You are on page 1of 3

BT5_Nguyễn Nhựt Duy_17001053

TÊN ĐỀ TÀI:
Thực trạng việc tiếp cận nền công nghiệp ô tô điện của sinh viên ngành công
nghệ kỹ thuật ô tô khóa K42 tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long học kì
II năm học 2020-2021.
1. Lý do chọn đề tài:
Ô tô điện đang là xu hướng phát triển của thế giới bởi nó không gây ra ô
nhiễm môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính. Hiện nay các quốc gia trên thế
giới đang khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ cho người dùng sử dụng ô tô
điện, chính vì những lợi ích ô tô diện mang lại và chính sách hỗ trợ nên các hãng xe
lớn như: Tesla, Toyota, Mercedes, …, kể các các hãng công nghệ không liên quan
gì đến ô tô cũng tham gia cuộc đua xe điện như: Oppo, Apple, Xiaomi, … đang
chuyển dần sang sản xuất và phát triển ô tô điện.
Để có thể phát triển nghề nghiệp sau này và tiếp cận với ô tô điện, định
hướng cho sự nghiệp và không phải bỏ lại phía sau, khi mà xe điện trở thành xu
hướng và động cơ đốt trong dần mất đi. Là một sinh viên ô tô ta cần tiếp cận với ô
tô điện ngay lúc này, ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là đối với sinh
viên năm cuối (khóa K42) của trường ĐH SPKT Vĩnh Long, trường trọng điểm đào
tạo các ngành kỹ thuật khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Từ những yêu cầu như vậy nên ta cần khảo sát nghiên cứu thực trạng tiếp
cận nền công nghiệp ô tô điện của sinh viên để có thể nhận định được thuận lợi, khó
khăn của sinh viên từ đó có hướng giúp đỡ hỗ trợ sinh viên học tập tốt hơn. Nâng
cao chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra cho trường và đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp cũng như nhu cầu ham muốn học hỏi của sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu về cách thức, phương pháp và hướng tiếp cận nên công
nghiệp ô tô điện của sinh viên ô tô khóa K42, của trường Đại học sư phạm kỹ thuật
Vĩnh Long. Từ đó ta có thể rút ra những thuận lợi, khó khăn của sinh viên trong
việc tiếp cận với ô tô điện cũng như tiếp cận với sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Song đó có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên, hướng dẫn sinh viên có hướng tìm
hiểu, nghiên cứu, học hỏi có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực của sinh viên ô tô
nói riêng và sinh viên trường ĐH SPKT Vĩnh Long nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
BT5_Nguyễn Nhựt Duy_17001053

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc tiếp cận nền công nghiệp ô tô điện.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ô tô khóa K42 trường Đại học sư phạm kỹ thuật
Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
- Trả lời câu hỏi: Nếu không nghiên cứu về thực trạng việc tiếp cận nền công
nghiệp ô tô điện của sinh viên công nghệ kỹ thuật ô tô khóa K42 trường Đại học sư
phạm kỹ thuật Vĩnh Long thì có thể đưa ra các hướng dẫn, định hướng giúp sinh
viên nghiên cứu học tập ô tô điện hiệu quả hơn không?
- Tập trung nghiên cứu cách tiếp cận nghiên cứu, học tập ô tô điện của sinh viên,
rút ra những thuận lợi khó khăn trong việc tiếp cận ô tô điện.
- Đề xuất biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên có hướng tiếp cận, học tập, nghiên
cứu về ô tô điện có hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập thông tin từ sinh viên ô tô khóa K42 và giảng viên khoa cơ khí động lực.
-Thu thấp bảng điểm của sinh viên ô tô đối với các môn liên quan đến ô tô điện.
- Phiếu khảo sát.
- Thu thập thông tin từ nhân viên thư viện về số lượng sinh viên tìm đọc sách về ô
tô điện.
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia về khó khăn và thuận lợi của sinh viên trong
tiếp cận ô tô điện.
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu thành từng câu hỏi.
- Từ dữ liệu tổng hợp và phân tích dữ liệu để đưa ra thực trạng, thuận lợi khó khăn
từ đó đề xuất hỗ trợ sinh viên tiếp cận ô tô điện thuận lợi và có hiệu quả hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
- Thời gian: Học kì II năm học 2020-2021.
7. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát khoa học: quan sát các hoạt động học tập các môn học liên
quan đến ô tô điện của sinh viên.
- Phương pháp điều tra: lập phiếu điều tra, thu thập thông tin dữ liệu từ sinh viên,
giảng viên và nhân viên thư viện.
- Trích dẫn các bài bào, tạp chí, internet, …
BT5_Nguyễn Nhựt Duy_17001053

-Tham khảo ý kiến chuyên gia.


-Phương pháp lịch sử.
-Phân tích và tổng hợp dữ liệu.

You might also like