You are on page 1of 5

Họ tên: Phạm Bảo Minh MSSV: 17004102

Đề tài: Nghiên cứu tâm lý và định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại
trường THPT Trưng Vương năm 2021
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Chưa đề cập tính cấp thiết; LL, TT, tính mới
Từ xã hội truyền thống tới xã hội hiện đại ngày nay, nghề nghiệp luôn là một
vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm, nghề nghiệp không chỉ là vấn đề
sống còn đối với từng cá nhân mà liên quan đến sự phát triển của đất nước. Đối
với cá nhân nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ
được đào tạo con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó thì nghề không chỉ sinh tồn mà là thực hiện
ước mơ, lý tưởng, đam mê của mình đóng góp vào sự phát triển đất nước, sự
phát triển không ngừng của xã hội tạo ra sự phong phú về nghề nghiệp nắm bắt
được nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Định hướng nghề nghiệp hay còn được
gọi là giá trị của nghề trong xã hội với nghề đã được chọn, ngoài những đặc
điểm, tính cách khả năng sở trường của từng cá nhân học sinh, đặc điểm tâm lý
trong nghề nghiệp để lựa chọn. Chính vì vậy đối với học sinh THPT tại địa bàn
Vĩnh Long nói chung và học sinh THPT Trưng Vương nói riêng thì vấn đề lựa
chọn cho mình một ngành nghề hợp lí, phù hợp với đúng tính cách, đam mê của
mình vẫn còn nan giải, đang được chú ý, quan tâm đến. Bản thân của học sinh
không thể dễ dàng làm tốt công việc lựa chọn nghề, luôn nảy sinh những vấn đề
khó khăn trong việc lựa chọn dẫn đến sai lệch hướng đi, tương lai nhiều ngã rẻ.
Vậy các bạn sẽ lựa chọn như thế nào?
Đối với các bạn học sinh năm cuối, cái tuổi mà sắp bước vào ngưỡng cửa đại
học, tuổi trẻ học đường luôn có những hoài bão, ước mơ cháy bỏng, đam mê
nhiệt huyết gắn liền với cuộc sống và tương lai của các bạn. Học sinh đã bắt đầu
có những suy nghĩ về định hướng cuộc đời của mình, nghề nghiệp mà mình lựa
chọn sau này. Một vấn đề quan trọng là việc lựa chọn vị trí xã hội trong tương
lai, nhiều bạn đã biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của
bản thân với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh cũng còn một số các

1
cá thể còn định hướng chưa chín chắn vào việc chọn nghề và trong suy nghĩ của
các bạn, đa phần lại còn non nớt, chưa thấu đáo và thường có những suy nghĩ
“Tôi là ai?”,” Có nên học đại học không? Có bằng 12 được rồi, ra đi làm sớm
cho khỏe! “Chọn ngành nghề nào sao cho phù hợp?”, “ Học ngành nào cũng
được miễn có bằng đại học là được!”, “Lựa chọn ngành nhàn nữa làm công việc
nhàn!”, “Chọn ngành nghề theo xu hướng cùng với các bạn khác”,”Học ngành
này ngon nè chọn theo xu hướng đi”… Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT
Trưng Vương nói riêng có rất nhiều lựa chọn khác nhau sau khi tốt nghiệp
THPT, trong quá trình lựa chọn ngành nghề xuất hiện nhiều yếu tố tác động đến
cùng với mâu thuẫn nảy sinh không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát
huy hết năng lực bản thân, hay lựa chọn không theo mong muốn mà lựa chọn
theo xu hướng, từ người khác gây ra tính bị động trong việc lựa chọn.
Tất cả những vấn đề được nêu trên đã thôi thúc tôi lựa chọn chủ đề “Nghiên
cứu tâm lý và định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại trường THPT Trưng
Vương năm 2021” để nghiên cứu, từ đó tìm ra được xu thế chung, tâm lý khó
khăn chung của các bạn trong việc định hướng nghề nghiệp của các bạn cho
tương lai sau này.
2. Mục đích đề tài
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, giúp học sinh có
cái nhìn đúng đắn về dự định nghề nghiệp trong tương lai.
- Làm rõ những biểu hiện, mức độ khó khăn về mặt tâm lý trong việc lựa chọn
nghề cho tương lai.
- Định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh nhằm tạo cơ sở để lựa chọn
một cách chính xác, nhận thức đúng đắn đối với nghề nghiệp giúp các bạn có
thể định hướng được việc lựa chọn ngành nghề của mình sao cho phù hợp
với sở thích, đam mê của bản thân các bạn, và giảm bớt nỗi lo âu, khó khăn
về mặt tâm lý của các bạn trong quá trình lựa chọn nghề.

2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Sai đề tài nghiên cứu là học sinh trường THPT Trưng Vương
(khối lớp 11,12).
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định hướng nghề nghiệp: Còn thiếu!!! cho
học sinh tại trường THPT Trưng Vương
4. Giả thiết nghiên cứu
Đa số học sinh THPT Trưng Vương nói riêng đều cho rằng việc định hướng
nghề nghiệp vô cùng quan trọng và các bạn đều có mong muốn sẽ học tiếp con
đường Đại học – Cao đẳng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội học sinh THPT
chủ yếu lựa chọn các ngành nghề theo xu hướng, mong muốn khu vực làm việc
mà các bạn đều muốn làm đó là công ty nước ngoài, làm việc với những môi
trường có cơ hội thăng tiến trong công việc. Bên cạnh lựa chọn nghề các bạn sẽ
bị chi phối từ nhiều nhân tố dẫn đến việc định hướng nghề nghiệp như từ gia
đình, nhà trường, bạn bè, ngoài ra còn có các phương tiện truyền thông, nhất là
mạng xã hội, internet có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn nghề nghiệp. Đối
với đề tài nghiên cứu này, để có thể nhìn rõ hơn, khái quát hơn về vấn đề nghề
nghiệp về mặt tâm lý của học sinh trong quá trình định hướng nghề.
Nhưng bên cạnh đó, việc phần đông các bạn THPT nộp đơn vào Cao đẳng –
Đại học liệu có sự sai lệch trong quan niệm, cách thức nhìn nhận xã hội? Việc
thi vào Cao đẳng – Đại học liệu phải là con đường duy nhất của học sinh THPT
sau khi tốt nghiệp?
Những giả thuyết đưa ra để làm sáng tỏ về mặt tâm lý, về giá trị nghề nghiệp
như giả thuyết được đặt ra trong đề tài nghiên cứu này dựa theo cấu trúc “mối
quan hệ nhân - quả” việc định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh trường
THPT Trưng Vương để cho các bạn nhận thức lại được mục tiêu, định hướng
của mình, đưa ra suy nghĩ đúng đắn để quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp,
quyết định được tương lai sau này giúp các bạn có thể đi đúng hướng đi, mục
tiêu, đam mê của chính mình. Định hướng giá trị nghề nghiệp nhằm giúp nâng
cao chất lượng giải quyết tâm lý chung về vấn đề nghề nghiệp của học sinh.

3
Ngoài ra đề tài này còn dựa theo cấu trúc “Nếu… vậy – thì” Nếu mà không
định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh thì bản thân các bạn có nhận thức
được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp để quyết định tương lai sau
này hay không. Nếu định hướng nghề nghiệp của các bạn có hiệu quả vậy thì
chất lượng đào tạo có thể ngày một nâng cao và phát huy hay không.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thiếu!!!
- Nghiên cứu về mặt tâm lý, khó khăn ẩn khúc bên trong của học sinh trường
THPT Trưng Vương khi định hướng giá trị nghề nghiệp
- Nghiên cứu giải pháp để thúc đẩy học sinh lựa chọn đúng ngành nghề để học
và nghề nghiệp tương lai sau này.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nói về phạm vi không gian: thì đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại
trường THPT Trưng Vương.
Nói về phạm vi thời gian: 6 tháng (Từ 01/05/2021 đến 01/11/2021)
Nói về phạm vi nội dung: đề tài hướng tới nội dung cơ bản như sau nhận
thức của học sinh về định hướng giá trị nghề nghiệp, xu hướng lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh THPT Trưng Vương nói riêng, những yếu tố ảnh hưởng đến
việc định hướng nghề nghiệp của các bạn học sinh.
Nói về quy mô nghiên cứu: Tất cả học sinh khối lớp 11 và 12.
7. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này áp dụng phương pháp thu thập số liệu bằng cách thu
thập, tổng hợp từ các nguồn tài liệu, tư liệu như thống kê, từ việc phỏng vấn các
bạn học sinh khối lớp 11, 12 tại trường Trưng Vương.
Áp dụng phương pháp phân tích số liệu từ những mẫu đơn, thông tin từ các
bạn, sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu về nhận thức, thái độ, kỹ
năng và quan niệm về chọn ngành nghề cho các bạn học sinh để chuẩn bị hành
trang vào ngưỡng cửa đại học.
Áp dụng phương pháp luận thông qua những thông tin khảo sát từ học sinh
xác định được khó khăn về mặt tâm lý của học sinh tại trường THPT Trưng
Vương trong định hướng giá trị nghề nghiệp trong công tác đào tạo nghề. Tâm

4
lý của mỗi cá nhân học sinh đều khác nhau, đa dạng và phức tạp, khi nảy sinh
khó khăn về mặt tâm lý về lựa chọn nghề, có thể bị chi phối nhiều đến tâm lý
trong việc định hướng nghề nghiệp từ gia đình, bạn bè, nhà trường hay từ bản
thân. Tổng hợp những khó khăn của các bạn học sinh và đưa ra giải pháp khắc
phục.
Áp dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu nhận các thông tin
đáp ứng yêu cầu đề tài.
Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện ở mỗi cá nhân học
sinh nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi.

You might also like