You are on page 1of 20

Bài thảo luận môn: Kinh tế môi trường

Lớp học phần: 2014FECO1521


Nhóm 4
Người hướng đẫn: Lê Quốc Cường

Đề tài: Ảnh hưởng của tài nguyên rừng đến sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

Mục Lục
I. Cơ sở lý thuyết
1. Tài nguyên
2. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên
II. Nội dung đề tài
1. Khái niệm về rừng
2. Đặc điểm của rừng tự nhiên
3, Thực trạng rừng Tây Nguyên hiện nay
4. Ảnh hưởng của rừng với nền kinh tế Tây Nguyên
5. Những vấn đề bất cập
6. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên
7. Hậu quả
8. Giải pháp
Lời mở đầu
Việt Nam ta có câu: “rừng vàng, biển bạc”. Đúng vậy, nói rừng vàng là
không hề khoa trương chút nào bởi lẽ đất nước chúng ta diện tích đồi núi chiếm
¾ , hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú, với rất nhiều loại lâm sản quý,
nhưng hiện nay hiện tượng chặt cây phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, cả triệu
héc ta rừng có nguy cơ bị biến mất, diện tích che phủ rừng đang bị suy giảm
nghiêm trọng. điều này không chỉ ảnh hưởng đến lâm nghiệp mà nó còn ảnh
hưởng đến cả nền kinh tế và xã hội nước ta.
Điều này đang diễn ra như nào và có thể giải quyết ra sao hãy cùng nhóm
4 đến với một vùng đất cụ thể để tìm hiểu nhé!
Tây Nguyên! Tại sao lại là Tây Nguyên? Bởi vì Tây Nguyên là khu vực ở
Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng
sản phong phú. Tây Nguyên có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức
năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên
và khai thác lâm sản bừa bãi có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo rừng và thay đổi
môi trường, sinh thái.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tài nguyên
a. Khái niệm
Tài nguyên bao gồm các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có
trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống
và sự phát triển
b. Phân loại
- Phân loại theo bản chất của tài nguyên
+ Tài nguyên thiên nhiên: là những tài nguyên gắn liền với các yếu tố tự
nhiên, chúng tồn tại một cách khách quan
+ Tài nguyên nhân văn: là những tài nguyên gắn liền với con người và các giá
trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lâu dài của mình
Cách phân loại tài nguyên này cho chúng ta biết bản chất tồn tại của các loại
tài nguyên khác nhau, từ đó biết cách khai thác, sử dụng hợp lý
- Phân loại theo mục đích sử dụng:
Trong mục đích sử dụng cụ thể tài nguyên, người ta phân loại tài nguyên
theo các dạng vật chất như tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên trong lòng đất…
- Phân loại theo khả năng tái tạo:
+ Tài nguyên tái tạo được hay phục hồi được (RR – Renewable Resource): Là
những tài nguyên có thể tự tái sinh hoặc được tái sinh một cách liên tục đều đặn,
hoặc vì nó lặp lại chu trình rất nhanh hoặc vì nó đang sống và có thể sinh sản
hoặc được sinh sản .Tài nguyên tái tạo chia thành 2 dạng:
. Tài nguyên tái tạo vô hạn
. Tài nguyên tái tạo hữu hạn
+ Tài nguyên không tái tạo được hay không thể phục hồi (ER – Exhausted
Resource): Là những tài nguyên mà việc sử dụng chúng tất yếu dẫn đến cạn
kiệt. Đối với loại tài nguyên này, sau khi sử dụng, chúng bị biến đổi và không
thể phục hồi lại được tính chất ban đầu
=> Ý nghĩa của phân loại tài nguyên :
- Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của con người trong việc khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên
- Trên cơ sở nhận thức về khả năng tái tạo, các quy luật, điều kiện của quá trình
tái tạo, giúp con người có ý thức trong quá trình sử dụng tài nguyên và có các
giải pháp, kế hoạch khai thác và đầu tư phát triển tài nguyên một cách hợp lý
2. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên:
Nội dung: “Mức khai thác sử dụng tài nguyên phải luôn nhỏ hơn mức tái
tạo tự nhiên của tài nguyên”

H<Y H : mức sử dụng tài nguyên


Y : mức tái tạo của tài nguyên
- Phải chú ý tới việc khai thác sao cho tránh ảnh hưởng tới quá trình tái sinh của
tài nguyên.
- Thực hiện giải pháp hỗ trợ: sử dụng một số tài nguyên tái tạo thay thế cho tài
nguyên không tái tạo được
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Khái niệm về rừng:
- Rừng là 1 quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ
yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.
- Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là 1 bộ phận quan
trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái.
- Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống và sản
xuất của xã hội.
- Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc
tái sinh có trồng bổ sung.
2. Đặc điểm của rừng tự nhiên
- Rừng tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
- Được chia làm 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Trong đó, rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất nước ta hiện nay.
+ Rừng sản xuất: đc sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản và các
sản phẩm ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ để bảo vệ môi trường. (Chia làm
2 loại nhỏ: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước,
rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư hoặc có hỗ trợ của nhà nước và
các nguồn vốn khác)
+ Rừng đặc dụng: dùng để bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen sinh vật
rừng; nghiên cứu khách hàng, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh;
phục vụ nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh
thái.
+ Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái. Bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng
hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
3, Thực trạng rừng Tây Nguyên hiện nay
(Dựa theo số liệu được cập nhật mới nhất từ tháng 5/ 2019 – nguồn Báo Mới)
- Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2018, tổng diện tích có rừng
của các tỉnh Tây Nguyên hơn 2.557.300ha, tăng 3.502ha so với năm
2017, tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng đạt 46%.
- Trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện 4.114 vụ vi phạm quy
định về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 844 vụ so với cùng kỳ, với diện
tích rừng bị thiệt hại 255ha, giảm 92ha so với năm 2017.
Mặc dù bức tranh tổng thể của quản lý bảo vệ rừng ở Tây Nguyên đạt nhiều
kết quả tích cực, song thực tế vẫn còn nhiều điểm nóng phá rừng xảy ra, diễn
biến phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức; diện tích rừng tự
nhiên trong khu vực tiếp tục bị suy giảm... nạn phá rừng chiếm đất vẫn xảy ra
và ngày càng trở nên khó kiểm soát, việc xác định đối tượng vi phạm là điều vô
cùng khó khăn.
4. Ảnh hưởng của rừng với nền kinh tế Tây Nguyên
4.1. Đối với kinh tế Việt Nam nói chung
a. Rừng cung cấp gỗ giúp con người làm vật liệu xây dựng. Tạo ra nhiên liệu
phục vụ cho đời sống con người
- Trong những năm qua Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách khuyến
khích phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
gỗ cho chế biến và hạn chế nhập khẩu gỗ. Năm 2018, sản lượng gỗ khai
thác nội địa 28,45 triệu m3, tăng 6% so với năm 2017. Gỗ nguyên liệu
nhập khẩu quy tròn đạt khoảng 10 triệu m3. Như vậy, gỗ rừng trồng trong
nước đã đáp ứng khoảng 76,4% nhu cầu trong khi gỗ nhập khẩu chỉ
chiếm khoảng 23,6%.
- Các sản phẩm gỗ khá đa dạng từ đơn giản đến phức tạp (độ tinh) với
nhiều loại sản phẩm, như: gỗ xẻ Pallet; gỗ xây dựng; gỗ xẻ ván ghép
thanh; ván bóc; ván ép (dán); ván ghép thanh; đồ mộc nội/ngoại
thất… phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân
b. Rừng tạo nguồn nguyên liệu như gỗ và các loại lâm sản. Thúc đẩy ngành
công nghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô,….
- Báo cáo kết quả ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản
năm 2018 cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9,3
tỷ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp,
giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành quốc gia
đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất
khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được
mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ…
- Những kết quả phân tích kinh tế cho thấy, những năm gần đây, uy tín
thương hiệu sản phẩm gỗ Việt đã từng bước được khẳng định trên thị
trường quốc tế, đặc biệt đối với những thị trường truyền thống, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, như: Hoa Kỳ 3,98 tỷ
USD; Nhật Bản 1,21 tỷ USD; Trung Quốc 1,09 tỷ USD; Hàn Quốc 0,96
tỷ USD; EU 0,9 tỷ USD…
c. Cung cấp nguồn dược liệu, thực phẩm
Rừng cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống
con người: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương.
Nhiều loại cây cho tinh dầu, dầu béo, cây thức ăn gia súc, cây cho quả, rau,
song mây, cây cảnh, nấm…
d. Rừng mang lại thu nhập cho người dân trồng rừng
Dịch vụ môi trường rừng là loại hình sản phẩm phi lâm sản do rừng mang lại
cho các nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống con người. Đây cũng là điểm mới
khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc
chuyển hướng khai thác lợi ích tiềm năng của rừng, từ sản phẩm gỗ và lâm sản
ngoài gỗ sang sản phẩm phi gỗ, tạo nguồn tài chính bền vững để đầu tư trực tiếp
vào rừng.
Do đầu tư của nhà nước cho lâm nghiệp không được nhiều, nên nguồn kinh
phí từ dịch vụ môi trường rừng này sẽ giúp người trồng rừng có thêm động lực
tái đầu tư và bảo vệ rừng và từ đó sẽ giúp người dân sống bằng nghề rừng ổn
định hơn và gắn bó với rừng hơn.
Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay đang mang lại nguồn thu đáng kể bởi
những chính sách đúng đắn, hiệu quả như Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR),
hiện trên cả nước có khoảng 6 triệu ha rừng có cung ứng DVMTR, năm 2018
dự kiến thu từ DVMTR là 1.800 tỷ đồng. Nhờ có tiền chi trả DVMTR mà các
hộ dân ở vùng rừng được hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng. Thu nhập thực tế bình
quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng đã có những cải
thiện cao, có những hộ thu nhập tiền DVMTR đạt 10 triệu – 15 triệu
đồng/hộ/năm. Cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền dịch vụ môi
trường đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh
kế, giúp người dân gắn bó với rừng”.
e. Phát triển du lịch
- Rừng có vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Giúp phát triển du
lịch (xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…)
- Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp: Không chỉ có nguồn thu từ dịch
vụ môi trường rừng, những năm gần đây du lịch sinh thái gắn với rừng
cũng được đông đảo khách du lịch quan tâm. Hiện trên cả nước 61/176
khu rừng đặc dụng có tổ chức du lịch sinh thái, năm 2017 có 1,6 triệu
lượt khách thu khoảng 136 tỷ đồng.

4.2. Lợi ích của rừng đối với kinh tế Tây Nguyên nói riêng
Tây nguyên có diện tích rừng khoảng 3.016.399 ha, thuộc hệ thống rừng nhiệt
đới và á nhiệt đới, gỗ quý trong rừng còn nhiều, có nhiều tiểu vùng sinh thái,
nổi bật nhất là hệ sinh thái rừng Khộp.
a. Cung cấp sản vật
Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý
như : cẩm lai, giáng hương, kền kền… Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây,
song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô, nhân sâm, nấm lim
xanh… Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác,
gấu đen…
b. Phát triển nông nghiệp
Rừng là bàn đạp để người dân Tây Nguyên phát triển kinh tế thông qua trồng
trọt và chăn nuôi:
- Cây trồng phổ biến là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều, chè,…
- Những vật nuôi chính ở Tây Nguyên là trâu, bò, voi.
c. Là môi trường sống cho con người
Rừng chính là không gian sinh tồn và phát triển của người dân Tây
Nguyên:
Từ rừng mà người dân canh tác làm nương rẫy, dựng nhà cửa để an cư lạc
nghiệp, rừng còn cung cấp cho con người những vật phẩm cho cuộc sống hàng
ngày từ muông thú săn bắn được đến rau quả cho bữa ăn hàng ngày và cả vấn
đề lâu dài là gỗ để làm nhà.
d. Nguồn thu từ hoạt động du lịch
Rừng Tây Nguyên có nhiều vườn quốc gia, đem lại nguồn thu nhập từ du
lịch sinh thái như vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia
Lai), Yok Đôn và Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng),Tà
Đùng (Đắk Nông)
e. Rừng đem lại thu nhập cho người dân từ Dịch vụ môi trường rừng:
- Nhờ nhận khoán bảo vệ rừng, các buôn làng đã xây dựng được nguồn quỹ
rất tốt, hiện mọi hoạt động trong làng không phải quyên góp từ các gia
đình. Cùng với việc có nguồn quỹ cho các hoạt động chung của làng, ý
thức bảo vệ rừng của người dân cũng được nâng cao, đồng bào không còn
vào rừng chặt gỗ, đốt rừng làm rẫy.
- Không chỉ dân làng tạo được nguồn quỹ thông qua việc quản lý và bảo vệ
rừng, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp như Công an xã, Dân quân,
Đoàn thanh niên… cũng dần xây dựng được nguồn quỹ bền vững thông
qua việc nhận khoán và bảo vệ rừng.
- Thực tế tại các đơn vị chủ rừng ở tỉnh Kon Tum (vùng Tây Nguyên) cho
thấy, toàn tỉnh 153 cộng đồng dân cư thôn, 160 nhóm hộ và trên 1.500 hộ
gia đình, cá nhân được khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài, với tổng diện
tích rừng bảo vệ gần 109.000 ha. Thu nhập bình quân hàng năm của mỗi
hộ nhận khoán khoảng 5 triệu đồng; cộng đồng dân cư thôn khoảng 88
triệu đồng; nhóm hộ khoảng 37 triệu đồng.
f. Các dự án phát triển lâm nghiệp góp phần cải thiện đời sống người dân:
- Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã giao 2.158.582 ha rừng. Trong đó giao
cho tổ chức kinh tế 1.018.777 ha rừng; Ban quản lý rừng 950.417 ha; lực
lượng vũ trang 126.561 ha, cá nhân 38.996 ha và các thành phần khác
nhận 23.832 ha. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với
quyền sử dụng rừng cho các chủ rừng đạt 46,7%. Chương trình phát triển
rừng chủ yếu thông qua việc thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển
rừng.
- Cụ thể như dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây
Nguyên (FLTCH) đã triển khai tại 60 xã thuộc 22 huyện của 5 tỉnh Tây
Nguyên và tỉnh Phú Yên. Mục tiêu của dự án nhằm giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo, đặc biệt là các hộ bà con dân tộc thiểu số; tăng cường quản lý, sử
dụng rừng và đất rừng; quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển
trồng rừng sản xuất có năng suất cao; trồng rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng, giữ gìn nguồn gen sinh vật…
5. Những vấn đề bất cập
a. Khai thác gỗ trái phép.
- Trong năm 2018, đã phát hiện 4.114 vụ vi phạm quy định về bảo vệ và
phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại là 397,22 ha.
- Bốn tháng đầu năm 2019 phát hiện 1.185 vụ vi phạm, diện tích rừng bị
thiệt hại là 255,27 ha, tăng 46,59 ha so với cùng kỳ năm 2018.
- Ở Đắk Lắk, chỉ trong hai tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020, lợi dụng
thời điểm giáp Tết Nguyên đán, liên tục xảy ra nhiều vụ phá rừng nhưng
đã bị cơ quan chức năng phát hiện. Có thể kể ra đây một số vụ điển hình:
+ Vào tháng 11-2019, một vụ phá rừng với quy mô lớn cũng xảy ra tại rừng
đặc dụng Nam Ka thuộc địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông Ana (Ðắk
Lắk) thuộc sự quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka. Là rừng
đặc dụng cho nên số cây rừng bị chặt hạ có đường kính khá lớn, từ 40cm
đến 1,5 m. Ðiều đáng nói, theo phản ánh của người dân, việc phá rừng tại
khu vực rừng đặc dụng Nam Ka đã diễn ra trong các năm trước
+ Ngày 12-12-2019, tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh
Ðắk Lắk và Công an huyện M’Drắk phát hiện vụ phá rừng tại tiểu khu
819A (thuộc thôn Sông Chò, xã Cư San, huyện M'Đrắk). Tại đây, nhiều
cây gỗ rừng tự nhiên đã bị khai thác xẻ thành hộp vuông vắn và vận
chuyển đi. Mở rộng kiểm tra hiện trường, tổ công tác phát hiện bên địa
phận xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có bãi tập kết gỗ lậu lớn
và 10 đối tượng lâm tặc đang ở trong một lán trại gần đó. Cơ quan Công
an xác định tổng khối lượng gỗ được kiểm đếm tại hiện trường khoảng 24
m3 .
+ Trong ngày 16-12-2019, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum phát hiện vụ phá
rừng quy mô lớn tại tiểu khu 387, xã Ðắk Hrinh (huyện Kon Plông). Tại
hiện trường, số gỗ đã bị cưa xẻ thành 101 hộp, khối lượng 7,569 m³
(nhóm III, tương ứng 12,110 m³ gỗ quy tròn). Toàn bộ số gỗ bị khai thác
là rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất, thuộc quản lý của Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Plông.
+ Ngày 20-12-2019, Công an huyện Ea Súp bắt giữ năm đối tượng trong
nhóm 10 đối tượng bị phát hiện có hành vi phá rừng thuộc lâm phần
Vườn Quốc gia Yok Ðôn.
- Tại Gia Lai, năm 2019, phát hiện 476 vụ.
+ Khoảng cuối tháng 8/2019, đoàn công tác huyện Kông Chro đã tiến hành
kiểm tra, phát hiện tại một lán trại trên lâm phần do Ban Quản lý rừng
phòng hộ Ayun Pa quản lý (thuộc địa giới hành chính xã Pờ Tó) có 1 xe
độ chế, trên xe có 32 lóng gỗ với khối lượng 2,648 m3. Mở rộng hiện
trường, đoàn đã phát hiện dưới gầm lán trại và cách lán trại 50m còn có
điểm tập kết 155 lóng, hộp gỗ với tổng khối lượng 20,316 m3. Tiếp tục
kiểm tra, xác minh, lực lượng chức năng phát hiện tại lô 9, khoảnh 7, tiểu
khu 778, lâm phần Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa
(thuộc địa giới hành chính xã Chơ Long) có 86 cây gỗ bị cưa hạ trái phép,
gồm: cẩm lai, lim xẹt, gáo vàng, gõ mật, chiêu liêu đen.Khối lượng gỗ
thiệt hại là 12,779 m3, trong đó, khối lượng gỗ còn tại hiện trường là hơn
5,5 m3. Ngoài ra, đoàn kiểm tra liên ngành do đại diện Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Gia Lai làm còn phát hiện thêm 115 cây gỗ bị cưa hạ trái phép với
khối lượng gỗ thiệt hại là 12,884 m3… Tổng cộng hơn 200 gốc cây bị đốn
hạ trong khoảng thời gian từ tháng 3 – 8/2019.
+ Cuối tháng 12-2019, lực lượng chức năng phát hiện vụ phá rừng tại làng
Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (Gia Lai). Ðoàn kiểm tra liên
ngành đếm được 45 gốc cây với khối lượng gần 30 m3. Không những bị
lâm tặc khai thác gỗ trái phép, rừng cộng đồng tại làng Tar còn bị xâm
lấn nghiêm trọng. Ðiều đáng nói hơn, diện tích đất rừng bị phá và lấn
chiếm tại đây nằm trong Dự án bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh
thái (gọi tắt là dự án KfW10) được triển khai trên địa bàn các tỉnh Quảng
Nam, Kon Tum, Gia Lai. Trong đó, huyện Mang Yang được tỉnh Gia Lai
giao thực hiện thí điểm tại hai xã Kon Chiêng và Lơ Pang với kinh phí
hơn 8 tỷ đồng để quản lý 3,2 ha rừng
+ Mới đây nhất, đầu tháng 3-2020, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát
hiện vụ khai thác lâm sản trái phép thuộc lô 4, khoảnh 6, tiểu khu 805,
thuộc địa bàn làng Bya, xã Sró, huyện Kông Chro (Gia Lai). Khám
nghiệm hiện trường, các đơn vị chức năng xác định có 12 cây gỗ dổi bị
chặt hạ (có 11 cây đã bị cắt khúc) với tổng khối lượng hơn 15 m3 và 2,4
ster củi. Theo xác định, đây là loại rừng phòng hộ đầu nguồn.
b. Chặt phá rừng chiếm đất.
Những năm gần đây, khi giá bất động sản tăng lên chóng mặt, người dân
thiếu đất sản xuất tăng cao cũng là lúc tình trạng phá rừng chiếm đất ở Tây
Nguyên ngày càng nóng bỏng. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, toàn
khu vực Tây Nguyên trong 2 năm 2017 và 2018 đã xảy ra hơn 1.800 vụ phá
rừng trái phép; trong đó có trên 1.200 vụ phá rừng chiếm đất làm nương rẫy gây
thiệt hại hơn 700 ha rừng các loại. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, cơ quan
chức năng các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện gần 200 vụ phá rừng với mục đích
lấn chiếm làm đất sản xuất.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) đã tiến hành kiểm kê rừng trên địa bàn và công bố, tính từ năm
2013 đến nay, địa phương này đã mất khoảng 90.000 ha rừng; trong đó, chủ yếu
là rừng thông.Tốc độ mất rừng diễn ra nhanh nhất trong các năm từ 2013 đến
năm 2016. Năm 2010 tỉnh Lâm Đồng có khoảng 602.000 ha rừng (độ che phủ
61,2%) nhưng đến năm 2018 độ che phủ còn 54%).
Vụ việc hơn 10,7 ha rừng thông ba lá ở tiểu khu 292, xã Tân Thanh, huyện
Lâm Hà (Lâm Đồng) mới đây bị “đầu độc” chết khô là một hồi chuông báo
động về vấn nạn phá rừng chiếm đất để trồng hoa màu, cà phê. Những cánh
rừng thông hàng chục năm tuổi đã chuyển hẳn sang màu nâu đỏ thay vì màu
xanh như thường thấy. Thủ đoạn của các đối tượng hạ độc rừng thông cũng hết
sức tinh vi. Các đối tượng này dùng khoan di động tạo các lỗ nhỏ trên thân cây
rồi đổ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vào để cây chết từ từ. Hầu như đến khi cây
chuyển lá màu xanh sang héo úa, cơ quan chức năng mới phát hiện và không
xác định được thủ phạm.
Đa số các vụ đầu độc thông rừng đều xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa vườn
sản xuất của người dân và đất rừng, ít thì vài cây, nhiều thì lên đến cả chục ha
rừng. Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Lâm Đồng thừa nhận, những năm qua số vụ phá rừng ở Lâm Đồng có giảm
nhưng số vụ phá rừng vắng chủ lại tăng lên đáng kể, chủ yếu các vụ việc này do
đối tượng phá rừng để chiếm đất bán lại, có giá trị hơn nhiều. Nếu những vụ phá
rừng vắng chủ không được giải quyết dứt điểm như hiện nay sẽ khó mà bảo vệ
rừng bền vững.
6. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên
a. Sự gia tăng dân số
Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, dân di cư tự
do từ nơi khác đến, dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác, một số hộ dân đời
sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu là khai thác lợi dụng tài nguyên rừng.
Dân di cư tự do diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát; việc thực hiện các dự
án ổn định dân di cư tự do còn chậm.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chỉ tính từ năm 2005 đến 2017,
tổng số dân DCTD đến địa bàn khoảng 25.732 hộ, với 91.703 khẩu, chủ yếu là
đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 7.243 hộ,
với 21.708 khẩu; tỉnh Gia Lai 6.250 hộ, với 23.624 khẩu; tỉnh Đắk Nông 5.391
hộ, với 8.038 khẩu; tỉnh Lâm Đồng 3.862 hộ, với 14.639 khẩu và tỉnh Đắc Lắc
2.986 hộ, với 8.038 khẩu. Kết quả rà soát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN-PTNT) vào cuối năm 2017 cho thấy, trên địa bàn Tây Nguyên
hiện còn 11.642 hộ dân DCTD đang sinh sống phân tán, chưa được bố trí, sắp
xếp ổn định vào các vùng dự án. Trong đó, nhiều hộ sống ở bìa rừng và vùng lõi
của rừng phòng hộ, đặc dụng; tình trạng đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng lấy
đất sản xuất thường xuyên xảy ra. Việc dân số tăng nhanh đến đến nhu cầu về
đất sản xuất, đất ở cũng tăng theo, ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ
rừng tại địa phương.
b. Giá nông sản tăng cao
Giá cả một số mặt hàng nông sản tăng cao, dẫn đến nhu cầu về đất canh tác
cho các mặt hàng này cũng tăng theo nên dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để
trồng các loại cây khác có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép
để hưởng lợi nhưng chưa ngăn chặn được.
c. Thiếu kinh phí bảo vệ rừng
Tại các Công ty nhà nước, vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, phát triển
rừng còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách cấp hàng năm khoảng 10% kinh
phí được thẩm định cho các công tác bảo vệ rừng, vốn còn lại phần lớn do đơn
vị tự cân đối hàng năm từ nguồn sản xuất kinh doanh như bán gỗ khai thác...
Tuy nhiên từ khoảng năm 2013 đến cuối năm 2017, việc đóng cửa rừng, cấm
khai thác gỗ đã ảnh hưởng đến nguồn chi phí bảo vệ rừng của các đơn vị. Hiện
nay một số đơn vị có diện tích rừng thuộc các lưu vực sử dụng nguồn thu từ chi
trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện bảo vệ rừng, các đơn vị không có diện
tích rừng thuộc lưu vực thì vẫn đề nghị cấp bổ sung kinh phí để đảm bảo công
tác quản lý, bảo vệ rừng.
d. Quản lý kém hiệu quả của các Công ty lâm nghiệp
Chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng, chưa có sự chủ động phối hợp với
lực lượng chức năng của địa phương trong công tác bảo vệ rừng; một bộ phận
cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng có biểu hiện tiêu cực, thoái hóa biến
chất, ngại va chạm hoặc bao che, tiếp tay cho các đối tượng chặt phá rừng, khai
thác lâm sản trái phép
e. Một số nguyên nhân gián tiếp khác gây mất rừng và suy thoái rừng ở Tây
Nguyên
Công tác thực thi pháp luật lâm nghiệp kết quả còn hạn chế, mặc dù đã
được các cấp, ngành quan tâm, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của lực lượng
kiểm lâm. Tình trạng khai thác trái phép rừng, xâm lấn đất rừng vẫn diễn ra.
Với nhu cầu sử dụng đất, phát triển kinh tế ngày càng cao, nếu không có biện
pháp ngăn chặn hiệu quả thì tình trạng khai thác trái phép và lấn chiếm đất rừng
sẽ vẫn xảy ra một số nơi và có phần nghiêm trọng hơn bởi các đối tượng vận
chuyển gỗ trái pháp luật sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Nhận thức của người dân và cộng đồng địa phương còn hạn chế: các vi
phạm xảy ra trong lực bảo vệ và phát triển rừng phần lớn do những đối tượng có
địa chỉ cư trú không rõ ràng gây ra, có trình độ văn hóa thấp, hiểu biết pháp luật
hạn chế, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật còn hạn chế. Một số
cá đối tượng vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập
không ổn định...
Tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng
chéo không được phân định rõ nên chưa rõ trách nhiệm các bên trong quản lý
bảo vệ rừng.
Các ban quản lý rừng và Công ty Lâm nghiệp chưa chủ động thực hiện
quyền của mình theo quy định pháp luật, chưa quan tâm tìm biện pháp nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng rừng, đất rừng, đất rừng và chưa có chính sách
hấp dẫn thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, nhất
là rừng tự nhiên.
7. Hậu quả
Diện tích rừng bị thu hẹp, nạn chặt phá rừng xảy ra với tần suất thường
xuyên và nghiêm trọng đã gây ra những hậu quả khôn lường cho khu vực Tây
Nguyên:
a. Biến đổi khí hậu
Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,
làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao,.. Những năm gần đây,
Tây Nguyên đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu. Hàng
năm, kể từ cuối thời điểm tháng 2, mùa khô rất rõ rệt ở Tây Nguyên, kéo dài
cho đến hết tháng 4. Năm 2019, lượng mưa ở Tây Nguyên trong mùa khô ở
mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 50%. Năm 2020, Tây
nguyên cũng phải đương đầu với hạn hán cục bộ , do lượng mưa ít, nhiệt độ
cao, nhiều ngày nắng nóng kéo dài.
b. Suy giảm đa dạng sinh học
Trên thực tế, rừng vẫn đang bị tàn phá, làm suy giảm về số lượng và chất
lượng. Mất rừng là mất đi nơi trú ẩn, sinh cảnh của các loài động vật, mất đi các
nguồn gen quý,.. Loài bò xám là động vật cực kỳ quý hiếm chỉ có với số lượng
ít ỏi ở Đông Dương. Trước đây loài động vật này sống phổ biến trong rừng Yor
Đôn (Đắk Lắk) và Chư Mom Ray (Kon Tum) nhưng ngày nay không còn; loài
heo vòi sau ngày giải phóng sau ngày giải phóng vẫn xuất hiện tại Chư Mom
Ray, nhưng đến nay đã bị tuyệt chủng; tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Ea Sô
(Đắk Lắk) đang tồn tại một số ít cá thể hươu đầm lầy, nhưng do tác động của
con người, động vật quý hiếm này đã bị tuyệt chủng.
Các loài chim quý như công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, cao cát số lượng bị giảm
đi rất nhiều. Một số loài hiện nay không thấy ở các khu rừng nguyên sinh. Do
tác động của con người và rừng bị thu hẹp, môi trường sống bị biến đổi nhiều,
nhiều loài chim và động vật hoang dã đã di cư đến nơi khác. Tuy nhiên số đàn
chim ít ỏi còn lại vẫn bị đe dọa.
c. Cạn kiệt nguồn nước
Rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ nước, ngăn lũ. Nước ngấm xuống
đất làm tăng lượng nước ngầm, theo đó các mạch nước cung cấp cho các dòng
sông. Những năm gần đây, khu vực Tây Nguyên thường xuyên xảy ra hạn hán
kéo dài, nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, Đắk Lắk hiện có đến 605 hồ thủy lợi,
dung tích hơn 600 triệu mét khối nước, cao nhiều nhất vùng Tây Nguyên; còn
Gia Lai có đến hơn 300 công trình thủy lợi gồm 100 hồ chứa, hơn 180 đập dâng
và 42 trạm bơm. Nhưng ở thời điểm hiện tại (3/2020), nhiều hồ cạn kiệt, lưu
lượng nước ở các sông lớn thuộc 2 tỉnh này cũng giảm mạnh. Thống kê của
ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên, mùa khô năm nay toàn vùng có
khoảng 20.000 ha cây trồng không đủ nước tưới tiêu (trong đó chủ yếu là cây
lâu năm, còn lại một phần nhỏ diện tích là lúa, hoa màu), đời sống người dân bị
ảnh hưởng.
d. Xuất hiện mưa bão, sạt lở đất, lũ quét
Tình trạng mưa lũ xảy ra thường xuyên hàng năm tại Tây Nguyên đã gây
thiệt hại nặng nề về người và của. Hàng năm có nhiều người thiệt mạng, hàng
trăm ngôi nhà ngập nước, gia súc gia cầm, hàng triệu ha hoa mùa bị cuốn trôi.
Tiêu biểu là trận mưa lũ tháng 8/2019, tại Đắk Lắk có 800 ngôi nhà bị ngập
nước, 6010 ha hoa màu bị nước nhấn chìm, hơn 1500 gia súc gia cầm bị cuốn
trôi.
e. Làm giảm sinh kế của người dân địa phương
Việc chuyển đổi từ rừng khộp (một kiểu rừng đặc trưng, ưu thế cây họ Dầu
có ở Tây Nguyên và một số nước Đông Nam Á, có tác dụng cân bằng hệ sinh
thái nhờ sự hồi phục rất nhanh vào mùa mưa) sang rừng cao su dẫn đến làm mất
đi hệ sinh thái đặc thù, suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời còn làm giảm sinh
kế của người dân địa phương bởi vì rừng khộp có thể được sử dụng để chăn
nuôi gia súc lớn.
f. Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của vùng
Hàng năm, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên chi trả hàng trăm tỷ đồng
tiền dịch vụ môi trường rừng, nhưng rừng vẫn “mất”. Trong đợt thanh tra đầu
năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận việc mất rừng tại các công ty lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã gây thiệt hại tương đương khoảng 10.000
tỷ đồng. Đây là con số thiệt hại rất nghiêm trọng về cả kinh tế và môi trường.
Ngoài ra, những vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng mang lại
hậu quả đáng báo động. Riêng trong mùa khô năm 2019, toàn khu vực xảy ra
206 vụ cháy rừng gây thiệt hại 1678.8 ha rừng các loại, chủ yếu là rừng trồng.
làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Tây Nguyên hiện có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với gần 3 triệu ha,
với 45% trữ lượng gỗ của cả nước. Rừng Tây Nguyên là rừng tự nhiên nguyên
sinh nhiệt đới có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, trắc, gụ,
xà nu, pơ mu… lâm đặc sản, chim, thú quý hiếm.
8. Giải pháp
8.1 Chính sách của Nhà nước
Theo "Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2016-2030" của sở lãnh đạo Nông nghiệp và phát triển nông
thôn các tỉnh Tây Nguyên thì sở đã đề ra những biện pháp sau: 
a. Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước
Tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương, tổ chức thực
hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của ngành về
tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng
phá rừng và chống người thi hành công vụ, trong đó nghiêm túc thực hiện việc
dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích phi lâm nghiệp
Cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng, cần vận
hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục, giải quyết nghiêm minh,
kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng. 
Cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép
các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nhà
nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ, khuyến
khích cộng đồng, cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, tham gia đầu
tư bảo vệ rừng và kinh doanh hợp lý.
b. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý của các cơ quan bảo vệ
rừng
Các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải hình thành hệ
thống chuyên trách chống tội phạm và vi phạm pháp luật quản lý rừng trên các
địa bàn có diện tích rừng 
Cơ quan kiểm lâm cần phải đổi mới, khắc phục những hạn chế, thiếu sót
trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng. 
Nên đổi mới, xây dựng ngành kiểm lâm thành lực lượng cảnh sát lâm nghiệp để
nâng cao địa vị pháp lý của lực lượng này trong đấu tranh phòng chống tội
phạm. Chuyển đổi lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp không đơn
thuần chỉ là thay đổi tên gọi, mà là sự thay đổi về chất, nhằm tăng cường chức
năng thừa hành pháp luật của lực lượng kiểm lâm. 
Phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong phòng
ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường, đặc biệt là
tài nguyên rừng. 
Tăng cường quan hệ phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 

c. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng,
chống tội hủy hoại rừng.
Cần xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông,
phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận
thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn
xã hội. 
Cần đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp
nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng sâu,
vùng xa. 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề di dân tự do vào Tây Nguyên,
giúp người dân hiểu rằng, Tây Nguyên không phải “miền đất hứa”, nhiều đồng
bào di cư tự do vào đây nhưng cuộc sống hết sức khó khăn, thậm chí còn nghèo
đói.
Nhà nước cần quan tâm hơn đến việc đầu tư cho hoạt động tuyên truyền
bảo vệ rừng, đầu tư cơ sở vật chất như loa, đài, xây dựng nhà văn hóa tập thể để
nhân dân trong địa phương sinh hoạt hàng tuần. 
d. Giúp dân làm giàu
Khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng, trên cơ sở
giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, buôn làng.
Tỉnh Kon Tum: Giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ rừng bền vững kết
hợp với kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng
cho dân với diện tích hơn 92.900 ha. Người dân được giao rừng, cho thuê rừng
sẽ kết hợp với sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng; kinh doanh cảnh quan
du lịch để tạo ra thu nhập, tiến tới làm giàu từ nghề rừng.
8.2. Hạn chế của các giải pháp trên
Rừng giao cho cộng đồng, hộ gia đình đang bị khai thác gỗ và săn bắn
động vật trái phép, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy. Đến năm 2017, tỉnh
Đak Lak đã giao khoán gần 36.056 ha rừng, đất rừng cho 5.026 gia đình. Nhưng
qua kiểm tra, hiện có hơn 10.610ha rừng bị phá, lấn chiếm trái phép ở nhiều khu
vực. Có việc này vì người dân chưa quan tâm đến trồng rừng, phục hồi rừng do
rừng chưa đem lại thu nhập.
Lợi ích còn ít và giao rừng chưa công bằng: Theo kết quả điều tra, nguồn
thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp của các hộ dân nhận khoán chỉ chiếm 5%-
7% tổng thu nhập. Hưởng lợi từ rừng và đất lâm nghiệp quá ít nên chưa thể thu
hút người dân quan tâm bảo vệ rừng, gắn sinh kế với nghề rừng mà vì cái lợi
trước mắt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, sang nhượng.
8.3 Nhóm đề ra một số giải pháp sau: 
Cần phải dựa vào nhu cầu thực sự và giao những khu vực có vai trò gắn
kết với cộng đồng như rừng bảo vệ nguồn nước, gắn với văn hóa, tâm linh, tập
quán của đồng bào. 
Trước khi giao rừng cho người dân quản lý cần xem xét năng lực, kinh
nghiệm quản lý bảo vệ rừng của họ. Bảo đảm cho người dân gần rừng, liền
rừng, sống được bằng nghề rừng thì lúc đó không chỉ giữ được mà rừng cũng
ngày càng phát triển
Cần kiểm soát dân di cư; hỗ trợ hộ gia đình, cộng đồng nhận rừng trong
khu vực bằng cách được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng.
Tăng phần trăm lợi nhuận khi hộ gia đình, nhóm nhận rừng để canh tác từ
đó có thể thu hút người dân hơn
Kết luận
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết
nhưng muốn hưởng lợi lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. cùng với
việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, khai thác lâm sản
cũng phải có kế hoạch, có mức độ nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên
ruengf cũng cạn kiệt. khi đó thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với
cát, với nước lũ,... Và lấy đâu rừng vàng cho con cháu mai sau.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất chúng ta mãi là hành tinh xanh.
Việt nam yêu dấu, có đẹp có sạch đẹp hay không? Điều đó tùy thuộc vào hành
động của chúng ta!
CỘNG HOÀ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Kính gửi thầy giáo bộ môn Kinh tế môi trường


Hôm nay là ngày 20/4/2020 nhóm 4 họp thảo luận
1. Địa điểm họp: ứng dụng messenger facebook
2. Nội dung cuộc họp:
Tổ trưởng phân công thư ký; thống nhất đề tài thảo luận và xây
dựng nội dung bài viết rồi phân công công việc cho cả nhóm.
- Người thuyết trình: Nguyễn Thị Bích Ngọc và Phạm Thanh
Ngân
3. Thành phần tham gia
- Phạm Đức Mạnh (nhóm trưởng)
- Nguyễn Đỗ Thu Phương (thư ký)
- Đào Thị Hảo Minh
- Cao Hải Mỹ
- Phạm Thị Thanh Ngân
- Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Trần Thị Nguyệt
- Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Hoàng Thị Nương

Buổi họp kéo dài từ 20 giờ đến 21 giờ.

Thư ký Nhóm Trưởng


Phương Mạnh
Nguyễn Đỗ Thu Phương Phạm Đức Mạnh
CỘNG HOÀ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN

Lớp học phần: 2014FECO1521


Nhóm 4
Môn học: Kinh tế môi trường
GIảng viên: Lê Quốc Cường

Đánh giá của nhóm trưởng:

STT Họ và tên Mã SV Lớp HC Số buổi Đánh Ghi chú


thảo luận giá

1 Phạm Đức Mạnh 19D120308 K55C5 2

2 Đào Thị Hảo Minh 19D120309 K55C5 2 B

3 Cao Hải Mỹ 19D120310 K55C5 2 B

4 Phạm Thị Thanh Ngân 19D120311 K55C5 2 B

5 Nguyễn Thị Bích Ngọc 19D120312 K55C5 2 A

6 Trần Thị Nguyệt 19D120313 K55C5 2 A

7 Nguyễn Thị Hồng Nhung 19D120314 K55C5 2 B

8 Hoàng Thị Nương 19D120315 K55C5 2 B

9 Nguyễn Đỗ Thu Phương 19D120316 K55C5 2 B

Chú thích: A - tích cực tham gia; B - tham gia bình thường

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2020


Thư ký Nhóm trưởng
Phương Mạnh
Nguyễn Đỗ Thu Phương Phạm Đức Mạnh

You might also like