You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG 5

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai ?


A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính khử của ion Br−l ớn hơn tính khử của ion Cl−.
D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)
A. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị co cực với hidro
C. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 e
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. ns2np6
Câu 4: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. clo B. brom C. flo D. iot
Câu 5: Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO3 là
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI
Câu 6: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O , Số phân tử HCl đóng vai trò chất
khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 7: (ĐH A – 2009) Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với
lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.
Câu 8: (CĐ A – 2011) Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo
thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.
Câu 9: (CĐ A – 2011) Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nước Gia-ven?
A. SO2. B. CO2. C. HCHO. D. H2S.
Câu 10: (CĐ A – 2009) Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan. B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc . D. CaO .
Câu 11: (ĐH B – 2009) Cho các phản ứng sau
4HCl + PbO2  PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
HCl + NH4HCO3  NH4Cl + CO2 + H2O.
2HCl + 2HNO3  2NO2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Zn  ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 12: (ĐH A – 2009) Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH.
C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
Câu 13: (CĐ A – 2009) Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất
có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 14: (ĐH A – 2007) Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
B. điện phân nóng chảy NaCl.
C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
D. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
Câu 15: (ĐH B – 2014) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình
(2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 16: (CĐ-2008) Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl
1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được
lượng muối khan là
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.
Câu 17: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn
gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít
hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X
là:
A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94%
Câu 18: Chi 1 lít (đktc) H2 tác dụng với 0,672 lít Cl2 (đktc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được
20 gam dụng dịch A. Lấy 5 gam A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 1,435 gam kết tủa.
Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước).
A. 33,33% B. 45% C. 50% D. 66,67%
Câu 19: Hỗn hợp X gồm O2 vàO3 có tỉ khối so với H2 là x. Để đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp Y gồm
CO và H2 cần 0,4 lít hỗn hợp X. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,5 và các thể tích khí đo ở cùng
điều kiện nhiệt độ, áp suất. Giá trị của x là:
A. 19,2 B. 22,4 C. 17,6 D. 20

Câu 20: Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC,
2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp
suất trong bình lúc đó là p, hiệu suất phản ứng là h. Biểu thức liên hệ giữa h và p là
1,25h 1,25h
A. p = 2. (1 − 3,8 ) B. p = 2. (2 − 1,9 )
0,65h 2,5h
C. p = 2. (1 − ) D. p = 2. (1 − )
3,8 3,8

------------------------------IT IS THE END OF THE TEST--------------------------------

You might also like