You are on page 1of 41

Khảo sát về yếu tố tác động đến hành

vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên


tại các trường đại học

Thành viên nhóm :


PHAN THỊ YẾN OANH
ĐỖ THỊ LINH CHI
LÊ THỊ KIM NGÂN
ĐỖ THỊ TRƯỜNG AN
LÊ THI DOÃN CÚC
PHẠM MỸ CẢNH
DƯƠNG THẾ VŨ
LÊ TRỌNG HIẾU
NGÔ MINH ĐẠT

1
Phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................3
I. Lí do nghiên cứu đề tài:...................................................................................3
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài:......................................................................4
III. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................5
1. Tính cấp thiết chung của đề tài:....................................................................5
2. Tầm quan trọng và lợi ích to lớn của các mạng xã hội:................................5
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................6
V. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................7
I Lịch sử về đề tài nghiên cứu:...........................................................................7
1. Những nghiên cứu trên thế giới....................................................................7
2. Những nghiên cứu trong nước......................................................................8
II Khái niệm và đặc trưng của mạng xã hội:.......................................................9
1. Khái niệm về mạng xã hội............................................................................9
2. Đặc Trưng của mạng xã hội..........................................................................9
III Các loại mạng xã hội:...................................................................................9
1. Facebook.......................................................................................................9
2. Instagram.....................................................................................................10
3. YouTube.....................................................................................................11
4. Tiktok..........................................................................................................11
5. Gmail...........................................................................................................12
6. Zalo.............................................................................................................13
IV Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên:..........................................14
1. Ảnh hưởng tích cực.....................................................................................14
2. Ảnh hưởng tiêu cực.....................................................................................15
V Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên..................................................17
1. Biểu hiện qua thời gian sử dụng mạng xã hội.............................................18

2
2. Biểu hiện qua nội dung chia sẻ trên mạng xã hội.......................................18
3. Biểu hiện qua hành vi đăng tải các nội dung trên mạng xã hội..................18
4. Biểu hiện qua bấm nút “like”......................................................................19
VI . Các yếu tố tác động (biến độc lập):..........................................................19
1. Tính dễ sử dụng:.........................................................................................19
2. Tiện ích:......................................................................................................20
3. Môi trường xã hội:......................................................................................20
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................22
I. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS..............................................................22
1. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha:..............................................................22
2. Phân tích nhân tố EFA...............................................................................25
II. Chạy mô hình hồi quy và kiểm định bằng phần mềm Eviews.......................28
1. Mô hình hồi quy..........................................................................................28
2. Kiểm định....................................................................................................32
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................38
I. Đánh giá chung..............................................................................................38
II. Kết luận..........................................................................................................38

3
Phần mở đầu
I. Lí do nghiên cứu đề tài:
Trong những năm gần đây, MXH đã trở thành món ăn tinh thần không thể
thiều của giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên. Giống như việc viết các trang blog
hay nhật ký trước đây thì MXH đang thực sự tạo nên một trào lưu, cuốn theo một
số lượng khổng lồ người tham gia. Với nguồn thông tin phong phú, người dùng
MXH dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả và
vượt qua trở ngại về không gian và thời gian. Và MXH thực sự đã và đang ảnh
hưởng đến đời sống của những người trẻ rất nhiều.
 Ảnh hưởng tích cực
Những mặt tiện ích mà MXH đem lại cho sinh viên như sử dụng trong học
tập, giao lưu với bạn bè các trường và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, những thành
viên này liên kết với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan
tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới gặp nhau ngoài
đời, và nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện
trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày lễ tết, giúp
đỡ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, nhiều
nhóm chia sẻ sở thích, du lịch kết hơp với việc làm từ thiện ở các vùng cao biên
giới, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, trên MXH còn xuất hiện nhiều nhóm tìm về
các giá trị văn hóa cổ xưa như đồ sách cũ, chưa tác giả nhà văn còn dùng MXH
đưa đến người đọc những tác phẩm của mình thông qua sự tương tác với bạn đọc
đên giúp hoàn chỉnh tác phẩm của mình. MXH còn giúp tuyên truyền về Biển- Đảo
Việt Nam thông qua nhiều MXH để đến với các bạn trẻ. Đây thực sự là những tác
động tốt mà MXH đem lại.
 Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực thì MXH cũng có nhiều bất cập
như MXH còn là nơi phát tán nhiều thông tin chưa chính xác “ nhảm” đến với
cộng đồng. Có nhiều bạn trẻ đến với MXH chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có
phong trào, sau lại thành thói quen, nhiều bạn mắc chứng bệnh “hội nghiện

4
Facebook” không có việc gì cũng vào MXH, đôi khi chỉ là để cập nhập những điều
không có ích.
Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên hiện nay xem MXH là niềm đam mê “ tìm
hiểu xã hội” nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu cực, ảnh
hưởng không ít đến thời gian cũng như học tập của sinh viên. Nhiều bạn sau khi sử
dụng MXH quay lại với bàn học vẫn còn lưu luyến và không thể tập trung. Chính
điều đó đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, việc dành
hàng tiếng đồng cắm cúi nhìn màn hình máy tính, điện thoại dẫn đến việc giảm thị
lực.
Nhiều bạn khi quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài
viết và nút “Like” khiến nhiều bạn ngày càng phụ thuộc vào MXH. Điều này khiến
cho nhiều người thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tán chuyện ngoài đời thực
ngày càng trở nên hiếm thấy, chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp trực tiếp (mặt
đối mặt) luôn mang đến cho mỗi người những biểu cảm, cảm xúc chân thật nhất.
Sử dụng MXH nhiều khiến nhiều bạn trẻ bỏ bê việc học, nguy cơ đau dạ dày
vì vừa ăn vừa xem hoặc ăn nhanh để tranh thủ vào MXH, nhiều bạn mất ngủ, lo âu
dẫn đến trầm cảm.
 Chúng em nghiên cứu đề tài này để hiểu hơn về cách các bạn sử dụng
mạng xã hội, nếu các bạn dùng sai cách sau khi nghiên cứu sẽ tìm ra phương pháp
để khắc phục, giúp các bạn có thể sử dụng mạng xã hội vào mục đích đúng đắn
hơn và có lợi ích đích thực mà nó mang lại.

II. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
 Tìm hiểu về mức độ tác động của mạng xã hội đối với sinh viên.
 Tìm hiểu về những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh
viên
 Đưa ra một số đề xuất nhằm định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng
mạng xã hội.

5
6
III. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1. Tính cấp thiết chung của đề tài:
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công
nghệ thông tin, Internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng, trong đó xuất
hiện ngày một nhiều các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có
nhiều cơ hội chia sẻ những thông tin của mình nhưng cũng là thách thức đối với
các cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động.
2. Tầm quan trọng và lợi ích to lớn của các mạng xã hội:
Trong hầu hết chúng ta thì các mạng xã hội như: Facebook, ZaLo, Youtbe,
Tiktok,… đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của
nhiều người đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ, mạng xã hội (MXH) lại càng có
một vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với con người.
Trong đó, mạng xã hội đã, đang và sẽ là một phần của đời sống xã hội ở một
bộ phận công chúng. Ngày nay khi mà công nghệ thông tin phát triển thì không ai
có thể phủ nhận lợi ích mà MXH mang lại đặc biệt là giới trẻ. Sự xuất hiện của
MXH với những tính năng, nguồn thông tin phong phú đa dạng, đã thật sự đi vào
đời sống của cư dân mạng, với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày
càng đông đảo của các thành viên, Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi
thói quen, tư du, lối sống, văn hóa của một bộ phận sinh viên (SV) hiện nay, vì đây
là nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học một cách nhanh
nhạy nhất đồng thời đây cũng là lực lượng chịu tác động của các phương tiện
thông tin truyền thông nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Ngoài những lợi ích mà MXH đem lại cho người dùng như thông tin nhanh, khối
lượng thông tin phong phú được cập nhật nhanh chóng, liên tục thì chúng ta còn
nhận thấy một khía cạnh quan trọng làm thay đổi đến hình thức giao tiếp giữa cá
nhân với cá nhân và cá nhân với nhóm, các quốc gia, dân tộc với nhau đó chính là
khả năng kết nối giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Đây chính là không
gian giao tiếp công cộng phi vật chất tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất
giữa con người với con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng
khắp chứ không bị giới hạn bởi chiều không gian. Lượng thông tin chia sẻ là hết
sức to lớn và vô cùng phong phú, đa dạng.
Giới trẻ và các MXH:
Số lượng người sử dụng MXH ngày càng đông đảo và tăng lên đặc biệt là
thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 16 – 24. Số lượng người sử
dụng mạng xã hội tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh, khoảng 17% số người
trưởng thành thường xuyên trao đổi qua mạng với những người không hề quen biết
và tỉ lệ này tăng tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của

7
khoa học kỹ thuật cùng với đời sống của người dân ngày một tăng lên thì việc tiếp
cận với những cái mới từ bên ngoài là điều không mấy khó khăn, đặc biệt nhất là
giới trẻ. Thông qua MXH sinh viên có thể dễ dàng truy cập MXH thông qua các
phương tiện khác nhau, như máy tính bảng, laptop đặc biệt với sự phát triển khoa
học 4.0 hiện nay thì qua điện thoại di động ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm
nào. Sự xuất hiện của MXH với những tính năng mới, với nguồn thông tin phong
phú và đa dạng đã đem lại cho công chúng nhiều sự trải nghiệm đầy thú vị tạo điều
kiện cho con người giao tiếp mà còn là nơi để quảng cáo, mua bán, trao đổi, kết
bạn, tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ. Vì vậy ở một khía cạnh nào đó mạng xã
hội đã đem lại nhiều lợi ích góp phần giúp sinh viên giảm tress sau những ngày
học tập và làm việc căng thẳng.
Mối lo ngại kèm theo sự phát triển MXH:
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực kể trên cũng còn nhiều hệ lụy mà mạng
xã hội mang lại như mất thời gian nhất là đối với SV làm xao nhãng việc học, sống
khép kín, sa đà vào "cuộc sống ảo" trên mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thực tế
đang diễn ra, nhiều bạn trẻ tìm bạn đời trên mạng tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng
bắt cóc. Họ cập nhật trạng thái cá nhân liên tục, đăng những câu nói, hình ảnh gây
sốc để câu tương tác để được nổi tiếng… Câu hỏi đặt ra là “Tại sao họ lại có hành
vi ứng xử như vậy, đâu là nguyên nhân, họ có nhận thức được vấn đề không?”. Vì
vậy nghiên cứu thái độ và nhận thức của sinh viên dưới góc độ Tâm lý học để có
được những giải pháp tối ưu nhất đang là vấn đề cấp bách của Nhà nước và những
người làm công tác giáo dục hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
quyết định chọn đề tài "Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở TP HCM " làm đề tài nghiên cứu. Những
nghiên cứu trên thế giới trong những năm trở lại đây, Mạng xã hội nói chung và
Internet nói riêng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của con người. Nắm được thực tế đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi
cũng như MXH.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


 Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội của
sinh viên các trường đại học.
 Phạm vi nghiên cứu: 299 sinh viên của các trường đại học tại TPHCM.
 Thời gian: Cuối tháng 4 – Đầu tháng 5 năm 2021.

V. Phương pháp nghiên cứu:


 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
 Phương pháp đối chiếu so sánh.
 Phương pháp tổng hợp, hệ thống.

8
Phần nội dung
I Lịch sử về đề tài nghiên cứu:
1. Những nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm trở lại đây, MXH nói chung đã và đang trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nắm được thực tế đó, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về hành vi cũng như MXH.
Việc sử dụng mạng xã hội ở một số nước châu Âu: Khảo sát ở các quốc gia
Pháp, Đức, Ý, La Mã, Tây Ban Nha, cho thấ 95% ngườ được khảo sát có sử dụng
MXH, chiếm một tỉ lệ lớn.
- Khảo sát về những người không sử dụng MXH, có các lí do như:
Hiếm sử dụng Internet (đặc biệt chiếm tỉ lệ cao với đối tượng dưới 18 tuổi);
không có hứng thú và thời gian, không muốn tiết lộ cuộc sống của bản thân,
không muốn theo trào lưu, cho rằng những mối quan hệ trên MXH đều là
giả, thấy rằng việc sử dụng không hữu ích, sợ MXH là những lí do được đưa
ra nhiều nhất của những người trong độ tuổi 21-26.
- Prof.Dr.BhireEfe (2012) với tác phẩm “Thái độ của sinh viên Đại
học đối với sử dụng MXH” ở Thổ Nhĩ Kì cho thấy phần lớn sinh viên cảm
thấy vui khi sử dụng MXH và họ dành khá nhiều thời gian trong 1 ngày để
sử dụng MXH, việc sử dụng MXH để giải trí, giao tiếp, học tập với họ khá
dễ dàng.
- Tại Ấn Độ với bài viết: Nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về mạng xã
hội – trung tâm nghiên cứu về việc sử dụng MXH Ấn Độ đã tìm hiểu về
nhận thức MXH và hành vi vi sử dụng. Qua bài viết, tác giả nhận ra được
những kẽ hở của MXH từ đó có thể khai thác được mặt tích cực và tiêu cực
của MXH để có thể đề xuất những vấn đề cải tiến thích hợp.
Có thể thấy rằng, các vấn đề liên quan đến Internet, trong đó mạng xã hội
là một trong những vấn đề đực tâm lý học hiện đại quan tâm nghiên cứu dưới góc
độ hành vi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa cụ thể hóa về các hành vi sử
dụng đối với sinh viên, còn trên bình diện lý thuyết. Đặc biệt khi lý giải về các
hành vi của con người khi sử dụng và đặc biệt là những ảnh hưởng của hành vi sử
dụng MXH đối với hoạt động cá nhân, cũng như đối với xã hội chưa được xã hội

9
quan tâm nhiều. Rõ ràng, đây là những thách thức mới mà Tâm lí học hiện đại
quan tâm giải quyết.
2. Những nghiên cứu trong nước
Việt Nam hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin Việt
Nam, giúp cho xã hội đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. MXH ngày càng
được mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng, sự cập nhật thông tin và hình
thức giải trí trên mạng ngày càng phong phú và đa dạng. Việc sử dụng MXH tại
Việt Nam bắt đầu từ nhũng năm 2010-2012, từ đó, việc tìm hiểu và sử dụng mạng
xã hội trở thành sự quan tâm của báo chí, các nhà nghiên cứu về văn hóa và Tâm lý
học.
Bài viết “Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người – một
thách thức mớ cho tâm lý học hiện đại” của tác giả Đào Lê Hòa An đã chỉ ra việc
sử dụng mạng xã hội hiện nay là một tất yếu, khi mà với sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ và Internet nà, sự tiếp cận với Facebook trở nên dễ dàng và sức hút
ngày càng lớn với những gì nó hấp dẫn giới trẻ và những lợi ích của nó mạng lại,
… Tuy nhiên, việc lạm dụng MXH đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác hại
khôn lường. Đây cũng là định hướng của nhóm nghiên cứu khi thực hiện đề tài,
nghiên cứu việc sử dụng Facebook dưới góc độ tâm lý học để có những cái nhìn
tổng quan hơn về hoạt động sử dụng MXH.
Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng sư phạm
Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái chung
quá trình về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường. Qua nghiên cứu đề tài
đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay đóng vai trò to lớn trong đời sống của
mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và học tập của sinh viên.
 Tóm lại, vấn đề hành vi sử dụng MXH đã được các nhà khoa học trong
và ngoài nước tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, trong đó đề cập đến định nghĩa
hành vi, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, giới tính đến hành vi của cá nhân
đối với MXH. Đồng thời các tác giả cũng đề cập đến những tác động tích cực, tiêu
cực của MXH đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên việc nghiên cứu hành vi sử dụng
MXH trong xã hội cũng như đối với thanh niên chưa đươc đề cập rộng rãi và cụ
thể mới chỉ xem xét các mức độ biểu hiện qua nhận thức bên trong cũng như tính
năng của MXH, khi xem xét các biểu hiện bên ngoài của sinh viên đặc biệt đối với
sinh viên của một trường Đại học ở một địa phương đang phát triển như Học viện
Công nghệ Bưu chính viễn thông chưa được xem xét một cách chi tiết cụ thể.

10
II Khái niệm và đặc trưng của mạng xã hội:
1. Khái niệm về mạng xã hội
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây
dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề
nghiệp,… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực.
Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có thể
truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính bảng, laptop, điện
thoại di động,...
2. Đặc Trưng của mạng xã hội
Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều hình mô hình khác nhau nhưng nhìn
chung, mạng xã hội đều có những điểm chung sau:
+ Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet.
+ Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ.
+ Mỗi người dùng trên mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng.
+ Mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ
chức khác thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.

III Các loại mạng xã hội:


1. Facebook
Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay với 2,45 tỷ người dùng
hàng tháng (năm 2019). Đây chính là nơi lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp quảng
cáo, truyền thông để hướng tới người dùng khi mà hiện nay có hơn 80 triệu doanh
nghiệp đang hoạt động trên nền tảng này.
Khi sử dụng mạng xã hội Facebook, bạn có thể kết bạn với những bạn bè
theo rất nhiều mối quan hệ khác nhau như sở thích, nơi sống, nơi làm việc hay
trường học, bạn của bạn bè… Bên cạnh đó Facebook là nơi để mọi người cập nhật
hồ sơ cá nhân, chia sẻ những mối quan tâm, cảm xúc của bản thân đi kèm với
những định dạng đa dạng như trạng thái, hình ảnh, video, stories, live stream và
các tính năng mới liên tục được cập nhật và thông báo cho bạn bè biết về chúng.

11
2. Instagram
Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple iOS,
Android và Windows Phone, cho phép người dùng có thể tải ảnh hoặc video lên và
chia sẻ ảnh hoặc video với những người theo dõi hoặc nhóm bạn bè chọn lọc. Họ

cũng có thể xem, bình luận và thích bài viết mà bạn bè mình chia sẻ trên
Instagram.
Vào năm 2010, Instagram đã ra đời và trở thành một mạng xã hội phát triển
đầy tiềm năng. Đến năm 2012, Facebook mua lại mạng xã hội này, nhờ đó mà
Instagram cũng đạt mức tăng trưởng kỷ lục, là một trong những công cụ đắc lực hỗ
trợ giúp việc truyền thông tiếp thị đạt hiệu quả cao.

12
3. YouTube
Sau khi Facebook ra đời gần một năm, thì Youtube chính thức ra đời và
tham gia vào cuộc đua mạng xã hội. Theo số liệu thống kê Youtube có khoảng 1,9
tỷ người trên 91 quốc gia , và hiện tại Youtube tích hợp 80 ngôn ngữ trên toàn thế
giới.
 Sự đa dạng video với nhiều chủ đề khác nhau, ở đó mọi người có thể tìm
kiếm vấn đề mình muốn một cách dễ dàng.
 Bạn có thể kiếm tiền khi đăng tải video của mình.
 Nơi bạn có thể tìm thấy được đam mê thông qua video của mọi người.
 Youtube kết nối được với nhiều nền tảng khác nhau chỉ cần kết nối Internet
là mọi thứ nằm ở trong tầm tay của bạn.
 Dịch vụ quảng cáo trên youtube cũng phát triển không kém, điều này mang
lại lợi nhuận và đưa thông tin đến gần người dùng hơn.

4. Tiktok
Cách thức hoạt động của mạng xã hội này khá đơn giản, hầu hết là đăng tải
và chia sẻ nội dung dưới dạng video có thời lượng ngắn khoảng vài giây tới 15
giây. TikTok cho phép người dùng xem và tạo các clip nhạc, quay các clip ngắn và
chỉnh sửa chúng với các bộ lọc độc đáo và các hiệu ứng đặc biệt vào các clip.

13
Ngày nay, Tik Tok là ứng dụng có độ phủ rộng khắp toàn cầu, là một trong
các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam và Thế giới có tốc độ phát triển bậc nhất trên
thế giới, với cộng đồng video âm nhạc khổng lồ. TikTok báo cáo có 800 triệu
người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. TikTok đang được chào đón
nhiệt tình, đặc biệt là các nước châu Á như: Campuchia, Nhật Bản, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngày nay, TikTok thậm chí còn phổ biến hơn
Twitter, Snapchat và Reddit – các nền tảng mạng xã hội lâu đời và phổ biến trên
thế giới.
5. Gmail
Đừng ngạc nhiên vì Gmail nằm trong danh sách này. Đáp ứng đúng tiêu chí
về mạng xã hội, Gmail giúp kết nối tất cả mọi người lại với nhau bằng một phương
pháp nhanh chóng và quy trình làm việc chuyên nghiệp của cộng đồng tham gia.
Một số cá nhân thậm chí cho rằng sẽ không chuyên nghiệp nếu công ty nào đó
không sử dụng Gmail như phương tiện liên lạc chính của họ.
Không những là phương tiện trao đổi thông tin, Gmail còn là công cụ mà
người dùng sử dụng để quản lý tài liệu hay những thứ quan trọng trên mạng
Internet. Mặc dù hiện tại khi thiết kế website người ta đã tạo ra một email theo tên
miền riêng nhưng gmail vẫn được ưa thích sử dụng.

14
6. Zalo
Nếu nói đến ứng dụng nhắn tin, gọi điện miến phí phổ biến tại Việt Nam tôi
sẽ nói luôn đến Zalo. Zalo là một ứng dụng thuần Việt, không chỉ là app trên điện
thoại, Zalo nay đã có thể nhúng vào các mã nguồn web như một công cụ hỗ trợ
trực tuyến cho các công ty trên nền tảng website.
Mạng xã hội Zalo - Ứng dụng nhắn tin được người Việt ưa chuộng nhất.

Cũng đáng để tự hào khi tại Việt Nam chúng ta có một ứng dụng liên lạc rất
thuận tiện, đơn giản và đa năng khi người dùng có thể bán hàng trên Zalo (tương tự
Facebook). Một số đánh giá cho rằng, bán hàng trên Zalo hướng đến đối tượng
chính xác hơn nhờ thông qua số điện thoại người quen. Hơn nữa, Zalo cũng đang

15
trong bước đầu thử nghiệp ứng dụng thanh toán trực tuyến có tên là Zalopay, hỗ
trợ người dùng bán hàng hiệu quả hơn bằng mã QR code.

IV Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên:


1. Ảnh hưởng tích cực
Ngày nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đang
thay đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã
tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự
quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại –
nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của Internet, trong đó có các trang mạng xã
hội.
Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó
trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thông qua mạng
xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự
quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh thực
hiện những hành động có ý nghĩa tích cực như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân
những ngày lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành
mạnh; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao
biên giới hẻo lánh…
Không chỉ vậy, rất nhiều sinh viên từ các trường đại học khác nhau trên mọi
miền tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng anh hoặc các môn
học chuyên ngành. Đây là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả
học tập, chia sẻ kiến thức và tài liệu.
Cụ thể như sau:
a) Giới thiệu bản thân mình với mọi người: chúng ta có thể giới thiệu tính
cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta
tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân.
b) Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc
người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và
giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm
giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau
về nhiều mặt.
c) Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông
tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp
chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm
16
rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình
hơn nữa.
d) Kinh doanh: bán và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì
thế mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng. Bạn cũng có thể
dùng nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm
kiếm được những khách hàng tiềm năng.
e) Bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong
cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm
thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi
khi trở nên khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy
nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.
f) Mang đến lợi ích về sức khoẻ: giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình
lão hoá, nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los
Angeles cho thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ
càng được rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó
phát triển thêm. Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng Internet nhiều có
thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho
người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
 Giảm tương tác giữa mọi người
Bạn quá chú ý đến các thiết bị điện tử và dành ít thời gian, sự quan tâm đối
với những người hiện diện trong cuộc sống thực của mình. Điều này làm họ rất bực
bội. Cuối cùng những người xung quanh thậm chí sẽ không muốn đi chơi với bạn
nữa.

 Tăng cảm giác muốn gây sự chú ý


Đăng những trạng thái mơ hồ, khó hiểu trên Facebook để thu hút sự chú ý
của người khác đang trở thành một thói quen gây khó chịu của những người sử
dụng mạng xã hội. Cuộc chiến cạnh tranh lượt like và thông báo sẽ không có hồi
kết.

 Xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống


Thật dễ dàng để có thể tóm tắt những gì đang xảy ra trên mạng xã hội, mọi
người sẽ dần xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống. Thay vì cố gắng để
hiện thực hóa ước mơ bằng cách trở thành một người thực sự tài năng, giỏi giang
thì giới trẻ có xu hướng phấn đấu trở thành ngôi sao trên Internet.

17
 Có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Theo các nghiên cứu gần đây, những người thường xuyên sử dụng mạng xã
hội thường có cảm xúc tiêu cực nhiều hơn, bao gồm cả trầm cảm. Sử dụng mạng
xã hội đặc biệt có hại với những người tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Nếu bạn bắt
đầu cảm thấy buồn bã, bi quan, nên ngừng sử dụng mạng xã hội một thời gian.

 Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo
Lướt các trang mạng xã hội sẽ làm tê liệt tâm trí của con người, tương tự
như xem truyền hình một cách vô thức. Nếu bạn đã lên kế hoạch làm việc hôm nay
thì hãy tắt những ứng dụng mạng xã hội.

 Sự xuất hiện thuật ngữ những “anh hùng bàn phím”


Mọi người cảm thấy quá thoải mái trên mạng xã hội và bắt đầu nói những
điều họ thường không nói trong cuộc sống thực. Nếu bạn không thường xuyên nói
tục, chửi thề, chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với điều này trên mạng xã hội. Nếu
bạn thường xuyên nói những điều như vậy, hãy dừng lại ngay. Bạn không vô danh
trên mạng xã hội như bạn nghĩ đâu. Với sự xuất hiện của các “anh hùng bàn phím”
trên mạng xã hội, mọi người đang trở nên thô lỗ hơn bình thường.
 
 Thường so sánh bạn với những người khác trên mạng sẽ làm bạn tổn
thương
Với sự giúp sức của công nghệ, hình ảnh cũng như hành động hiển thị trên
Facebook có thể khác xa với cuộc sống đời thực của người đó. Sau một thời gian,
có thể bạn sẽ nghĩ rằng những người quen trên Facebook đẹp và tốt hơn bạn, điều
này tạo ra một khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả mọi người trên
mạng xã hội cũng chỉ là con người như bạn.

 Mất ngủ
Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử làm ảnh hưởng đến tâm trí và khiến
bạn mất ngủ. Ngủ đủ giấc mỗi đêm ngày càng trở nên khó khăn.

 Thiếu sự riêng tư
Các trang mạng xã hội vẫn đang âm thầm lưu lại (và bán) thông tin cá nhân
của bạn. Cả cơ quan tình báo Mỹ cũng đang dính vào vụ lùm xùm liên quan đến
việc cho phép chính phủ truy cập vào những dữ liệu cá nhân bao gồm email, các
cuộc gọi Skype… Điều này rõ ràng cho thấy rằng sự bảo mật và riêng tư trên
Internet đang bị xâm hại. 

18
V Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên
 Hành vi sử dụng MXH của sinh viên được biểu hiện thông qua các hành vi
cụ thể nó phản ánh nhận thức, thái độ cũng như động cơ ý chí của sinh viên. Trong
giới hạn của đề tài luận văn, chỉ quan tâm đến những hành vi biểu hiện ra bên
ngoài thông qua các hành động cụ thể trong những hoàn cảnh khác nhau.
 Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những hành vi được biểu hiện qua
các hành động bên ngoài như nội dung đăng tải trên MXH..., thông qua những
hành vi để có ứng xử phù hợp với chuẩn mực mà bộ thông tin đã quy định đối đối
với người sử dụng mạng xã hội. Để có những ứng xử phù hợp giữa sinh viên với
chính bản thân mình và giữa sinh viên với người khác, với những người xung
quanh.
Với cách đặt vấn đề như trên, khái niệm được xác định rõ: Hành vi sử dụng
MXH của sinh viên là cách ứng xử của con người với những phương tiện nhằm đạt
được mục đích của chỉ thê và con người và hành vi này phải được thể hiện qua bên
ngoài của cá nhân.
Như chúng ta biết, hành vi là một quá trình lâu dài và quá trình này chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố nhất định, trong đó có các yếu tố chủ quan (bên trong chủ
thể: nhận thức, thái độ, đặc điểm tâm lý - xã hội cá nhân,…) và yếu tố khách quan
(bên ngoài chủ thể: môi trường, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội,…). Như vậy
Hành vi sử dụng MXH nói chung cũng như hành vi sử dụng MXH nói riêng của
sinh viên được hình thành từ hiệu ứng tích hợp của hành vi cá nhân và tác động
của các yếu tố bên ngoài cá nhân.
Trên quan điểm tiếp cận hoạt động – nhân cách và ý thức có thể xác định và
phân loại một số hành vi. Hành vi sử dụng MXH của sinh viên được biểu hiện qua
các hành động bên ngoài và thể hiện trong những tình huống nhất định, thông qua
hàng loạt các thao tác mà chủ thể tác động với thế giới bên ngoài. Việc sử dụng
các hành động đó như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân, hành động
đó có thể chỉ là những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày và có thể đó chỉ là
những hành vi nhất thời của cá nhân.
 Y: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như kết quả thăm dò ý kiến sơ bộ của các
chuyên gia, chúng tôi tập trung làm rõ những khia cạnh sau khi sử dụng MXH đó
là:

19
1. Biểu hiện qua thời gian sử dụng mạng xã hội
Có thể nói rằng thời gian sử dụng MXH của sinh viên phụ thuộc rất nhiều
vào thời gian sinh hoạt tại gia đình và nhà trường. Sinh viên đại học được độc lập
hơn về cuộc sống và học tập do đó thời lượng truy cập MXH nhiều hơn so với lứa
tuổi học sinh cũng như những người đi làm. Cùng với sự phát triển của công nghệ
và các loại hình giải trí, tin tức đã thi hút được sự quan tâm lớn của giới trẻ vào
việc truy cập MXH do vậy trong những năm gần đây số lượng sinh viên truy cập
MXH một cách thường xuyên tăng lên mạnh mẽ. Đây thực sự là một thị trường
khá mới mẻ và rộng lớn để các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có thể khai
thác kinh doanh.
Trong thực tế số lượng bạn bè trên MXH đông đảo lên đến 500 bạn thậm
chí còn nhiều hơn thế nữa. Vì vậy mà lượng thời gian sinh viên dành cho MXH là
tương đối nhiều. Trong khi đó, một nghiên cứu được dẫn từ Psychology Today đã
chỉ ra số lượng bạn bè lý tưởng trên Facebook là khoảng hơn 300 người - con số
này đủ để người dùng không cảm thấy cô đơn hay quá lệ thuộc vào người khác.
2. Biểu hiện qua nội dung chia sẻ trên mạng xã hội
Cũng giống như các biểu hiện của hành vi khác. Hành vi sử dụng MXH
của sinh viên rất đa dạng thể hiện nhiều chiều trong cuộc sống, vì vậy mà các nội
dung chia sẻ trên mạng xã hội rất đa dạng và phong phú, thể hiện nhiều chiều khác
nhau và tạo sự quan tâm của nhiều người, nhiều sinh viên. Với những đặc điểm cá
nhân và các đặc điểm của hoạt động chủ đạo của mình mà sinh viên sẽ quan tâm
đến những nội dung gì?
Từ đó tác động đến hành vi chia sẻ các nội dung trên MXH. Tuy nhiên
trong quá trình sử dụng MXH không phải sinh viên nào cũng ý thức được hành vi
của mình mà nhiều sinh viên sử dụng MXH hoàn toàn theo trào lưu. Vậy sinh viên
thường chia sẻ những nội dung gì trên MXH, vì sao họ lại chia sẻ các thông tin đó.
3. Biểu hiện qua hành vi đăng tải các nội dung trên mạng xã hội
Hiện nay khi công nghệ phát triển thì việc giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh
viên thường hay đăng tải những nội dung liên quan đến cá nhân lên các trang
MXH là điều hết sức bình thường. Việc đăng tải các nội dung liên quan đến cá
nhân giúp mọi người ở xa có thể cập nhật thông tin của nhau sau bao ngày xa cách
không gặp. MXH là công cụ hữu dụng để tra cứu thông tin cũng như giải trí cao,
thể hiện quan điểm cá nhân.
Với ứng dụng đặc biệt của MXH dễ dàng đăng tải thông tin của mình lên
MXH đơn giản chỉ là những bức ảnh tự “sướng” hay những “món ăn ngon” cũng
trở thành nội dung đăng tải trên các trang MXH và nhận được nhiều “like” của mọi
20
người. Bên cạnh những mặt tích cực thì MXH còn là nơi mà nhiều sinh viên lợi
dụng MXH còn đăng những bức ảnh “ sexy” để khoe thân hay những phát ngôn
gây sốc để thu hút sự chú ý của bạn bè xung quanh mình. Việc đăng tải nội dung
hay hình ảnh cũng như thông tin lên mạng nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào
tính cách của mỗi sinh viên.
4. Biểu hiện qua bấm nút “like”
Nút “Like” như chính tên gọi của nó, đây là một cách để người sử dụng đưa
ra những phản hồi của mình có thể là đồng ý hay không đồng ý nhằm kết nối
những điềumà bạn quan tâm.
Mặc dù nút “like” chính thức mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng
được các bạn trẻ yêu thích và sử dụng rất nhiều. Theo như mô tả của MXH thì nó
như một cách để “đưa ra phản hồi tích cực và kết nói những điều bạn quan tâm”.
Người dùng có thể bày tỏ thái độ đồng tình với bất kì nội dung nào được đăng tải
trên MXH. Tuy nhiên sau một thời gian ra đời, like còn mang nhiều ý nghĩa nữa
không đơn thuần chỉ là việc “thích” hay “không thích” mà nó còn là “tôi đã đọc”,
“tôi đã hiểu” và “tôi tin như bạn”. Và trong mỗi trường hợp”like” lại mang một
thông điệp mà người dùng muốn nói.
Vậy những nội dung nào sinh viên thường “like”? dường như “like” đã trở
thành một biểu tượng quen thuộc của giới trẻ nói chung cũng như sinh viên nói
riêng, đây được xem là một phương tiện giao tiếp mới trong một xã hội phát triển
như hiện nay. Thế giới ảo – sinh viên không cần giao tiếp trực tiếp, không cần sử
dụng lời nói, chỉ cân một hành động nhấn “like” thông qua các biểu tượng là đã
biết được. Nếu hành vi này thường xuyên diễn ra, kéo dài sẽ ảnh hưởng nhất định
đến tâm lý sinh viên hiện nay, ảnh hưởng đến các hoạt động sống và học tập của
họ.

VI. Các yếu tố tác động (biến độc lập):


1. Tính dễ sử dụng:
Đứng đầu trên thể giới hiện nay là sự phát triển của công nghệ, chính vì vậy,
mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn theo hướng hiện đại hóa và dễ sử dụng
hơn đặc biệt là các trang mạng xã hội phục vụ cho giới trẻ nhằm thu hút được
nhiều lượng người dùng hơn.
Ngoài ra, các công ty sản xuất ra các trang mạng xã hội đang chạy đua với
nhau về mảng nâng cấp ứng dụng để đáp ứng nhu cầu dễ dàng truy cập, sử dụng
các trang mạng xã hội của khách hàng (người dùng).

21
 X1 (+) : Tính dễ sử dụng của mạng xã hội.
2. Tiện ích:
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh
nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Đó cũng là phương tiện truyền
thông, kinh doanh rất hiệu quả. 
Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho
những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ
trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc
căng thẳng.
 X2 (+): Tiện ích của mạng xã hội.
3. Môi trường xã hội:
Mỗi sinh viên là một thành viên của cộng đồng, tùy thuộc vào đặc điểm, tính
cách của từng cá nhân sẽ bị tác động đến việc thể hiện hành vi khác nhau. Các bạn
sinh viên đến từ những nơi khác nhau, vùng miền khác nhau, có sở thích khác nhau
khi cùng chung sống tại TPHCM thì lại muốn kết nối với nhiều bạn bè hơn để giao
lưu, trò chuyện. Vì vậy, mạng xã hội ra đời và phát triển được xem là một nơi cso
tính cộng đồng cao để giúp mọi người kết nối với nhau.
 X3 (-): Tác động của môi trường khi sử dụng mạng xã hội.

 Từ cơ sở lý thuyết trên , nhóm xin đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Dễ sử dụng

Hành vi sử dụng mạng xã


Tiện ích hội của sinh viên
(Y)

Môi trường xã hội

22
 Xác định dấu kỳ vọng của biến:

BIẾN PHỤ THUỘC


Tên biến Diễn giải Dấu kỳ vọng Giả thiết
Hành vi sử dụng
Y mạng xã hội của
sinh viên.

BIẾN ĐỘC LẬP


Các trang mạng xã hội
Tính dễ sử dụng càng dễ sử dụng càng có
X1 +
của mạng xã hội. nhiều người dùng mạng
xã hội.
Mạng xã hội càng có
Tiện ích của mạng nhiều tiện ích thì càng có
X2 +
xã hội. nhiều người sử dụng
mạng xã hội.
Khi tác động môi trường
Tác động của môi
tiêu cực càng nhiều thì
X3 trường khi sử dụng _
càng ít người sử dụng
mạng xã hội.
mạng xã hội.

 Mô hình hồi quy mẫu:


Y^ = ^
β0 + β^1 X 1 + ^
β2 X2− ^
β3 X 3

23
Phần kết quả nghiên cứu
I. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
1. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha:
Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem  nếu đưa các biến quan sát
nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp
không. Hair et al (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:

 < 0.6. Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi trường
nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó)
 0.6 – 07: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới
 0.7 – 0.8: Chấp nhận được
 0.8 – 0.95: tốt
 >= 0.95:  Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát
có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan
sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến
trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một
biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp
vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh
giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương
quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.

Biến phụ thuộc – Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,749 4
 Bảng này cho biết:
+ Có 4 biến quan sát được đưa vào kiểm định (N of Items)
+ Giá trị Cronbach Alpha của thang đo là 0.749
 Thang đo chấp nhận được

24
.
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
HV1 10,18 5,182 ,506 ,714
HV2 10,54 5,149 ,626 ,649
HV3 10,79 5,435 ,511 ,709
HV4 10,75 5,012 ,543 ,693

Bảng Item-Total Statistics:

 Trong bảng Item-Total Statistics có hai giá trị cần quan tâm, đó là
Corrected Item – Total Correlation và Cronbach’s Alpha If Item Deleted.
 Nếu giá trị Corrected Item – Total Correlation <0.3 thì biến đó sẽ bị loại
đi hoặc nếu Cronbach’s Alpha If Item Deleted có giá trị vượt quá
Cronbach’s Alpha thì biến đó cũng sẽ bị loại.
Như vậy, kết quả trong hình cho thấy độ tin cậy của nhân tố HV là an toàn.

Biến độc lập

Dễ sử dụng:

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,842 4

Item-Total Statistics
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
DSD1 11,42 5,299 ,695 ,793
DSD2 11,47 5,304 ,654 ,810

25
DSD3 11,43 5,347 ,665 ,805
DSD4 11,12 5,207 ,694 ,793

Tiện ích:

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,748 4

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
TI1 11,06 5,019 ,474 ,728
TI2 10,70 4,574 ,653 ,626
TI3 10,50 4,848 ,576 ,671
TI4 10,97 5,110 ,475 ,726

Tác động của môi trường xã hội:

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,674 4

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
MTXH 10,83 4,929 ,395 ,646
1
MTXH 10,47 4,324 ,561 ,534
2
MTXH 10,88 4,720 ,434 ,621
3

26
MTXH 10,28 4,899 ,435 ,620
4

2. Phân tích nhân tố EFA


Biến dộc lập
Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO > 0.5
(Garson, 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ
liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
 Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy
(KMO)=0,891.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.891 > 0.5, điều này
chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 1388,21 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000< 0.05,
lúc này bác bỏ giả thuyết H 0. Các biến quan sát không có tương quan với nhau
trong tổng thể.
Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng
nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích
nhân tố.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of ,891
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 1388,21
Sphericity Square 8
df 66
Sig. ,000

27
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy 12 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 3 nhóm.
Giá trị tổng phương sai trích = 62,162% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng
3 nhân tố này giải thích 62,162% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 5 có
Eigenvalues thấp nhất là 1,003> 1
Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax:
Total Variance Explained
C Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
o
m
p
o
n
e
n
t Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 5,085 42,374 42,374 5,085 42,374 42,374 3,492 29,103 29,103
2 1,371 11,425 53,800 1,371 11,425 53,800 1,990 16,584 45,687
3 1,003 8,362 62,162 1,003 8,362 62,162 1,977 16,475 62,162
4 ,814 6,787 68,949
5 ,698 5,814 74,763
6 ,616 5,133 79,897
7 ,553 4,610 84,507
8 ,488 4,064 88,571
9 ,418 3,484 92,055
1 ,338 2,814 94,869
0
1 ,333 2,777 97,646
1
1 ,282 2,354 100,000
2

28
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3
DSD2 ,802
DSD4 ,777
DSD1 ,769
DSD3 ,708
MTXH4 ,668
TI3 ,581
TI1 ,852
TI2 ,626
TI4 ,610
MTXH1 ,776
MTXH2 ,723
MTXH3 ,655
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 4 iterations.

Biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of ,746
Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi- 271,988
Sphericity Square
df 6
Sig. ,000
Total Variance Explained
Compone Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
nt Loadings

29
% of Cumulative % of Cumulative
Total Variance % Total Variance %
1 2,298 57,439 57,439 2,298 57,439 57,439
2 ,699 17,468 74,907
3 ,561 14,019 88,926
4 ,443 11,074 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

II. Chạy mô hình hồi quy và kiểm định bằng phần mềm Eviews
1. Mô hình hồi quy
a) Mô hình hồi quy mẫu và ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Bảng 1: Mô hình hồi quy bội


 Từ kết quả của Eviews ta thu được hồi quy mẫu như sau:
Y = 1.096355 + 0.333603*X1 + 0.328879*X2 – 0.006523*X3

30
 Ý nghĩa của các hệ số trong mô hình:
 ^
β 0=1.096355 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hành vi sử dụng

mạng xã hội của sinh viên là 1.096355.


 ^
β 1=0.333603 : Khi tính dễ sử dụng tăng lên thì hành vi sử dụng mạng xã hội

của sinh viên ngày càng tăng lên (tăng 0.33603) [Với điều kiện các đại lượng khác
không đổi].
 ^
β 2=0.328879 Khi càng có nhiều tiện ích thì hành vi sử dụng mạng xã hội của

sinh viên ngày càng tang (tăng 0.328879) [Với điều kiện các đại lượng khác không
đổi].
 ^
β 3=−0.006523 Khi các yếu tố môi trường tác động tiêu cực càng nhiều thì

hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên càng giảm (giảm 0.006523) [Với điều
kiện các đại lượng khác không đổi].
 R2=0. 355442: Các biến độc lập giải thích được 35,442% sự biến động về
hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

b) Kiểm định các hệ số hồi quy


 Kiểm định β 1:
 H0: β1 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X1 và Y.
 H1: β1 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X1 và Y.
Theo kết quả bảng hồi quy Bảng 1 ta có: Prob = 0.0000 < 0.05  Bác bỏ H0.
 Vậy với mức ý nghĩa α = 5% biến Y phụ thuộc vào X1.
 Kiểm định β2:
 H0: β2 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa X2 và Y.
 H1: β2 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X2 và Y.
Theo kết quả bảng hồi quy Bảng 1 ta có: Prob = 0.0000 < 0.05  Bác bỏ H0.
 Vậy với mức ý nghĩa α = 5% biến Y phụ thuộc vào X2.
 Kiểm định β3:

31
 H0: β3 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa X3 và Y.
 H1: β3 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X3 và Y.
Theo kết quả bảng hồi quy Bảng 1 ta có: Prob = 0.9116 > 0.05  Chấp nhận H0.
 Vậy với mức ý nghĩa α = 5% biến Y không phụ thuộc vào X3.
 Biến X3 là biến không cần thiết trong mô hình và loại biến ra khỏi mô hình.
Ta sẽ dùng kiểm định WALD để kiểm định lại:

H 0: Biến X 3 là không cần thiết trong mô hình.

H 1:: Biến X 3 cần thiết trong mô hình.

F(α ,k−m , n−k) = F(0,05 ,1 ,296) = 3,920

F qs < F(α ,k−m , n−k) = 3,920

 Chấp nhận H 0
 Biến X 3 không cần thiết trong mô hình.

32
c) Mô hình hồi quy mới và ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Sau khi loại bỏ biến X3 ta chạy mô hình hồi quy mới gồm các biến X1, X2

Bảng 2: Mô hình hồi quy bội mới


 Từ kết quả của Eview (Bảng 2), ta có mô hình hồi quy mẫu như sau:
Y = 1.086678 + 0.331984*X1 + 0.326862*X2
 Ý nghĩa của các hệ số trong mô hình:
 ^
β 0=1.086678 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hành vi sử

dụng mạng xã hội của sinh viên là 1.086678.


 ^
β 1=0.331984 : Khi tính dễ sử dụng tăng lên thì hành vi sử dụng mạng

xã hội của sinh viên ngày càng tăng lên (tăng 0.331984) [Với điều
kiện các đại lượng khác không đổi].
 ^
β 2=0.326862 Khi càng có nhiều tiện ích thì hành vi sử dụng mạng xã

hội của sinh viên ngày càng tăng (tăng 0.326862) [Với điều kiện
các đại lượng khác không đổi].

33
 R2=0. 355415: Các biến độc lập giải thích được 35,415 % sự biến
động về hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

d) Kiểm định các hệ số hồi quy mới


 Kiểm định β 1:
 H0: β1 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X1 và Y.
 H1: β1 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X1 và Y.
Theo kết quả bảng hồi quy Bảng 1 ta có: Prob = 0.0000 < 0.05  Bác bỏ H0.
 Vậy với mức ý nghĩa α = 5% biến Y phụ thuộc vào X1.
 Kiểm định β3:
 H0: β3 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa X3 và Y.
 H1: β3 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến X3 và Y.
Theo kết quả bảng hồi quy Bảng 1 ta có: Prob = 0.0075 < 0.05  Bác bỏ H0.
 Vậy với mức ý nghĩa α = 5% biến Y phụ thuộc vào X2.

2. Kiểm định
a) Kiểm định đa cộng tuyến
Cách phát hiện đa cộng tuyến: ta sử dụng hàm hồi quy phụ:
R 2 (n−k ) 0,355415.(299−3)
F qs = 2 =( = 81,60495
(1−R )(k −1) 1−0,355415 ) .(3−1)

F(α ,k−1 , n−k) = F(0,05 ,2 , 296) = 3,072

F qs > F (0,05 ,2 , 296 )

 Bác bỏ H0
 Vậy nghi ngờ mô hình có đa cộng tuyến.

34
Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến
- Chạy mô hình hồi quy phụ X1 theo X2

-
Bảng 4: Mô hình hồi quy phụ X 1 theo X 2
Mô hình hồi quy phụ:

X1= 1.326567 + 0.683088*X2


 Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định đa cộng tuyến:
1 1
VIF = 2 =
1−0.418616
= 1.72003358 < 2
1−R

35
 Kết luận: Mô hình không xảy ra đa cộng tuyến.
 Để chắc chắn, nhóm kiểm định lại các chỉ số VIF của tất cả các biến độc lập
trên Eview 10:

Bảng 5: Kiểm định chỉ số VIF


 Nhận xét: Tất cả chỉ số VIF của X1, X2 < 2
 Kết luận: Mô hình không xảy ra đa cộng tuyến.

36
b) Kiểm định phương sai sai số thay đổi – Kiểm định White

Bảng 6: kiểm định White


 Giả thiết:
 H0: Obs*R-Square > X2α (k −1)(Phương sai sai số của mô hình không
đổi).
 H1: Obs*R-Square < X2α (k −1) (Phương sai sai số thay đổi).
Dựa vào kết quả bảng 6 ta thấy: Obs*R-Square = 28.16785
X 2α (k−1 ) = X20.05(5) = 11,1

37
Ta có: Obs*R-Square > X 2α (k−1 )
 Bác bỏ H0
Với mức ý nghĩa 5%, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

c) Kiểm định tương quan Durbin – Watson


₋ Dùng kiểm định Durbin-Watson, dựa vào bảng 2 (Mô hình hồi quy mới)
Ta thấy d=1.9329521<d <3
 Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

38
d) Kiểm định sự bỏ sót biến giải thích trong mô hình
 Sử dụng kiểm định Reset của Ramsey

Bảng 7: kiểm định bỏ sót biến Reset của Ramsey

39
 Giả thuyết:
 H 0: mô hình không bỏ sót biến.
 H1 : mô hình bỏ sót biến.
Ta thấy: Prob (F-statistic) = 0.9317 > α = 0,05  Bác bỏ H1 chấp nhận H0.
 Mô hình không bỏ sót biến.

Phần kết luận


I. Đánh giá chung
 Dựa vào kết quả của nghiên cứu, kết luận mô hình nghiên cứu:
- Mô hình nghiên cứu phù hợp với các biến độc lập (X1, X2)
- Không có hiện tượng đa cộng tuyến
- Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
- Không có hiện tượng tự tương quan
- Không bỏ sót biến quan trọng
 Các mặt hạn chế:
- Mức độ khảo sát còn hạn chế về qui mô nên chưa phản ánh chính xác kết
quả về các yếu tố tác động tới hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên tại
TPHCM.
- Do đây là mô hình đề xuất, nhóm chưa tìm được công trình nghiên cứu trước
đó từ mô hình này, nên mô hình còn yếu. Tuy nhiên, xét về mặt số liệu, nó vẫn có
giá trị.

II. Kết luận


Qua khảo sát và phân tích số liệu cho thấy rằng kết quả về hành vi sử dụng
mạng xã hội cảu sinh viên tại TPHCM phụ thuộc vào các yếu tố sau:

40
- Tính dễ sử dụng của mạng xã hội X1(+): Các trang mạng xã hội càng dễ sử
dụng càng có nhiều người dùng mạng xã hội.
- Tiện ích của mạng xã hội X2(+): Mạng xã hội càng có nhiều tiện ích thì
càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội.

41

You might also like