You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

TRƯỜNG TH – THCS – THPT LÊ THÁNH TÔNG

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 6 – MÔN HÓA HỌC LỚP 10


Thời gian làm bài: 30 phút

Cho: F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; Mg=24; Al=27; Cu=64, O=16; H=1; C=12; Ag=108; N=14; Mn=55;
Na=23; K=39; N=14; Fe=56
Câu 1: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại
muối?
A. Zn.     B. Fe.     C. Cu.     D. Ag
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric?
A. Fe2O3, Cu, Fe, AgNO3.    B. Fe2O3, Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, Ag, Mg(OH)2 D. Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
Câu 3: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết cộng hóa trị không cực.    B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion.    D. liên kết cho nhận.
o
Câu 4: Cho phản ứng : NaX + H2SO4 đặc t NaHSO4 + HX . Vậy HX có thể là những chất nào sau đây:

A. HCl, HBr B. HF, HCl C. HCl, HBr, HI D. HF, HCl, HBr, HI


Câu 5: Dẫn khí clo vào dung dịch KI có chứa ít giọt hồ tinh bột thì dung dịch sẽ có màu:
A. Xanh B. tím C. Đen D. đỏ
Câu 6: Khi nung nóng, iot rắn biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:
A. sự phân hủy. B. sự bay hơi C. sự ngưng tụ D. sự thăng hoa.
Câu 7: Cho các phản ứng sau
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 4.     B. 2.    C. 3.    D. 1.
Câu 8: Điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm từ MnO 2 và dung dịch HCl đặc, nóng. Khí Cl2 sinh ra thường
lẫn hơi nước và khí hidro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng.

A. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. B. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
1
Câu 9: Tính oxi hóa của Br2:
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.     B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.     D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.
Câu 10: Có 4 bình mất nhãn đựng các dd :NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dd trên, ta lần lượt
dùng chất :
A. quì tím, dd AgNO3      B. dd Na2CO3, dd H2SO4
C. dd AgNO3, dd H2SO4     D. dd Na2CO3, dd HNO3
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.
(b) Khi đi từ flo đến iot, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất halogen tăng dần
(c) Trong hợp chất, các halogen có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
(d) Trong tự nhiên, hoalogen chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
(e) Ở điều kiện thường, brom lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi và bị thăng hoa.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 12: Axit HX là 1 axit yếu, có khả năng ăn mòn thủy tinh, được dùng để khắc chữ, hoa văn lên các vật liệu
bằng thủy tinh. Vậy HX có thể là
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 13: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau:

Có thể thay KMnO4 bằng chất nào sau đây ?


A. K2MnO4.    B. NaHCO3. C. KClO3 + MnO2.     D. CaCO3.
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là
A. Mg, Al, C, C2H5OH B. Al, P, Cl2, CO
C. Au, C, S, CO D. Fe, Pt, C, C2H5OH
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit.
Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 17,92 lít.     B. 8,96 lít.     C. 11,20 lít.     D. 4,48 lít
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

2
A. 2,24     B. 1,12     C. 4,48     D. 8,96
Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO
cần 1 mol X. Giá trị của a là
A. 1,0 B. 2,0     C. 2,4     D. 2,6
Câu 19: Hòa tan 11,2 gam hỗn hợp bột X gồm Mg, Cu vào dung dịch HCl loãng dư, sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được 4,48 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp là
A. 57,14% B. 21,43% C. 42,86% D. 28,57%
Câu 20: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung
dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H 2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba
= 137)
A. Ca và Sr.     B. Sr và Ba.     C. Mg và Ca.     D. Be và Mg.
Câu 21: Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí clo dư, sau phản ứng thấy thể tích khí clo giảm
8,96 lít (đkc). Khối lượng muối clorua khan thu được là:
A. 42,0 B. 50,8 C. 38,0 D. 65,0
Câu 22: Cho một lượng dư dung dịch AgNO 3 tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaF 0,4M; NaBr
0,5M và NaCl 0,2M . Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 17,35 B. 9,40 C. 13,60 D. 12,27
Câu 23: Cho 1,12 lít (đktc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với đồng kim loại thu được 11,2 gam CuX 2. Nguyên tố
halogen là:
A. Flo    B. Clo     C. Brom     D. Iot
Câu 24: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự
nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được
8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 52,8%.    B. 58,2%.    C. 47,2%.    D. 41,8%.
Câu 25: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO 3 và KMnO4 thu được chất tắn Y (KCl, K 2MnO4, MnO2, KMnO4)
và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O 2 ở trên với không khí theo tỉ
lệ thể tích tương ứng 1:4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam Cacbon bằng hỗn hợp Z thu được
hỗn hợp khí T gồm 3 khí O 2, N2, CO2 trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích. Biết trong không khí có 80% N 2 và
20% O2 theo thể tích. Giá trị của m là
A. 8,77 B. 8,53 C. 8,91 D. 8,70

You might also like