You are on page 1of 2

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

I. Hình thành
 Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia kí, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106A
(XX) ngày 21/12/1965 của Hội đông Liên Hợp Quốc.
 Có hiệu lực từ ngày 4/1/1969, căn cứ theo Điều 19
 Việt Nam gia nhập ngày 9/6/1981
II. Nội dung
1. Điều 1: định nghĩa “phân biệt chung tộc”
 Bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc,
màu da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc, với mục đích hoặc có tác
dụng vô hiệu hóa hay làm giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên
cơ sở bình đẳng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng
 Sự khác biệt trên cơ sở tư cách công dân (giữa công dân của quốc gia và người
không phải là công dân quốc gia đó) được loại trừ một cách cụ thể
 Không tác động dưới bất cứ hình thức nào đến các quy định pháp luật của các
quốc gia
 Được thi hành với mục tiêu duy nhất là bảo đảm sự tiến bộ thích đáng của một
số nhóm chủng tộc, sắc tộc và cá nhân nhất định 
2. Phòng chống phân biệt đối xử 
 Điều 2: -Các Quốc gia thành viên lên án sự phân biệt chủng tộc và cam kết theo
đuổi bằng mọi biện pháp cần thiết và không trì hoãn một chính sách xóa bỏ sự
phân biệt chủng tộc dưới bất cứ hình thức nào và thúc đẩy sự hiểu biết giữa tất
cả các chủng tộc
             -Các bên có nghĩa vụ “khi hoàn cảnh bảo đảm” sử dụng các chính sách phân biệt đối xử
tích cực cho các nhóm chủng ộc cụ thể để đảm bảo “hưởng thụ đầy đủ và bình đẳng các
quyền con người và quyền tự do cơ bản”
 Điều 5: Các Quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc
dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi
người, không phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, đặc
biệt trong việc hưởng những quyền : quyền bình đẳng trước các tòa án và các
phiên xét xử, quyền an ninh cá nhân và không phải chịu bạo lực, quyền dân sự và
chính trị, quyền kinh tế,xã hội và văn hóa, quyền tiếp cận vào bất cứ địa điểm
hoặc dịch vụ công nào
 Điều 6: quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cung cấp "sự bảo vệ và biện
pháp khắc phục hiệu quả" thông qua tòa án hoặc các thiết chế khác cho bất kỳ
hành vi phân biệt chủng tộc nào 
3. Điều 3: lên án phân biệt chủng tộc và chế độ A-pác-thai, cam kết ngăn chặn, cấm và xóa
bỏ  tất cả những hoạt động mang tính chất này
3. Điều 4: cấm kích động phân biệt chủng  tộc lên án việc tuyên truyền và các tổ chức
cố gắng biện minh cho sự phân biệt đối xử hoặc dựa trên ý tưởng về chủ nghĩa siêu
chủng tộc
3. Điều 7: thúc đẩy sự khoan dung, sử dụng những biện pháp khẩn trương và hiệu quả ,
đặc biệt là trong giáo dục để chống lại định kiến chủng tộc và  khuyến khích sự hiểu
biết , lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các quốc gia , các nhóm chủng tộc, sắc tộc
3. Điều 8,9,10: thành lập một Uỷ ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc để đưa ra những biện
pháp khắc phục và nguyên tắc rhủ tục hoạt động của Uỷ ban
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp 
 Điều 11,12,13,15,16: thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên
 Điều 22: cho phép mọi tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước được
đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế
8.  Điều 14: cơ chế khiếu nại cá nhân

Nguồn:
1. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-quoc-te-ve-xoa-bo-moi-hinh-thuc-
phan-biet-chung-toc-270273.aspx
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA
%BF_v%E1%BB%81_x%C3%B3a_b%E1%BB%8F_m%E1%BB%8Di_h%C3%ACnh_th%E1%BB
%A9c_ph%C3%A2n_bi%E1%BB%87t_ch%E1%BB%A7ng_t%E1%BB%99c#cite_note-UNTC-CERD-2

                

You might also like