You are on page 1of 2

1.

Thiết kế trạm mặt đất phát tại tọa độ riêng (Sinh viên sử dụng tọa độ tại địa chỉ cư
trú hiện tại của mình – chụp hình kèm) cung cấp C/N trời quang 26 dB cho bộ phát đáp
băng C ở tần số 6,285 GHz. Sử dụng anten đường lên đường kính 9 m, hiệu suất góc mở
68%. Trạm đường lên nằm trên đường biên 2dB của búp sóng dấu vệ tinh. Cho phép giá
trị tổn hao tổng 0,5dB đối với tổn hao khí quyển và các tổn hao khác.
Tìm công suất máy phát đường lên cần thiết để đạt được C/N yêu cầu.

4.Thiết kế trạm mặt đất phát tọa độ riêng (Sinh viên sử dụng tọa độ tại địa chỉ cư trú
hiện tại của mình – chụp hình kèm) cung cấp C/N trời quang 30 dB đối với bộ phát đáp
băng Ku ở tần số 14,15 GHz. Sử dụng anten đường lên đường kính 5 m và hiệu suất góc
mở 68%. Trạm đường lên nằm ở đường biên 2 dB của vùng phủ sóng dấu vệ tinh. Cho
phép 1 dB tổn hao trời quang và các tổn hao đường lên khác. Tìm công suất máy phát
đường lên cần thiết để đạt được tỉ số C/N yêu cầu.

2. Thiết kế trạm mặt đất thu tại tọa độ riêng (Sinh viên sử dụng tọa độ tại địa chỉ cư
trú hiện tại của mình – chụp hình kèm) băng C đảm bảo C/N tổng khi trời quang 13 dB
với băng thông trung tần 27 MHz tại tần số 4,06 GHz. Nhiệt tạp âm anten 20 K, nhiệt tạp
âm LNA 55 K. Giả thiết LNA có hệ số khuếch đại lớn và bỏ qua tạp âm gây ra bởi các
phần khác của máy thu. Bộ phát đáp băng C trên vệ tinh làm việc với độ lùi đầu ra 1dB.
Tổn hao khí quyển khi trời quang cho đường xuống và các tổn hao khác 0,5 dB. Trạm thu
nằm trên đường biên 3 dB của búp sóng dấu vệ tinh. Lưu ý C/N tổng bao gồm cả ảnh
hưởng của bức xạ tạp âm của phát đáp vệ tinh. Xác định đường kính của anten thu, giả
thiết hiệu suất góc mở 65%.

5. Thiết kế trạm mặt đất thu băng Ku tọa độ riêng (Sinh viên sử dụng tọa độ tại địa
chỉ cư trú hiện tại của mình – chụp hình kèm) cung cấp C/N tổng trời quang 17 dB với độ
rộng băng tần 27 MHz tại tần số sóng mang 11,45 GHz. Nhiệt tạp âm anten 30 K, nhiệt
tạp âm LNA 110 K. Giả sử LNA có hệ số khuếch đại lớn và bỏ qua tạp âm tạo ra từ các
phần khác của máy thu. Trạm thu nằm trên đường biên 3 dB của vùng phủ sóng dấu vệ
tinh. Tổn hao trời quang và các tổn hao khác tổng cộng 0,8 dB. Xác định đường kính
anten thu.

3. a. Dưới điều kiện mưa to, đường truyền băng C từ trạm mặt đất phát chịu tổn hao
2 dB. Tính C/N tổng tại trạm mặt đất với băng thông 27 MHz và giá trị dự trữ đường
truyền trong điều kiện truyền này. Lưu ý dự trữ đường lên là lượng tổn hao cho phép xảy
ra ở đường lên trước khi C/N tổng của máy thu đạt tới giới hạn 9,5 dB.
b. Cũng trong điều kiện mưa to, đường truyền băng C tới trạm thu chịu tổn hao 1,5
dB. Giả sử 100% tạp âm bầu trời ghép vào tạp âm anten và tổn hao khí quyển trời quang
0,3 dB. Tính C/N tổng trong điều kiện này và dự trữ đường xuống. Lưu ý nhiệt tạp âm
bầu trời xác định từ tổng suy hao đường truyền vượt quá 1,8 dB (tổn hao trời quang cộng
tổn hao mưa); Đây chính là nhiệt tạp âm anten. Tính toán C/N trời mưa sử dụng giá trị
nhiệt tạp âm hệ thống và công suất thu mới.

6. a. Dưới điều kiện trời mưa to, đường truyền băng Ku tới vệ tinh chịu tổn hao 6 dB.
Tính C/N tổng tại trạm mặt đất với băng thông 27 MHz dưới điều kiện này và xác định
độ dự trữ đường truyền đường lên.
b. Cũng dưới điều kiện trời mưa to, đường truyền băng Ku tới trạm thu chịu tổn hao
5 dB. Giả sử tạp âm bầu trời ghép 100% vào tạp âm anten và tổn hao trời quang 0,3 dB.
Tính C/N tổng dưới điều kiện này và xác định dự trữ đường xuống.

You might also like