You are on page 1of 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc
đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp
nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. Chúng ta cần học những kỹ
năng mới, đồng thời bồi dưỡng nâng cao những kỹ năng sẵn có và tìm ra những
cách thức mới và nhanh hơn để học những kỹ năng này.
E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của
phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người
học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với
các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, cộng đồng người học online và các
buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với
các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc
nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự
tồn tạivà phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. Hơn nữa, việc
học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời.
Elearning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. E-learning đang là
xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai elearning trong giáo dục đào
tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục
thế giới.
Ở nước ta, Chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là tích
cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân
(từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội
được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any
time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực
hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo
ra một môi trường học tập ảo.
Bên cạnh tình hình covid đang có tốc độ lây lan khủng khiếp trên mọi quốc
gia và vũng lãnh thổ trên thế giới , Trên toàn cầu ước tính có hơn 300 triệu học sinh
và ở Việt Nam hơn 22 triệu học sinh và trẻ mầm non đã phải nghỉ học vì dịch
Covid-19. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong thời gian qua, trên
“mặt trận giáo dục” hàng ngày các thầy cô vẫn say sưa bên trang giáo án, soạn bài,
dạy học qua Internet, dạy học qua truyền hình… với phương châm “tạm dừng đến
trường, không dừng học” cho tất cả học sinh.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp rất nhiều trường Đại
học trên khắp cả nước đang chuyển sang dạy học trực tuyến với nhiều hình thức
như dạy học thông qua việc quay video và gửi cho sinh viên, hay dạy học trực tuyến
trên các phần mềm Zoom, Google Duo, Google Lớp học và một hệ thống học trực
tuyến đang được rất nhiều trường Đại học sử dụng đó là hệ thống E-learning.
Với sự quyết tâm “tạm dừng đến trường, không dừng học” cho tất cả sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Với tin thần đó nhà trường đã
nhanh chống, kịp thời đưa vào áp dụng phương pháp học trực tuyến trên hệ thống
E-learning, giúp cho tất cả sinh viên đang theo học tại trường vẫn có thể tiếp tục
việc học nhưng không cần phải đến trường.
Cụ thể trong năm học 2019 – 2020 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long đã chuyển sang giảng dạy bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống E-learning
của trường, dưới sự đón nhận tích cực từ phía sinh viên. Không cần phải đến
trường, tất cả sinh viên của trường vừa có thể chung tay chống dịch Covid đang
diễn biến phức tạp, nhưng vẫn có thể học những kiến thức mới không khác với
những nội dung học truyền thống trên lớp. Đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường
cũng không ngừng đổi mới từ giáo án đến phương pháp truyền đạt cho sinh viên dễ
thích nghi, những dụng cụ trang thiết bị cần cho việc giảng dạy trực tuyến cũng
được giảng viên tự trang bị, từ đó cho thấy tin thần quyết tâm dạy học của giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong năm học 2019 – 2020 vừa qua tập thể giảng viên và sinh viên nhà trường đã
thực hiện giảng dạy và học tập bằng hình thức trực tuyến, đã ghi nhận được rất
nhiều kết quả khả quan, có rất nhiều sinh viên vẫn giữ được kết quả học tập như khi
học trên lớp truyền thống, dù không phải trực tiếp đến trường, sinh viên của trường
đã có những phương pháp mới để tiếp thu bài học trực tuyến từ giảng viên. Bên
cạnh đó, cán bộ giảng viên nhà trường đã từng bước hoàn thiện phương pháp, nội
dung, giáo án cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc dạy học trực tuyến.
Bên cạnh rất nhiều những kết quả khả quan đạt được ở học kỳ vừa qua, thì
còn đó những hạn chế vẫn còn tồn tại, những điểm bất cập, thiếu sót những sai lầm
dù nhỏ nhất, vì rất nhiều lý do có thể do trang thiết bị vật tư chưa tối ưu, hay do kỹ
năng của cán bộ giảng viên chưa tốt trong việc dạy học trực tuyến.
Để có một môi trường học trực tuyến được tốt hơn, thoải mái hơn, sinh viên
đạt được kết học tập tốt trong thời buổi dịch bệnh đang diễn biến phức tap, chúng ta
sẽ phải tìm hiểu kỹ những điểm làm được, làm tốt và cả những khó khăn hạn chế
của phương pháp học trực tuyến bằng hệ thống E-learning. Nhằm rút kết luận trong
một học kì vừa qua, nhà trường và sinh viên đã đạt được những kết quả gì hay còn
thiếu sót gì, để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục tốt hơn hay những biện
pháp phát triển các ưu điểm đã đạt được. Vì những lý do đã nêu như trên em tiến
hành thực hiện đề tài “ những hiệu quả và hạn chế của phương pháp học trực
tuyến bằng hệ thống e – learning của sinh viên k42 ở Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vĩnh Long trong năm 2019 – 2021.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nắm bắt những mặt đã làm tốt để tạo cơ sở phát huy về sau và những
điểm chưa tối ưu hay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc triển khai phương
pháp dạy học trực tuyến bằng hệ thống E-learning ở trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vĩnh Long. Từ đó có thể giúp nhà trường có những biện pháp cụ thể, hạn chế
những sai lầm nhỏ không đáng có. Tạo được sự hứng thú, ham học cho sinh viên
trong việc học trực tuyến. Giúp cán bộ nhà trường có phương pháp, phương tiện và
nội dung giảng dạy được ngày càng hoàn thiện tốt hơn. Giúp sinh viên có một môi
trường học tập thoải mái, bổ ích, tiếp thu tốt hơn, không còn gặp khó khăn khi học
trực tuyến. Từ đó sẽ có thể dùng phương pháp học trực tuyến để thay thế nhanh
chống và kịp thời cho phương pháp lên lớp truyền thống khi có thiên tai hay dịch
bệnh như hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khánh thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bằng hình thức trực tuyến ở
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đối tượng nghiên cứu: Những hq VÀ HẠN CHẾ phương pháp học trực
tuyến bằng hệ thống E-learning
4. Giả thuyết khoa học
E-learning là phương thức học tập có sử dụng kết nối giữa học viên và giảng
viên với nhau và trao đổi tài liệu học tập (web học trực tuyến, đĩa CD, băng video,
audio…) thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối với một thiết bị
tương tự ở nơi khác có kết nối Internet để phục vụ công việc học. Hiện nay hình
thức E-learning đã mở rộng hơn rất nhiều, nó có thể được diễn ra dưới dạng thư
điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video….
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã chuyển sang phương pháp học trực tuyến bằng hệ
thống E-Learning trong năm học 2019 - 2020. Do thời gian áp dụng quá nhanh nên
sinh viên và cả giảng viên đều chưa thể hoàn toàn thích nghi được và tận dụng được
tối đa được khả năng của. Nhưng nếu việc học trực tuyến bằng hệ thống E-learning
được tối ưu, đến mức có thể hoàn toàn thay thế được phương pháp học truyền
thống, thì sẽ có thể giải quyết được hoàn toàn việc học tập bình thường, của học
sinh, sinh viên trong thời kì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Nền giáo dục Việt
Nam sẽ có một biện pháp ứng phó hiệu quả khi có thiên tay hay dịch bệnh diễn ra
sau này mà không phải sợ tình trạng học sinh, sinh viên không được đến trường.
Ngoài ra nếu hình thức đào tạo này được nâng cao hiệu quả sẽ giúp cho người học
tiếp thu được kiến thức tốt, ghi nhớ được khối kiến thức nhiều hơn, cung cấp các
phương pháp học khác nhau giúp sinh viên linh động trong việc lĩnh hội kiến thức
và thúc đẩy khả năng tự học của sinh viên. Giáo viên, giảng viên các trường sẽ
không bị rơi vào thế bị động khi có thiên tai, dịch bệnh như hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp học trực tuyến bằng hệ thống E-
learning : Chưa nói được U-K điểm
- Đánh giá thực trạng việc áp dụng hình thức dạy học từ xa bằng hệ thống E-
learning cho sinh viên Khóa 42 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học từ xa bằng hệ thống E-
learning cho sinh viên khóa 42 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long trong
học kỳ mới.
6. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên khóa 42 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
7. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra viết (An két):
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp:
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Phương pháp thống kê toán học

You might also like