You are on page 1of 7

Vợ nhặt

03 July 2021 15:09

I. Tác giả
- Kim Lân
- Quê Bắc Ninh
- Con vợ lẽ, dân xóm ngụ cư, nhà nghèo trong làng giàu → tự ti, phải nghỉ học đi
làm từ bé → trải nghiệm, hiểu biết nhiều nghề
- Chỉ viết 2 tập truyện ngắn ("quý hồ tinh bất quý hồ đa")
- Phong cách
▪ Cây bút viết truyện ngắn vững vàng
▪ Chuyên viết về nông thôn, làng quê (miền bắc) VN và người nông dân
▪ Giọng văn hóm hỉnh thể hiện năng lực miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc
- Nguyên hồng: KL là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu
nguyên thủy của cuộc sống nông thôn
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- In trong tập "con chó xấu xí" (1962)
- Viết ngay sau CMT8 thành công, tiền thân là tiểu thuyết "xóm ngụ cư"
nhưng bị dang dở, mất bản thảo → KL dựa vào 1 phần cốt truyện cũ để viết
thành truyện ngắn
2. Ý nghĩa nhan đề
- Tiền thân là "xóm ngụ cư": dự định về nhiều mảnh đời
- Sự kết hợp đặc biệt, khi đặt cạnh nhau sẽ gợi hứng thú cho người đọc
- :nhặt vợ": cụm động từ → nhấn mạnh hành động nhặt → sự rẻ rúng, thân
phận con người
- "vợ nhặt": cụm danh từ, nhấn mạnh người vợ → một phần trân trọng người
vợ ấy
▪ Vợ: nói về việc hệ trọng, thiêng liêng của đời người
▪ Nhặt: hành động cúi xuống nhặt 1 thứ nhỏ bé tầm thường
- Mở ra tình huống truyện
- Giá trị hiện thực
▪ Gợi ra thân phận bèo bọt, rẻ rúng của con người trước 1945, người ta
có thể nhặt được vợ như nhặt 1 cọng rơm, cọng cỏ ở người đường →
tình cảnh cùng quẫn, khốn cùng của người lao động trong nạn đói
- Giá trị nhân đạo
▪ "vợ nhặt" chứ không phải "nhặt vợ", ngầm thể hiện sự thương cảm của
nhà văn với số phận con người lúc ấy, KL chỉ là cây bút viết lại thân
phận con người lúc ấy chứ không hề muốn, ngay từ đầu đã thể hiện
thái độ bất bình, phê phán trước nguyên nhân đẩy con người đến số
phận này (chế độ thực dân nửa phong kiến)
- Nhan đề mới lạ, gợi ra tình huống truyện, có giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo
3. Tình huống
- Lạ lùng hi hữu
- Người nhặt được vợ là anh Tràng - người có đủ yếu tố để ế vợ - lại lấy vợ
- Thời điểm không thích hợp: người khác cưới vợ ăn nên làm ra, Tràng lấy vợ
khi xung quanh là nạn đói, người chết như ngả rạ,…
- Cái đói, cái nghèo như "vận may", "cơ hội"
➢ Đám cưới giữa những đám ma, sự khởi đầu giữa muôn vàn kết thúc
➢ Đặc sắc
III. Nhân vật Tràng
1. Số phận éo le, đau khổ, thiệt thòi
a. Hoàn cảnh sống (bối cảnh chung)
- Chiến tranh chống pháp, nạn đói năm 1945: cái đói đã tràn đến xóm
này tự lúc nào)

Văn Page 1
này tự lúc nào)
▪ Tự lúc nào → không biết từ bao giờ
▪ Tràn: bao quát, như cơn đại hồng thủy nhấn chìm số phận, ước
mơ của con người, trong đó có cả nhân vật Tràng
- Nhà văn so sánh người với ma
▪ Những gia đình,… xám như những bóng ma,… dưới những góc
đa gốc gạo xù xì bóng người đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng
ma…
▪ Người chết như ngả rạ… thây nằm cong queo bên người… trong
không khí mùi ẩm mốc, mùi gây của xác người…
➢ Cõi âm tràn vào cõi dương, đói, không khí chết chóc tang thương
b. Sự thiệt thòi, đau khổ của nhân vật Tràng
- Tên: tên của nhân vật là tên của một dụng cụ làm nghề mộc → không
được chăm chút → sự mộc mạc, thôn quê, thô kệch
- Ngoại hình
▪ xấu trai, cao lớn vập vạp, lưng thô rộng như lưng gấu, hai con
mắt nhỏ tí gà gà
▪ Ngu ngơ, vừa đi vừa nói, thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời cười
hềnh hệch
➢ Tả Tràng như một cái chân dung vẽ vội, tạo hóa đã tạo ra một
con người quá mức thô kệch, ngờ nghệch, xấu xí
- Gia cảnh
▪ Con nhà nghèo, dân xóm ngụ cư
▪ Mặc áo nâu tàn, làm nghề kéo xe bò thuê, căn nhà đứng vắng teo,
rúm ró, trên mảnh vườn mọc lổm nhổm cỏ dại → KL sử dụng từ
ngữ rất chính xác, căn nhà thiếu sinh khí, sự hoang hóa, như chực
đổ
- Ế vợ
c. Éo le trong việc có vợ
- Hôn nhân vốn là việc hệ trọng của con người…
- Sự éo le
▪ Hoàn cảnh: người ta có vợ khi trong nhà ăn nên làm ra, mọi thứ
đầy đủ,… nhưng Tràng lại có vợ trong thời điểm chết chóc (đám
cưới giữa những đám ma)
▪ Cách thức có vợ: người khác phải đi lấy, có đám hỏi đám cưới,
đưa dâu, sính lễ… còn Tràng lại có vợ bằng hai câu bông đùa,
sính lễ là 4 bát bánh đúc, đưa vợ về nhà khi "cô dâu" mặc đồ rách
như tổ đỉa, không có người đưa đón, đốt pháo ăn mừng,… không
những chúc mừng mà người ta còn xì xào bàn tán, lời than của
người hàng xóm → thiếu vật chất, thiếu lễ nghi tối thiểu, bắt
nguồn từ vài câu đùa và như là một trò đùa
- Đám cưới ấy có đủ điều kiện để đảm bảo hạnh phúc trong cuộc hôn
nhân hay không?
2. Tràng là con người có vẻ đẹp tâm hồn
a. Giàu tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu
- Suy nghĩ: khi gặp lại thị lần thứ 2 ("tràng nom thị hôm nay khác quá,
áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọp hẳn đi. Trên khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ còn thấy lại con mắt") → không một sự rẻ rúng, coi
thường, không bỡn cợt, trêu đùa, hạ thấp mà chỉ là sự cảm thương, xót
xa, trắc ẩn của người nghèo và người nghèo, của những kiếp người
cùng cảnh ngộ → cội nguồn của hành động nghĩa hiệp, hào phóng là
đãi thị ăn
- Hành động: đãi thị bánh đúc.
▪ Tràng có thể chọn không đãi, bởi bản thân cũng đang nghèo khổ
tột cùng, mà thị cũng chẳng thể gây hại gì
▪ Nhưng Tràng vẫn đãi thị ăn, không đơn giản để trả công mà là
xuất phát từ tình thương, xót thương cho tình cảnh bi đát của
người đàn bà

Văn Page 2
người đàn bà
▪ Khi người ta đầy đủ, hạnh phúc mà cho đi đã là đáng quý, nhưng
khốn khổ tột cùng mà vẫn cưu mang, hào hiệp với người khác thì
quả thực là đáng trân trọng → đạo lí của dân tộc
b. Khát vọng hạnh phúc gia đình
- Câu hò
▪ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì
▪ Tràng hò một câu cho đỡ nhọc bởi công việc đẩy xe bò vất vả,
nhưng nội dung câu hò không hẳn là chuyện đùa mà đánh thẳng
vào khát vọng thay đổi số phận của con người
• "cơm trắng mấy giò" → cuộc sống sung túc, giàu sang,
hạnh phúc
• Những câu hò với hình ảnh đó xuất hiện trong lúc người
chết như ngả rạ là điều xa xỉ, không có thật
▪ Biểu tượng về hạnh phúc, sung sướng đó là điều mà Tràng đang
nghĩ tới, đang mơ ước hướng đến
- Quyết định đưa thị về nhà
▪ Từ câu đùa của Tràng mà thị lại theo thật, lúc đầu Tràng cũng
"chợn": sợ, lo lắng, một chút ân hận vì đã đẩy trò đùa đi quá xa
▪ Nhưng vốn là người đơn giản, Tràng tặc lưỡi "Chậc, kệ" →
chuyện hôn nhân hệ trọng mà được quyết định như một trò đùa
quá nhanh
▪ Đằng sau cái tặc lưỡi là cả sự thách thức hoàn cảnh, là sự lựa
chọn của tiếng gọi hạnh phúc, có phần liều lĩnh → khát vọng
hạnh phúc của Tràng → sự lựa chọn mang tính nhân văn và xét
cho cùng là cội nguồn của sự tồn tại và phát triển của con người
➢ Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái
sống
- Trên đường đưa thị về nhà
▪ Khuôn mặt "phớn phở": hớn hở, sung sướng, thỏa mãn → vẻ
rạng rỡ, vui sướng không che giấu được, có chút hả hê từ bên
trong, nét mặt mà ngày thường Tràng không có được
▪ Nụ cười "tủm tỉm": không thành tiếng, chỉ mình mình biết, như là
không giấu được sự vui mừng → nụ cười của con người đang
yêu, đang hạnh phúc → khác hẳn điệu cười hềnh hệch lúc trước
→ từ con người ngô nghê, tồ tệch thành người trưởng thành hơn
▪ Ánh mắt đầy sinh khí, rạng rỡ, ngập tràn hạnh phúc
▪ Ngăn lũ trẻ trêu đùa: nghiêm mặt, nói lại,…
• Bảo vệ, che chở cho thị
• Không đùa cợt với tình yêu, coi trọng tình yêu thương,
niềm hạnh phúc mình đang có
▪ Lũ trẻ gào lên "chông vợ hài", Tràng bật cười "bố ranh" → thấy
bọn trẻ tinh ranh quá, biểu lộ của niềm hạnh phúc, của sự xác
nhận về điều mà Tràng không dễ gì thông báo trong hoàn cảnh
đói khát này
➢ Tràng đang dần thay đổi, không còn là người đàn ông ngờ
nghệch, mệt mỏi mà dần trở thành người đàn ông vui vẻ, đáng
yêu đang tận hưởng niềm hạnh phúc mình may mắn có được
- Khi về đến nhà
▪ Với vợ
• Nhìn nhà cửa xuề xòa, bừa bộn, Tràng quay lại nhìn thị
cười giải thích "không có người đàn bà, nhà cửa nó thế đấy"
→ giải thích rằng cảnh tuềnh toàng này không phải do
nghèo đói mà do thiếu bàn tay người chăm sóc → tạo ra sự
an tâm cho thị, đề cao vai trò của cô (tin và hi vọng từ nay
có thị căn nhà sẽ khác, đẹp đẽ gọn gàng hơn)
• Tràng vỗ xuống giường đon đả "ngồi đây, ngồi xuống đây,

Văn Page 3
• Tràng vỗ xuống giường đon đả "ngồi đây, ngồi xuống đây,
tự nhiên,…" → ân cần, quan tâm, cho thị cảm thấy dù về
làm vợ không được sung túc nhưng bù lại có tình yêu
thương
▪ Với mẹ: nếu với vợ, Tràng đây ân tình, ấm áp thì với mẹ, Tràng
lại đĩnh đạc, bản lĩnh, trưởng thành: "nhà tôi mới về làm bạn với
tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… chẳng
qua nó cũng là cái số cả."
• Nhà tôi: cách gọi đầy ân tình, giản dị mà đầy đủ tinh thần
của cuộc hôn nhân hạnh phúc → xác nhận với mẹ người
đàn bà xa lạ kia là vợ mình
• Mới về… u ạ: cách nói xúc động, tâm lí, tâm tư tỉ mẫn cho
vợ, không khiến cô xấu hổ
• Về làm bạn: làm bạn đời, sẽ chia vui buồn trong cuộc sống
→ khéo léo, tế nhị, xóa đi phần nào mặc cảm của thân phận
theo không trong lòng cô vợ nhặt
• Phải duyên phải kiếp… số cả: tin vào duyên số, như thể
người vợ mới không phải cái gì Tràng nhặt được mà như
món quà cuộc sống ban cho, là duyên trời định,… → đề cao
thân phận của thị, thuyết phúc mẹ → bảo vệ tình yêu, bảo
vệ cô vợ nhặt, bảo vệ niềm hạnh phúc may mắn có được
➢ Tràng tuy thô kệch, giản đơn những cũng đầy tình tứ, khéo
léo, tinh tế → đằng sau vẻ ngoài xù xì, thô ráp là người đàn
ông chân thành, giàu tình yêu thương, khao khát hạnh phúc
- Sáng hôm sau
▪ Khung cảnh
• Khi Tràng thức dậy "mặt trời lên bằng con sào" "ánh nắng
buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào 2 con mắt còn cay xè
của hắn"
• Mở đầu là chạng vạng tối, bóng tối của nạn đói u ảm, kết là
ánh bình minh → mạch truyện có sự vận động, thay đổi từ
bóng tối đến ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ lạnh lẽo
chết chóc đến hi vọng, tương lai
• Khung cảnh cuộc sống: gia đình nhà Tràng cũng có sự thay
đổi: được dọn dẹp sạch sẽ, 2 ang nước đầy ăm ắp → gợi mở
về cuộc sống gia đình ấm áp, bình dị, no đủ
▪ Tâm trạng của Tràng
• Chuyển biến tâm lí tích cực
• "trong người êm ái, lơ lửng như vừa ở trong giấc mơ đi ra"
→ cảm xúc hạnh phúc lâng lâng, ngỡ như 1 giấc mơ nhưng
đó không phải giấc mơ hoang đường mà là giấc mơ có thật
giữa cuộc đời
• "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn
phận lo lắng cho vợ con sau này" → sự tự nhận thức sâu
sắc của Tràng, trưởng thành trong cả suy nghĩ và hạnh
động, biết mình sẽ sống 1 cuộc sống có ý nghĩa
• Nguyên nhân cho sự thay đổi: Tràng có vợ, có gia đình mà
gia đình trong văn hóa Á Đông là căn cốt, là nền tảng đối
với mỗi con người
• Tràng "xăm xăm" chạy ra giữa sân, cũng muốn làm một
việc gì đó góp phần tu sửa lại căn nhà → mạnh mẽ, hăn hở,
tự tin, đầy chờ mong cùng mẹ và vợ vun đắp hạnh phúc gia
đình
➢ Sự vỡ òa của hạnh phúc. Hạnh phúc không cần bất cứ điều
gì ngoài sự chân thành, biến 1 người đàn ông nghèo khổ
không biết đến cảm giác hạnh phúc gia đình thành người
biết gắn bó với gia đình và làm chủ gia đình
▪ Lá cờ đỏ và đám người đói đi trên đê (dự cảm đổi đời)

Văn Page 4
▪ Lá cờ đỏ và đám người đói đi trên đê (dự cảm đổi đời)
• Hơn cả 1 anh nông dân thấp cổ bé họng, nghèo khổ, Tràng
bây giờ có cả dự cảm về tương lai → nguồn sáng lớn lao,
mãnh liệt bên cạnh những nguồn sáng khác (Tràng bỏ ra 2
hào để mua dầu thắp)
• Câu chuyện khép lại với hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới
→ chi tiết thoáng qua nhưng nếu thiếu chi tiết này, "Vợ
nhặt" sẽ sa vào lối kết cấu khép kín như "Chí Phèo", "Tắt
đèn",… → cái kết bế tắc, luẩn quẩn
• Kết cấu mở, 1 kết thúc đầy lạc quan trong hoàn cảnh đói
nghèo tăm tối
IV. Nhân vật thị
1. Hoàn cảnh
- Thị sống trong thời kì như thế
2. Lai lịch
- Không có tên, không có quê quán,… → nỗi khốn cùng, sự tội nghiệp rẻ rúng
ở thân phận người phụ nữ này: không giữ được thứ tài sản tối thiểu của con
người
➢ Hình tượng nhân vật có tính khái quát cao, chỉ chung số phận của người đàn
bà trước 1945
3. Ngoại hình
- Đội nón rách tàng, quần áo tả tơi rách như tổ đỉa, gầy xọp
- Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt
- Khi thở dài, cái ngực lép nhô hẳn lên → da bọc xương
4. Diễn biến tâm trạng
- Trong cả 2 lần gặp gỡ, thị chỉ chăm chăm đến miếng ăn
▪ Lần 1: vì trong câu hò của Tràng có nhắc đến miếng ăn
▪ Lần 2: trách Tràng vì miếng ăn, gợi ý ăn 1 cách sống sượng
- Thị có tầm thường không
▪ Trong điều kiện bình thường, người chỉ quan tâm đến miếng ăn đúng
là tầm thường
▪ Trong hoàn cảnh của truyện, miếng ăn là chuyện sinh mệnh: có ăn thì
sống, không thì chết → không còn là chuyện nhỏ
▪ Con người đấu tranh cho khát vọng sống của mình là chính đáng →
không tầm thường, thị là biểu tượng cho sự đấu tranh cho khát vọng
sống
▪ Thị tự rẻ rúng mình, nhưng nó là biểu hiện của sự dũng cảm
- Thị đi theo Tràng vì gì
▪ Chưa có tình yêu, chưa biết gì về Tràng
▪ Tiếng gọi của sự sống: không còn lựa chọn khác, nếu bỏ qua sẽ có
nguy cơ chết đói rất cao → tìm thấy cái phao để bám víu lấy → khao
khát sống thúc đẩy thị đi theo Tràng về nhà
- Dọc đường về nhà
▪ Về nhà chồng với áo rách,… → thảm hại
▪ Rụt rè, e thẹn, rón rén → Tràng cũng bỡ ngỡ: dáng diệu của thị đúng
chuẩn dáng diệu của 1 cô dâu mới về nhà chồng → ý thức về thân
phận của mình
➢ Nhân vật còn là ẩn số
➢ Khi hết đói trở thành 1 con người khác: khi không còn phải sống bằng
bản năng, có thể sống bằng ý thức
- Về đến nhà Tràng
▪ Đảo mắt nhìn xung quanh, quan sát kín đáo, nén tiếng thở dài →
những gì quan sát khiến thị thất vọng nhưng vẫn nhẫn nhịn, chấp nhận
• Đã đâm lao phải theo lao
• Trên đường về nhà thị thấy Tràng vui thế nào, hạnh phúc ra sao
→ không muốn ảnh hưởng đến niềm hạnh phúc ấy
▪ Vào trong nhà, ngồi mớm ở mép giường, tay ôm khư khư cái thúng
• Cảm giác tủi hờn khi đã hạ thấp bản thân đã theo không 1 người

Văn Page 5
• Cảm giác tủi hờn khi đã hạ thấp bản thân đã theo không 1 người
đàn ông → có lẽ thị đã chờ đợi 1 thứ gì nhiều hơn những gì vừa
quan sát được → tự trách
• Lo lắng: cuộc đời sẽ đi đâu về đâu, liệu có vượt qua được nạn đói
khủng khiếp này không, liệu có vượt qua được không → mặt bần
thần → nỗi buồn rõ đến mức người không tinh tế như Tràng cũng
nhận ra
▪ Chủ động chào hỏi khi bà cụ Tứ về
• Chào 2 lần → biết xử sự, thưa gửi phải phép
• Trong suốt quá trình chào bà cụ Tứ đều đứng, bà cụ bảo ngồi mới
ngồi → biết phép tắc, biết trên biết dưới
- Sáng hôm sau
▪ Dậy sớm, thu dọn quét tước nhà cửa → đảm đang, chăm lo cho gia
đình
▪ Bát cháo cám: Tràng chê ngay nhưng thị lại điềm nhiên ăn → ý nhị
trong cách cư xử → trân trọng tấm lòng của người mẹ chồng
- Thị là chất xúc tác cho cái kết mở, mở ra hi vọng
▪ Cho mình: quyết định theo Tràng, mở ra đường sống
▪ Cho Tràng: giúp Tràng có được hạnh phúc gia đình
▪ Cho bà cụ Tứ
▪ Cho cả người đọc: nói về người cách mạng
V. Bà cụ Tứ
1. Nguyên mẫu
- Mẹ KL: vợ lẽ, dân ngụ cư
- Khi bà cụ Tứ xuất hiện, giọng văn KL thay đổi: trước bông đùa, sau nghiêm
túc hơn
2. Ngoại hình
- Lọng khọng, húng hắng ho, vừa đi vừa lẩm bẩm trong miệng → già nhưng
vẫn khổ
3. Diễn biến tâm trạng
a. Phản ứng đầu tiên: ngạc nhiên
- Nhấp nháy 2 con mắt nhìn Tràng
- Phấp phỏng bước, đứng sững lại,
- Một loạt câu hỏi
- Hấp háy cặp mắt cho đỡ nghoèn
- Nhìn kĩ người đàn bà lần nữa → không nhận ra → hỏi lại
➢ Nói lên tính hi hữu, lạ lùng của câu chuyện
b. Sau khi Tràng nói "nhà tôi… với nhau"
- Bà lão cúi đầu nín lặng, hiểu rõ → hiểu chuyện nhanh
- Tủi thân: người ta lấy vợ lúc ăn nên làm ra, con mình lấy vợ lúc này →
người ta đến đường cùng mới lấy con mình
- Lo âu: không biết con mình có sống qua nạn đói này không
- Mừng: cái đói lại là cơ may (đói nên con mình mới có vợ)
- "ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng
lòng" → câu nói quyết định, thể hiện sự chấp nhận
▪ "ừ, thôi thì…" → chấp nhận 1 cách ngậm ngùi vì con trai đặt bà
vào thế đã rồi
▪ "mừng lòng" (không hoàn toàn vui): con trai đặt vào thế bị động,
không thật sự hài lòng với nàng dâu thế kia → chọn từ đắt
- Bao trùm lên cả nỗi lo lẫn mừng lòng của người mẹ là thương
▪ Thương con: "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con
mình…"
▪ Thương mình: "con mình thì…"
▪ Thương dâu (thương người)
• Ý nghĩ:người ta đến bước đường nào mới đến con mình
• Lời nói:
○ Tìm lời lẽ nhẹ nhàng nhất để nói với nàng dâu mới
(dù tâm trạng đang bề bộn)

Văn Page 6

(dù tâm trạng đang bề bộn)
○ Hiển ngôn: "chúng mày lấy nhau lúc này, u thương
quá"
• Biểu hiện: chảy nước mắt 2 lần
• Hành động:
○ Tươi tỉnh hẳn lên, thu dọn → cố gắng vun vén
○ Bát cháo cám: cố gắng biểu lộ tấm lòng người mẹ
- Lạc quan
▪ Là người nếm trải nhiều cơ cực nhất nhưng lại là người lạc quan
nhất
▪ Tính lạc quan của truyện thể hiện rõ nét → lái câu chuyện sang
hướng tích cực, trong suy nghĩ luôn có từ "may ra"
➢ Nhà văn tinh tế trong miêu tả, phù hợp với tính cách nhân vật:
sâu sắc, trải đời, lạc quan → lạc quan tự nhiên, được diễn tả 1
cách nhuần nhuyễn
4. Giá trị hiện thực
- Những người mẹ trong thời chiến hi sinh hết mức cho con
5. Giá trị nhân đạo

XÓT PHÊ TRÂN KHẲNG


Xót xa cho số Phê phán những điều làm Trân trọng vẻ đẹp Khẳng định giá trị, niềm
phận con người con người đau khổ con người tin vào con người

Văn Page 7

You might also like