You are on page 1of 7

BÀI TẬP TUẦN 5

Họ tên: Trần Thị Diễm Ngân

MSSV: 17004112

Đề bài

Xác định nội dung cho các yếu tố sau:

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Các phương pháp nghiên cứu
Bài làm

Tên đề tài: “ Đề xuất giải pháp thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc
gia tại trường cao đẳng nghề Vĩnh Long năm 2022 ”

1.Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới, tạo ra
nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Thế mạnh nhân công giá rẻ cùng các nguồn lực sản
xuất khác như đất đai, cơ sở hạ tầng với chi phí thấp không còn phù hợp trong bối cảnh
toàn cầu hóa và bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng đã bước vào một giai đoạn phát triển
mới. Đây là thời điểm sống còn để Việt Nam đổi mới, tăng năng suất lao động. Nếu Việt
Nam không chớp được thời cơ này sẽ bị tụt hậu. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, để thực
hiện được mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, chúng ta phải tìm ra động
lực mới. Và động lực chính vẫn xác định con người là nhân tố trung tâm. Đây cũng chính
là khâu đột phá mà Đại hội XI và Đại hội XII đã xác định là tập trung đào tạo để có được
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ chính nguồn nhân lực chất lượng cao này, chúng ta
mới có thể tạo ra bước phát triển mạnh hơn nữa.

Hơn thế nữa những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ
năng nghề luôn được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực
về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo.Tuy nhiên, về quy mô,
cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu hướng tự
động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập
quốc tế. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề
nghiệp, nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú
trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh
mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN; bảo đảm người học có kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ... thích ứng
với yêu cầu của thị trường lao động.

Nắm bắt được tình hình đó, tôi đề ra giải pháp thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại trường cao đẳng nghề Vĩnh Long năm 2022 để nhằm đáp
ứng đúng mục đích của nhà nước trong việc đào tào và phát triển nhân lực, nguồn lao
động một cách tối ưu nhất.: K phân tích được: Tính cấp bách, LS, mới; tính TT k có MC!
k đề cập gì đến trường CĐN VL

2.Mục đích nghiên cứu: k đề cập gì đến trường CĐN VL

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển
kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao chất lượng và khả năng dịch chuyển nguồn nhân lực
thanh niên Việt Nam trên thị trường lao động hiện nay.

Từ phía cá nhân lao động (phía cung), thanh niên phải có năng lực chung, bao
gồm yếu tố về sức khỏe (thể lực), về trình độ học vấn (trí lực), đạo đức, lối sống… (tâm
lực); năng lực/kỹ năng về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ “kỹ năng cứng”; năng lực/ kỹ
năng về vốn xã hội, ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc theo nhóm… “kỹ năng mềm”.

Từ phía điều tiết khách quan của thị trường lao động (phía cầu): Nhu cầu lao động
thanh niên về năng lực/kỹ năng nghề nghiệp của người sử dụng lao động; từ phía can
thiệp, điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước (Nhà nước cần có các chính sách phù hợp với thị
trường lao động, tạo cơ sở pháp lý, cơ sở xã hội cung cấp dịch vụ việc làm và dịch vụ xã
hội, đáp ứng nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động).

3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

-Các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại trường cao đẳng nghề
Vĩnh Long.

-Không gian nghiên cứu các lớp huấn luyện đào tạo kỹ năng nghề tại
trường cao đẳng nghề Vĩnh Long.

Đối tượng nghiên cứu

-Tình hình tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại
trường cao đẳng nghề Vĩnh Long.

- Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được ban hành so với tiêu chuẩn kỹ
năng nghề khu vực ASEAN và quốc tế.

-Chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia của sinh viên so với
thị trường lao động hiện nay.
4.Giả thuyết nghiên cứu

Theo cấu trúc mối quan hệ nhân quả,tôi đề ra những giả thuyết nghiên cứu như
sau:

- Việc đề xuất giải pháp thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc
gia có thể góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia
trong tình hình mới.

- Việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, có tay nghề cao có thể gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm và triệu tập nhân tài để tham gia thi và thực hiện đánh giá.

- Quá trình huấn luyện,đào tạo sinh viên chuẩn bị kiến thức tham gia kỳ thi cấp
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thể phát hiện đúng kỹ năng của sinh viên.

- Nâng cao đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có thể góp phần đẩy mạnh hợp tác
quốc tế.

- Kế hoạch nghiên cứu về việc đề ra giải pháp thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thể được triển khai sớm tại trường cao đẳng nghề Vĩnh
Long nói riêng và các trường thuộc cơ sở đào tạo của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã
Hội nói chung.

5.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận vào việc đề ra giải pháp
thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại trường cao đẳng nghề
Vĩnh Long.

-Tìm hiểu thực trạng về vấn đề sinh viên tốt nghiệp có năng lực cũng như kỹ năng
nghề nghiệp trong đời sống hiện nay.
-Thúc đẩy việc nâng cao tay nghề , kỹ năng lao động cho sinh viên trong thời đại
phát triển công nghệ 4.0.

-Đề xuất giải pháp cụ thể trong việc đào tạo sinh viên nâng cao năng lực, kỹ năng
nghề nghiệp trong quá trình huấn luyện.

-Đề ra các yếu tố chủ chốt trong việc tìm kiếm nhân lực để phát triển kỹ năng thi
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

-Áp dụng các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc tổ chức thi cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia một cách hợp lý nhất.

6.Phạm vi nghiên cứu

Trong các nhiệm vụ nghiên cứu vừa được đề ra ở mục trên thì nhiệm vụ chủ yếu
nhất chính là việc đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc đào tạo sinh viên nâng cao năng
lực, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình huấn luyện.Trong các đối tượng nghiên cứu
thuộc đề tài này thì đối tượng phạm vi môi trường chung quanh quá trình đào tạo và huấn
luyện là chủ yếu nhất.Bởi vì khi thúc đẩy việc tổ chức thi cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia thì chúng ta cần phải hướng đến chất lượng hơn là số lượng.Để đảm bảo cho
sinh viên có thể thỏa mãn được các yêu cầu từ tổ chức lao động mà hiện tại đang cần.
Mục tiêu đề ra là phải nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ
năng nghề quốc gia và hướng sinh viên theo tiêu chuẩn chất lượng lao động hiện nay.

Từ đây,chúng ta có thể xác định được phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

+Không gian các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghề.

+Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề ASEAN và quốc tế.

+Các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thúc đẩy tổ chức kỳ thi cấp
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
+Các kỹ năng của sinh viên trong quá trình thi kỹ năng nghề quốc gia.

+Thời gian tổ chức thi cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia từ năm 2021-2022

+Thời gian ôn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo để tham gia thi cấp
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

7.Các phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thực nghiệm là chủ đạo.

Bên cạnh đó còn có các phương pháp hỗ trợ như sau:

-Phương pháp giả thuyết.

-Phương pháp điều tra.

You might also like