
Restart: Khởi động tiếp tiến trình AutoRouting đã bị ngừng trước đó
do lệnh Pause.

Thiết kế Multi-Channel:
Page | 92
Thiết kế Multi-Channel là sử dụng cùng một kênh nhiều lần. Ta
chỉ cần thiết kế kênh 1 lần, như là Sub-Schematic, và sử dụng nó trong
bản vẽ thiết kế Multi-Channel. Ta phải chỉ rõ sử dụng nó bao nhiêu
lần trong thiết kế chính.
Để thiết kế Multi-Channel cần thực hiện các công việc như sau:
1: Thiết kế một mạch (bản vẽ Schematic) mà ta muốn dùng như
sơ đồ cấu trúc một kênh, sau đó thêm vào Project, chẳng hạn tài liệu
Schematic thiết kế kênh đặt tên là Sheet1.SchDoc.
2: Trên bản vẽ Schematic chính, đặt biểu tượng Place Sheet
Symbol, tượng trưng cho kênh. Tên của kênh là dấu hiệu nhận dạng
duy nhất để xác định các thiết bị trong mỗi kênh.
3: Double Click lên biểu tượng Sheet Symbol để mở cửa sổ thuộc
tính của nó.
4: Ở ô Filename đánh tên tài liệu mà ta thiết kế kênh ở trên, ở đây
là DXP.SchDoc.
5: Đặt các Place
Port vào biểu tượng
Sheet Symbol: Place-
>AddSheet Entry,
Double Click vào
Place Port để đặt tên.
Ngoài ra có thể đồng
bộ hóa các Port vào
sheet entries.
Design Synchroni
ze Ports To Sheet
Entries, xuất hiện
hộp thoại
Page | 93
Synchronize Ports To Sheet Entries kích chọn Place Port và Port
Entries một biểu tượng cho phép bạn đồng bộ các Place Port vào
Sheet và ngược lại
Add Ports : Thêm Place Port vào trang thiết kế hiện hành.
Delete Ports: Xóa các Place Port trong trang thiết kế.
Add Sheet Entries: Thêm Sheet Entries vào biểu tượng Sheet
Symbol.
Delete Sheet Entries: Xóa các Sheet Entries.
6: Ở ô Desingnator ta đánh lặp lại kênh 3 lần bằng câu lệnh
Repeat(Tên_kênh, số khởi đầu, số kết thúc).Ví dụ: Repeat(RIN,1,3)
tạo ra 3 kênh với tên RIN_1, RIN_2, RIN_3.
7: Biên dịch Project bằng các chọn Project Compile PCB
Project. Ta sẽ thấy tài liệu Sheet1.SchDoc bây giờ có 3 thẻ, mỗi thẻ là
một kênh, chỉ khac nhau về tên, còn kiến trúc giống hệt nhau. Để giải
quyết vấn đề có nhiều đầu ra của nhiều kênh, ta thường gán nó vào
một đường Bus (trong trường hợp các đầu ra tương ứng của các kênh
không nối với nhau). Như vậy tất cả các đường ra tương ứng của các
kênh sẽ được gán vào Bus đã đặt trước.

Page | 94
Ta cũng cần phải đặt Sheet Entry đó trong câu lệnh Repeat(Row),
R[1..3]=[Row1, Row2, Row3], còn cổng R2, R3 của cả 3 kênh được
nối chung với nhau, do đó chỉ vẽ đơn thuần nối vào một đường dẫn.
Để quan sát, quản lý thiết kế Multi-Channel, ta có thể chọn
Project View Channel để bật cửa sổ Project Component:
Trong cửa sổ này, ta có thể quan sát các thiết bị trong mạch chính và
các thiết bị của kênh.

Thiết kế với nhiều trang sơ đồ nguyên lý SCH:Sau khi


Project của bạn đã có các khối sơ đồ chi tiết mạch điện chúng ta sẽ tạo
ra Sheet Symbol nơi sẽ liên kết tất cả các trang thiết kế thành một
Page | 95
trang thiết kế hoàn chỉnh. Quá trình tạo ra nhiều trang thiết kế đã giúp
bạn dễ dàng quản lý dự án.
B1: Tạo mới một trang bản vẽ SCH
thêm vào Project nới chứa các Sheet
Symbol của các trang sơ đồ chi tiết khác.
B2: Design Create Sheet Symbol
From Sheet or HDL, xuất hiện hộp thoại
cho phép chọn tài liệu trở thành một Sheet
Symbol( biểu diễn cho trang thiết kế). Nếu
bạn có nhiều trang thiết kế thì sẽ có tương
ứng Sheet Symbol.

B3: Dùng thanh công cụ Place để kết nối các Sheet Symbol.
Mở các Sheet Symbol như sau:
Kích chuột phải vào Sheet Symbol Sheet Symbol
Action Open SubSheet.
Page | 96
Gerber File: Định dạng dữ liệu Gerber là một chuẩn công nghiệp
được sử dụng để bố trí bảng mạch in. Đây là loại dữ liệu được sử dụng
bởi các thiết bị photoplotter trong đó sử dụng một ánh sáng để "vẽ"
một đường sử dụng một khẩu độ, hoặc hình dạng. Các tập tin dữ liệu
Gerber là một định dạng ASCII mà chỉ thị các photoplotter với bốn
phần cơ bản của thông tin:
Mỗi Gerber File tương ứng với một Layer trên mạch in thực tế:
Component Overlay, top signal Layer, the Solder Masking Layer…
Nên tham khảo ý kiến của nhà Sản xuất trước khi tạo ra các file này để
phù hợp khả năng sản xuất của họ.
Tạo Gerber File:
Đầu tiên chúng ta phải định dạng lại điểm gốc cho bản mạch PCB,
Edit Origin Set.

Page | 97
File Fabrication Outputs Gerber File sau câu lệnh này, hộp
Gerber Setup xuất hiện, cho phép ta thiết đặt các tham số, lựa chọn
cho Gerber File. Nhấn OK, Gerber File được tạo ra, Altium sẽ chuyển
sang môi trường CAMtastic.
Tạo Drill Files:
File-> Fabrication Outputs->NC Drill Files.
Units: Chọn đơn vị millimeters hoặc In.
Format: Định dạng xác định độ chính xác vị trí của các đối tượng
trong PCB.
-2:3 Định dạng độ phân giải 1mil
-2:4 Định dạng độ phân giải 0.1mil.
-2:5 Định dạng độ phân giải 0.01mil.

Page | 98
Page | 99

You might also like