You are on page 1of 7

Tạo bước đột phá để phát triển bền vững

Từ năm 1976 đến năm 1991, Hà Tĩnh hợp nhất với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Tháng 8-1991, Hà
Tĩnh tái lập tỉnh. Sau khi tách tỉnh, Hà Tĩnh đứng trước những khó khăn về nhiều mặt như: cơ sở hạ tầng
thấp kém, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao và nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần
phải được tập trung giải quyết. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng
bộ tỉnh các nhiệm kỳ cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Trung ương và sự động viên tích cực
của các tỉnh, thành trong cả nước, Hà Tĩnh đã dồn sức vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, giao
thông, an sinh xã hội... Và đã giành được nhiều thành quả quan trọng, nhất là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Chỉ sau 10 năm tái lập, Hà Tĩnh đã đạt sản lượng lương thực gần bằng hai lần so thời điểm tái
lập tỉnh. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu toàn quốc về xóa nhà tranh tre dột nát, nhà tạm và xóa
đói, giảm nghèo. Ðặc biệt, từ sau Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2006 - 2010, Hà Tĩnh đã tập
trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển nông nghiệp
toàn diện gắn với quá trình đô thị hóa... Môi trường đầu tư được cải thiện, Hà Tĩnh nhanh chóng trở
thành tỉnh thu hút và triển khai được nhiều dự án công nghiệp lớn, nhất là dự án Khu liên hợp luyện thép
và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa (Ðài Loan) đầu tư với số vốn giai đoạn 1 gần 9 tỷ USD, là dự
án FDI lớn nhất cả nước. Hiện tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng ở Kỳ Anh - vùng quê nghèo khó nhất
nước đang hình thành trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của khu vực và cả nước với các sản
phẩm chủ lực: gang thép, điện năng, lọc hóa dầu, cảng nước sâu, công nghiệp phụ trợ... Ðến nay, toàn
tỉnh đã thu hút trên 130 dự án đầu tư vào KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các KKT
khác với tổng vốn đăng ký gần 250 nghìn tỷ đồng. Một số công trình, dự án lớn đang được đẩy nhanh
tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương,
Nhà máy Liên hợp gang thép Hà Tĩnh... Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển khai các bước để được
cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,5 tỷ USD); Nhà
máy luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II.
Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã xây dựng được những thành tựu nhất định.
1.1 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: Tăng
trưởng kinh tế
Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhất là giai đoạn
2011-2015 có tốc độ tăng nhanh và có tính đột phá nhằm tiếp tục tạo tiềm lực đề phát
triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng giai đoạn và chất lượng tăng trưởng
từng bước được cải thiện.
Trong 30 mươi năm qua, hàng năm kinh tế Hà Tĩnh đều đạt tốc độ tăng trưởng tương
đối tốt khá. Trong đó nổi bật có 2 giai đoạn 1991-1995 và 2011-2015 có tốc độ tăng
trưởng cao. Để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục ngay những năm đầu, ngay
sau khi tái lập tỉnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất từ việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản giảm mạnh và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ do thực hiện
các dự án đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn sau sự cố biển xảy ra hồi năm 2016.
1.2 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: tinh thần
đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn
Những ngày này, đi khắp các làng quê ở Hà Tĩnh, đâu đâu cũng cảm nhận được sự đổi
thay trên mỗi nếp nhà, ngõ xóm. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh” đã lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Các phong trào thi đua yêu nước, giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo, đền ơn đáp
nghĩa được phát động và lan tỏa rộng khắp, tạo nên khí thế sôi nổi trong toàn dân.
Trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, người dân thực sự phát huy
được vai trò chủ thể.
Với bề dày văn hóa truyền thống, người dân luôn bảo ban nhau gìn giữ gia phong,
sống có nghĩa có tình; cố kết, tương trợ nhau. Nhiều ngôi nhà thắm tình đoàn kết đã
được cộng đồng góp công, góp của xây dựng.
Trong khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, tương trợ từ cộng đồng càng được thể
hiện rõ nét. Đó là những chuyến hàng cứu trợ kịp thời cho đồng bào vùng bão lụt; là số
tiền gom góp từ cộng đồng để hỗ trợ gia đình có người bị tai nạn, ốm đau bệnh tật; là
những món quà mang đến cho người nghèo cái tết ấm áp, nghĩa tình… Đặc biệt là
trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, người dân cùng nhau mang đồ ăn, đồ dùng
cần thiết đến các chốt phòng dịch để ủng hộ các chiến sĩ.
Hà Tĩnh đã hoàn thành và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục
được đẩy mạnh. Hoạt động khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất
đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tiếp
tục được tăng cường. Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản
xuất được quan tâm góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lĩnh
vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội; đời sống nhân dân
từng bước được cải thiện. Tập trung triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế
Vũng Áng và lao động nghề nông thôn. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân được quan tâm. Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục mũi
nhọn được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn
với xây dựng “Nông thôn mới” được đẩy mạnh. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng. Hoạt động báo chí ngày càng đi vào
nề nếp, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của
tỉnh. Hạ tầng mạng viễn thông, CNTT phát triển nhanh; ứng dụng CNTT trong xây dựng
chính quyền điện tử các cấp có nhiều tiến bộ. Quốc phòng - an ninh đảm bảo, trật tự an
toàn xã hội giữ vững. Công tác xây dựng Đảng hệ thống chính trị được quan tâm đúng
mức.
2. Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh
ngày càng phát triển?
2.1 Giải pháp góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển: Tiếp tục
thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế
Hà Tĩnh có rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong các khu kinh
tế, khu công nghiệp với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD. Các dự án khả thi
đến năm 2020 với tổng số vốn đầu tư lên tới 30 tỷ USD đến từ các nước có nền khoa
học phát triển, có công nghệ sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
(Trung Quốc), Singapore… góp phần đảm bảo cho an ninh môi trường cho phát triển
bền vững.
Khu công nghiệp là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2020 có
tác dụng quyết định tỷ trọng công nghiệp trên 56%, thương mại, dịch vụ trên 34%, kim
ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là động lực chính thực hiện chỉ tiêu ngân sách
46.000 tỷ đồng. Với khối lượng công việc rất lớn, nhu cầu đòi hỏi nhiều, trong khi đầu
tư công của Chính phủ được thắt chặt đặt ra cho Hà Tĩnh những thách thức về nguồn
lực để giải quyết đồng bộ hạ tầng đô thị; giải quyết nguồn lao động chuyên nghiệp, chất
lượng cao; giải quyết môi trường, an sinh, trật tự an toàn xã hội…
2.2 Giải pháp góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển: Nâng cao
chất lượng, hiệu quả làng nghề truyền thống
Đức Thọ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt thảm, len, mộc,
mây tre đan, đóng thuyền, may mặc, nấu rượu… vẫn phát huy hiệu quả với trên 5.000
hộ đang hoạt động, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ, tạo
thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm về cho nhân dân trong xã có làng nghề.
Trong cạnh tranh, nhiều làng nghề bị mai một, phả sản và không thể duy trì được như
đan lát, dệt vải, dệt mành của Đức Thọ… Các làng nghề đến nay vẫn duy trì như Mộc
Thái Yên, Mây tre đan Liên Minh, đóng thuyền Trường Sơn, chế biến nông sản Đức
Lâm, Đức Thủy… thì việc tổ chức lại sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như vốn, công
nghệ, mẫu mã, giá cả và hình thức tổ chức theo quy mô lớn thì chủ hộ và làng nghề
vẫn còn bế tắc; sản xuất còn mang tính truyền thống và phụ thuộc vào thị trường…
Cần mạnh dạn xóa bỏ, thay thế bằng các nghề có giá trị mà sản phẩm sản xuất ra thích
ứng với thị trường. Tạo và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề
truyền thống; tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống theo phương châm các
sản phẩm làm ra phải kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại,
đồng thời phải kế thừa những tri thức dân gian. Trong quy trình chế tác cùng với chú
trọng sản phẩm thì phải coi trọng quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm tại các hội
chợ trong nước và quốc tế. Mặt khác phải coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh
thái trong phát triển làng nghề truyền thống. ... Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn,
mặt bằng và thông tin để làng nghề phát triển.

Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã xây dựng được những thành tựu nhất định.
1.1 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: Tăng
trưởng kinh tế
Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhất là giai đoạn
2011-2015 có tốc độ tăng nhanh và có tính đột phá nhằm tiếp tục tạo tiềm lực đề phát
triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng giai đoạn và chất lượng tăng trưởng
từng bước được cải thiện.
Trong 30 mươi năm qua, hàng năm kinh tế Hà Tĩnh đều đạt tốc độ tăng trưởng tương
đối tốt khá. Trong đó nổi bật có 2 giai đoạn 1991-1995 và 2011-2015 có tốc độ tăng
trưởng cao. Để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục ngay những năm đầu, ngay
sau khi tái lập tỉnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất từ việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp.

Câu 2: Trình bày những thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái
lập Tỉnh (1991 – 2021). Bạn cần làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày
càng phát triển?
Trả lời:
Kỳ họp thứ 9 và thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh địa
giới hành chính của 13 tỉnh, thành phố, chia tách 8 tỉnh thành 16 tỉnh, trong đó có
tỉnh Nghệ Tĩnh. Như vậy, sau 15 năm hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành
tỉnh Nghệ Tĩnh (1976-1991) thì tỉnh Hà Tĩnh được tái lập. Qua các giai đoạn phát
triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã từng bước xác định rõ
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, khắc phục khó khăn, hạn chế, đưa Hà
Tĩnh ngày càng phát triển. Thành tựu nổi bật, quá trình tăng trưởng kinh tế tỉnh
Hà Tĩnh sau 30 năm tái lập tỉnh (1991-2020).
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
Trong 30 năm qua, Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhất là giai đoạn
2011-2015 có tốc độ tăng nhanh và có tính đột phá nhằm tiếp tục tạo tiềm lực đề
phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng giai đoạn và chất lượng tăng
trưởng từng bước được cải thiện.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn sẽ có những
thuận lợi cũng như khó khăn và, thách thức riêng. Tuy nhiên, trong 30 mươi năm
qua, hàng năm kinh tế Hà Tĩnh đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt khá. Trong
đó nổi bật có 2 giai đoạn 1991-1995 và 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng cao. Để
tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục ngay những năm đầu, ngay sau khi tái
lập tỉnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất từ việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp theo Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ. Cùng với
đó, giai đoạn này việc khai thác quặng khoáng sản Inmenit, Zircon với trử trữ
lượng lớn và việc đưa vào khai thác khu du lịch biển Thiên Cầm đã thúc đẩy các
ngành kinh tế phát triển. Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đạt mức tăng cao nhất là 16,55%/năm. Sở dĩ có sự tăng trưởng kinh tế cao
trong giai đoạn này chính là việc trên địa bàn có những công trình dự án lớn hoàn
thành đi vào sản xuất, trong đó có dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn
Dương Formosa Hà Tĩnh với vốn đầu tư 12,8 tỷ USD đã hoàn thành giai đoạn I;
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I...đã thúc đẩy công nghiệp phát triển mạnh và là
nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế của địa phương trong giai đoạn này.
Tuy nhiên do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển xẩy ra tháng 4/2016 và tình hình
dịch bệnh xảy ra đối với đàn vật nuôi. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện rộng
vụ lúa Đông Xuân 2016-2017. Nguồn vốn đầu tư giảm đột biến; triển khai một số
dự án trọng điểm chậm trễ. Năm 2020 lại vấp phải đại dịch Covid-19, cộng hưởng
với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Hà Tĩnh
nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt thấp
nhất với mức tăng ước đạt 5,5%/năm. Đây là những khó khăn vượt quá khả năng
kiểm soát của địa phương và có những ảnh hưởng, hệ lụy trong nhiều năm đối với
nền kinh tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản giảm mạnh và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ do thực
hiện các dự án đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn.
Cơ cấu kinh tế từng khu vực chuyển dịch qua các năm một cách rõ nét. Đối với
khu vực I (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ trọng trong tổng sản
phẩm theo giá hiện hành giảm mạnh, cụ thể: Năm 1991 chiếm 64,54%, năm 2000
chiếm 47,73%, đến năm 2010 còn 26,02% và ước tính năm 2020 chỉ còn chiếm
12,91%; Khu vực II (Khu vực công nghiệp và xây dựng) chiếm tỷ trọng trong tổng
sản phẩm theo giá hiện hành tăng dần, cụ thể: năm 1991 chỉ chiếm 9,11%, năm
2000 chiếm 12,51%, đến năm 2010 tăng lên 20,27% và ước tính năm 2020 chiếm
đến 45,75%. Riêng khu vực III (Khu vực dịch vụ) thì cơ cấu qua các năm có sự
thay đổi đáng kể do biến động của các ngành dịch vụ và sự biến động của thuế sản
phẩm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ba khu vực: Năm 1991 chiếm 26,35%, năm
2000 chiếm 39,76%, đến năm 2010 tăng lên 53,71%  và ước tính năm 2020 chiếm
41,34%.
 
 
3. Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tĩnh
GRDP bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh kéo theo thu nhập bình quân
đầu người tăng tương xứng và giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn
Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục nên GRDP theo giá hiện hành ước tính
năm 2020 đạt 83.434 tỷ đồng, tăng 93,2 lần so với năm 1991, tăng 21,9 lần so với
năm 2000 và tăng 3,7 lần so với năm 2010. GRDP bình quân đầu người năm 1991
chỉ đạt 0,73 triệu đồng/người/năm, năm 2000 đạt 2,87 triệu đồng/người/năm, năm
2010 đạt 14,5 triệu đồng/người/năm và ước tính năm 2020 đạt 64,25 triệu
đồng/người/năm. Trong 30 năm qua, GRDP bình quân đầu người tăng 16,7%/năm,
trong đó giai đoạn 2010-2020 với mức tăng 16,05%/năm.
Ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,1 triệu đồng/người/năm.
Như vậy, thu nhập bình quân chung đầu người năm 2020 đã bằng 20,1 lần so với
năm 1996 và bằng 3 lần so với năm 2010. Tăng trưởng kinh tế đã mang lại hiệu
quả tích cực mà minh chứng là thu nhập của người dân đã được nâng lên tương
ứng. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân hàng năm của chỉ tiêu GRDP bình quân đầu
người tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân của chỉ tiêu thu nhập và GRDP bình
quân đầu người cũng lớn hơn thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân
đầu người so với GRDP bình quân đầu người năm 1996 bằng 90,5%, năm 2006
bằng 79,2%, năm 2016 bằng 64,9% và năm 2020 ước bằng 62,4%, như vậy sự
chênh lệch ngày càng lớn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của người
dân tuy được nâng lên nhưng mức tăng chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế.
4. Kết luận
Tóm lại, sau 30 năm tái lập tỉnh (1991-2020), tình hình kinh tế Hà Tĩnh đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt
9,84%. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều thu được những kết quả vượt
trội, đồng thời đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nhiệm kỳ 2011-2015 là điểm sáng về
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 30 năm tái lập tỉnh với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc
phòng. Có thể coi chặng đường nỗ lực trong nhiệm kỳ này là “Thời kỳ đổi mới”
toàn diện và nổi bật của nền kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập:
mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng cao nhưng chất lượng tăng trưởng; hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế Hà Tĩnh vẫn còn hạn chế; nền kinh tế trong những năm
qua đang vận hành theo mô hình tăng trưởng nóng và theo chiều rộng, có sự biến
động tăng giảm đột biến thiếu ổn định của chỉ tiêu GRDP giữa các năm mà nhất là
các năm đầu và cuối của chu kỳ đầu tư; cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh chuyển dịch vẫn
đang còn chậm...Thời gian tới Hà Tĩnh cần phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Trong đó, chú trọng phát triển
công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu và thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; chuyển đổi mô  hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.
Tập trung thực hiện thắng lợi ba nhiệm vụ đột phá: tăng cường xúc tiến đầu tư, đẩy
nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và các dự án trong Khu Kinh tế Vũng Áng;
công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ
các nội dung; chú trọng xây dựng, ban hành các chính sách phát triển khoa học và
công nghệ.
Hà Tĩnh đang tạo được sức bật, diện mạo, con đường đi rộng mở và một vị thế
đáng tự hào. Với những thành tựu và kinh nghiệm thu được cũng như những hạn
chế, bất cập đúc rút trong 30 năm qua chắc chắn sẽ là nguồn lực vật chất và tinh
thần to lớn để tiếp tục triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh
Đảng bộ lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa Hà Tĩnh phát triển
nhanh, bền vững, theo hướng văn minh, hiện đại./.
Để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển, với tư cách là 1 học sinh
bản thân 5 em cần:
Với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh có rất nhiều cách để giúp tỉnh nhà đi
lên. Tuy nhiên việc đầu tiên em cần làm là cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn
thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia các nghiên cứu khoa học.Đồng thời
phải luôn ngoan ngoãn và chấp hành tốt các nội qui của nhà trường.
Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương. Lựa chọn được một
nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công
việc. Lao động tích cực, hăng hái, tham gia các hoạt động. Có khi lại là việc nhỏ
như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt động vật có
ích. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự
tôn với ngôn ngữ, văn hóa của địa phương mình. Những việc làm không chỉ thể
hiện ý thức của mỗi học sinh, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế
hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương của mình một cách sinh động nhất,
hiệu quả nhất. Ngày nay, việc xây dựng quê hương phát triển có thêm những nội
dung phong phú hơn khi tỉnh nhà đang hội nhập toàn diện với bạn bè khắp mọi
miền. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt
trận kinh tế, làm giàu cho quê hương được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh
niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương
thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người
như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay
Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là
những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên, học sinh học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi
thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều
những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Lòng yêu quê hương đã
thực sự trở thành động lực, thúc giục bao học sinh ưu tú ngày đêm phấn đấu không
ngừng để giành lấy vinh quang về cho quê hương. Lòng tự hào với truyền thống
cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát
cháy bỏng được góp sức mình đưa Hà Tĩnh tiến lên ngang hàng với bạn bè trong
đất nước và thậm chí quốc tế.

You might also like