You are on page 1of 6

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG


KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT XÃ HỘI NHÂN VĂN



MÔN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM
NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÓA 43 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG NĂM 2021

Giáo viên hướng dẫn : Phan Hoàng Mau


Sinh viên: Huỳnh Thị Thúy Anh
MSSV: 17005014
Lớp: ĐH CNTP 2017

Vĩnh Long – 2021


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghên cứu.........................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3

i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn
vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục
Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song
song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối
tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức, phương pháp
học tập mới mẻ. Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết
đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc
nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành công
tác xã hội, nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó
đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn
thành công. Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên
ngành công tác xã hội.
Hơn thế nữa, ngành công tác xã hội là một ngành cần sự năng động và các
kĩ năng mềm rất quan trọng, đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên đa
phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đều không thích
ứng kịp với cách học và làm việc nhóm vì môi trường học khác nhau hoàn toàn.
Hầu hết sinh viên chưa ý thức được về những lợi ích mà làm việc nhóm đem lại
chưa có ý thức tinh thần hợp tác cao trong khi làm việc tập thể, sinh viên còn lơ
là việc học tập, chưa có kĩ năng làm việc nhóm tốt. Bên cạnh đó một số khác,
tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong
công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm, chưa
phát huy hết được khả năng của từng cá nhân, hiệu quả công việc chưa cao. Vì
thế kỹ năng làm việc nhóm là hết sức cần thiết với sinh viên xã hội.
Không ai có thể tự nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó
có nghĩa không phải công việc nào, vấn đề nào chúng ta đều có thể tự mình giải
quyết hiệu quả. Tinh thần làm việc nhóm chiếm tỉ trọng cao, trong các năng lực
làm việc và được xếp ngang bằng với vai trò của năng lực chuyên ngành, khả
năng sáng tạo và đưa ra các sáng kiến.
Albert Einstein, người đã tạo ra bước đột phá về khoa học trên thế giới đã
khẳng định: “Cuộc sống của tôi và những thành tựu mà tôi đạt được nhờ sự đóng
góp của rất nhiều người. Do đó, tôi phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với
những gì họ đã làm cho tôi”
Vì vậy, làm việc nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều người nhằm
đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm
ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Nhóm không chỉ là môi
trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã

1
hội. Kỹ năng làm việc nhóm là môi trường tốt để có thể phát triển kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm. Nhất
là đối với sinh viên sắp ra trường, sẽ là điều kiện tốt cho công việc khi sinh viên
ra trường bước vào môi trường công sở.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh
viên, đặc biệt sinh viên ngành công tác xã hội là hết sức cần thiết. Cho nên tôi
chọn đề tài “Hiệu quả áp dụng phương pháp làm việc nhóm nâng cao kỹ năng
mềm cho sinh viên ngành công tác xã hội khóa 43 trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vĩnh Long” mong muốn cho các bạn sinh viên hiểu hơn về kỹ năng làm
việc nhóm quan trọng ra sao, thông qua đó tôi sẽ tìm hiểu thêm về những khó
khăn mà các bạn gặp phải trong quá trình làm việc nhóm và đưa ra một số biện
pháp giúp các bạn có thể thuận lợi hơn trong quá trình làm việc nhóm.Chưa đề
cập tính LS, mới! CHƯA PHÂN TÍCH RÕ TÍNH CẤP THIẾT
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên K43 trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long năm 2021 để đánh giá mức độ đạt được của
sinh viên, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng nhằm nâng cao kỹ năng mềm
nói chung và kỹ năng làm việc nhóm nói riêng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp làm việc nhóm nâng cao kỹ năng mềm
cho sinh viên ngành công tác xã hội khóa 43 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp năng cao kỹ năng mềm sinh viên ngành
Công tác xã hội khóa 43 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả có thể nâng cao kỹ
năng mềm cho sinh viên giúp sinh viên ....thì ...có thể phát triển kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm tạo
điều kiện tốt cho sinh viên sau khi ra trường.
5. Nhiệm vụ nghên cứu: Thiếu CSLL
- Khảo sát tình hình làm việc nhóm của sinh viên ngành Công tác xã hội khóa 43
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long năm 2021.
- Khảo sát hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên ngành Công tác xã hội khóa 43
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long năm 2021.

2
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc nhóm của sinh viên ngành
Công tác xã hội khóa 43 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long năm
2021.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên ngành
Công tác xã hội khóa 43 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long năm
2021.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2021 ( từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2021).
- Quy mô nghiên cứu: sinh viên ngành công tác xã hội khóa 43 trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu luận: Trên cơ sở các tìa liệu, các công trình nghiên
cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng
hợp và khái quát hóa.
- Phương pháp phỏng vấn: nhằm thăm dò trực tiếp tiến trình làm việc nhóm từ
nhiều người khác nhau để thấy rõ những vấn đề mà sinh viên hay mắc phải trong
quá trình làm việc là như thế nào.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi lập những câu hỏi trắc nghiệm sát thực
trong làm việc nhóm, những khó khăn, thuận lợi tồn tại trong làm việc theo
nhóm của sinh viên.
- Phương pháp quan sát khoa học: tham gia vào các buổi hoạt động nhóm trong
lớp học, các hoạt động trong trường như vui chơi, học tập ngoại khóa.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Đỗ Hải Hoàn, Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm, Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông bộ môn Phát triển kỹ năng.
2. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng ( 1998) Tâm lý học lứa
tuổi và Tâm lý học sư phạm, Mxb Giáo dục, Hà Nội.

3
4

You might also like