You are on page 1of 6

Thứ ngày tháng năm

TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH

I. MỤC TIÊU
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi các số đo thể tích.
- BTCL: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ


- Gọi HS lên bảng chữa bài tập. - HS lên chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề. - Lắng nghe, nhắc lại.
Bài 1
- Treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập
và yêu cầu HS hoàn thành bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự - HS nêu.
từ lớn đến bé?
+ Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn + Gấp 1000 lần.
gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó?
+ Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé
bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền 1
nó? + Bằng 1000 .
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS đọc.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng nhóm. - HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
Bài 3 - HS nối tiếp nhau giải thích, mỗi HS chỉ
- Gọi HS đọc đề bài. giải thích 1 trường hợp.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. - HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. ôli.
- Nhận xét, đánh giá. - HS đổi chéo vở, nhận xét.
- Yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các em lại viết - Lớp nhận xét, chữa bài.
được các số đo đó dưới dạng số đo có đơn vị là
mét khối, đề - xi mét khối.
3. Củng cố dặn dò - Mỗi HS giải thích 1 trường hợp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.

- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TẬP ĐỌC: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
- Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra
- Gọi HS lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội - HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
dung bài Con gái.
- Nhận xét đánh giá. - Lớp nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề. - Lắng nghe, nhắc lại.
* Luyện đọc
- Gọi HS toàn bài. - 1 HS đọc.
- GV chia đoạn: 4 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu ... xanh hồ thuỷ.
+ Đ2: tiếp ... gấp đôi vạt phải
+ Đ3: tiếp .... trẻ trung.
+ Đ4: còn lại.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. - HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc, GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc, GV cho HS giải nghĩa từ - 1 HS đọc chú giải trong SGK.
khó. + Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Thế nào là cổ truyền?
+ Cổ truyền là Từ xưa truyền lại, vốn có từ
+ Em hiểu thế nào là thanh thoát? xưa.
+ Thanh thoát là dáng điệu, đường nét mềm
mại, không gò bó, gây cảm giác nhẹ nhàng,
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. dễ ưa.
- Nhận xét HS làm việc. - HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc toàn bài. - Lắng nghe tìm cách đọc đúng.
* Tìm hiểu bài
+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong + Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài
trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo
cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như
vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị,
- Nêu nội dung chính đoạn 1 ? kín đáo.
- Chiếc áo dài xưa của phụ nữ Việt Nam.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc + Áo dài cổ truyền có 2 loại: áo tứ thân và
áo dài cổ truyền? áo 5 thân. áo tứ thân được may từ 4 mảnh
vải, 2 mảnh sau ghép liền giữa sống lưng,
đằng trước là 2 vạt áo, không có khuy, khi
mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào với nhau.
áo 5 thân may như áo tứ thân nhưng vạt
trước bên trái may ghép từ 2 thân vải, nên
rộng gấp đôi vạt phải. áo tân thời chỉ gồm 2
thân vải trước và phía sau.
+ Giới thiệu chiếc áo dài tân thời với chiếc
áo dài cổ truyền.
- Nêu nội dung chính đoạn 2, 3 ? + Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị,
vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y mềm mại, thanh thoát hơn.
phục truyền thống của VN? + Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên
dáng hơn.
+ Áo dài là biểu tượng của y phục truyền
+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ thống của Việt Nam.
nữ trong tà áo dài? - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nêu nội dung chính đoạn 4? - HS nhắc lại.

- Em hãy nêu nội dung chính của bài.


- Chốt lại, ghi bảng: Chiếc áo dài Việt Nam
thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và
truyền thống của người dân tộc Việt Nam. - HS nối tiếp đọc, cả lớp theo dõi.
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc bài theo đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đoc : đoạn
1 từ “ Phụ nữ Việt Nam..... hồng đào, xanh hồ
- HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách
thủy...” đọc hay.
- GV đọc mẫu đoạn văn. “ Phụ nữ Việt Nam hay mặc áo lối mớ ba,/
mớ bảy, /tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào
+ Nêu cách ngắt giọng, từ ngữ cần nhấn nhau//....hồng cán sen,/ hồng đáo,/ xanh hồ
giọng? thủy...//”
- HS đọc thể hiện lại.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm và
- Gọi HS đọc thể hiện đọc thuộc lòng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS tham gia thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe.


3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: NAM VÀ NỮ

I. MỤC TIÊU
- Biết được một số phẩm chất quan trọng nhất của nam nà nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
- Từ điển HS.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
+ Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, - HS nêu.
chấm than? Cho ví dụ? - Lớp nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề. - Lắng nghe, nhắc lại.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu
hỏi của bài.
- Gọi HS phát biểu. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao đồng ý như - HS nối tiếp nhau giải thích.
vậy. Gợi ý HS có thể lấy ví dụ trực tiếp trong + Dũng cảm : gan dạ không sợ nguy hiểm,
cuộc sống mình chứng kiến để giải thích. gian khổ.
+ Cao thượng : Cao cả vượt lên những cái
tầm thường nhỏ nhen.
+ Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ
động trong mọi công việc chung.
+ Dịu dàng : êm ái, nhẹ nhàng gây cảm giác
dễ chịu .
+ Khoan dung : rộng lượng tha thứ cho
người có lầm lỗi.
+ Cần mẫn: siêng năng.
- Gọi HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của - HS nối tiếp nhau đặt câu.
các từ đó.
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp. - HS đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu,
trao đổi và trả lời câu hỏi, 1 cặp HS viết vào
giấy khổ to.
- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài - Cặp HS làm bài trên giấy báo cáo kết quả
lên bảng, đọc bài, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, làm việc, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
bổ sung. - Những phẩm chất chung: cả hai đều giàu
tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
- Mỗi nhân vật có những phẩm chất tiêu biểu
cho nữ tính và nam tính.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.


Bài 3
- SGK(120): Giảm tải - HS nối tiếp nhau phát biểu.
3. Củng cố dặn dò
+ Qua bài học, em thấy chúng ta cần có thái
độ như thế nào đối với cả nam và nữ? - Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng…
III. Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44
SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài
nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con
người
vai trò của con người trong việc sử dụng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các - HS xem tranh và đọc SGK
thông tin trong bài
- Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong - Các nhóm đọc câu hỏi trong SGK và thảo
SGK luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo - Đại diện nhóm trả lời
luận
- GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
+ Mục tiêu
HS nhận biết được một số tài nguyên thiên
nhiên
+ Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân - HS tự làm bài
- Gọi HS lên trình bày - Vài HS trình bày bài làm của mình
KL: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn
lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên
thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện
bảo đảm cuộc sống của mọi người
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 3)
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ
đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên
thiên nhiên
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm - HS thảo luận nhóm
thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Đại diện nhóm trình bày
- GV và các nhóm khác nhận xét
KL: ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người
cần sử dụng tiết kiệm hơn
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tài nguyên thiên
nhiên của nước ta hoặc của địa phương em
- HS tự tìm và trả lời - HS tự tìm và trả lời trước lớp
- GV nhận xét

Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………..


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

You might also like