You are on page 1of 1

Tiềm năng kênh đào Suez

Mở cửa từ năm 1869, kênh đào Suez cũ dài gần 193km, sâu 29m, nối Địa Trung
Hải với Biển Đỏ, kết nối châu Âu, châu Á và khu vực châu Phi-Trung Đông.
Kênh đào là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Ai Cập khi khoảng 20% hàng hóa
giao dịch trên thế giới đi qua đây hàng năm.
Là huyết mạch giao thông Đông-Tây, là tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục
địa Á-Âu mà không phải qua châu Phi, kênh đào Suez - một công trình nhân tạo
khổng lồ, đã tác động mạnh đến sự phát triển của giao thương không chỉ của Ai
Cập mà toàn thế giới
 + Rút ngắn được đường đi và thời gian vận chuyển
   + Giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá.
   + Đảm bảo an toàn, có thể tránh được thiên tai khi vận chuyển đường dài.
   + Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các châu lục, tạo điều kiện mở
rộng thị trường tiêu thụ cho các quốc gia.

Kênh đào Suez vẫn là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ Đông
sang Tây, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung
Đông đến các nền kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, Kênh đào Suez còn có vai trò
chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông, trong bối cảnh khu vực
Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem như “hòn đá tảng” trong
chính sách Trung Đông của mình.
Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác Kênh đào Suez là một trong những
ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700
tàu của các nước chuyên chở 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua Kênh đào này,
mang lại cho Ai Cập khoản thu nhập lên đến 3,42 tỉ USD so với 3,275 tỉ USD của
năm 2004. Trong 7 tháng đầu năm 2006, kênh đào Suez đã thu được 2,1 tỉ USD và
dự kiến trong năm 2006 sẽ đem về cho Ai Cập 3,56 tỉ USD. Chính phủ Ai Cập có
kế hoạch đào sâu thêm Kênh Suez để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn
hơn.

You might also like